Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH, MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG TRÊN CÂY ỚT CAY TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


VÕ KHÁNH THANH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH, MỨC ĐỘ
GÂY HẠI VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG TRÊN
CÂY ỚT CAY TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


VÕ KHÁNH THANH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH, MỨC ĐỘ
GÂY HẠI VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG TRÊN
CÂY ỚT CAY TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số
: 60.62.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN THỊ CHẮT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Võ Khánh Thanh sinh ngày 08 tháng 11 năm 1980. Nơi sinh: Mỹ Hiệp,
Phù Mỹ, Bình Định. Con ông Võ Ẩn và bà Lê Thị Ngọc Hải.
Tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Trung Học Phổ Thông Phù Mỹ I,
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, năm 1998.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông Học hệ chính quy tại trường Đại Học Nông
Lâm Tp.HCM, năm 2003.
Từ năm 2004 đến nay, làm việc tại Công ty cổ phần Giống Cây Trồng Miền
Nam, 282, Lê Văn Sỹ, P.1, Q. Tân Bình, Tp.HCM.
Tình trạng gia đình:
Chồng là Trương Thanh Trung, năm sinh 1980, nghề nghiệp: giáo viên
Con Trương Khánh Thủy, năm sinh 2004
Địa chỉ liên lạc: 161/36 khu phố 5, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 0945400298
Email:

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Ký tên

Võ Khánh Thanh

iii


LỜI CẢM TẠ
Hoàn thành luận văn này, tôi xin được trân trọng cảm ơn:
Ban Giám Hiệu, Khoa Nông Học và Phòng Sau Đại Học trường
Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành chương trình học.
Quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến cô PGS.TS Nguyễn
Thị Chắt đã dìu dắt, truyền đạt kiến thức và tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Ban Giám Đốc Công ty cổ phần Giống Cây Trồng Miền Nam,
các phòng ban chức năng và nhà anh Nguyễn Trí Thanh ở ấp 5,
xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học và làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha, mẹ, anh, chị, em
và chồng trong gia đình, các anh chị đồng nghiệp và toàn thể bạn bè


iv


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu thành phần sâu hại chính, mức độ gây hại và hiệu quả
phòng trừ chúng trên ớt cay tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” được thực hiện tại
vùng trồng ớt cay ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương và phòng thí nghiệm thuộc Bộ
môn Bảo vệ Thực vật, khoa học Nông Học, trường Đại học Nông Lâm, TP.HCM từ
tháng 01 năm 2010 đến tháng 05 năm 2011.
Kết quả ghi nhận cây ớt cay được nông dân tại Phú Giáo, Bình Dương trồng 1
năm 1 vụ kéo dài 5-6 tháng. Đa số nông dân cho rằng sâu xanh da láng và bọ trĩ là sâu
hại phổ biến trên cây ớt cay. Để phòng trừ sâu hại nông dân thường sử dụng thuốc
gốc Imidarloprid, gốc Methomyl, gốc Abamectin. Đa số nông dân phun thuốc trừ sâu
hại 7 ngày/lần và sử dụng liều lượng cao hơn khuyến cáo.
Ghi nhận tổng quát được 7 loài sâu hại và 2 loài thiên địch trên cây ớt cay:
Spodoptera exigua Hb. (Lepidoptera: Noctuidae), Thrips palmi Kany (Thysanoptera:
Thripdae), Scirtothrips dorsalis Hood (Thysanoptera: Thripidae), Bemisa tabaci
Gennadius (Homoptera: Aleyrodidae), Aphis gosspii Glov (Homoptera: Aphididae),
Tetranychus urticae Koch (Acarina: Tetranychidae), Frankliniella
Pergande (Thysanoptera: Thripdae),

occidentalis

Amblyseius sp. (Acarina:Phytosiidae),

Menochilus sexmaculatus F. (Coleoptera: Coccinellidae)
Thành trùng sâu xanh da láng – Spodoptera exigua Hubner. là loài ngài đêm
có kích thước nhỏ màu nâu đất. Cơ thể con cái biến động 10,0 -12,0mm, con đực
khoảng 9,5 – 11,0mm. Vòng đời của Spodoptera exigua Hb. trung bình 26,67±0,72
ngày. Khả năng đẻ trứng trung bình của con cái 158,67±57,93 trứng, thời gian đẻ vào

ban đêm, tỷ lệ hóa nhộng đạt 86,76%, tỷ lệ thành trùng hoàn thành vòng đời chiếm
khoảng 95,85%, tỷ lệ sống sót của ấu trùng cao, chết do phát tán khoảng 13,24%.
Mức độ gây hại của sâu xanh da láng và bọ trĩ gia tăng nhanh chủ yếu ở giai
đoạn 85 – 125 ngày sau trồng: mật số sâu xanh da láng biến động từ 4,6 – 7,2
con/cây và mật độ bọ trĩ gia tăng trung bình từ 4,2 – 6,8 con/đọt. Tương ứng với tỷ lệ
trái bị sâu ăn hại dao động từ 4,5% - 7,6%, tỷ lệ đọt bị xoăn biến động từ 4,2% -

