Tải bản đầy đủ (.doc) (212 trang)

KHẢO sát XOẮN KHUẨN LEPTOSPIRA và LEPTOSPIROSIS TRÊN CHÓ ở một số TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 212 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI

KHẢO SÁT XOẮN KHUẨN LEPTOSPIRA VÀ
LEPTOSPIROSIS TRÊN CHÓ Ở MỘT SỐ
TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI
MÃ SỐ: 62640102

2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI

KHẢO SÁT XOẮN KHUẨN LEPTOSPIRA VÀ
LEPTOSPIROSIS TRÊN CHÓ Ở MỘT SỐ
TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI
MÃ SỐ: 62640102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. HỒ THỊ VIỆT THU



2019


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu
Trường Đại học Cần Thơ, khoa Sau đại học, ban Chủ nhiệm Khoa Nông
Nghiệp, Bộ môn Thú y, các Quý thầy, cô đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận án.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô hướng
dẫn PGS.TS. Hồ Thị Việt Thu đã động viên, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, chăm bồi kiến thức và
hoàn thành luận án. Xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Đình Từ và PGS.
TS. Cao Thị Bảo Vân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện nuôi cấy xoắn khuẩn tại Viện Vệ Sinh Dịch Tễ. Xin cảm ơn
sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung và PGS.TS Nguyễn Trọng
Ngữ đã động viên và giúp đỡ trong việc xử lý số liệu và phân tích trình tự
gene.
Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Hạnh Lan đã tận tình hướng dẫn
trực tiếp kỹ thuật nuôi cấy xoắn khuẩn tại phòng Sinh Học Phân Tử 3 của
Viện Vệ Sinh Dịch Tễ (Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh) và em Trần Văn
Bé Năm phòng Sinh Học Phân Tử, Viện Công Nghệ Sinh Học Trường ĐHCT.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn các Quý thầy, cô trong hội đồng
chấm luận án đã đóng góp cho tôi những ý kiến vô cùng quý giá để tôi có thể
hoàn thiện hơn bản luận án của mình.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang
công tác tại Bộ môn Thú y, Trường Đại học Cần Thơ, các anh chị em lớp NCS
khóa 1 (2013-2017) đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận án.

Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cám ơn tới gia đình, người thân
yêu của tôi đã luôn ủng hộ, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống để tôi có
thể an tâm và có thêm nghị lực hoàn thành luận án.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Bé Mười
i


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát xoắn khuẩn Leptospira và Leptospirosis trên chó ở
một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long” được thực hiện từ năm 2013 đến
2017, sử dụng phương pháp khảo sát huyết thanh học (MAT), lấy mẫu cắt
ngang được thực hiện trên 4 tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Cà Mau
với 18 nhóm huyết thanh Leptospira phổ biến.
Tổng số mẫu kiểm tra huyết thanh chó 1.433, chia thành: giống chó nội
và giống chó ngoại; 3 nhóm tuổi: 4 tháng - 12 tháng tuổi, ≤ 1-6 năm và ≥ 6
năm tuổi; giới tính đực và cái; nuôi thả rong và nuôi nhốt. Tổng số mẫu huyết
thanh chuột 647, với 3 loại chuột: chuột cống, chuột xạ và chuột nhắt. Đề tài
thực hiện trên 4 nội dung là: (1) Điều tra tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó và
chuột; (2) Phát hiện xoắn khuẩn Leptospira từ nước tiểu bằng kỹ thuật PCR và
nuôi cấy, giải trình tự đoạn gene 16S rRNA của xoắn khuẩn Leptospira; (3)
Khảo sát những biến đổi bệnh lý bệnh Leptospirosis trên chó thông qua xét
nghiệm máu và nước tiểu và (4) nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh
Leptospirosis với 3 phác đồ điều trị bằng Shoptapen, Amoxicillin và
Doxycycline.
Việc phát hiện xoắn khuẩn Leptospira được thực hiện trên 63 mẫu nghi
ngờ có Leptospira từ 111 mẫu nước tiểu của chó có MAT ≥ 1: 400. Các biến
đổi về bệnh lý thực hiện trên 13 chó (6 con không có và 7 có triệu chứng lâm
sàng) dương tính với Leptospira bằng kỹ thuật PCR và điều trị được thực hiện

tại 3 phòng mạch thú y tại TPCT.
Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira trung bình trên
chó là 23,1%; cao nhất ở TP Vĩnh Long là 26,59%, kế đến là Cần Thơ
(24,46%), An Giang (20,15%) và thấp nhất là Cà Mau (18,94%). Serogroup
phổ biến là L. icteroheamorrhagiae (35,05%), L. canicola (18,34%), L.
hurstbridge (12,69%), L. bataviae (12,08%) và L. grypptophosa (12,08%). Tỷ
lệ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira giữa nhóm giống chó nội (23,71%) và chó
ngoại (22,24%) (P=0,51) cũng như các lứa tuổi chó khác nhau, từ 4 tháng đến
12 tháng tuổi (22,51%), ≤ 1-6 năm tuổi (22,52%) và ≥ 6 năm tuổi (26,04%)
(P=0,32). Tỷ lệ nhiễm Leptospira giữa chó đực (24,20%) và con cái (22,01%)
(P=0,33). Tuy nhiên, phương thức nuôi có ảnh hưởng rất có ý nghĩa đến tỷ lệ
nhiễm Leptospira, chó thả rong là 25,92% trong khi nuôi nhốt là 17,56%
(P<0,01). Chuột có tỷ lệ nhiễm Leptospira khá cao, chuột cống 46,32%, trong
khi chuột xạ và chuột nhắt lần lượt là 26,32 và 27,14% (P<0,01). Serogroup
nổi trội là L. icteroheamorrhagiae (40,61%), L. canicola (20,52%), L.
bataviae (13,97%), L. panama (10,92%) và L. hurstbridge (10,92%). Tỷ lệ
dương tính với Leptospira giữa chuột và chó có tương quan rất chặc chẻ (R2=
0,90).
ii


