Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.11 MB, 124 trang )

VIỆN KHOA HỌC XÃ ỈĨỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỬU m > : : NAM Ấ

C Ộ N G Đ Ò N G AN NINH ASEAN (ASC):

NỘI DUNG, L ộ TRÌNH, TRIỀN VỌNG VÀ TÁC ĐỘNG
Tếuộc Chương trình cấp Bộ
‘■'Cộng đồng ÀSEAN: Cơ Sừ hình thành, triền vọng và phảíi ứv.ự
chính sách cửa các m rớc trong khu vực”

Các ihàĩĩh viên tham gia chính: PGS.TSKH. Trần Khảnh (chi*.
NCV. Nguyễn Huy Hồng
POS.TS. Nguyễn Ho&ĩiĩ* Gỉr'p
TS. Luận Thùỵ Dương
T S M L Trần Hiệp
TS. Bùi Trường G.íang

BẢ N ội, 0&2003


VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á

Để tái nhánh

CỘNG ĐỔNG AN NINH ASEAN (ASC):
NỘI DUNG, LỘ TRÌNH, TRIỂN v ọ n g v à t á c đ ộ n g
Thuộc Chương trình cấp Bộ
“Cộng đồng ASEAN: Cơ sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính
sách của các nước trong khu vực”


Các thành viên tham gia chính: PGS. TSKH. Trần Khánh (chủ nhiộm)
NCV. Nguyễn Huy Hồng
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Giáp
TS. Luận Thuỳ Dương
TSKH. Trần Hiệp
TS. Bùi Trường Giang

f ' Ỉ

H l í

vir.-tỉ

' J lí—
T

HÀ NỘI, 06-2008
1


'


MỤC LỤC
Trang
Mục lục.............................................................................................................

2

Bảng các từ viết tắt.........................................................................................


4

Lời nói đầu............................................................................................ ..........

9

Chương I. C ơ s ở HÌNH THÀNH CỘNG ĐỔNG AN NINH
A SE A N (A SC )...............................................................................................

16

1. Cơ sở lý luận ................................................................................

16

1.1.

Các luận thuyết hay lôgíc về hợp tác an ninh.......................

1.2.

Khái niệm và những diều kiện cấu thành cộng đồng an
ninh...............................................................................................

16

19

2. Quan niệm và cách tiếp cận của ASEAN về an ninh và hợp

tác an ninh....................................................................................
2.1.

2.2.

24

Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá truyền thống đến quan niệm
của các nước ASEAN về an ninh và hợp tác an ninh......

24

Cách tiếp cận của các nước ASEAN về an ninh toàn diện....

27

3. Cơ sở thực tiễ n ................................................................................
3.1.

Thực tiễn lịch sử và bối cảnh quốc t ế của hình thành ASC...

3.2.

Nền tảng tư tưởng và cơ sỏ chính trị-pháp lý của sự hình

34
34

thành ASC..................................................................................


37

3.3.

Thực tiễn của hợp tác chính trị, an ninh...............................

41

3.4.

N ỗ lực mới của Inđônexia trong hình thành ASC................

43

Chương II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG c ơ BẢN, PHƯƠNG THỨC

rHựC HIỆN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CỘNG ĐỒNG AN NINH
\S E A N ............................................................................................................

46

1. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASC.............................

46

1.1.

46

Mục tiêu........................................................................................


2


1.2.

Nguyên tắc hoạt dộng..................................................................

50

2. Định hướng nội dung và phương thức xây dựng ASC.............

55

2.1.

Hợp tác và phát triển chính trị....................................................

55

2.2.

Xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử..............................

58

2.3.

Ngăn ngừa xung đột.....................................................................


61

2.4.

Giải quyết xung đột......................................................................

64

2.5.

Kiến tạo hoà bình sau xung đột................................................

67

3. Cơ chế triển khai thực hiện A SC ................................................

68

4. Triển vọng ASC...............................................................................

71

4.1.

Tiến độ triển khai K ế hoạch hành động ASCvà những kết quả
ban đầu.........................................................................................

71

4.2.


Cơ hội và thách thức....................................................................

80

4.3.

Triển vọng....................................................................................

88

Chương m . TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CỘNG
ĐỔNG AN NINH ASEAN VÀ s ự9 THAM GIA CỦA VIỆT
NAM..
t

96

1. Tác động của ASC đối với khu vực và Việt Nam..................

96

1.1.

Đối với khu vực............................................................. .......

96

1.2.


Dối với Việt Nam..........................................................

99

2 . Định hướng chính sách và tham gia của Việt nam trong tiến

trình xây dựng ASC.......................................................................
2.1.

Sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác chính trị, an ninh
của ASEAN12 năm qua...............................................

2.2.

102

102

Mục tiêu, phương hướng và đề xuất tham giacủa Việt Nam
trong những năm sắp tới............................................................

107

Kết luận.........................................................................................................

116

Tài liệu tham khảo.....................................................................................

120


3


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

ABAC (ASEAN Business Advisory Council)
Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN
ACD (Asia Cooperation Dialogue)
Diễn đàn đối thoại hợp tác châu Á
ADMM (ASEAN Deỷence Misnisterial Meeting)
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
AEC (ASEAN Economic Community)
Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTA (ASEAN Free Trade Area)
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AIPO (ASEAN Inter- Parliamentary Organization)
Tổ chức liên nghị viện ASEAN
AMBDC (ASEAN Mekong Basin Development Cooperatỉon)
Hợp tác ASEAN phát triển tiểu vùng Mê công
AMM (ASEAN Ministerial Meeting)
Hội nghị Bộ trưởng Ngoạỉ gỉao ASEAN
AMMTC (ASEAN Minỉsterỉal Meeting on Transnational Crimes)
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phòng chống tội phạm xuyên
quốc gia
APA (ASEAN People ’s Assembly)
Hội đổng Nhân dân ASEAN
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation)
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương
ARF (ASEAN Regional Forum)

Diễn đàn khu vực ASEAN
ARJCC (ASEAN-Russian Joint Cooperation Committee
Ưỷ ban hợp tác chung ASEAN - Nga
ASA ịAssociation of Southeast Asia)
Hiệp hội Đông Nam ASEAN
ASC (ASEAN Security Community)

4


Cộng đồng an ninh ASEAN
ASC (ASEAN Standing Committee)
ưỷ ban thường trực ASEAN
ASCC (ASEAN Socio-Culíural Community)
Cộng đồng văn hóa- xã hội ASEAN
ASCPoA (ASEAN Security Community Plan of Action)
Chương trình hành động Cộng đồng an ninh ASEAN
ASEAN (Association of Southeast Asian Naỉions)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN Charter
Hiến chương ASEAN
ASEAN - ISIS (ASEAN Institutes oỷStrategic International Studies)
Viện nghiên cứu chiến lược quốc tẽ của các nước ASEAN
ASEAN+3 (ASEAN Plus Three)
Hợp tác ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
ASEAN +1 (ASEAN Plus One)
Hợp tác ASEAN và từng bên
ASEAN MIE (Muỉtilateral Intelligence Exchange)
Diễn đàn trao đổi tình báo đa phương
ASEANAPOL (ASEAN Chiefs oỷPoíice)

