Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỌC CÁC DÒNG KHOAI LANG (Ipomoea batatas) CÓ ĐẶC TÍNH CỦA GIỐNG KHOAI LANG LỆ CẦN TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

******************

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỌC CÁC DÒNG KHOAI LANG
(Ipomoea batatas) CÓ ĐẶC TÍNH CỦA GIỐNG
KHOAI LANG LỆ CẦN TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9 – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

******************

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỌC CÁC DÒNG KHOAI LANG
(Ipomoea batatas) CÓ ĐẶC TÍNH CỦA GIỐNG
KHOAI LANG LỆ CẦN TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA
TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành



:

Trồng trọt

Mã số

:

60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học:
PGS.TS PHẠM VĂN HIỀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9 – 2010


ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỌC CÁC DÒNG KHOAI LANG CÓ ĐẶC TÍNH
CỦA GIỐNG KHOAI LANG LỆ CẦN TẠI
HUYỆN ĐĂK ĐOA – TỈNH GIA LAI
NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

2. Thư ký:


3. Phản biện 1:

4. Phản biện 2:

5. Ủy viên:

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Thị Thanh Bình, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1983 tại huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, con ông Nguyễn Đức Bổn và bà Nguyễn Thị Huệ.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học, hệ chính quy Trường Đại học Nông
Lâm Tp.Hồ Chí Minh - năm 2005.
Tháng 9/2006 theo học Cao học chuyên ngành Trồng trọt tại Trường Đại
học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chồng Vũ Hồng Quang, kết hôn năm 2009.
Địa chỉ liên lạc: Số nhà 5/3 Nguyễn Đình Chiểu, P.Tây Sơn, Tp.Pleiku, Tỉnh
Gia Lai.
Điện thoại: 0902927569
E mail:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


Nguyễn Thị Thanh Bình

iii


CẢM TẠ
Để thực hiện đề tài này. Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành nhất gửi đến
PGS.TS Phạm Văn Hiền, Phó Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh, người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Hoàng Kim người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo
Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học cùng các Thầy Cô của Trường Đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Khoa học Và Công nghệ tỉnh
Gia Lai, Trung Tâm Nghiên cứu giống cây trồng tỉnh Gia Lai đã cho tôi tham gia
thực hiện đề tài, cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của chủ nhiệm đề tài KS. Nguyễn
Văn Tiếp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ UBND xã Tân Bình, huyện Đăk
Đoa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian điều tra nông hộ, làm thí nghiệm
đồng ruộng và cung cấp nhiều số liệu liên quan đến đề tài.
Cuối cùng tôi cảm ơn bố mẹ, chồng và các bạn đồng nghiệp đã động viên tôi
trong suốt quá trình học và làm đề tài tốt nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010

Nguyễn Thị Thanh Bình

iv



TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá và chọn lọc các dòng khoai lang (Ipomoea batatas) có đặc
tính của giống khoai lang Lệ Cần tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai” đã thực hiện từ
tháng 1/2008-11/2009. Điều tra đặc điểm hình thái và đặc tính nông học của giống
khoai lang Lệ Cần tại xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa bằng phiếu phỏng vấn. Thí
nghiệm theo dõi đặc điểm hình thái và năng suất của 45 dòng, với diện tích
80m2/dòng. Thí nghiệm chọn lọc đánh giá 17 dòng, được bố trí theo khối đầy đủ
ngẫu nhiên (RCBD) với diện tích 100m2/ô cơ sở, 3 lần lặp lại.
Kết quả điều tra:
Giống khoai lang Lệ Cần có đặc điểm hình thái là: dạng thân bán đứng, thân
có màu tím xanh; lá ngọn màu xanh tím, lá non màu xanh nhạt viền màu tím đậm, lá
thứ 5 màu xanh đậm viền tím nhạt, dạng lá chia thùy sâu, lá có 5 thùy, gân mặt trên
lá có màu xanh nhạt, gân mặt dưới lá có màu tím; củ dài, vỏ củ màu đỏ nhạt, thịt củ
có màu vàng nhạt, phẩm chất củ thơm, bở.
Đặc tính nông học: số ngày từ trồng đến bén rễ hồi xanh: 9,3 ngày, số ngày
từ trồng đến hình thành củ: 33,2 ngày, số ngày từ trồng đến dây phủ kín luống: 53,9
ngày và số ngày từ trồng đến thu hoạch: 107,6 ngày.
Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái, năng suất và phẩm chất của 45 dòng: Có
17 dòng mang đặc điểm hình thái của giống khoai lang Lệ Cần như kết quả điều tra
bên trên là các dòng J1, J7, J8, J12, J16, J19, J20, J22, J26, J29, J30, J33, J35, J38,
J39, J40 và J41.
Kết quả thí nghiệm 17 dòng khoai lang
Có 03 dòng có năng suất củ cao nhất là dòng J10 có năng suất: 119,8
kg/100m2, J8 có năng suất: 117 kg/100m2 và dòng J2 có năng suất là 115 kg/100m2.
Đánh giá chất lượng cảm quan: dòng J9 và J10 có số người chấp nhận cao
nhất là 20/20, dòng J8 với 18/20, tiếp theo là dòng J2 với số người chấp nhận là
14/20.