Kỹ thuật PCR đã phát hiện 13/63 mẫu nước tiểu dương tính với
Leptospira (20,63%) và đã nuôi cấy thành công Leptospira từ 3/63 mẫu nước
tiểu này (4,76%). Kết quả định danh xác định các mẫu phát hiện thuộc hai loài
Leptospira interrogans (L. interrogans serovar icterohaemorrhagie) thuộc
nhóm Leptospira gây bệnh và loài Leptospira fainei (L. fainei serovar
hurstbridge) thuộc nhóm xoắn khuẩn trung gian gây bệnh cơ hội hiện diện
trong nước tiểu chó ở TPCT.
Mười ba chó dương tính với Leptospira có bạch cầu tổng số, bạch cầu
trung tính, lâm ba cầu, urea, creatinin, AST, ALT và bilirubin tăng cao, trong

khi hồng cầu, hemoglobin, hematocrit và tiểu cầu giảm so với chỉ số bình
thường, ngoài ra trong nước tiểu còn xuất hiện hồng cầu và protein cao. Bảy
chó có triệu chứng lâm sàng như lừ đừ, ăn ít hoặc bỏ ăn (100%), niêm mạc
nhợt màu (85,71%) và tiêu chảy (14,28%). Sáu mươi ba chó được điều trị với
ba phác đồ, kết quả Doxycycline có tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất (61,90%), kế đến
là Amoxicilline (50%) và thấp nhất Shotapen (40%) (P=0,37).
Kết quả của đề tài chỉ rằng chó và chuột là hai động vật có mắc bệnh
Leptospirois, tỷ lệ nhiễm Leptospira giữa chúng có quan hệ tuyến tính rất cao.
Các số liệu thu được của đề tài là những dữ liệu cần thiết cho công tác phòng
và chống bệnh trên chó cũng như góp phần làm hạn chế bệnh trên các động
vật khác và trên người.
Từ khóa: chó, chuột, Leptospira, serogroup, tỷ lệ nhiễm, điều trị.

3


ABSTRACT
The study of “Survey of Leptospira and Leptospirosis in dogs in some
provinces in the Mekong Delta" was carried out from 2013 to 2017, using
for a cross-sectional sero survey of the Leptospira prevalence by microscopic
agglutination test (MAT) on four provinces: Can Tho, Vinh Long, An Giang
and Ca Mau with live antigens of 18 common serogroups.
A total of serum samples was 1,433, in which dogs were divided two
breeds group: domestic and exotic dog’s breeds; three age groups, 4 months to
12 months, ≤ 1-6 years and ≥ 6 years-old dogs; male and female; free-raising
dogs and captive dogs. A total of the tested serum samples was 647: three rat
species: Rattus norvegicus, Suncus murinus and Mus musculus. The study
consisted of four contents (1) Investigation the prevalence of Leptospira in
dogs and rats; (2) Detection of Leptospira from urine by PCR technique and
by culturing methods, sequence of the 16S rRNA of Leptospira; (3) Survey of

the pathological changes of Leptospirosis on dogs through blood and urine
tests and (4) examination of three antimicrobial therapies with Shoptapen,
Amoxicillin and Doxycycline in the treatment of Leptospira on dogs.
The detection of Leptospira was examined on 63 clinical suspicion cases
of Leptospira from 111 urine samples of dogs, all were tested by MAT ≥ 1:
400. The pathological changes were conducted on 13 dogs (6 without and 7
had clinical symptoms) that were positive for Leptospira by PCR technique
and the treatments were conducted at 3 veterinary clinics in Cantho city.
Results showed that the average prevalence of Leptospira in dogs was
23.10%, the highest rate was reported in Vinh Long province (26.95%),
followed by Can Tho city (24.46%), An Giang province (20.15%) and the
lowest was in Ca Mau city (18.94%). The common serogroups were L.
icterohaemorrhagiae (35.05%), L. canicola (18.43%), L. hurstbridge
(12.69%), L. bataviae (12.08%) and L. gryppotyphosa (12.08%). The
seroprevalence of Leptospira between domestic dog’s breeds group was
(23.71%) and exotic dog’s breeds group (22.24%) (P=0.51) as well as among
age groups of dogs: from 4 months to 12 months (21.51%), ≤ 1-6 years old
(22.52%) and ≥ 6 year-old dogs (26.04%) (P=0.32). The prevalence of
Leptospira between males dogs was 24.20% and 22.01% in female (P=0.33).
Howerver, keeping methods had significantly influenced on the prevalence of
Leptospira with 25.92% found in free-raising dogs, while in captive dogs was
17.56% (P<0.01). There was high positive prevalence of Leptospira observed
in rats (35.40%), in which the highest percentage found in Rattus norvegicus
(46.32%), while Suncus murinus and Mus musculus were 26.32% and 27.14%,
respectively (P<0.01). The common serogroups were L. icterohaemorrhagiae
4