Người đứng đầu các cơ quan cảnh sát các nước ASEAN
ASEM (Asia- Europe Meeting)
Hội nghị Á- Âu
ASO (Annual Security Outlook)
Sách trắng tình hình an ninh hàng năm
AƯN (ASEAN University Network)
Mạng lưới các trường đại học ASEAN
MIMP-EAGA (Brunei Darussalam-Indonesia-Maỉaỵsia-Philippines-East
ASEAN Growth Area)
Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN Brunei, Indonesia,
Malaysia và Philippines
BIMSTEC
(Brunei-Ịndonesia-Malaysỉa-Singapore-Thailand
Cooperation)
5

Economic


Hợp tác Tiểu vùng kinh tế Brunei, Indonesia, Maỉaysia,
Singapore và Thái Lan
CAFTA (China-ASEAN Free Trade Area)
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
CBMs (Confidence-Building Measures)
Các biện pháp tạo dựng lòng tin
CSCA (Conference on Security and Cooperation in Asian)
Hội nghị an ninh và hợp tác ở châu Á
CSCE (Conference on Security and Cooperation in Europe)
Hội nghị an ninh và hợp tác ở châu Âu
DOC (Declaration on the Conduct of Parties)

Tuyên bô về cách ứng xử của các bên ở biển Đông
DSM (Dispute Settlement Mechanism)
Cơ chế giải quyết tranh chấp
EAC (Exprert of Ad-hoc Committee)
u ỷ ban các chuyên gia tư vấn của Hội đồng tối cao Hiệp ước
TAC
EAFTA (East Asian Free Trade Area)
Khu vực mậu dịch tự do Đông Á
EAS (East Asia Summit)
Hội nghị cấp cao Đông Á
EASG (East Asia Study Group)
Nhóm nghiên cứu Đông Á
EC (European Community)
Cộng đồng châu Âu
EPG (Emini ent Person Group)
Nhóm các nhân vật kiệt xuất
E li (European Union)
Liên minh châu Âu
FEALAC (Forumfor East Asia and Lơtin America Cooperation)
Diễn đàn hợp #"C Đông Á- Mỹ Latinh
FPDA (Five Powers Defence Agreement)

6


Thỏa thuận quốc phòng 5 quốc gia Malaysia, Singapore với
Anh, Australia và New Zealand
HPA (Hanoỉ Paln of Action)
Chương trình hành động Hà Nội
IAEA (International Atomic Energy Agency)

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tẽ
IAI (ỉniùative for ASEAN ỉntegration)
Sáng kiến Hội nhập ASEAN
IDCF (IA1 Development Cooperation Forum)
Diễn đàn hợp tác phát triển IAI
IMC (Informal Meeting on Cambodia)
Cuộc họp không chính thức về vấn đề Campuchia
IMT-GT (Ỉndonesia-Malaysia-Thailand Growth Triangle)
Tam giác phát triển Indonesia, Malaysia, Thái Lan
ISG-CBMs ịlnter-sessional Support Group Meeting on Confidence-Buildỉng
Measures)
Cuộc họp nhóm giữa kỳ về các biện pháp tạo dựng lòng tin của
ARF
JCM (Joint Consultative Meeting)
Cuộc họp chung giữa các bộ trưởng ASEAN
JIM (Joint Inỷormal Meeung)
Cuộc họp không chính thức về vấn đề Campuchia
MAPHILINDO (Malaya, Philippines and Indonesia Confederation)
Hợp bang giữa Malaya, Philippines, Indonesia
MERCOSUR

Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ

NATO (North Atlantic Treaty Organization)
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NPT (Non-ProliferationTreaty)
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
NWS (Nuclear Weappn States)
Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân
OD A (Offỉcaỉ Deveỉopmet Assisstance)

Viện trợ phát triển chính thức

7


OSCE (Organizatỉon for Security and Cooperation in Europe)
Tổ chức An ninh và Hợp tác tại châu Âu
PD (Preventive Diplomacy)
Ngoại giao phòng ngừa
PMC (Post Miniterial Conferences)
Hội nghị sau Bộ trưởng Ngoại giao
SAARC (South Asian Association/orRegỉonal Cooperation)
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
SEANWFZ (Southeast Asia Nuclear Weapons Free Zone)
Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân
SEATO (Southeast Asia Treaty Organìiaúon)
Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á
SNG

Cộng đồng các quốc gia độc lập (thuộc Liên Xô trước đây)

SOM (Senior Offỉcỉals Meetỉng)
Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN
SOM TC (Senior Officiaỉs Meeting on Transnatỉonaỉ Crime)
Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về chống tội phạm
xuyên quốc gia
TAC (Treaty of Amity and Coopeation)
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á
UNDP (United Nations Development Program)
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

UNTAC (United Nations Transitional Authority ir. Cambodia)
Cơ quan quyền lực quá độ của Liên hiệp quốc tại Campuchỉa
VAP (Vientiane Action Programme)
Chương trình hành động Viêng Chăn
W MDs (Weapons oỷMass Destructỉon)
Các loại vũ Khí hủy diệt hàng loạt
WTO (W orldTrade Organization)
Tổ chức thương mại thếgiới
ZOPFAN (Zone of Peact Freedom and Neutrality)
Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập tại Đông Nam Á

s


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết, mục đích và ý nghĩa của đề tài
Trải qua chặng đường trên 40 năm xây dựng và phát triển, ASEAN đã
đạt được những thành công lớn, hoàn thành ý tưởng xây dựng một tổ chức hợp
tác khu vực với sự tham gia của 10 nước Đông Nam Á sống trong hoà bình và
ngày càng liên kết sâu rộng. Với dân số trên 570 triệu người, diện tích 4,5 triệu
km2, GDP trên 800 tỷ USD và giá trị thương mại khoảng 750 tỷ USD, ASEAN
hiện nay đã trở thành tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất trong số các
nước đang phát triển, đã khẳng định mình như một thực thể chính trị-kinh tế có
vai trò quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu
trong chính sách khu vực của các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn.
Hiện nay ASEAN đang ở thời điểm lịch sử chuyển giai đoạn quan trọng,
hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN vào nãm 2015; Cụ thể là đang triển
khai thực hiện đổng bộ 3 trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN là Cộng đồng
An ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đổng Văn hoá-xã hội, trong đó có việc
thiết lập các cơ chế hợp tác mới như tổ chức Hội nghị các Bộ trưởng Quốc