v


SUMMARY
Thesis “Evaluating and selecting the clones of Sweet Potatoes (Ipomoea
Batatas) which have the same particularities as the Le Can sweet potatoes variety in
Dak Doa district of Gialai province” were carried out from January 2008 to
November 2009. Surveyed the agronomy and morphology of the Le Can sweet
potatoes variety at Tan Binh commune, Dak Doa district by the interview
questionnaire. The experiment observed the morphology, the productivity and
quality of 45 clones on the area of 80m2/plot size. The experiment selected and
evaluated 17 clones, which were laid out in a randomized complete block design
(RCBD) with three replicates on the area of 100m2/plot size.
The results of the survey:
The morphology of the Le Can sweet potatoes variety was: the type of
growth semi-erect, bright violet the term and top of sterm,bright green the immature
leaves color , dark green the fifth leaves color, deeply lobed the shape of the leave
with five lobes, bright green abaxial above leaves color and purple abaxial below
leaves color; long the storage roots was with light red the skin color, the color inside
the storage roots was light yellow and the qualitative of storage roots is fragrant and
friable.
The agronomy particularities of the Le Can sweet potatoes:
The number of days from growing to taking roots were 9,3 days, to forming
storage roots were 33,2 days, growing to the stems covering full furrows were 53,9
days, and the number of days from growing to harvesting were 107,6 days
The results of observing the morphology, the productivity and quality of 45
clones: the results showed: 17 clones with the same morphology of Le Can sweet
potatoes as survey result, including the clones of J1, J7, J8, J12, J16, J19, J20, J22,
J26, J29, J30, J33, J35, J38, J39, J40 and J41.
The result of the experiments from 17 clones: There are 03 clones with the

highest productivity of the tubers: the clone of J10 with the capacity of 119,8 kg/100m2,

vi


J8 with 117 kg/100m2 and J2 with 115 kg/100m2.
The clones of J9 and J10 with the highest acceptance of the participants in
the interviews are 20/20, the J8 with 18/20, in contrast the J2 with 14/20.

vii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii


Cảm tạ

iv

Tóm tắt tiếng Việt

v

Tóm tắt tiếng Anh

vi

Mục lục

viii

Danh sách các chữ viết tắt

xii

Danh sách các hình

xiii

Danh sách các bảng

xiv

1.