(40.61%), L. canicola (20.52%), L. bataviae (13.97%), L. panama (10.92%),
and L. hurstbridge (10.92%). The positive prevalence Leptospira between rats

and dogs was highly correlated (R2=0.90).
The PCR technique detected 13/63 Leptospira positive urine samples
(20.63%) and Leptospira was successfully cultured from 3/63 urine samples
(4.76%). Identification results based on homology and comparison of 16S
rNRA gene nucleotic sequences had identified the Leptospira detected
samples belonged to two species of Leptospira interrogans (L. interrogans
serovar icterohaemorrhagiae), which is pathogenic Leptospira species and L.
fainei (Leptospira fainei serovar hurstbridge) is the associated pathogenic
spirochetes, occurred in dog urine in Can Tho city.
Thirteen dogs positive for Leptospira had the white blood cell,
neutrophil, lymphocyte counts, urea, creatinine, AST, ALT and bilirubin
levels higher than normal ranges, whereas the red blood cell, hemoglobin,
hematocrit and platelet counts were lower than those of normal; and there
were the presence of red blood cell and protein in urine. Seven dogs with
clinical symptoms of Leptospirosis included lethargy, reluctant to eat and
anorexia (100%), colorless mucus (85.71%) and diarrhea (14.28%). Sixtythree infected dogs treated with Doxycycline had the highest recovery rate
(61.90%), followed by Amoxicillin (50%) and the lowest was Shoptapen
(40%) (P=0.37).
The study indicated that canine and rodent were two infected animal
species with Leptospirosis. There was a high linearly correlated in the
prevalence of Leptospira between dogs and rats. This research is necessary for
the prevention, against as well as contributes to limit the bacteria potential
exposure of rodent to domestic animals and human.
Keywords: dog, rat, Leptospira, serogroup, prevalence, treatment.

5


LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ ở bất kỳ nơi đâu. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận
án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Cán bộ hướng dẫn

Tác giả luận án

PGS.TS. Hồ Thị Việt Thu

Nguyễn Thị Bé Mười

6


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TÓM TẮT .......................................................................................................... ii
ABSTRACT...................................................................................................... iii
LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ .............................................................................. vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... x
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
2.1 Lịch sử phát hiện bệnh Leptospirosis và xoắn khuẩn Leptospira .............. 3
2.2 Đặc điểm vi sinh vật học của xoắn khuẩn Leptospira .......................................
3

2.2.1 Phân loại học............................................................................................. 3
2.2.2 Cấu trúc hình thái...................................................................................... 7
2.2.3 Đặc tính nuôi cấy xoắn khuẩn Leptospira................................................. 7
2.2.4 Sức đề kháng của mầm bệnh ................................................................... 9
2.4.5 Tính sinh miễn dịch ................................................................................. 9
2.3 Đặc điểm dịch tễ học ................................................................................ 10
2.3.1 Nguồn bệnh ............................................................................................. 10
2.3.2 Đường xâm nhập của mầm bệnh ........................................................... 11
2.3.3 Đặc tính gây bệnh của xoắn khuẩn Leptospira ..................................... 12
2.4 Đặc điểm bệnh học và lâm sàng ................................................................ 13
2.4.1 Bệnh Leptospirosis trên chó ................................................................... 13
2.4.2.Bệnh Leptospirosis trên người ................................................................ 18
2.5 Tình hình nghiên cứu Leptospirosis trên thế giới ..................................... 19
2.6 Tình hình nghiên cứu Leptospirosis trên gia súc và người ở Việt Nam ... 22
vii


2.7 Một số phương pháp chẩn đoán Leptospira .............................................. 24
2.7.1 Phương pháp kiểm tra xoắn khuẩn bằng kính hiển vi nền đen .............. 25
2.7.2 Phương pháp nuôi cấy xoắn khuẩn Leptospira ..................................... 25
2.7.3 Chẩn đoán huyết thanh học .................................................................... 26
2.8 Các biện pháp phòng và trị Leptospirosis.................................................. 29
2.8.1 Các biện pháp phòng ............................................................................. 29
2.8.2 Điều trị bệnh Leptospirosis .................................................................... 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 33
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 33
3.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 34
3.3 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................... 36
3.3.1 Phương tiện và dụng cụ dùng trong phản ứng huyết thanh học ............ 36
3.3.2 Phương tiện và dụng cụ dùng trong kỹ thuật PCR ................................. 38

3.4 Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 39
3.4.1 Nội dung 1: Xác định tình hình nhiễm xoắn khuẩn Leptospira trên chó
và chuột ở 4 tỉnh ĐBSCL................................................................................. 39
3.4.2 Nội dung 2: Phát hiện xoắn khuẩn Leptospira từ nước tiểu ................... 45
3.4.3 Nội dung 3: Khảo sát những biến đổi bệnh lý bệnh Leptospirosis......... 53
3.4.4 Nội dung 4: Nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh Leptospirosis ............. 55
3.5 Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................... 56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 57
4.1 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm Leptospira trên chó và chuột ............... 57
4.2 Phát hiện xoắn khuẩn Leptospira từ nước tiểu.. ........................................ 81
4.3. Khảo sát những biến đổi bệnh lý bệnh Leptospirosis trên chó................. 92
4.4. Nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh Leptospirosis trên chó .................... 99
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 103
5.1 Kết luận .................................................................................................... 103
5.2 Đề nghị..................................................................................................... 103
8


DANH MỤC LIỆT KÊ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105
PHỤ LỤC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA............................................................ 121
PHỤ LỤC THUỐC SỬ DỤNG ..................................................................... 122
PHỤ LỤC THỐNG KÊ ................................................................................. 124
KẾT QUẢ MỔ KHÁM BỆNH TÍCH .......................................................... 136
PHỤ LỤC HÌNH ........................................................................................... 143
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT BA LOÀI CHUỘT .............................................. 146
PHỤ LỤC GIẢI TRÌNH TỰ GENE ............................................................. 148

9



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Nhóm huyết thanh và một số serovar của L. interrogans ............. 5

Bảng 3.1

Danh mục bộ kháng nguyên dùng trong phản ứng MAT ........... 37

Bảng 3.2

Số lượng mẫu huyết thanh chó trong nghiên cứu ....................... 40

Bảng 3.3

Phân bố mẫu huyết thanh chuột trong nghiên cứu ...................... 43

Bảng 3.4

Phân loại chuột trong nghiên cứu................................................ 43

