Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

ẢNH HƯỞNG ACID HUMIC VỚI NAA VÀ GA3 ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT NHÃNXUỒNG CƠM VÀNG (Dimocarpus longan Lour.) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ MỸ HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG ACID HUMIC VỚI NAA VÀ GA3 ĐẾN NĂNG SUẤT,
PHẨM CHẤT NHÃNXUỒNG CƠM VÀNG (Dimocarpus longan
Lour.) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ MỸ HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG ACID HUMIC VỚI NAA VÀ GA3 ĐẾN NĂNG SUẤT,
PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (Dimocarpus longan
Lour.) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng
Mã số

: 60.62.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGUYỄN VĂN KẾ
TS. VÕ QUỐC KHÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Thị Mỹ Hương, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1982 tại xã Tân Thới,
huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Con ông Nguyễn Văn Tư và bà Võ Thị An.
Tốt nghiệp tú tài tại trường cấp III Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang,
năm 2000.
Tốt nghiệp đại học ngành Nông học, hệ chính quy tại Trường Đại học Nông lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005.
Từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2006, làm việc tại Công ty Cổ phần Khử trùng,
Giám định Việt Nam (Tôn Đức Thắng, quận 1, Tp.HCM).
Từ Tháng 7 năm 2006 đến nay làm việc tại công ty Cổ phần Thiên Sinh (Bình Lợi,
quận Bình Thạnh, Tp.HCM).
Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành Khoa học Cây trồng tại Trường Đại học
Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chồng: Trương Văn Trọn, kết hôn năm 2008
Con: Trương Nguyễn Diệp Thiền, sinh năm 2011
Địa chỉ liên lạc: ấp Tân Hưng, xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại: 0919485210
E-mail:


i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Học viên

Nguyễn Thị Mỹ Hương

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Nông
học, phòng đào tạo sau Đại học trường Đại học Nông lâm cùng quý thầy cô đã giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi học và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS. TS. Nguyễn Văn Kế đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ và cung
cấp cho tôi nhiều tư liệu khoa học cùng nhiều ý kiến đóng góp vô cùng quý báu cho
luận văn này. Cảm ơn Thầy đã cho tôi những lời khuyên hữu ích để tôi có thể vững
tâm thực hiện và hoàn thành luận văn này.
TS. Võ Quốc Khánh đã truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm trong công việc
cũng như trong nghiên cứu khoa học thực triển, tận tình giúp đỡ, và tạo điều kiện để
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn ông Phạm Ngọc Sinh giám đốc công ty, chị Huỳnh
Thị Minh Hương trưởng phòng kỹ thuật và toàn thể anh chị em đồng nghiệp Công
ty Cổ phần Thiên Sinh đã đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều
kiện vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình chú Nguyễn Văn Đức tại huyện Châu

Thành, tỉnh Bến Tre đã cho phép, tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tôi những
kinh nghiệm quý báu của nông dân để tôi thực hiện các thí nghiệm trong vườn tốt.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô viện Cây Ăn Quả Miền Nam, đã giúp
đỡ và cung cấp cho tôi những tài liệu vô cùng quý để tôi bổ túc thêm nhiều kiến
thức còn thiếu sót của bản thân.
Hơn thế nữa, xin trân trọng được gởi lời biết ơn lớn nhất đến ông bà Ngoại
và Ba Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, nâng đỡ cho con niềm tin yêu trong cuộc sống
mỗi khi con vấp ngã, cùng anh chị em và đặc biệt Chồng con đã luôn ủng hộ và
giúp đỡ tôi về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành luận văn.

iii


TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hưởng acid humic với NAA và GA3 đến năng suất và phẩm
chất nhãn xuồng cơm vàng (Dimocarpus longan Lour.) tại huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre”, được thực hiện tại vườn hộ ông Nguyễn Văn Đức từ tháng 09 năm
2010 đến tháng 02 năm 2011.
Ba thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô sọc, 3 lần lặp lại trên cây 8 năm tuổi.
Mục tiêu của đề tài là xác định ảnh hưởng kết hợp các nồng độ khác nhau
của acid humic và chất kích thích sinh trưởng NAA và GA3 đến năng suất và phẩm
chất của nhãn xuồng cơm vàng nhằm xác định mức kết hợp tối ưu để nâng cao thu
nhập cho nông dân.
Kết quả cho thấy rằng khi chỉ áp dụng acid humic đơn lẻ thì nghiệm thức
A2B3 (500 mg/l acid humic, 3 lần phun) cho năng suất cao nhất 47,7 kg/ô so với
nghiệm thức đối chứng 16,0 kg/ô. Acid humic giúp tăng số trái trên chùm cao nhất
dẫn đến năng suất tăng nhưng chất lượng thì không đổi.
Khi kết hợp acid humic và NAA, nghiệm thức A2B2 (500 mg/l acid humic
và 20 mg/l NAA) cho năng suất cao nhất 61,2 kg/ô, trong khi đó ở nghiệm thức đối
chứng năng suất chỉ 18,0 kg/ô.

