Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC MÍA, SẮN VÀ KHẢO SÁT SÁU GIỐNG MÍA, SÁU GIỐNG SẮN TẠI HUYỆN MIỀN NÚI NINH SƠN TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM PHÚ QUỐC

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC MÍA, SẮN VÀ KHẢO SÁT
SÁU GIỐNG MÍA, SÁU GIỐNG SẮN TẠI HUYỆN MIỀN NÚI
NINH SƠN TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/ 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM PHÚ QUỐC

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC MÍA, SẮN VÀ KHẢO SÁT
SÁU GIỐNG MÍA, SÁU GIỐNG SẮN TẠI HUYỆN MIỀN NÚI
NINH SƠN TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số

: 60.62.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS PHẠM VĂN HIỀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/ 2011

i


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC MÍA, SẮN VÀ KHẢO SÁT
SÁU GIỐNG MÍA, SÁU GIỐNG SẮN TẠI HUYỆN MIỀN NÚI
NINH SƠN TỈNH NINH THUẬN.

PHẠM PHÚ QUỐC

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS. TS. TRẦN VĂN MINH
Viện Sinh học Nhiệt đới

2. Thư ký:

TS. VÕ THÁI DÂN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:


PGS. TS. LÊ QUANG HƯNG
Đại học Nông Lâm TP. HCM

4. Phản biện 2:

TS. ĐỖ NGỌC DIỆP
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa

5. Uỷ viên:

PGS. TS. PHẠM VĂN HIỀN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Phạm Phú Quốc sinh ngày 17 tháng 03 năm 1985 tại xã Phổ An,
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, con ông Phạm Phú Lâm và bà Đinh Thị Huê.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Đức Phổ I, tỉnh Quảng
Ngãi năm 2003.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại Trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2007.
Sau đó, tháng 09 năm 2008 theo học Cao học ngành Trồng trọt tại Đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: độc thân.
Địa chỉ liên lạc: 78G12, Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, thành phố

Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0989 019961
Email:

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Phạm Phú Quốc

iv


CẢM TẠ
Con xin thành kính ghi ơn công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ để con
có được ngày hôm nay.
Để thực hiện đề tài này, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành nhất gởi đến
PGS.TS Phạm Văn Hiền, Phó Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh, người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
 Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông
học Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh cùng các quý Thầy Cô đã
tận tình giảng dạy tôi trong suốt khóa học.
 TS. Hoàng Kim, Bộ môn Cây Lương thực, trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ
Chí Minh đã hỗ trợ, giúp đỡ và đóng góp cho tôi nhiều ý kiến trong quá trình

thực hiện luận văn.
 Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã
tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ cho tôi về trang thiết bị.
 Tập thể cán bộ khuyến nông, Trạm Khuyến Nông huyện Ninh Sơn; Phòng
Thống kê huyện Ninh Sơn và Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong thời gian điều tra nông hộ, thực hiện thí nghiệm đồng
ruộng và cung cấp nhiều số liệu liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn, các anh chị trong và ngoài lớp đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2011.

Phạm Phú Quốc

v


TÓM TẮT
Đề tài “ Điều tra tình hình canh tác mía, sắn và khảo sát sáu giống mía, sáu
giống sắn tại huyện miền núi Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận” được tiến hành tại huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh thuận, thời gian từ 05/2009 đến 05/2010. Nội dung điều tra
tình hình canh tác mía, sắn được thực hiện theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên
100 nông hộ trồng mía và trồng sắn với phiếu câu hỏi chuẩn bị sẵn. Thí nghiệm
khảo sát sáu giống mía, sáu giống sắn được bố trí theo kiểu khối đầy đủ, ngẫu nhiên
đơn yếu tố với ba lần lặp lại. Giống đối chứng là giống đang trồng phổ biến tại địa
phương.
Các kết quả thu được như sau:
Kết quả điều tra cho thấy: Điều kiện đất đai, khí hậu của huyện Ninh Sơn
phù hợp để phát triển cây mía và cây sắn; Cây mía và cây sắn là hai loại cây trồng
chính mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân tại huyện Ninh Sơn. Tuy nhiên, việc

