Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng quế trên địa bàn xã nậm lành huyện văn chấn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.62 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BẾ THỊ THANH

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ NẬM LÀNH, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế & PTNT
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BẾ THỊ THANH
Tên đề tài:


“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC TRỒNG QUẾ TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ NẬM LÀNH, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế & PTNT
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn và thầy giáo hướng dẫn Ths.
Nguyễn Quốc Huy em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế của việc trồng quế trên địa bàn xã Nậm Lành - Huyện Văn
Chấn - Tỉnh Yên Bái”.
Để hoàn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và

rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn
thầy giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Quốc Huy đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn
em thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy - HĐND UBND và các đoàn thể trong xã Nậm Lành đã quan tâm, tạo điều kiện giúp
đỡ em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em đã
thực tập tại cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Em
rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được
hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin chúc sức khỏe các thầy cô giáo, chúc các thầy cô
luôn thành công trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Em xin chúc các
cán bộ trong xã Nậm Lành luôn mạnh khỏe và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 12 năm 2017
BẾ THỊ THANH


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................... vii
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .........................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN .................................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh tế ..................................................................... 4
2.1.3. Bản chất hiệu quả kinh tế ........................................................................ 6
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ..........................................
6
2.1.5. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế trồng quế ............................
7
2.1.6. Đặc điểm của việc trồng quế................................................................... 9
2.2.



sở

thực

tiễn

.................................................................................................10

2.2.1. Thực tiễn trồng quế trên thế giới .......................................................... 10
2.2.1.1. Tình hình về cầu sản phẩm quế.......................................................... 10

2.2.1.2. Thực trạng trồng quế .......................................................................... 12
2.2.2. Tình hình về giá cả................................................................................ 14


3

2.2.3. Kinh nghiệm thực tiễn trồng quế tại tỉnh Yên Bái................................ 15
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 16
3.1.2.1. Phạm vi không gian............................................................................ 16
3.1.2.2. Phạm vi thời gian ............................................................................... 16
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................16
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................16
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 16
3.3.1.1. Thông tin thứ cấp ............................................................................... 16
3.3.1.2. Thông tin sơ cấp ................................................................................. 17
3.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 17
3.3.2.1. Đối với thông tin thứ cấp ................................................................... 17
3.3.2.2. Đối với thông tin sơ cấp ..................................................................... 18
3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 18
3.3.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế ........................................................... 18
3.3.3.2. Phương pháp so sánh.......................................................................... 18
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................18
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô trồng quế của các hộ điều tra ............... 18
3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả trồng quế. .............................................. 18
3.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế ................................................. 19
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 20

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương ...................20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20
4.1.1.1. Vị trí địa lý: ........................................................................................ 20
4.1.1.2. Địa hình địa thế .................................................................................. 20


4

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn ............................................................... 21
4.1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất của xã Nậm Lành.......................................... 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 23
4.1.2.1. Dân số và lao động ............................................................................. 23
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng...................................................................................... 25
4.2. Thực trạng trồng quế trên địa bàn xã ............................................................29
4.3. Phân tích SWOT về thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng quế .............31
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất quế của các hộ dân .............................33
4.4.1. Tình hình chung của các nhóm hộ được điều tra .................................. 33
4.4.2. Tình hình sản xuất quế của các nhóm hộ điều tra................................. 35
4.4.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm quế xã Nậm Lành 2016 ........................... 36
4.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trồng quế..................................................38
4.5.1. Quan điểm, Mục tiêu............................................................................. 38
4.5.1.1. Quan điểm phát triển .......................................................................... 38
4.5.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................. 39
4.5.2. Một số giải pháp phát triển cây quế tại xã Nậm Lành .......................... 39
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 46
5.1. Kết luận.............................................................................................................46
5.2. Đề xuất kiến nghị ............................................................................................47
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ................................................................. 47
5.2.2. Đối với ngân hàng ................................................................................. 48
5.2.3. Đối với nông dân................................................................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
I. Tiếng Việt .............................................................................................................49
II. Internet ................................................................................................................49
PHỤ LỤC