Sự kết hợp của 500 mg/l acid humic, 20 mg/l NAA và 5 mg/l GA3 cho kết
quả tốt nhất, năng suất đạt cao nhất 72,6 kg/ô, mang lại thu nhập cao nhất cho người
nông dân. Trong khi đó, đường kính, tỷ phần ăn được và độ Brix của chất lượng
nhãn xuồng cơm vàng không có thay đổi.

iv


SUMMARY
The study titled “Combination effects of humic acid, NAA and GA3
concentration on productivity and quality of Xuong Com Vang longan
((Dimocarpus longan Lour. cv. Xuong com vang) in Chau Thanh district, Ben Tre
province” was conducted at the orchard of Mr. Nguyen Van Duc from September
2010 to February 2011.
Three experiments were set up as strip plots design, three replicates on 8
years old trees.
The objectives of the study was to determine the combination effects of
humic acid and growth regulators NAA and GA3 at various concentrations on yield
and quality of Xuong Com Vang longan in order to identify an optimal combination
which could enhance the income for farmers.
The results indicated that when applying only humic acid the treatment
A2B3 (500 mg/l humic acid, 3 applications) gave the highest yield, 47,7 kgs plot-1
compared to 16,0 kgs plot-1 in control treatment. Humic acid increased greatly the
fruit number per inflorescence leading to increase the yield, but the quality was
unchangeable.
When combining humic acid and NAA, the treatment A2B2 (500 mg/l humic
acid with 20 mg/l NAA) gave the yield 61,2 kgs plot-1, whereas in control treatment
the yield was only 18,0 kgs plot-1.
The combination of 500 mg/l humic acid, 20 mg/l NAA and 5 mg/l GA3
gave the best result, 72,6 kg plot-1 leading to the highest income for farmers.

Whereas the quality of Xuong Com Vang longan in terms of the fruit size, the
percentage of edible portion and Brix were unchanged.

v


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA
TRANG CHUẨN Y
LÝ LỊCH CÁ NHÂN

I

LỜI CAM ĐOAN

Ii

LỜI CẢM TẠ

Iii

TÓM TẮT

Iv

SUMMARY

V


MỤC LỤC

Vi

KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Xii

DANH SÁCH BẢNG

Xiii

DANH SÁCH HÌNH

Xvi

Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài:

2

1.3 Yêu cầu:


2

1.4 Phạm vi giới hạn

2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Khái quát về cây nhãn

3

2.1.1 Nguồn gốc

3

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của nhãn

3

2.1.3 Giới thiệu về nhãn xuông cơm vàng

4

2.1.4 Tình hình trồng nhãn trong nước và thế giới

4


2.1.5 Điều kiện sinh thái của nhãn

5

2.1.6 Đặc điểm thực vật

6

vi


2.1.6.1 Rễ

6

2.1.6.2 Thân, tán

6

2.1.6.3 Lá

6

2.1.6.4 Hoa

7

2.1.6.5 Trái và hạt

7


2.1.6.6 Hiện tượng rụng trái non ở nhãn

7

2.1.7 Tổng quan về phân bón cho nhãn

9

2.1.8 Dinh dưỡng thiết yếu đối với cây nhãn

10

2.1.9 Bảo vệ thực vật

11

2.1.9.1 Sâu và động vật gây hại

11

2.1.9.2 Bệnh

13

2.2 Tổng quan acid humic

13

2.2.1 Đặc tính


13

2.2.2 Thành phần của acid humic

14

2.2.3 Cấu trúc của acid humic

14

2.2.4 Hiệu quả của acid humic trong trồng trọt

15

2.3 Auxin

18

2.3.1 Lịch sử phát hiện

18

2.3.2 Vai trò sinh lý của auxin

18

2.3.3 Tầm quan trọng kinh tế của auxin.

19


2.3.3.1 Nhân giống vô tính cây trồng.

19

2.3.3.2. Ứng dụng auxin tăng đậu trái, sinh trưởng của trái và tạo trái không hạt.

