Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Các tội phạm về mại dâm trong pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG MAI LIÊN

ĐỀ TÀI
CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Dƣơng Tuyết Miên

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, đƣợc trích dẫn đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn



Hoàng Mai Liên


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

CTTP

Cấu thành tội phạm

PCMD

Phòng chống mại dâm

TAND

Tòa án nhân dân

TNHS

Trách nhiệm hình sự


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM .......6

1.1. Khái niệm và dấu hiệu của các tội phạm về mại dâm ......................................6
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc qui định các tội phạm về mại dâm trong
Bộ luật hình sự .........................................................................................................7
1.2.1. Cơ sở lý luận của việc qui định các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình
sự ............................................................................................................................... 7
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc qui định các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật
hình sự..................................................................................................................... 13
1.3. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự ở Việt Nam đối với các tội phạm về mại
dâm từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến trƣớc khi có Bộ luật hình sự năm
1999 .......................................................................................................................16
1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 .................... 16
1.3.2. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985.... 20
1.3.3. Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi có Bộ luật hình
sự năm 1999............................................................................................................ 21
Chƣơng 2. CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999...........................................................................25
2.1. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về mại dâm .............................................25
2.1.1. Dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm ...................................................... 25
2.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội môi giới mại dâm ................................................. 37
2.1.3. Dấu hiệu pháp lý của tội mua dâm người chưa thành niên......................... 46
2.2. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về mại dâm.................................56
2.2.1. Trách nhiệm hình sự đối với tội chứa mại dâm ........................................... 56
2.2.2. Trách nhiệm hình sự đối với tội môi giới mại dâm ...................................... 60
2.2.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội mua dâm người chưa thành niên ............. 64


Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM
2015 VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN
CÁC QUI ĐỊNH NÀY .............................................................................................. 70
3.1. Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (so với Bộ luật hình sự năm

1999) khi qui định các tội phạm về mại dâm ........................................................ 70
3.1.1. Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về dấu hiệu định tội của các
tội phạm về mại dâm............................................................................................... 70
3.1.2. Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự đối
với các tội phạm về mại dâm .................................................................................. 73
3.2. Đánh giá qui định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về các tội phạm
về mại dâm và đề xuất phƣơng hƣớng hoàn thiện các qui định này .....................82
3.2.1. Đánh giá qui định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về các tội phạm
về mại dâm .............................................................................................................. 82
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện qui định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
về các tội phạm về mại dâm ................................................................................... 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mại dâm là một vấn đề xã hội khó giải quyết không chỉ ở Việt Nam mà hầu
hết mọi quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện
những đối tƣợng và hình thức hoạt động mại dâm mới nhƣ: du lịch tình dục, ngƣời
nƣớc ngoài bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng internet, facebook,... Tệ
nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội: Nguy cơ lây lan các bệnh xã
hội, HIV/AIDS qua đƣờng tình dục do quan hệ tình dục không an toàn; tình trạng
ngƣời mại dâm sử dụng ma túy có xu hƣớng gia tăng; tệ nạn mại dâm cũng là một
trong những nguyên nhân làm gia tăng các tổ chức tội phạm, đƣờng dây mua bán
ngƣời, tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm cũng ngày càng có
xu hƣớng tăng; xuất hiện nhiều tụ điểm mại dâm tại các khu vực công cộng tác
động xấu đến môi trƣờng văn hóa, thuần phong mỹ tục, ảnh hƣởng đến trật tự an

toàn xã hội, gây bức xúc trong dƣ luận… Cùng với những hệ lụy đó thì ngay chính
những ngƣời bán dâm cũng rơi vào tình trạng bị ngƣợc đãi, bạo lực, bị chà đạp nhân
phẩm, bị bóc lột, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, bị phân biệt đối
xử…
Chính vì vậy, để xác định tầm quan trọng của việc đấu tranh phòng chống
mại dâm cũng nhƣ thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với công tác
này, các hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm ngƣời chƣa thành niên
đã đƣợc quy định tại Bộ luật Hình sự Việt Nam. Đồng thời, ngày 14/3/2003, Ủy ban
thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phòng chống mại dâm năm 2003. Ngày
07/3/2016, Thủ tƣớng Chính phủ tiếp tục ban hành Chƣơng trình hành động phòng
chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐTTg ngày 07/3/2016). Trên cơ sở đó, các cơ quan có thẩm quyền đã liên tục triển
khai các biện pháp tăng cƣờng phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng của tội
phạm về mại dâm. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng, chống mại
dâm nhƣng các tội phạm về mại dâm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Để ngăn
chặn có hiệu quả các tội phạm này, Nhà nƣớc cần thực hiện tổng thể các biện pháp
khác nhau, trong đó biện pháp hoàn thiện Bộ luật Hình sự đóng vai trò cực kì quan
trọng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự


2

hiện hành về các tội phạm về mại dâm để đánh giá, tìm ra những điểm hạn chế, bất
cập, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật để xử lý các tội phạm này trong
thực tiễn.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các tội phạm về mại
dâm trong pháp luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các tội phạm về mại dâm mặc dù không phải là một vấn đề dành đƣợc
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu luật hình sự, tuy nhiên cũng có một số

công trình nghiên cứu có giá trị liên quan đến vấn đề này. Có thể kể đến một số
nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài nhƣ:
* Luận văn thạc sĩ gồm có:
+ “Tội mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả Nguyễn Việt Khánh Hòa, khoa
Luật đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2009;
+ “Luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ trẻ em”, tác giả Nguyễn Văn
Hƣơng, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2003.
* Sách chuyên khảo gồm có:
+ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập IX, tác giả
Đinh Văn Quế, Nxb tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, năm 2006.
* Bài viết trên tạp chí gồm có:
+ “Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm liên
quan đến mại dâm và những vấn đề cần hoàn thiện”, tác giả Nguyễn Văn Trƣợng,
Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 24, năm 2007;
+ “Tội mua dâm người chưa thành niên lý luận và thực tiễn”, tác giả Đỗ
Đức Hồng Hà, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 10, năm 2010;
+ “Tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm: lý luận và thực tiễn”, tác giả
Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 22, năm 2010;
+ “Về những vướng mắc và hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về tội
chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm”, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Tạp chí Tòa
án nhân dân, Số 22, năm 2011;


3

+ “Hoàn thiện pháp luật về tội mua dâm người chưa thành niên”, tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 23, năm 2011;
+ “Xét xử Phạm Thị M phạm về tội danh nào cho đúng”, tác giả Võ Ngọc
Thạch, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 4, năm 2015;