v


7,5%. Mật độ bọ trĩ và sâu xanh da láng giảm xuống từ 140 ngày sau trồng đến khi
kết thúc thu hoạch.
Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu hại tổng hợp có tác dụng ngăn chặn sự phát
sinh, phát triển và gây hại của sâu hại trên cây ớt cay; giảm số lần bơm thuốc xuống
còn 6 lần/vụ. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp đã mang lại lợi nhuận cao hơn
so với theo kỹ thuật nông dân là 8.101.000 đồng/500m2 với hệ số lãi suất là 9,2.

vi


ABSTRACT
The thesis ”Study of major insects, harmful rate and effective control on hot
pepper” in Phu Giao district, Bình Dương province anh the Insect Science Laboratory
Agronomy Faculty, at Thu Đuc Agriculture anh Forestry University, Thu Duc
Dictrict, Ho Chi Minh City from January, 2010 to May, 2011.
In Phú Giáo district, Binh Duong province, most of farmers grow one season
hot pepper in year about 5-6 month. All farmers believe that Spodoptera exigua
Hurber. and thrips spp. was major insect on hot pepper. The unique method used to
control Spodoptera exigua Hurber. and thrips spp. on the hot pepper is using
insecticides such as Imidarloprid, Methomyl, Abamectin. Most of famers applied

those types insecticides every 7 day on hot pepper than the guidance.
The 9 insects species and 2 spider species which causing impacts on hot
pepper’s. These are species: Spodoptera exigua Hubner (Lepidoptera: Noctuidae),
Thrips

palmi

Kany

(Thysanoptera:

Thripdae),

Scirtothrips

dorsalis

Hood

(Thysanoptera: Thripidae), Bemisa tabaci Gennadius (Homoptera: Aleyrodidae),
Aphis gosspii Glov (Homoptera: Aphididae), Tetranychus urticae Koch (Acarina:
Tetranychidae), Frankliniella occidentalis Pergande (Thysanoptera: Thripdae),
Neoseiulus cucumeris (Acarina:Phytosiidae), Epilachna vigintioctopunctata Fab.
(Coleoptera: Coccinellidae).
The researching on morphology, biological features of Spodoptera exigua Hb.
on the hot pepper’s young shoot and fruit the showed that the dult has a drab brown or
gray. The female about 10.0 -12.0mm, male about 9.5 – 11.0mm, eggs is flat top shere
and light yellow. Pupal is light gray yellow. Life cycle of Spodoptera exigua Hb.
about 26.67±0.72 ngày, the female bear ability 158.67±57.93 eggs often in night,
pupal rate of Spodoptera exigua Hb. about 86.76%, adult rate complete life cycle

about 95.85%, rate survive of lava Spodoptera exigua Hb. is highest, lava is died
because dispersion about 13.24%.

vii


Density of the major insect on hot pepper were highest at the satge after
planting 85-125 days and was reduced in a 130 – 160 days after growing.
Management applied to protect damager insect by methods management
general insect has effect to prevent arise, grow of insect on hot pepper; reduce times
spay chemicals pesticide from 12 times in season reduce 6 times in season. Profits
farm hot pepper apply methods management general insect has increase than profits
farm hot pepper apply normal: 8,101,000 đ/500m2 with coefficient profits as 9.2.

viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

TRANG CHUẨN Y…………………………………………………………………. .i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................................. i 
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... iii 
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................................... iv 
TÓM TẮT ................................................................................................................................. v 
ABSTRACT ............................................................................................................................vii 
MỤC LỤC ................................................................................................................................ ix 
DANH SÁCH CÁC HÌNH....................................................................................................... xi 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... xiv 
Chương 1 .................................................................................................................................. 1 
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 
1.2 Mục đích, yêu cầu............................................................................................................ 2 
1.2.1 Mục đích: .................................................................................................................. 2 
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................................... 2 
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2 
Chương 2 .................................................................................................................................. 3 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................................... 3 
2.1 Khái quát về cây ớt cay: .................................................................................................. 3 
2.1.1 Vị trí phân loại của cây ớt : ...................................................................................... 3 
2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố: ....................................................................................... 3 
2.1.3 Đặc điểm thực vật học: ............................................................................................. 5 
2.1.4 Giá trị dinh dưỡng của ớt cay ................................................................................... 5 
2.2 Sâu hại và thiên địch trên cây ớt...................................................................................... 6 
2.2.1 Sâu hại trên cây ớt .................................................................................................... 6 
2.2.2 Thiên địch trên cây ớt và cây họ cà (Solanaceae) .................................................... 7 
2.3 Tình hình nghiên cứu sâu hại chính trên cây ớt............................................................... 8 
2.3.1 Bọ trĩ ......................................................................................................................... 8 
2.3.2 Sâu xanh da láng – Spodoptera exigua Hubner...................................................... 13 
2.3.3 Bọ phấn trắng ......................................................................................................... 17 
Chương 3 ................................................................................................................................ 21 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 21 
3.1 Nội dung ........................................................................................................................ 21 
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................. 21 
3.2.1 Địa điểm ................................................................................................................. 21 
ix



