Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

VÕ THANH SƠN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ
PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ BỆNH HẠI
TRÊN CÂY CÀ PHÊ TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

VÕ THANH SƠN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ
PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ BỆNH HẠI
TRÊN CÂY CÀ PHÊ TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chuyên ngành: BVTV
Mã số
: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn Khoa học:
PGS.TS. PHẠM VĂN DƯ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ
PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ BỆNH HẠI
TRÊN CÂY CÀ PHÊ TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

VÕ THANH SƠN

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

GS.TS. NGUYỄN THƠ
Hội Bảo vệ thực vật

2. Thư ký:

TS. Võ Thị Thu Oanh
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1: PGS.TS.Huỳnh Thanh Hùng
Đại học Nông Lâm TP. HCM
4. Phản biện 2: TS. Lê Quang Hưng
Đại học Nông Lâm TP. HCM
5. Ủy viên:


PGS.TS. Phạm Văn Dư
Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i

 


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Võ Thanh Sơn, sinh ngày 05 tháng 08 năm 1978 tại thôn Chánh
Danh, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, là con của Ông Võ Văn Nga và Bà
Nguyễn Thị Thanh Xuân.
Tốt nghiệp phổ thông tại trường Trần Quốc Toản, thị trấn EaKNốp, huyện
EaKar, tỉnh Đắk Lắk năm 1997.
Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm chuyên ngành Nông Học, hệ chính quy tại
Trường Đại học Nông Thành Phố Hồ Chí Minh, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh.
Sau đó, làm việc tại Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Bình Phước từ tháng 12
năm 2003, hiện nay làm việc tại Trạm Khuyến Nông Huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phước, chức vụ Trưởng Trạm.
Tháng 09 năm 2007 theo học Cao học ngành Bảo vệ thực vật tại Đại học Nông
Lâm Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Có một vợ và một con.
Hộ khẩu thường trú: ấp 3, phường Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình
Phước.
Điện thoại: 0651.3888772; 0984.042.042

Email:

ii

 


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Người cam đoan

Võ Thanh Sơn

iii

 


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn tất đề tài này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên của
mọi người.
Tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành đến:
- Quý Thầy, Cô giáo Khoa Nông học, Phòng sau đại học – trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
- PGS. TS. Phạm Văn Dư Cục phó Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn thí nghiệm, chỉ bảo tận tình cho
tôi hoàn thành đề tài này.

- Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã giúp đỡ tôi phân tích các mẫu
đất và phân cấp độ phì đất trồng cà phê ở một số huyện của tỉnh Bình Phước trong
phạm vi điều tra của đề tài luận văn.
- Lãnh đạo Trạm khuyến nông huyện Lộc Ninh, Ủy ban Nhân dân huyện Lộc
Ninh đã tạo điều kiện cho tôi đi học.
- Các anh, chị, em đồng nghiệp và bạn bè là nguồn động viên lớn về tinh thần
giúp tôi thực hiện tốt đề tài.
- Bố, mẹ, vợ và các anh chị em trong gia đình là nguồn động viên lớn về tinh
thần cũng như vật chất để tôi hoàn thành đề tài.
TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011

Võ Thành Sơn

iv

 


TÓM TẮT
Đề tài “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ PHÁT
SINH, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ TẠI
TỈNH BÌNH PHƯỚC” được thực hiện tại tỉnh Bình Phước từ tháng 05 năm 2009 đến
tháng 12 năm 2010.
Điều tra 120 hộ sản xuất cà phê trên 7 huyện của tỉnh Bình Phước trong khoảng
thời gian từ tháng 05/2009 đến tháng 03/2010 nhằm nắm được tập quán sử dụng phân
bón trong canh tác cây cà phê của nông dân và đánh giá tình hình bệnh hại trên cây cà
phê tại tỉnh Bình Phước. Kết quả điều tra cho thấy 100% số hộ điều tra sử dụng phân
hóa học và trên 40% số hộ điều tra sử dụng phân hữu cơ bón cho cà phê. Lượng phân
bón chăm sóc trung bình thấp hơn so với nhu cầu của cây cà phê. Các loại bệnh hại cà
phê chủ yếu ở Bình Phước là bệnh rỉ sắt hại lá, bệnh nấm hồng hại cành và bệnh rụng

quả sinh lý. Năng suất cà phê ở các huyện điều tra tại tỉnh Bình Phước bình quân đạt
dưới 2 tấn nhân/ha.
Bố trí thí nghiệm các tổ hợp phân bón khác nhau từ tháng 05/2010 đến tháng
12/2010 tại ấp Suối Cam, Tiến Thành, Đồng Xoài, Bình Phước. Kết quả thí nghiệm
cho thấy: Các nghiệm thức bón phân có ảnh hưởng tới tỉ lệ cây bệnh rỉ sắt thời điểm
sau bón phân 120 ngày, chỉ số bệnh rỉ sắt sau bón phân 180 ngày và 210 ngày; tỉ lệ quả
rụng giai đoạn sau bón phân 30 - 210 ngày, nhưng không có khác biệt so với đối
chứng. Các nghiệm thức bón phân không ảnh hưởng đến: Tỉ lệ cây bệnh rỉ sắt thời
điểm sau bón phân 150 ngày, 180 ngày và 210 ngày; CSB rỉ sắt sau bón phân 120 ngày
và 150 ngày; tỉ lệ cây bệnh nấm hồng và CSB nấm hồng ở tất cả các thời điểm quan trắc.
Trong tất cả các nghiệm thức bón phân, chỉ nghiệm thức 9 có năng suất (nhân) cao hơn đối
chứng (14%). Các nghiệm thức phân bón có ảnh hưởng tới trọng lượng và kích cỡ hạt
nhưng không khác biệt rõ rệt so với đối chứng. Chưa thấy ảnh hưởng nhiều của các nghiệm
thức phân bón đến các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất, ngoại trừ pH và hàm lượng hữu cơ
trong đất.

