Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN, VÀNG DA Ở CHÓ CỦA CAO ĐẶC DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
-- o --

TRẦN THỤY NHÃ THI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN, VÀNG DA Ở
CHÓ CỦA CAO ĐẶC DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
-- o --

TRẦN THỤY NHÃ THI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN, VÀNG DA Ở
CHÓ CỦA CAO ĐẶC DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG

Chuyên ngành: Thú Y
Mã số

: 60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:


TS. Võ Thị Trà An
TS. Nguyễn Tất Toàn

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2011


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN, VÀNG DA Ở CHÓ
CỦA CAO ĐẶC DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG (Phyllathus amarus)
-- o -TRẦN THỤY NHÃ THI

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS. TS. LÊ MINH CHÍ
Hội Thú y Việt Nam

2. Thư ký:

TS. ĐỖ HIẾU LIÊM
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN VĂN PHÁT
Đại học Nông Lâm TP. HCM

4. Phản biện 2:

TS. VÕ TẤN ĐẠI

Đại học Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

TS. VÕ THỊ TRÀ AN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
-- o --

Họ và tên: Trần Thụy Nhã Thi
Ngày sinh: 07 - 10 - 1983
Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
Họ tên cha: Trần Minh Đức
Họ tên mẹ: Đào Thị Lan
Quá trình học tập:
Năm 2001: Tốt nghiệp tú tài tại Trường PTTH Thủ Đức, Quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2007: Tốt nghiệp Đại học ngành Thú y hệ chính quy tại Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó làm việc tại công ty TNHH Donavet và Chi
cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2011, hiện nay đã nghỉ và chưa có việc.
Năm 2008: Học viên cao học ngành Thú y tại Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: độc thân.

Địa chỉ liên lạc: 20A, đường số 5, khu phố 4, Bình Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Điện thoại: 0917707996
Email: hoặc

ii


LỜI CAM ĐOAN
-- o --

Tôi xin cam đoan những công bố trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và là một phần trong đề tài nghiên cứu cấp trường
(mã số: CS - CB11 - CNTY - 09) do BSTY. Ngô Bá Duy làm chủ
nhiệm. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được công bố với sự
đồng ý của chủ nhiệm đề tài.

Tác giả

Trần Thụy Nhã Thi

iii


LỜI CẢM ƠN
-- o --

Chân thành cảm ơn
Tiến sỹ Võ Thị Trà An
Tiến sỹ Nguyễn Tất Toàn

đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong việc thực hiện và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Cám ơn tất cả thầy cô trong Khoa Chăn nuôi Thú y, Phòng Đào tạo Sau Đại học,
Ban Giám hiệu đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành
đề tài nghiên cứu.
Chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh đã
nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt cám ơn BSTY. Vũ Kim Chiến, BSTY. Ngô Bá Duy, ThS. Phùng Văn
Trung đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến chuyên môn.
Cám ơn và chia sẻ những thành quả đạt được với mẹ, anh chị và bạn bè đã tạo
nguồn động viên lớn cho tôi.

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị viêm gan, vàng da ở chó của cao đặc diệp
hạ châu đắng (Phyllanthus amarus)” được tiến hành từ 10/2010 đến 9/2011 thông
qua việc khảo sát triệu chứng lâm sàng, chỉ tiêu sinh hóa và hình ảnh siêu âm gan
trên chó thí nghiệm gây độc bằng carbon tetrachloride (CCl4) và chó viêm gan thực
tế.
14 chó khỏe mạnh không phân biệt giới tính, được chọn ngẫu nhiên và chia
thành hai lô đối chứng và thí nghiệm. CCl4 được pha với dầu ăn (1:1) và cho chó ở
cả hai lô uống một lần duy nhất với liều 1ml/kg P (995mg/1ml). Sau gây bệnh 7
ngày, lô chó đối chứng được điều trị bằng Hematopan 1ml/5kg P (136mg/1ml),
Dexamethasone 1ml/10kg P (1,52mg/1ml), lô chó thí nghiệm chỉ điều trị bằng cao
đặc diệp hạ châu đắng 100mg/kg P, 3 lần/ngày, trong 15 ngày liên tục. Triệu chứng
lâm sàng, chỉ số sinh hóa (AST, ALT, ALP, TB, DB) được ghi nhận ở tất cả các chó
hai ngày trước khi gây bệnh và ngày thứ 1, 3, 5 sau gây bệnh và ngày 3, 7, 10, 15
sau điều trị. Siêu âm được thực hiện hai ngày trước khi gây bệnh và ngày thứ 7 sau