GIỚI THIỆU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích và yêu cầu

2

1.2.1

Mục đích

2

1.2.2

Yêu cầu

2

1.3


Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.3

Thời gian thực hiện thí nghiệm

3

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1


Giới thiệu về cây khoai lang

4

2.1.1

Phân loại, nguồn gốc và phân bố của cây khoai lang

4

2.1.2

Nguồn gốc và phân bố

4

2.2

Sản xuất, tiêu thụ khoai lang trên Thế giới và Việt Nam

5

viii


2.2.1

Sản xuất, tiêu thụ khoai lang trên Thế giới

5


2.2.2

Sản xuất, tiêu thụ khoai lang tại Việt Nam

7

2.2.2.1

Vùng khoai lang Đông Nam Bộ

9

2.2.2.2

Vùng khoai lang Tây Nguyên

10

2.3

Thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây khoai lang

11

2.3.1

Thành phần dinh dưỡng của cây khoai lang

11


2.3.2

Giá trị kinh tế của cây khoai lang

16

2.3.2.1

Làm lương thực và thực phẩm

16

2.3.2.2

Làm thức ăn gia súc

17

2.3.2.3

Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

17

2.3.2.4

Khoai lang làm rau

17


2.3.2.5

Khoai lang là nguyên liệu của ngành công nghiệp

18

2.4

Đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của cây khoai

19

lang
2.4.1

Đặc điểm hình thái của cây khoai lang

19

2.4.1.1

Rễ

19

2.4.1.2

Thân


20

2.4.1.3



21

2.4.1.4

Hoa

22

2.4.1.5

Quả và hạt

22

2.4.2

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang

22

2.4.3

Một số đặc điểm sinh lý của cây khoai lang


27

2.5

Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai lang

27

2.5.1

Nhiệt độ

27

2.5.2

Ánh sáng

29

2.5.3

Nước

29

2.5.4

Đất trồng


31

2.5.5

Đặc điểm dinh dưỡng khoáng của khoai lang

31

2.6

Đặc điểm di truyền và phương pháp chọn tạo giống khoai lang

32

ix


2.6.1

Đặc điểm di truyền của cây khoai lang

32

2.6.1.1

Nghiên cứu về di truyền và hệ số tương quan của các tình trạng ở

33

khoai lang

2.6.2

Phương pháp chọn tạo giống khoai lang

34

2.6.2.1

Phương pháp chọn giống để cải tiến khoai lang

34

2.7

Nguồn gen giống khoai lang trên Thế giới và Việt Nam

35

2.8

Chọn tạo giống khoai lang trên Thế giới và Việt Nam

37

2.8.1

Chọn tạo giống khoai lang trên Thế giới

37


2.8.2

Chọn tạo giống khoai lang ở Việt Nam

38

2.8.3

Một số giống khoai lang phổ biến

40

3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

44

3.1

Nội dung nghiên cứu

44

3.2

Phương pháp nghiên cứu

44


3.2.1

Phương pháp điều tra và sưu tập mẫu

44

3.2.1.1

Phương pháp điều tra

44

3.2.1.2

Phương pháp sưu tập mẫu

44

3.2.2

Phương pháp chọn lọc dòng thuần và so sánh tập đoàn

45

3.2.2.1

Vật liệu thí nghiệm

45


3.2.2.2

Điều kiện thí nghiệm

46

3.2.2.3

Phương pháp bố trí thí nghiệm

46

3.2.3

Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thống kê

49

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

50

4.1

Điều tra cơ bản về giống khoai lang Lệ Cần

50


4.1.1

Điều kiện tự nhiên – kinh tế và xã hội của xã Tân Bình huyện

50

Đăk Đoa
4.1.1.1

Điều kiện thời tiết khí hậu

50

4.1.1.2

Đặc điểm đất đai

52

4.1.1.3

Cơ cấu cây trồng của xã Tân Bình

53

4.1.2

Kết quả điều tra các đặc tính hình thái, nông học của giống khoai

54


x


lang Lệ Cần
4.1.2.1

Đặc điểm hình thái của giống khoai lang Lệ Cần

54

4.1.2.2

Đặc tính nông học của giống khoai lang Lệ Cần

59

4.2

Kết quả khảo sát 45 dòng khoai lang

62

4.2.1

Kết quả về đặc điểm hình thái của 45 dòng khoai lang

62

4.2.2


Kết quả năng suất của 45 dòng khoai lang

64

4.3

Kết quả khảo sát 17 dòng khoai lang

66

4.3.1

Dạng cây

66

4.3.2

Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính

69

4.3.3

Các thời kỳ sinh trưởng của khoai lang

71

4.3.4


Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

73

4.3.5

Tình hình sâu bệnh hại

76

4.3.6

Hàm lượng chất khô, tinh bột và đường của các dòng khoai

78

lang
4.3.7

Đánh giá chất lượng cảm quan và tính chấp nhận của dòng

80

4.3.8

Mối quan hệ giữa một số tính trạng số lượng

83


5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

85

5.1

Kết luận

85

5.2

Đề nghị

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

PHỤ LỤC

91

Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra

91


Phụ lục 2: Hình khoai lang

93

Phụ lục 3: Quy trình thâm canh cây khoai lang

98

Phụ lục 4: Xử lý số liệu thống kê cây khoai lang

104

xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIP

International Potato Center
Trung tâm Khoai tây Quốc tế

ĐATĐĐR

Độ ẩm tối đa đồng ruộng

FAO

Food and Agriculture Organization
Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc


FCRI

Viện Cây lương thực Cây thực phẩm – Food Crop Research
Institute

FDI

Vốn đầu tư nước ngoài

HSQH

Hiệu suất quang hợp

IDRC

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế - International
Development Research Center