phòng ASEAN (5-2006), thông qua bản Hiến chương ASEAN và lập cơ chế
nhân quyền khu vực (11-2007), tập trung đẩy nhanh hội nhập 12 lĩnh vực ưu
tiên sau khi đã cơ bản hoàn thành CEPT/AFTA (2004), tăng cường hợp tác
chuyên ngành về giáo dục, đào tạo, y tế và môi trường v.v.
v ể quan hệ đối ngoại, ASEAN đã tạo dựng được quan hệ khá sâu rộng
với nhiều đối tác quan trọng và đạt dược thoả thuận với hầu hết các bên đối
thoại về khuôn khổ quan hệ đối tác chiên lược hoặc toàn diện. Các thoả thuận
đó đã và đang được triển khai ở mức độ khác nhau, kể cả đàm phán lập
FTA/EPA. ASEAN đang tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nhiểu cơ chế hợp
tác khu vực như ASEAN +1, ASEAN +3, EAS (Cấp cao Đông Á), ARF v.v.
Qua các mối quan hệ này, ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hộ trợ từ
bên ngoài, .nang lại nhiều lợi ích thiết thực phục vụ mục tiêu ổn định chính trị
và phát triển kinh tế của ASEAN.
9


Việc ASEAN đi đến thiết lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC)-một
trong 3 trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 là một quyết định
mang tính lịch sử, nhằm tạo ra một môi trường hoà bình và ổn định hơn ở khu
vực để các dân tộc Đông Nam Á có điều kiện tốt hơn phát triển và hội nhập
kinh tế, gần gũi và chia sẻ nhiều hơn các giá trị văn hoá, thực hiện mục tiêu
chung là biến ASEAN từ một Hiệp hội trở thành một tổt chức hợp tác liên
Chính phủ chặt chẽ với mức độ liên kết cao hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến
chương ASEAN. Đây là logíc của sự phát triển, nhằm thích ứng với sự thay đổi
nhanh chóng của môi trường quốc tế, thúc đẩy nhanh hơn sự liên kết nội k h ố i,
đáp úng nhu cầu trung hoà lợi ích của từng quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nước thành viên phát triển bển vững. Tuy nhiên, giai đoạn chuyển đổi
hiện nay đang có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, cản trở,
nhất là đối với xây dựng ASC. Hơn nữa, mô hình hướng tới của Cộng đổng
ASEAN nới chung, Cộng đồng An ninh nói riêng còn chưa được xác định rõ

v.v. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ sỏ hình thành, mục tiêu hướng tới, nội
dung cơ bản và cách thức thực hiện các định hướng đặt ra, tính khả thi và
triển vọng của ASC và tác động của nó đối với mục tiêu tổng thể chung là xây
dựng AC cũng như đối với khu vực và Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn cao. Việc làm này không chỉ góp phần tổng kết thực tiễn, mà quan trong
hơn là gợi ý chính sách, thúc đẩy tiến trình hội nhập tổng thể của khu vực.
Việt Nam đang bước sang giai đoạn mới trong quá trình chủ động hội
nhập khu VƯC và thế giới, nhất là sau khi gia nhập WTO và kết quả của hơn 12
năm tham gia hợp tác ASEAN. Nhằm góp phần tạo ra sự thống nhất cao trong
nhận thức cũng như hành động, nhất là trong việc chủ động đề ra sáng kiến
xây dựng ASC theo hướng có lợi cho mình nhất củng như đ ể xây dựng chiến
lược tổng thể tham gia của Việt Nam trong ASEAN đến năm 2015 íhì viộc
nghiên cứu vể triển vọng và tác động của Cộng đồng ASEAN nói chung, ASC
nói riêng còn có ý nghĩa lớn hơn đối với Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu và giới han của đề tài
a) Mục tiêu tổng thể:

ỈO


Nghiên cứu Đề tài nhánh “Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC): Nội
dung, lộ trình, triển vọng và tác động” trước hết là phục vụ cho Chương trình
cấp Bộ “ Cộng đổng ASEAN: Cơ sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính
sách của các nước trong khu vực” nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu
biét tổng thể của ASEAN, cung cấp những cứ liệu khoa học eho viộc xây dựng
phướng hướng và chính sách Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN đến 2015.
b) Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ cơ sở hình thành, nhân tố tác động đến xây đựng cộng đồng
An ninh ASEAN;
- Phân tích, đánh giá mục tiêu, nội dung cơ bản, phương thức thực hiện

và triển vọng của cộng đổng An ninh ASEAN;
- Đánh giá sự tác động của tiến trình xây dựng Cộng đồng An ninh
ASEAN và tham gia của Việt Nam (bao gồm cả việc đưa ra một số gợi ý chính
sách);
- Nâng cao hiểu biết sâu về ASEAN, nhất là về chính trị, an ninh.
c) Giới hạn của Đ ề tài
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề và xu hướng diễn ra
liên quan đến ASC kể từ khi ASEAN ký Tuyên bố Bali II (2003) đi đến quyết
định xây dựng Cộng đổng ASEAN nói chung, Cộng đổng An ninh nói riêng
cho đến 2015 khi cộng đồng này được hình thành. Tuy nhiên, để có thể đánh
giá toàn diện về sự tiến triển hợp tác chính trị, an ninh nội bộ ASEAN cũng
như sự tham gia của Việt Nam và triển vọng của chúng, chúng tôi có đề cập
đến cả thời gian trước 2003 và những yếu tố khác tác động đến quá trinh trên.
3. Tình hình nghiên cứu vấn đê
Nghiên cứu về sự hình thành Cộng đồng ASEAN nói chung, Cộng đổng
An ninh nói riêng được nhiều học giả và chính giới trong và ngoài nước quan
tâm. Số lượng các công trình, nhất là các bài viết và các hội thảo vể vấn đề đã
nêu răng nhanh trong một hai năm gần đây.

11


Trước hết là ở Việt Nam: Do nhu cầu hiểu biết sâu rộng vể ASEAN,
nhất là về hình thành AC cũng như đánh giá sự tác động của nó đối với khu
vực và Việt Nam và thích ứng chính sách khi tham gia vào quá trình này, nhiều
cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách của nước ta đã chủ động xem xét
các khía cạnh khác nhau của tiến trình hướng tới AC, trong đó có ASC. Trước
hết, cần kể tới công trình của Viộn Nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản năm
2006 là: “Liên kết ASEAN trong thập niên đẩu th ể kỷ XXI” do Phạm Đức
Thành chủ biên; "Những vấn đề chính trị, kinh t ế Đông Nam Á thập niên đầu