gây bệnh và tuần thứ 1, 3, 5, 8 sau điều trị.
Kết quả khảo sát cho thấy:
(1) Trước khi gây bệnh, chó trong hai lô đều khỏe mạnh, các chỉ số xét
nghiệm sinh hóa nằm trong giới hạn bình thường, ảnh siêu âm gan chó trên hai lô
bình thường.
(2) Sau khi gây bệnh, chó trong hai lô có hiện tượng nôn ói, giảm ăn, bỏ
ăn, tiêu chảy, nước tiểu có màu vàng và sổ mũi xanh nhưng không vàng da, AST,
ALT và ALP tăng gấp 1,5 - 12 lần so với giới hạn bình thường, TB và DB nằm
trong giới hạn bình thường, hình ảnh siêu âm gan cho thấy chó ở cả hai lô đều đã bị
tổn thương gan.
(3) Sau 15 ngày điều trị, các triệu chứng biến mất vào ngày thứ 10 - 12
nhưng vẫn còn sổ mũi, các chỉ số sinh hóa nằm trong giới hạn bình thường (ngoại

v


trừ hàm lượng ALP của sáu trường hợp cao hơn giới hạn bình thường), ảnh siêu âm
cho thấy gan hồi phục bình thường vào tuần thứ 5 trên lô thí nghiệm và tuần thứ 5,
8 trên lô đối chứng. Hiệu quả điều trị của lô thí nghiệm tốt hơn lô đối chứng.
Khác với chó gây bệnh thực nghiệm, chó bị viêm gan, vàng da thực tế có
hiện tượng vàng da và triệu chứng này biến mất vào ngày thứ 10 sau điều trị bằng
cao đặc diệp hạ châu đắng. Các chỉ số sinh hóa của chó viêm gan, vàng da thực tế
tăng rất cao lúc bệnh và cao hơn rất nhiều lần so với chó gây bệnh thực nghiệm.
AST, ALT và ALP nằm trong giới hạn bình thường ở ngày thứ 35 sau khi kết thúc
điều trị, TB và DB nằm trong giới hạn bình thường ở ngày thứ 10 sau điều trị. Cấu
trúc nhu mô gan hồi phục bình thường vào tuần thứ 8 sau khi điều trị.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cây diệp hạ châu đắng là một cây thuốc có
hiệu quả tốt trong điều trị bệnh viêm gan, vàng da trên chó.