+ “Phạm Thị M phạm tội chứa mại dâm và Môi giới mại dâm”, tác giả Vũ
Đức Việt, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 14, năm 2015;
+ “Phạm Thị M chỉ phạm tội chứa mại dâm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số
16, năm 2015.
Ngoài ra, các giáo trình của các cơ sở đào tạo luật trên cả nƣớc đều đề cập
đến nhóm các tội phạm về mại dâm nhƣ: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của
Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002; Giáo
trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 2 của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân Hà Nội, 2009; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm của
Học viện Cảnh sát nhân dân, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012; Giáo trình
Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm (tập 2) của Trƣờng Đại học Luật TP.Hồ
Chí Minh, Nxb Hồng Đức, 2016; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội
phạm (tập 2) của Trƣờng Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2016… Bên cạnh đó, một số
sách bình luận khoa học về Bộ luật hình sự cũng đề cập đến nhóm tội này.
Nhìn chung, các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã đề cập ở các mức độ
khác nhau đến các tội phạm về mại dâm dƣới góc độ luật hình sự. Trong đó phần
lớn các công trình tập trung nghiên cứu dấu hiệu pháp lí của các tội phạm về mại
dâm theo qui định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, một số công trình
nghiên cứu cả thực tiễn áp dụng các qui định về các tội phạm mại dâm kể từ khi Bộ
luật hình sự năm 1999 có hiệu lực, ngoài ra một số công trình đã đƣa ra giải pháp,
kiến nghị nhằm hoàn thiện qui định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm
về mại dâm. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu
toàn diện về nhóm các tội phạm về mại dâm nhằm chỉ ra những bất cập còn tồn tại
của Bộ luật Hình sự năm 1999 (Bộ luật Hình sự hiện hành) trong sự liên hệ với Bộ
luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật Hình sự đã đƣợc Quốc hội thông qua nhƣng chƣa
có hiệu lực) nhằm đƣa ra ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện qui định về các tội
phạm về mại dâm trong Bộ luật Hình sự 2015. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài


4


“Các tội phạm về mại dâm trong pháp luật hình sự Việt Nam” là hoàn toàn cần
thiết, phù hợp với thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống và toàn diện các
qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội phạm về mại dâm. Trên cơ sở
nghiên cứu, đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội phạm về
mại dâm, tìm ra những điểm bất cập của Bộ luật này cũng nhƣ phƣơng hƣớng hoàn
thiện. Do Bộ luật Hình sự năm 2015 đã đƣợc Quốc Hội thông qua, do vậy, tác giả
cũng có sự liên hệ, đánh giá Bộ luật Hình sự năm 2015, từ đó, tìm ra những điểm
chƣa hoàn thiện của Bộ luật Hình sự năm 2015, đề xuất những giải pháp hoàn thiện
luật nhằm nâng cao hiệu quả việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tác giả sẽ nghiên cứu qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội
phạm mại dâm, tìm ra đƣợc bất cập của những qui định đó. Sau đó, tác giả sẽ phân
tích, đánh giá qui định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về nhóm tội này, chỉ rõ Bộ
luật này đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm nào của Bộ luật Hình sự năm 1999 và còn
những tồn tại nào chƣa đƣợc giải quyết. Từ đó, tác giả sẽ có những đề xuất cụ thể.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các qui định của Bộ luật Hình sự năm
1999 đối với các tội phạm về mại dâm và qui định tƣơng ứng của Bộ luật Hình sự
năm 2015 đối với các tội phạm này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ Luật hình sự. Tác giả tập trung
nghiên cứu qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với các tội phạm về mại
dâm; bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu, đánh giá qui định tƣơng ứng của Bộ luật
Hình sự năm 2015 về nhóm tội này.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu


5

Phƣơng pháp luận tác giả sử dụng nghiên cứu luận văn là phƣơng pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về hình sự và cải cách
tƣ pháp.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng là phƣơng pháp phân tích,
so sánh, tổng hợp, lịch sử,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu qui định của các tội phạm về mại
dâm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 một cách có hệ thống và tƣơng đối toàn
diện, từ đó, tìm ra những bất cập của Bộ luật Hình sự năm 1999. Đồng thời, trên
cơ sở nghiên cứu, đánh giá qui định của Bộ luật Hình sự năm 2015, tác giả sẽ tìm
ra những điểm mới cũng nhƣ điểm tích cực của Bộ luật này so với Bộ luật Hình sự
năm 1999, đồng thời, chỉ ra đƣợc những điểm hạn chế còn tồn tại của Bộ luật
Hình sự năm 2015, từ đó đƣa ra những phƣơng hƣớng, kiến nghị nhằm hoàn thiện
qui định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và nâng cao hiệu quả thi hành Bộ luật này
trong thời gian tới.
Về thực tiễn, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cơ quan có thẩm
quyền nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung
sắp tới nhằm khắc phục hạn chế, thiếu sót của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngoài ra, luận văn còn có thể đƣợc sử dụng là tài liệu tham khảo trong
công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo bậc đại học, sau
đại học về chuyên ngành luật học.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:

Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội phạm về mại dâm
Chương 2: Các tội phạm về mại dâm theo qui định của Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999
Chương 3: Đánh giá điểm mới của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về
các tội phạm về mại dâm và phƣơng hƣớng hoàn thiện các qui định này.


6

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM
1.1. Khái niệm và dấu hiệu của các tội phạm về mại dâm
Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, tội phạm “là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản,
các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Trên cơ sở khái niệm về tội phạm nói chung cũng nhƣ đặc điểm riêng của
các tội phạm về mại dâm, tác giả xin đƣa ra khái niệm đối với các tội phạm về mại
dâm nhƣ sau:
Các tội phạm về mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được qui
định trong Bộ luật hình sự, do người có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm thực hiện
với lỗi cố ý, xâm phạm đến trật tự công cộng được thể hiện bằng hành vi chứa mại
dâm, môi giới mại dâm hoặc hành vi mua dâm người chưa thành niên.
Từ khái niệm trên có thể thấy các tội phạm về mại dâm có những dấu hiệu
sau:
* Khách thể của các tội phạm về mại dâm

Khách thể trực tiếp của các tội phạm về mại dâm là trật tự công cộng. Điều
này có nghĩa là, các tội phạm về mại dâm đã xâm hại đến trật tự chung, vi phạm nếp
sống văn minh, đạo đức xã hội, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hƣởng xấu đến thuần
phong mỹ tục của dân tộc.
* Mặt khách quan của các tội phạm về mại dâm
Hành vi khách quan của các tội phạm về mại dâm tuy khác nhau ở hình thức
thể hiện nhƣng đều có cùng tính chất là hành vi nguy hiểm cho xã hội có liên quan
đến hoạt động mua dâm, bán dâm, gây ảnh hƣởng đến trật tự công cộng nói chung
và ảnh hƣởng đến công tác quản lí, phòng chống tệ nạn mại dâm của Nhà nƣớc ta.