phát triển sản xuất mía và sắn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do thiếu giống mới;
thiếu vốn đầu tư; thiếu kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là kỹ thuật bón phân còn mất cân
đối; sản xuất quy mô nhỏ và không có sự liên kết.
Kết quả khảo sát 6 giống mía đã xác định được giống mía KK2 có thể bổ
sung tốt và thay dần giống My55-14 đang trồng phổ biến tại Ninh Sơn. Giống KK2
là giống chín sớm, có năng suất mía cây (73,65 tấn/ha) cao hơn 11,62% và năng
suất đường (10,12 tấn/ha) cao hơn 38,44% so với giống đối chứng My55-14.
Kết quả khảo sát 6 giống sắn đã xác định được giống KM140 và giống
KM228 cho năng suất củ tươi vượt hơn giống đối chứng KM94 (34,90 tấn/ha) từ
17,62% – 43,24%. Giống có năng suất tinh bột cao nhất là giống KM228 (12,94
tấn/ha) vượt hơn đối chứng 18,72%. Giống đối chứng KM94 là giống có hàm lượng
tinh bột trung bình đạt cao nhất (31,30%).

vi


SUMMARY
The study “Investigating cultivating situation of sugarcane and cassava, and
testing six varieties of sugarcane and six varieties of cassava in Ninh Son district,
Ninh Thuan province” was carried out in Ninh Son district, Ninh Thuan province,
from May 2009 to May 2010. The contents of investigating cultivating situation of
sugarcane and cassava have been conducted by using questionnaires to survey
randomly 100 farmers cultivating sugarcane and cassava. The experiment testing six
varieties of sugarcane and six varieties of cassava has been conducted with
Randomized Complete Block Design (RCBD) with three replications. The control
variety was the one widely cultivated in the local.
Here are the results:
The survey showed that: The soil condition and weather here are also
appropriate to develop sugarcane and cassava; Sugarcane and cassava are two main
crops cultivated in Ninh Son and still give profits to famers. However, the

development of sugarcane and cassava productions currently faces with lack of new
varieties, investment, cultivating techniques and imbalance in fertilizing, small
production, and no connection between farmers and other involved people.
The result of experiment testing six varieties of sugarcane had found the
sugarcane variety KK2 can be concurrently used with My55-14 popularly cultivated
in Ninh Son district. The KK2 is a new ripening variety with the material yield
(73.65 tons per ha) 11.62% higher than the control My55-14, and the sugar yield
(10.12 tons per ha) 38.44% higher than the control.
The cassava varieties KM140 and KM228 gave 17.62% to 43.24% higher
fresh tuber yield than the control KM94 (34.90 tons per ha). The highest starch
yield variety was KM228 (12.94 tons per ha), 18.72% higher than the control. The
control KM 94 was the highest mean of starch content (31.30%)

vii


MỤC LỤC
Chương

Trang

Trang tựa........................................................................................................................ i
Lý lịch cá nhân ............................................................................................................ ii
Lời cam đoan.............................................................................................................. iv
Cảm tạ.......................................................................................................................... v
Tóm tắt........................................................................................................................ vi
Summary ................................................................................................................... vii
Mục lục ..................................................................................................................... viii
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... xiii
Danh sách các bảng ................................................................................................. xiv

Danh sách các hình .................................................................................................. xvi
Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 3
Chương 2: TỔNG QUAN ................................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ninh Sơn .................... 4
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................... 4
2.1.2. Địa hình ........................................................................................................................ 4
2.1.3. Khí tượng – Thủy văn ................................................................................................. 6
2.1.4. Tài nguyên đất ............................................................................................................. 6
2.1.5. Dân số, lao động và văn hóa ....................................................................................... 7
2.1.6. Cơ cấu kinh tế .............................................................................................................. 8

viii


2.2. Tổng quan về cây mía ................................................................................................... 8
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây mía ............................................................ 8
2.2.2. Phân loại thực vật ....................................................................................................... 9
2.2.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ mía đường trên thế giới và Việt Nam ........................ 11
2.2.3.1. Sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới ....................................................... 11
2.2.3.2. Sản xuất và tiêu thụ mía đường ở Việt Nam ....................................................... 13
2.2.3.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ mía đường tại Ninh Thuận ...................................... 15
2.2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu và phổ biến giống mía vào sản xuất ................. 16