Bảng 3.5


Số mẫu nước tiểu dùng cho kỹ thuật PCR .................................. 45

Bảng 3.6

Trình tự nucleotide cặp mồi dùng khuếch đại vùng gene .......... 47

Bảng 3.7

Thành phần phản ứng PCR ........................................................ 47

Bảng 3.8

Quy trình nhiệt trong phản ứng PCR .......................................... 48

Bảng 3.9

Số mẫu nước tiểu dùng cho nuôi cấy .......................................... 49

Bảng 3.10

Phân bố mẫu khảo sát tại 3 địa điểm trên địa bàn TPCT ............ 53

Bảng 3.11

Các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu........................................... 54

Bảng 3.12

Các chỉ tiêu sinh lý nước tiểu ...................................................... 54


Bảng 3.13

Số lượng chó được bố trí điều trị ................................................ 55

Bảng 3.14

Bố trí thí nghiệm ......................................................................... 56

Bảng 4.1

Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó ................................................. 57

Bảng 4.2

Tần suất xuất hiện kháng thể kháng các nhóm huyết thanh ....... 61

Bảng 4.3

Cường độ nhiễm các serogroup Leptospira trên chó ................. 64

Bảng 4.4

Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo giống chó ..................................... 65

Bảng 4.5

Tần suất xuất hiện kháng thể kháng các nhóm huyết thanh ...... 66

Bảng 4.6


Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo lứa tuổi chó .................................. 67

Bảng 4.7

Tần suất xuất hiện kháng thể kháng các nhóm huyết thanh ...... 69

Bảng 4.8

Tỷ lệ chó nhiễm Leptospira theo giới tính ................................. 70
10


Bảng 4.9

Tần suất xuất hiện kháng thể kháng các nhóm huyết thanh ....... 71

Bảng 4.10

Tỷ lệ chó nhiễm Leptospira theo phương thức nuôi .................. 71

Bảng 4.11

Tần suất xuất hiện kháng thể kháng các nhóm huyết thanh ....... 73

Bảng 4.12

Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột ở một số tỉnh ĐBSCL .......... 74

Bảng 4.13


Tần suất xuất hiện kháng thể kháng các nhóm huyết thanh ...... 76

Bảng 4.14

Cường độ nhiễm các serogroup Leptospira trên chuột .............. 78

Bảng 4.15

Tỷ lệ dương tính các serogroup Leptospira trên chuột và chó ... 79

Bảng 4.16

Tỷ lệ phát hiện Leptospira trực tiếp từ nước tiểu ....................... 81

Bảng 4.17

Tỷ lệ Leptospira phát hiện được theo các địa điểm lấy mẫu ..... 82

Bảng 4.18

Tỷ lệ chó nhiễm Leptospira theo độ tuổi, giới tính.................... 83

Bảng 4.19

Tỷ lệ chó nhiễm Leptospira theo hiệu giá ngưng kết ................. 86

Bảng 4.20

Kết quả định danh loài xoắn khuẩn Leptospira phát hiện .......... 87


Bảng 4.21

Xác định loài xoắn khuẩn Leptospira ........................................ 89

Bảng 4.22

Các chỉ tiêu sinh lý máu trên chó nhiễm Leptospira ................. 92

Bảng 4.23

Các chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó nhiễm Leptospira ............... 94

Bảng 4.24

Các chỉ sinh lý nước tiểu trên chó nhiễm Leptospira ................ 96

Bảng 4.25

Triệu chứng lâm sàng trên chó dương tính với Leptospira........ 98

Bảng 4.26

Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ............................................................ 100

Bảng 4.27

Các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu và nước tiểu trước và sau ....101

11



DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Hình dạng Leptospira interrogans dưới kính hiển vi................... 7

Hình 2.2

Leptospira interrogans dưới KHV nền đen (x400)..................... 8

Hình 2.3

Sơ đồ lây truyền Leptospira ...................................................... 12

Hình 2.4

Hoại tử đầu lưỡi với bệnh Leptospira cấp tính .......................... 14

Hình 2.5

Vàng niêm mạc mắt ở chó bệnh Leptospira ............................. 15

Hình 2.6


Vàng niêm mạc miệng ở chó bệnh Leptospira ......................... 15

Hình 2.7

Hiện tượng vàng da ở người bệnh Leptospira ........................... 19

Hình 2.8

Đáp ứng kháng thể kháng của Leptospira trong máu ............... 28

Hình 3.1

Các ống môi trường EMJH đang nuôi cấy ................................. 50

Hình 3.2

Xoắn khuẩn Leptospira đã phát triển trong môi trường EMJH . 50

Hình 4.1

Quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ dương tính Leptospira ................. 80

Hình 4.2

Leptospira soi dưới kính hiển vi nền đen (X40) ......................... 84

Hình 4.3

Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1,5% .............. 84


Hình 4.4

Cây phả hệ phát sinh loài các serogroup Leptospira .................. 90

Hình 4.5

Xuất huyết da ............................................................................. 93

Hình 4.6

Vàng da ở chó bệnh Leptospirosis ............................................. 95

Hình 4.7

Màu sắc các ống nước tiểu ......................................................... 97

xii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C
h
A A
ST sp
A Al
LT an
D D
N eo

