Tải bản đầy đủ (.pdf) (426 trang)

Xây dựng và chuẩn hóa các thuật ngữ luật hình sự phục vụ việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.78 MB, 426 trang )

BÔTU PHÁP
HHĨỜNG ĐẬĨ EỌC LUẬT HÀ isé t

m ; t ả ĩ kho*. h ọ c

hk 1 S ộ

X Ằ Y OỤkG VÀ CHUẲI* HÓA

§ Ấ è THỪẬI N G Ữ i r ^ T H C N H s ự
PB Ị VỤ VIỆC SỮA 3Ỏ I
CỞ BÁN, TOÀN raẺN PT riá VIỆT NAM

c

7

0

HÀ N ộ ĩ - z 0 i4

-


B ộ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI









ĐÈ TÀI KHOA HỌC CẤP B ộ
N Ă M 2 0 1 3 -2 0 1 4

XÂY DựNG VÀ CHUẨN HOÁ
CÁC THUẬT
• NGỮ LUẬT
• HÌNH s ự•
PHỤC
VỤ
VIỆC
SỬA ĐỎI



Cơ BẢN, TOÀN DIỆN BLHS VIỆT NAM

Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa
Thư ký đề tài: TS. Nguyễn Tuyết Mai
C ơ q u a n c h ủ trì: Viện khoa học pháp lý - B ộ Tư pháp
TRUNG TÂM THÔNG TIM THƯ VIỆN
TRUỞNG đ ạ i h ọ c l u ậ t hà . n o i
PHỒNG ĐỌC 2l

HÀ NỘI - 2014


ĐÈ TÀI KHOA HỌC CẤP B ộ

“Xây dụnng và chuẩn hóa các thuật ngữ luật hình sự phục vụ việc sửa đổi cơ bản,
toàn diện BLHS Việt Nam”

Chã nhiệm đề tài
GS. TS Nguyễn Ngọc Hòa
Trường Đại học Luật Hà Nội

Thư' ký đề tài
TS. Nguyễn Tuyết Mai
Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Các cộng tác viên
PGS. TS. Lê Thị Sơn

Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS. TS. Dương Tuyết Miên

Trường Đại học Luật H à Nội

TS. Hoàng Văn Hùng

Trường Đại học Luật Hà Nội

TS. Nguyền Thị Thuận

Trường Đại học Luật Hà Nội

TS. Trần Văn Dũng


Bộ Tư pháp

TS. Nguyễn Văn Hương

Trường Đ ại học Luật Hà Nội

TS. Đào Lệ Thu

Trường Đại học Luật Hà Nội

TS. Nguyễn Khắc Hải

Khoa Luật Đ H Quốc gia Hà N ội

TS. Nguyễn Thanh Tân

Ban Nội chỉnh Trung ương

ThS. Lâm Tiến Dũng

Học viện Cảnh sát nhân dân;


CÁC TỪ VIẾT TẮT

B ộ LUẬT HÌNH S ự

BLHS

B ộ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH s ư


BLTTHS

CẢNH SÁT NHÂN DẦN

CSND

CẤU THÀNH TỘI PHẠM

CTTP

CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

CTQG

CÔNG AN NHẨN DÂN

CAND

CỘNG HÒA LIÊN BANG

CHLB

CỘNG HÒA NHÂN DÂN

CHND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

CH XHCN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐHQG

NHÀ XUẤT BẢN

NXB

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

TANDTC

TRÁCH NHTỆM HỈNH s ự

TNHS

VIỆN KIÊM SÁT NHÂN DẦN TỐI CAO

VKSNDTC


MỤC LỤC
Trang
PHẦN TỔNG THUẬT
PHÀN CÁC CHUYÊN ĐÊ

1
82


Chuyên đề 1

Hoàn thiện các thuật ngữ luật hình sự - mục đích,
phạm vi và yêu cầu

82

Chuyên đề 2

Tội danh và việc chuẩn hỏa các tội danh trong
BLH S

94

Chuyên đề 3

Đánh giá việc sử dụng các thuật ngữ luật hình sự
trong BLHS Việt Nam và trong các văn bản quy
phạm pháp luật cỏ liên quan.

105

Chuyên đề 4

Đánh giá việc sử dụng các thuật ngữ luật hình sự
trong các tài ỉiệu nghiên cứu, giảng dạy của Việt
Nam trong thời gian gần đây.

129


Chicyên đề 5

So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS
Việt Nam và BLHS CHND Trung Hoa.

163

Chuyên đề 6

So sánh cảc thuật ngữ luật hình sự trong BLHS
Việt Nam và BLHS Nhật Bản.

189

Chuyên đề 7

So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS
Việt Nam và BLHS LB Nga

198

Chuyên đề 8

So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS
Việt Nam và BLHS CHLB Đức.

218

Chuyên đề 9


So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS
Việt Nam và BLHS CH Pháp.

263

Chuyên đề 10

So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS
Việt Nam và BLHS Thụy Điển.

294

Chuyên đề 11

So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS Việt
Nam và LHS Mỹ.

322

Chuyên đề 12

So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS
Việt Nam và pháp luật hình sự quốc tế.

357


Chuyên để 13

So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS

Việt Nam và trong các BLHS khác thuộc các thời
kỳ trước của Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHÀN PHỤ LỤC
Báo cảo
Mau số 1
'
Mầu số 2A
Mầu số 2B
Mau sổ 3

Tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát bằng phiếu
hỏi
Phiếu hỏi về các thuật ngữ trong Phần chung
BLHS
Phiếu hỏi về
tên các nhóm tội trong BLHSVN
Phiếu hỏi về
các tội danh trong BLHSVN
Phiếu hỏi về các định nghĩa khái niệm trong phần
chung BLHSVN