2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu và phổ biến giống mía vào sản xuất trên thế giới ........... 16
2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu và phổ biến giống mía vào sản xuất ở Việt Nam ........... 19
2.3. Tổng quan về cây sắn ................................................................................................... 21
2.3.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây sắn............................................................ 21
2.3.2. Phân loại thực vật ...................................................................................................... 22
2.3.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam ................................... 22
2.3.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới ....................................................... 22
2.3.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn ở Việt Nam ....................................................... 27
2.3.3.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn tại Ninh Thuận.................................................. 28
2.3.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu, tuyển chọn các giống sắn ................................. 30
2.3.4.1. Tình hình nghiên cứu, tuyển chọn giống sắn trên thế giới .................................. 30
2.3.4.2. Tình hình nghiên cứu, tuyển chọn giống sắn ở Việt Nam .................................. 31
2.4. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................... 33
2.4.1. Một số kết quả nghiên cứu tuyển chọn về giống mía ............................................. 33
2.4.2. Một số kết quả nghiên cứu tuyển chọn về giống sắn ............................................. 34
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 36
Nội dung 1: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC MÍA, SẮN .................................... 36
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 36
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 36
3.3. Xử lý số liệu ................................................................................................................. 36

ix


Nội dung 2: THÍ NGHIỆM SO SÁNH 6 GIỐNG MÍA VÀ 6 GIỐNG SẮN ............... 37
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................... 37
3.2. Điều kiện đất đai, khí hậu khu thí nghiệm ................................................................. 37
3.3. Khảo sát 6 giống mía.................................................................................................... 38
3.3.1. Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................... 38
3.3.2. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................................... 39

3.3.3. Quy trình canh tác .................................................................................................... 40
3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp khảo sát ...................................................... 40
3.3.4.1. Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển ............................................................................. 40
3.3.4.2. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu .......................................................................... 41
3.3.4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ...................................................... 42
3.3.4.4. Các chỉ tiêu công nghệ .......................................................................................... 42
3.4. Thí nghiệm so sánh 6 giống sắn ................................................................................. 43
3.4.1. Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 43
3.4.2. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................... 44
3.4.3. Quy trình canh tác .................................................................................................... 45
3.4.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp khảo sát............................................................ 45
3.3. Xử lý số liệu ................................................................................................................ 47
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 48
Nội dung 1: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA, SẮN .................................... 48
4.1. Tổng quan tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Ninh Sơn.............................. 48
4.1.1. Đất nông nghiệp và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ....................................... 48
4.1.2. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Ninh Sơn ...................................... 49
4.1.3. Cơ cấu các loại cây trồng chính của huyện Ninh Sơn ............................................ 49
4.2. Kết quả điều tra tình hình canh tác mía và sắn tại huyện Ninh Sơn......................... 50
4.2.1. Thông tin chung về nông hộ ..................................................................................... 50
4.2.2. Một số đặc điểm về kỹ thuật canh tác mía và sắn của nông hộ.............................. 53
4.2.2.1 Kỹ thuật canh tác mía.............................................................................................. 53
4.2.2.4 Kỹ thuật canh tác sắn .............................................................................................. 55

x


4.2.3. Hiệu quả kinh tế của cây mía và cây sắn tại huyện Ninh Sơn................................ 56
4.2.3.1 Hiệu quả kinh tế của cây mía................................................................................. 56
4.2.3.2 Hiệu quả kinh tế của cây sắn .................................................................................. 58