19

2.3.3.3 Phòng ngừa rụng trái

20

2.4 Gibberellin.

21

2.4.1 Lịch sử phát hiện

21

2.4.2.Vai trò sinh lý của gibberellin

21

2.4.3.Tầm quan trọng kinh tế của gibberelin

22

2.4.3.1. Kích thích sinh trưởng của cây, tăng chiều cao, tăng sinh khối và


22

tăng năng suất cây trồng.

vii


2.4.3.2.Tăng năng suất và tạo trái không hạt

23

Chương 3: NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

25

3.1 Nội dung

25

3.2 Địa điểm, thời gian và điều kiện ngoại cảnh

25

3.2.1 Địa điểm thí nghiệm

25

3.2.2 Thời gian tiến hành thí nghiệm


26

3.2.3 Điều kiện ngoại cảnh

26

3.2.3.1 Điều kiện khí hậu

27

3.2.3.2 Đặc điểm đất đai tại vườn thí nghiệm

27

3.2.3.3 Kỹ thuật bón phân cây nhãn tại địa điểm thí nghiệm

27

3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

28

3.3.1 Vật liệu chung cho 3 thí nghiệm

28

3.3.2 Dụng cụ thí nghiệm

28


3.3.3 Phương pháp thí nghiệm

28

3.3.3.1 Nội dung 1 (TN1): “Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần

28

phun đến năng suất và phẩm chất nhãn xuồng”
3.3.3.2 Nội dung 2 (TN2): “Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA đến

29

năng suất và chất lượng của nhãn xuồng”
3.3.3.3 Nội dung 3 (TN3): “Ảnh hưởng phối hợp nồng độ acid humic, NAA

30

và GA3 lên năng suất và chất lượng nhãn xuồng”
3.3.4 Phương pháp tiến hành thí nghiệm

31

3.3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy chỉ tiêu của 3 thí nghiệm

32

3.3.5.1 Chỉ tiêu theo dõi cây

32


3.3.5.2 Chỉ tiêu theo dõi trái

32

3.3.5.3 Hiệu quả kinh tế: được tính trên mỗi nghiệm thức

32

3.3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu thống kê

32

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

35

4.1 Nội dung 1 (TN1): “Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun
đến năng suất và phẩm chất nhãn xuồng”

viii

35


4.1.1 Số cành tỉa chừa lại/cây kiểm định trước thí nghiệm

35

4.1.2 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến phát hoa và


36

hoa trên cây
4.1.3 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến số trái trên

37

chùm nhãn
4.1.3.1 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến diễn tiến số

37

trái đậu trên chùm theo thời gian
4.1.3.2. Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến số trái/chùm

39

lúc thu hoạch (12 tuần sau khi đậu trái)
4.1.4. Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến trọng lượng

40

trái nhãn của thí nghiệm 1
4.1.5 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến trọng lượng

41

chùm trái nhãn
4.1.6 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến năng suất nhãn


42

xuồng
4.1.7 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến phẩm chất

43

nhãn xuồng cơm vàng
4.1.7.1. Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến đường kính

43

quả nhãn
4.1.7.2 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến Tỷ lệ ăn

44

được nhãn
4.1.7.3 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến Độ Brix nhãn

44

4.1.8 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến Hiệu quả kinh

45

tế
4.2 Nội dung 2 (TN2): “Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA đến


49

năng suất và phẩm chất nhãn xuồng”
4.2.1 Số cành tỉa chừa lại/cây kiểm định trước khi tiến hành thí nghiệm.

49

4.2.2 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA số phát hoa trên cây nhãn

49

4.2.3 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA số trái/chùm nhãn

50

ix


4.2.3.1 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA diễn tiến số trái

50

nhãn/chùm theo thời gian
4.2.3.2 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA số trái nhãn/chùm giai

51

đoạn thu hoạch (12 tuần sau đậu trái)
4.2.4 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA trọng lượng trái nhãn


52

4.2.5 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA trọng lượng chùm nhãn

53

4.2.6 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA năng suất trái nhãn

54

4.2.7 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA phẩm chất nhãn

55

4.2.7.1. Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA đường kính quả nhãn

55

4.2.7.2 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA tỷ lệ ăn được trái nhãn

56

4.2.7.3 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA độ Brix trái nhãn

56

4.2.8 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA hiệu quả kinh tế

57


4.3 Nội dung 3 (TN3): “Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA

60

cùng GA3 đến năng suất và phẩm chất nhãn xuồng cơm vàng”
4.3.1 Số cành tỉa chừa lại/cây trước khi kiểm định thí nghiệm.

60

4.3.2 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến số

60

phát hoa trên cây nhãn
4.3.3 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến số

61

trái/chùm nhãn
4.3.3.1 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến

61

diễn tiến số trái nhãn/chùm theo thời gian
4.3.3.2 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến số

62

trái/chùm nhãn giai đoạn thu hoạch
4.3.4 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến trọng


64

lượng trái nhãn
4.3.5 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến trọng

64

lượng chùm nhãn
4.3.6 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến năng
suất nhãn

x

66


4.3.7 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến phẩm

67

chất nhãn
4.3.7.1 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến

67

đường kính trái nhãn
4.3.7.2 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến tỷ

68


lệ ăn được trái nhãn
4.3.7.3 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến độ