IITA

Viện Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế - International Plant Genetic
Research Institute

IPGRI

Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế

NST

Ngày sau trồng


VASI

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam

VLKĐ

Khảo sát quỹ gen

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Vùng phân bố và vị trí kinh tế của cây khoai lang

6

Hình 2.2 Đồ thị đường biểu diễn T/R

24

Hình 4.1 Nhiệt độ và số giờ nắng trong năm

51

Hình 4.2 Lượng mưa trung bình trong năm

51

Hình 4.3 Độ ẩm trung bình trong năm


52

Hình 4.4 Cơ cấu cây trồng của xã Tân Bình

53

Hình 1.

Khu đất thí nghiệm.

93

Hình 2.

Dạng sinh trưởng thân

93

Hình 3.

Màu sắc lá ngọn

94

Hình 4.

Lá khoai lang bị miễn kiến cắn phá

94


Hình 5.

Hình dạng củ khoai lang Lệ Cần

95

Hình 6.

Các dòng có hình dạng và màu sắc vỏ củ giống khoai lang Lệ Cần

95

Hình 7.

Màu sắc vỏ củ của giống khoai lang Lệ Cần

96

Hình 8.

Màu sắc vỏ củ của giống khoai lang Lệ Cần

97

Hình 9.

Màu sắc thịt củ

97


xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

2.1

Năm nước có sản lượng khoai lang hàng đầu thế giới năm 2007

5

2.2

Tình hình sản xuất khoai lang ở một số nước châu Á năm 2000

6

2.3

Diện tích, năng suất, sản lượng bốn cây lương thực chính của

7

Việt Nam
2.4


Tình hình sản xuất khoai lang ở một số nước châu Á năm 2009

8

2.5

Tình hình sản xuất khoai lang của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2006

9

– 2007
2.6

Tình hình sản xuất khoai lang ở khu vực Tây Nguyên

10

2.7

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang (trên 100g phần ăn

12

được)
2.8

Một số chất dinh dưỡng ở 1kg thân lá khoai lang (g)