4.3. Phân tích SWOT tình hình sản xuất mía và sắn tại huyện Ninh Sơn....................... 59
4.4. Những kết luận và đề nghị ........................................................................................... 62
Nội dung 2: THÍ NGHIỆM SO SÁNH 6 GIỐNG MÍA, 6 GIỐNG SẮN ..................... 63
4.1. Kết quả khảo sát 6 giống mía....................................................................................... 63
4.1.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của 6 giống mía .............. 63
4.1.2.1. Sức tái sinh và đẻ nhánh của 6 giống mía thí nghiệm.......................................... 63
4.1.2.2. Mật độ cây tại các thời điểm sinh trưởng chính của 6 giống mía ....................... 64
4.1.3. Tỷ lệ sâu bệnh, khả năng đổ ngã và trổ cờ của các giống mía ............................... 65
4.1.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu công nghệ của 6 giống mía ............................... 67
4.1.5. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về năng suất và cấu thành năng suất ........................ 68
4.1.5.1. Đường kính thân, chiều cao nguyên liệu và trọng lượng cây trung bình ........... 68
4.1.5.2. Năng suất mía cây và năng suất đường của các giống mía ................................. 69
4.2. Kết quả khảo sát 6 giống sắn ....................................................................................... 70
4.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 6 giống sắn ................................................... 70
4.2.2. Tỷ lệ sâu bệnh và khả năng chống chịu đổ ngã của các giống sắn ........................ 72
4.2.3. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất củ................................... 73
4.2.3.1. Số củ/gốc và trọng lượng củ bình quân của các giống sắn .................................. 73
4.2.3.2. Năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột, năng suất tinh bột và chỉ số HI............. 74
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 77
Nội dung 1: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA, SẮN .................................... 77
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 77
5.2. Đề nghị .......................................................................................................................... 77
Nội dung 2: THÍ NGHIỆM SO SÁNH 6 GIỐNG MÍA, 6 GIỐNG SẮN ..................... 78
5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 78
5.2 Đề nghị .......................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 80

xi



PHỤ LỤC 1: Biểu mẫu điều tra ........................................................................................ 87
PHỤ LỤC 2: Danh sách các nông hộ điều tra.................................................................. 94
PHỤ LỤC 3: Đánh giá xếp hạng khó khăn của nông hộ................................................. 96
PHỤ LỤC 4: Quy trình kỹ thuật canh tác mía ................................................................. 99
PHỤ LỤC 5: Đặc điểm các giống mía tham gia thí nghiệm ......................................... 103
PHỤ LỤC 6: Đặc điểm các giống sắn tham giá thí nghiệm.......................................... 110
PHỤ LỤC 7: Kết quả khảo sát 6 giống mía trong vụ tơ ................................................ 115
PHỤ LỤC 8: Xử lý thống kê ........................................................................................... 116

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN &PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CIAT

Centro Internacional de Agricultura Tropical
Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới

FAO

Food and Agriculture Organization
Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc

HARC

Hung Loc Agricultrural Research Center

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

IAS

Institute of Agricultural Science for Southern Vietnam
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

IFPRI

International Food Policy Research Institute
Viện nghiên cứu chính sách lương thực Quốc tế

NLU

Nong Lam University
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

TNUAF

Thai Nguyen University of Agricuture and Forestry
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

TTTA

Thai Tapioca Trade Association
Hiệp Hội buôn bán sắn viên của Thái Lan

VASI

Vietnam Academy of Sciences Institute

Viện Khoa học Việt Nam

VAAS

Vietnam Academy of Agricultural Sciences
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

VNCP

Vietnam Cassava Program
Chương trình sắn Việt Nam

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng mía của 15 nước trên thế giới năm 2009....... 12
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 ................................. 14
Bảng 2.3: Một số cây lấy bột và cây lấy đường chính trên thế giới năm 2009 .................... 23
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của 15 nước trên thế giới năm 2009 ............ 24
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới (2000 – 2009) .......................... 25
Bảng 2.6: Tình hình xuất nhập khẩu sắn trên thế giới 2000 – 2008 ( triệu tấn) ................... 26
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng bốn cây lương thực chính của Việt Nam .......... 27
Bảng 2.8: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn tại các vùng trồng của Việt Nam, 2009 ...... 28
Bảng 2.9: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn tại tỉnh Ninh Thuận (2006 – 2009) ......... 29
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất tại điểm thí nghiệm khảo sát 6 giống mía......................... 37