68

brix nhãn
4.3.8 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến hiệu

69

quả kinh tế
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

74

5.1 Kết luận

74

5.2 Đề nghị

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

76

PHỤ LỤC


81

xi


KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt

Từ/ cụm từ

NAA

Naphthalene acetic acid

GA3

Gibberellin

NT

Nghiệm thức

TN

Thí ngiệm

Ctv

Cộng tác viên


LLL

Lần lặp lại

NS

Không khác biệt

CV

Coefficient of variation

PL

Phụ lục

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

xii


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của acid humic


14

Bảng 2.2 Thành phần các nguyên tố của acid humic

15

Bảng 3.1 Một số yếu tố khí hậu tỉnh Bến Tre (6/2010 – 2/2011).

26

Bảng 3.2 Kết quả phân tích đất trước thí nghiệm.

27

Bảng 3.3 Các nghiệm thức (NT) trong TN1.

29

Bảng 3.4 Các nghiệm thức (NT) trong TN2.

30

Bảng 3.5 Các nghiệm thức (NT) trong TN3.

31

Bảng 4.1 Số cành nhãn tỉa chừa lại/cây kiểm định trước thí nghiệm

35


Bảng 4.2 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến số phát hoa

33

Bảng 4.3 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến số trái nhãn

40

12 tuần sau đậu trái
Bảng 4.4 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến trọng lượng trái

41

Bảng 4.5 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến trọng lượng

42

chùm nhãn
Bảng 4.6 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến năng suất trái

43

Bảng 4.7 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến đường kính trái.

43

Bảng 4.8 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến tỷ lệ ăn

44


được trái nhãn
Bảng 4.9 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến đô Brix trái

45

Bảng 4.10 Ước tính hiệu quả kinh tế ảnh hưởng acid humic và số lần phun

46

trên cây nhãn (tính diện tích 0,1 ha).
Bảng 4.11 Số cành tỉa chừa lại trên cây nhãn trước khi tiến hành thí nghiệm

49

Bảng 4.12 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA đến số phát hoa nhãn

50

Bảng 4.13 Ảnh hưởng các nồng độ acid

52

humic và NAA đến số trái

nhãn/chùm lúc thu hoạch
Bảng 4.14 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA đến trọng lượng trái.

xiii

52



Bảng 4.15 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA đến trọng lượng chùm.

53

Bảng 4.16 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA đến năng suất nhãn

55

Bảng 4.17 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA đến đường kính trái.

55

Bảng 4.18 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA đến tỷ lệ ăn được trái.

56

Bảng 4.19 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic và NAA đến đô brix trái nhãn

56

Bảng 4.20 Ước tính hiệu quả kinh tế của các liều lượng acid humic và NAA

57

lên cây nhãn
Bảng 4.21 Số cành nhãn ở thí nghiệm 3 trước khi kiểm định

60


Bảng 4.22 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến

61

số phát hoa nhãn.
Bảng 4.23 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến

63

số trái/chùm nhãn thu hoạch
Bảng 4.24 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến

64

trọng lượng trái nhãn
Bảng 4.25 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến

65

trọng lượng chùm nhãn
Bảng 4.26 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến

66

năng suất nhãn.
Bảng 4.27 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến

67


đường kính trái nhãn
Bảng 4.28 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến tỷ
lệ ăn được trái nhãn

68

Bảng 4.29 Ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp NAA cùng GA3 đến

69

độ Brix trái nhãn
Bảng 4.30 Ước tính hiệu quả kinh tế của các liều lượng acid humic kết hợp
NAA với GA3 lên cây nhãn

xiv

70


DANH SÁCH HÌNH
BẢNG

TRANG

Hình 2.1 Trái nhãn trong thời gian theo dõi thí nghiệm

26

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.


29

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

30

Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3

31

Hình 3.4 Cảnh quan bố trí thí nghiệm 1

33

Hình 3.5 Cảnh quan bố trí thí nghiệm 2

33

Hình 3.6 Cảnh quan bố trí thí nghiệm 3

34

Hình 3.7 Chuẩn bị pha và phun nhãn

34

Hình 4.1 Diễn tiến % trái/chùm nhãn đậu theo thời gian từ lúc đậu đến thu hoạch

38


Hình 4.2 Chùm nhãn ở một số nghiệm thức của thí nghiệm 1

47

Hình 4.3 Trái nhãn sau thu hoạch của thí nghiệm 1

48

Hình 4.4 Mặt cắt ngang trái nhãn thí nghiệm 1

48

Hình 4.5 Diễn tiến % trái/chùm nhãn đậu sau các tuần đậu trái đến thu hoạch.