374


PHẦN TỔNG THUẬT


I. PHẰN M Ở ĐÀU

1.1. T ính cấp th iết của việc nghiên cứu
Kỹ thuật lập pháp có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết định chất
lượng của các văn bản pháp luật nói chung cũng như Bộ luật hình sự (BLHS)
nói riêng. Tuy nhiên, trong suốt quá trình từ khi có BLHS đầu tiên đến nay,
vấn đề này chưa khi nào được đặt ra trong các lần sửa đổi, bổ sung BLHS. Do
vậy, trong BLHS hiện hành còn nhiều hạn chế liên quan đến hệ thống các
thuật ngữ (bao gồm các thuật ngữ trong Phàn chung, các tội danh và tên các
chương trong Phần các tội phạm). Bên cạnh đó, nhiều định nghĩa khái niệm
được các thuật ngữ phản ánh cũng chưa chính xác hoặc không đảm bảo tính
thống nhất trong BLHS.
Từ đó đòi hỏi trong lần sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện BLHS lần
này, vấn đề kỹ thuật lập pháp cần phải được đặt ra. Trong đó, có những vấn
đề cụ thể sau:
- Xây dựng hệ thống các thuật ngữ trong Phần Chung BLHS (trên cơ sở
sửa đổi các thuật ngữ đang được sử dụng và bổ sung một số thuật ngữ cần
thiết) đáp ứng đày đủ các yêu cầu đối với thuật ngữ.
- Xây dựng hệ thống các định nghĩa khái niệm trong Phần chung BLHS
(trên cơ sở sửa đổi các định nghĩa đang được sử dụng và bổ sung các định
nghĩa cần thiết nhưng chưa có) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với định nghĩa
khái niệm.
- Chuẩn hóa tên các chương tội phạm trong Phần các tội phạm BLHS để
đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với tên nhóm tội.
- Chuẩn hoá các tội danh trong BLHS để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu đối với tội danh.
Để có cơ sở cho việc hoàn thiện BLHS về mặt kỹ thuật lập pháp với các
nội dung cụ thể nêu trên việc nghiên cứu để xây dựng, chuẩn hóa hệ thống các
thuật ngữ luật hình sự là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực.

1



1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tạo danh mục các thuật ngữ luật hình sự đã được chuẩn hóa phục vụ
việc sửa đổi, bổ sung BLHS, bao gồm:
- Danh mục các thuật ngữ trong Phần chung BLHS;
- Bảng định nghĩa các khái niệm trong Phàn chung BLHS;
- Danh mục tên các chương tội phạm và
- Danh mục các tội danh
1.3. Quá trình thực hiện
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã triển khai công
việc theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết
Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã tổ chức nghiên cứu những vấn đề
lý thuyết về thuật ngữ và định nghĩa khái niệm. K ết quả của bước nghiên cứu
này là 2 chuyên đề chung về thuật ngữ. Trong đó, một chuyên đề có nội dung
làm rõ các yêu cầu đối với thuật ngữ và định nghĩa khái niệm được thuật ngữ
phản ánh và một chuyên đề có nội dung làm rõ các yêu cầu đối với tên các
nhóm tội cũng như các tội danh.
- Bước 2: Đánh giá thực tiễn
Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết đánh giá các
thuật ngữ và các định nghĩa khái niệm trong Phàn chung, tên các nhóm tội và
các tội danh trong Phần các tội phạm BLHS Việt Nam. Việc đánh giá này vừa
dựa trên có sở lý thuyết chung và vừa dựa trên cơ sở tham khảo kỹ thuật lập
pháp trong luật hình sự quốc tế cũng như của 7 quốc gia khác (Mỹ, Pháp,
Nga, Thụy Điển, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc). Trên cơ sở đánh giá này
nhóm nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các thuật ngữ, các định nghĩa
khái niệm, tên các nhóm tội và các tội danh.
Kết quả của bước nghiên cứu này là 11 chuyên đề đánh giá dưới góc độ
so sánh luật kể cả so sánh luật thực định và so sánh về học thuật.
- Bước 3: Tổng hợp các đánh giá và đề xuất


2


Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và thống nhất các đề
xuất sửa đổi, bổ sung các thuật ngữ, các định nghĩa khái niệm, tên các nhóm
tội và các tội danh.
Kết quả của bước nghiên cứu này là các bảng: Bảng các thuật ngữ được
sửa đổi và bổ sung; bảng các định nghĩa khái niệm được sửa đổi, bảng các
định nghĩa khái niệm được bổ sung, bảng tên các nhóm tội được sửa đổi và
bảng các tội danh được sửa đổi. Trong đó, kèm theo mỗi sự sửa đổi, bổ sung
là các lý giải cụ thể.
- Bước 4: Thăm dò ý kiến
Trong bước này, nhóm nghiên cứu thực hiện việc thăm dò qua hai hình
thức:
- Thăm dò kết quả nghiên cứu qua phiếu khảo sát. Cụ thể: 3 mẫu phiếu
khảo sát đã được gửi cho 300 lượt cá nhân đang tham gia giảng dạy, nghiên
cứu hoặc hoạt động thực tiễn cũng như đang là học viên cao học.
- Thăm dò kết quả nghiên cứu qua trao đổi ý kiến trong các tọa đàm, hội
thảo. Cụ thể: Các đề xuất về thuật ngữ và về định nghĩa khái niệm đã được tọa
đàm trong nội bộ nhóm nghiên cứu. Đề xuất về một số thuật ngữ còn vướng
mắc cũng như đề xuất về các tội danh và tên các chương tội phạm đã được
trình bày và tranh luận trong Hội thảo do Ban chủ nhiệm đề tài tổ chức với
thành phần được mời tham gia là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy cũng như cán
bộ làm công tác thực tiễn từ Bộ Tư pháp, VKSNDTC, Khoa Pháp luật hình sự
Trường Đại học luật Hà Nội, Khoa luật ĐHQG HN, Học viện cảnh sát nhân
dân và Trường Đại học kiểm sát.
Kết quả của bước nghiên cứu này là các bảng tổng hợp kết quả khảo sát
và kết quả hội thảo.
- Bước 5: Hoàn chỉnh kết quả nghiên cứu

Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã đánh giá kết quả khảo sát và kết
quả hội thảo để cân nhắc tiếp thu các ý kiến chưa đồng thuận với đề xuất của
nhóm. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã có những chỉnh sửa để có kết quả cuối

3


cùng.

II. KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u
- Thứ nhất, xác định được các yêu cầu đối với thuật ngữ và định nghĩa
khái niệm trong Phần chung BLHS cũng như đối với tội danh và tên các
chương trong Phần riêng BLHS;
- Thứ hai, đánh giá được các thuật ngữ, các định nghĩa khái niệm, các
tội danh và tên các chương tội phạm trong BLHS theo các yêu cầu đã được
xác định và
- Thứ ba, dựa trên kết quả đánh giá và tham khảo kinh nghiệm quốc tê
đề xuất:
’. 1
*
+ Sửa đôi 36 thuật ngữ và bô sung 4 thuật ngữ;
+ Sửa đổi 20 định nghĩa khái niệm và bổ sung 23 định nghĩa;
+ Sửa đổi 119 tội danh và
+ Nguyên tắc đặt tên các chương tội phạm
2.1. v ề các thuật ngữ trong Phần chung BLHS
2.1.1. Các yêu cầu đối với thuật ngữ trong Phần chung BLHS
Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ được đặt làm tên gọi chính xác cho các
khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học nhất đinh1. Trong đỏ, "khái niệm được
hiêu là hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất đặc trưng của các
sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan ”2; Thuật ngữ là hĩnh thức ngôn

ngữ biểu đạt khái niệm của ngành khoa học nhất định hay còn gọi là khái
niệm khoa học. Giữa thuật ngữ và khái niệm khoa học có quan hệ mật thiết
với nhau nhưng cũng có sự độc lập tương đối. Trong cùng một ngôn ngữ,
thuật ngữ có thể có sự thay đổi khi khái niệm không thay đổi và ngược lại,
khái niệm có thể có sự phát triển khi thuật ngữ không thay đổi3.