7

Hành vi khách quan của các tội phạm về mại dâm đƣợc thể hiện dƣới những hình
thức sau:
- Hành vi chứa mại dâm;
- Hành vi môi giới mại dâm;
- Hành vi mua dâm ngƣời chƣa thành niên.
Các tội này đều đƣợc qui định trong BLHS năm 1999 là tội phạm có cấu
thành hình thức, chỉ có hành vi mới là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm,
còn hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm (CTTP).
Tuy nhiên, dấu hiệu hậu quả lại đƣợc qui định là tình tiết định khung tăng
nặng đối với một số tội. Bên cạnh đó, hậu quả có thể là căn cứ để xem xét, quyết
định hình phạt đối với ngƣời phạm tội.
* Chủ thể của các tội phạm về mại dâm
Chủ thể của các tội phạm về mại dâm là chủ thể thông thƣờng, tức là những
ngƣời đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS).
* Mặt chủ quan của các tội phạm về mại dâm
Lỗi của ngƣời thực hiện các tội phạm về mại dâm là lỗi cố ý trực tiếp.
Ngƣời phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình

nhƣng vẫn mong muốn thực hiện.
Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc
của CTTP của các tội phạm về mại dâm.
Các tội phạm về mại dâm đƣợc quy định tại Chƣơng XIX Bộ luật hình sự
năm 1999 thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng bao
gồm ba tội:
+ Tội chứa mại dâm (Điều 254);
+ Tội môi giới mại dâm (Điều 255);
+ Tội mua dâm ngƣời chƣa thành niên (Điều 256).
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc qui định các tội phạm về mại
dâm trong Bộ luật hình sự
1.2.1. Cơ sở lý luận của việc qui định các tội phạm về mại dâm trong Bộ
luật hình sự


8

Quan tâm đến con ngƣời, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em, ngăn ngừa và trừng phạt nghiêm khắc
các hành vi chà đạp phẩm giá, danh dự con ngƣời nhất là phụ nữ và trẻ em là vấn đề
mà chuẩn mực quốc tế cũng nhƣ từng quốc gia luôn chú trọng.
Xét về chuẩn mực quốc tế, cộng đồng quốc tế đã có những hợp tác rất tích
cực trong bảo vệ quyền con ngƣời, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em – những đối tƣợng
yếu thế trong xã hội, ngăn ngừa những nguy cơ đƣa họ trở thành nạn nhân của mại
dâm. Báo cáo năm 2009 của Liên Hợp Quốc cho thấy, 79% nạn nhân của bọn buôn
ngƣời là để phục vụ mại dâm, và mại dâm đã đƣợc coi là "Chế độ nô lệ lớn nhất
trong lịch sử".1
Các văn kiện quốc tế liên quan đến việc ngăn ngừa, trừng phạt các hành vi
liên quan đến buôn bán, bóc lột mại dâm phụ nữ, trẻ em thể hiện qua nhiều văn bản
khác nhau. Qui định nhằm trừng phạt và ngăn ngừa, trấn áp việc bóc lột mại dâm

phụ nữ, trẻ em đƣợc thể hiện tại Công ƣớc về trấn áp việc buôn bán ngƣời và bóc lột
mại dâm ngƣời khác năm 1949, Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
chống lại phụ nữ năm 1979 và Công ƣớc về quyền trẻ em năm 1989. Đây là ba
Công ƣớc cơ bản có các nội dung liên quan đến việc phòng, chống mại dâm thể
hiện rất rõ quan điểm của cộng đồng quốc tế đối với việc đấu tranh phòng chống
nạn mại dâm nói riêng và bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em nói chung.
Quy định pháp luật về mại dâm là khác biệt ở từng nƣớc trên thế giới. Tính
tới năm 2012, có thể chia luật về mại dâm của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới thành 3 nhóm:2
Nhóm 1: Mại dâm là hợp pháp và đƣợc pháp luật quy định các vấn đề liên
quan. Nhóm này có 20 nƣớc và một số bang của Úc.
Nhóm 2: Ở những nƣớc thuộc nhóm này, không có bộ luật cụ thể để cấm
mại dâm, nên mại dâm (trao đổi tình dục vì tiền) tự nó không phải là bất hợp pháp,
nhƣng hầu hết các hoạt động liên quan (nhƣ mời gọi mua dâm nơi công cộng, nhà
thổ và các hình thức dắt khách khác...) là bất hợp pháp, điều này khiến cho việc
mua bán dâm là rất khó khăn để không vi phạm bất cứ điều luật nào. Nhóm này có
1

/>2
/>

9

41 nƣớc và vùng lãnh thổ (năm 2012).Ví dụ: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Brasil, Ấn
Độ, Nepal, Madagascar... Ví dụ tại Ấn Độ không có bộ luật cấm mại dâm cụ thể,
nhƣng lại có Bộ luật chống hành vi buôn bán vô đạo đức (PITA) năm 1986, trong
đó có một mục về mại dâm. Luật này quy định: chào mời bán dâm nơi công cộng sẽ
bị phạt 3 tháng tù, rao số điện thoại để bán dâm bị phạt 6 tháng tù, chăn dắt mại
dâm bị phạt 2 năm tù, chủ nhà thổ bị phạt 1-3 năm tù (nếu tái phạm sẽ phạt nặng
hơn), giam giữ nô lệ tình dục bị phạt ít nhất 7 năm tù, ngoài ra còn có nhiều mức