vi



SUMMARY
The thesis “Effect evaluation of Phyllanthus amarus extract in hepatitis,
icterus dogs” was conducted from 10/2010 to 9/2011. Measurements were clinical,
biochemical and liver ultrasound examination in dogs experimentally intoxicated
with CCl4 and in practicedly hepatitis dogs.
A total of 14 healthy mixed breed dogs of both sexes were randomly divided
into 2 equal plots as control and experiment. CCl4 was prepared in oil (1:1) and both
dog plots received a single oral dose of 1ml/kg P. Control plot was treated by using
Hematopan 1ml/5kg P, dexamethasone 1ml/10kg P for 15 days. Experimental plot
was treated by Phyllanthus amarus extract 100mg/kg P, 3 times/day for 15
consecutive days. Clinical symptoms, biochemical analysis (AST, ALT, ALP, TB
and DB) were performed in all dogs 2 days before experimental intoxication, on day
1, 3, 5 after intoxication and on day 3, 7, 10, 15 after treatment. Liver ultrasound
was made 2 days before the experiment and on day 7 after intoxication and on week
1, 3, 5, 8 after treatment.
The results showed that:
(1) Before being intoxicated, all dogs of both plots were healthy with
normal biochemical parameters and normal ultrasonographies.
(2) After CCl4 administration, symptoms such as fever, vomiting,
inappetance, anorexia, weakness, diarrhea, light orange color of urine and nasal
discharge were recorded. AST, ALT and ALP increased by 1,5 - 12 times compared
to the normal values. However, total (TB) and direct bilirubin (DB) were observed
in normal limit. Ultrasonographies of two plots indicated that liver was damaged
after intoxication by CCl4.
(3) After treatment, most of symptoms disappeared on days 10 - 12.
Biochemical parameters were observed within normal limits (except ALP content of
six dogs were higher than normal level). Liver was recovered on the 5th week in


vii


experimental plot and the 5th, 8th week in control plot through ultrasonographies.
Therefore, effective treatment of experimental plots were better than control plots.
Unlike experimental dog, the practical hepatitis dog presented icterus and
this symptom disappeared on the 10th day after treatment by Phyllanthus amarus
extract. The biochemical parameters of practical hepatitis dog increased much
higher than the experimental dog’s. AST, ALT and ALP were in the normal range
on the 35th day after the end of treatment, TB and DB were in the normal range on
the 10th day after treatment. Ultrasound results indicated that the structure of liver
tissue were recovered on the 8th week after treatment.
The study results showed that Phyllanthus amarus is very effective in the
treatment of hepatitis and icterus for dog.

viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y ............................................................................................................ i
Lý lịch cá nhân ......................................................................................................... ii
Lời cam đoan ........................................................................................................... iii
Lời cảm ơn .............................................................................................................. iv
Tóm tắt ..................................................................................................................... v
Mục lục.................................................................................................................... ix

Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... xiii
Danh sách các hình................................................................................................ xiv
Danh sách các bảng ............................................................................................... xvi
Danh sách các sơ đồ và biểu đồ ........................................................................... xvii
1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU ...................................................................................................... 2
1.3. YÊU CẦU ......................................................................................................... 2
2. TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3
2.1. Diệp hạ châu đắng ........................................................................................... 3
2.1.1 Phân loại .......................................................................................................... 3
2.1.2 Hình thái .......................................................................................................... 3
2.1.3 Phân bố ............................................................................................................ 4
2.1.4 Bộ phận dùng .................................................................................................. 5
2.1.5 Tính chất.......................................................................................................... 5
2.1.6 Thành phần hóa học ........................................................................................ 5
2.1.7 Tác dụng dược lý............................................................................................. 6
2.1.8 Công dụng ....................................................................................................... 7
2.1.9 Liều lượng và cách dùng ................................................................................. 7

ix


2.1.10 Chiết xuất ...................................................................................................... 7
2.1.11 Cơ chế chống viêm gan và vàng da của diệp hạ châu đắng trên chó ............ 9
2.1.11.1 Cơ chế chống viêm gan, vàng da do vi-rút của diệp hạ châu đắng ............ 9
2.1.11.2 Cơ chế chống tổn thương gan của diệp hạ châu đắng .............................. 10
2.1.12 Các nghiên cứu trước đây ........................................................................... 10
2.2. Viêm gan và vàng da trên chó ...................................................................... 11
2.2.1 Viêm gan trên chó ......................................................................................... 11