1 Xem: Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dần luận ngôn ngữ học, Nxb. Giáo đục, 2011, ừ . 118; Mai Ngọc Chừ,
Vũ Đức N ghiêu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 2009, tr. 219
2 Trường Đại học Luật Hà N ội, Giáo trình Logic học, Nxb. CAND, 2012, tr. 36
Ví dụ: Khái niệm Đồng phạm trong luật hình sự V iệt Nam trước năm 1985 và hiện nay không có sự thay
đôi nhưng thuật ngữ biêu đạt khái niệm này đã có sự thay đôi, trước năm 1985 đuợc gọi tên là cộng phạm và
sau đó cho đên nay được gọi tên là đông phạm; khái niệm án treo trong luật hình sự V iệt Nam từ năm 1985

4


Từ đó có thể hiểu thuật ngữ luật hình sự là từ hoặc cụm từ được dùng
làm tên gọi chính xác của các khái niệm thuộc lĩnh vực luật hình sự. Với tính
chât là một ngành luật, luật hình sự được hình thành trên cơ sở hệ thống các
khái niệm trong đó có các khái niệm của riêng ngành luật này và cũng có một
số khái niệm của các ngành luật khác cũng như của hệ thống pháp luật nói
chung. Các khái niệm của luật hình sự bao gồm các khái niệm phản ánh các
đối tượng thuộc Phần chung và các khái niệm phản ánh các đối tượng thuộc
Phần các tội phạm.
Trên cơ sở két quả nghiên cứu của một số nhà ngôn ngữ học đã được
công bố4 cũng như căn cứ vào thực trạng của việc sử dụng thuật ngữ luật hình
sự trong BLHS nhóm nghiên cứu cho rằng thuật ngữ luật hình sự cần có các đặc
điểm sau:
- Có tính chính xác;
- Có tính hệ thống;

- Đúng về ngữ học;
- Ngắn gọn.
Thuật ngữ luật hình sự được coi là có tính chính xác khi thuật ngữ đó rõ
ràng về nghĩa, phản ánh đúng khái niệm, tránh hiểu nhầm, không gây nhầm
lẫn với các khái niệm khác thuộc luật hình sự cũng như khái niệm của các
ngành luật khác; mỗi khái niệm thuộc luật hình sự chỉ có một thuật ngữ là tên
gọi và ngược lại mỗi thuật ngữ luật hình sự chỉ có thể là tên gọi của một khái
niệm thuộc luật hình sự mà không thể là tên gọi của các khái niệm thuộc các
ngành luật khác. Khi thuật ngữ cụ thể đã được xác định, việc sử dụng phải
phải đảm bảo giữ nguyên thuật ngữ trong mọi trường hợp, tránh bớt tò, rút
gọn thuật ngữ.
đ ến nay được hiếu rất khác với khái niệm án treo được hiểu trước đó nhưng tên của khái niệm (thuật ngữ biểu
đạt hai khái niệm này) không có sự thay đoi.
4 Các kết quả nghiên cứu được tham khảo là: Dần luận ngôn ngữ học của Nguyễn Thiện G iáp (chủ biên),
N xb. Giáo dục, 2011; Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiêu, Hoàng Trọng
Phiến, Nxb.
Giáo
dục, 2009; Thuật ngữ khoa học của Nguyễn Hỹ
Hậu, nguồn:
http://tiengvietm enyeu, w ordpress.com /2011/06/0 l/thu% El% BA% ADt-ng% El°/oBB% AF-khoa% E l% B B % 8D c/

5


Thuật ngữ luật hình sự được coi là có tính hệ thống khi thuật ngữ đó thể
hiện được vị trí, mối quan hệ của nó với các thuật ngữ khác trong hệ thống
các thuật ngữ luật hình sự cũng như các thuật ngữ luật học nói chung. Mối
quan hệ có tính hệ thống của các thuật ngữ luật hình sự phản ánh và ừên cơ sở
tính hệ thống của các khái niệm thuộc ngành luật hình sự. Việc sử dụng từ
ngữ và cách cấu trúc các thuật ngữ phải có tính thống nhất để đảm bảo tính hệ

thống của thuật ngữ.
Thuật ngữ luật hình sự có thể là từ nhưng cũng có thể là tập hợp từ. Đối
với những thuật ngữ là tập hợp từ, khi xây dựng càn đảm bảo được cấu trúc
đúng cách vì thuật ngữ cũng như thuật ngữ luật hình sự đều là bộ phận của
ngôn ngữ nói chung, “chịu sự chỉ phổi của các quy luật ngữ âm, cẩu tạo từ và
ngữ pháp của ngôn ngữ nói chung”5.
Ngoài ba yêu cầu trên, thuật ngữ luật hình sự cũng cần đáp ứng yêu cầu
về tính ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ của thuật ngữ.
2.1.2.

Kết quả đánh giá các thuật ngữ được sử dụng trong Phần chung

BLHS và kiến nghị sửa đổi, bổ sung
Trong Phần chung BLHS Việt Nam có 83 thuật ngữ là tên gọi của 81
khái niệm, trong đó có 2 khái niệm có hai tên gọi. Đối chiếu các thuật ngữ
này với các yêu cầu của thuật ngữ, nhóm nghiên cứu xác định có 47 thuật ngữ
đảm bảo yêu càu; 36 thuật ngữ cần sửa đổi. Đó là các thuật ngữ không đảm
bảo tính chính xác (trùng lặp với thuật ngữ của ngành khác, không rõ ràng về
nghĩa, phản ánh không đúng, không chuẩn xác khái niệm); không đảm bảo
tính hệ thống, logic hoặc không đảm bảo tính ngắn gọn, chuẩn xác về ngữ
học. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất bổ sung 4 thuật ngữ mới, trong
đó có 2 thuật ngữ là tên gọi của hai khái niệm đã được thừa nhận trong thực
tiễn và 2 thuật ngữ là tên gọi của các khái niệm cần được bổ sung để phù hợp
với pháp luật quốc tế.
Như vậy, từ 83 thuật ngữ đang sử dụng có 87 thuật ngữ được đề xuất
5 Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dần luận ngôn ngữ học, Nxb. GDVN, 2011, tr. 122