3.2.2 Thời gian thực hiện................................................................................................. 21 
3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23 
3.3.1 Phương tiện nghiên cứu .......................................................................................... 23 
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 24 
3.3.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác trên cây ớt cay tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương. ......................................................................................................................... 24 
3.3.2.2 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên ớt cay tại huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương. ................................................................................................................ 24 
3.3.2.3 Điều tra mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây ớt cay. ............................ 25 
3.3.2.4. Khảo sát đặc điểm sinh học của sâu xanh da láng hại ớt................................ 25 
3.3.2.5 Khảo sát hiệu quả phòng trừ sâu hại chính bằng biện pháp IPM trên cây ớt cay
tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. ........................................................................ 27 
3.4 Phương pháp xử lý số liệu: ........................................................................................... 30 
Chương 4 ................................................................................................................................ 31 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................................. 31 
4.1 Hiện trạng canh tác ớt cay của nông dân tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương,
năm 2010 ..................................................................................................................... 31 
4.2 Kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại và thiên địch trên ớt cay tại huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương, năm 2010 .............................................................................. 37 
4.3 Mức độ gây hại của sâu hại chính và đặc điểm sinh học của sâu xanh da láng –
Spodoptera exigua Hubner trên cây ớt cay ................................................................. 40 
4.3.1 Mức độ gây hại của sâu xanh da láng – Spodoptera exigua Hubner. và bọ trĩ
trên cây ớt cay tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, năm 2010 ............................... 40 
4.4 Hiệu quả phòng trừ sâu hại bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây ớt
cay tại xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, năm 2011 ........................... 58 
Chương 5 ................................................................................................................................ 65 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................... 65 
5.1 Kết luận ......................................................................................................................... 65 
5.2 Đề nghị .......................................................................................................................... 66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 67 

Phụ lục 1 .................................................................................................................................. 75 
Phụ lục 2 .................................................................................................................................. 77 
Phụ lục 3 .................................................................................................................................. 78 
Phụ lục 4 .................................................................................................................................. 81 
 

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1 Nhiệt độ, ẩm độ trung bình tại khu vực huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2010…..…………………………………………25
Hình 3.2 Lượng mưa trung bình tại khu vực huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ
tháng 01/2010 đến tháng 05/2011…………………………..…………………26
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí điều tra qui luật phát sinh phát triển sâu hại, bọ trĩ trên ớt cay
……………………………………………………………………………………28
Hình 3.4 Bố trí thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp tổng hợp………… 32
Hình 4.1 Mức độ gây hại của sâu xanh da láng và bọ trĩ trên cây ớt cay tại nhà ông
Đặng Văn Xuân ấp 1, xã Phước Sang, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, năm
2010 .……………………………………………………………………………45
Hình 4.2 Mức độ gây hại của sâu xanh da láng và bọ trĩ trên cây ớt cay tại nhà bà
Lê Thị Liễu ấp 5, xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, năm 2010
……………………………………………………………………………………47
Hình 4.3 Mức độ gây hại của sâu xanh da láng và bọ trĩ trên cây ớt cay tại nhà Võ
Văn Trận ấp 5, xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, năm 2010.….49
Hình 4.4 Một số sâu hại trên cây ớt cay tại Phú Giáo, Bình Dương, năm 2010……42

Hình 4.5 Triệu chứng gây hại của sâu xanh da láng – Spodoptera exigua
Hubner……………………………………………………………………………51
Hình 4.6 Trưởng thành sâu xanh da láng – Sopdoptera exigua Hubner…….…... 53
Hình 4.7 Ấu trùng và vỏ đầu các tuổi sâu xanh da láng – Spodoptera exigua Hb.55
Hình 4.8 Vòng đời của sâu xanh da láng – Spodoptera exugia Hb…………….60