th ế kỳ XXI” do Trần Khánh chủ biên; “Việt Nam trong ASEAN-Nhìn lại và
hướng tớ i” do Phạm Đức Thành và Trần Khánh chủ biên. Trong các công trình
này, các tác giả đã khái quát các giai đoạn phát triển của ASEAN và sự tham
gia của Việt Nam, trong đó bước đầu đề cập đến cơ sở hình thành của AC nói
chung, ASC nói riêng. Tiếp đến là không ít bài viết về tiến trình này. Riêng về
sự hình thành ASC có các bài như "Hướng tới Cộng đồng An ninh ASEAN:
Triển vọng và vai trò của Việt N am ” của Luận Thuỳ Dương, (NCQHQT, số
62/2005); ấ,Cộng đồng An ninh ASEAN: Từ ý đồ tới hiện thực” của Nguyễn
Thu Mỹ (NCĐNA, số 4/2006); "Những thách thức đối với xây dựng Công
đồng An ninh ASEAN” của Trần Khánh (NCĐNA, số 7/2007) v.v. Các bài viết
này đã để cập các khía cạnh khác nhau của tiến trình ASC, trong đó bàn luận
khá nhiều về tính khả thi và vai trò của cộng đồng này.
Tiếp đến là các cuộc hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức tại Việt
Nam về ASEAN trong những năm gần đây, trong đó có: "Hợp tác chính trị, an
ninh ASEAN-Cộng đồng An ninh ASEAN” do Vụ ASEAN, Bộ Ngoại Giao tổ
chức (tháng 1/2005); "ASEAN: Bốn mươi năm nhìn lại và hướng tớ i” do
Trường Đại học KHXH &NV, ĐH QG Hà Nội tổ chức (tháng 7/2007); “Cộng
đồng ASEAN trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tổ chức
(8/2007) v.v. Các cuộc hội thảo này đã thu hút đông đảo các học giả, chính
giới trong và ngoài nước tham gia bàn luận về tính khả thi và tương lai của AC
nói chung, ASC nói riêng trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động,
phức tạp như hiện nay.

12


Ngoài ra còn có không ít các công trình nghiên cứu của các học giả, các
bộ ngành bàn về tương lai của AC, trong đó phải kể đến đề tài cấp cơ sở
“Cộng đồng An ninh ASEAN: Hiện trạng, Triển vọng và Sự tham gia của Việt
Nam " của Vụ ASEAN, Bộ Ngoại Giao (nghiệm thu năm 2006) và 'Việc xảy

dựng Hiêh chương ASEAN và sự tham gia của Việt N am ” của Vụ luật pháp và
điều ước quốc tế, Bộ Tư pháp (nghiệm thu năm 2005)

V .V ..

Trong hai công

trình này, nhất là của Vụ ASEAN đã khái quát về cơ sở hình thành, tiến độ
thực hiện và quá trình tham gia của Việt Nam trong ASC. Đây là nguồn tài
liệu tham khảo quý, nhất là cách tiếp cận trong việc đi sâu nghiên cứu, đánh
gia triển vọng cũng như gợi ý chính sách cho Việt Nam. Tuy nhiên, những nội
dung trong hai công trình trên chỉ dừng lại những sự kiện, kiến thức về ASC
đến cuối năm 2006. Trong khi đó năm 2007 trong ASEAN có nhiêu chuyển
động quan trọng, trong đó có việc ký bản Hiến chương ASEAN. Hơn nữa,
trong các công trình trên chưa phân tích nhiều về nội dung, phương thức thực
hiện ASC cũng như chưa làm rõ tính khả thi của cộng đồng này, đồng thời
cũng chưa sử dụng nhiều các vãn bản chính thức của ASEAN để phân tích,
đánh giá tình hình.
Ở nước ngoài, từ những năm đầu của thế kỷ XXI thế giới trở nên quan
tâm nhiều nhiều đến nghiên cứu sự hình thành và triển vọng của AC nói
chung, ASC nói riêng. Trước hết, là công trình "'Xây dựng cộng đồng An ninh ỏ
Đông Nam Á: ASEAN và vấn đề trật tự khu vực” (Constructing a Security
Community in Southeast Asia: ASEAN and the problem of regional order) của
Amitav Acharya (London and Nevv york, 2001). Đây là một trong những công
trình cơ bản cung cấp khung lý thuyết cho việc nghiên cứu Cộng đổng An ninh
ASEAN, nhất là vể cơ sở lý luận của sự hình thành các nội dung, quy tắc ứng
xử và xây dựng các thể chế/mô hình của ASC. Tiếp đến là có hàng loạt các
công ĩrình liên quan đến ASC được xuất bản như "Văn hoá ngoại giao và văn
hoá an ninh của ASEAN: Nguồn gốc, sự phát triển và triển vọng” (ASEAN ‘S
Diplomatic and Security Culture: Origins, Development and Prospects) của

Jurgen Haacke ((London and New york, 2003); “An ninh khu vực ở Đông
Nam Á: Phía sau cách thức ASEAN” (Regional Security in Southeast Asia:

13


Beyond the ASEAN Way) của Mely Caballero-Anthony (Singapore, ISEAS,
2005); "Đông Nam Ả trong sự tìm kiếm Cộng đồng ASEAN” (Southeast Asia
in Search of an ASEAN Community) của Rodolío c. Severino (Singapore,
ISEAS, 2007) v.v. Nhìn chung các công trình này đã phân tích khá sâu truyền
thống và cách thức hợp tác chính trị, an ninh trong ASEAN cũng như tác động
của chúng đến sự hình thành ASC. Đây là những tài liệu quý, không chỉ góp
phần cung cấp khung lý thuyết, cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề, mà quan
trong không kém là đưa ra những lý giải ban đầu về những cơ hội và thách
thức đối với sự hình thành ASC.
Nói tóm lại, cả trong và ngoài nước đang quan tâm nhiều đến nghiên
cứu tiến trình ASC. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện, có hệ thống về sự hình ĩhành, nội dung và lộ trình
thực hiện, tính khả thi và các kịch bản có thể diễn ra đối với ASC từ nay tới
2015. Hơn nữa, đòi hỏi của thực tiễn là ỉàm cách nào để nâng cao hiệu quả
tham gia của Viột Nam trong ASC và có một quyết sách thích ứng với quá
trình này không chỉ đến 2015 mà cả sau 2015 đang đặt ra. Vì vậy, việc nghiên
cứu "Cộng đồng ASEAN: Cơ sỏ hình thành, triển vọng và phản ứng chính
sách của các nước trong khu vực” nói chung, “Cộng đồng An ninh ASEAN
(ASC): Nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động” nói riêng có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn sâu sắc.
4. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu tham khảo
Đây là một vân đề của lịch sử chính trị và quan hệ quốc tế. Vì vậy
chúng tôi vận dụng cách tiếp cận hộ thống, phương pháp nghiên cứu liên
ngành của khoa học xã hội và nhân văn như lịch sử, quan hộ quốc tế, chính trị

học v.v. Phương pháp biên chứng Mác-xít là nền tảng lý luận cho nghiên cứu
vấn đề đặt ra. Lý luận về chính trị và quan hệ quốc tế, trong đó có thuyết về
toàn cầu hoá, khu vực hoá, nhà nước và chính trị v.v. luôn là cơ sờ lý thuyết
± 0 nghiên cứu công trình này.