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1

ĐVDT

Đơn vị diện tích

2

ĐVT

Đơn vị tính

3

ĐKTN


Điều kiện tự nhiên

4

CLĐ

Công lao động

5

VA

Giá trị gia tăng

6

PR

Lợi nhuận

7

GTSX

Giá trị sản xuất

8

GO


Giá trị sản xuất

9

IC

Chi phí trung gian

10

MI

Thu thập hỗn hợp

11

UBND

Ủy ban nhân dân

12

TH

Tiểu học

13

THCS


Trung học cơ sở

14

THPT

Trung học phổ thông

15

TC

Tổng chi phí


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích trồng quế ở các tỉnh trong giai đoạn 2014 - 2016........... 12
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Nậm Lành năm 2016 ............... 22
Bảng 4.2. Thành phần các dân tộc của xã Nậm Lành ..................................... 23
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Nậm Lành năm 2016 ........... 24
Bảng 4.4. Cơ sở vật chất - hạ tầng của xã Nậm Lành 2016............................ 25
Bảng 4.5. Rà soát số hộ trồng quế tại xã Nậm Lành giai đoạn 2014-2016 .... 29
Bảng 4.6. GTSX các ngành kinh tế của xã qua 3 năm 2014 - 2016 ............... 30
Bảng 4.7. Một số đặc điểm chung về các hộ trồng quế .................................. 33
Bảng 4.8. Chi phí cho sản xuất của các hộ tính cho quế 20 năm.................... 34
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của việc trồng quế của các hộ điều tra năm 2016
(Tính bình quân cho 1ha)................................................................. 35



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ tiêu thụ lá, cành trên địa bàn xã Nậm Lành .......................... 36
Hình 4.2: tình hình tiêu thụ vỏ quế trên địa bàn xã Nậm Lành năm 2016 ..... 37
Hình 4.3: Sơ đồ thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ quế trên địa bàn xã
Nậm Lành ........................................................................................ 38


1


2

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Quế là một lâm sản có giá giá trị lớn. Trên thế giới quế phân bố tự
nhiên và được gây trồng trở thành hàng hóa ở một số nước Châu Á và Châu
Phi như Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Xrilanca. Trong các nước có quế,
cây quế cũng chỉ phân bố ở một số địa phương nhất định, có đặc điểm khí
hậu, đất đai và địa hình thích hợp với nó, ở ngoài vùng sinh thái cây quế sinh
trưởng và phát triển không tốt.
Yên Bái là tỉnh có diện tích quế lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc
nước ta, theo thống kê rừng Yên Bái có 415.103ha, trong đó rừng tự nhiên là
234.337ha rừng trồng quế gần 20.000ha, tỷ lệ che phủ đạt 59,6%. Trong đó
huyện Văn Chấn là một trong những huyện có diện tích rừng khá lớn có tiềm
năng để phát triển và điển hình là ở xã Nậm Lành đa số người dân đều trồng

cây quế là chủ yếu, vì quế là một loại cây trồng tuyền thống được gắn bó lâu
đời với người dân.
Cây quế được đánh giá cao về khả năng mang lại lợi ích kinh tế cao
cũng như đáp ứng được yêu cầu phòng hộ, bảo vệ sinh thái môi trường. Nhận
thức được tầm quan trọng của nó, người dân trong vùng đẩy mạnh trồng quế
để tăng thu nhập, giải quyết một phần lao động dư thừa, tạo công ăn việc làm
góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên nhưng năm gần đây người
dân ra sức trồng quế mới, diện tích ngày càng được mở rộng, nhưng cây quế
chưa được quy hoạch một cách tổng thể toàn diện, chưa được đầu tư thích
hợp chất lượng cây quế chưa đáp ứng được thị trường do vậy hiệu quả cây
quế chưa cao dẫn tới thu nhập của người dân không ổn định.
Tình hình thực tiễn cho thấy sản xuất quế trên cả nước nói chung và ở
xã Nậm Lành nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải


quyết, nhất là vấn đề hiệu quả kinh tế. Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và đạt
dược kết quả rất khả quan cho từng đối tượng. Tuy nhiên đối với đối tượng là
cây quế chưa có một công trình hay phương pháp đánh giá đầy đủ về hiệu quả
kinh tế của việc trồng quế trên địa bàn xã Nậm Lành
Để đánh giá đúng hiệu quả kinh tế của cây quế tác động đến người dân
như thế nào để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu để phát triển, nâng cao
hiệu sản xuất quế. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế
của việc trồng quế trên địa bàn xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái”. Thông qua đề tài này tìm ra các giải pháp giúp các nông hộ sản xuất quế
có hiệu quả cao.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng quế trên địa bàn xã Nậm Lành,
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng

cao hiệu quả kinh tế của việc trồng quế trên địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và tổng quan về hiệu quả kinh tế hoạt
động sản xuất quế.
- Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ cây quế tại xã Nậm Lành.
- Phân tích SWOT về thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng quế.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất quế của các hộ dân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất
trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên.


- Giúp rèn luyện kĩ năng, trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen với
công việc, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này.
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về hiệu quả kinh tế sản
xuất cây quế tại địa phương.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa
học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm bắt được tình hình sản xuất quế và vị trí của cây quế trong sự
phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời phân tích nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây quế.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển việc trồng quế trên địa
bàn xã Nậm Lành trong những năm tới, góp phần cao hiệu quả kinh tế nông
nghiệp nông hộ.




Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cơ sở lý luận
Mục đích của việc trồng quế và phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn
nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi
nguồn lực sản xuất có hạn và ngày càng khan hiếm, để tạo ra khối lượng sản
xuất lớn nhất đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội là mục tiêu của các hộ trồng
quế, hay nói một cách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế
nào để có chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất.
Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là mối
quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan
tâm của chung toàn xã hội.
2.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó phản ánh sản
xuất đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bố của các hoạt động kinh tế
Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997). Đánh giá hiệu quả kinh tế là một đòi
hỏi mang tính tất yếu khách quan của một nền sản xuất, đời sống xã hội.
Phạm trù hiệu quả kinh tế xuất hiện trong các văn bản pháp luật vào
năm 1910. Khi đó người ta mới chỉ nói tới hiệu kinh tế vốn đầu tư xây dựng
cơ bản [7]. Đến nay các nhà kinh tế học đã và đang quan tâm đến nghiên cứu
từ các góc độ khác nhau mà đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, các
quan điểm riêng có thể tóm tắt thành hai nhóm quan điểm như sau:
Nhóm quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế:
Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế theo quan điểm thứ nhất cho rằng
hiệu quả kinh tế được xem xét trong phần biến động giữa chi phí và kết quả
sản xuất. Nó được biểu hiện giữa tỷ lệ của kết quả thu được với chi phí bỏ ra,
hay ngược lại nó là chi phí của một đơn vị sản phẩm.



Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.
Quan điểm này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả,
hay một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực, từ đó có thể
so sánh được hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau.
Quan điểm thứ hai: Theo hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả
kinh tế là phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi chi phí.
Nó được đo bằng chi phí và lời lãi.
Qua quan điểm này phản ánh được quy mô của hiệu quả kinh tế nhưng
chưa rõ ràng và chỉ phản ánh được quy mô của hiệu quả kinh tế chứ không
phản ánh được trình độ sử dụng nguồn lực, cũng không thể so sánh được hiệu
quả kinh tế kinh tế giữa các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Trong thực
tế nhiều trường hợp quan điểm này không tính được hiệu quả kinh tế hoặc
tính được nhưng không có ý nghĩa. Vì vậy hiện nay quan điểm này chỉ được
sử dụng trong vài trường hợp nhất định.
Quan điểm thứ 3: Quan điểm thứ ba cho rằng trước tiên phải xem xét
hiệu quả kinh tế trong thành phần biến động giữa chi phí và kết quả và phần
tăng thêm của chi phí, hay còn là quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi
phí bổ sung.
Qua quan điểm này phản ánh hiệu quả kinh tế được phân tích theo
chiều sâu. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật và
trong việc đánh giá lựa chọn phương án sản xuất thì quan điểm này tỏ ra thích
hợp. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế chỉ quan tâm đến phần tăng thêm mà không
đánh giá chung cho cả quá trình hoạt động.
Từ ba quan điểm trên, ta thấy rằng các quan điểm chưa thật toàn diện
xem xét hiệu quả kinh tế vì nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng
thái tĩnh, chỉ xem hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi hiệu quả là chỉ tiêu
không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng
ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến



mức độ nào. Và nó cũng không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi
cho một hoạt động sản xuất.
2.1.3. Bản chất hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội chung nhất có liên quan
trực tiếp đến nền sản xuất và các quy luật kinh tế khác, phản ánh chất lượng
các hoạt động kinh tế.
Thực chất, hiệu quả kinh tế của sản xuất quế là một mối tương quan so
sánh giữa giá trị sản phẩm của cây quế thu được và lượng chi phí bỏ ra đề
xuất. Trong quá trình sản xuất đưa ra các phương án hay giải pháp kỹ thuật
sản phẩm có hiệu quả cao, là một phương án được tối ưu giữa kết quả đem lại
và chi phí sẽ đầu tư. Từ đó sản xuất được các sản phẩm quế với chi phí nhỏ
nhất và thỏa mãn tối đa về mặt hàng, số lượng, chất lượng sản phẩm quế theo
nhu cầu của thị trường thì hiệu quả kinh tế của sản xuất quế là nâng cao năng
suất lao động của hộ trồng quế.
Mặt khác, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng quế cần phải
xem xét cả vấn đề thời gian và không gian để hiệu quả đảm bảo đạt được lợi
ích trong ngắn hạn hay lợi ích dài hạn, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của
toàn xã hội.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
Trong điều kiện các nguồn lực có hạn không thể tạo ra kết quả bằng
mọi giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nguồn lực ít nhất. Hiệu quả kinh tế
của việc trồng quế bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngay từ trong quá
trình trồng quế cho đến kết quả sản xuất, với mức độ ảnh hưởng khác nhau,
cụ thể như sau:
Khoa học công nghệ sản xuất được áp dụng vào trồng quế: Yếu tố này
là đổi mới công nghệ có thể hướng tới việc tiết kiệm các chi phí, nguồn lực.
Phát triển công nghệ đòi hỏi phải đảm bảo xử dụng đầu vào tiết kiệm [3]. Vì


