Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 200 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Thúy Hằng

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Thúy Hằng

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Chính sách công
Mã số: 9.34.04.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. ĐỖ PHÚ HẢI

HÀ NỘI-2019


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU

iii
iv
v
vi

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 16
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 16
1.1.1. Những nghiên cứu về chính sách bảo vệ môi trường đô thị ...................................... 16
1.1.2. Những nghiên cứu về và liên quan đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị .. 30
1.1.3. Những nghiên cứu về cách tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp đánh giá
chính sách công, chính sách môi trường......................................................................... 37
1.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu ........................................................................ 38
Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................................. 41
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ ................................................................................................... 43
2.1. Chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ........................................................................ 43
2.2. Công cụ chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị .......................................................... 45

2.3. Đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị......................................................... 49
2.4. Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ......................................... 51
2.5. Mô hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị .......................... 52
2.6. Các tham biến của mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ......... 55
2.6.1. Mục tiêu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ........................................... 55
2.6.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ................................... 56
2.6.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ........................... 61
2.6.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị.................................... 67
2.6.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ............................................. 68
2.6.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ............................................. 71
2.6.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ........ 73
Kết luận Chƣơng 2 ............................................................................................................. 74
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ
THỊ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2018 ................................................................. 77
3.1. Chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam ................................................... 77
3.2. Thực tiễn mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam .... 80
3.2.1. Mục tiêu của đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 .. 80
3.2.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018. 83
3.2.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 20052018 ................................................................................................................................. 86
3.3.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 . 87
3.2.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị từ giai đoạn 2005-2018 ...... 89
3.2.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 .......... 92

i


3.2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai
đoạn 2005-2018 .............................................................................................................. 94
3.3. Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam giai đoạn 20052018 ................................................................................................................................. 97
3.3.1. Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 ....................... 97

3.3.2. Hạn chế trong đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay
....................................................................................................................................... 100
Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................................... 123
CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM ....................................................... 126
4.1. Bối cảnh ..................................................................................................................... 126
4.2. Quan điểm ................................................................................................................. 127
4.3. Mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị cho Việt Nam ............... 128
4.3.1. Mục tiêu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam ......................... 129
4.3.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam ................. 133
4.3.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam ......... 136
4.3.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam.................. 137
4.3.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam ........................... 139
4.3.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam ........................... 141
4.3.7. Đảm bảo điều kiện cho đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam .. 144
4.4. Giải pháp hoàn thiện đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam ...... 145
Kết luận Chƣơng 4 ........................................................................................................... 149
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 152
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 154
Tài liệu tham khảo tiếng Việt ............................................................................................. 154
Tài liệu tham khảo tiếng Anh ............................................................................................. 164
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 172
Phụ lục 1: Câu hỏi dẫn phỏng vấn sâu .............................................................................. 172
Phụ lục 2: Phiếu điều tra khảo sát về tình hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô
thị .................................................................................................................................. 174
Phụ lục 3: Kết quả xử lý phiếu điều tra (bản tóm tắt) ....................................................... 180
Phụ lục 4: Sự cần thiết tham gia đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị của các chủ
thể để đạt các mục tiêu cụ thể trong đánh giá chính sách ............................................ 184
Phụ lục 5: Phân tích hồi quy mô hình hiệu quả đánh giá chính sách .............................. 186

Phụ lục 6: Một số ảnh đại diện điều tra phiếu, phỏng vấn sâu trong quá trình thực hiện đề
tài .................................................................................................................................. 191

ii


LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ “Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
hiện nay” này là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, nghiêm túc tìm tòi, sáng tạo của
riêng bản thân tôi cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. Đỗ Phú Hải.
Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn là các kết quả
cuộc điều tra xã hội học và khảo sát, phân tích, tổng hợp thông tin mà tôi đã thực
hiện. Trong công trình nghiên cứu này không hề có bất kỳ sự sao chép nào mà
không có trích dẫn nguồn, tác giả.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu
toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày….tháng…năm …….
Tác giả luận án

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BĐKH:


Biến đổi khí hậu

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BVMT:

Bảo vệ môi trƣờng

BVMTĐT:

Bảo vệ môi trƣờng đô thị

BXD:

Bộ Xây dựng

CQK:

Chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển

ĐMC:

Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trƣờng


HĐND:

Hội đồng nhân dân

JICA:

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

OECD:

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

TTHC:

Thủ tục hành chính

TNMT

Tài nguyên và Môi trƣờng

UBND:

Ủy ban nhân dân

WB:

Ngân hàng Thế giới

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Số phiếu điều tra thu thập tại mỗi đô thị.........................................................13
Bảng 2: Sự tham gia học hỏi trong quá trình đánh giá chính sách ...........................61
Bảng 3: Năng lực của cơ quan hành chính ảnh hƣởng đến “học hỏi” trong chính
sách công ...................................................................................................................61
Bảng 4: Các phƣơng pháp đánh giá chính sách công ...............................................68
Bảng 5: Nguồn nhân lực trong quản lý môi trƣờng tại thành phố Đà Nẵng, giai đoạn
2011 - 2017 .............................................................................................................102
Bảng 6: Số liệu tổng hợp về chi sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng tại thành phố Hà Nội
giai đoạn 2005-2014 ................................................................................................105
Bảng 7: Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trƣờng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
giai đoạn 2011 - 2014 (triệu đồng) ..........................................................................107
Bảng 8 . Tổng hợp các trị số trong phân tích hồi qui tuyến tính đơn .....................120

v


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1: Mục đích của đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị

81

Biểu 2: Cách tiếp cận trong thực hiện đánh giá chính sách BVMT đô thị từ 84
2005 đến nay
Biểu 3: Phƣơng pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ 2005 87
đến nay
Biểu 4: Chủ thể tham gia đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ 2005 89
đến nay

Biểu 5: Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ 2005 đến nay

93

Biểu 6: Các nhân tố ảnh hƣởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô 94
thị từ 2005 đến nay
Biểu 7: Nội dung chính trong đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị 98
giai đoạn 2005 -2018
Biểu 8: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách bảo vệ môi trƣờng đô 99
thị trong thời gian qua
Biểu 9: Đánh giá tác động của việc đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô 99
thị

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 40 năm đổi mới, quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã có bƣớc phát triển nhanh cả về số lƣợng và chất
lƣợng. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ khoảng 19,6% với 629 đô thị vào năm 1999 lên
khoảng 37,5% với 813 đô thị năm 2017, trong đó có: 02 đô thị loại đặc biệt, 19
đô thị loại I, 23 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV, 640 đô thị
loại V [29]. Đô thị hóa nhanh trong thời gian qua đã mang lại những kết quả
tích cực đối với phát triển kinh tế đất nƣớc. Những năm gần đây tỷ lệ tăng
trƣởng kinh tế trung bình hằng năm tại các khu vực đô thị luôn đạt 12% đến
15%, gấp 1,5 đến 2 lần tỷ lệ tăng trƣởng bình quân kinh tế cả nƣớc. Đặc biệt là
tốc độ tăng trƣởng cao tại hai trung tâm đô thị lớn nhất là Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh [104]. Tuy nhiên, đô thị hóa nhanh đã tạo ra sức ép đối với cơ sở
hạ tầng nhƣ hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nƣớc, nhà ở, năng lƣợng

cùng với sự gia tăng xả thải (khí thải, nƣớc thải, rác thải), giảm diện tích cây
xanh, diện tích mặt nƣớc, tăng mật độ giao thông và ô nhiễm môi trƣờng.
Nhằm đáp ứng với những tác động môi trƣờng không mong muốn của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của đất nƣớc, công tác bảo vệ
môi trƣờng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo, rất nhiều quyết định
thể hiện rõ chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm và hành động về bảo vệ môi
trƣờng và tài nguyên, và phát triển bền vững đã đƣợc hoạch định, xây dựng,
ban hành và triển khai thực hiện trong thực tiễn. Chính sách bảo vệ môi trƣờng
bao gồm bảo vệ môi trƣờng đô thị đƣợc củng cố mạnh mẽ từ sau Nghị quyết số
41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trƣờng trong thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chính sách này liên tục đƣợc bổ sung, chỉnh sửa
dựa trên những kết quả đánh giá chính sách đã có, thể hiện qua các quyết định
về mục tiêu chính sách, hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
môi trƣờng, tài nguyên (luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tƣ, quyết
định), đáng kể hiện nay là: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lí tài nguyên và bảo vệ
môi trƣờng; Hiến pháp năm 2013; Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014; Luật
Thuế bảo vệ môi trƣờng năm 2010, Pháp lệnh cảnh sát môi trƣờng năm 2014…
cùng các văn bản pháp quy dƣới các luật này do các cơ quan quản lý nhà nƣớc
các cấp ban hành (nghị định, quyết định, thông tƣ) và các chiến lƣợc, chƣơng
trình, kế hoạch, đề án, dự án, hành động về bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó,