51

Hình 4.6 Chùm nhãn ở một số nghiệm thức của thí nghiệm 2

58

Hình 4.7 Trái nhãn của thí nghiệm 2

59

Hình 4.8 Mặt cắt trái nhãn của thí nghiệm 2

59

Hình 4.9 Diễn tiến % trái/chùm nhãn đậu sau các tuần đậu trái đến thu hoạch.


62

Hình 4.10 Chùm nhãn ở một số nghiệm thức của thí nghiệm 3

71

Hình 4.11 Trái nhãn của thí nghiệm 3

72

Hình 4.12 Mặt cắt ngang trái nhãn của thí nghiệm 3

72

Hình PL.1 Các giai đoạn phát triển cây nhãn trong thời gian theo dõi thí nghiệm

81

Hình PL.2 Trái nhãn trong thời gian theo dõi thí nghiệm

82

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour., thuộc họ
Sapindaceae, là một loại trái cây quý, ngon ngọt, đặc biệt là có mùi thơm nên được

nhiều người ưa thích. Nhãn dùng để ăn tươi, làm đồ hộp, hạt nhãn sấy khô còn là
một vị thuốc bổ điều trị suy nhược thần kinh, chứng giảm trí nhớ, mất ngủ, hay hốt
hoảng, vỏ nhãn cũng là một vị thuốc đông y. Ngoài ra, hiện nay nhãn còn được
trồng nhiều nơi để phục vụ cho phát triển du lịch vườn. Các sản phẩm từ nhãn được
tiêu thụ mạnh trong nước và xuất khẩu mang lại lợi ích kinh tế cao.
Trong các giống nhãn thì nhãn xuồng cơm vàng có vị ngọt thanh, thịt giòn và
giá bán cao gấp 2 đến 3 lần so với các giống nhãn khác, tuy nhiên sau khi đậu trái
khoảng 2 tuần tuổi thì giống nhãn này có hiện tượng rụng trái non rất nhiều, chính
vì vậy vấn đề đặt ra cho người nông dân là làm sao giảm sự rụng trái non của nhãn
xuồng để tăng năng suất mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà vườn.
Hiện tại có một số nghiên cứu áp dụng các chất điều hoà sinh trưởng nhằm
giảm rụng trái non trên cây nhãn. Nhiều nghiên cứu cho thấy NAA và GA3 giúp hạn
chế rụng trái non, tăng đậu trái và tăng năng suất. Tuy nhiên đến nay chưa có những
nghiên cứu về hiệu quả của axit humic đối với sự rụng trái non trên cây nhãn, cũng
như sự phối hợp của nó với các chất NAA và GA3, các hóa chất này đắt tiền trong
khi axit humic là sản phẩm được chiết xuất từ than bùn rất dồi dào ở nước ta, giá lại
rẻ. Chính vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng acid humic với NAA và GA3 đến năng suất,
phẩm chất nhãn xuồng cơm vàng (Dimocarpus longan Lour) tại huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu đề tài

1


Xác định ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đơn độc và kết
hợp giữa acid humic cùng NAA và GA3 đến năng suất và chất lượng nhãn xuồng
cơm vàng tại Bến Tre, nhằm tạo cơ sở sử dụng hợp lý acid humic, NAA và GA3
góp phần cải thiện năng suất và chất lượng của nhãn xuồng cơm vàng tại huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
1.3 Yêu cầu

Thực hiện 3 thí nghiệm ngoài đồng và các phân tích, tính toán trong phòng:
- Xác định ảnh hưởng các nồng độ acid humic và số lần phun đến năng suất
và chất lượng nhãn.
- Xác định ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp với NAA đến năng
suất và chất lượng nhãn.
- Xác định ảnh hưởng các nồng độ acid humic kết hợp với NAA và GA3 đến
năng suất và chất lượng nhãn.
- Phân tích đất, trái.
- Tính hiệu quả kinh tế.
1.4 Phạm vi giới hạn
- Chỉ thực hiện trên cây nhãn xuồng cơm vàng tại xã Quới Sơn, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre.
- Acid humic là nguồn nguyên liệu của Công ty Cổ phần Thiên Sinh
- Do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ thực hịên trên vườn nhãn kinh
doanh 8 năm tuổi, ở giai đoạn ra hoa, đậu trái, và đến thu hoạch.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về cây nhãn
2.1.1 Nguồn gốc
Nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour. thuộc họ Sapindaceae,
tên tiếng Anh là longan. Quê hương của nhãn ở Đông Nam Ấn Độ rồi lan dần qua
Nam Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam. Nhãn là cây có khả năng thích
ứng rộng nên được trồng ở cả Nam lẫn Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Kế, 2000)
Có tài liệu nói rằng nhãn gốc ở các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Trung
Quốc, De Candolle thì cho rằng nhãn gốc ở Ấn Độ sau đó mới lan sang Malaysia
rồi sang Trung Quốc. Leennhouto thì cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là một

