Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

CTXH cá nhân với trẻ em khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.57 KB, 45 trang )

Mở đầu
Trẻ em luôn là niềm hi vọng, tự hào của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của
đất nước. Ngày nay cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế và xã hội, trẻ em
ngày càng được quan tâm và chăm sóc tốt hơn, đặc biệt đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn.
Mỗi gia đình đều thật hạnh phúc khi có thêm được người con, có thêm được một
thành viên mới, là người cha, người mẹ ai cũng mong muốn con mình sinh ra được khỏe
mạnh, lành lặn và phát triển bình thường. Và cả chính bản thân mỗi trẻ, ai cũng mong
muốn mình được phát triển bình thường như bao bạn khác, nhưng sẽ có nững trẻ bất
hạnh, các em có thể khiếm khuyết một bộ phận nào đó trên cơ thể từ khi sinh ra, hoặc do
một biến cố nào đó khiến các em trở thành trẻ khuyết tật. Trong cuộc sống hàng ngày trẻ
khuyết tật sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, từ tâm lý đến thể chất, có những trẻ tự thu
mình, mặc cảm tự ti về bản thân mình còn có những trẻ tự kỳ thị bản thân, một số bị kỳ
thị bởi xã hội. Khi trong gia đình có trẻ là người khuyết tật sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các
thành viên như lo lắng, buồn và chán nản, hoặc do sức khỏe trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến
kinh tế làm cho kinh tế gia đình khó khăn.
Công tác xã hội là hướng tới làm việc với những cá nhân, nhóm và công đồng yếu
thế để năng cao năng lực tự giải quyết vấn đề cho cá nhân, nhóm và gia đình và tạo môi
trường thuận lời để cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết vấn đề. Hướng tới
đảm bảo an sinh và công bằng xã hội. Như vậy trẻ khuyết tật cũng sẽ là đối tượng của
công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội làm việc với trẻ khuyết tật để giúp trẻ giải
quyết vấn đề của mình, kết nối trẻ với các nguồn lực và dịch vụ, đảm bảo trẻ được bảo
vệ, chăm sóc, yêu thương và phát triển, hướng tới đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới giảng viên Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cung cấp
những kiến thức và kỹ năng cho em để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Bài tiểu
luận sẽ không thể tránh khỏi những thiếu xót do bản thân còn chưa hoàn thiện được
những kiến thức, rất mong nhận được sự đóng góp từ cô để bài tiểu luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.


Phần 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về CTXH với trẻ em khuyết tật
I, Một số khái niệm

1


1.1, Khái niệm trẻ em
Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định, trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đã có quy định tuổi thành niên sớm hơn.
Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: Trẻ em là công dân Việt
Nam dưới 16 tuổi.
Từ các quy định trên, trên phương diện pháp lý, bối cảnh trong nước và quốc tế
trong tài liệu này trẻ em được coi là người dưới 18 tuổi.
1.2, Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ
điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng (khoản 1,
Điều 3, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em)
Tại điều 10, Luật Trẻ Em năm 2016 quy định trẻ em có hoàn cảnh đăc biệt gồm
các nhóm sau: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em không nơi nương
tựa; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em vi phạm pháp luật; Trẻ em
nghiện ma túy; Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung
học cơ sở; Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; Trẻ em
bị bóc lột; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em bị mua bán; Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo
hoặc bệnh phải Điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; Trẻ em di cư, trẻ em
lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
1.3, Khái niệm trẻ em khuyết tật.
1.3.1, khái niệm khuyết tật
Khuyết tật là ngôn ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận động và
tham gia, thể hiện những mặt tiêu cực trong tương tác giữa cá nhân một người với các
yếu tố hoàn cảnh cuả người đó (bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân khác)

1.3.2, Khái niệm người khuyết tật.
Theo công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006 thì: Người khuyết
tật bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh
hoặc giác quan khi mà tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy
đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác
trong xã hội.

2


Tại Việt Nam, khái niệm người khuyết tật được sử dụng thay thế cho khái niệm
“người tàn tật” để phù hợp với cách nhìn nhận của thế giới và gạt bỏ đi những kỳ thị xa
lánh. Quốc hội thông qua Luật người khuyết tật (2010). Theo quy định tại khoản 1, Điều
2 của Luật này thì “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận
cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập gặp khó khăn”. Luật người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
1.3.3, Khái niệm trẻ em khuyết tật.
Trẻ em khuyết tật là những đứa trẻ bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức
năng nhất định, gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động học tập, vui chơi và
lao động.
1.4, Khái niệm công tác xã hội với trẻ em khuyết tật.
1.4.1, khái niệm công tác xã hội.
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức
năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ
nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp
phần đảm bảo an sinh xã hội.
Từ khái niệm có thể thấy mọi hoạt động của nghề nghiệp của công tác xã hội là
hướng tới tạo ra “ thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu thế.

Hoạt động của nghề công tác xã hội hướng tới 2 mục tiêu chính: Một là, nâng cao
năng lực cho các nhóm đối tượng như các cá nhân, giai đình và cộng đồng có hoàn cảnh
khó khăn: Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng
thực hiện chức năng, vai trò của họ có hiệu quả.
1.4.2, Khái niệm công tác xã hội cá nhân.
Công tác xã hội cá nhân là phương pháp của công tác xã hội thông qua tiến trình
giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực tự giải
quyết vấn đề của mình và có khả năng vượt qua được những vấn đề khác có thể xảy ra
trong tương lai.
1.4.3. Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

3


Là hoạt động chuyên môn của công tác xã hội nhằm thúc đẩy mối quan hệ của trẻ
với các tổ chức xã hội và gia đình, nhằm giải quyết các vấn đề của trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt, thúc đẩy sự thay đổi xã hội thông qua thông qua hỗ trợ gia đình và cộng đồng,
thiết lập các chương trình, dịch vụ xã hội và quản trị công tác xã hội để đảm bảo các
chính sách cho trẻ, thúc đẩy ann sinh ch trẻ và gia đình.
1.4.4, Khái niệm công tác xã hội với trẻ em khuyết tật.
Như vậy ta có thể hiểu công tác xã hội với trẻ em khuyết tật là tiến trình làm việc
giữa nhân viên công tác xã hội với đối tượng là trẻ em khuyết tật, giúp trẻ nâng cao năng
lực để giải quyết những vấn đề đang tồn tại, đồng thời cũng chính là quá trình làm việc để
tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển và hoàn thiện của trẻ.
1.5, Một số kỹ năng trong công tác xã hội.
Công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng, để có thể giúp các đối tượng của
mình theo nguyên tác và đạo đức nghề nghiệp, người nhân viên công tác xã hội chỉ có
kiến thức là chưa đủ, nhân viên xã hội cần phải có các kỹ năng nghề nghiệp. Những kỹ
năng này là công cụ giúp nhân viên công tác xã hội giao tiếp và hỗ trợ đối tượng trong
suốt quá trình giúp đỡ. Những kỹ năng đó sẽ giúp cho quá trình đạt hiệu quả, và đóng vai

trò lớn trong việc thành công hay thất bại trong quá trình làm việc với thân chủ của nhân
viên công tác xã hội, sau đây là một số kỹ năng cần có của nhân viên công tác xã hội khi
làm việc với thân chủ là cá nhân:

-

Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ,
Kỹ năng lắng nghe tích cực,
Kỹ năng quan sát,
Kỹ năng thấu cảm,
Kỹ năng đặt câu hỏi,
Kỹ năng phản hồi,
Kỹ năng vấn đàm/ phỏng vấn,
Kỹ năng tham vấn,
Kỹ năng biện hộ,
Kỹ năng xử lý căng thẳng thần kinh,
Kỹ năng xử lý khủng hoảng,
Kỹ năng ghi chép và lưu trư hồ sơ công tác xã hội cá nhân.