phạt cho các hành vi khác.
Nhóm 3: Những nƣớc đã ban hành các bộ luật cụ thể để cấm các hành vi
mua bán, tổ chức, môi giới mại dâm... Nhóm này có khoảng 160 nƣớc và vùng lãnh
thổ.
Nhƣ vậy, có thể thấy là đa phần các nƣớc trên thế giới đều có quan điểm
cấm nạn mại dâm và trừng phạt nghiêm khắc các đối tƣợng có hành vi chứa, môi
giới hoặc hành vi khác liên quan đến mại dâm.
Trên thực tế, nhiều nƣớc từng hợp pháp hóa mại dâm hoặc “thả lỏng” cho
mại dâm hoành hành cũng đã nhìn nhận lại và phải thay đổi chính sách, nhƣ: Ở
Thụy Điển, trong 30 năm (từ năm 1998 trở về trƣớc) hoạt động mại dâm không bị
cấm, nhƣng sau khi xét thấy việc hợp pháp hóa mại dâm càng khiến hoạt động này
ngoài tầm kiểm soát, gây tổn hại lớn về giá trị đạo đức xã hội nên đến năm 1999,
Thụy Điển đã đƣa ra luật nghiêm cấm mại dâm (tuy nhiên khác với luật cấm ở
nhiều nƣớc khác, ở Thụy Điển chỉ mua dâm mới bị phạt, luật nƣớc này coi mua
dâm là hành vi bạo hành chống lại phụ nữ). Chính phủ Thụy Điển tuyên bố đấu
tranh không khoan nhƣợng với nạn mại dâm và lý giải tầm quan trọng của việc
chống tệ nạn mại dâm: Mại dâm gây ra tác hại nghiêm trọng cho mỗi cá nhân cũng
như toàn thể xã hội. Tội phạm có tổ chức bao gồm cả buôn người cho mục đích tình
dục, buôn bán ma túy, cũng thường liên quan đến mại dâm. Năm 2009, đến lƣợt Na
Uy, Iceland và tiểu bang Rhode Island (Mỹ) cũng cấm mại dâm trở lại sau nhiều
năm cho tồn tại hợp pháp. Ở Pháp, Chính phủ đã đề ra những biện pháp ngăn chặn
nạn mại dâm bằng cách phạt nặng ngƣời mua dâm (theo quy định đề ra năm 2013),
nếu tái phạm mua dâm sẽ bị phạt 6 tháng tù giam cùng với 9.800 USD; môi giới


10

mại dâm có thể bị phạt tù 7 năm. Pháp trở thành nƣớc châu Âu thứ năm trừng phạt
nặng hành vi mua dâm, cùng với Thụy Điển, Na Uy, Iceland và Anh.
Ngày 26/2/2014, Nghị viện châu Âu đã thông qua luật mại dâm mới nhằm

hình sự hóa tội danh mua dâm. Theo bà Mary Honeyball (đại diện thành phố
London trong Nghị viện châu Âu), quyết định của Nghị viện châu Âu là tín hiệu cho
thấy ngƣời dân châu Âu không muốn tiếp tục làm ngơ trƣớc tình trạng lạm dụng
phụ nữ: "Nhiều người nghĩ mại dâm là nghề cổ xưa nhất trên thế giới. Vì thế một bộ
phận dư luận nghĩ rằng chúng ta nên coi mại dâm là một phần tất yếu của cuộc
sống và việc duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý nó tốt hơn. Kiểu tư duy đó chỉ
khiến mại dâm phát triển hơn, khiến mua dâm trở nên bình thường và khiến phụ nữ
dễ bị lạm dụng hơn". Đa số nghị sĩ Nghị viện châu Âu đồng ý với quan điểm hành
vi mua dâm là vi phạm nhân quyền và là một hình thức bạo lực chống lại phụ nữ.3
Bà Sheila Jeffeys, giáo sƣ về Chính trị Giới tính - Bộ môn Khoa học Xã hội
và Chính trị của trƣờng Đại học Melbourne cũng có quan điểm cho rằng: “Trên thực
tế thì tại Châu Á và toàn thế giới, căn bản của những gì xảy ra trong mại dâm
là bạo hành và vô nhân đạo... Trong thuật ngữ của Liên Hiệp Quốc, đây là một hoạt
động xã hội nguy hiểm và được đánh giá là có hại cho sức khỏe đối với phụ nữ và
các em gái. Nó được tạo ra từ việc hạ thấp vai trò của phụ nữ, coi sự tồn tại của
phụ nữ là để phục vụ cho lợi ích của đàn ông. Do vậy mại dâm cũng như những
hành động văn hóa độc hại khác như bạo lực đối với phụ nữ, làm tổn thương tới bộ
phận sinh dục nữ là những điều cần phải xóa bỏ hoàn toàn. Hợp pháp hóa mại dâm
rõ ràng rằng không có tác dụng bảo vệ phụ nữ”4
Tiến sĩ Janice G. Raymond, thuộc Liên minh phòng chống buôn bán phụ nữ
quốc tế (CATW), thông qua số liệu thực tế thu thập tại các nƣớc đã hợp pháp hóa
mại dâm cũng nhƣ qua phỏng vấn trực tiếp, đã liệt kê 10 thất bại và tác hại của biện
pháp hợp thức hóa mại dâm nhƣ sau:
- Tạo cơ hội cho nạn buôn ngƣời, thúc đẩy buôn bán nô lệ tình dục. Ví
dụ Hà Lan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ (đều là những nƣớc có mại dâm công khai) là các điểm
đến hàng đầu của tệ nạn buôn ngƣời.
3
4

/> />


11

- Tiền thuế mà nhà nƣớc thu đƣợc rất ít, mà phần lớn chui vào túi các băng
nhóm xã hội đen, trong khi chi phí bỏ ra để duy trì hệ thống "phố đèn đỏ" và y tế
cho gái bán dâm, cũng nhƣ truy quét các loại tội phạm "ăn theo mại dâm" (nhƣ ma
túy, trộm cƣớp...) lại rất lớn. Nhà nƣớc thu đƣợc 1 đồng thuế thì lại phải chi ra vài
đồng vì những tác hại gây ra.
- Làm gia tăng "mại dâm chui, gái đứng đường" không giấy phép (do gái
bán dâm không muốn phải nộp thuế và bị quản lý), kéo theo đó là bạo lực đƣờng
phố và làm giả giấy phép. Rốt cuộc lại tồn tại song hành cả "mại dâm hợp
pháp" lẫn "mại dâm bất hợp pháp", việc truy quét vẫn cứ phải tiến hành nhƣ trƣớc
trong khi việc quản lý càng rắc rối hơn (vì khó có thể xác minh gái mại dâm có hay
không có giấy phép hành nghề, giấy phép đó là thật hay giả).
- Hợp pháp hóa không thể giúp kiểm soát đƣợc mại dâm mà chỉ khiến nó lan
tràn thêm. Làm gia tăng nạn mại dâm trẻ em. Không còn sợ bị pháp luật trừng trị,
nhiều trẻ em bị gia đình bán vào nhà chứa, nhiều em khác sẵn sàng tham gia bán
dâm để kiếm tiền tiêu xài khi không đƣợc cha mẹ đáp ứng.
- Làm tăng nhu cầu mại dâm. Việc không còn bị pháp luật chế áp, răn đe
khiến cho đàn ông (nhất là thanh niên trẻ) không còn lo sợ và càng có nhu cầu mua
dâm ở quy mô rộng lớn hơn nhiều, khiến kỷ cƣơng xã hội rối loạn, làm hƣ hỏng đạo
đức thanh thiếu niên và đe dọa hạnh phúc mỗi gia đình.
- Không giúp bảo vệ gái mại dâm, họ vẫn bị đối xử tàn nhẫn. Bởi thực tế,
các trùm tội phạm mới là kẻ thực sự điều khiển lĩnh vực này. Các quy định bảo vệ
mà chính phủ đề ra khó thực hiện trên thực tế.
- Không giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ. Theo thống kê, phần lớn khách
hàng nam giới không tuân thủ quy định về an toàn khi quan hệ, gái mại dâm phải
chịu đựng để giữ khách mà không hề có cảnh sát nhắc nhở nhƣ Chính phủ từng hứa
hẹn.
- Không tăng cƣờng sự lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ, mà còn khiến