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Tình hình trồng ớt tươi ở các nước Châu Á năm 2003………………… 4
Bảng 2.2. Tình hình trồng ớt khô ở các nước Châu Á năm 2003………………… 5
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng trong ớt xanh (trong 100g phần ăn được) ………. 6
Bảng 3.2 Nghiệm thức thí nghiệm phòng trừ tổng hợp sâu hại chính trên ớt cay ….31
Bảng 4.1 Thông tin chung về hiện trạng canh tác cây ớt cay huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương, năm 2010…………………………………………………………35
Bảng 4.2 Hiện trạng kỷ thuật canh tác cây ớt của nông dân huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương, năm 2010……………………………………………………………….37
Bảng 4.3 Hiện trạng bảo vệ thực vật trên cây ớt của nông dân huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương, năm 2010……………………………………………………….. .38
Bảng 4.4 Một số sâu hại và thiên địch trên cây ớt cay tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương, năm 2010……………………………………………………………….41
Bảng 4.5 Hình thái của sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb. trong phòng thí
nghiệm ĐHNL Tp.HCM, năm 2010…………………………..………………52
Bảng 4.6 Thời gian phát triển và kích thước vỏ đầu của ấu trùng sâu xanh da láng
Spodoptera exigua Hb. trong phòng thí nghiệm ĐHNL Tp.HCM, năm

2010………………………………………………………………………….…56
Bảng 4.7 Vòng đời của loài sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb.trong phòng thí
nghiệm ĐHNL Tp.HCM, năm 2010…………………………………………….58
Bảng 4.8 Một số đặc điểm sinh học khác của thành trùng sâu xanh da láng
Spodoptera exigua Hb.trong phòng thí nghiệm ĐHNL Tp.HCM, năm 2010
…………………………………………………………………………………59
Bảng 4.9 Thành phần sâu hại và thiên địch trên ruộng thí nghiệm phòng trừ tổng hợp
và theo tập quán nông dân tại xã Tân Hiệp, huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương,
12/2010-05/2011………………………………………………………………..62

xii


Bảng 4.10 Mức độ gây hại của sâu hại chính trên ruộng thí nghiệm phòng trừ tổng
hợp và theo tập quán nông dân tại xã Tân Hiệp, huyên Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương, 12/2010-05/2011………………………………………………………64

Bảng 4.11 Mật độ thành trùng bọ trĩ vào bẫy trên ruộng thí nghiệm phòng trừ tổng
hợp tại xã Tân Hiệp, huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, 12/2010-05/2011…… 65
Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế của việc phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp tổng hợp…66

xiii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AT:

Ấu trùng


BVTV:

Bảo Vệ Thực Vật

ĐHNL:

Đại học Nông Lâm

NT:

Nghiệm thức

NST:

Ngày sau trồng

SD:

Standard of deviation (Độ lệch chuẩn)

SLQS:

Số lượng quan sát

SLDT :

Số lần theo dõi

TSXH:


Tần suất xuất hiện

TGĐT:

Thời gian điều tra

MĐSXDL:

Mật độ sâu xanh da láng

IPM:

Integrated Pest Management (Phòng trừ tổng hợp )

N:

Số lượng mẫu

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, dân số Thế giới gia tăng nhanh chóng, theo thống kê của FAO
năm 2003 cho thấy năm 1975 dân số thế giới 4 tỷ người, nhưng năm 2000 dân số
tăng lên gần gấp đôi (6 tỷ). Ước tính đến năm 2020 dân số sẽ tăng lên 8 tỷ. Do đó,
với sự gia tăng dân số này mỗi năm thế giới mất 5-10 triệu đất dành cho nông
nghiệp chuyển sang phục vụ cho nhu cầu cần thiết cho con người như nhà cửa,
trường học, bệnh viện, sân chơi. Mặt khác, với sự gia tăng dân số này cũng góp

phần làm tăng nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu thiết yếu khác trong đó nhu cầu về
rau xanh và lương thực đặt lên vị trí hàng đầu.
Với mức sống và nhu cầu ngày nay, rau xanh là mặt hàng không thể thiếu
trong thực đơn hàng ngày của mỗi người. Trong đó về rau gia vị được nhiều người
quan tâm đặc biệt là ớt vì nó chứa các hợp chất có giá trị về mặt y học.
Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng có tác dụng khoan trung tán hàn,
kiện tỳ, tiêu thực. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy quả ớt có rất nhiều ích
lợi cho sức khỏe vì chứa capsaicin tỷ lệ 0,01 -0,1% khi ớt chín đỏ có tác dụng kích
thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh có đặc tính giảm
đau. Do vậy, ớt thường dùng để chữa bệnh đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau
khớp.
Ngày nay, trồng ớt cay vừa mang giá tri dinh dưỡng cao vừa mang lại giá trị
kinh tế cao. Đây là ngành sản xuất có lợi nhuận cao ở trong nước và xuất khẩu. Vì
vậy trong những năm gần đây ớt cay được trồng phổ biến, đặc biệt là tỉnh Bình
Dương, tập trung chủ yếu ở Tân Quyên, Thuận An, Phú Giáo và rải rác ở một số
huyện khác.
Diện tích ớt cay tại Bình Dương năm 2008 khoảng 20 ha. Kết quả mô hình
trồng ớt cay tại xã Phước Sang, huyện Phú Giáo cho thấy mỗi hecta đất đã cho nông
dân thu nhập bình quân 250 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên để đảm bảo năng suất, phẩm chất ớt cay mang lại lợi nhuận cao,
thì việc quản lý dịch hại trên cây ớt cay đòi hỏi nghiêm ngặt hơn các loại cây khác.