cái nôi của cây nhãn (Vũ Công Hậu, 1999).
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của nhãn
Nhãn là một trái cây quý, ngon ngọt và có mùi thơm, độ đường biến động từ
15 đến 25 %. Cứ 100 g thịt trái cho khoảng 100 – 109 calo, trái nhãn nặng từ 5 đến
22 g (Nguyễn Văn Kế, 2000).
Kết quả phân tích thành phần trái nhãn cho thấy: đường tổng số 12,4 –
22,5%, trong đó đường glucoza chiếm 3,9 – 10,2 %, acid tổng số : 0,09 – 0,1 %,
vitamin C : 4,3 – 13,4 mg/100g thịt trái (Trần Thế Tục, 1999).
Cùi nhãn dùng để ăn và sấy khô làm thuốc, hạt nhãn chứa dầu béo, tinh bột,
saponin và tanin có thể dùng để sản xuất dầu gội hoặc dùng làm thuốc đông y.

2.1.3 Giới thiệu về nhãn xuồng cơm vàng

3


Giống nhãn xuồng cơm vàng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
công nhận và cho phép đưa vào sản xuất theo quyết định số: 2767 MM-KHCN/QĐ
ngày 29 tháng 10 năm 1997 sau khi đạt giải nhất trong hội thi cây nhãn giống tốt tổ
chức tại Trung tâm Giống cây ăn quả Long Định (ngày 13 tháng 8 năm 1997).
Đặc điểm giống: năng suất trung bình 100-170 kg/cây/năm (cây 10 - 15 năm
tuổi), khả năng sinh trưởng: khá, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch 4 tháng
15 ngày, tập tính ra hoa: tự nhiên; khả năng đậu trái: khá; hình dạng trái: hình
xuồng vai cao hơn cuống; màu sắc vỏ trái khi chín: vàng da bò; trọng lượng trung
bình: 20-25g; màu sắc thịt trái: trắng đục hơi hanh vàng; cấu trúc thịt: ráo dòn; tỷ lệ
thịt trung bình: 60-72%; vị: ngọt.
Kỹ thuật canh tác: khoảng cách trồng 5 m x 5 m hoặc 6 m x 6 m.
Phân bón:
- Đối với cây 1- 3 năm tuổi:
Lượng phân bón mỗi năm cho một cây là: 100 – 300 g N tương đương với

200 – 600 g Urê, 50 – 100 g P2O5 tương đương 300 – 600 g Super lân, 100 – 200
g K2O5 tương đương 150 – 300 g KCl. Chia đều và bón 2-3 lần năm.
- Cây trên 3 năm tuổi.
Số lượng phân bón hàng năm tăng đều cho mỗi gốc. Có thể bón 400 – 500 g N;
150 – 200 g P2O5; 400 – 500 g K2O. Lượng phân này có thể chia làm 3 lần như sau:
+ Trước khi cây nhãn ra bông: 1/3 N và 1/2 K2O.
+ Khi trái lớn khoảng 1cm: 1/3 N và 1/2 K2O.
+ Sau khi thu hoạch: 1/3 N và toàn bộ P2O5.
Hàng năm cần cung cấp thêm 10 - 20 kg phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc.
2.1.4 Tình hình trồng nhãn trong nước và thế giới
Nhãn đã được trồng từ rất lâu đời ở Đông Á, đến thế kỷ 19 và sau thế kỷ 19
nhãn mới được nhập và trồng ở Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương và các vùng
nhiệt đới, á nhiệt đới.
Cho đến nay diện tích và sản lượng nhãn trên thế giới chưa được thống kê

4


đầy đủ vì nhãn thường được trồng trong “vườn gia đình” và sản lượng thu hoạch để
ngoài các dữ liệu quốc gia (Trần Thế Tục, 1999).
Trước đây Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng
nhãn nhưng trong thập 1990 Thái Lan đã cạnh tranh thắng lợi với nhãn của Trung
Quốc và Đài Loan. Năm 2005 diện tích trồng nhãn của Thái là 153.000 ha với sản
lượng 706.000 tấn và đã xuất khẩu được 242.000 tấn. Ngoài Trung Quốc, Thái Lan,
nhãn còn được trồng nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Phillippin.
Hiện nay nhãn là loại trái đứng hàng thứ 12 trên thế giới. Ở Trung Quốc
nhãn được trồng lâu đời nhất và nhiều nhất ở Phúc Kiến chiếm 47,8% diện tích
vườn. Miền Bắc Thái có nhiều giống nhãn nổi tiếng với những cây nhãn to cho
năng suất cao, tại Thái Lan ngoài ăn tươi, khô, đóng hộp, nhãn còn là nguồn xuất
khẩu quan trọng nhất.