12


2.9

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây khoai lang so

15

với sắn củ tươi (phần ăn được), khoai tây và khoai môn.
2.10

Mức độ hóa gỗ của tế bào

26

2.11

Hiện trạng nguồn gen khoai lang tại Việt Nam năm 2009

36

3.1

Kết quả phân tích đất tại khu vực thí nghiệm

46

4.1

Kết quả điều tra về hình dạng thân của cây khoai lang Lệ Cần

55


4.2

Kết quả điều tra hình thái màu sắc ngọn và màu sắc thân của

55

giống khoai lang Lệ Cần
4. 3

Kết quả điều tra về hình dạng lá của giống khoai lang Lệ Cần

56

4.4

Kết quả điều tra về dạng phân thùy và số thùy trên lá của khoai

56

lang Lệ Cần
4.5

Kết quả điều tra về màu sắc lá ngọn của giống khoai lang Lệ

56

Cần

xiv



4.6

Kết quả điều tra về màu sắc lá non, lá thứ năm của giống khoai

57

lang Lệ Cần
4.7

Kết quả điều tra đặc điểm gân lá của giống khoai lang Lệ Cần

57

4.8

Kết quả điều tra về hình dạng củ của khoai lang Lệ Cần

58

4.9

Kết quả điều tra màu sắc vỏ củ của giống khoai Lệ Cần

58

4.10

Kết quả điều tra về màu sắc thịt củ của khoai lang Lệ Cần


59

4.11

Kết quả điều tra về phẩm chất củ của giống khoai lang Lệ Cần

59

4.12

Kết quả điều tra 120 hộ về thời gian sinh trưởng của cây khoai

59

lang
4.13

Sự sinh trưởng của thân lá, củ ở giai đoạn phân cành cấp 1, phủ

60

kín luống và trước thu hoạch của giống khoai lang Lệ Cần
4.14

Kết quả điều tra 120 hộ về tình hình sâu bệnh hại trên khoai

60

lang

4.15

Đặc điểm hình thái, đặc tính nông học của giống khoai lang Lệ

61

Cần
4.16

Kết quả đặc điểm hình thái thân của 45 dòng khoai lang

62

4.17

Kết quả năng suất của 45 dòng khoai lang

64

4.18

dài thân chính và số cành cấp 1 của các dòng tại thời điểm 60 ngày sau

68

trồng
4.19

Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính của 17 dòng khoai lang


70

4.20

Số ngày từ trồng đến bén rễ hồi xanh và hình thành củ

72

4.21

Năng suất củ, năng suất thân lá của các dòng khoai lang

74

4.22

Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng khoai lang

75

4.23

Tình hình sâu bệnh hại trên khoai lang

78

4.24

Kết quả phân tích hàm lượng đường, chất khô, tinh bột của các


79

dòng khoai lang
4.25

Thang chỉ tiêu đánh giá chất lượng của các dòng khoai lang

80

4.26

Đánh giá chất lượng cảm quan và tính chấp nhận các dòng

81

khoai lang của Hội đồng Khoa học tỉnh Gia Lai

xv


4.27

Hệ số tương quan của một số tính trạng

83

xvi


Chương 1


GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khoai lang (Ipomoea batatas) là cây lương thực quan trọng trên thế giới
đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch và sắn. Tại Việt
Nam khoai lang đứng hàng thứ tư về sản lượng trồng sau lúa, ngô và sắn
(FAOSTAT, 2010). Khoai lang có sản phẩm thu hoạch chính là củ, chủ yếu dùng
làm lương thực cho người, thức ăn chăn nuôi và dùng để chế biến tinh bột, rượu,
cồn, xi rô, nước giải khát giàu dinh dưỡng, bánh kẹo, mì, miến, phụ gia dược phẩm,
màng phủ sinh học.
Việc nhập nội và sử dụng các nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam đã
được tiến hành và thành công bước đầu ở một số cơ quan nghiên cứu và các trường
đại học. Ở miền Bắc, Viện Cây lương thực Cây thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) trong 30 năm (1981-2010) đã tuyển
chọn và giới thiệu 15 giống khoai lang tốt gồm: K2, K4, KL143, KL1, K1, K3, K7,
VX37-1, cực nhanh (nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn
ngày, thích hợp vụ đông); KL5, K51 (nhóm giống khoai lang năng suất củ cao,
nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi); Hoàng Long, Chiêm Dâu (1986), Tự Nhiên
(1999), KB1 (2004) (nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon). Ở
miền Nam, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã tuyển chọn và giới thiệu 7
giống khoai lang có năng suất củ cao, thích hợp tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc
gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518
(1997). Tuy vậy việc tìm kiếm các giống khoai lang tốt có năng suất cao, phẩm chất
tốt thích hợp với điều kiện sản xuất đặc thù của từng địa phương vẫn là nhu cầu cấp
thiết và thường xuyên của sản xuất (Hoàng Kim, 2010).
Khoai lang Lệ Cần vốn là đặc sản của vùng Lệ Cần, xã Tân Bình, huyện Đăk
Đoa, tỉnh Gia Lai, vùng Tây Nguyên. Giống khoai này thịt củ bở, màu vàng nhạt, bùi,

1



ngọt và có mùi thơm đặc trưng, hiện đã được trồng nhiều nơi và là nguồn thu nhập
quan trọng của các hộ nông dân nghèo do khoai lang dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu
tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Song những năm gần đây chất
lượng của khoai lang Lệ Cần có sự thoái hóa, khi luộc củ ít bở, ruột màu vàng nhạt
hơn và giảm sút mùi thơm, tuy gọi là giống khoai lang Lệ Cần, nhưng phẩm chất củ
đã giảm rõ rệt. Để chọn lọc lại đúng giống khoai lang Lệ Cần, bảo tồn và nâng cao
giá trị sử dụng của giống khoai lang này, đề tài “Đánh giá và chọn lọc một số dòng
có những đặc tính của giống khoai lang Lệ Cần” được thực hiện.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Xác định được 2- 4 dòng khoai lang có phẩm chất tốt, thịt củ bở, màu vàng
nhạt, củ luộc có mùi thơm đặc trưng của giống khoai lang Lệ Cần, đạt năng suất cao, ít
sâu bệnh để tiếp tục khảo nghiệm, phục tráng và xây dựng thương hiệu cho giống.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra, mô tả đặc tính hình thái, nông học và thu thập mẫu giống khoai
lang Lệ Cần tại xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất các dòng
có những đặc tính của giống khoai lang Lệ Cần.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đặc tính hình thái và nông học của các dòng khoai lang thu thập sau khi được Hội
đồng khoa học tỉnh Gia Lai đánh giá có những đặc tính của giống khoai lang Lệ Cần.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát 17 dòng khoai lang mang đặc tính của khoai lang Lệ Cần.
Thực hiện tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Gia Lai tại thôn 3, phường An Phú, TP.
Pleiku, tỉnh Gia Lai và xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
1.3.3 Thời gian thực hiện thí nghiệm
- Tháng 01/2008 – 4/2008: điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện xã