1


Các loại sâu hại trên cây ớt cay không những gây hại trên lá, cây con, hoa mà còn
làm tỷ lệ trái thương phẩm bị giảm do vết cắn phá trên trái gây ra, trái bị sần sùi, bị
vẹo không thu hoạch được. Và gây hại khá nghiêm trọng trong những năm gần đây
ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và phẩm chất ớt cay.
Hiện nay, để hạn chế sự tấn công của dịch hại nông dân thường lạm dụng

thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, dễ tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả ớt vì
ớt thường dùng ăn tươi là chủ yếu.
Để giải quyết vấn đề trên, thì việc thực hiện đề tài:” Nghiên cứu thành phần
sâu hại chính, mức độ gây hại và hiệu quả phòng trừ chúng trên ớt cay tại huyện
Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” là điều rất cần thiết.
1.2 Mục tiêu, yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Xác định các thành phần sâu hại chính trên cây ớt cay, mức độ gây hại và
tìm ra biện pháp phòng trừ chúng trong điều kiện cụ thể tại huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương.
1.2.2 Yêu cầu
Tìm hiểu hiện trạng canh tác, tập quán phòng trừ sâu hại trên cây ớt cay tại
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Xác định thành phần sâu hại chính và một số đặc điểm hình thái, sinh học
của sâu hại chính trên cây ớt cay tại huyện Phú Giáo,tỉnh Bình Dương.
Ghi nhận mức độ gây hại của sâu hại chính và hiệu quả phòng trừ nó trên cây
ớt cay tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ tháng
06/2010 đến tháng 12/2010. Các nghiên cứu chỉ tập trung đối với các loại sâu hại,
thiên địch trên cây ớt sừng (ớt chỉ địa).

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về cây ớt cay
2.1.1 Vị trí phân loại của cây ớt
Giới (regnum)


: Plantae

Ngành (division) : Magnoliophyta
Lớp (class)

: Magnoliopsida

Phân lớp (subclass): Asteridae
Bộ (ordo)

: Solanales

Họ (familia)

: Solanaceae

Chi (genus)

: Capsicum

Loài (species)

: Capsicum spp.

2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Cây ớt có tên khoa học Capsicum spp. thuộc họ cà (Solanaceae), là loài cây
có quan hệ gần gũi với các cây cà chua, cà tím, khoai tây, cà pháo. Cây ớt có nhiều
loài khác nhau, người ta tìm thấy ít nhất 25 loài trong đó các loài Capsicum
annuum, Capsicum baccatum, Capsicum chinense, capsicum frutescens và

capsicum pubescens được sử dụng rộng rãi. Cây ớt có nguồn gốc Trung Mỹ, và
được người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha du nhập vào châu Á ở giữa thế kỷ
16 (J.M.Poulos,1991). Ở Việt Nam, ớt được người Pháp mang sang và trồng nhiều
ở miền Trung và ĐBSCl như: An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng (Mai Thị Phương
Anh, 1996).
Ớt được sử dụng ăn tươi, ăn khô, hoặc chế biến nước sốt, làm rau, làm gia vị
và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A và E. Cây ớt có giá trị cao về
kinh tế cũng như xuất khẩu. Năng suất ước tính trên thế giới đạt khoảng 8,7 triệu
tấn/triệu ha (FAO,1989). Trong đó vùng sản xuất ớt nhiều nhất là châu Á đạt
khoảng 1,6 triệu ha.

3


Theo FAO (2003), sản lượng ớt toàn thế giới khoảng 9,12 triệu tấn /3,668
triệu ha, các nước châu Á khoảng 9,02 triệu tấn/2,458 triệu ha. Trong đó Trung
Quốc là nước có diện tích sản xuất ớt tươi cao nhất, chiếm 60,7% so với tổng các
nước châu Á. Ấn Độ có diện tích sản xuất ớt khô cao nhất, chiếm 64,15% so với
tổng các nước và Việt Nam chiếm 3,41%, đứng thứ 5/10 nước sản xuất ớt khô (thể
hiện ở bảng 2.1 và bảng 2.2).
Bảng 2.1. Tình hình trồng ớt tươi ở các nước châu Á năm 2003
TT

Tên nước

1

China

602,593


19,13

2

Turkey

88,000

20,34

3

Indonesia

176,264

3,14

4

Korea (South)

63,150

5,55

5

Japan


3,760

40,24

6

Israel

2,300

51,17

7

Iran

4,000

26,25

8

Korea (North)