Tài liệu cho nghiên cứu cổng trình này trước hết là các Văn bản chính
thức của ASEAN, nhất là các Văn kiộn liên quan đến ASC như TAC, Tuyên bố

14


Hoà hợp ASEAN II, ASC POA, VAP và Hiến chương ASEAN. Tiếp đến là các
công trình của các học giả trong và ngoài nước, các ý kiến thu lượm được qua
các Hội thảo trong nước và quốc tế, các cuộc trao đổi, tiếp xúc khác nhau.
5. Bỏ cục của công trình
Công trình ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm có 3
chương:
Chương I bàn về “Cơ sở hình thành Cộng đồng An ninh ASEAN
(A SC )”, trong đó phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, bao gồm các luận
thuyết, nội hàm và đặc điểm của một Cộng đồng An ninh, quan niệm và cách
tiếp cận của ASEAN về cộng đồng này; Về bối cảnh lịch sử, nền tảng tư tưởng
và cơ sở chính trị-pháp lý của sự hình thành ASC, kinh nghiệm 40 năm hợp tác
chính trị-an ninh trong ASEAN v.v.
Chương II dành để phân tích “Mục tiêu, nội dung cơ bản, phương
thức thực hiện và triển vọng của Cộng đồng An ninh A SE A N ”, bao gồm
làm rõ các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động, định hướng nội dung, cơ chế
thực hiện và triển vọng xây dựng ASC. Điểm nổi bạt trong chương này tập
trung phân tích những cơ hội, thách thức, đánh giá các kịch bản có thể diễn ra
đối với ASC từ nay đến năm 2015.
Chương III là đánh giá “Tác động của tiến trình xáy dựng ASC và sự

tham gia của Việt N am ”, bao gồm đánh giá tác đông của ASC đối với khu vực
và Việt Nam, đề xuất phương hướng, giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng
cao hiểu quả tham gia của Việt Nam trong tiến trình này, trong đó có các giải
pháp cả ở tầm vĩ mô và vĩ mô.

15


Chương I
C ơ SỞ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỔNG AN NINH ASEAN (ASC)

1.C ơ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các luận thuyết hay lôgíc cơ bản về hợp tác an ninh
Trên thế giới tồn tại khá nhiều trường phái lý thuyết và quan điểm khác
nhau về quan hệ quốc tế nói chung vể, hợp tác và liên kết khu vực nói riêng,
trong đó có lĩnh vực an ninh. Trong số các luận thuyết đã và đang thịnh hành
có Thuyết hiện thực (hay có khi gọi là lổgíc vể chính trị quyển lực), Thuyết thể
chế (hay có khi gọi là lôgíc của chủ nghĩa chức năng) và Thuyết về kiến tạo xã
hội (hay có khi gọi là ỉồgíc cộng đổng).
1.1.1. Thuyết hiện thực hay lôgic về chính trị quyền lực
Chủ nghĩa hiộn thực hay lôgíc chính trị quyền lực trong quan hệ quốc tế
về cơ bản hoài nghi về sự hợp tác để eùng tổn tại lâu đài trong hoà bình giữa
các quốc gia-dân tộc. Họ cho rằng không có kể thù hay đổng minh nào là vĩnh
viễn. Bất kỳ hình thức hợp tác nào cũng chỉ đơn giản là phương tiện phân bổ
quyển lực, đạt được lợi ích và quyền lực đã đặt ra. Trong lôgíc này, các nhà
nghiên cứu lý thuyết cho rằng, chỉ có 2 điều kiện để thúc đẩy các nước hợp tác
vói nhau: đó là mối đe doạ từ các nước lớn và áp lực của thế lực bá quyền. Họ
cho rằng khi quyền lực của một nước này tăng lên sẽ buộc các nhà nước khác
hợp tác lại với nhau thành một liên minh, thậm chí cả với những nước trước
đây là kẻ thù. Hơn nữa, sự tồn tại của một thế lực bá quyền, với những ưu thế

vượt trội về kinh tế, quân sự và chính trị, có thể không chỉ ép các nước khác
gần gũi lại với nhau, mà còn tăng cường các biện pháp khuyến khích hợp tác
để kìm chế hay chống lại tác động tiêu cực từ chính trị cường quyền. Các biộn
pháp để giải quyết xung đột và đảm bảo an ninh quốc gia thường nghiêng về

16


răn đe quân sự, lập các liên minh và coi quốc gia là trung tâm để củng cố
quyền lực và đảm bảo an ninh chung1.
Xét đến lịch sử ASEAN thì lôgíc của chủ nghĩa hiện thực có ảnh hưởng
không nhỏ và đóng vai trò quan trong trọng trong sự hình thành và phát triển
của tổ chức này, nhất là dưới thời chiến tranh lạnh. Hầu như tất cả 5 nước
ASEAN ban đầu (Thái Lan, Malaixia, Inđônexia, Philippin và Xingapo) lúc đó
đều có cảm giác chung là mất an toàn, bất lực trước sự gia tăng đối đầu ý thức
hệ chính trị-tư tưởng và quân sự giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Cùng với
quá trình trên, sữ tranh đua giành quyền lãnh đạo phong trào cộng sản, công
nhân và giải phóng dân tộc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhất là sự gia tăng
hoạt động của chủ nghĩa Mao- ít trong những năm 60, đầu những năm 70 của
thế kỷ XX cũng làm tăng sự nghị ngờ của các nước Đông Nam Á, rằng các thế
lực bên ngoài đang đe doạ nền độc lập non trẻ của họ. Như vậy, ASEAN được
thành lập như là một phương tiện để đối phó lại các thách thức an ninh ngày
càng tăng ở khu vực. Tuyên bố của ASEAN về Đông Nam Á là một khu vực
hoà bình, tự do và trung lập (ZOPFAN Declaration) đưa ra năm 1971 là một
chứng minh sự ảnh hưởng to lớn của thuyết hiện thực hay lôgíc quyền lực
chính trị đối với sự ra đời, tổn tại và phát triển của ASEAN, nhất là ở giai đoạn
đầu2.
1.1.2. Thuyết th ể ch ế hay lôgíc của chủ nghĩa chức năng
Ngược lại với chủ nghĩa hiện thực, thuyết thể chế hay lôgíc của chủ
nghĩa chức năng về cơ bản có quan điểm lạc quan vể hợp tác giữa các nhà

nước và cho rằng, ngoài những lợi ích cạnh tranh lẫn nhau, các nhà nước cũng
có động cơ mạnh mẽ để liên kết với nhau thay cho đối đầu hay chiến tranh.
Theo lôgíc của chủ nghĩa chức năng thì thông qua hợp tác bằng các khuồn khổ
thể chế về lâu dài sẽ giúp đạt hoà bình và ổn định hoá quan hệ giữa các nước