nhiều ngƣời bị bọn tội phạm (thậm chí gia đình mình) đẩy vào con đƣờng này để
kiếm lợi từ thân xác họ.
- Chính các phụ nữ mại dâm đa phần không muốn hợp pháp hóa ngành công
nghiệp tình dục. Họ cảm thấy tủi hổ, bị xa lánh khi tên tuổi mình bị thông báo công


12

khai. Họ đều xem đó là con đƣờng nhục nhã, đã tƣớc đoạt sức khỏe, danh dự và
cuộc đời họ, và không muốn con em mình lại sa vào con đƣờng này.5
Cuối cùng tiến sĩ Janice G. Raymond kết luận: "Hợp pháp hóa mại dâm chỉ
làm trầm trọng thêm những vấn nạn của nó. Đó chỉ là sự thoái thác trách nhiệm
của chính phủ trước những vấn nạn mà mại dâm gây ra cho con người và xã hội".6
Nhận xét của tiến sĩ hoàn toàn đúng với thực trạng ở Việt Nam cũng nhƣ
nhiều nƣớc hiện nay. Thực tế là nhiều phụ nữ đã bị bọn buôn ngƣời lừa bán để
làm nô lệ tình dục, họ bị đối xử rất tàn nhẫn. Nhiều ngƣời chỉ mong bị cảnh sát
nƣớc sở tại bắt trong những cuộc truy quét mại dâm và đƣợc giải thoát. Đó là cách
duy nhất họ có thể trở về quê hƣơng và thoát khỏi những kẻ buôn ngƣời. Nhƣ vậy,
nếu mại dâm đƣợc hợp pháp hóa thì kéo theo đó, số nạn nhân của nạn mua bán phụ
nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm sẽ ngày càng gia tăng, trong khi họ là những ngƣời
yếu thế, cần sự bảo vệ của xã hội và cộng đồng hơn bao giờ hết.
Qua những nghiên cứu, phân tích trên có thể thấy mại dâm không chỉ là một
hiện tƣợng xã hội tiêu cực, biểu hiện của sự lệch lạc về chuẩn mực xã hội mà nó còn
là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội khác, đặc biệt là nạn mua bán phụ nữ, trẻ
em…. Karl Marx và Lenin đã cho rằng mại dâm là sự buôn bán xác thịt con người,
phản ánh sự tha hóa đạo đức và áp bức bóc lột xuyên suốt lịch sử từ chế độ nô
lệ, phong kiến cho tới chủ nghĩa tư bản, là điều cần phải xóa bỏ trong xã hội xã hội
chủ nghĩa vốn chú trọng đạo đức và công bằng.7
Ở Việt Nam, Đảng và nhà nƣớc ta luôn quan tâm, chú trọng bảo vệ con
ngƣời đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Điều này thể hiện rõ thông qua Hiến pháp và

pháp luật nƣớc ta. Theo Điều 26 Hiến pháp năm 2013, qui định:
“1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo
đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn
diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.

5

/> />7
/>6


13

Tiếp đó, Điều 37 Hiến pháp năm 2013 qui định: “1. Trẻ em được Nhà nước,
gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ
em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao
động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
Ngày 14/3/2003, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phòng
chống mại dâm năm 2003. Ngày 07/3/2016, Thủ tƣớng Chính phủ tiếp tục ban hành
Chƣơng trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm
theo Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07/3/2016).
Nhƣ vậy, có thể thấy rõ là về chuẩn mực quốc tế cũng nhƣ chính sách và
pháp luật nƣớc ta đều coi trọng con ngƣời, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, do vậy, việc
ngăn chặn nạn mại dâm cũng nhƣ những hành vi bóc lột mại dâm, khai thác làm
giàu bất chính trên thân xác phụ nữ và trẻ em là hoàn toàn cần thiết vì đó là những
hành vi chà đạp lên nhân phẩm danh dự của ngƣời phụ nữ và trẻ em, gây ảnh hƣởng
xấu đến trật tự trị an xã hội. Trong các biện pháp nhà nƣớc có thể tiến hành thì biện
pháp hình sự đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, việc qui định các tội phạm về mại

dâm trong BLHS là hoàn toàn cần thiết, phù hợp với cơ sở lý luận theo chuẩn mực
quốc tế và pháp luật của Việt Nam.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể cũng nhƣ chính sách pháp luật của
quốc gia mà mỗi nƣớc sẽ có cách qui định cụ thể. BLHS năm 1999 đã qui định các
tội phạm mại dâmlà đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và chính sách hình
sự của Đảng và Nhà nƣớc ta. Với việc qui định các tội phạm về mại dâm gồm tội
chứa mại dâm, môi giới mại dâm và mua dâm ngƣời chƣa thành niên, BLHS năm
1999 cũng nhƣ BLHS năm 2015 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta
trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm về mại dâm, qua đó góp phần
vào công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc qui định các tội phạm về mại dâm trong Bộ
luật hình sự
Tại Việt Nam hiện nay, tệ nạn mại dâm và tội phạm mại dâm đang có xu
hƣớng gia tăng và trở thành một vấn đề cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã
hội trong việc đấu tranh, phòng ngừa và đẩy lùi tệ nạn này. Từ năm 2011 đến 2015,
Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã thụ lý: 3.963 vụ/4.579 bị can phạm các tội về