6



(47 thuật ngữ giữ nguyên, 36 thuật ngữ được sửa đổi và 4 thuật ngữ được
bổ sung).
2.1.2.1. Các thuật ngữ cần được sửa đổi
Các thuật ngữ cần được sửa đổi có thể phân thành các nhóm sau:
Thứ nhất, nhóm các thuật ngữ trùng với các thuật ngữ của ngành luật
hành chính
Một số thuật ngữ đang được sử dụng trong BLHS hoàn toàn trùng với
thuật ngữ phản ánh các khái niệm của ngành luật hành chính. Đó là tên gọi
một số loại hĩnh phạt. Cụ thể, các thuật ngữ cảnh cáo (Điều 29), phạt tiền
(Điều 30), trục xuất (Điều 32) là tên gọi của các hình phạt trong BLHS nhưng
cũng là tên gọi của 3 hình thức xử phạt của trách nhiệm hành chính. Do vậy,
những thuật ngữ này không đảm bảo tính chính xác.
Để khắc phục sự trùng lặp này có thể sửa đổi bằng cách bổ sung tò
“hình phạt” vào tên gọi hiện nay để có các thuật ngữ: Hình phạt cảnh cáo;
hình phạt tiền, hình phạt trục xuất.
Thuật ngữ là tên gọi các loại hình phạt khác tuy rõ ràng, không trùng
với các thuật ngữ thuộc ngành luật khác nhưng để đảm bảo tính thống nhất
trong hệ thống cũng cần sửa các thuật ngữ này theo cách chung nêu ừên.
Theo đó có 13 thuật ngữ mới là: 1. Hình phạt cải tạo không giam giữ; 2. Hình
phạt cấm cư trú; 3. Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ; 4. Hình phạt cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định; 5. Hình phạt cảnh cáo; 6. Hĩnh phạt
quản chế; 7. Hình phạt tịch thu tài sản; 8. Hình phạt tiền; 9. Hình phạt trục
xuất; 10. Hình phạt tù chung thân; 11. Hình phạt tù có thời hạn; 12. Hình phạt
tử hình và 13. Hình phạt tước một số quyền công dân.6 Trong đó, hai thuật
ngữ là “hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ” và thuật ngữ “hình phạt cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định” được tách ra từ một thuật ngữ chung là
6 Trong BLHS Cộng hoà Liên bang Đức, tên gọi hầu hết các loại hình phạt đều có từ “Sừafe” (có nghĩa trong
tiêng Việt là hình phạt) là m ột bộ phận câu thành thuật ngữ: Geldsữafe (hình phạt tiền), Freiheitstrafe (hình
phạt tự do). N goài ra, hai hình phạt đã bị bãi bỏ cũng có tên gọi được cấu trúc tương tự là V erm oegenssừaíe
(hình phạt tài sản) và Todessừafe (hình phạt chết - tử hình). Xem: Các điều từ Điều 38 BLHS C ộng hoà Liên

bang Đức, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011 (bản tiếng Đức và tiếng Việt).

7


“cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định”
(Điều 36). Việc tách này là cần thiết vì cấm đảm nhiệm chức vụ và cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định có tính chất khác nhau nên không thể để
chung là một loại hình phạt.
Thứ hai, nhóm các thuật ngữ phản ánh chưa rõ, không đúng khái niệm
- Thuật ngữ “các biện pháp tư pháp” (Chương VI)
Thuật ngữ này chưa thể hiện rõ ràng khái niệm cần phản ánh trong sự so sánh
với khái niệm hình phạt. Với tên gọi này thì hình phạt cũng có thể được xác
đinh thuộc các biện pháp tư pháp vì hình phạt cũng thuộc lĩnh vực tư pháp.
Khái niệm được đề cập ở đây tuy có liên quan với khái niệm hình phạt nhưng
là khái niệm độc lập phản ánh đối tượng có mục đích và nội dung riêng. Tên
gọi của khái niệm này phải phản ánh được đặc điểm riêng đó để có thể phân
biệt được với khái niệm hình phạt. Tham khảo luật hình sự của một số quốc
gia khác, cũng không thấy quốc gia nào khi đặt tên cho các biện pháp này sử
dụng tò “tư pháp”. Cụ thể: Tên gọi của khái niệm tương ứng với khái niệm
này trong BLHS Cộng hoà Liên bang Đức là “các biện pháp xử lí hoàn thiện
và đảm bảo an toàn” (Điều 61); trong BLHS Liên bang Nga là “các biện pháp
pháp luật hình sự khác” (Mục VI); trong BLHS Thụy Điển là “các biện pháp
xử lý hình sự đặc biệt khác đối với tội phạm” và trong BLHS của Việt Nam
cộng hoà năm 1972 là “biện pháp phòng vệ” (Điều 50).
Căn cứ vào mục đích cũng như nội dung của các biện pháp tư pháp đã
được quy định có thể sửa đổi thuật ngữ “các biện pháp tư pháp” thành “biện
pháp khắc phục, phòng ngừa”. Tên gọi này phản ánh rõ mục đích trực tiếp của
biện pháp là khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội cũng như phòng ngừa
việc phạm tội lại. Điều này cũng thể hiện sự khác biệt của khái niệm này với

khái niệm hình phạt.
- Thuật ngữ “sự kiện bất ngờ” (Điều 11)
Thuật ngữ này chưa thể hiện rõ ràng khái niệm. Đối tượng được khái
niệm này phản ánh là một trường hợp không có lỗi - trường hợp chủ thể do
khách quan đã không thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. Tên

8


gọi hiện nay của khái niệm không thể hiện được nội dung này mà mới chỉ
phản ánh được nguyên nhân của việc không có lỗi. Tham khảo luật hình sự
của một số quốc gia khác, không có quốc gia nào có tên gọi tương tự như vậy.
Tên gọi của khái niệm tương ứng với khái niệm này trong BLHS Liên bang
Nga là “gây ra hậu quả nhưng không có lỗi” (Điều 28).
Do vậy, thuật ngữ “sự kiện bất ngờ” cần phải được thay thế bằng thuật
ngữ phản ánh đúng nội dung của khái niệm. Thuật ngữ thay thế có thể là
“không có lỗi do sự kiện bất ngờ”. Từ thuật ngữ này có thể xây dựng tên gọi
cho các trường hợp không có lỗi khác: Kliông có lỗi do bất khả kháng (trường
hợp này được gọi trong một số tài liệu là trường họp “bất khả kháng”) và không
có lỗi do không có năng lực lỗi.Tuy nhiên, tên gọi “không có lỗi do sự kiện
bất ngờ” cũng chưa thật rõ ràng bởi ở trường hợp ‘bất khả kháng” cũng có tính
bất ngờ. “Sự kiện bất ngờ” và trường họp “bất khả kháng” khác nhau ở chỗ:
“bất ngờ” nên không thấy trước hậu quả và ‘bất ngờ” nên không thể tránh
được hậu quả mặc dù thấy trước hậu quả. Do vậy, tên chính xác hơn cho “sự
kiện bất ngờ” có thể là: “Không có lỗi do không thấy trước hậu quả” còn tên
cho “bất khả kháng” có thể là: “Không có lỗi do không thể tránh được hậu
quả”.
- Thuật ngữ “tình thế cấp thiết” (Điều 16)
Đây cũng là thuật ngữ chưa thể hiện rõ ràng khái niệm. Đối tượng được
khái niệm này phản ánh là trường hợp gây thiệt hại nhưng được coi là họp