2.2.1.1 Phân loại viêm gan ..................................................................................... 11
2.2.1.2 Nguyên nhân .............................................................................................. 12
2.2.1.3 Triệu chứng ................................................................................................ 12
2.2.1.4 Tác hại ........................................................................................................ 13
2.2.2 Vàng da trên chó ........................................................................................... 13
2.2.2.1 Phân loại vàng da ....................................................................................... 13
2.2.2.2 Nguyên nhân .............................................................................................. 13
2.2.2.3 Triệu chứng ................................................................................................ 13
2.2.2.4 Cơ chế gây vàng da .................................................................................... 14
2.2.3 Chẩn đoán...................................................................................................... 17
2.2.3.1 Triệu chứng lâm sàng ................................................................................. 17
2.2.3.2 Siêu âm ....................................................................................................... 17
2.2.3.3 Sinh thiết gan.............................................................................................. 19
2.2.3.4 Các hóa nghiệm đánh giá chức năng gan ................................................... 20
2.2.4 Điều trị .......................................................................................................... 25
2.2.5 Cách gây bệnh gan thực nghiệm ................................................................... 26
2.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................................................... 27
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 29
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 29
3.1.1 Địa điểm thu thập mẫu và phân tích ............................................................. 29
3.1.2 Thời gian ....................................................................................................... 29
3.2. Nguyên vật liệu và thiết bị ............................................................................ 29

x


3.2.1 Nguyên vật liệu ............................................................................................. 29
3.2.2 Dụng cụ và thiết bị ........................................................................................ 30
3.2.3 Hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm ......................................................... 30
3.3. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 30

3.3.1 Nội dung 1: Bào chế diệp hạ châu đắng với cồn methanol bằng
phương pháp ngâm lạnh ......................................................................................... 30
3.3.2 Nội dung 2: Thử nghiệm cao đặc diệp hạ châu đắng điều trị viêm
gan trên chó gây bệnh với CCl4 ............................................................................. 33
3.3.3 Nội dung 3: Điều trị viêm gan, vàng da thực tế trên chó bằng cao
đặc diệp hạ châu đắng ............................................................................................ 36
3.4. Xử lý số liệu.................................................................................................... 37
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 38
4.1. Nội dung 1: Bào chế diệp hạ châu đắng với cồn methanol bằng phương
pháp ngâm lạnh .................................................................................................... 38
4.1.1 Hiệu suất cao đặc diệp hạ châu đắng ............................................................ 38
4.1.2 Ẩm độ cao đặc diệp hạ châu đắng................................................................. 39
4.2. Nội dung 2: Kết quả thử nghiệm cao đặc diệp hạ châu đắng điều trị viêm
gan trên chó gây bệnh với CCl4 .......................................................................... 40
4.2.1 Kết quả khảo sát trước khi gây bệnh trên chó ............................................... 40
4.2.1.1 Triệu chứng lâm sàng ................................................................................. 40
4.2.1.2 Chỉ số sinh hóa trong huyết thanh .............................................................. 41
4.2.1.3 Hình ảnh siêu âm gan ................................................................................. 44
4.2.2 Kết quả khảo sát sau khi gây bệnh trên chó .................................................. 45
4.2.2.1 Triệu chứng lâm sàng ................................................................................. 46
4.2.2.2 Sự biến đổi chỉ số sinh hóa trong huyết thanh ........................................... 50
4.2.2.3 Hình ảnh siêu âm gan ................................................................................. 52
4.2.3 Kết quả khảo sát sau điều trị trên chó ........................................................... 54
4.2.3.1 Triệu chứng lâm sàng ................................................................................. 54
4.2.3.2 Sự biến đổi chỉ số sinh hóa trong huyết thanh ........................................... 55