Đ
BS
C
EL E
IS nz
A y
E El
M li
JH ng
ha
IF I
T m
m
K
H

N
g

Đ

n
P
h

M
ô
i
tr
P

h

K
í

M
AT
PC
R

M
ic
P
ol
y

P
h
P
h


PL
T
R
N
TP
C
W
H


Pl S
at ố
Ri
bo
T
h
W T
or ổ

xiii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh xoắn khuẩn là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và
người gây ra bởi một số loài xoắn khuẩn gây bệnh (Pathogenic Leptospira
species). Bệnh xảy ra phổ biến khắp thế giới, nhất là những vùng nhiệt đới có
khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho sự tồn tại của xoắn khuẩn ở bên ngoài cơ thể
(Evangelista and Coburn, 2010). Xoắn khuẩn gây bệnh tồn tại trong ống thận
và bài thải qua nước tiểu làm vấy nhiễm môi trường (Adler and Moctezuma,
2010) và trong tự nhiên chuột cống là nguồn tàng trữ xoắn khuẩn và là nguồn
truyền lây bệnh cho chó, con người và các loài động vật khác (Sykes et al.,
2011).
Ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều nghiên cứu về tình hình nhiễm
Leptospira trên các loài động vật và kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm Leptospira
khá biến động, phụ thuộc vào động vật khảo sát, thời gian và địa điểm khảo
sát như một số tác giả Vũ Đình Hưng (1995), Nguyễn Thị Ngân (2000), Lê
Huỳnh Thanh Phương (2001), Hoàng Mạnh Lâm (2002) và Hoàng Kim Loan

(2013) đã khảo sát. Tuy nhiên nghiên cứu về bệnh này trên chó rất ít, đặc biệt
là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chưa có nghiên cứu nào về Leptospira
và bệnh Leptospirosis trên chó.
Chó được xem là loài động vật cảm nhiễm nhất sau bò. Leptospira lây
truyền qua tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu bị nhiễm bệnh, qua đường sinh dục,
qua những vết cắn trầy xước hay truyền gián tiếp thông qua thức ăn hay nước
uống bị nhiễm xoắn khuẩn. Xoắn khuẩn Leptospira xuyên qua màng nhầy và
nhân lên nhanh chóng khi vào hệ thống mạch máu, lây lan đến các mô khác
làm ảnh hưởng đến các cơ quan như thận, gan, lách, hệ thống thần kinh, mắt
và đường sinh dục (Sykes et al., 2011). Bệnh do Leptospira gây ra có rất nhiều
triệu chứng lâm sàng phức tạp dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt, run,
đau cơ, nôn mửa và mất nước nhanh chóng (Levett, 2001). Ở khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long chưa có nghiên cứu nào về tình hình nhiễm Leptospira
trên chó do đó đề tài nghiên cứu “Khảo sát xoắn khuẩn Leptospira và
Leptospirosis trên chó ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long” được
thực hiện, để cung cấp thêm những thông tin khoa học về tình hình nhiễm
cũng như khả năng gây bệnh của các serogroup này trên chó. Những hiểu biết
1


này giúp xây dựng các biện pháp phòng bệnh cho chó và góp phần hạn chế lây
nhiễm sang người.
Từ những vấn đề nói trên cho thấy nghiên cứu này rất có ý nghĩa khoa
học trong lĩnh vực vi sinh vật học thú y, đồng thời góp phần bảo vệ đàn chó và
sức khỏe cộng đồng ở khu vực ĐBSCL
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát sự lưu hành của xoắn khuẩn Leptospira trên chó và chuột.
- Nghiên cứu những biến đổi bệnh lý bệnh Leptospirosis trên chó.
- Nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh Leptospirosis trên chó.
1.3 Những đóng góp mới của luận án

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đã phát hiện 2 loài Leptospira
interrogans và Leptospira fainei hiện diện trên chó chưa tiêm phòng
Leptospirosis ở một số tỉnh ĐBSCL.
1.4 Ý nghĩa khoa học của luận án
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về tình hình dịch tễ bệnh
Leptospirosis trên chó, là cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui trình phòng và
trị bệnh trên chó, hạn chế bệnh trên người và các loài động vật khác.

2


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. 1 Lịch sử phát hiện bệnh Leptospirosis và xoắn khuẩn Leptospira
Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm chung giữa nhiều loài động vật và
người
(Zoonosis), do xoắn khuẩn Leptospira thuộc họ Spirochetaceae gây ra.
Năm
1886 lần đầu tiên Adolph Weil đã miêu tả những triệu chứng lâm sàng đặc
trưng của bệnh, trong đó đặc biệt có một số bệnh nhân bị nhiễm Leptospira
dạng cấp tính là vàng da nên bệnh được xếp vào bệnh truyền nhiễm. Sau công
trình nghiên cứu của Adolph Weil, một số nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra
nhiều ổ dịch có triệu chứng lâm sàng giống như Adolph Weil đã mô tả và
từ đó gọi là Weil’s disease. Những năm sau này bệnh lại được phát hiện trên
các loài gia súc và con người ở nhiều nước trên thế giới.
Dựa theo tài liệu của Adler (2015), từ những nghiên cứu về lâm sàng và
dịch tễ học, Vasiliep người Nga đã phân biệt được bệnh vàng da do nhiễm
khuẩn với bệnh vàng da do những nguyên nhân khác như viêm gan hay rối
loạn chuyển hóa sắc tố mật. Năm 1916, hai nhà nghiên cứu người Nhật là Do

and Inada đã phát hiện được Leptospira gây bệnh cho người ở Nhật Bản. Đến
năm 1917, Noguchi đã tìm thấy serovar Leptospira trên chuột hoang ở Mỹ có
hình thái và đặc tính miễn dịch giống như các serovar Leptospira ở Nhật Bản
và năm 1918 ông tiếp tục mô tả hình thái của serovar Leptospira này và gọi là
Leptospira icterohaemorrhagiae.
2.2 Đặc điểm vi sinh vật học của xoắn khuẩn Leptospira
2.2.1 Phân loại học
Theo khóa phân loại khoa học Leptospira được xếp vào
Giới: Bacteria
Ngành: Spirochaetes
Lớp: Spirochaetes
Bộ: Spirochaetales
Họ: Leptospiraceae
Giống: Leptospira.
3