Tất cả các kỹ năng trên khi làm việc với thân chủ cần được vận dụng và phối hợp
một cách linh hoạt để đạt hiệu quả công việc cao, tuy nhiên đối với từng đối tượng cụ thể
sẽ có những kỹ năng cần thiết và quan trọng hơn hết, đối với trẻ em là trẻ khuyết tật, sẽ

4


gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, dựa vào những đặc thù của nhóm trẻ đó thì khi
làm việc nhân viên công tác xã hội cần làm nổi bật các kỹ năng:

- Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ:

+ Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ: Là sự tiếp xúc, trao đổi thông tin về suy nghĩ, tình
cảm, ý tưởng ...giữa các cá nhân thông qua ngôn ngữ nói và viết
+ Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ: Đó chính là sự giao tiếp bằng mắt, nét mặt, tư thế,
khoảng cách, sự ăn mặc, âm giọng và tốc độ nói.
Kỹ năng lắng nghe tích cực: Là nhân viên công tác xã hội chú tâm và lắng nghe
những lời nói, biểu hiện và trạng thái cảm xúc của đối tượng và phản hồi lại những gì
mình đã nghe được trong khi tiếp xúc với đối tượng. Những phản hồi của nhân viên xã
hội trong lắng nghe tích cực được thể hiện qua những hành vi không lời, chẳng hạn như
giao tiếp bằng mắt, cơ thể, và lời nói mà nó chứa đựng sự thấu cảm, tôn trọng, ấm áp, tin
tưởng và chân thật.
Kỹ năng thấu cảm: Là khả năng hiểu được thân chủ đang nghĩ gì, nói gì -hiểu như
chính họ hiểu- đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của họ, đi vào thế giới của họ và truyền
đạt lại cho họ là mình đang hiểu họ và họ đang được hiểu, quan điểm của họ đang được
chú ý và chấp nhận.
Kỹ năng đạt câu hỏi:Là khả năng nhân viên xã hội sử dụng nhiều loại câu hỏi khác
nhau để thu thập thông tin cũng như hỗ trợ đối tượng bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của
mình. Để thu thập được nhiều thông tin chính xác và chân thực từ phía đối tượng về hoàn
cảnh, vấn đề trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của đối tượng.
Kỹ năng quan sát: Là khả năng quan sát các hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ... để
nhận biết những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ của đối tượng giao tiếp nhằm thu thập
thông tin, so sánh chúng với thông tin qua ngôn ngữ để khẳng định tính sát thực thông tin
và hiểu chính xác đối tượng.
Kỹ năng tham vấn:Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham
vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hẹ tương tác
tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề thay đổi cảm xúc,
suy nghĩ, hành vi tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình. (Giáo trình công tác xã hội cá
nhân và gia đình, Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai)
Kỹ năng biện hộ: Là việc nhân viên xã hội giúp cho đối tượng nói ra được tiếng
nói,quan điểm hoạc đại diện cho họ đưa ra tiếng nói và cố gắng đảm bảo quyền của họ


5


được tôn trọng và nhu cầu của họ được thỏa manxcungx như mang lại dịch vụ tốt nhất
cho đối tượng.
1.6, Vai trò của nhân viên công tác xã hội.
Theo quan điểm của Feyerico (1973) nhân viên công tác xã hội có các vai trò sau:

- Vai trò là người vận động nguồn lực
- Vai trò là người kết nối.
- Vai trò là người biện hộ.
- Vai trò là người vận động/ hoạt động xã hội.
- Vai trò là người giáo dục.
- Vai trò là người tạo sự thay đổi.
- Vai trò là người là người tư vấn.
- Vai trò là người tham vấn.
- Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch.
- Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp.
- Vai trò là người xử lý dữ liệu.
- Vai trò là người quản lý hành chính.
- Vai trò là người tìm hiểu, khám phá cộng đồng.
Tùy vào từng đối tượng và từng trường hợp cụ thể nhân viên công tác xã hội sẽ thể
hiện vai trò khác nhau để hỗ trợ thân chủ hiệu quả nhất, đối với đối tượng là trẻ em
khuyết tật nhân viên công tác xã hội sã làm nổi bật hơn một số vai trò sau.
Vai trò là người vận động nguộn lực: NVCTXH sẽ là người tìm kiếm các nguồn
lực, có thể là nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự
ủng hộ chính sách quan điểm chính trị... dành cho người khuyết tật. Vận động những
nguồn lực đó để hỗ trợ trong việc giải quyết vấn đề cho đối tượng.
Vai trò là người kết nối: Nhân viên công tác xã hội khi làm việc với thân chủ sẽ
nhận ra những nhu cầu của thân chủ, từ đó kết nối thân chủ đến với các dịch vụ phù hợp,


6


và các chương trình chính sách mà đối tượng được hưởng. Để làm được điều đó trước hết
nhân viên công tác xã hội phải cập nhật liên tục các dịch vụ, các trung tâm, từ đó đánh
giá các cán bộ làm việc tại cơ sở cung cấp dịch vụ đó như thế nào, hiệu quả dịch vụ đó ra
sao để kết nối thân chủ đến với dịch vụ phù hợp. Bên cạnh đó phải đánh giá được các
nguồn lực để kết nối, các chương trình chính sách phù hợp với đối tượng
Vai trò là người là người giáo dục: NVCTXH có thể trực tiếp là người cung cấp
kiến thức, kỹ năng liên quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân,
gia đình, nhóm hay cộng đồng để họ biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề, đánh giá,
phân tích và tim kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết. Nhân viên công tác xã hội có
thể trực tiếp giáo dục cho cá nhân đề có nhận thức đúng đắn, hoặc gia đình và cộng đồng,
để họ có kiến thức về trẻ khuyết tật, từ đó có những cách nhìn nhận và hỗ trợ phù hợp,
tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập và phát triển.
Vai trò là người biện hộ: Là người bảo vệ quyền lợi cho đối tượng, để họ hưởng
những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ trong những trường hợp họ bị từ chối những
chương trình chính sách lẽ ra họ được hưởng. Nhân viên công tác xã hội tạo được tiếng
nói cho trẻ hoặc gia đình trẻ. Để làm được điều đó nhân viên công tác xã hội phải nắm
được các cghuongw trình chính sách dành cho trẻ khuyết tât, các dịch vụ mà họ và gia
đình được hưởng.
Vai trò là người tạo sự thay đổi: Nhân viên công tác xã hội được xem như người
tạo ra sự thay đồi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, những hành vi tiêu cực hướng
tới những suy nghĩ và hành vi tích cực. Đối với trẻ khuyết tật nhân viên công taccs xã hội
phải nắm được đặc ddiemr tâm lý của trẻ, những sũy nghĩ và hành vi của trẻ từ đó tác
động vào những suy nghĩ hành vi đó. Ví dụ như trong cộng đồng có trẻ khuyết tật họ có
những suy nghĩ và thái độ kì thị đối với trẻ khuyết tật thì nhân viên công tác xã hội có thể
tổ chức truyền thông về khuyết tật để tác động đến cộng đồng giúp họ có những suy nghĩ
khác, hiểu và thấu cảm với trẻ khuyết tật, tạo điều kiện để trẻ khuyết tật hòa nhập cộng

đồng và phát triển.
Vai trò là người tham vấn: Nhân viên công tác xã hội làm vệc với cá nhân, gia đình
và cộng đồng để họ có nhận thức về vấn đề của mình, giúp họ thay đổi những cảm xúc,
suy nghĩ và hành vi theo hướng tích cực, nâng cao năng lực để họ tự giải quyết cho vấn
đề hiện tại và những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.
II, Một số lý thuyết, phương pháp và kỹ năng quan trọng trong làm việc với trẻ em
khuyết tật
2.1, Một số lý thuyết.