hội khu vực xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa

2


- Tháng 4/2008 – 5/2008: thu thập các giống đem ươm và phân loại sơ bộ.
- Tháng 6/2008 – 10/2008: trồng 45 dòng được Hội đồng Khoa học tỉnh Gia Lai
đánh giá xác định có những đặc điểm của giống khoai lang Lệ Cần như đã điều tra.
- Tháng 11/2008 – 12/ 2008: ươm 18 dòng đã được Hội đồng Khoa học tỉnh
Gia Lai đánh giá xét tuyển.
- Tháng 2/2009 – 6/2009: trồng 17 dòng được Hội đồng Khoa học tỉnh Gia
Lai đánh giá xét tuyển.

3


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 PHÂN LOẠI, NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY KHOAI LANG
2.1.1 Phân loại
Khoai lang (Ipomoea batatas) là cây hai lá mầm thuộc họ bìm bìm
Convolvulaceae, chi Ipomoea (Pureglove, 1974; Võ Văn Chi và cộng sự, 1969).
Trong số hơn 50 tộc và hơn 1000 loài thuộc họ này thì chỉ I.batatas là loài có ý
nghĩa quan trọng và được sử dụng làm lương thực và thực phẩm.
Khoai lang là loại cây thân thảo, sống hàng năm, thân bò hoặc bò leo, hoa
lưỡng tính, quả sóc, lá đơn mọc cách, lá đều đặn và chia thùy, có số nhiễm sắc thể
15, là dạng lục bội thể (6x) tự nhiên quen thuộc nhất trong chi Batatas. Nó là loại
lục bội duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh (2008) đã
trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr (1953) nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở

các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác
nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xảy ra
quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama (1982) và Shiotani
(1988) thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội
hoá của loài lưỡng bội.
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Khoai lang có nguồn gốc từ Nam Mỹ: được tìm thấy sau khi Christopho
Columb khám phá ra Mỹ Châu (1492). Giả thuyết này được nhiều nhà nghiên cứu
công nhận hơn. Và từ sau thời Christophe Colomb khoai lang được du nhập vào
Tây Ban Nha (ở Châu Âu) và sau đó được trồng sang các xứ khác từ thế kỷ thứ 16.
Lịch sử phát triển: khoai lang được mở rộng theo hai con đường: con đường
từ Tây Ban Nha giới thiệu vào châu Âu sau đó truyền tới châu Phi, vào Ấn Độ và

4


Tây Ấn. Con đường khác do người Tây Ban Nha mang khoai lang từ vùng Trung
Mỹ tới Philippines (Yen, 1982) vào khoảng năm 1521 (Obrien, 1972), sau đó tiếp
tục đưa đến châu Phi (Cinklin,1963). Khoai lang được đưa về Trung Quốc từ
Philippin và xuất hiện ở Phúc Kiến (Fukien) năm 1594. Con đường khác vào Trung
Quốc là do người Tây Ban Nha, đưa vào vùng Combatfami năm 1674. Một người
Anh đưa vào Nhật năm 1615. Khoai lang được tiếp tục đưa vào Malaysia và các
nước Nam Á, Đông Nam Á.
Tuy có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới nhưng khoai lang được phân bố rộng
rãi ở các vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới và vùng ôn đới ẩm. Cây khoai lang được trồng
rộng rãi ở châu Á, châu phi, châu Mỹ La tinh…trong phạm vi rộng lớn giữa vĩ tuyến
40ºB - 40 ºN và lên tới độ cao hơn 3000m so với mặt nước biển (Woolfe, 1992).
2.2 SẢN XUẤT, TIÊU THỤ KHOAI LANG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1 Sản xuất, tiêu thụ khoai lang trên Thế giới
Trên thế giới, khoai lang là cây lương thực đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa

nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, sắn. Năm 2007, toàn thế giới có 111 nước trồng
khoai lang trên diện tích 8,81 triệu ha, trong đó 95% tại các nước đang phát triển,
năng suất bình quân 14,00 tấn/ha, sản lượng 122,03 triệu tấn (FAOSTAT 2009).
Việt Nam có sản lượng khoai lang 1,55 triệu tấn, đứng thứ năm của toàn thế giới
(Bảng 2.1. Hình 2.1) sau Trung Quốc (100,18 triệu tấn), Uganda (3,21 triệu tấn),
Nigeria (2,48 triệu tấn) và Indonesia (1,84 triệu tấn).
Bảng 2.1 Năm nước có sản lượng khoai lang hàng đầu thế giới năm 2007.
Vùng trồng