1


các luật chuyên ngành khác nhƣ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây
dựng năm 2014, Bộ Luật hình sự năm 2009, Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật
Quy hoạch năm 2017… cũng có những điều khoản lồng ghép các quy định về
bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng đô thị. Hơn nữa, nhận thức về bản chất
xuyên biên giới của một số vấn đề môi trƣờng mà Nhà nƣớc ta cũng đã tham

gia ký kết nhiều công ƣớc quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trƣờng
nhƣ Công ƣớc về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (1991), Công ƣớc
về trợ giúp trong trƣờng hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ (1987),
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (2016)... để hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ,
tài trợ của nƣớc ngoài và các tổ chức quốc tế để thúc đẩy đáng kể các hoạt động
bảo vệ môi trƣờng trong nƣớc.
Mặc dù sự quan tâm chỉ đạo đó đã tạo đƣợc sự chuyển biến và đạt đƣợc
một số kết quả bƣớc đầu quan trọng, ô nhiễm môi trƣờng vẫn tiếp tục gia tăng,
xảy ra nhiều sự cố môi trƣờng nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất
của nhân dân, đặc biệt là còn nhiều vấn đề môi trƣờng đô thị nổi cộm đã đƣợc
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tổng hợp gần đây (2016): “Ô nhiễm bụi tại các
khu vực đô thị vẫn tiếp tục duy trì ở ngƣỡng cao; Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại
các sông, hồ, kênh rạch nội thành, nội thị vẫn diễn biến phức tạp; Vấn đề úng
ngập tại các đô thị có xu hƣớng mở rộng và gia tăng; Suy giảm mực nƣớc dƣới
đất tại các đô thị khu vực đồng bằng và xâm nhập mặn tại các đô thị ven biển
đang trở nên phổ biến; Tỷ lệ chất thải rắn đô thị đƣợc xử lý đúng kỹ thuật, hợp
vệ sinh môi trƣờng còn thấp, công nghệ xử lý còn lạc hậu và chƣa phù hợp với
điều kiện thực tế; Vấn đề quy hoạch phát triển đô thị theo hƣớng phát triển bền
vững, gắn với bảo vệ môi trƣờng vẫn đang đứng trƣớc nhiều thách thức” [23].
Bên cạnh đó, thông tin và dƣ luận xã hội về các vấn đề môi trƣờng bức xúc
cũng liên tục đƣợc phản ánh trên nhiều phƣơng tiện truyền thông (các tạp chí
về môi trƣờng, Báo điện tử Dân trí, Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Đài
truyền hình Việt Nam...) cho thấy nhiều vấn đề môi trƣờng chƣa đƣợc giải
quyết triệt để bởi các chính sách hiện có.
Mặt khác, trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định một trong năm bài học
lớn là “Mọi đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy
luật khách quan”. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Mọi ngƣời có quyền đƣợc
sống trong môi trƣờng trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng”, “Nhà nƣớc có
chính sách bảo vệ môi trƣờng” và “Nhà nƣớc khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ

môi trƣờng”. Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ƣơng khóa XI ngày 03
2


tháng 6 năm 2013 về “chủ động ứng phó vứi biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng” đã nhận định “Thời gian qua, công tác ứng phó
với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng
đã đƣợc quan tâm, có bƣớc chuyển biến và đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu quan
trọng. Tuy nhiên, … ô nhiễm môi trƣờng vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng;
việc khắc phục hậu quả về môi trƣờng do chiến tranh để lại còn chậm; đa dạng sinh
học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh
hƣởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và đời sống nhân dân” và
khẳng định một trong các nguyên nhân chủ quan của những yếu kém, tồn tại này là
“Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chƣa sát với thực tế,
thiếu tính khả thi”. Tiếp đó, Luật bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13, đƣợc ban
hành bởi Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, đang có hiệu lực cũng dành Chƣơng V
với 5 điều quy định về “bảo vệ môi trƣờng đô thị, khu dân cƣ”. Gần đây (tháng 8
năm 2016), Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ thị “Tập trung hoàn thiện chính sách, pháp
luật về bảo vệ môi trường…..tập trung vào…. các đô thị đông dân cư” [90].
Về mặt lý luận, theo giáo sƣ JAMES Q. WILSON (Đại học Harvard) [45]:
“tất cả các can thiệp chính sách sẽ tạo ra kết quả dự kiến – nếu nhƣ đánh giá chính
sách đƣợc thực hiện bởi ngƣời thực hiện chính sách hoặc bởi ngƣời hoặc bạn bè của
ngƣời thực hiện chính sách”. Ngƣợc lại “không can thiệp chính sách nào sản sinh ra
đúng kết quả dự kiến nếu nhƣ đánh giá chính sách đƣợc thực hiện độc lập bởi bên
thứ ba, đặc biệt bởi nhà phê bình chính sách”. Đỗ Phú Hải (2014):
1/ Đánh giá chính sách công đem lại nhiều lợi ích cho cả Nhà nƣớc, các cơ
quan chính phủ, công chức, cộng đồng ngƣời dân và doanh nghiệp;
2/ Có thể phân loại đánh giá chính sách công theo địa vị pháp lý/quyền lực
của chủ thể đánh giá là đánh giá của cơ quan hành pháp, đánh giá của cơ quan lập