7


2.1.1, Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Lý Thuyết nhu cầu được hình thành do sự sáng lập của nhà nghiên cứu xã hội học
Moslow. Trong nghiên cứu lý luận, Maslow đã chỉ ra con người luôn có những nhu cầu
nhất định để tồn tại và phát triển trong xã hội. Theo lý thuyết nhu cầu của Moslow, các
nhu cầu cơ bản của con người được chia theo 5 thứ bậc:

- Nhu cầu vật chất (basic need)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs )
- Nhu cầu về xã hội hay nhu cầu được yêu thương ( social needs/ love,belonging
needs)

- Nhu cầu được quý trọng ( esteem needs)
- Nhu cầu được phát triển ( self- actualizing needs)

Nhu cầu được phát triển
Nhu cầu được quý trọng
Nhu cầu được yêu thương
Nhu cầu an toàn

Nhu cầu vật chất ( nhu cầu cơ bản)

Thang nhu cầu của Moslow
Tùy theo hoàn cảnh xã hội của từng cá nhân mà họ đặt ra nhu cầu nào là cần thiết
nhất, cần được ưu tiên đáp ứng.
Theo ông, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu tự nhiên của
con người được chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ tự từ thấp đến cao về tầm
quan trọng. Thang nhu cầu của ông chia làm hai cấp: cấp thấp và cấp cao.
Nhu cầu cấp thấp bao gồm: nhu cầu về vật chất và nhu cầu về an toàn.

8


Nhu cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảo cho con
người tồn tại bao gồm các hành vi: ăn, uống, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lại
Nhu cầu về an toàn là không bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình.
Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất và tinh thần.
Nhu cầu cấp cao bao gồm: Nhu cầu về xã hội, nhu cầu về tôn trọng và nhu cầu về
phát triển.
Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận và được tham
gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội. Khi thỏa mãn được nhu cầu được chấp
nhận là thành viên trong xã hội thì con người có xu hướng được tôn trọng và ghi nhận
những giá trị cá nhân như quyền lực, địa vị, uy tín Cao nhất trong thang nhu cầu của con
người là nhu cầu được phát triển toàn diện.
Theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất định
sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn.
Trẻ khuyết tật cũng là một cá thể và cũng có những nhu cầu theo thang nhu cầu đó,
nhưng đối với từng cá thể cụ thể thì sẽ có những nhu cầu cần thiết cần được giải quyết
trước tiếp cận với trẻ khuyết tật theo thuyết nhu cầu sẽ giúp nhân viên công tác xã hội
đánh giá được nhu cầu cấp thiết của trẻ và xác định những nhu cầu càn được giải quyết

và những nhu cầu nào được giải quyết trước, điều đó góp phần cho việc thành công của
nhân viên công tác xã hội khi làm việc với đối tượng.
2.1.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái
Thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig Von
Bertalanffy (tên gọi: lý thuyết hệ thống chung – General systems theory, 1968). Ông đã
nhấn mạnh những hệ thống thực tế là mở và có sự tương tác lẫn nhau với môi trường và
chúng có thể thêm những thuộc tính, định tính mới thông qua biểu hiện mới và kết quả
của sự tiến hoá liên tục. Lý thuyết hệ thống theo Von Bertalaffy cung cấp phương tiện để
tổ chức những tư tưởng, ý nghĩ về các vấn đề, sự kiện phức tạp mà đó là khối lượng
thông tin lớn và tương quan phức tạp giữa các thông tin. Theo Baker: Hệ thống là sự kết
hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận biết. Hệ
thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội hoặc kết hợp những yếu tố

9


này. Hiểu theo cách khác, hệ thống chính là mô hình hay cấu trúc của sự tác động và mỗi
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả xã hội loài người là hệ thống lớn nhất đồng thời cũng
bao gồm trong đó những hệ thống nhỏ hơn như cộng đồng, gia đình và những cá nhân
trong xã hội.
Hai nhân tố quan trọng của hệ thống là cấu trúc của hệ thống và sự tác động qua lại
của hệ thống. Cấu trúc của hệ thống chính là cách thức tổ chức của hệ thống. Hệ thống
nhấn mạnh đến ranh giới giữa các yếu tố trong đó điều này có nghĩa là chỉ ra mối quan hệ
giữa các thành viên trong hệ thống gần gũi hay xa cách. Đồng thời, ranh giới cũng chỉ ra
mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống với môi trường bên ngoài của hệ thống
đó. Sự tác động qua lại đề cập đến mối quan hệ giữa cá nhân với nhau trong hệ thống và
quan hệ với môi trường xung quanh của họ. Sự tác động qua lại khi mà các thành viên và
môi trường của họ truyền thông với nhau. Nó được thể hiện ở các khía cạnh tâm sinh lý,
khía cạnh văn hóa. Khía cạnh tâm sinh lý bao gồm các yếu tố như thể chất, xúc cảm,
hành vi, nhận thức, tri giác. Thêm vào đó, khía cạnh văn hóa cũng đóng góp quan trọng

trong việc hình thành hành vi của cá nhân đó. Nó bao gồm các yếu tố như chủng tộc, giới
tính, giai cấp xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, nhóm tuổi, lối sống… góp phần tạo nên sự đa
dạng trong hành vi của mỗi cá nhân. Chung quy lại, lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động
mà các tổ chức, các chính sách, cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân
được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác trong
môi trường.
Lý thuyết sinh thái là lý thuyết quan trọng trong nền tảng triết lý của ngành công
tác xã hội. Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống, mô tả con người
sống và làm việc chịu sự tương tác với gia đình, bạn bè, hàng xóm, các tổ chức xã hội,
tôn giáo, giáo dục, y tế. Lý thuyết sinh thái có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác
xã hội, một trong những đóng góp là định nghĩa ba cấp độ của hệ thống.
Cấp vi mô: Con người là tiểu hệ thống tạo thành bởi tiểu hệ thống tâm, sinh lý, xã
hội. Các tiểu hệ thống này tác động lẫn nhau. Công tác xã hội can thiệp ở cấp độ hệ thống
này hướng vào nhu cầu của con người, những vấn đề và điểm mạnh của họ. Đồng thời,