1 X em : W altz, Kenneth. Theory o f International P oliĩics, Reading, M ass.: A dd ision -W esley, 1979; Paulr.
V iotti-M ark V. Kauppi. Lý luân Quan hệ Quốc tế. H à Nội N xb, Lao động, 2003, Chương 2, tr. 5 5 -1 2 7 .
2 X em thèm: K haw Guat Hoon. The Evolution o f ‘\S E A N , 1967-1975/T he A SE A N Reader. Singapore:ISEAS,
1992, pp. 38-41; M aletin N . p. A SE A N ba thâp niổn (1 9 6 7 -1 9 9 7 )- Ba chính sách . Tập I. M atxcơva: M IM O,
Vi w K* »1
1997 tr.10-15 (Tiếng Nga); Liẻn kết A SE A N trong bối cảnh tòàn eẩu hoá (Trẩn Khánh cb.). Hà 4N ội: AKHXH,
2 0 0 2 , tr. 19-24.
j;

17

T h ĩ í

V ltN

ÌỊ

Ịj l Z '


và quan hệ khu vực. Điển hình cho luận thuyết này là chủ nghĩa tự do hoá
thương mại. Chủ nghĩa này cho rằng mức trao đổi thương mại và đầu tư cao
giữa các nước sẽ đem lại sự phụ thuộc lẫn nhau. Khi sự phụ thuộc kinh tế lẫn
nhau ngày càng lớn thì khả năng dùng vũ lực để giải quyết xung đột càng nhỏ,
vì vũ lực nổ ra sẽ làm tổn thất kinh tế quá lớn.

Một biến thể khác của chủ nghĩa thể chế tự do là thuyết về hoà bình,
dân chủ. Lý thuyết này cho rằng, từng quốc gia và khu vực có thể đạt được hoà
bình và dân chủ bởi các nhà nước dân chủ và pháp quyền. Các nhà nước dân
chủ sẽ hạn chế tối đa sử dụng vũ lực, bởi thể chế này người dân có tiếng nói
trong quyết định liên quan đến chiến tranh và hoà bình. Nói chung, các nhà
nước dân chủ coi các nhà nước dân chủ khác là đổng minh, cùng chí hướng
hơn là kể thù3.
Đối chiếu với thực tiện, thì thuyết thể chế trên có ảnh hưởng lớn đến sự
gia tăng hợp tác kinh tế và liên kết ASEAN, nhất là từ cuối những năm 80, đầu
thập niẻn 90 khi chiến tranh lạnh kết thúc. Từ thời gian này, khủng hoảng
chính trị khu vực liên quan đến vấn đề Cămpuchia về cơ bản được giải quyết.
Động cơ hợp tác an ninh liên quan đến ý thức hộ chính trị-tư tưởng của đã suy
giảm do sự hoà dịu của cuộc đối đầu Đồng -Tây. Với bổi cảnh mới, nhất là sự
gia tăng của toàn cầu hoá, ASEAN bắt đầu định hướng lại chủ nghĩa khu vực
bằng thúc đẩy hợp tác kinh tế. Bằng chứng của nỗ lực mới này là quyết định
thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) (đưa ra vào nãm 1991), sự
mở rộng ASEAN 6 thành ASEAN 10, và gần đây nhất là cam kết xây dựng
Cộng đồng ASEAN (AC) dựa trên 3 trụ cột là Cộng đổng Kinh tế (AEC),
Cộng đồng An ninh (ASC) và Cộng đồng Văn hoá-xã hội (ASCC) vào năm
2015. Sự cam kết hình thành AC và thông qua Hiến chương ASEAN là một
bước phát triển mới của chủ nghĩa khu vực, phản ánh sự thay đổi về nhận thức
và hành động, hướng tới một ASEAN có thể chế hợp tác chặt chẽ hơn dựa trên
cơ sở pháp lý chung.

1 X em thẽm: Muhadi Sưgiono. L ogics f o r P eace: ASEAN a n d the Region o f P ea ce in S ou th est A sia (Bài diẻn
vản dành cho Hộithảo “ASEAN : Bốn mươi nãm nhìn lại và hư ớrg tới” tổ chức lạiĐ ại học Q uốc gia H à N ội
ngày 19/07/2007; Mary Parrel, Pcter Pogany. Globalization and R egional Ecônm ic Integration: Problem s and
Prospects. Hanoi, Instuitute for International Rclation, 2000.

18



1.1.3. Thuyết về kiến tạo hay lôgíc cộng đồng.
Khác với hai luận thuyết trên, chủ nghĩa kiến tạo đề cao vai trò của quy
tắc xã hội của ứng xử văn hoá trong việc giải quyết xung đột. Lôgíc này cho
rằng, mọi xung đột giữa các quốc gia đều có thể được giải quyết thông qua các
biện pháp hoà bình, trong đó tác động của các cơ chế đối thoại đa phương, xây
dựng và chia sẻ một bản sắc văn hoá chung. Theo quan điểm này, những lợi
ích và tương đồng về bản sắc giữa các quốc gia không tự có sẵn, mà phải xây
dựng, tạo nên một tri thức đổng thuận. Tri thức đổng thuận này kiến các nhà
nước xác định lại các mục tiêu của họ theo cách thức mang tính hợp tác. Các
thể chế và văn hoá khu vực tạo thành những quy tắc và luật lệ, cung cấp cơ sở
pháp lý cho hành động của các quốc gia. Các quy tắc và luật lệ ngày càng
được thể chế hoá dẫn tới việc các nhà nước gắn bản sắc của họ với các quy tắc
và luật lệ đó và tìm cách thể hiện là một thành viên tốt trong cộng đổng quốc
tế4.
Cùng với chủ nghĩa thể chế, thuyết kiến tạo có ảnh hưởng sâu sắc và
đóng vai trò to lớn đối với nỗ lực hình thành AC, nhất là ASC. Trong thực tế
ASEAN đã không ngừng hướng tới xây đựng và phát triển một bản sắc chung
trong ngăn ngừa xung đột và kiến tạo hoà bình tại khu vực. Sự đồng thuận,
cách tiếp cận tiệm tiến, tôn trọng lẫn nhau trong xây dựng các thể chế và quy
tắc chung là nét nổi bạt hợp tác của ASEAN. Từ sự hợp tác này, bản sắc chung
của cộng đồng ASEAN được nuôi dưỡng và phát triển. Bản sắc cộng đổng
càng phát triển thì mức độ tin tưởng càng cao, và như vậy an ninh quốc gia và
khu vực trở bền vững hơn.

1.2. Khái niệm và những điều kiện cấu thành Cộng đổng An ninh
1.2.1. Định nghĩa về Cộng đồng An ninh
Dựa trên lôgíc cộng đồng, Karl Deutsch và các đồng sự của ông đã đưa
ra khái niệm Cộng đổng An ninh trong một một công trình nghiên cứu về


4 X em thêm: M uhadi Sugiono. L ogics f o r P ea ce: A S E A N and the Region o f P ea ce in Southest Asia (tài liêu đả
dân); N ich o la s Brusse. C onstructivism a n d S outhest A sia SecuriitỵíPĩLCÌũc Reviev/, Vol. 12, No. 1, 1999.