vậy hiệu quả xử dụng nguồn lực trong sản xuất quế phụ thuộc vào những thay

đổi cải tiến và kĩ năng xử dụng công nghệ, từ đó sẽ thay đổi hiệu quả kinh tế
của việc trồng quế
Khả năng tiếp nhận kĩ thuật mới của người trồng quế: Sự tiếp thu kĩ
thuật của người nông dân và năng suất của cây quế có mối quan hệ chặt chẽ
đến kiến thức và kỹ thuật canh tác [3]. Vì vậy trình độ và kinh nghiệm có thể
thấy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế về việc trồng quế.
Về đất đai: những đặc tính lý, hóa của đất quy định độ phì nhiêu tốt hay
xấu, địa hình, vị trí khu vực trồng quế có thuận lợi khó khăn gì cho giao thông
vận chuyển vật liệu phục vụ sản xuất [3].
Thời tiết khí hậu: trong sản xuất nông - lâm nghiệp các đối tượng trồng
khác nhau thường bị ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu cũng
khác nhau [3]. Vì vậy trong việc trồng quế cần xác định các vùng sinh thái
phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tốt của cây, từ đó sẽ đạt được
hiệu quả kinh tế.
Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của quá trình sản xuất quế:
Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, phần lớn thị trường có tính cạnh tranh
hoàn hảo cao hơn so với các ngành khác [3]. Vì vậy khi tạo ra môi trường
cạnh tranh lành mạnh cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả xử dụng nguồn
lực. Môi trường lành mạnh đó là các thành phần kinh tế có quyền ngang nhau
trong tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán các sản phẩm.
Chính sách của chính phủ: Có hai nhóm chính sách, một là các chính
sách thông qua giá như chính sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào, thuế, …
Có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Hai là chính sách không
thông qua giá như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nông cung cấp
tín dụng, nghiên cứu và phát triển… có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh
tế[3].
2.1.5. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế trồng quế
Nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng khan hiếm trong khi đó nhu



cầu của con người ngày càng tăng, để đáp ứng được nhu cầu đó của xã hội thì
người trồng quế phải tính đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt với sản xuất nông lâm - ngư nghiệp, trồng quế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên ẩn
chứa nhiều rủi do làm hiệu quả kinh tế không ổn định. Vì thế khi thực hiện
quá trình trồng quế các nông hộ đều phải tính toán kỹ lưỡng sao cho quá trình
của mình đạt được hiệu quả nhất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế giúp xác định được đồng chi, đồng thu từ đó
có thể đưa ra mức độ đầu tư hợp lý là cơ hội để tăng thu nhập, đảm bảo lợi ích
cho các hộ trồng quế. Đánh giá hiệu quả kinh tế là động lực tích lũy vốn, tiếp
tục đầu tư mở rộng diện tích trồng quế, đổi mới công nghệ tạo ra lợi thế cạnh
tranh mở rộng thị trường… từ đó thu nhập của các hộ trồng quế được cải
thiện. Vì vậy đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần
phát triển kinh tế xã hôi nói chung và phát triển nông - lâm nghiệp nói riêng.
Chỉ khi đánh giá được hiệu quả kinh tế thì khi đó nguồn lực mới đươc khai
thác và sử dụng hợp lí, đầy đủ và bền vững.
Đối với quế là một lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta. Cây
quế là nguồn lực kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân
tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường… Nơi mà mà diện tích
đất đa phần là đồi núi cao. Từ đó cây quế cũng là một thế mạnh của một số
tỉnh phát triển
Cây quế mang lại thu nhập cao, góp phần tích cực trong công tác ổn
định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
Tạo việc làm ở nông thôn miền núi, hạn chế các tiêu cực xảy ra do tình
trạng thiếu việc làm của người lao động, tình trạng du canh, du cư, đốt rừng
làm nương rẫy, hoang hóa đất rừng.
Cung cấp một lượng lớn quế làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, y học, xuất khẩu.
Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi


trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất

đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen cây quý.
2.1.6. Đặc điểm của việc trồng quế
Cây quế là loài thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành cao trên 15m
đường kính có thể đạt 40cm. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân
gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá có màu xanh đậm. Mặt
trên có màu xanh bóng, các gân bên song song.
Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh
dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 - 5%.
Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm
khoảng 70 - 90%.
Những cây quế trên 15 tuổi, cho nhiều quả và chất lượng hạt giống ổn
về di truyền, chu kì sai quả thường 2 đến 3 năm một lần, nên chọn những cây
sinh trưởng và phát triển, tán rộng, cân đối, không bị sâu bệnh và nhất là hàm
lượng tinh dầu trong vỏ cao để làm cây lấy giống.
* Gieo ươm:
Trồng quế là phong tục tốt và lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao,
Mường, Thái ở nước ta. Một năm có 2 mùa trồng quế, mùa xuân vào các
tháng 2, 3 và mùa thu vào các tháng 8, 9. Tùy thuộc vào thời tiết từng vùng,
đồng bào Yên Bái tập trung trồng quế vào các tháng đầu xuân.
Mật độ trồng quế phụ thuộc vào cường độ và mục đích kinh doanh, ở
những nơi có cường độ kinh doanh cao, có thể tận thu hết sản phẩm mật độ
trồng có khi đạt đến 10000 cây/ha, trái lại những nơi có cường độ kinh doanh
thấp mật độ trồng khoảng 1000 - 2000 cây/ha.
* Thu hoạch quế:
Các bộ phận trên cây quế đều có thể sử dụng và có giá trị kinh tế cao.
Vỏ, cành, nụ hoa, quả quế đều được dùng làm thuốc, lá quế dùng để cất tinh


dầu, vỏ quế là sản phẩm chính của cây quế dùng để làm thuốc và chế biến
nhiều hương liệu có giá trị.

Đối với rừng quế cao: sau khi trồng 10 - 20 năm thì bắt đầu thu hoạch.
Có 2 thời vụ bóc quế vào tháng 2 đến 3, cho chất lượng tốt và quế thu bóc vào
cuối tháng 7 đầu tháng 8.
Đối với rừng quế thấp: sau khi trồng 3 - 5 năm thì có thể thu hoạch.
Chặt cây gốc lấy vỏ. Về sau, trung bình cứ 3 năm chặt thu hoạch 1 lần
* Chế biến quế:
Chế biến vỏ quế khô: Vỏ tươi thu về, trải ra sân phơi nắng cho khô rồi
bó thành bó.
Cất tinh dầu: Các bộ phận của cây quế đều có thể cất lấy tinh dầu, song
vỏ quế là sản phẩm có giá trị cao hơn, nên ít khi sử dụng để cất mà chủ yếu
dùng làm thuốc. Lá quế hái về, đem phơi khô bó thành từng bó cất giữ trong
kho sau đó đem cất lấy tinh dầu. Không hái lá quế vào mùa xuân và trước lúc
bóc vỏ quế.
* Bảo quản các sản phẩm quế:
Sau khi phơi khô, xếp vỏ quế ngay ngắn trong thùng hay bó trong các
các túi nilon. Không để vỏ bị gãy làm giảm chất lượng quế, vỏ quế khô cần
được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực tiễn trồng quế trên thế giới
Trên thế giới quế phân bố tự nhiên và được gây trồng trở thành hàng
hóa ở một số nước Châu Á và Châu Phi như Indonexia, Trung Quốc, Việt
Nam, Srilanca và Madagasxca. Trong các nước có quế, cây quế cũng chỉ phân
bố ở một số địa phương nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình
thích hợp của nó, ở ngoài vùng sinh thái cây quế sinh trưởng không tốt.
2.2.1.1. Tình hình về cầu sản phẩm quế
Trong những năm gần đây lượng sản phẩm quế trên thế giới không


ngừng gia tăng về số lượng xuất khẩu, bình quân một năm là trên 30 nghìn
tấn. Những nước tiêu dùng quế nhiều lại chính là những nước không thể tự