xi


4.2.3.3 Hình ảnh siêu âm gan ................................................................................. 58

4.3. Nội dung 3: Kết quả điều trị viêm gan, vàng da thực tế trên chó bằng cao
đặc diệp hạ châu đắng.......................................................................................... 60
4.3.1 Kết quả khảo sát lúc bệnh ............................................................................. 60
4.3.1.1 Triệu chứng lâm sàng ................................................................................. 60
4.3.1.2 Sự biến đổi chỉ tiêu sinh hóa trong huyết thanh ......................................... 61
4.3.1.3 Hình ảnh siêu âm gan ................................................................................. 62
4.3.2 Kết quả khảo sát sau khi điều trị bằng cao đặc diệp hạ châu đắng ............... 63
4.3.2.1 Triệu chứng lâm sàng ................................................................................. 63
4.3.2.2 Sự biến đổi chỉ số sinh hóa trong huyết thanh ........................................... 64
4.3.2.3 Hình ảnh siêu âm gan ................................................................................. 65
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 69
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 69
5.2. Đề nghị............................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 76

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AST

: Aspartate aminotransferase

ALT

: Alanine aminotransferase

ALP


: Alkaline phosphatase

TB

: Total bilirubin

DB

: Direct bilirubin

SGOT : Serum glutamic oxaloacetic transaminase
SGPT

: Serum glutamic pyruvic transaminase

CCl4

: Carbon tetrachloride

ppm

: part per million

ppb

: part per billion

IUPAC : International Union of Pure and Applied Chemistry
RER


: Rough endoplasmic reticulum

COX

: Cyclooxygenase

LDL

: Low density lipoprotein

HE

: Hematoxylin Eosin

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Diệp hạ châu đắng .................................................................................... 3
Hình 2.2 Cây diệp hạ châu (đắng, ngọt) .................................................................. 4
Hình 2.3 Chó bị vàng da và niêm mạc .................................................................. 14
Hình 2.4 Siêu âm chó ............................................................................................ 19
Hình 4.1 Ảnh siêu âm gan bình thường của chó 1 năm tuổi ................................. 45
Hình 4.2 Phổi của chó bị chết sau khi gây bệnh hai ngày với liều 1,5ml/kg P ..... 46
Hình 4.3 Gan của chó bị chết sau khi gây bệnh hai ngày với liều 1,5ml/kg P...... 47
Hình 4.4 Hình ảnh vi thể của gan chó bị chết sau khi gây bệnh hai ngày với

liều 1,5ml/kg P ........................................................................................ 47
Hình 4.5 Chó bị sùi bọt mép ngay sau khi uống CCl4 với liều 1ml/kg P .............. 48
Hình 4.6 Chó bị thất điều vận động ngay sau khi uống CCl4 với liều 1ml/kg P... 48
Hình 4.7 Chó bị co giật ngay sau khi uống CCl4 với liều 1ml/kg P...................... 48
Hình 4.8 Chó bị ói bọt trắng vào ngày 4 - 5 sau khi gây bệnh với CCl4 ............... 49
Hình 4.9 Chó bị tiêu chảy phân vàng, nhớt vào ngày 4 - 5 sau khi gây bệnh
với CCl4 .................................................................................................. 49
Hình 4.10 Chó bị sổ mũi xanh vào ngày thứ 9 -10 ............................................... 50
Hình 4.11 Ảnh siêu âm gan sau khi gây bệnh 1 tuần của chó 8 tháng tuổi, lô II .. 53
Hình 4.12 Ảnh siêu âm gan sau khi gây bệnh 1 tuần của chó 9 tháng tuổi, lô I ... 53
Hình 4.13 Chó đi phân sệt lại vào ngày thứ 4 - 5 sau điều trị bằng diệp hạ châu
đắng ...................................................................................................... 54
Hình 4.14 Chó lô II ở ngày thứ 18 - 20 ................................................................. 55
Hình 4.15 Ảnh siêu âm gan sau điều trị 1 tuần của chó 8 tháng tuổi, lô II ........... 58
Hình 4.16 Ảnh siêu âm gan ở tuần 8 của chó 8 tháng tuổi, lô II ........................... 59
Hình 4.17 Ảnh siêu âm gan của chó cái ta, 6 năm tuổi mắc bệnh gan, mật .......... 62
Hình 4.18 Niêm mạc mắt lúc bệnh (A) và sau điều trị 10 ngày (B) của chó
viêm gan, vàng da thực tế ..................................................................... 63