19


“Cộng đổng chính trị và khu vực Bắc Đại Tây Dương”, xuất nãm 1957. Theo
họ Cộng đồng An ninh là một nhóm các nước "đã hội nhập ” với nhau bằng
các thể ch ế chính thức hay phi chính thức, đủ mạnh, có sức lan toả đ ể đảm
bào sự thay đổi một cách hoà bình và phát triển bền vững giữa các nước
thành viên5. Cũng theo họ, cộng đồng an ninh được chia thành hai dạng cơ bản
khác nhau là: Cộng đồng an ninh hợp nhất (amalgamated) và Cộng đồng an
ninh đa nguyên (pluralistic). Cộng đồng an ninh hợp nhất là loại cộng đồng
được thiết lập trên cơ sở hợp nhất chính thức giữa hai hay nhiều thực thể tồn tại
một cách độc lập trước đó thành một cộng đồng lớn hơn dưới hình thức nhà
nước Liên bang (giống như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay Liên bang Cộng hoà
XHCN Xô Viết trước đây); Còn Cộng đồng an ning đa nguyền hay liên kết
được thiết lập trên cơ sở liên kết giữa các quốc gia có chủ quyền, trong đó các
thành viên vẫn “duy trì sự độc lập về luật pháp của các chính phủ riêng lẻ”
giống như mối liên hệ của Mỹ với Canada, của EU hiện nay v.v6.
Amitav Acharya- một học giả nổi tiếng nghiên cứu về chính trị, an ninh
người Inđônexia đã phát triển khái niêm trên và cho rằng trong Cộng đồng an
ninh đa nguyên, động cơ hợp tác khồng phải là lợi ích về mặt quyển lực chính
trị hay kinh tế, mà chính là bản sắc được chia sẻ, là “cảm nhận về chúng tôiwe feeling). Họ cho rằng, một Cộng đồng an ninh đa nguyên là "một khu vực
bao gồm các nước có chủ quyền mà người dân của những nước đó duy trì
những kỳ vọng có căn cứ về một sự thay đổi hoà bình

Một cộng đổng nhu


vậy không chỉ khồng xẩy ra chiến tranh giữa các nước thành viên, mà còn
không có sự chuẩn bị nào cho chiến tranh7. Nói một cách khác Cộng đồng An
ninh tồn tại khi một nhóm quốc gia có chủ quyền đ ã tạo dựng được ỷ thức
cộng đồng hay một bản sắc tập thể, nghĩa là họ giải quyết bất đồng mà không
dùng vũ lực. Cách tiếp cận trên đang được các nhà hoạch định chính sách cũng
' Karl w D eu tsch eĩ al. Political Com m unity anh the North Atlantic Area: International Organization in the
J g h t o f H istorical E xperience. Princeton, N ew Jersey: Princeton U nivcrsity Press, 1957 pp. 5-6; Security
lom m u n itities/In tem ational politics and Foreign Policy (ed. by Jamers R osenau). N ew York: Free Press,
1961, pp .97-98.
1Davđ Capie, Paul Evans. Thuật ngữ A n ninh Châu Á-Thái Bình Dương (bản dịch). H à N ội: H ọc viện QHQ T,
1003, tr. 356.
A m itav A charya. Constructing a Security Com m unity in Southeast A sia: A SE A N and the probỉem of
■egional order. L ondon and Nevv york: R outledge, 200 1 , pp. 16-21.

20


như giới học thuật ASEAN xem xét, đã và đang trở thành một trong những nền
tảng lý thuyết cơ bản cho việc xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN.
1.2.2. Đặc điểm của Cộng đồng An ninh
Sau khi phân tích, so sánh các loại hình hợp tác an ninh khá phổ biến
hiện nay trên thế giới, học giả Amitav Acharya đưa ra 5 đặc điểm của Cộng
đổng An ninh khác với các mô hình khác, đó là:
- Cộng đồng có những quy tắc chặt chẽ về việc không sử dụng vũ lực,
không có hoạt động chạy đua vũ trang và lập kế hoạch đối phó bất trắc chống
lại nhau;
- Có các thể chế và tiến trình (chính thức và phi chính thức) cho việc
giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình;
- Có triển vọng tránh né chiến tranh lâu dài;
- Hợp tác và hội nhập chức năng giữa các nước thành viên diễn ra đáng

kể;
- Có ý thức về bản sắc tập thể.
Điểm khác biệt, nổi bật nhất của Cộng đồng An ninh, ngược lại với
những loại hình, thoả thuận an ninh khác như “chế độ” hay “hệ thống an ninh”
(Security regime), “Phòng vệ Tập thể” (Collective defence), “An ninh Tập thể”
(Collective security) ở chỗ các hệ thống đó đề cao vai trò của vũ lực, đối phó
với chiến tranh và trừng phạt tập thể đối với hặnh động hiếu chiến chống lại
bất kỳ một thành viên nào; Hơn nữa, các liên kết đó chưa quan tâm đúng mức
xây dựng ý thức về bản sắc tập thể, những quy tắc ứng xử, thông lệ và thói
quên trong giải quyết xung đột, ngăn ngừa chiến tranh bằng văn hoá hoà
bình8.
1.2.3. Điều kiện cấu thành và các giai đoạn ph át triển của Cộng đồng An
ninh
a) Những điều kiện cần thiết

8 Như tiẽn , tr. 20-21.

21


Karl Deutsch và những người theo trường phái của ông ta đã khái quát
một số điểu kiện hay yêu cầu cần thiết để thiết lập cộng đổng an ninh đa
nguyên kiểu liên kết cụ thể như sau:
Thứ nhất và cũng là quan trong nhất là các quốc gia tham gia liên kết
hoàn toàn không có các xung đột quân sự và khồng chạy đua vũ trang mang
tính cạnh tranh giữa các nước thành viên trong cộng đồng. Điều này không
nghĩa là là giữa các quốc gia không có tranh chấp hay khác biệt, nhưng các
nước tham gia giải quyết mâu thuận bằng con đường hoà bình, loại bỏ việc sử
dụng vũ lực để giải quyết vấn đề.
Thứ hai, các nước tham gia cần tạo được sự tương đổng cần thiết và

chấp nhận các quan niệm về giá trị cũng như các nguyên tắc, chuẩn mực ứng
xử chung mang tính ổn định và có thể dự đoán được đối với hành vi của nhau
trong các mối quan hộ kinh tế, chính trị và xã hội.
Thứ ba, là tạo ra các thiết chế hay phương thức/tập quán chính thức hay
phi chính thức nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa, quản lý và giải quyết xung đột,
cùng ứng phó và giải quyết những vấn để nảy sinh trong quan hộ giữa các nước
nước thành viên thông qua hợp tác, phối hợp và giao tiếp với nhau. Điều này
theo ông Amitav Acharya thì hiộn nay hầu như chưa có nhóm nước, khu vực
nào đáp ứng được yêu cầu này một cách mỹ mãn.
Thứ tư, yêu cầu cuối cùng là một cộng đổng an ninh “cần liên kết cao về
chính trị và kinh tế, coi đó là điều kiện tiên quyết cho quan hệ hoà bình”. Nói
một cách khác, là các nước tham gia cần tạo dựng được mức độ liên kết, hội
nhập về kinh tế và chính trị một cách sâu rộng, dựa trên nhận thức về sự phụ
thuộc lẫn nhau. Điều này sẽ làm tăng chi phí (riu ro) và giảm lợi ích của việc
sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột, và như vậy các nước sẽ tìm đến các biên
pháp hợp tác hoà bình. Hiện nay yêu cầu này mới chỉ có EU là đã thực hiện tốt
hơn cả.
b) Các giai đoạn phát triển