10


nhấn mạnh tính chất cá nhân giải quyết vấn đề, tích hợp các giải pháp và chọn phương án
tốt nhất. Tập trung vào làm việc với cá nhân và giúp họ thực hiện chức năng của mình.
Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến nhóm nhỏ ảnh hưởng lên cá nhân như gia
đình, nhóm làm việc, nhóm xã hội khác.
Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và hệ thống lớn hơn gia đình. Bốn hệ
thống vĩ mô tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế, cộng đồng và nền văn hoá.
Lý thuyết hệ thống sinh thái trong công tác xã hội phỏng theo những khái niệm của
lý thuyết hệ thống và sinh thái. Hai khái niệm của lý thuyết sinh thái có liên quan đặc biệt
tới nhân viên xã hội đó là môi trường sống và vị trí trong xã hội. Trong xã hội, mỗi cá
nhân đều có một môi trường và hoàn cảnh sống, họ luôn chịu tác động của các yếu tố môi
trường và bản thân tác động lại với môi trường xung quanh.
Như vậy, cá nhân trong môi trường và các yếu tố có liên hệ trực thuộc lẫn nhau. Do

vậy, để hiểu cá nhân trong môi trường, chúng ta phải nghiên cứu để hiểu môi trường xung
quanh.
Khái niệm vị trí (Status) nói đến vai trò của một thành viên trong cộng đồng. Một
trong những nhiệm vụ của mỗi người khi lớn lên là tìm cho mình một chỗ đứng trong xã
hội. Vì vậy, những cá nhân này luôn chịu tác động của môi trường xung quanh. Mặt khác,
cá nhân không vận hành một mình, có khi nhân viên xã hội chỉ chú trọng vào cá nhân,
không chú ý đến môi trường xung quanh đó. Có khi nhân viên xã hội không can thiệp vào
cá nhân mà cũng không can thiệp vào môi trường mà chỉ giúp về phương tiện. Có khi
nhân viên xã hội tập trung vào môi trường, không chú ý vào cá nhân vì môi trường luôn
thay đổi. Do vậy, nhân viên xã hội cần làm việc ở ba cấp độ: Cá nhân, gia đình, cộng
đồng.
Công tác xã hội như là một khoa học phần mềm, có thể linh động vì làm việc với
con người. Vì vậy, để hiểu về thân chủ, chúng ta cần nghiên cứu thân chủ trong môi
trường sống của họ cũng như mối tương quan của thân chủ với cấu trúc khác.
Vận dụng lý thuyết hệ thống - sinh thái để xem xét mối quan hệ giữa trẻ khuyết tật
với môi trường xung quanh họ như anh em, bạn bè, hàng xóm. Đồng thời, xem xét môi
trường xung quanh có tác động như thế nào đến việc giải quyết vấn đề của họ.

11


Qua lý thuyết này em sẽ vận dụng để tìm ra nguyên nhân dẫn đến vấn đề của trẻ và
xem xét xem hệ thống nào là nguồn lực có thể giúp đỡ cho thân chủ của mình, đâu là hệ
thống có thể tác động hợp tác để giúp đỡ thận chủ
2.2, Một số phương pháp tiếp cận.
2.2.1, Phương pháp tiếp cận dựa trên thế mạnh.
Quan điểm thế mạnh được đặc trưng bởi việc tập trung vào năng lực, khả năng và
lòng can đảm, khả năng và hi vọng và nguộn lực ở thân chủ/cộng đồng.
Cách tiếp cận dựa trên những giả định sau:
Mọi cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng đều có những thế mạnh. Nhiệm vụ của

người nvctxh nhằm giúp thân chủ xác định các thế mạnh và xây dựng dựa trên chúng,
những tình huống khó khăn vừa là thách thức vừa là cơ hội.
Không ai có thể biết chắc chắn giới hạn năng lực của một người để phát triển, thay
đổi và vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Mọi người xung quanh và cộng đồng đều chứa đựng nguồn tài nguyên có sẵn và
có thể huy động nếu họ sáng tạo và kiên trì.
Thân chủ thường biết điều gì sẽ có hiệu quả và không hữu ích trong quá trình giải
quyết vấn đề. NVCTXH cố gắng cộng tác với thân chủ và thực hiện mục tiêu, nguyện
vọng và đề xuất về cách tốt nhất để tiến hành.
Dù cho cuộc sống có nhiều khó khăn, nhưng mọi người đều có thế mạnh để nâng
cao chất lượng cuộc sống của họ. NVXH cần tôn trọng những thế mạnh và định hướng
của thân chủ.
Động lực thay đổi của thân chủ được tăng cường thông qua tăng cường thế mạnh
của họ.
Khám phá thế mạnh đòi hỏi một quá trình: Tìm hiểu, hợp tác giữa thân chủ và
người trợ giúp.
Khi tập trung vào thế mạnh nvxh sẽ tránh phán xét hoặc đổ lỗi cho thân chủ ngay
cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Tất cả các môi trường – ngay cả những khi khó khăn nhất – đều chứa đựng các nguồn
lực.

12


NVCTXH phải có niềm tin bất cứ ở trong hoàn cảnh nào thân chủ đều có những thế
mạnh, định hướng cho việc cố gắng khích lệ, khai thác để trợ giúp cho việc hỗ trợ giải
quyết thân chủ, tuyệt đối nvctxh không phán xét.
Trong một cá nhân, nhóm, cộng đồng đều có những điểm mạnh và điểm yếu, khi làm
việc với thân chủ thì nvctxh phải biết biết điểm yếu thành những cơ hổi thành điểm
mạnh, nguồn lực để thực hiện ở một khía cạnh khác

NVCTXH chấp nhận thân chủ, giúp cho cá nhân, cộng đồng, nhóm khi thấy điểm hạn
chế biết vận dụng nó để phát huy
2.2.2. phương pháp tiếp cận dựa trển khả năng phục hồi.
Khái niệm khả năng phục hồi: Khả năng phục hồi được định nghĩa là khả năng
chịu đựng, vượt qua và thậm chí làm phát triển của thân chủ sau những trải nghiệm tiêu
cực (sau những sang chấn khủng hoảng hay tình huống có vấn đề).
Các loại khả năng phục hồi:

- Khắc phục khó khăn: Việc đạt được kết quả tích cưc mặc dù tình hình có nguy cơ
-

cao.
Đối phó với căng thẳng: Khả năng duy trì hoặc khôi phục lại trạng thái cân bằng
khi đối mặt với căng thẳng giữa các cá nhân hoặc môi trường.
Phục hồi căng thẳng: Khả năng phục hồi kết hợp sự thích nghi thành công khi đối
mặt với vấn đề.

CTXH có nhiệm vụ xác định yếu tố phong ngừa, làm giảm rủi ro thông qua khả năng
phục hồi cho đối tượng.
Yếu tố bảo vệ có thể là lực lượng bên trong hoặc bên ngoài giúp cải thiện nguy cơ,
bao gồm những nỗ lực liên kết của ba hệ thống vi mô, trung mô và vĩ mô.
Yếu tố phòng ngừa: Liên quan đến tạo cơ hội phát triển cho cá nhân và xã hội.
+ Hệ thống vĩ mô: Là hệ thống chính sách, chương trình, vai trò nhà nước, chính
phủ...
+ Hệ thống trung mô: Là hệ thống như gia đình, trường học, khu phố. Các hệ thống
phòng ngừa bao gồm các mối quan hệ gia đình tích cực như cha mẹ, sự hiện diện của
hàng xóm hỗ trợ... các yếu tố rủi ro bao gồm sự từ chối của gia đình, phản ứng tiêu cực
của gia đình nhập cư hoặc các gia đình có vấn đề.