Bảng 3.2: Các yếu tố khí tượng trong thời gian thí nghiệm ................................................... 38
Bảng 3.3: Nguồn gốc 6 giống mía tham gia thí nghiệm ......................................................... 39
Bảng 3.4: Nguồn gốc 6 giống sắn tham gia thí nghiệm.......................................................... 44
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ninh Sơn năm 2005 – 2009........................... 48
Bảng 4.2: Diện tích và năng suất các loại cây trồng chính của huyện Ninh Sơn, 2009 ...... 50
Bảng 4.3: Kết quả điều tra một số đặc điểm cơ bản về nông hộ ............................................ 51
Bảng 4.4: Kết quả điều tra một số biện pháp kỹ thuật trồng mía ........................................... 54
Bảng 4.5: Kết quả điều tra một số biện pháp kỹ thuật trồng sắn............................................ 55
Bảng 4.6: Kết quả điều tra hiệu quả kinh tế cho một ha trồng mía (1000 đồng) .................. 57
Bảng 4.7: Kết quả điều tra hiệu quả kinh tế cho một ha trồng sắn ....................................... 58
Bảng 4.8: Phân tích SWOT hiện trạng sản xuất mía và sắn tại huyện Ninh Sơn .............. 60
Bảng 4.9: Xếp hạng mức độ khó khăn trong sản xuất mía và sắn ......................................... 61
Bảng 4.11: Sức tái sinh, sức đẻ nhánh của 6 giống mía thí nghiệm ở vụ gốc ...................... 64
Bảng 4.12: Diễn biến mật độ cây vụ gốc của 6 giống mía thí nghiệm (ngàn cây/ha) ......... 65
Bảng 4.13: Tỷ lệ cây bị sâu bệnh hại của 6 giống mía tham gia thí nghiệm (%) ................. 66
Bảng 4.14: Các chỉ tiêu công nghệ của 6 giống mía tham gia thí nghiệm ............................ 67

xiv


Bảng 4.15: Đường kính thân, chiều cao nguyên liệu trọng lượng cây trung bình ............... 69
Bảng 4.16: Năng suất mía cây và năng suất đường của 6 giống mía (tấn/ha)...................... 70
Bảng 4.17: Đặc điểm sinh trưởng của 6 giống sắn thí nghiệm .............................................. 71
Bảng 4.18: Chiều cao cây và động thái tăng trưởng chiều cao của 6 giống sắn................... 71
Bảng 4.19: Tình hình bệnh hại trên 6 giống sắn thí nghiệm.................................................. 72
Bảng 4.20: Số củ/gốc và trọng lượng củ bình quân của 6 giống sắn..................................... 73
Bảng 4.21: NS củ tươi, hàm lượng tinh bột, năng suất tinh bột và chỉ số HI của 6 giống sắn. . 75

xv



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận ...............................5
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Ninh Sơn năm 2001 và năm 2009 ....................8
Hình 2.3: Diễn biến diện tích và năng suất mía tại Ninh Thuận từ 2005 – 2008 ....15
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm sáu giống mía .....................................................39
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm sáu giống sắn ......................................................44
Hình 4.1: Quy mô diện tích trồng mía của nông hộ .................................................51
Hình 4.2: Quy mô diện tích trồng sắn của nông hộ .................................................52
Hình 4.3: Phân bố năng suất mía (tấn/ha) của các hộ điều tra .................................52
Hình 4.4: Phân bố năng suất sắn (tấn/ha) của các hộ điều tra..................................53