Dựa trên sự tương đồng của bộ gene, các xoắn khuẩn thuộc giống
Leptospira spp. đã được chia thành 20 loài khác nhau (Nalam et al., 2010),
bao gồm những loài gây bệnh và không gây bệnh (hoại sinh):
Những loài xoắn khuẩn gây bệnh: L. interrogans, L. kirschneri, L.
borgpetersenii, L. santarosai, L. noguchii, L. weilii, L. alexanderi và L.
alstonii.
Những loài hoại sinh (không gây bệnh): L. biflexa, L. wolbachii, L.
kmetyi, L. meyeri, L. vanthielii, L. terpstrae và L. yanagawae.
Trước năm 1989, chi Leptospira được chia thành hai loài Leptospira
interrogans bao gồm tất cả các chủng gây bệnh và Leptospira biflexa gồm các
chủng hoại sinh (không gây bệnh). Sự phân chia này dựa trên các đặc tính kiểu
hình và sự sinh trưởng của chúng như các chủng hoại sinh có khả năng mọc
được ở nhiệt độ 11-13oC và sinh trưởng với sự có mặt của 8-azaguanine (225

μg/ml) (Sykes et al., 2011).
Một số loài trung gian gây bệnh hoặc hoại sinh: L. inadai, L. broomii, L.
fainei, L. wolffii và L. Licerasiae (Levett, 2001; Bharti et al., 2003). Tuy
nhiên, cũng có một số loài lại bao gồm cả các chủng xoắn khuẩn gây bệnh và
không gây bệnh. Ngày nay hệ thống phân loại mới dựa vào kỹ thuật sinh học
phân tử và khác hẳn với hệ thống phân loại trước đây dựa trên khảo sát huyết
thanh học (Saito et al., 2013).
Các serovar Leptospira gây bệnh được xếp vào các nhóm khác nhau dựa
vào mối quan hệ kháng nguyên, thông qua việc xác định bằng phản ứng ngưng
kết hay theo kiểu hấp phụ ngưng kết chéo với kháng nguyên tương đồng
(Levett, 2001). Mặc dù không dựa vào nhóm huyết thanh để phân loại
Leptospira nhưng chúng có rất ý nghĩa về mặt dịch tễ học. Các nhóm huyết
thanh của L. interrogans và một số phân loài phổ biến được thể hiện qua Bảng
2.1

4


Bảng 2.1 Nhóm huyết thanh và một số serovar của L. interrogans
S


N
h

1 Ic
te
r
2H
e

3A
ut
4P
yr
5B
at
6G
r
7C
a
8A
u
9P
o
1J
a
0S
1
ej
1P
1
a
2C
1
y
3D
1
ja
4S
1

a
5M
1
in
6T
1
a
7B
1
al
8C
1
el
9L
2
o
0R
2
a
1M
2
a
2S
2
h
3H
2
u
4


i
c
th
e
a
u
p
y
b
a
g
r
c
a
a
u
p
o
j
a
s
e
p
a
c
y
d
j
s
a

m
i
t
a
b
a
c
e
l
o
r
a
m
a
s
h
h
u

(Levett, 2001).
5


Theo các nhà nghiên cứu huyết thanh học, hiện nay có trên 260 serovar
gây bệnh được xếp vào 24 serogroup huyết thanh và 60 serovar thuộc nhóm
hoại sinh (Cerquerira and Picardeau, 2009). Các serovar gây bệnh được phân
chia thành các serogroup dựa trên mối quan hệ kháng nguyên được xác định
bằng phản ứng ngưng kết và tiếp theo được chia thành các serovar theo kiểu
hấp thụ ngưng kết.
Việc phân loại kiểu hình của Leptospira đã được thay thế bằng kiểu

gene, trong đó gene phổ biến bao gồm tất cả các serovar của cả L. interrogans
và L. biflexa. Hiện tại, các serovar gây bệnh còn được tìm thấy trong 10 loài
Leptospira interrogans, L. noguchii, L. santarosai, L. meyeri, L.
borgpetersenii, L. kirschneri, L. weilii, L. inadai, L. fainei và L. alexanderi.
Trong đó, có loài một loài và serovar mới được bổ sung L. fainei serovar
hurstbridge (Pérolat et al., 1998), Hệ thống phân loại mới dễ bị lẫn lộn bởi vì
nhiều serovar và serogroup gây bệnh cũng như không gây bệnh có thể nằm
trong cùng một loài, ngược lại một serovar hoặc serogroup cũng có thể nằm
trong nhiều loài khác nhau. Điều này cho thấy không có sự tương đồng giữa
hệ thống phân loại dựa trên cấu trúc kháng nguyên bề mặt và hệ thống phân
loại dựa trên cấu trúc gene. Sự nhận dạng và phân loại đến loài trong chi
Leptospira là rất quan trọng, bởi vì chúng có tính gây bệnh trên các loải động
vật khác nhau. Việc tái phân loại Leptospira dựa trên nền tảng kiểu gene là
chính xác về mặt danh pháp và cung cấp cơ sở vững chắc cho định loại xoắn
khuẩn này trong tương lai. Bên cạnh đó, việc phân loại dựa vào cơ sở phân tử
cũng gặp một số khó khăn đối với các nhà nghiên cứu lâm sàng, bởi vì hệ
thống này không tương hợp rõ ràng với hệ thống serovar (chủng)/serogroups
(nhóm huyết thanh) lâu nay đã được sử dụng trong chẩn đoán xác định xoắn
khuẩn Leptospira và trong các nghiên cứu về dịch tễ học (Albert et al., 2009).
Hiện nay một số kỹ thuật sinh học phân tử được ứng dụng để xác định và
mô tả đặc điểm của Leptospira spp. đến nay đã xác định được 20 loài
Leptospira spp. trong đó có 9 loài Leptospira gây bệnh (Cerqueira
and Picardeau, 2009). Việc phân loại này dựa trên kết quả phân tích phát sinh
loài gene 16S rRNA được xem như thử nghiệm sàng lọc ban đầu để xác định
Leptospira trong các mẫu lâm sàng nghi ngờ nhiễm Leptospira (La Scola et
al., 2006; Morey et al., 2006).