13



+ Hệ thống vi mô: Đề cập đến đặc điểm các nhân sự sự trưởng thành về mặt sinh học,
nhận thức, cơ chế, phát triển, tâm lý, tâm lý xã hội. Các yếu tố phòng ngừa là tâm lý, sức
khỏe thể chất, trí thông minh, tính cân đối, lòng tự với việc thể hiện cá nhân.
Định hướng thân chủ tới giải pháp là cách tăng cường sức mạnh cho thân chủ thông
qua quá trình giải quyết vấn đề.
Khi làm việc sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến gia đình đã làm gì để có thể giảm rủi
ro cho trẻ trước đó. Những yếu tố trong quá khứ có thể sẽ liên quan đến việc giải quyết
cho vấn đề của trẻ hiện nay.
Là khi mà thân chủ gặp NVCTXH họ đã vượt qua những khó khăn, rào cản
Nvctxh tiếp cận dựa trên khả năng phục hồi phải có niềm tin là thân nào trong
cuộc sống của họ hầu như đều có những trải nghiệm, những trải nghiệm tiêu cực nhưng
thân chủ đã vượt qua được, những trải nghiệm đó cho thấy họ có khả năng phục hồi, giúp
họ vượt qua những khó khăn hiện nay
Là phương pháp nvctxh tiếp cận dựa trên các yếu tố, khả năng phục hồi trong và
ngoài hệ thống thân chủ.
2.2.3.Phương pháp tiếp cận dựa trên giải pháp.
Phương pháp tiếp cận dựa trên giải pháp là một cách tiếp cận mục tiêu hướng tới
việc điều trị làm nổi bật tầm quan trọng của việc tìm kiếm các giải pháp hơn là tập trung
vào các vấn đề (Trepper, Dolan, McCollum, & Nelson, 2006; Proudlock & Wellman,
2011). Là một phương pháp tư vấn, phương pháp tập trung vào giải pháp cho phép mọi
người áp dụng các quan điểm khác nhau để xem xét một tình huống cụ thể và do đó hiểu
rõ hơn về tiền thân và hậu quả (Lam & Yuen, 2008). Nói cách khác, đó là một cách tiếp
cận dựa trên sức mạnh, nhấn mạnh sự kiên cường, sức mạnh và nguồn lực của mọi người
mà họ có và làm thế nào để có thể sử dụng trong việc theo đuổi các mục đích và việc ban
hành thay đổi có chủ định có ý nghĩa (Corcoran & Pillai, 2007, Grant, 2011 , 2012)
Phướng pháp tiếp cận dựa trên giải pháp là liệu pháp ngắn và tập trung vào giải
pháp, xác định và nâng cao nguồn lực của khách hàng để đối phó với những khó khăn
trong cuộc sống.

Liệu pháp tập trung vào giải pháp là một cách tiếp cận hợp tác trong đó khách
hàng được xem là đối tác trong quá trình thay đổi. Các cuộc trò chuyện giữa NVCTXH
và khách hàng, được kích thích bởi các câu hỏi chính, là một con đường dẫn tới những
thay đổi trong nhận thức của khách hàng, hành vi tiếp theo và những phản ứng của người

14


khác đối với những thay đổi nhỏ này. Hành vi, cũng như nhận thức, thay đổi là liên quan
vì phương pháp tiếp cận được tập trung vào các hành vi cụ thể cụ thể, có thể đạt được
trong một khoảng thời gian ngắn.
NVCTXH có niềm tin rằng các cá nhân có những điểm mạnh và nguồn lực để giải
quyết những vấn đề của mình, giúp thân chủ khám phá những tài nguyên này và kích
hoạt chúng cho thân chủ.
2.3, Một số kỹ năng.
-Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ: Đó là quá trình tương tác
giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ để chia sẻ, trao đổi thông tin, kỹ năng giao
tiếp đóng vai tròn rất quan trọng, cả giao tiếp ngôn ngữ và phí ngôn ngữ, với những
trường hợp trẻ khuyết tật là trẻ khiếm thính thì việc giao tiếp ngôn ngữ ký hiệu rất cần
thiết. Giao tiếp phi ngôn ngữ cũng là yếu tố tạo nên sự thành công của việc giao tiếp.
-Kỹ năng lắng nghe tích cực: Có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển mối quan
hệ từ việc tạo lập sự tin tưởng bởi đối tượng cảm nhận được sự tôn trọng, sự chấp nhận,
đồng cảm từ nhân viên công tác xã hội. Khi lắng nghe một cách tích cực nhân viên công
tác xã hội sẽ tập trung vào đối tượng, quan sát hành vi, ứng xử, diễn biến tâm trạng của
họ từ đó thu thập được nhiều thông tin.
Để vận dụng kỹ năng này một cách hiệu quả nhân viên công tác xã hội không chỉ
nghe bằng hai tai mà phải lắng nghe bằng cả trái tim và tâm hồn. Trong quá trình lắng
nghe nhân viên công tác xã hội cần phải có sự tương tác như chăm chú lắng nghe, kết
hợp với giao tiếp phi ngôn ngư bằng những cái gật đầu, nét mặt, ... để thân chủ cảm nhận
được răng mình đang lắng nghe họ chia sẻ và họ được tôn trọng, để khuyến khích họ tiếp

tục chia sẻ.
Trong khi lắng nghe có rất nhiều rào cản khiến cho quá trình trở nên kém hiệu quả,
đó là tiếng ồn của môi trường xung quanh, sự xao nhãng nội tâm (sự lo âu, sợ hãi làm sao
đáp ứng câu hỏi của người nói hoặc sự hồi tưởng những trải nghiệm, thành kiến của đối
tượng...), cá nhân tham gia vào quá trình giao tiếp đang có tâm trạng căng thẳng, nghe
chọn lọc theo ý chủ quan...
-Kỹ năng quan sát: Kỹ năng quan sát đóng vai trò quan trọng, bởi chỉ lắng nghe
thôi chưa đủ mà cần phải có sự quan sát để giúp cho quá trình thu thập thông tin và đánh
giá vấn đề chuẩn xác hơn.