pháp và việc gây thiệt hại được thừa nhận là quyền của mỗi cá nhân vì việc
làm này là cần thiết cho xã hội được xác định bởi hoàn cảnh khách quan có
tính cấp thiết. Tên gọi hiện nay của khái niệm mới chỉ thể hiện được hoàn
cảnh khách quan đó mà chưa thể hiện được nội dung chính của khái niệm là
hành vi gây thiệt hại họp pháp của chủ thể. Do vậy, thuật ngữ “tình thế cấp
thiết” cần được sửa đổi để phản ánh đúng khái niệm. Thuật ngữ thay thế cho
“tình thế cấp thiết” có thể là “gây thiệt hại ứong tình thế cấp thiết” hoặc “hành vi
cấp thiết“. Tham khảo 6 BLHS có tên gọi cho trường hợp này cho thấy, tên gọi
trong 3 BLHS phản ánh hành vi chứ không phản ánh hoàn cảnh. Cụ thể: Tên gọi
của khái niệm tương ứng với khái niệm này trong BLHS Trung Quốc là

9


“phòng tránh nguy hiểm” (Điều 21); trong BLHS Nhật Bản là “ngăn ngừa
mối nguy hiểm đang diễn ra” (Điều 37) và trong BLHS của Việt Nam cộng
hoà năm 1972 là “hành vi thiết bách” (Điều 75).
- Thuật ngữ “giảm mức hình phạt đã tuyên” (Điều 58)
Thuật ngữ này không thể hiện đúng khái niệm. Đối tượng được khái
niệm này phản ánh không phải là việc thay đổi (giảm) hình phạt đã tuyên.
Hình phạt đã tuyên trong bản án không có sự thay đổi. Đây chỉ là trường hợp
giảm thời hạn chấp hành hình phạt đã tuyên và định nghĩa khái niệm cũng xác
định rõ như vậy. Tên gọi này cũng mâu thuẫn với tên gọi “giảm thời hạn chấp
hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt” (Điều 59). Cùng chỉ một vấn đề - ở
trường hợp bình thường và trường hợp đặc biệt nhưng tên gọi cho hai trường
hợp này lại khác nhau hoàn toàn: “giảm mức hình phạt đã tuyên” và “giảm
thời hạn chấp hành hình phạt trong trường họp đặc biệt”. Trong đó, thuật ngữ
thứ hai là thuật ngữ phản ánh đúng khái niệm. Do vậy, thuật ngữ “giảm mức
hình phạt đã tuyên cần thay đổi thành “giảm thời hạn chấp hành hình phạt” để
cho đúng với nội dung khái niệm và cũng thống nhất với thuật ngữ “giảm thời

hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt”.
- Thuật ngữ “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” (Điều 13)
Thuật ngữ này thể hiện không đúng khái niệm vì có nội dung rộng hơn
so với khái niệm. Khái niệm được mô tả trong điều luật chỉ là một trường hợp
không có năng lực trách nhiệm hình sự - không có năng lực trách nhiệm hình
sự do mắc bệnh dẫn đến mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển
hành vi. Bên cạnh đó còn có trường họp khác cũng thuộc tình trạng này là
trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự do chưa đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự.7 Như vậy, tên gọi của khái niệm bao quát cả hai trường họp
nhưng nội dung của khái niệm được mô tả chỉ thể hiện một trường hợp.
Như vậy, tên gọi cho khái niệm được quy định tại Điều 13 BLHS không
phải là “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự”. Tên gọi cho
trường hợp này có thể là “tình trạng không có năng lực lỗi” hay “không có
7 v ề Vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự hiện còn có ý kiến khác nhau. Có thể tham khảo: Nguyễn Ngọc
H oà, “Vân đê năng lực ừách nhiệm hình sự - từ lí thuyêt đên sự thể hiện trong Bộ luật hình sự Việt Nam”,
T ạp chí luật học, số 4/2014

10


năng lực lỗi”. Tên gọi “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” hay
“không có năng lực trách nhiệm hình sự” được dùng cho khái niệm khác. Đó
là trường hợp không có năng lực lỗi và trường hợp chưa đạt độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự. Trong các BLHS được nghiên cứu, chỉ có BLHS của Liên
bang Nga đặt tên tương tự như BLHS Việt Nam. Tên gọi của khái niệm tương
ứng với khái niệm này trong BLHS Cộng hoà Liên bang Đức là “không có
năng lực lỗi do các rối loạn tâm thần” (Đièu 20). Trong BLHS của Pháp (Điều
122-1), Bộ luật hình sự của Việt Nam cộng hoà năm 1972 (Điều 76) hay trong
Bộ tổng luật Hoa Kỳ (Điều 17 chương 1 Tiểu mục 18) đều có quy định về
việc loại trừ trách nhiệm hình sự do bị mắc bệnh tâm thần nhưng không có tên

gọi cho các trường hợp này.
Thứ ba, nhóm thuật ngữ phản ánh chưa chuẩn xác khái niệm
- Thuật ngữ “trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại” (Điều 42)
Thuật ngữ này chưa thể hiện được tính chất cưỡng chế của biện pháp
khắc phục, phòng ngừa. Trong khi đó, một biện pháp khắc phục, phòng ngừa
khác có tên gọi thể hiện rất rõ tính chất cưỡng chế này đó là thuật ngữ “buộc
công khai xin lỗi”. Việc trả lại tài sản, sửa chữa hay bồi thường thiệt hại ở đây
không phải là việc làm bình thường như trong quan hệ pháp luật dân sự mà là
biện pháp cưỡng chế bên cạnh biện pháp cưỡng chế khác là hình phạt. Do
vậy, để phản ánh chuẩn xác khái niệm và cũng để đảm bảo tính thống nhất
trong hệ thống cần bổ sung từ “buộc” vào tên gọi hiện nay. Ngoài ra, cũng
cần tách biện pháp này thành 2 biện pháp là “buộc trả lại tài sản” và “buộc
sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại” vì trả lại tài sản có tính chất khác với sửa
chữa và bồi thường thiệt hại. Do vậy, thuật ngữ “trả lại tài sản, sửa chữa hoặc
bồi thường thiệt hại” cần được sửa đổi thành “buộc trả lại tài sản” và “buộc
sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại”.
- Thuật ngữ “đưa vào trường giáo dưỡng” (Điều 70)
Thuật ngữ này chưa thể hiện được nội dung chính của khái niệm, vấn
đề ở đây là giáo dục tại trường giáo dưỡng chứ không chỉ đơn thuần là việc
đưa vào trường giáo dưỡng. Do vậy, để phản ánh chuẩn xác khái niệm cần
sửa đổi thuật ngữ “đưa vào trường giáo dưỡng” thành “giáo dục tại trường