14

mại dâm - trong đó: tội chứa mại dâm 2.231 vụ/ 2.280 bị can, tội môi giới mại dâm
1.679 vụ/ 2.227 bị can; tội mua dâm ngƣời chƣa thành niên 53 vụ/ 72 bị can. Viện
kiểm sát đã truy tố 3.752 vụ/ 4.792 bị can. Toà án nhân dân (TAND) cấp sơ thẩm đã
thụ lý 3.800 vụ với 5.004 bị cáo phạm các tội về mại dâm để xét xử theo thủ tục sơ
thẩm (bao gồm cả số cũ từ năm trƣớc chuyển sang); đã xét xử 3.619 vụ / 4.692 bị
cáo - trong đó có 2.662 bị cáo bị xét xử về tội chứa mại dâm, 1.971 bị cáo bị xét xử
về tội môi giới mại dâm và 59 bị cáo bị xét xử về tội mua dâm ngƣời chƣa thành
niên. Năm 2016 vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hành quyền công
tố, kiểm sát điều tra 914 vụ/ 1188 bị can phạm các tội về mại dâm. Toà án nhân dân
các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 881 vụ/ 1.130 bị cáo phạm các tội về mại

dâm; trong đó đã giải quyết, xét xử đƣợc 815 vụ/ 1030 bị cáo. Các vụ án đƣợc thụ
lý và xét xử nhiều vẫn tập trung và một số các tỉnh, thành phố lớn nhƣ: Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh, Hải Phòng... và ở một số địa phƣơng có khu du lịch: nhƣ Quảng
Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa…
Cùng với đó, số lƣợng cơ sở hoạt động mại dâm và số lƣợng ngƣời bán dâm
ngày một nhiều:
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, hiện nay, số
ngƣời bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 ngƣời, trong đó, tập trung nhiều ở một số
khu vực nhƣ: đồng bằng sông Hồng 3.673 ngƣời; Đông Bắc: 913 ngƣời; Bắc Trung
Bộ 887 ngƣời; Đông Nam Bộ 3.200 ngƣời; đồng bằng Sông Cửu Long 1.374 ngƣời;
các khu vực khác là 1.189 ngƣời. 8
Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là một hoạt động rất khó
kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó. Tại hội nghị tổng kết phòng,
chống mại dâm năm 2013 của Việt Nam cho thấy, cả nƣớc ƣớc tính có gần 33.000
ngƣời bán dâm, nhƣng chỉ có khoảng 9.000 gái bán dâm có hồ sơ quản lý. 9
Theo báo cáo của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ lao động thƣơng
binh xã hội tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chƣơng trình phòng, chống mại
dâm giai đoạn 2010-2015: Trong thời gian từ năm 2010-2015, đội kiểm tra liên
8

Chƣơng trình phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Thủ tƣớng Chính phủ)
9 cập nhật ngày 9.8.2017


15

ngành 178/CP của các tỉnh, thành phố đã kiểm tra 122.079 lƣợt cơ sở kinh doanh
dịch vụ; phát hiện 42.111 lƣợt cơ sở vi phạm; xử lý cảnh cáo 6.321 lƣợt cơ sở, phạt
tiền 28.558 lƣợt cơ sở với tổng số tiền xử phạt 167 tỷ 438 triệu đồng; đình chỉ, thu

hồi giấy phép kinh doanh 1.412 cơ sở và 5.820 cơ sở bị áp dụng các hình thức xử
phạt bổ sung. Bộ Công an, cơ quan công an các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo tăng
cƣờng công tác truy quét ổ nhóm, đƣờng dây tổ chức hoạt động mại dâm có quy mô
lớn, phức tạp, trá hình ở các khách sạn, nhà hàng, quán bar, vũ trƣờng, ở nhiều địa
phƣơng, đặc biệt là ở các thành phố lớn đã truy quét, triệt phá 5.791 vụ, ổ nhóm
hoạt động mại dâm với 23.231 ngƣời vi phạm, gồm 9.643 ngƣời bán dâm; 8.206
ngƣời mua dâm; 5.158 đối tƣợng chủ chứa, môi giới và 224 ngƣời bán dâm dƣới 18
tuổi (tăng 1.572 vụ với 5.837 ngƣời vi phạm so với giai đoạn 2006-2010).10
Nạn mại dâm ở nƣớc ta đang diễn biến phức tạp, hoạt động dƣới nhiều hình
thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” nhƣ:
massage, nhà hàng, karaoke, quán bar, vũ trƣờng, khách sạn... Bên cạnh đó, hoạt
động mại dâm nam, mại dâm đồng tính, ngƣời chuyển giới hoạt động mại dâm và
mại dâm có yếu tố nƣớc ngoài (trong đó kể cả ngƣời nƣớc ngoài mua dâm và bán
dâm) thông qua hình thức chào hàng, môi giới mại dâm trên mạng internet, điện
thoại ngày càng gia tăng. Tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm tội
phạm hoạt động mại dâm, môi giới, bảo kê, cho vay nặng lãi và tội phạm mua bán
ngƣời, mua bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm về ma túy... “Thực tế cho thấy, tình hình
tệ nạn mại dâm vẫn diễn ra phức tạp, tồn tại ở cả các tụ điểm mại dâm và trá hình
trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Hoạt động mại dâm có tổ chức với quy mô lớn,
thu nhập cao ngày càng gia tăng, đặc biệt đối tượng liên quan đến người mẫu, diễn
viên, hoa hậu. Độ tuổi của người bán dâm trẻ hóa, có sự tham gia của học sinh,
sinh viên....“11
Nhƣ vậy, có thể thấy là nạn mại dâm ở nƣớc ta rất trầm trọng và con số trên
không thể phản ánh hết nạn mại dâm ở nƣớc ta. Đây là hiện tƣợng xã hội tiêu cực
mang lại rất nhiều hệ lụy. Tệ nạn mại dâm gia tăng không chỉ gây mất trật tự trị an,
10