15


-Kỹ năng hỏi: Đó là hoạt động tương tác để có thể thu thập được thông tin tử thân
chủ, kích thích thân chủ chia sẻ để có được những thông tin đồng thời giúp thân chủ trực
diện với vấn đề.
Trong quá trình sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi nhân viên công tác xã hội cần đưa ra
những câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh, câu hỏi dễ hiểu, tránh dùng câu nhiều ý nhiều nội
dung.
-Kỹ năng thấu cảm: Đối với trẻ khuyết tật thường họ sẽ gặp rất nhiều rào cản trong
cuộc sống, kỹ năng thấu cảm là đặt mình vào hoàn cảnh địa vị của thân chủ, như chính
thân chủ để cảm nhận vấn đề của họ, để họ thấy mình được thấu hiểu, được chia sẻ, điều
đó sẽ làm cho thân chủ tin tưởng vào nhân viên công tác xã hội và tạo niềm tin để họ tiếp
tục chia sẻ.
III, Một số vấn đề khái quát về trẻ em khuyết tật.
3.1, Thực trạng trẻ em khuyết tật.
Trên thế giới:
Theo thống kê của WHO năm 2007, trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật
tương đương với 650 người, hơn một tỷ người, kể cả trẻ em (khoảng 15% dân số thế giới)
ước tính đang sống chung với người khuyết tật. Cứ 10 trẻ em thì có 1 trẻ em phải đối mặt

với khuyết tật.
Hằng năm có thêm 10 triệu người khuyết tật, tính trung bình 1 ngày trên thế giới
thêm khoảng 25.000 người (2,5 vạn người) khuyết tật trong đó có 2.300 là trẻ em. Dân số
thế giới tiếp tục tăng nhanh nên số người tàn tật vừa và nặng trên thế giới dự đoán sẽ lên
tới 667 triệu vào năm 2035 cho dù những thành tựu phát triển mạnh mẽ về mặt y tế cũng
như kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật. (Trang thông tin dành cho người khuyết tật,
MOLISA)
Xu hướng báo cáo về tỷ lệ trẻ khuyết tật cao hơn ở những nước có nền nông
nghiệp hiện đại hóa và đô thị hóa. Theo điều tra Ủy ban dân số Mỹ, năm 1994 – 1995 , có
9,1% trẻ em trong độ tuổi 0-14 tuổi được ghi nhận là khuyết tật; trong đó 1,1% là trẻ
khuyết tật nặng. Trong số trẻ khuyết tật , 1,3% trẻ em trong độ tuổi đi học có khó khăn về
vận động, 5,5% gặp khó khăn về giao tiếp và 10,6% gặp khó khăn về học.
Tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, số lượng người khuyết tật trên 5 tuổi năm 2009 là 6.074.543 người
(bằng 7,8% dân số). Theo thống kê của UNICEF Việt Nam năm 2008, Việt Nam có 1,1

16


triệu trẻ em khuyết tật (từ 0 – 6 tuổi). Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
số trẻ em khuyết tật năm 2010 là 1,3 triệu. Tuy nhiên, do hiện tại Việt Nam không có hệ
thống phát hiện sớm khuyết tật nên số liệu về khuyết tật của nhóm trẻ này không được
thống kê và theo dõi riêng.
Theo con số của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến tháng 6-2015, Việt Nam có khoảng 7
triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số, người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm
khoảng 28,9%, khoảng 58% người khuyết tật là nữ, 28,3% người khuyết tật là trẻ em,
10,2% người khuyết tật là người cao tuổi, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa thiết lập được hệ thống phát hiện sớm cho trẻ
khuyết tật dưới 6 tuổi. Số liệu về khuyết tật trẻ em dưới 6 tuổi hiện có chủ yếu dựa vào
báo cáo của cán bộ y tế cấp xã, huyện. Chưa có một tỉnh/thành phố nào triển khai công

tác sàng lọc khuyết tật cho trẻ em hàng năm vì số liệu về trẻ khuyết tật không được cập
nhật và quản lý theo hệ thống. Một vấn đề khác là sự thiếu phối hợp và tham gia đánh
giá, phân loại khuyết tật của giáo viên, chuyên gia tâm lý và nhân viên xã hội. Vì thế, số
lượng trẻ khuyết tật được báo cáo tại thời điểm này còn thiếu sót nhiều.
3.2. Phân loại khuyết tật
Theo Điều 2, Nghị dịnh số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, chia dạng
khuyết tật thành 6 nhóm.
Khuyết tật vận động: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân,
tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Khuyết tật nghe, nói: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe
và nói, phát âm không thành tiếng và câu nói không rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao
tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng,
màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
Khuyết tật thần kinh, tâm thần: Là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm
soát hành vi, suy nghĩ và biểu hiện với những lời noism, hành động bất thường.
Khuyết tật trí tuệ: Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện
bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự
việc.

17


Khuyết tật khác: Là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt
động lao động, sinh hoạt, học tập khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên.
3.3. Đặc điểm của trẻ khuyết tật.
3.3.1. Đặc điểm sinh lý.
Bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể, phát triển không bình thường.
Ví dụ:


- Trẻ hay quấy khóc, khó ăn, khó bú, hay bị sặc sữa, nuôi kém phát triển
- Đối với trẻ khuyết tật vận động: 6 tháng chưa biết nâng đầu, chưa biết lật
- Trẻ chậm nói theo độ tuổi.
3.3.2. Đặc điểm tâm lý.
Tùy vào tình trạng bệnh mà trẻ khuyết tật có khả năng nhận thức và đặc điểm tư
duy khác nhau, Trẻ khuyết tật trong giai đoạn nào cũng có đầy đủ những đặc điểm tâm lý
phát triển của lứa tuổi, đây là giai đoạn quan trọng để các em hình thành nhân cách sống,
cụ thể là nhận thức cố hữu về sau này. Phần lớn trẻ khuyết tật đều có những đặc điểm tâm
lý chung sau:

- Các em mặc cảm, tự ti, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình

-

-

thường khác. ở những trẻ khuyết tật vận động, các em có biểu hiện các em có biểu
hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là chú trọng quá mức đến khiếm
khuyết cơ thể, đến nỗi gây đau khổ lớn.
Mất đi sự ham thích về sinh lực: Trẻ khuyết tật vì mặc cảm, tự ti với khiếm khuyết
hình thể bản thân mà đau khổ lo lắng hoặc sợ sệt, có thể ngồi yên một chỗ suốt
ngày, không ham thích bất cứ hoạt động nào.
Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu: Không tin tưởng vào cộng đồng nếu trẻ
khuyết tật từng bị cộng đồng kỳ thị, giận dữ và có ác cảm, một số trẻ tức giận
người lớn vì bị bạc đãi và không chăm sóc thích đáng hoặc có thể các em đinh
ninh sẽ bị phê bình hay trừng phạt.
Khó diễn tả cảm xúc bằng lời: Có thể bị choáng ngộp bởi chính tâm trạng của
mình và muốn đè nén những tâm trạng đó, hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến
khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng.

Hoài nghi thiếu tin tưởng: Trẻ khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn thường
có đủ lý do để ngờ vực. Những cộng đòng kì thị mà các em thường gặp thường có
vẻ xa cách trẻ và không hiểu được những khó khăn này.

18


- Mặc cảm có tội và tự trách mình: Trẻ hổ thẹn về những điều đã xảy ra với mình,
-

như tai nạn gây khuyết tật.
Không nói thật: Vì trẻ khuyết tật ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề
tài đau thương, sự hậu quả xấu, trẻ cố gắng nói ra những điều hay hoặc cố ý nói
dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khuyết tật khác.

Ngoài ra trẻ còn có các đặc ddiem tâm lý sau

-

Tự ti, ngại giao tiếp, không muốn nhìn người khác, thích chơi một mình.
Dễ nổi nóng, dễ e thẹn, dễ bị tổn thương.
Trẻ thường cảm thấy bất lực, bất mãn với cuộc sống.
Cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình, có thể tự làm tổn thương bản thân.
Buồn, chán nản
Thiếu thốn tình cảm.