11


giáo dưỡng”. Thuật ngữ mới này cũng sẽ đảm bảo tính thống nhất trong hệ
thống với thuật ngữ “giáo dục tại xã, phường, thị trấn, (trong phần tiếp theo,
thuật ngữ này được đề nghị sửa thành “giáo dục tại cộng đồng”). BLHS của
LB Nga và của Thụy Điển là 2 BLHS có quy định biện pháp tương tự đều đặt
tên gắn với hoạt động chăm sóc, giáo dục tác động đến người phạm tội. Cụ

thể: Trong BLHS LB Nga là “các biện pháp giáo dục bắt buộc”, trong BLHS
Thụy Điển là “chăm sóc người chưa thành niên”.
Bổn ỉà, nhóm thuật ngữ không đảm bảo tính hệ thống, logic
- Thuật ngữ “phạm tội có tổ chức” (Điều 20)
Thuật ngữ này không đảm bảo tính hệ thống, logic vì khái niệm cần
được đặt tên không phải là về trường hợp đặc biệt của phạm tội nói chung mà
là trường hợp đặc biệt của hĩnh thức phạm tội “đồng phạm” bên cạnh hình
thức phạm tội riêng lẻ. Do vậy, thuật ngữ “phạm tội có tổ chức” cần được sửa
đổi thành “đồng phạm có tổ chức” để phân biệt với trường hợp đồng phạm
thông thường.
- Thuật ngữ “tái phạm nguy hiểm” (Điều 49)
Thuật ngữ này không đảm bảo tính hệ thống, logic. Khi có thuật ngữ
“tái phạm nguy hiểm” thì theo tính hệ thống, logic phải có “tái phạm không
nguy hiểm”. Tuy nhiên, không thể có “tái phạm không nguy hiểm” . Trong hệ
thống, bên cạnh tường họp đang được gọi là “tái phạm nguy hiểm” chỉ có “tái
phạm”. Do vậy, để đảm bảo tính hệ thống, logic thuật ngữ này cần được sửa
đổi thành “tái phạm đặc biệt” hoặc “tái phạm nghiêm trọng” ừong sự so sánh
với “tái phạm” (bình thường). Trong 2 BLHS có qui định tương tự, BLHS LB
N ga (Điều 18) đặt tên tương tự như Việt Nam còn Trung Quốc đặt tên là “tái
phạm đặc biệt” (Điều 66).
Năm là, nhóm các thuật ngữ chưa đảm bảo tính ngắn gọn
Đây là các thuật ngữ có nội dung diễn giải không cần thiết. Để rút gọn
các thuật ngữ này có thể lược bớt từ không cần thiết hoặc dùng từ thay thế
ngắn gọn hơn. Thuộc nhóm này có các thuật ngữ sau:
- Thuật ngữ “tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh
khác” (Điều 14)

12



Ở thuật ngữ này có thể lược bớt cụm từ không cần thiết có nội dung giải
thích nguyên nhân của tình trạng say. Theo đó, có thuật ngữ mới ngắn gọn hơn
là “tình trạng say”. Phần bị lược bỏ sẽ được sử dụng khi định nghĩa khái niệm.
Trong 5 BLHS có khái niệm tương tự, chỉ có BLHS LB Nga đặt tên như Việt
Nam còn các BLHS của CHLB Đức (Điều 64), Trung Quốc (Điều 18), Thụy
Điển và Mỹ (Điều 2.08 (5) BLHS mẫu đều sử dụng tên gọi; ‘tình ửạng say”
hoặc “tình trạng tự say”.
- Thuật ngữ “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” (Điều 19)
Thuật ngữ này cần rút gọn thành “tự chấm dứt việc phạm tội”. Trong
đó cụm từ “tự chấm dứt” là cụm từ khái quát thay thế cho cụm từ diễn giải cụ
thể “tự ý nửa chừng chấm dứt”. Các BLHS được nghiên cứu có đặt tên cho
trường hợp này đều không đặt tên theo kiểu diễn giải. Tên gọi trường hợp này
là “tự chấm dứt” (Điều 24 BLHS CHLB Đức), “Tự nguyện từ bỏ việc phạm
tội” (Điều 31 BLHS LB Nga), “dừng lại giữa chừng việc phạm tội (Điều 24
BLHS Trung Quốc),”từ bỏ việc phạm tội” (Điều 5.01 (4) BLHS mẫu Mỹ).
- Thuật ngữ “giáo dục tại xã, phường, thị trấn” (Điều 70)
Thuật ngữ này cần sửa đổi thành “giáo dục tại cộng đồng”, ơ đây, từ
•‘cộng đồng” là từ được dùng tương đối phổ biến hiện nay để sử dụng ihay lliỗ
cho các từ xã, phường, thị trấn. Việc thay thế này vừa đảm bảo cho thuật ngữ
ngắn gọn hơn, vừa đảm bảo tính khái quát. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho
rằng, cụm từ “cộng đồng” có nghĩa tương đối rộng nên không thật phù hợp.
Do vậy có phương án khác là thay “giáo dục tại xã, phường, thi tran thanh
“giáo dục tại nơi cư trú”.
- Thuật ngữ “thời hạn để xoá án tích”(Điều 67)
Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “thời hạn xoá án tích” đê thuật
ngữ ngắn gọn hơn và bớt “nặng nê”.
Sáu là, nhóm các thuật ngữ chưa chuẩn về ngữ học (từ hoặc câu trúc
chưa chuẩn)

.