25,000

2,36

9


Kazakhstan

3,000

18,00

10

India

5,500

9,18

11

Các nước khác

18,741

10,20

Tổng các nước Châu Á

992,308

15,07

1,640,830


14,11

Tổng thế giới

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn/ha)

(nguồn : FAO, 2003)

4


Bảng 2.2. Tình hình trồng ớt khô ở các nước châu Á năm 2003
TT

Tên nước

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn/ha)

1

India

940,000

4,68


2

China

36,000

25,56

3

Bangladesh

169,970

3,22

4

Pakistan

48,800

7,90

5

Viet Nam

50,000


6,16

6

Myanmar

108,000

2,59

7

Thailand

24,000

6,33

8

Turkey

9,000

8,89

9

Nepal


17,500

3,20

10

Các nước khác

62,108

5,52

Tổng các nước châu Á

1,465,378

5,10

Tổng thế giới

2,027,059

4,90
(nguồn : theo FAO, 2003)

2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Cây ớt (Capsicum ssp) là cây hằng niên, cao từ 50-150cm, lá đơn thường
trên lá có lông tơ (ít nhiều tùy thuộc vào từng loài). Lá có hình trứng, hình mũi mác,
hình trứng dài. Mép lá có hoặc không có răng cưa. Hoa màu trắng, trắng xanh, hoa

màu trắng nhưng trong tràng hoa có phân bố màu vàng hoặc xanh. Tràng hoa có 5-7
thùy, mỗi hoa có 5-7 nhị đực. Quả là loại quả mọng chứa nhiều hạt và chia thành
nhiều ngăn hạt khác nhau (từ 2 hoặc nhiều hơn). Mỗi loài có dạng trái khác nhau về
kích thước cũng như màu sắc trái, có một số loài thịt quả mềm khi chín (Poulos,
1991, AVRDC 2003, AVRDC 2005).
2.1.4 Giá trị dinh dưỡng của ớt cay
Shanmugavelu (1989) ghi nhận thành phần dinh dưỡng chứa trong trái ớt bao
gồm protein, chất béo, chất khoáng… (thể hiện rõ ở bảng 2.3)

5


Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng trong ớt xanh (trong 100g phần ăn được)
Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng (mg)

Ẩm độ

85,7 g

P

80

Protein


2,9 g

Fe

1,2

Chất béo

0,6 g

Sodium

6,5

Chất khoáng

1,0 g

Potassium

217

Chất xơ

6,8 g

S

34


Ca

30 mg

Copper

1,55

Mg

24 mg

Thiamin

0,19

0,39 mg

Vitamin A

292

Acid oxalic

67 mg

Vitamin C

111


Calories

29

Nicotinic acid

0,9

Riboflavia

(Shanmugavelu, 1989)
2.2 Sâu hại và thiên địch trên cây ớt
2.2.1 Sâu hại trên cây ớt
Yang và ctv (1989) ghi nhận trên cây ớt có 5 loài côn trùng gây hại chủ yếu
đó là: rầy mềm – Aphis gossypii Glover, sâu xanh – Heliothis armigera Hb, sâu ăn
tạp – Spodoptera litura Fab, bọ trĩ – Thrips sp., nhện đỏ - Tetranychus urticae .
Shanumugavelu (1989) đã ghi nhận trên cây ớt có 6 loài gây hại chính: bọ trĩ
– Scirtothrips dorsalis, rầy mềm – Aphis gossypii, sâu xanh - Heliothis armigera,
sâu ăn tạp – Spodoptera litura Fab, sâu xanh da láng - Spodoptera exigua Hubner,
nhện đỏ – Hemitarsanamus latus.
Theo báo cáo trạm bảo vệ thực vật Phú Giáo (2008), cây ớt thường gặp các
loài gây hại như bọ trĩ – Thrips sp., rầy mềm – Aphis gossypii, sâu xanh - Heliothis
armigera, sâu ăn tạp – Spodoptera litura Fab, sâu xanh da láng - Spodoptera exigua
Hubner, nhện đỏ – Hemitarsanamus latus.
Theo Mai Thị Phương Anh (1996; 1999), thành phần sâu hại trên cây ớt là
bọ trĩ – Scirtothrips dorsalis, rầy mềm – Aphis gossypii, sâu xanh - Heliothis