xvi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ninh Thuận là tỉnh cực nam của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với khí hậu
điển hình là nắng nóng và lượng mưa hàng năm thấp. Nhìn chung, Ninh Thuận là
một tỉnh nghèo và thuần nông nghiệp. Theo Cục Thống kê Ninh Thuận năm 2009,
số lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 53% tổng số lao động trong toàn tỉnh,
tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn còn
khá cao, chiếm 44,4%. Trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận, ngành trồng
trọt đóng góp 56% tổng giá trị sản xuất, điều này cho thấy trồng trọt vẫn là một thế
mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Cây mía và cây sắn là hai loại cây trồng chủ lực thích hợp với điều kiện tự
nhiên của tỉnh Ninh Thuận, năm 2009 diện tích trồng mía và trồng sắn của tỉnh lần
lượt là 1.324 ha và 2.891 ha (Cục Thống kê Ninh Thuận, 2010). Hai huyện miền núi
Ninh Sơn và Bác Ái là hai vùng chuyên canh cây mía và cây sắn lớn nhất của tỉnh,
với tổng diện tích trồng cây mía chiếm 91,31% diện tích mía toàn tỉnh, diện tích
trồng sắn chiếm 91,8%.
Mặc dù điều kiện tự nhiên của tỉnh tương đối thích hợp cho cây mía và cây
sắn phát triển, nhưng năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao. Những năm gần đây,
năng suất mía có xu hướng giảm, còn năng suất sắn tuy có tăng nhưng không ổn định.
Nguyên nhân chính là do giống mía chủ lực My55-14 trong vùng bị trổ cờ nhiều và
bị bệnh than, khó phát huy tiềm năng cho năng suất cao, thời gian giữ đường ngắn,
nhiễm rệp nặng và dễ gẫy đọt khi có gió bão (Trần Văn Sỏi, 2003; Lê Thị Thường,
2007). Giống sắn chủ lực KM94 có năng suất cao, nhưng thời gian sinh trưởng dài
hơn 10 tháng, cây cao to và cong phần gốc, thuộc nhóm sắn đắng không thích hợp

1


tiêu thụ tươi cho người và chăn nuôi (Trần Công Khanh, 2007). Gần đây, trên giống
sắn chủ lực KM94 xuất hiện nhiều bệnh hại đã làm giảm từ 30% - 40% năng suất của
các vùng trồng sắn như: Đồng Nai, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Kon Tum.
Xuất phát từ nhu cầu sản xuất đòi hỏi phải bổ sung những giống mía mới có
năng suất cao, ít trổ cờ, chịu khô hạn, kháng bệnh, thích hợp điều kiện sinh thái của
địa phương, đồng thời cũng cần phải bổ sung những giống sắn mới có thời gian sinh
trưởng ngắn dưới 10 tháng, nhưng vẫn cho năng suất tinh bột cao, kháng bệnh để
góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và phát triển sản xuất. Đề tài:
“Điều tra tình hình canh tác mía, sắn và khảo sát sáu giống mía, sáu giống sắn
tại huyện miền núi Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận” thuộc dự án “Nghiên cứu một số
giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp bền vững có hiệu quả
trên đất dốc miền núi tỉnh Ninh Thuận” trong Chương trình phát triển kinh tế - xã

hội nông thôn miền núi tỉnh Ninh Thuận 2008 – 2011 được thực hiện.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định yếu tố thuận lợi và yếu tố hạn chế trong thực tiễn sản xuất mía, sắn
tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
 Chọn ra giống mía và giống sắn có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào
cơ cấu giống sản xuất của địa phương.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
 Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội áp dụng cho việc
điều nghiên hiện trạng tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Ninh Thuận nói
chung và của huyện Ninh Sơn nói riêng.
 Thực hiện điều tra phỏng vấn nông hộ để tìm hiểu hiện trạng canh tác mía,
sắn tại huyện Ninh Sơn.
 Bố trí thí nghiệm so sánh 6 giống mía, 6 giống sắn tại huyện Ninh Sơn.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
 Chỉ điều tra tình hình sản xuất mía, sắn tại các vùng sản xuất chủ lực của
huyện Ninh Sơn.
 Đối với các thí nghiệm so sánh giống chỉ theo dõi những chỉ tiêu quan trọng
phục vụ cho việc đánh giá so sánh năng suất, chất lượng và khả năng thích
nghi của giống với điều kiện địa phương.
 Thí nghiệm khảo sát 6 giống mía được tiếp tục theo dõi trong vụ gốc, kế thừa
số liệu theo dõi trong vụ tơ của Vũ Văn Quý.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài thực hiện thành công sẽ bổ sung thêm tư liệu khoa học cho công tác
tuyển chọn giống mía và giống sắn tốt, phù hợp với vùng sinh thái.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là căn cứ để xây dựng các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn
sản xuất mía, sắn tại tỉnh Ninh Thuận.
Việc lựa chọn được các giống mía và giống sắn có năng suất cao, phẩm chất
tốt bổ sung vào cơ cấu giống có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người trồng mía và người trồng sắn từ đó thúc đẩy sự phát triển của
nông nghiệp nông thôn miền núi tỉnh Ninh thuận nói chung và của huyện Ninh Sơn
nói riêng.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ninh Sơn
2.1.1. Vị trí địa lý
Ninh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Ninh Thuận có tổng diện
tích đất tự nhiên 77.133 km2, chiếm 22,95% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn
tỉnh. Toàn huyện có 7 xã và 1 thị trấn trong đó có 2 xã đặc biệt khó khăn và 1 xã
thuộc đồng bằng giáp Phan Rang – Tháp Chàm. Quốc lộ 27 là trục đường chính nối
liền huyện Ninh Sơn với các vùng khác, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong giao
thương và phát triển kinh tế của vùng.
- Phía Bắc, Đông Bắc giáp huyện Bác Ái.
- Phía Nam giáp huyện Ninh Phước.
- Phía Đông giáp thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
- Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng.
2.1.2. Địa hình
Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khu vực đồng bằng và đồi núi nên địa
hình của huyện Ninh Sơn khá phức tạp, có cả địa hình đồng bằng lẫn đồi núi. Địa
hình Ninh Sơn bị chia cắt khá mạnh, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống

Nam. Địa hình thấp là vùng đồng bằng, hình thành do sự bồi tụ của sông Dinh, có
độ cao từ 10 – 25 mét, có độ dốc nhỏ hơn 50, có lợi thế trồng lúa, rau, màu và cây
công nghiệp ngắn ngày. Địa hình cao là vùng đồi núi thấp, phân bố dọc trục quốc lộ
27, hình thành từng bậc chuyển tiếp từ vùng đồng bằng lên vùng núi cao, có dạng
lượn sóng xen lẫn các đồi thấp, có lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp và nông
lâm kết hợp.

4


Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận

5


2.1.3. Khí tượng – Thủy văn
Ninh Sơn nằm trong vùng đệm giữa vùng cao nguyên Lâm Đồng mát mẻ
quanh năm và vùng đồng bằng khô hạn nhất cả nước. Khí hậu của huyện Ninh Sơn
mang tính chất nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là lượng mưa ít và nhiều nắng
gió. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C và tổng lượng nhiệt bình quân năm
khoảng 9.4000C. Nhiệt độ cao nhất là 320C, nhiệt độ thấp nhất là 23,70C. Lượng
mưa trung bình khoảng 1.000 – 1.200 mm/năm, số ngày mưa trong năm từ 80 – 104
ngày. Nhiệt độ cao và lượng mưa ít nên dễ gây ra khô hạn thiếu nước cho sản xuất
nông lâm nghiệp.
Ninh Sơn có hệ thống sông suối tương đối nhiều nhưng nhỏ hẹp và ngắn dốc,
nguồn nước mưa phân bố không đều. Mùa mưa lưu lượng dòng chảy khá lớn dễ gây
ra lũ, mùa nắng lưu lượng dòng chảy thấp cũng gây tình trạng thiếu nước cho sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
2.1.4. Tài nguyên đất
Huyện Ninh Sơn có tổng diện tích đất là 77.134 ha, được chia thành thành 8

nhóm chính như sau:
- Nhóm đất phù sa có diện tích là 2.887 ha chiếm 3,75% so với diện tích đất
của toàn huyện: Phân bố dọc theo các triền sông, suối lớn (chủ yếu là sông Cái,
sông Pha, sông Ông), địa hình bằng phẳng tập trung ở xã Nhơn Sơn, Mỹ Sơn, Thị
trấn Tân Sơn có điều kiện tưới tiêu chủ động. Nhóm đất này có thành phần cơ giới
nhẹ, chua.
- Nhóm đất xám và bạc màu có diện tích 3.224 ha chiếm 4,21 % diện tích so
với đất của toàn huyện: Phân bố trên các loại địa hình từ bằng thoải, sườn dốc, đồi
gò đến núi cao (chủ yếu ở xã Mỹ Sơn, Lâm Sơn, Hoà Sơn, Ma Nới).
- Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn có diện tích 31.766 ha chiếm
41,18% so với diện tích của toàn huyện: Được hình thành trên 2 mẫu đất đá mẹ rất
phân biệt, được phân bố ở xã Nhơn Sơn và Ma Nới.