3.4. Dấu hiệu nhận biết.
* Đối với trẻ khuyết tật vận động:
- Trẻ nhỏ có thể không bú được vì không thực hiện được động tác mút.
- Khi bế đầu trẻ ưỡn ra sau, lưỡi thè ra khi mẹ đặt núm vú vào miệng, thường quấy

khóc không chịu chơi.
- Trẻ ít hoặc không sử dụng tay, ít hoặc không di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.
- Hay ngồi một mình không tự chăm sóc mình được.
- Trẻ bị co cứng các khớp, chi hoặc toàn thân, trẻ bị mền nhẽo một hay nhiều
nhóm cơ hoặc toàn thân.
* Đối với trẻ khuyết tật nghe nói:
- Không khóc để thể hiện nhu cầu như: Đói, tìm kiếm sự thoải mái, chú ý hay phản
đối điều gì đó.
- Không chú ý tới nguồn gốc của tiếng động.
- Thể hiện những cố gắng giao tiếp bằng lời một cách khó khăn như: Giơ tay ra khi
được bế, cười với người quen.
- Phát âm không thường xuyên.
- Không bập bẹ, không chơi với âm thanh, không bắt trước tiếng động.

19


- Không nhìn hay không đưa khi người khác nhắc tới các đồ vật quen thuộc, biết
nói muộn.
* Đối với trẻ khuyết tật trí tuệ:
- Chậm phát triển vận động: Chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng.
- Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói, kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn
bản.
- Chậm chạp, ít linh hoạt
- Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém.
- Trẻ khó nhận biết các khái niệm, tư duy biểu hiện tính không liên tục, tư duy
logic kém.
- Tư duy thiếu tính nhận xét, phê phán.
- Chậm hiểu các mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu.
- Thời gian chú ý của trẻ chậm phát triển trí tuệ kém hơn nhiều so với trẻ bình

thường.
* Đối với trẻ khuyết tật thần kinh, tâm thần:
- Vui vẻ bất thường, múa hát, nói cười ầm ĩ hoặc buồn rầu ủ rũ không nói năng gì.
- Bỏ ăn, ném đồ, hay lo lắng, sợ hãi, cáu gắt.
- Khó tập trung hay giữ mình ở trạng thái tĩnh.
- Kết quả học tập giảm sút.
- Thay đổi lớn trong hành vi và tính cách, có những hành vi mất kiểm soát.
- Trẻ lên cơn co giật ( do động kinh hoặc không động kinh)
- Có các hành vi tự hủy hoại bản thân.
- Có các hành vi tự kích thích: la hét, lắc lư thân thể,...
* Đối với trẻ khuyết tật khiếm thị:
- Đồng tử không có phản ứng với ánh sáng.

20


- Không phản ứng với các kích thước thị giác trừ khi được nhìn sát mắt hoặc khi
có tiếng động đi kèm.
- Không dùng thị giác để khám phá xung quanh.
- Không chú ý hoặc nhìn dõi theo một đồ vật đang chuyển động.
- Mí mắt đỏ, đóng vẩy, chảy nước hoặc sưng.
- Mí mắt có cử dộng bất thường (sụp mí mắt)
- Quá nhạy cảm với ánh sáng.
3.5. Nhu cầu của trẻ.
Theo tháp nhu cầu của Maslow, trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu theo thang
bậc đó, nhưng mỗi hoàn cảnh sẽ có những đặc trưng nhu cầu khác nhau. Nhưng dựa vào
những đặc điểm tam sinh láy của trẻ hầu hết trẻ đều có các nhu cầu sau:
Nhu cầu về mặt vật chất, phục vụ cho việc ăn, uống, vệ sinh, đảm bảo cho sự phát
triển về thể chất của trẻ.
Nhu cầu về mái ấm gia đình, là chỗ dựa về vật chất và tinh thần của trẻ, gia đình

đóng vai trò rất quan trọng, đây là môi trường xã hội hóa đầu tiên và cũng là mạnh nhất
của trẻ.
Nhu cầu được vui chơi giải trí, học tập thông qua những hoạt động, hòa mình vào
xã hội và khẳng định mình.
Nhu cầu được tôn trọng: trẻ luôn đòi hỏi nhu cầu này từ người lớn, ở bạn bè, cha
mẹ, sự tôn trọng này sẽ làm tăng sự tự tin và nghị lực cho trẻ.
Nhu cầu của trẻ có thể được mô tả theo sơ đồ sau:

21


3.5. Một số khó khăn mà trẻ khuyết tật gặp phải.

- Khó hòa nhập với cộng đồng.
- Trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hôi, cơ hội học tập, tham gia các hoạt động.
- Thực hiện hoặc không thực hiện một số chức năng cơ bản
Được
khám chữa bệnh, phục hồi chức năng
Được nuôi dưỡng và chăm
sócthăm
chu đáo

IV, Một số chương trình chính sách, mô hình trong trợ giúp trẻ em khuyết tật.
4.1,Một số chương trình chính sách.
Công ước quốc tế về Quyền của NKT (CRPD)

tôn trọng
và khuyến
khích
Công ước quốc tê về quyền của người khuyết tật là mộtĐược

văn kiện
nhân quyền
quốc tế
do động viên
ợc đảm bảo an
toàn
vềquốc
thể chất
tinh
thầnmục đích bảo vệ các quyền và nhân phẩm của NKT. Các
Liên
hiệp
soạnvà
thảo
nhằm
quốc gia tham gia công ước phải đảm bảo quyền được hưởng thụ bình đẳng mọi dịch vụ
Trẻ khuyết tật cần
công cộng của NKT.
Việt nam tham gia công ước về quyền của người khuyết tật ngày 22/10/2007.
Công ước này xác lập sự chuyển dịch từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang
hướng nhân quyền.

Được sự giúp đỡ và phát huy hết năng lực sẵn có của tr

Người khuyết tật là đối tượng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, luôn có

Được
thương
và trợ
dạyđểdỗ.

nhưngyêu
chính
sách hỗ
đảm bảo cho họ được thực hiện các quyền, nghĩa vụ cũng như
đảm bảo công bằng xã hội. Pháp lệnh số 06/1998/PL – UBTVQH10 ngày 30 tháng 7 năm
Được vui
chơi hội
và học
tập với
cùngđịnh
trang
1998 của Uỷ ban Thường
vụ Quốc
về người
tànbạn
tật, bè
đã quy
về lứa
quy định trách
nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với người tàn tật; quyền và nghĩa vụ của
người tàn tật. Khoản 2 Điều 59 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Nhà nước tạo bình đẳng về
cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính
sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật…”. Đây là cam kết của Nhà nước về việc
bảo đảm cho người khuyết tật.
Luật NKT: được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010. Theo đó các Nghị định số
28/ 2010/ NĐ-CP ngày 17/10/2010 của Chính Phủ, Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày
10/4/2012 và Thông tư 26/2012/TT- BLĐTB&XH ngày 12/11/2012 đã được ban hành
nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT.
Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013: một số điều liên quan đến NKT như : điều
16, 54, 62, 70.

Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 quy định về chính sách trợ giúp các
đối tượng bảo trợ xã hội và được bổ sung, sửa đổi bằng nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày
27/02/2010.