6



armigera, sâu ăn tạp – Spodoptera litura Fab, sâu xanh da láng - Spodoptera exigua
Hubner, mite – Hemitarsanamus latus, bọ phấn- Bemisia tabaci.
Trần Văn Hòa và Trần Văn Hai (2000) cho biết thành phân sâu hại chính trên
cây họ cà, ớt là bọ trĩ – Scirtothrips dorsalis, rầy mềm – Aphis gossypii, sâu xanh Heliothis armigera, sâu ăn tạp – Spodoptera litura Fab, sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner, mite – Hemitarsanamus latus, bọ phấn- Bemisia tabaci,
nhện đỏ- Tetranychus urticae .
Nguyễn Ngọc Sơn (2009) ghi nhận có 4 loài sâu gây hại phổ biến trên cây ớt
ngọt tại huyện Đơn dương, tỉnh Lâm Đồng là: bọ trĩ – Thrips sp., rầy xanh Amrasca biguttula, bọ phấn – Bemisa tabaci, sâu xanh da láng – Spodoptera
exigua.
Trên cây ớt thường gặp các loài sâu phá hại bọ trĩ – Thrips sp., rầy mềm –
Aphis gossypii, sâu xanh - Heliothis armigera, sâu ăn tạp – Spodoptera litura Fab,
sâu xanh da láng-Spodotera exigua Hubner, mite–Hemitarsanamus latus, bọ phấnBemisia tabaci. (trang web: />2.2.2 Thiên địch trên cây ớt và cây họ cà (Solanaceae)
Theo Jordi và Cristina (1998) thiên địch trên cây họ cà (Solanaceae) bao
gồm 5 bộ côn trùng, 18 loài thuộc 8 họ . Các loài xuất hiện phổ biến gồm: Orius
laevigatus Fieber (Anthocoridae – Himiptera), Orius majuscules Reuter
(Anthocoridae – Himiptera), Dicyphus tamaninii Wagner và Macrolophus
caliginosus Wagner (Miridae - Hemiptera).
Theo CAB (2005), trên rầy mềm phát hiện các loài thiên địch bắt mồi như bọ
rùa Menochilus sexmaculatus, Cheilomenes sexmaculata Fab (CoccinellidaeColeoptera), bọ cánh lưới Plesiochrysa ramburi Schneider, ruồi ăn rệp, loài Orius
sp. (Anthocoridae-Hemiptera), thiên địch ký sinh trên bọ trĩ như loài Ceranisus sp.
(Eulophidae- Hymenoptera).
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), trên các cây trồng trong họ Solanaceae có
một số thiên địch trên các loại sâu như:

7


-

Trên rầy mềm có các loài thiên địch như bọ rùa họ Coccinellidae, bọ rùa

đỏ Micrasips discolor Fab, bọ rùa 6 vệt Menochilus sexmaculatus Fab, bọ
rùa đen chấm vàng Scymnus sp., chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp.
(Chrysopidae-Neuroptera), nhện Oxyopes sp..

-

Trên sâu xanh da láng phát hiện có nhóm ong ký sinh mắt đỏ là
Trichogramma spp., ong kén trắng Apanteles spp., vi khuẩn Bacillus
thuringiensis.

Theo Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2004), có một loài thiên địch của bọ trĩ trên
cây dưa hấu đó là Orius tantilus Motschisky (Hemiptera-Anthocoridae).
Hà Quang Hùng (2009) ghi nhận việc sử dụng bọ xít bắt mồi Orius Sauteri
và nhện thiện địch - Amblyseius sp. có hiệu quả trên cây dưa leo, bí xanh, ớt làm
giảm tỷ lệ hại của bọ trĩ và nhện đỏ trên các cây trồng này.
Nguyễn Thị Kim Oanh và ctv (2006) đã nhân nuôi và sử dụng nhện bắt mồi
- Amblyseius sp. thành công trên cây rau và cam quýt dễ bị nhện đỏ và bọ trĩ tấn
công.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2006) nhện bắt mồi Amblyseius victoriensis W. là
loài mới phát hiện ở Việt Nam, chúng có khả năng kìm hãm số lượng nhện đỏ son
Tetranychus cinnabarinus và bọ trĩ Thrips palmi cao
2.3 Tình hình nghiên cứu sâu hại chính trên cây ớt
2.3.1 Bọ trĩ
Vị trí phân loại
Ngành:

Arthropoda

Lớp:


Insecta

Bộ :

Thysanoptera

Họ:

Thripidae

a. Thrips palmi
Tên khoa học: Thrips palmi Karny,
Tên tiếng anh: Melon thrips
Theo Vierbergen (1996) bọ trĩ dưa Thrips palmi có những đặc điểm sau:

8


Thành trùng màu vàng khi đậu cánh xếp trên lưng, tạo thành đường sọc màu
nâu đen ở giữa lưng, đốt cuối bụng hình nón, chiều dài khoảng 1mm. trứng hình hạt
đậu, màu trắng. Ấu trùng có màu trắng khi mới nở, chuyển màu vàng (màu vàng từ
nhạt đến vàng đậm) khi trưởng thành, cơ thể trong suốt. Nhộng giả có màu vàng
đậm và có hình dạng giống như ấu trùng nhưng chỉ có mầm cánh.
- Mép trên của mảnh lưng ngực trước không có hàng lông cứng, mép sau ngực
trước có 2 cặp lông cứng ở 2 góc phát triển.
- Râu đầu có 7 đốt, đốt số 3 và 4 có móc cảm ứng hình nón (Vierbergen, 1996).
Đầu có 3 mắt đơn màu đỏ, lông cứng trước mắt đơn dài hơn lông cứng sau
mắt kép (Vierbergen, 1996).
- Trên mạch cánh thứ 2 của cánh trước có 3 lông cứng nằm ở 1 nửa cánh phía
ngoài (Vierbergen, 1996).