pháp, đánh giá của cơ quan tƣ pháp, đánh giá của mặt trận tổ quốc, đánh giá của
Đảng chính trị, đánh giá của tổ chức chính trị - xã hội, đánh giá của tổ chức quốc tế,
đánh giá của khu vực xã hội dân sự, đánh giá của doanh nghiệp;
3/ Có nhiều nguyên tắc đƣợc áp dụng trong đánh giá chính sách công bao
gồm: nguyên tắc học hỏi, nguyên tắc trách nhiệm, nguyên tắc độc lập, nguyên tắc
đạo đức, nguyên tắc hiệu suất, nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc lòng tin (sự tín
nhiệm), nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc minh bạch, nguyên tắc đối tác, nguyên tắc
không dấu diếm và không thiên vị trong đó 4 nguyên tắc học hỏi, trách nhiệm, độc
lập và đạo đức là các nguyên tắc quan trọng nhất [45], [47]. Đánh giá chính sách là

3


khâu cuối (và giai đoạn hậu kiểm) của chu trình chính sách công, và chính sách bảo
vệ môi trƣờng đô thị là chính sách công chuyên ngành phải đƣợc hoàn thiện
dựa trên những kết quả đánh giá chính sách đang có một cách đầy đủ, khách
quan và khoa học.
Tuy nhiên chƣa có hệ thống lý luận đầy đủ, nhất là thiếu vắng những
nghiên cứu về mô hình đánh giá chính sách công. Đây cũng là hạn chế về mặt
lý luận về đánh giá chính sách công, và chính sách BVMTĐT ở nƣớc ta trong
thời gian qua.
Về mặt thực tiễn, đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam đƣợc thực
hiện bởi nhiều chủ thể chính sách nhƣng chủ yếu là các cơ quan nhà nƣớc, đặc
biệt là các cơ quan xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách (Bộ/Sở TNMT).
Hoạt động đánh giá phần nào đã giúp cho tổ chức thực hiện và xây dựng chính
sách ngày một tốt hơn, những thành tựu này không thể phủ nhận trong thời gian
qua giúp đảm bảo môi trƣờng đô thị cho không gian sinh tồn và phát triển, hạn
chế tác động tiêu cực của hoạt động con ngƣời nhƣ sinh hoạt, sản xuất kinh
doanh ở đô thị, bƣớc đầu hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra ở từng
lĩnh vực, địa phƣơng. Tuy nhiên, do còn những tồn tại hạn chế về mặt lý luận

nên trong thực tiễn nƣớc ta, công tác đánh giá chính sách BVMTĐT còn có
nhiều thiếu hụt chƣa có quy định tổng thể về đánh giá chính sách BVMTĐT, sự
tham gia vào công tác đánh giá chính sách chƣa đầy đủ của một số chủ thể đã
khiến cho các kết quả đánh giá chƣa đạt đƣợc kết quả tốt phục vụ xây dựng và
hoàn thiện chính sách một cách tốt nhất.
Do đó, rất cần thiết nghiẻn cứu những vấn đề lý luận về đánh giá chính
sách bảo vệ môi trƣờng đô thị trên thế giới và Việt Nam, cũng nhƣ nghiên cứu,
đánh giá thực trạng công tác đánh giá chính sách này ở Việt Nam làm luận
chứng đề xuất quan điểm, mô hình đánh giá chính sách và giải pháp tăng cƣờng
hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam, góp phần
hoàn thiện chính sách này ở Việt Nam trong thời gian tới. Trƣớc nhu cầu đặt ra
này, đề tài nghiên cứu “Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt
Nam hiện nay” đã đƣợc lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của
nghiên cứu sinh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về đánh giá chính sách BVMTĐT nhằm đề xuất mô
4


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full















×