6


- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 36.716 ha chiếm 47,60% diện tích của toàn
huyện: Phân bố trong điều kiện nhiệt đới ẩm, có quá trình phân huỷ khoáng sét, rửa
trôi và tích tụ sét, sắt, nhôm chiếm ưu thế tạo đất có màu đỏ vàng.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích 58 ha chiếm 0,08%
diện tích của toàn huyện: Theo phân loại của FAO/WRB (World Reference Base),
phần lớn đất dốc tụ ở Ninh Sơn. Nhóm này có độ phì khá, ít chua, phân bổ ở địa
hình thấp bằng phẳng thích hợp cho canh tác lúa nước.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 1.205 ha chiếm 1,56% so với diện
tích của toàn huyện: Tập trung nhiều nhất ở xã Mỹ Sơn, Ma Nới và Lương Sơn.
2.1.5. Dân số, lao động và văn hóa
Theo thống kê của Phòng Thống kê huyện Ninh Sơn (2009), dân số trung
bình của huyện năm 2009 là 77.826 người, chiếm 13,75% dân số toàn tỉnh. Mật độ
dân số trung bình của huyện là 102 người/km2. Đồng bào dân tộc thiểu số có 17.296
người, chiếm 22,0% dân số toàn huyện, chủ yếu là dân tộc Rắclay 13% , dân tộc Cơ

Ho 4% và dân tộc chăm 3,9 %, các dân tộc khác còn lại không đáng kể. Đời sống
của người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện còn gặp rất nhiều khó khăn.
Về lao động, toàn huyện Ninh Sơn có 44.636 người đang trong độ tuổi lao
động chiếm 57,36% dân số, đa số là lao động phổ thông làm việc trong các ngành
nghề khác nhau của huyện. Nông nghiệp là ngành kinh tế tập trung số lượng lao
động đông nhất với khoảng 77,89% số người trong độ tuổi lao động. Nguồn lao
động dồi dào nhưng trình độ kém là một thách thức đối với việc tiếp thu và áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật mới.
Về văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong những năm gần
đây được cải thiện đáng kể. Toàn huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập tiểu
học và trung học cơ sở, số người trong độ tuổi đang theo học tại các cơ sở giáo dục
ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng ngày càng giảm. Một trăm phần
trăm số xã trên toàn huyện đã có điện lưới quốc gia, trên 80% số hộ dân có điều

7


kiện sử dụng các phương tiện nghe nhìn (radio, tivi). Hệ thống thông tin liên lạc
ngày càng được mở rộng và nâng cấp chất lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
trao đổi, cập nhật thông tin kịp thời.
2.1.6. Cơ cấu kinh tế
Là huyện thuần nông nhưng kinh tế trong những năm qua có sự đầu tư và
phát triển, văn hoá xã hội có sự chuyển biến, giá trị sản xuất hàng năm đều có bước
tăng trưởng, bình quân giai đoạn 2001 – 2009 là 10,23%. Cơ cấu kinh tế chậm
chuyển dịch, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2009, khu vực nông lâm
thuỷ sản chiếm 59,50%, giảm 5,07% so với năm 2001; Công nghiệp xây dựng
chiếm 18,49% tăng 4,74%; Thương mại dịch vụ chiếm 22,02% tăng 0,34% (Nguồn:
UBND huyện Ninh Sơn, 2011).
Năm 2001


Năm 2009
22.02%

21.68%

13.75%

64.57%
18.49%

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Công nghiệp - Xây dựng

59.50%

Thương mại - Dịch

Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Ninh Sơn năm 2001 và năm 2009
2.2. Tổng quan về cây mía
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây mía
Hiện nay mía là cây công nghiệp ngắn ngày lấy đường có vị trí quan trọng
trong sản xuất trên toàn thế giới. Cây mía góp phần nâng cao thu nhập của các quốc
gia, cải thiện đời sống nhân dân lao động. Ngoài sản phẩm chính là đường, cây mía

8


×