- Đốt bụng thứ 8 có hàng lông hình lược đầy đủ (Vierbergen,1996).
- Đốt ngực sau có 1 cặp lỗ chân lông ở mép sau, có những đường vân hội tụ về
phía sau (Vierbergen, 1996).
b. Scritothrips dorsalis Hood
Tên khoa học: Scritothrips dorsalis Hood.
Tên tiếng anh: Chili thrips
Hodges và Edwards (2005) mô tả Chili thrips có đặc điểm như sau:
Thành trùng màu vàng nhạt hay màu trắng nhưng cánh có màu đậm hơn,
kích thước nhỏ 0,7-1,0 mm. Ấu trùng màu vàng nhạt khi trưởng thành màu đậm
hơn, cơ thể trong suốt. Nhộng giả có màu đậm và hình dạng giống như ấu trùng
nhưng chỉ có mầm cánh.
Râu đầu có 8 đốt : đốt thứ 1, 2 màu nhạt, đốt thứ 3, 8 màu tối. Ở đốt thứ 3,
4 có 2 gai cảm giác hình nón. Trên đốt ngực trước có các đường vân màu tối khít
nhau. Đầu có 3 mắt đơn và có 3 cặp lông cứng. lông cứng dài nhất ở mép sau của
ngưc trước có chiều dài từ 25-30 µm
Trên mạch chính của cánh trước có vài lông cứng, mạch chính của cánh sau
chỉ cỏ 2 lông cứng.
Trên đốt bụng đầu tiên có nhiều lông tơ phân bố theo chiều ngang và có 3
căp lông cứng cong.

9


Phần mép sau của đốt bụng thứ 8 phủ lớp lông tơ hình lược. trên lưng bụng
phủ lớp lông tơ theo chiều ngang.
Phân bố và ký chủ
Bọ trĩ là loài đa thực, có phổ ký chủ rộng, phá hoại trên rất nhiều loài cây
trồng. Trong đó có cây rau, đặc biệt rau thuộc họ cà, họ đậu, họ bầu bí, họ hành tỏi.
Ngoài ra bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh siêu vi trùng cho nhiều loại cây trồng.
Theo Ananthakrishnan (1993), CABI/EPPO (1997), CABI (2003),

Scirtothrips dorsalis là dịch hại nguy hiểm cho cây rau, bông, cây họ cam quýt và
nhiều loại cây ăn trái khác ở Châu Á, Châu Phi và Châu Úc.
Theo Chang (1995) Scirtothrips dorsalis là loại côn trùng đa kí chủ và gây
hại trên nhiều loại cây trồng và là vector truyền nhiều bệnh nguy hại cho cây trồng.
Ở Ấn Độ và Nhật Bản phát hiện Scirtothrips dorsalis gây hại chủ yếu trên
ớt, tiêu (Thirumurthi et al. 1972; Toda và Komazake, 2002).
Venette & Davis (2004) thống kê bọ trĩ ớt gây thiệt hại nặng về kinh tế cho
nhiều loại cây trồng như chuối, đậu, bắp, cà tím, bông, cam quýt, xoài, dưa melon,
ớt, đậu xanh, dâu tây, trà, thuốc lá, cà chua… Tại trung tâm bảo vệ thực vật Florida
cho biết bọ trĩ ớt là một trong 13 loại côn trùng gây hại nặng cho nền nông nghiệp
của Hoa Kỳ (FNGLA2003). Venette & Davis (2004))
Theo

Amin và ctv.(1981); Mound & Palmer (1981); Ananthakrishnan,

(1993), Scirtothrips dorsalis còn là vector truyền bệnh virus, thối vi khuẩn và
TSWV (tomato spotted wilt virus). Trong những năm 1980, đã có nhiều báo cáo vể
sự xâm nhập của bọ trĩ Thrips plami gây thiệt hại nặng cho ớt ở khắp phương Đông
và các đảo Thái Bình Dương.
Boissot và ctv (1998) báo cáo rằng bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis đã
hiện diện ở Reunion Island vào năm 1987 và đến năm 1991 chúng gây hại nặng
trên cây họ cà và là môi giới truyền bệnh spotted wilt.
Ở Mỹ bọ trĩ Thrips palmi được xác định đầu tiên trên rau trong đó có cây ớt
tại bang Floria.

10


×