22


Các học giả thuộc trường phái kiến tạo thập niên gần đây đã không
ngừng làm giàu thêm kiến thức của Karl Deutsch và đã đưa ra mô hình ba giai
đoạn phát triển của Cộng đồng an ninh, cụ thể là:
- Giai đoạn khởi dầu hay bắt đầu hình thành (nascent phase): Thông
thường hai hay nhiều nước có mối quan hệ khá gần gũi về mặt địa lý và văn
hoá, có nhiều điểm tương đồng về lợi ích thường có nguyên vọng hợp tác với
nhau để đối phó với các hiểm hoạ chung như thiên tai, dịch bệnh, xung đột sắc
tộc tốn giáo, buôn lậu qua biên giới v.v. Thông qua hợp tác, họ nuôi dưỡng và

bước đầu tạo dựng nên các hình thức hợp tác và chia sẻ bản sắc chung.
- Giai đoạn phát triển (ascendní) được đánh dấu không chỉ bằng sự thiết
lập hàng loạt các cơ chế hợp tác mới trong lĩnh vực chính trị, an ninh, mà còn
là sự phối hợp ngày càng nhịp nhàng vì mục tiêu hoà bình và hợp tác của các
cơ chế đó. Chính vì vậy, lòng tin giữa các nước thành viên về một triển vọng
hoà bình lâu dài được nâng cao, từ đó làm tăng bản sắc tập thể của cộng đồng
trong giải quyết các mâu thuận, xung đột. Từ thời gian này, các quốc gia trở
nên minh bạch trong chi tiêu quốc phòng và có sự hợp tác khá chặt chẽ, chia sẻ
thông tin tình báo.
- Giai đoạn trưởng thành (mature) được đấnh dấu bằng độ tin cậy lẫn
nhau giữa các nước thành viên lên cao tới mức là giữa họ đã định hình một bản
sắc tập thể, cách ứng xử chung trong giải quyết các vấn đề an ninh của nội
khối và thích ứng với thay đổi từ bên ngoài. Từ thời gian này, các cơ chế hợp
tác đã được thể chế hoá và phát triển thành bản sắc cộng đồng. Tuy nhiên
trong giai đoạn này cũng có sự phân chia mực độ “lỏng”, “chặt” trong liên kết.
Ở mực độ thấp hơn người ta gọi là “cộng đồng liên kết lỏng ”, trong đó các thể
chế hợp tác đa phương không ngừng được củng cố, không có một hoạt động
nào làm tổn thương đến lòng tin của các nước thành viên. Còn “cộng đồng liên
kết chặt ” là mức độ phát triển cao hơn, trong đó có liên kết cả về quan sự,
việc hoạch định một số chính sách đối ngoại chung, nhất là trong việc phối
hợp chống lại nguy cơ bất ổn bên trong và bên ngoài, ở hình thức liên kết này
đòi hỏi các nước phải có những chuyển hoá lớn trong đời sống chính trị để có
thể tham gia cộng đồng một cách thiết thực và có hiộu quả.
23


Đối chiếu với kinh nghiệm của ASEAN, lý luận về cộng đổng an ninh
như đã đề cập ở trên có nhiều điểm tương đổng, nhưng không ít các điểm khác
biệt. ASEAN ngay từ lúc ra đời, tuy khồng tuyên bố một cách công khai,
nhưng hợp tác an ninh đã trở thành một ưong những mục tiêu hàng đầu của tổ

chức này. Hơn nữa, khoảng 40 năm tồn tại và phát triển, giữa các nước
ASEAN không xẩy ra các cuộc chiến tranh. Hiệp hội đã sử dụng những ngôn
từ mềm dẻo mang tính xã hội và cộng đồng, phản ánh truyển thống ứng xử văn
hoá của các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, các nước ASEAN đã có các thoả
thuận khá rộng rãi về thông tin-viễn thông, trao đổi tin tình báo và hợp tác
trong lĩnh vực an ninh quốc phòng (tuy chưa có sự đồng đều giữa các nước
thành viên). Tuy nhiên ASEAN hiộn tại chưa đáp ứng được nhiểu yêu cầu quan
trong mà các học giả trên đã đề ra. Đó là sự khác nhau khá lớn về nhận thức vế
các mối đe doạ; hợp tác kinh tế nội khối chưa mạnh; các tranh chấp về chủ
quyền giữa các nước thành viên và chi tiêu quân sự còn khá cao v.v. (về vấn đề
này sẽ đề cập nhiều hơn ở phần thách thức). Thế nhưng, đúng như Amitav
Acharya đã nhận xét: “nét khác biột của một cộng đổng an ninh là khả năng
xử lý xung đột trong khu vực một cách hoà bình chứ không là việc không có
xung đột”. Và ông cho rằng: “mặc dù kinh nghiệm của ASEAN khồng đổng
nhất hoàn toàn với kỳ vọng của Karl Deutsch và chưa đáp ứng được một số
yêụ cầu của một cộng đổng an ninh như cơ sở lý thuyết đã đưa ra, nhưng có
thể coi đó là bước khởi đẩu của một cộng đồng an ninh”9.

2. QUAN NIỆM VÀ CÁCH TIÉP CẬN CỦA ASEAN VỀ AN NINH VÀ
CỘNG ĐỒNG AN NINH
2.1. Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá truyền thống đến đến quan niệm của
các nước ASEAN về an ninh và hợp tác an ninh
Khi bàn về hợp tác chính trị, an ninh giữa các quốc gia, người ta thường
phải xem xét sự tác động của yếu tố văn hoá truyền thống, trong đó có “văn
D avid Capie, Paul Evans. Thuật ngữ A n ninh Châu Á-Thái Bình Dương (Sách đã dẫn), tr. 358-363; Cộng
iổng an ninh A SE A N : H iện trạng, Triển vọng và Sự tham g ia của V iệt Nam (V ụ A SE A N -B ộ N goại giao),

rháng 12/2006, tr. 21-22.
24



×