Ở Việt Nam nhãn được trồng từ bao giờ chưa xác định, cây nhãn trồng lâu
nhất là ở chùa Phố Hiến xã Hồng Châu thị xã Hưng Yên tỉnh Hải Hưng (Trần Văn
Minh, 1997). Thập niên trước nhãn đã được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam
Bộ như: Tiền Giang, Bến Tre và lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Bình
Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Riêng ở bà Rịa Vũng Tàu có
một số giống nhãn nổi tiếng như: nhãn bánh xe, nhãn xuồng cơm vàng.
Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, tính đến năm 2010 diện tích
cây nhãn ở Đông Nam Bộ là 6.081 ha và đồng bằng sông Cửu Long là 42.575 ha
với tổng sản lượng đạt được là 359.145 tấn (Cục Trồng Trọt, 2010).
2.1.5 Điều kiện sinh thái của nhãn
Căn cứ vào nguồn gốc và quá trình phát dục cây nhãn thích nghi với điều
kiện khí hậu á nhiệt đới nên được xếp vào nhóm cây ăn trái á nhiệt đới (Trần Thế
Tục, 1999).
Đất nào trồng nhãn cũng được, miễn đó không phải là đất bạc màu, đất phèn,
mặn, khô hạn hoặc trũng không thoát nước. Tuy nhiên để thu được hiệu quả cao,
tuổi thọ cây dài thì nên chọn những chân đất tơi xốp, nhiều mùn, đủ ẩm cho cây.

5


pH 5 – 6,5 là thích hợp.
Cây nhãn chịu nóng và chịu rét khá, những vùng có nhiệt độ bình quân trong
năm trên 20o C là thích hợp với cây nhãn và là vùng trồng nhãn có hiệu quả kinh tế.
Trong thời kỳ hoa nở nhãn yêu cầu nhiệt độ 25 – 30oC, nếu gặp thời tiết ấm, tạnh
ráo tỷ lệ thụ phấn thụ tinh sẽ cao. Nhưng nếu trong thời gian nhãn đang ra hoa mà
gặp nhiệt độ cao lá ở chùm hoa sẽ phát triển sẽ ảnh hưởng đến nụ hoa và hoa, dễ
làm cho nhãn mất mùa quả hoặc nếu gặp nhiệt độ thấp việc thụ phấn thụ tinh của
hoa sẽ gặp trở ngại do hạt phấn chậm trưởng thành dẫn đến năng suất thấp.
Là cây trồng cạn nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây nhãn rất
cần nước, nhất là vào những giai đoạn cây ra cành, lá, đặc biệt là giai đoạn ra hoa

kết trái. Những giai đoạn này tương đối dài nên cần cung cấp đủ lượng nước, lượng
mưa thích hợp cho cây nhãn trong một năm khoảng 1.300 – 1.600 mm và phân bố
đều trong năm (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
2.1.6 Đặc điểm thực vật
2.1.6.1 Rễ
Phần lớn (80%) rễ phân bố ở tầng đất 0 cm đến 50 cm, tập trung dày đặc ở
phần hình chiếu của tán lá. Cây trồng bằng hạt có bộ rễ khoẻ, ăn sâu, cây trồng bằng
nhánh chiết bộ rễ ăn cạn và phát triển theo chiều ngang (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
2.1.6.2 Thân, tán
Nhãn là cây thân gỗ, tương đối lớn có thể cao 10 – 15 m, thân có vỏ dày,
nhiều vết nứt dọc nhỏ, đôi khi bong tróc ra từng mảng. Tán cây rộng và rậm rạp, lá
xanh quanh năm (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
2.1.6.3 Lá
Lá thuộc loại lá kép lông chim, lá chét mọc đối xứng hay so le, đa số các giống
nhãn lá kép có 3 - 5 cặp lá chét. Lá nhãn hình mũi mác, mặt lá xanh đậm, lưng lá xanh
nhạt, cuống lá ngắn, gân chính và gân phụ nổi rõ, Lá non màu đỏ tím hay đỏ nâu tuỳ

6


giống và thay đổi theo thời gian, tuổi thọ lá từ 1 – 3 năm (Nguyễn Danh Vàn. 2008).
2.1.6.4 Hoa
Phác hoa là chùm tụ tán ở ngọn cành. Vì vậy hàng năm cần bấm đọt, sửa
cành. Cấu tạo hoa gồm có 5 – 6 tai (lá đài), 5 – 6 cánh hoa hẹp, 6 – 10 nhị đực, noãn
sào có 2 – 3 thuỳ (Nguyễn Văn Kế, 2000).
Có thể có vài trăm đến 2 – 3 ngàn hoa/ phát hoa, có 4 loại hoa : hoa đực, hoa
cái, hoa lưỡng tính và hoa dị hình nhưng chủ yếu là hoa đực, sau đó đến hoa cái còn
hoa lưỡng tính và hoa dị hình rất ít. Tỷ lệ hoa đực và hoa cái thay đổi tuỳ giống, tuổi
cây và vị trí trên cây. Hoa khi nở có màu trắng vàng, mùi thơm nhẹ, nhiều mật. Hoa
thụ phấn nhờ côn trùng, tỷ lệ thụ phấn tương đối cao (Nguyễn Danh Vàn, 2008).