- Thuật ngữ “phòng vệ chính đáng” (Điều 15)
Trong thuật ngữ này, từ “phòng vệ” chưa thật phù hợp với khái niệm.
“Phòng vệ” thường được hiểu là phòng thủ, phòng ngừa còn đối tượng của

13


khái niệm cần được đặt tên không còn là phòng thủ, phòng ngừa mà là hành
động chống trả sự tấn công. Do vậy, cần thay “phòng vệ” bằng từ khác thể
hiện sự “chống trả”. Từ đó có thể là “tự vệ”8. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng từ
“tự vệ” lại bó hẹp quyền của chủ thể vì ‘tự vệ” là chống trả khi chính minh bị
tấn công, trong khi chế định này không giới hạn như vậy. Nhưng có hai lý do
cho phép có thể chấp nhận từ “tự vệ”: Chế định này xuất phát trước hết từ
quyền được tự bảo vệ và tiếp đó là mở rộng quyền được bảo vệ người khác.
Hơn nữa, càn hiểu tự vệ ở một nghĩa rộng là một dạng bảo vệ tò phía người
dân trong sự thống nhất với bảo vệ tò phía Nhà nước.
Từ “chính đáng” trong thuật ngữ cũng không phù hợp. v ấn đề đặt ra ở
đây là tự vệ (phòng vệ) như thế nào thì được luật thừa nhận và trở thành chính
đáng? Đó chính là dấu hiệu “cần thiết” để có thể ngăn chặn hành vi tấn công.
Từ “cần thiết” cũng được sử dụng trong BLHS để định nghĩa khái niệm. Do
vậy, cần sửa đổi thuật ngữ “phòng vệ chính đáng” thành “tự vệ cần thiết”.
Trong các BLHS được nghiên cứu, khái niệm này được đặt tên cũng rất khác
nhau. Cụ thể: Trong BLHS Nhật Bản được gọi là “tự vệ” (Điều 36); trong
BLHS Nga là “phòng vệ cần thiết” (Điều 37); trong BLHS Thuỵ Điển là “tự vệ
chính đáng” (Điều 1 Chương 21), ừong BLHS CHLB Đức là tự vệ khẩn cấp
(Điều 32).
- Thuật ngữ “thời gian thử thách” (Điều 60)
Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “thời hạn thử thách” để tránh
hiểu thời gian theo nghĩa là thời điểm. Thời gian có thể hiểu theo hai nghĩa

là khoảng thời gian (nghĩa đúng) và thời điểm (nghĩa hiểu sai trong thực tế).
Ở thuật ngữ này, thời gian được sử dụng theo nghĩa đúng - nghĩa thời hạn.
Do vậy, thuật ngữ “thời hạn thử thách” rõ ràng hơn so với thuật ngữ “thời
gian thử thách”. Nhiều BLHS được nghiên cửu sử dụng từ “thời hạn” như
BLHS LB Nga (Điều 73), BLHS Nhật Bản (các điều 25, 26, 27), BLHS
Thụy Điển (Điều 4 Chương 28)...
- Thuật ngữ “vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết” (Điều 16)

8 Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB. K hoa học xã hội, 1994, khi giải thích hai từ này,
Từ điển đỗ lấy ví dụ cho từ tự vệ là Quyền tự vệ (tr. 1041).

14


Thuật ngữ này chưa chính xác khi sử dụng từ “yêu cầu”. Hơn nữa, việc
sử dụng từ “yêu cầu” cũng mâu thuẫn với thuật ngữ “vượt quá giới hạn của tự
vệ càn thiết”. Cùng là vượt quá nhưng ở “tự vệ cần thiết” là vượt quá “giới
hạn” còn ở đây là vượt quá “yêu cầu”. Giữa “giới hạn” và “yêu cầu” cần phải
chọn một để đảm bảo tính thống nhất. Vượt quá ở cả hai trường hợp này đều
là vượt “quyền”. Do vậy, chỉ có thể là vượt quá giới hạn vì chỉ có thể nói giới
hạn của quyền chứ không nói yêu càu của quyền.
Ngoài ra, thuật ngữ này cũng càn sửa lại để phù hợp với việc thuật ngữ
“tình thế cấp thiết” đã được sửa đổi. Do vậy, thuật ngữ “vượt quá yêu cầu của
tình thế cấp thiết” cần được sửa đổi thành “vượt quá giới hạn gây thiệt hại
trong tình thế cấp thiết” hoặc ‘Vượt quá giới hạn của hành vi cấp thiết”. Các
BLHS được nghiên cứu đều không sử dụng tò “yêu cầu”, trong đó, BLHS
Nga (Điều 39), BLHS Trung Quốc (Điều 21) sử dụng tò “giới hạn”.
- Thuật ngữ “người thực hành” (Điều 20)
Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “người thực hiện”. Thực hành có
thể hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa áp dụng lí thuyết vào thực tế và nghĩa thực

hiện. Trong trường hợp này, thực hành được hiểu là thực hiện. Do vậy, việc
sử dụng từ “thực hiện” thay cho từ “thực hành” làm cho thuật ngữ rõ ràng
hơn. Đồng thời, thuật ngữ mới này cũng làm cho diễn đạt có liên quan
“thuận” hơn. Ví dụ: Diễn đạt “xúi giục thực hiện tội phạm hay giúp sức thực
hiện tội phạm” rõ ràng “thuận” hơn so với diễn đạt “xúi giục thực hành tội
phạm hay giúp sức thực hành tội phạm”. Khi sửa đổi thuật ngữ “người thực
hành” thành “người thực hiện” thì thuật ngữ chung cho 4 loại người đồng
phạm cần được thống nhất là “người phạm tội”. Người phạm tội có thể là
người thực hiện (tội phạm), người xúi giục (thực hiện tội phạm), người giúp
sức (thực hiện tội phạm) hay người tổ chức (thực hiện tội phạm). Trong các
BLHS được nghiên cứu chỉ có BLHS Pháp sử dụng từ “thực hành”, các
BLHS của Cộng hoà Liên bang Đức (Điều 25), Liên bang Nga (Điều 33),
Thuỵ Điển (Điều 4 Chương 23) đều sử dụng từ “thực hiện” còn BLHS Nhật
dung từ “chính phạm” (Điều 60), BLHS của Việt Nam cộng hòa năm 1972
dùng từ ‘chánh phạm”.