trồng được quế vì điều kiện tự nhiên và môi trường. Do đó, điều kiện tự nhiên
này chính là yếu tố quyết định, là lợi thế cho những nước sản xuất và xuất
khẩu quế trên chính thế giới.
Cây quế sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, những
nơi đó quế cũng chỉ phát triển tốt và thích hợp ở một số vùng. Cung cấp sản
phẩm quế trên thị trường thế giới chủ yếu là Indonesia, Trung Quốc, Việt
Nam và Xrilanca. Trong đó nước có khối lượng xuất khẩu lớn nhất là
Indonesia chiếm khoảng 40% tổng số khối lượng sản phẩm quế trên thế giới.
Việt nam chiếm khoảng 10% một phần rất nhỏ mặc dù nước ta có phong phú
chủng loại, chất lượng tốt. Nguyên nhân của việc khối lượng quế nước ta
chiếm một phần nhỏ trong khối lượng xuất khẩu trên thị trường là do diện tích
trồng quế nước ta còn nhỏ, chưa tập trung. Bên cạnh đó trình độ trồng quế,
khai thác của nước ta còn lạc hậu phụ thuộc kinh nghiệm của người nông dân.
nhiệt đới ẩm từ bắc vào nam. Tuy nhiên cho đến nay quế tự nhiên đã không
còn nữa và thay vào đó cây quế đã được thuần hóa thành cây trồng.
Cây quế được trồng chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó có bốn vùng trồng quế tập trung
nhiều nhất là: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa - Nghệ An và Quảng Nam Quảng Ngãi.
Từ lâu ở nước ta đã hình thành những vùng trồng quế khác nhau, nhưng
mỗi vùng có những sắc thái riêng về tự nhiên, về dân tộc và nguồn lợi thu
được từ quế.
Yên Bái quế tập trung trồng ở các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Văn Bàn


và Trấn Yên tỉnh Yên Bái. Hiện nay tại các khu vực trên diện tích trồng quế
ngày càng được mở rộng.
2.2.1.2. Thực trạng trồng quế
Diện tích trồng quế và sản lượng quế tăng lên nhanh chóng từ khi lâm

nghiệp xã hội phát triển. Quế có thể được trồng tập trung và phân tán tùy theo
khu vực đất đai của các hộ gia đình. Vì có giá trị kinh tế cao nên cây quế được
người dân chọn làm cây trồng chủ yếu. Tình hình trồng quế có thể thấy qua
bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1. Diện tích trồng quế ở các tỉnh trong giai đoạn 2014 - 2016
Vùng và tỉnh
Đông Bắc
Quảng Ninh
Cao Bằng
Lào Cai
Yên Bái
Bắc trung bộ
Thanh Hóa
Nghệ An
Nam Trung bộ
Quảng Nam
Quảng Ngãi

(ĐVT: ha)
2016

2014

2015

1.248
2.748
1.000
23.000


2.990
3.600
1.256
27.000

2.997
3.600
6.121
30.000

3.000
2.300

5.000
2.570

7.520
3.770

2.223
1.718

7.777
1.278

10.000
2.800

(Nguồn: Tài liệu thống kê của cục quản lý lâm nghiệp - bộ Nông Nghiệp và
phát triển nông thôn 2016)

Qua bảng 2.1 trên cho thấy rõ được sự phát triển của việc trồng quế của
các hộ gia đình. Diện tích trồng quế ngày càng tăng lên rất nhiều so với những
năm trước, vì cây quế đem lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân đang chú
trọng vào phát triển cây quế.