xiv


Hình 4.19 Da bụng lúc bệnh (A) và sau điều trị 10 ngày (B) của chó viêm gan,
vàng da thực tế ...................................................................................... 64
Hình 4.20 Ảnh siêu âm gan ở tuần 1 sau điều trị của chó viêm gan, vàng da trên
thực tế ................................................................................................... 65
Hình 4.21 Ảnh siêu âm gan ở tuần 3 sau điều trị của chó viêm gan, vàng da trên
thực tế ................................................................................................... 66
Hình 4.22 Ảnh siêu âm gan ở tuần 5 sau điều trị của chó viêm gan, vàng da trên
thực tế .................................................................................................... 66

Hình 4.23 Ảnh siêu âm gan ở tuần 8 sau điều trị của chó viêm gan, vàng da trên
thực tế ................................................................................................... 67

xv


DANH SÁCH CÁC B ẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Phân loại viêm gan trên siêu âm .......................................................... 19
Bảng 2.2: Các trị số sinh hóa bình thường trong huyết thanh chó ........................ 25
Bảng 4.1: Hiệt suất chiết xuất cao đặc diệp hạ châu đắng qua các lần chiết ........ 39
Bảng 4.2: Hàm lượng vật chất khô và ẩm độ cao đặc diệp hạ châu đắng qua
các lần chiết ........................................................................................... 39
Bảng 4.3: Chỉ số sinh hóa trong huyết thanh chó lô I và lô II ở 3 thời điểm
khảo sát.................................................................................................. 41
Bảng 4.4: Tỷ lệ (%) chó có chỉ số sinh hóa vượt và không vượt ngưỡng
bình thường sau 15 ngày điều trị của hai lô .......................................... 57
Bảng 4.5: Biến đổi chỉ số sinh hóa huyết thanh của chó viêm gan, vàng
trong thực tế trước và sau khi điều trị ................................................... 61

xvi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ

TRANG


Sơ đồ 2.1 Chuyển hóa sắc tố mật........................................................................... 15
Sơ đồ 3.1 Qui trình chiết xuất diệp hạ châu đắng .................................................. 32
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .......................................................................... 34
Sơ đồ 3.3 Phác đồ điều trị trên chó sau khi gây bệnh bằng CCl4 .......................... 35
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên chó thực tế ................................................ 37
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.1: Hàm lượng AST trong huyết thanh các chó thí nghiệm trước khi
gây bệnh ............................................................................................ 42
Biểu đồ 4.2: Hàm lượng ALT trong huyết thanh các chó thí nghiệm trước khi
gây bệnh ............................................................................................ 42
Biểu đồ 4.3: Hàm lượng ALP trong huyết thanh các chó thí nghiệm trước khi
gây bệnh ............................................................................................ 43
Biểu đồ 4.4: Hàm lượng TB trong huyết thanh các chó thí nghiệm trước khi
gây bệnh ............................................................................................ 43
Biểu đồ 4.5: Hàm lượng DB trong huyết thanh các chó thí nghiệm trước khi
gây bệnh ............................................................................................ 44
Biểu đồ 4.6: Hàm lượng AST trong huyết thanh các chó thí nghiệm ở ngày
thứ 5 sau khi gây bệnh với CCl4 .................................................................................. 50
Biểu đồ 4.7: Hàm lượng ALT trong huyết thanh các chó thí nghiệm ở ngày
thứ 5 sau khi gây bệnh với CCl4 .................................................................................... 51
Biểu đồ 4.8: Hàm lượng ALP trong huyết thanh các chó thí nghiệm ở ngày
thứ 5 sau khi gây bệnh với CCl4 .................................................................................... 51
Biểu đồ 4.9: Hàm lượng AST trong huyết thanh các chó thí nghiệm sau 15
ngày điều trị (lô I: chó 1 - 6, lô II: chó 7 - 13) .................................. 55
Biểu đồ 4.10: Hàm lượng ALT trong huyết thanh các chó thí nghiệm sau 15
ngày điều trị (lô I: chó 1 - 6, lô II: chó 7 - 13) ............................... 56