2.1.6.5 Trái và hạt
Trái đơn, hình cầu, tròn dẹp cân đối hay hơi lệch, đỉnh trái tròn, cuống trái
hơi lõm, vỏ trái trơn nhẵn nhưng cũng có giống vỏ trái xù xì, khi chín có màu vàng
nâu (nhãn tiêu da bò), vàng nhạt (nhãn long). Cùi nhãn mềm, màu trắng trong hay
hơi vàng tuỳ giống, ngọt và nhiều nước (nhãn long) hoặc ít nước ăn giòn (nhãn tiêu
da bò, nhãn xuồng cơm vàng).
Hạt nhãn hình tròn, tròn dẹp, khi chín có màu đen hay nâu đen, bóng láng,
có đường nứt trắng (nhãn tiêu da bò). Lá mầm trong hạt màu trắng, có nhiều tinh
bột, phôi màu vàng. Độ lớn của hạt khác nhau tuỳ giống (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
2.1.6.6 Hiện tượng rụng trái non ở nhãn
Nhãn có tỷ lệ thụ phấn tương đối cao nhưng tỷ lệ trái non bị rụng sinh lý
cũng rất nhiều, ngoài ra còn có hiện tượng ra trái cách niên, năm thất mùa chỉ đạt 20
– 40 % sản lượng của năm được mùa.
* Nguyên nhân:
Nhãn rụng hoa và trái non nhiều có thể do hiện tượng ra trái cách niên hoặc
do điều kiện khí hậu tác động. Nhiều cây nhãn, đặc biệt là những cây già thường

7


kiệt sức sau một vụ mang trái nên vụ sau thường ra ít trái, rụng trái non nhiều hoặc
đậu trái ít. Thiếu nước và dinh dưỡng trong thời gian ra hoa và mang trái cũng làm
trái non rụng nhiều.
Ngoài ra, một số sâu bệnh như: bọ xít, bọ cánh cứng, rệp sáp, bệnh bồ hóng,
bệnh “chổi xể”... cũng thường gây nên hiện tượng rụng hoa, trái non ở nhãn.
Biện pháp khắc phục:
Cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ cho cây trong thời gian ra hoa và mang
trái, nên cần phun bổ sung các loại phân vi lượng để tăng khả năng đậu trái và
dưỡng trái. (nếu thừa nước trong thời gian này cũng làm tăng khả năng rụng hoa,
trái và làm ảnh hưởng đến sức sống của cây).

Khi thu hoạch trái nên cắt cả chùm trái, sau khi thu hoạch, cắt bớt 10 – 20
cm chiều dài của đầu những cành vừa thu trái, xén tỉa những cành bị sâu bệnh, cành
già, cành tăm, cành tược, cành chết khô dập gẫy và tuốt bỏ bớt những lá già tạo cho
vườn cây thông thoáng, đồng thời bón phân đầy đủ, nhất là phân đạm để giúp cây ra
đọt mới, phục hồi nhanh và tích luỹ đủ chất dinh dưỡng cho vụ sau. Có thể phun
thêm phân bón lá (có chứa các nguyên tố vi lượng) vào giai đoạn ra lá non để cây
phát triển tốt .
Khi xử lý ra hoa bằng biện pháp khoanh vỏ phải để lại vài cành không
khoanh để làm nhánh thở cho cây nuôi bộ rễ.
Hạn chế phun nhiều thuốc trừ sâu trong giai đoạn ra hoa để không ảnh hưởng
đến các côn trùng thụ phấn.
Xác định đúng đối tượng sâu bệnh và chọn đúng thuốc để phòng trừ.
Trong thời gian ra hoa và đậu trái, trái non thường dễ rụng, vì thế nên phun
các thuốc tăng đậu trái và làm trái to hơn như: HPC – B97, Thiên Nông, Progibb,
phun 2 lần. Lần đầu khi có phác hoa, lần sau khi đã đậu trái. Cần phun đúng liều
lượng trong khuyến cáo để tránh gây thiệt hại cho cây trồng.
Cần tỉa bớt phát hoa và trái, tỉa lúc phát hoa dài khoảng 40 cm và khi trái non
bằng hạt đậu (tức sau thụ từ 4 đến 6 tuần) (Nguyễn Văn Kế, 2000).
2.1.7 Tổng quan về phân bón cho nhãn

8


×