6



2.2.2 Cấu trúc hình thái
Leptospira là những vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, có hình móc câu, xoắn,
chuyển động của Leptospira rất đa dạng không theo qui luật nào, có thể di
chuyển thẳng, xoay tròn, theo hình sóng… Leptospira có kích thước: khoảng
rộng 0,1-0,2 µm; dài 6-20 µm, khoảng cách giữa các vòng xoắn là 0,5 µm
(Levett, 2001).
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, Leptospira có hình ống xoắn tròn
xung quanh một trục dọc theo chiều dài thân và uốn cong thành móc ở hai đầu,
bộ phận di động của vi khuẩn gồm một trục ở giữa và thân xoắn như lò xo
quanh trục. Ngoài cùng có một vỏ mềm co giãn được, chứa nhiều kháng
nguyên, tiếp theo là màng bao bọc tế bào chất bao gồm 3-5 lớp, ở giữa là nhân
không có màng ngăn cách với nguyên sinh chất đảm nhận chức năng di
truyền. Do có cấu trúc đặc biệt như vậy nên Leptospira vận động rất uyển
chuyển và có khả năng co giãn dễ dàng, chúng có thể chui qua da, niêm mạc
của gia súc hoặc của người khi ngâm nước hoặc có vết trầy xước. Khi cho qua
lọc Seitz với kích thước lổ lọc 0,1-0,45 µm, hầu hết các vi khuẩn đều bị giữ lại
nhưng chỉ có xoắn khuẩn Leptospira có thể chui qua được dễ dàng.

Hình 2.1. Hình dạng Leptospira interrogans dưới kính
hiển vi (KHV) điện tử quét (Levett, 2015)

2.2.3 Đặc tính nuôi cấy xoắn khuẩn Leptospira
Điều kiện nuôi cấy tối ưu để Leptospira sinh trưởng: môi trường đặc
hiệu, hiếu khí bắt buộc, nhiệt độ khoảng 28-300C, pH từ 6,8-7,4 (Bharti et al.,
2003) và thời gian phân chia của mỗi thế hệ kéo dài khoảng 7-10 ngày đối với
các chủng mới phân lập, do vậy khó phát hiện bằng phương pháp nuôi cấy
thông thường ở phòng thí nghiệm. Leptospira có thể sống được trong môi
trường ẩm ướt (đất, bùn, đầm lầy, suối và sông), trong các cơ quan và mô sống
7



hoặc động vật chết hoặc trong sữa pha loãng (Adler and Moctezuma, 2010).
Xoắn khuẩn có thể phát triển trong môi trường EllinghausenMcCullough-Johnson-Harris (EMJH), nhưng sự phát triển của Leptospira rất
chậm, có đôi khi kéo dài đến 3 tháng. Ở nhiệt độ 28-300C có thể nhận thấy
được sự phát triển của các chủng gây bệnh sau 4-7 ngày nuôi cấy, còn sự phát
triển của các chủng hoại sinh chỉ sau 2-3 ngày ở nhiệt độ 11-130C. Do đó có
thể dựa vào khả năng phát triển ở 130C để phân biệt các loài Leptospira hoại
sinh hay loài Leptospira gây bệnh (Levett, 2001).
Trong cùng một điều kiện môi trường nuôi cấy những loài hoại sinh sẽ
phát triển nhanh hơn các loài gây bệnh do chúng thường sống trong môi
trường nước đọng hay hòa lẫn trong đất ẩm cho nên khi nuôi cấy phải thường
xuyên kiểm tra, ít nhất mỗi tuần 1 lần dưới kính hiển vi nền đen để có được
kết quả chính xác (Ganoza et al., 2006).

Hình 2.2 Leptospira interrogans dưới KHV nền đen (x400) (Lee et al., 2000)

Trong quá trình nuôi cấy Leptospira, để tránh sự vấy nhiễm của các vi
khuẩn trong giai đoạn đầu nuôi cấy, đặc biệt các mẫu có nguồn gốc từ động
vật bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc từ môi trường, cần bổ sung
thêm kháng sinh 5-fluorouracil vào môi trường nuôi cấy, làm hạn chế sự phát
triển của các vi khuẩn vấy nhiễm khác nhưng không làm giảm sự tăng trưởng
của Leptospira (Levett, 2001; Adler and Moctezuma, 2010).
8


2.2.4 Sức đề kháng của mầm bệnh
Sự tồn tại của Leptospira gây bệnh trong môi trường phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như pH hay nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện phòng thí
nghiệm, Leptospira trong nước ở nhiệt độ phòng vẫn duy trì được trong nhiều
tháng ở pH=7,2 đến pH=8,0. Trong nước thải cống rãnh Leptospira có thể