xvii


Biểu đồ 4.11: Hàm lượng ALP trong huyết thanh các chó thí nghiệm sau 15
ngày điều trị (lô I: chó 1 - 6, lô II: chó 7 - 13) ................................ 56

xviii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, ngành thú y chưa phát triển mạnh cho nên nhu cầu về dịch vụ chó
mèo đặc biệt là nhu cầu về điều trị chưa thật sự được quan tâm chú ý. Chó hiếm khi
được đưa tới bệnh viện, phòng mạch để điều trị khi mắc bệnh, ngoại trừ những chó
quý hiếm, đắt tiền. Chủ nuôi thường để chết hoặc chữa bằng những phương thức
dân gian hoặc chó tự cứu mình bằng cách ăn cây cỏ.
Hiện nay, đời sống người dân đã được nâng cao, nhu cầu điều trị bệnh cho
chó mèo trở nên phổ biến và đại trà hơn, số lượng và chủng loại bệnh trên chó mèo
cũng đa dạng và phức tạp hơn. Nhiều liệu pháp hóa dược liệu được áp dụng trong
nhân y và thú y nhưng không vì thế mà những phương thức điều trị dân gian (đông
y) bị mai một. Thuốc đông y vẫn được áp dụng điều trị trong một số bệnh trên chó
chẳng hạn ghẻ, ký sinh trùng, viêm gan, thận và vàng da.
Viêm gan, vàng da có thể do vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, trúng độc hoặc
do kế phát các bệnh về đường tiêu hóa. Trong nhân y, người ta thường dùng liệu
pháp đông y để điều trị viêm gan vàng da mà nổi bật là việc dùng diệp hạ châu đắng
(cây chó đẻ). Cây thuốc này có thể được dùng dưới dạng tươi, dịch chiết hoặc chế
phẩm bào chế để điều trị nhiều bệnh như xuất huyết, rong kinh, ứ huyết, vết thương,
mụn nhọt, viêm gan thận, sỏi mật và sỏi bàng quang.

Theo ghi nhận của một số nghiên cứu, viêm gan ở chó tại khu vực thành phố
Hồ Chí Minh vào năm 2009 chiếm khoảng 2,78% tổng số chó đến khám và điều trị
tại các cơ sở thú y (Chi cục thú y thành phố, 2009). Trong thú y ở khu vực phía
Nam, chưa có công bố nào liên quan đến việc sử dụng diệp hạ châu đắng cho điều
trị viêm gan trên chó. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá

1


hiệu quả điều trị viêm gan, vàng da ở chó của cao đặc chiết diệp hạ châu đắng
(Phyllanthus amarus)”.
1.2. MỤC TIÊU
Đánh giá khả năng phục hồi của gan chó bị viêm gan, vàng da khi điều trị
bằng cao đặc diệp hạ châu đắng
1.3. YÊU CẦU
Gây bệnh thực nghiệm bằng CCl4 trên các chó bình thường về chức năng gan
Điều trị chó viêm gan thực nghiệm và chó viêm gan, vàng da thực tế bằng
cao đặc diệp hạ châu đắng
Kiểm tra chức năng gan qua xét nghiệm máu và siêu âm trước và sau khi
dùng cao đặc diệp hạ châu đắng

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus)
2.1.1 Phân loại
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), Phyllanthus thuộc:
Họ: thầu dầu

Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L, Phyllanthus amarus.
Tên khác: chó đẻ, diệp hạ châu, rút đất, cam kiềm, trân châu thảo, diệp hòe
thái, lào nha châu.
Tên nước ngoài: Herbe du chagrin petit tamarin rouge, surette
2.1.2 Hình thái
Cây thảo, sống quanh năm, sống dai, cao 20 - 30cm, có thể lên đến
60 - 70cm. Thân nhẵn, có màu xanh. Lá hình bầu dục, mọc sole, xếp khít nhau
thành hai dãy như một lá kép hình lông chim. Hoa mọc ở kẽ lá. Quả nang, hình cầu,
hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá. Mùa hoa: tháng 4 - 6, mùa quả: tháng 7 - 9.