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ ha) Sản lượng (triệu tấn)

Toàn thế giới

8,81

14,00

122,03

Trung Quốc

4,63

21,64

100,18

Uganda


0,99

3,24

3,21

Nigeria

0,59

4,20

2,48

Indonesia

0,18

10,41

1,84

Việt Nam

0,20

7,56

1,55


(Nguồn: Fao, 2009)

5


(Nguồn: FAOSTAT, 2007)
Hình 2.1 Vùng phân bố và vị trí kinh tế của cây khoai lang
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất khoai lang ở một số nước châu Á năm 2000
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Việt Nam

257,9

6,43

1,61

Indonesia


177

9,19

1,62

Ấn Độ

145

8,62

1,25

Philippin

128,1

4,32

0,55

New Guinea

102

4,71

0,48


Nhật

43,4

24,73

1,07

Bangladesh

41,2

9,28

0,38

Thái Lan

8,2

17,82

0,14

Thế giới

9497

14,84


140,9

Quốc gia

(Nguồn: Fao, 2001)
Việt Nam là nước có diện tích trồng khoai lang lớn nhưng năng suất khoai
lang của Việt Nam thấp do nhiều lý do: đất nghèo dinh dưỡng, ít được đầu tư thâm

6


canh; giống bị thoái hóa, lẫn tạp; chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; canh
tác chưa thực hiện đúng quy trình nên sâu bệnh hại nhiều.
Qua bảng cho thấy so với các nước trong khu vực châu Á thì Việt Nam có
diện tích trồng khoai lớn nhất với 257,9 nghìn ha nhưng năng suất khoai lang của
Việt Nam thấp chỉ đạt 6,43 tấn/ha; Nhật Bản là nước có năng suất khoai lang đạt
cao nhất 24,73 tấn/ha, tiếp theo là Thái Lan với năng suất 17,82 tấn/ha.
2.2.2 Sản xuất, tiêu thụ khoai lang tại Việt Nam
Tại Việt Nam, lúa, ngô, sắn và khoai lang là bốn cây lương thực chính (Bảng
2.3). Khoai lang là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ nông dân nghèo do
khoai lang dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế
nông hộ. Những cây lương thực, thực phẩm lấy củ và lấy hạt khác như khoai tây,
khoai môn, khoai mỡ, dong riềng, hoàng tinh, cao lương, lúa mì, lúa miến, lúa mạch
chiếm tỷ trọng không nhiều.
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng bốn cây lương thực chính của Việt Nam
Cây trồng
Lúa

Ngô


Sắn

Khoai

1990

1995

2000

2005

2006

2007

Diện tích (1000 ha)

6.042

6.766

7.666

7.326

7.324

7.305


Năng suất (tấn/ha)

3,18

3,68

4,24

4,88

4,89

4,86

Sản lượng (triệu tấn)

19,22

24,96

32,52

35,79

35,82

35,56

Diện tích (1000 ha)


431

556

730

995

1.031

1.150

Năng suất (tấn/ha)

1,55

2,11

2,74

3,51

3,70

3,75

Sản lượng (triệu tấn)

0,67


1,17

2,00

3,50

3,82

4,31

Diện tích (1000 ha)

256

277

237

432

475

560

Năng suất (tấn/ha)

8,86

7,97


8,35

15,35

16,24

15,89

Sản lượng (triệu tấn)

2,27

2,21

1,98

6,64

7,71

8,90

Diện tích (1000 ha)

321

304

254


205

181

180

Năng suất (tấn/ha)

6,00

5,53

6,33

7,56

8,00

8,05

Sản lượng (triệu tấn)

1,93

1,68

1,61

1,55


1,45

1,45

(Nguồn: Hoang Kim, Nguyen Van Bo, Reinhardt Howeler, Hernan Ceballos. 2008
trích dẫn từ FAOSTAT, 2008)

7


×