/>
cập nhật ngày 9.8.2017
11



16

ảnh hƣởng xấu đến truyền thống đạo đức, thuần phong mĩ tục, gây cản trở công tác
đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung và tệ nạn xã hội nói riêng mà nạn mại
dâm còn kéo theo nhiều hệ lụy xấu đến đời sống xã hội nhƣ: nguy cơ gia tăng nạn
mua bán ngƣời, mua bán phụ nữ và trẻ em, gia tăng hoạt động của các băng đảng
phạm tội, làm tha hóa một bộ phận cán bộ có chức quyền bảo kê cho hoạt động mại
dâm; đồng thời, nó làm lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đƣờng tình dục do
quan hệ tình dục không an toàn, tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV qua đƣờng tình dục ngày
càng gia tăng (45,3% - chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đƣờng lây truyền khác). Bên
cạnh đó, ngƣời hoạt động mại dâm thƣờng bị bạo lực, chiếm đoạt tài sản, tiền bạc,
bóc lột tình dục, bị kỳ thị, xa lánh, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội...12 Do vậy,
có thể thấy mại dâm đang thực sự là một vấn nạn cần đƣợc điều chỉnh bới pháp luật
hình sự, nếu chỉ xử lí hành chính đối với các hành vi chứa mại dâm, môi giới mại
dâm… thực sự chƣa đủ sức răn đe, trấn áp và phòng ngừa tệ nạn này. Do đó việc
qui định tội phạm về mại dâm theo BLHS Việt Nam là hoàn toàn cần thiết cả về
mặt lí luận lẫn thực tiễn hiện nay.
1.3. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự ở Việt Nam đối với các tội phạm
về mại dâm từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến trƣớc khi có Bộ luật
hình sự năm 1999
1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến tận những năm 1954, chúng ta phải
dốc toàn lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp nên trong giai đoạn này chƣa có văn
bản pháp luật hình sự nào mới điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động mại
dâm. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 47/SL với nội
dung: “Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt
Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như
cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh

này”. Theo đó, ở miền Bắc áp dụng Bộ “Luật Hình An Nam”, miền Trung áp dụng
Bộ “Hoàng Việt Hình Luật”, miền Nam áp dụng Bộ hình luật Pháp tu chỉnh. Tuy
vậy, do đất nƣớc đang trong hoàn cảnh chiến tranh nên chính quyền cách mạng chủ

12

Chƣơng trình phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Thủ tƣớng Chính phủ)


17

yếu tập trung vào việc xét xử những tội phạm phản cách mạng, chống phá chính
quyền và một số loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm nhƣ tội tích trữ, đầu cơ nhằm
củng cố, bảo vệ nhà nƣớc mới thành lập.
Từ năm 1955, ở Miền Nam Việt Nam, giai đoạn đầu, chính quyền Ngô Đình
Diệm vẫn cho duy trì một số đạo luật của chế độ thuộc Pháp trƣớc đây về vấn đề
mại dâm. Sau đó, Ngụy quyền Sài Gòn đã ban hành Dụ số 64 ngày 17/10/1955 về
bài trừ nạn mãi dâm, theo đó “nghề mãi dâm dưới mọi hình thức đều bị cấm hẳn và
sự vi phạm sẽ bị nghiêm trị ...” Dụ số 64 qui định rất rõ hình phạt đối với các hành
vi phạm tội mối lái mãi dâm (Điều 3), hành vi tổ chức, chứa chấp hoặc dung túng
cho hoạt động mãi dâm ở những nơi mà ngƣời phạm tội là chủ, ngƣời quản lý hoặc
là ngƣời có quyền sử dụng (Điều 5, Điều 7), thậm chí cả những phụ nữ làm nghề
mãi dâm cũng bị phạt tù hoặc phạt tiền (Điều 3). Dụ số 64 sau đó tiếp tục đƣợc bổ
sung bởi Dụ số 57/1 ngày 23/10/1956 và đến năm 1962, chính quyền Việt Nam
Cộng hòa ban hành Luật số 12/62 ngày 22/5/1962 về “bảo vệ luân lý”, trong đó bổ
sung hành vi mua dâm cũng là tội phạm (Điều 7 Luật số 12/62) và qui định cả
trƣờng hợp tăng nặng định khung đối với hành vi mua dâm vị thành niên dƣới 16
tuổi – đây có thể coi là qui định tƣơng ứng với tội mua dâm ngƣời chƣa thành niên
hiện nay.

Đến năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thống nhất các văn bản
pháp luật hình sự để ban hành một bộ luật chung với tên gọi Bộ Hình luật Việt
Nam, ban hành ngày 20/12/1972. Theo Bộ luật này thì hành vi mua dâm, bán dâm
không bị coi là tội phạm; trong khi đó các hành vi chứa mại dâm, tổ chức mại dâm,
môi giới, dẫn dắt mại dâm và cƣỡng bức mại dâm bị coi là tội phạm - đƣợc thể hiện
thông qua các qui định về việc “mối lái mãi dâm”, “cưỡng bách mãi dâm” và “sự
giúp phương tiện cho việc mãi dâm” tại các điều từ 357 đến 364 Hình luật. Theo
đó, các nhà làm luật của Việt Nam Cộng hòa đã qui định một số hành vi phạm tội
về mại dâm tƣơng đối cụ thể.
Tại Điều 357 đã qui định các hành vi bị coi là cấu thành tội “mối lái mãi
dâm” gồm các hành vi sau:
- Tri tình giúp đỡ hay che chở bằng mọi cách việc mãi dâm của kẻ
khác hay việc chiêu dụ khách để mãi dâm;


18

- Bất cứ dƣới hình thức nào chia phần lợi tức việc mãi dâm của kẻ
khác…
- Thu dụng, dụ dỗ hay bao dƣỡng ngƣời làm việc mãi-dâm, hay dâmđãng mặc dầu ngƣời này có ƣng thuận và đã trƣởng thành;
- Làm trung gian, bất cứ với danh nghĩa nào giữa những ngƣời làm
việc mãi-dâm hay dâm-đãng của kẻ khác;
- Bằng mọi cách ngăn trở cơ quan hữu-trách trong việc phòng ngừa,
kiểm soát, hỗ trợ hay cải huấn các ngƣời mãi dâm hay sắp lâm vào tình trạng
mãi dâm.13
Nhƣ vậy, qui định về hành vi mối lái mãi dâm trong Bộ Hình luật 1972 có
điểm tƣơng tự với hành vi môi giới mại dâm theo BLHS Việt Nam hiện hành, tuy
nhiên một số hành vi nhƣ hành vi giúp đỡ, che chở việc mãi dâm, thu dụng hay bao
dƣỡng ngƣời làm việc mãi dâm hoặc hành vi ngăn trở cơ quan hữu trách… thì giống
với hành vi giúp sức trong các tội phạm mại dâm hiện nay. Bên cạnh đó, Bộ Hình