Hình 2.1 Diệp hạ châu đắng (cây chó đẻ)
(Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống, 2010)

3


2.1.3 Phân bố
Chi Phyllanthus L. có nhiều loài gồm từ những cây thảo đến các cây bụi hay
gỗ nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này có
khoảng 40 loài, trong đó đáng chú ý là hai loài P. urinaria và P. amarus có hình
dáng gần giống nhau nhưng P. amarus thân có màu xanh, quả nang nhẵn, có tên gọi
là diệp hạ châu đắng hay cây chó đẻ còn P. urinaria thân có màu đỏ, quả nang có
gai, có tên gọi là diệp hạ châu ngọt hay cây chó đẻ răng cưa, cả hai loài này mọc rải
rác ở khắp nơi trừ vùng núi cao, lạnh. Trong tự nhiên còn có loài P. niruri, có tác
giả cho rằng đó là tên đồng nghĩa của P. amarus (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). Trong
đề tài, chúng tôi sử dụng loài P. amarus (diệp hạ châu đắng) do loài này dễ tìm,
được trồng nhiều và phân bố rộng.
Diệp hạ châu đắng là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng, thường mọc lẫn
trong các bầu cỏ, ruộng cao, nương rẫy và vườn nhà…vv. Cây non mọc từ hạt vào
cuối mùa xuân, sinh trưởng nhanh vào mùa hè và tàn lụi vào giữa mùa thu nên cây

thường được thu hái vào cuối mùa hè vì trong thời gian này cây đã sinh trưởng, phát
triển đầy đủ và chứa lượng hoạt chất cao nhất (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

Hình 2.2 Cây diệp hạ châu
(Nguồn: Bệnh gan và cây chó đẻ, 2011)

4


2.1.4 Bộ phận dùng
Toàn cây trừ rễ, rửa sạch dùng tươi hay phơi sấy khô.
2.1.5 Tính chất
Vị đắng, tính lạnh, lợi tiểu, tiêu độc, tán ứ, thông huyết và sát trùng (Đỗ Huy
Bích và Bùi Xuân Chương, 1976).
Tính kháng khuẩn: nước sắc của cây có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn như
Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Shigella flexneri, Shigella shiga và
Bacillus subtilis. Chất kháng khuẩn tan nhiều trong methanol, ethyl acetate, aceton,
chlorofor và ethanol nhưng không tan trong ether dầu hỏa, ether ethylic, nó bền
vững ở 80 - 100oC, không bị ảnh hưởng ở pH 2 - 9 (Nguyễn Đức Minh, 1975).
2.1.6 Thành phần hóa học
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), Phyllanthus chứa nhiều chất thuộc các
nhóm hóa học:
- Triterpen
Stigmasterol, stigmasterol - 3 - 0 - beta - glucosid, beta - sitosterol, beta - sitosterol
glucosid, lup - 20 - en - 3 beta - ol
- Flavonoid
Kaempferol, quercetin, rutin
- Tanin
Acid elagic, acid 3, 3/, 4 - tri - 0 - methyl elagic, acid galic
- Phenol

Methylbrevifolin carboxylate
- Acid hữu cơ
Acid succinic, acid ferulic, acid dotriacontanoic
- Lignan: phyllanthin, hypophyllanthin
H3C - (CH2)28 - CH2OH

5


×