Ở nước ta cây quế thường mọc hỗn giao trong rừng tự nhiên nhiệt đới
ẩm từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên ngày nay quế tự nhiên không còn nhiều do sự
khai thác bừa bãi của con người nên hiện nay cây quế đã được thuần hóa và
trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao. Quế phân bố ở một số vùng như
bảng 2.1, tại mỗi vùng có những sắc thái riêng về điều kiện tự nhiên, về dân
tộc, các vùng trồng quế chính là:
* Vùng Yên Bái tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn
và Trấn Yên tỉnh Yên Bái. Các khu vực có quế nhiều như Đại Sơn, Viễn Sơn,
Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm… có diện tích trồng quế và sản lượng vỏ
quế chiếm khoảng 70% của cả vùng. Sinh sống trên vùng quế Yên Bái chủ
yếu là đồng bào dân tộc Dao, có nghề trồng quế từ lâu đời. Đặc điểm của
vùng trồng quế Yên Bái là vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía Đông
và Đông Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối khoảng 300 700m, nhiệt độ trung bình năm là 22,7°C, lượng mưa bình quân năm trên
2000mm, có nơi như Phong Dụ lượng mưa bình quân năm đạt đến trên
3000mm, độ ẩm bình quân là 84%. Đất đai phát triển trên đá sa thạch, phiến
thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. Vùng quế Yên Bái là
vùng quế có diện tích trồng quế và sản lượng quế cao nhất trong cả nước.
* Vùng quế Quảng Nam - Quảng Ngãi
Các huyện Trà Mi (tỉnh Quảng Nam) và Trà Bồng (Tỉnh Quảng Ngãi)
cùng năm về phía đông của dãy Trường Sơn. Thượng nguồn phía Tây là đỉnh
Ngọc Linh cao khoảng 1500m thấp dần về phía Đông. Vùng quế Trà Mi, Trà
Bồng có độ cao khoảng 400 - 500m, nhiệt độ bình quân năm 22°C, lượng
mưa bình quân là 2300mm/năm, độ ẩm bình quân 85%. Đất đai phát triển trên
các loại đá mẹ, sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng đất dày ẩm, thoát nước,

thành phần cơ giới trung bình. Quế là nguồn lợi và gắn bó với đồng bào các
dân tộc ít người như Cà Tu, Cà Toong, Bu từ lâu đời nay. Các xã như Trà


Quân, Trà Hiệp, Trà Thuỷ (Trà Bồng) Trà Long, Trà Giác, Trà Mai (Trà Mi)
là các xã có nhiều quế nhất trong vùng. Vùng quế Trà mi, Trà Bồng đến nay
đã được mở rộng ra các huyện xung quanh như Quế Sơn, Phước Sơn, Sơn
Tây, Sơn Hà.
* Vùng quế Nghệ An-Thanh Hoá
Các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (Tỉnh Nghệ An) và Thường Xuân,
Ngọc Lạc (tỉnh Thanh Hoá) là một vùng liền giải nằm về phía Đông dãy
Trường Sơn, có vĩ độ từ 19° đến 20° vĩ độ Bắc. Phía Tây thượng nguồn là các
dãy núi cao khoảng 1500 - 2000m giáp biên giới Việt Lào và thấp dần về phía
Đông. Vùng quế Quế Phong, Thường Xuân kẹp giữa lưu vực sông Chu và
sông Hiến, có độ cao bình quân khoảng 300 - 700m. Địa hình chia cắt và đón
gió Đông - Nam nên lượng mưa của vùng rất cao trên 2000mm/năm, nguồn
nước dồi dào, nhiệt độ bình quân năm 23,1°C, ẩm độ bình quân là 85%. Thực
vật trong vùng đa dạng và phong phú, có rất nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có
giá trị như song, mây, tre, trúc và các cây làm thuốc, cây cho thực phẩm…
Quế Thanh và quế Quỳ là quế tốt vì hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao nổi
tiếng trong cả nước, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mán sinh sống trong
vùng có nghề trồng, khai thác sử dụng quế từ lâu đời. Những vườn quế, đồi
quế ở Châu Kim, Thông Thụ, Thái Vạn Trình, Thắng Lộc đã đem lại nguồn
lợi kinh tế và môi sinh cho khu vực.
2.2.2. Tình hình về giá cả
Quế là một loại cây cho thu hoạch lâu dài vừa cho thu hoạch hàng năm,
so với các loại cây khác cây quế có tuổi đời khá dài, thường từ 15 - 20 năm
mới cho giá trị cao, ít cây trồng tại miền núi có thể đem lại giá trị cao như cây
quế.
Cây quế khai thác được tận dụng tất cả lá, cành, thân để chưng cất tinh

dầu. Trên thị trường hiện nay vỏ cây quế được ưa chuộng, thường sử dụng
trong chữa bệnh (Đông, Tây y). Với mùi thơm đặc biệt vỏ quế cũng được sử
dụng để làm gia vị cho các món ăn.


×