luật 1972 còn qui định “sự giúp phương tiện cho việc mãi dâm” – theo đó, tại các
Điều 361, 362 và 364 Bộ Hình luật 1972 đã trừng phạt mọi hình thức của sự giúp
phƣơng tiện cho việc mãi dâm, bao gồm:
- Trực tiếp hay gián tiếp khai thác, quản lý, điều khiển, điều hành, tài trợ hay
dự phần tài trợ một cơ sở mãi dâm;
- Khai thác, quản lý, điều khiển, điều hành, tài trợ hay dự phần tài trợ một
khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, quán ăn, quán rƣợu, câu lạc bộ, hội quán, nhà khiêu
vũ, nơi du hí hay mọi nơi phụ thuộc hoặc bất cứ nơi nào mở cho công chúng ra vào
hay sử dụng mà thƣờng xuyên ƣng thuận hay dung túng cho một hay nhiều ngƣời
làm việc mãi dâm hay tìm khách mãi dâm ngay trong cơ sở hay nơi phục thuộc nói
trên.
- Hoặc trợ lực những kẻ nói ở hai khoản trên.14 (Điều 361 Bộ Hình luật
1972)

13
14

Bộ Hình luật Việt Nam 1972 của Việt Nam Cộng hòa, tr.446
Bộ Hình luật Việt Nam 1972 của Việt Nam Cộng hòa, tr.448-449


19

- Ngƣời đã thƣờng xuyên ƣng thuận hay dung túng cho một hay nhiều ngƣời
làm việc mãi dâm trong nhà hay nơi không có tánh cách công cộng thuộc quyền sử
dụng của họ với bất cứ danh nghĩa nào.15 (Điều 364 Bộ Hình luật 1972)
Những qui định về “sự giúp phương tiện cho việc mãi dâm” xét về bản chất
cũng chính là hành vi chứa mại dâm và hành vi tổ chức, giúp sức cho việc chứa mại
dâm theo Bộ luật hình sự hiện hành (theo qui định của BLHS năm 1999 và 2015,
hành vi chứa mại dâm đƣợc hiểu là hành vi tạo điều kiện về địa điểm, phƣơng tiện

cho hoạt động mua dâm, bán dâm). Mặc dù cách qui định của Bộ Hình luật 1972
chƣa tập trung, thống nhất và còn mang tính liệt kê, nhƣng nhìn chung, Bộ Hình
luật 1972 cũng mô tả tƣơng đối rõ các hành vi chứa mại dâm và hành vi tổ chức,
giúp sức cho việc chứa mại dâm cùng với các biện pháp trừng phạt cụ thể, thể hiện
đƣợc ý định của nhà làm luật của Việt Nam Cộng hòa, muốn triệt đề bài trừ nạn mại
dâm bằng cách “triệt hạ hay loại trừ mọi cơ sở hay phương tiện hoạt động của một
nghề nghiệp bất lương thiện và bất hợp pháp”16
Đặc biệt, Bộ Hình luật 1972 còn qui định về tội “cưỡng bách mãi dâm” tại
Điều 359. Điều luật này đƣợc coi là một sáng tạo của nhà làm luật Việt Nam năm
1972. Khung hình phạt đối với tội cƣỡng bách mãi dâm rất nghiêm khắc (tử hình),
do đó nhà làm luật cũng qui định rất chặt chẽ các điều kiện để xử lí hành vi này.
Nhƣ vậy, từ năm 1955 đến 1975 ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Mỹ Ngụy (Việt Nam Cộng hòa) rất quan tâm đến việc đấu tranh, bài trừ nạn mại dâm
thông qua việc qui định đƣờng lối xử lí tƣơng đối nghiêm khắc đối với các hành vi
phạm tội liên quan đến hoạt động mại dâm.
Thời kì này ở miền Bắc, Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa mặc dù cũng
ban hành các văn bản xử lí các đối tƣợng liên quan đến hoạt động mại dâm, tuy
nhiên việc xử lí các đối tƣợng này chủ yếu là bằng biện pháp hành chính mà không
đƣợc qui định trong pháp luật hình sự. Thông tƣ số 121/CP ngày 09/8/1961 của Hội
đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa về việc tập trung giáo dục cải tạo
những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội đã xác định “những tên chủ chứa
bọn gái điếm hiện đang hoạt động” thuộc diện các đối tƣợng phải đƣa đi cải tạo.

15
16

Bộ Hình luật Việt Nam 1972 của Việt Nam Cộng hòa, tr.449
Bộ Hình luật Việt Nam 1972 của Việt Nam Cộng hòa, tr.449


20


Tiếp theo đó, Quyết định số 129/CP ngày 08/8/1964 của Hội đồng Chính phủ về
công tác bảo vệ an ninh trật tự đã nêu rõ: “Kiên quyết tập trung cải tạo hết những
tên lưu manh chuyên nghiệp và gái điếm chuyên nghiệp”. Mặc dù đây chỉ là biện
pháp hành chính nhƣng cũng đã phần nào thể hiện quan điểm của Nhà nƣớc Việt
Nam Dân chủ cộng hòa đối với việc phòng, chống tệ nạn mại dâm trong giai đoạn
đó.

1.3.2. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến trước khi có Bộ luật hình sự năm
1985
Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, đất nƣớc thống nhất, chế độ Mỹ - Ngụy
bị lật đổ, tuy nhiên, nạn mại dâm ở miền Nam Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển,
đòi hỏi bên cạnh việc xử lí hành chính đối với một số hoạt động mại dâm, Nhà nƣớc
cần phải qui định việc xử lí hình sự đối với những kẻ tổ chức mại dâm. Vì vậy, Hội
đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành
Sắc luật số 03-SL ngày 15/3/1976, trong đó tại Điều 9 Sắc luật số 03-SL (về các tội
xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân) có qui định:
“Phạm một trong các tội sau đây
- …….
- Cờ bạc, tổ chức mại dâm, buôn bán tàng trữ ma túy và các chất độc hại
khác thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù tới 15 năm.
Trong mọi trường hợp có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng ngân hàng”.
Sau đó, tháng 4/1976 Bộ Tƣ pháp - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam đã ban hành Thông tƣ số 03/TT/BTP hƣớng dẫn thi hành Sắc
luật số 03-SL, theo đó ngoài hình phạt chính qui định tại Điều 9 Sắc luật số 03-SL,
Thông tƣ số 03/TT/BTP còn qui định hình phạt bổ sung có thể áp dụng với ngƣời
phạm tội: “Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản sản, kẻ phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp còn bị quản chế hoặc cấm lưu trú ở một số địa phương từ một đến
năm năm sau khi mãn hạn tù”.



×