15


- Thuật ngữ “đấu hiệu định tội” (Điều 46) và “yểu tố định tội” (Điều 48)
Hai thuật ngữ này cùng được sử dụng trong BLHS là tên gọi của một
khái niệm. Do vậy, cần phải chọn một trong hai thuật ngữ để đảm bảo tính
thống nhất. Khi nói đến quy định của luật thì “dấu hiệu” là từ thường được sử
dụng. Từ “yếu tố” thường được sử dụng khi nói về cấu trúc của tội phạm.
Theo đó, cần sử dụng thuật ngữ “dấu hiệu định tội” và thêm từ “danh” để cho
thuật ngữ rõ ràng hơn.
Như vậy, thuật ngữ “dấu hiệu định tội” và thuật ngữ “yếu tố định tội”
càn được sửa đổi thành“dấu hiệu định tội danh”.
- Thuật ngữ “dấu hiệu định khung” (Điều 46) và “yếu tố định khung”
(Điều 48)

Hai thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “dấu hiệu định khung hình
phạt” với các lí do tương tự như đã trình bày đối với trường hợp thuật ngữ
“dấu hiệu định tội” và thuật ngữ “yếu tố định tội”.
- Thuật ngữ “bắt buộc chữa bệnh” (Điều 43)
Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “chữa bệnh bắt buộc” cho đúng
với cấu trúc ngôn ngữ. Từ “chữa bệnh” thể hiện nội dung của biện pháp, còn
tò “bắt buộc” thể hiện tính chất của chữa bệnh nên phải được đặt ở vị trí là
tính từ đứng sau từ chữa bệnh. BLHS LB Nga cũng sử dụng cụm tò chữa
bệnh bắt buộc khi đặt tên Chương 15 là: Cấc biện pháp chữa bệnh bắt buộc.
- Thuật ngữ “đương nhiên xoá án tích” (Điều 64)
Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “xoá án tích đương nhiên” cho
đúng với cấu trúc ngôn ngữ. Từ “đương nhiên” được sử dụng xác định tính
chất của xoá án tích nên phải được đặt ở vị trí là tính từ đứng sau từ “xoá án
tích”. Từ đó tạo ra sự thống nhất trong cách sử dụng từ giữa hai loại xoá án tích:
Xoá án tích đương nhiên và xoá án tích theo quyết định của tòa án (Điều 65).
Thứ bảy, nhóm các thuật ngữ càn sửa đổi theo các thuật ngữ khác đã
được sửa đổi
Đây là các thuật ngữ phải sửa đổi để thống nhất với thuật ngữ đã được
sửa đổi khác. Đây chỉ là sự sửa đổi có tính cơ học. Ngoài một số thuật ngữ đã
được trình bày ở các mục trên, cho phù hợp với thuật ngữ “phòng vệ chính

16


đáng” đã được sửa thành “tự vệ cần thiết”, cần sửa đổi thuật ngữ “vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng” thành “vượt quá giới hạn tự vệ cần thiết”.
2.1.2.2. Các thuật ngữ cần được bổ sung
Thứ nhất, các thuật ngữ đã được thực tiễn thừa nhận
- “Người đồng thực hiện” là thuật ngữ đi cùng thuật ngữ “người thực
hiện” (Điều 20). Trong BLHS chưa có quy định về “người đồng thực hiện”

nhưng trong các giáo trình cũng như trong một số sách về luật hình sự Việt
Nam, loại người đồng phạm này đều được xác định và trong thực tiễn xét xử,
loại người đồng phạm này xảy ra cũng tương đối phổ biến.9 Do vậy, việc bổ
sung thuật ngữ “người đồng thực hiện” là cần thiết để tạo điều kiện cho
BLHS có thể bổ sung quy định về loại người đồng phạm này. Trong các
BLHS của LB Nga (Điều 33), Thuỵ Điển (Điều 4 Chương 23), CHLB Đức
(Điều 25), Nhật Bản (Điều 60), loại người này đều có tên gọi là đồng thực
hiện.
- “Tự ngăn chặn tội phạm” là thuật ngữ đi cùng thuật ngữ “tự chấm dứt
việc phạm tội” (Điều 19). BLHS Việt Nam chưa có quy định về trường hợp
“tự ngăn chặn tội phạm” nhưng khả năng xảy ra trường họp này trong thực tế
là hoàn toàn có thể và do vậy, trong một số giáo trình luật hỉnh sự Việt Nam,
vấn đề này cũng được nêu ra.(10) Việc bổ sung chế định này trong BLHS Việt
Nam là cần thiết và do vậy cần bổ sung thuật ngữ “tự ngăn chặn tội phạm”
vào hệ thống các thuật ngữ thuộc Phàn chung BLHS Việt Nam. Trong BLHS
của nhiều nước đều có chế định này như BLHS của Cộng hoà Liên bang Đức
(các điều 83a, 306e, 314a, 320 và 330b), Liên bang Nga (khoản 4 Điều 31),
Trung Quốc (Điều 24), Thuỵ Điển (Điều 3 Chương 23).
Thứ hai, các thuật ngữ liên quan đến pháp luật quốc tế
Trong BLHS hiện nay còn thiếu 2 chế định rất quan trọng liên quan đến

9 Xem : Trường Đại học Luật Hà N ội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2013, tr. 180, 181; Khoa luật Đ ại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung),
Nxb. Đ ại học quốc gia H à N ội, 2003, tr. 258, 259 .
10 Xem: Truờng Đại học Luật H à N ội, sđd, tr. 172.

17


pháp luật quốc tế là “tổ chức tội phạm” và “tội phạm có tổ chức”.11 Do vậy,

nhóm nghiên cứu đề xuất phải bổ sung 2 thuật ngữ làm tên gọi cho hai chế định
này là: 1) Thuật ngữ “tổ chức tội phạm” và 2) Thuật ngữ “tội phạm có tổ chức”.

2.1. BẢNG CÁC THUẬT NGỮ PHÀN CHUNG CẰN THAY ĐỎI, BỎ SUNG
(Phần chữ nghiêng là phần thay đổi; phần chữ đậm là phần bổ sung)
STT

THUẬT NGỮ ĐANG SỪ DỤNG

THUẬT NGỮ MỚI

1.

Các biện pháp tư pháp

2.

Trà lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi Buộc trả lại tài sản
thường thiệt hại
Buộc sửa chữa hoặc bồi thường
thiệt hại

3.

Bắt buộc chữa bệnh

Chữa bệnh bắt buộc

4.


Đưa vào trường giáo dưỡng

Giáo dục tại trường giáo dưỡng

5.

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Giảo dục tại cộng đồng/Giảo dục
tại nơi cư trú

6.

Dấu hiệu định khung

7.

Yếu tố định khurig hình phạt

8.

Dấu hiệu định tội

9.

Yếu tố định tội

Dấu hiệu định tội danh

10.


Phạm tội có tổ chức

Đồng phạm có tồ chức

11.

Tình thế cấp thiết

Gây thiệt hại trong tình thế cấp
thiết/Hành vi cấp thiết

12.

Giảm mức hình phạt đã tuyên

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt

13.

Cải tạo không giam giữ

Kinh phạt cải tạo không giam giữ

14.

Cấm cư trú

Hình phạt cấm cư trú


15.

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành Hình phạt cẩm đảm nhiệm chức vụ
nghề hoặc làm công việc nhất định
Hình phạt cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định

16.

Cảnh cáo

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

Dấu hiệu định khung hình phạt

Hình phạt cảnh cáo

11 v ề vấn đề này có thế xem: PGS.TS. Lê Thị Sơn, “Tội phạm có tồ chức và việc bổ sung chế định tổ chức
tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 12/2012.

18


×