sống được trong vài tuần lễ. Ở trong đất có tính acid (pH= 6,2) Leptospira
serovar australis có thể sống sau 7 tuần và đất ngập nước mưa sống được ít
nhất 3 tuần. Trong đất ẩm ướt Leptospira có thể tồn tại 180 ngày và nhiều
tháng trong nước mặt và khi đất bị ô nhiễm nước tiểu từ chuột nhiễm
Leptospira, Leptospira sống được khoảng 2 tuần (Levett, 2001).
2.2.5 Tính sinh miễn dịch
Miễn dịch đối với Leptospira là miễn dịch đặc hiệu cho từng nhóm
huyết thanh, một số trường hợp cho thấy có miễn dịch chéo giữa L. sejroe
và L. hardjo. Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc, xoắn khuẩn có tác
động lên hệ miễn dịch của cơ thể ký chủ, kích thích cơ thể tạo ra kháng thể.
Kháng thể là một globulin miễn dịch có phản ứng đặc hiệu với kháng
nguyên. Globulin miễn dịch đuợc chia làm 5 nhóm IgA, IgG, IgE, IgM, và
IgD, trong đó IgG và IgM là quan trọng nhất. Thường thì khi có tác động của
kháng nguyên, sau 7 ngày trong cơ thể đã xuất hiện IgM và đạt cao nhất vào
ngày thứ 10, trong khi IgG xuất hiện sau khi nhiễm mầm bệnh vài tuần và đạt
cao nhất vào ngày thứ 20-30. Sau đó hàm lượng kháng thể này giảm dần.
Kháng thể IgM không đặc hiệu, có thể ngưng kết với nhiều chủng huyết
thanh, trong khi IgG có đặc tính đặc hiệu cao đối với từng chủng huyết
thanh gây bệnh. Việc xuất hiện kháng thể IgM và IgG cho phép ta suy diễn
về các giai đoạn của bệnh. Thời gian tồn tại của kháng thể động vật dài hay
ngắn tùy thuộc từng loại kháng thể và tính chất cùa bệnh. Tuy nhiên, do
Leptospira thuờng khu trú ở hệ thống ống lượn của thận, dịch não tủy, dịch
của mắt và trong lòng ống cơ quan sinh dục cho nên tác động của kháng thể
ở những nơi này rất hạn chế. Điều này giải thích cho sự tồn tại dai dẳng của
mầm bệnh ở con vật bị nhiễm (Krawczyk, 2005).
Việc chủng ngừa Leptospira bằng vaccine có hiệu quả làm giảm tỷ
lệ nhiễm, nhưng không bảo vệ hoàn toàn chống lại sự nhiễm do có nhiều
chủng huyết thanh gây bệnh khác nhau. Thú được tiêm vaccine có thể nhiễm
mầm bệnh mà không thể hiện triệu chứng lâm sàng, chúng có thể bài thải
mầm bệnh ở mức độ thấp và thời gian bài thải ngắn hơn thú không tiêm

vaccine. Tuy vậy, việc tiêm vaccine cho thú cái trước khi phối giống sẽ bảo vệ
9


được chúng trong suốt quá trình mang thai, thú non có thể được bảo hộ sau khi
được sinh ra 3-4 tháng. Việc phòng bệnh do Leptospira trên chó tuy hiệu quả
không hoàn toàn nhưng có tác dụng làm giảm bớt bệnh xảy ra trên người
(Pedro and Boris, 2001).
2.3. Đặc điểm dịch tễ học
2.3.1 Nguồn bệnh
Những nghiên cứu về dịch tễ học đã xác định gia súc mắc bệnh
Leptospirosis là nơi chứa xoắn khuẩn và thải xoắn khuẩn ra ngoài qua nước
tiểu và từ đây sẽ lây lan mầm bệnh cho con người. Trong tự nhiên loài vật
mang xoắn khuẩn chủ yếu là loài gặm nhấm, chuột là loài vật có mặt khắp mọi
nơi và có tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn rất cao và thay đổi tùy theo từng nước, theo
tập quán chăn nuôi và tùy thuộc vào điều kiện vị trí địa lý. Chuột chứa xoắn
khuẩn với tỷ lệ cao là chuột cống (Rattus norvegicus), kế đến là chuột nhà
(Rattus flavipectus), chuột đồng (Rattus argentiventer) và chuột nhắt (Mus
musculus) (Levett, 2001).
Tính chất dịch tễ học của Leptospirosis rất đa dạng và phong phú, gia súc
và người có thể nhiễm bất kỳ một serovar gây bệnh, chính vì vậy Leptospira
có thể dễ dàng lây truyền từ gia sức này sang gia súc khácvà mức độ bệnh phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cường độ nhiễm, tỷ lệ nhiễm và sức đề
kháng của con vật. Mỗi vùng hay mỗi quốc gia khác nhau có một số serovar
Leptospira gây bệnh khác nhau như chó thường mang Leptospira serovar
canicola, chuột mang Leptospira serovar icterohaemorrhagiae và Leptospira
serovar copenhageni, heo thường mang Leptospira serovar pomona
Leptospira serovar tarassovi và có thể truyền lây Leptospira lẫn nhau (Bharti
et al., 2003.)
Trong tự nhiên Leptospira gây bệnh chủ yếu cho bò, chó, ngựa, cừu, dê,

heo, mèo và các loài hoang dã khác như báo, chồn, khỉ,… Leptospira có thể
gây nhiễm cho người do lây nhiễm từ sức vật (Mayer-Scholl et al., 2013). Tuy
nhiên, mức độ biểu hiện bệnh có thể khác nhau giữa các loài động vật và chuột
là ổ chứa serovar icterohaemorrhagiae trong khi đó chó là ổ chứa serovar
canicola (Klaasen et al., 2003; Miraglia et al., 2012).
Thời gian mang khuẩn và mức độ bài thải xoắn khuẩn qua nước tiểu thay
đổi tùy theo loài mang xoắn khuẩn và serovar Leptospira, có thể từ vài tháng
đến 1 năm hoặc nhiều hơn như chó khi bị nhiễm bệnh serovar canicola có thể
thải vi khuẩn qua nước tiểu trong nhiều tháng (Paul et al., 2009).
10


×