22


Luật dân sự quy định về chăm sóc sức khỏe , hỗ trợ nuôi dưỡng học văn hóa , hoạt
động văn hóa giáo dục thể dục thể thao và việc giúp đỡ NKT trong việc thực quyến , nghĩ
vụ dân sự.
Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012 phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết
tật giai đoạn 2012-2020.
Luật bảo vệ trẻ em, ngày 05 tháng 4 năm 2016, tại điểm d, khoàn 1, điều 10, quy
định trẻ em khuyết tật là đối tượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Cũng tại luật trẻ em năm
2016 quy định về quyền, chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ
4.2, Một số mô hình, dịch vụ trong trợ giúp trẻ khuyết tật.
Để trợ giúp người khuyết tật giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống và tham
gia một cách bình đẳng vào các hoạt động của xã hội cũng như thực hiện tốt vai trò và
trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với người khuyết tật thì cần phải
nắm biết các dịch vụ trợ giúp người khuyết tật và gia đình họ để từ đó giúp họ vận dụng
được các nguồn lực phù hợp trong việc trợ giúp họ.
*Dịch vụ can thiệp sớm:
- Khái niệm: Can thiệp sớm cho người khuyết tật là việc nhận biết, phát hiện, chẩn
đoán loại khuyết tật và xây dựng chương trình can thiệp cho cha mẹ trẻ, nhà trường và
giáo viên để giáo dục và điều trị y tế cho trẻ - Những công việc cần phải được thực hiện
càng sớm càng tốt. (Bộ Giáo dục và Đào tạo. Can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật. Hà Nội. 2005)
- Ý nghĩa:
Lợi ích của can thiệp sớm là tạo nền tảng cho việc học tập trong tương lai của trẻ
khuyết tật;

Chương trình can thiệp sớm về giáo dục hoặc y tế được bắt đầu càng sớm thì trẻ
càng có khả năng học được nhiều những kỹ năng phức tạp hơn
Lợi ích về mặt y tế là ngăn chặn ảnh hưởng của khuyết tật, ngăn ngừa những
nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng.
Lợi ích về giáo dục là giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về
thể chất cũng như tâm lý.

23


Trẻ càng được quan tâm giáo dục sớm, đúng lúc và hợp lý càng đẩy nhanh quá
trình phát triển thể chất và tinh thần tạo ra những tiền đề thuận lợi cho các giai đoạn kế
tiếp.
*Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, xã hội, giáo dục, kinh tế và kỹ
thuật phục hồi làm giảm khả năng dẫn đến khuyết tật, bảo đảm cho người lớn cũng như
trẻ em tái hoà nhập xã hội, trở lại cuộc sống bình thường.
Bản thân người khuyết tật, gia đình và cộng đồng cũng bình đẳng trong việc tham
gia lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chương trình phục hồi chức năng.
*Mô hình giáo dục chuyên biệt.
Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục tách biệt trẻ em có cùng dạng
khuyết tật vào cơ sở giáo dục riêng.
Những trẻ có cùng dạng, cùng mức độ khuyết tật được theo học một chương trình
riêng và với phương pháp riêng biệt.
Hầu hết các trường, lớp chuyên biệt tập trung vào hỗ trợ sự phát triển các kĩ năng
cá nhân và kĩ năng xã hội để học sinh có thể sống độc lập tới mức tối đa sau khi hoàn
thành xong chương trình.
Ví dụ như có trường dành riêng cho trẻ khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật trí tuệ.
Ưu điểm của phương thức giáo dục chuyên biệt là rất có hữu ích đối với những trẻ
khuyết tật vừa và nặng, cần phải có chế độ chăm sóc, trị liệu, phục hồi chức năng đặc

biệt.
Giáo dục chuyên biệt có một số hạn chế là nhiều khi không đánh giá đúng, tích
cực về khả năng và tiềm năng của trẻ, sự tách biệt trẻ ra khỏi môi trường xã hội chung sẽ
gây khó khăn cho quá trình hòa nhập vào các hoạt động của xã hội sau này.
*Mô hình giáo dục hội nhập:
Giáo dục hội nhập là phương thức giáo dục trẻ khuyết tật trong lớp học chuyên
biệt được đặt trong trường phổ thông bình thường.
Ưu điểm của giáo dục hòa nhập là trong giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật được
học ở môi trường bình thường, học ở trường gần nhà nhất.

24


*Mô hình sống độc lập:
Khái niệm: sống độc lập là việc tự do lựa chọn việc sống ở đâu, sống như thế nào,
làm gì để sống. Đó là việc sống trong cộng đồng, với những hàng xóm mà mình lựa chọn,
tự quyết định sống cùng bạn hay sống một mình, là việc mình tự tiến hành mọi việc như
sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, giải trí, sở thích, việc tốt, việc xấu, việc tốt, bạn bè...bằng ý
trí và trách nhiệm của mình. Đó còn là sự tự do vượt qua rủi ro, tự do sai lầm, tự do học
cách sống độc lập qua những trải nghiệm bản thân (chương trình sống độc lập, tạp chí
PHCN, số XXII, (1979), trang 9)
Sống độc lập không có nghĩa là phải tự làm mọi việc hay sống một mình. Thực
chất, sống độc lập có nghĩa là người khuyết tật có thể:

- Tự quyết định và hướng dẫn toàn bộ sự hỗ trợ của người khác đối với mình, trong
đó có việc sử dụng các thiết bị cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của bản thân.

- Tiếp cận một cách bình đẳng với người không khuyết tật với các cơ hội về nhà ở,
-


giao thông, y tế, giáo dục, việc làm và các phúc lợi xã hội, các dịch vụ và cơ hội
khác.
Được sự hỗ tợ của nhà nước và cộng đồng, được tiếp cận các dịch vụ một cách
bình đẳng.

5. Các đối tác khi làm việc với trẻ khuyết tật.
5.1. Bản thân, gia đình trẻ.
Bản thân trẻ sẽ là người trực tiếp, là đối tượng cần được can thiệp, vì vậy khi làm
việc với trẻ nhân viên công tác xã hội cần phải tiếp xúc, tạo lập được mối quan hệ xác
định được vấn đề và nhu cầu của trẻ để từ đó có những kiến thức, kỹ năng và cách làm
việc phù hợp. Trẻ sẽ là yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại
trong quá trình làm việc của nhân viên công tác xã hội với trẻ.
Đối với mỗi trẻ, mỗi cá thể khác nhau ở vào từng hoàn cảnh khác nhau thì trẻ sẽ
có những vấn đề và hu cầu khác nhau, nhân viên công tác xẫ hội phải xác định được và
giúp trẻ nhận diện được vấn đề, để nâng cao năng lực cho trẻ giúp trẻ có thể chấp nhận và
tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề của mình.
Gia đình sẽ là môi trường đầu tiên đối với trẻ, trong gia đình sẽ bao gồm những
người thân thiết gần gũi với trẻ nhất, đó cũng là môi trường sinh hoạt và phát triển của
trẻ. Khi làm việc với trẻ nhân viên công tác xã hội cũng cần làm việc với gia đình trẻ, để
có thể thu thập được thông tin đầy đủ và đó cũng chính là nguồn lực lớn nhất cho việc
giải quyết đối với vấn đề của trẻ. Hoặc cũng có một số trường hợp gia đình cũng chính là

25


×