v

 


MỤC LỤC
Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii


Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt

xii

Danh sách các bảng

xiv

Danh sách các hình ảnh

xvi

Danh sách các sơ đồ và biểu đồ


xvii

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu và yêu cầu

2

1.2.1 Mục tiêu

2

1.2.2. Yêu cầu

2

1.2.3. Phạm vi đề tài

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3


2.1. Khái quát về cây cà phê

3

2.2. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây cà phê

4

2.3. Vai trò của các loại phân khoáng đối với năng suất, chất lượng cà phê

6

2.3.1. Phân đạm (N)

6

2.3.2. Phân kali (K)

7

2.3.3. Phân lân (P)

7

2.3.4. Lưu huỳnh (S), can-xi (Ca) và manhê (Mg)

7

2.3.5. Hai nguyên tố vi lượng chủ yếu


8

2.4. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cà phê

8

2.4.1. Trong nước

8

2.4.2. Ngoài nước

10
vi

 


2.5. Một số bệnh hại chính trên cây cà phê vối

12

2.5.1. Bệnh rỉ sắt (Hemileia vastatrix)

13

2.5.2. Bệnh thối nứt thân (Fusarium spp.)

14


2.5.3. Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor B and Br.)

14

2.5.4. Các bệnh do yếu tố dinh dưỡng

15

2.5.5. Tuyến trùng hại rễ cà phê

19

2.5.6. Các bệnh sinh lý

19

2.5.6.1. Bệnh rụng quả

19

2.5.6.2. Bệnh biến đổi màu sắc/hình dạng lá do thiếu dinh dưỡng

19

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

3.1. Nội dung nghiên cứu


21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và mức độ bệnh trên cây cà phê tại
một số huyện trồng cà phê ở tỉnh Bình Phước

21

3.2.1.1 Thời gian và địa điểm điều tra:

21

3.2.1.2. Phương pháp điều tra hiện trạng canh tác cà phê tại Bình Phước

21

3.2.1.3. Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại trên cây cà phê (theo Vũ Đình Phú,
1996)

22

3.2.1.4. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích hàm lượng dinh dưỡng đất trong quá
trình điều tra

23


3.2.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến sự phát sinh,
phát triển của bệnh hại và năng suất cà phê

24

3.2.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

25

3.2.2.2. Vật liệu nghiên cứu

25

3.2.2.3. Thiết kế thí nghiệm

26

3.2.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi

28

3.2.2.5. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích hàm lượng

29

3.3. Xử lý số liệu

29

vii


 


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và mức độ gây hại của các
loại bệnh trên cà phê tại tỉnh Bình Phước

30

4.1.1. Đất trồng cà phê

30

4.1.2. Các kỹ thuật canh tác áp dụng ở các huyện điều tra

32

4.1.3. Tình hình sử dụng phân bón

34

4.1.4. Công tác phòng trừ sâu bệnh hại

36

4.1.5. Tình trạng bệnh hại


37

4.1.5.1. Bệnh rỉ sắt

38

4.1.6. Năng suất cà phê

42

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TỚI BỆNH HẠI CÀ PHÊ

43

4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón tới sự phát sinh phát triển của một số bệnh hại

43

4.2.1.1. Bệnh rỉ sắt cà phê

43

4.2.1.2. Bệnh nấm hồng (do nấm Corticium salmonicolor)

46

4.2.1.3. Bệnh rụng quả

48


4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón tới năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế

53

4.2.2.1. Năng suất cà phê

53

4.2.2.2. Chất lượng cà phê nhân

54

4.2.3. Hiệu quả kinh tế

56

4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón tới dinh dưỡng đất

58

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

61

5.1. KẾT LUẬN

61

5.1.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Bình Phước


61

5.1.2. Ảnh hưởng của phân bón tới bệnh hại cà phê

61

5.2. ĐỀ NGHỊ

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63

PHẦN PHỤ LỤC

67

viii

 


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

PTNT


Phát Triển Nông Thôn

NT

Nghiệm Thức

ĐC

Đối chứng



Bù Đăng

LN

Lộc Ninh

BL

Bình Long

PL

Phước Long

ĐP

Đồng Phú


CT

Chơn Thành

KHKT

Khoa Học Kỹ Thuật

CSB

Chỉ Số Bệnh

TLCB

Tỷ Lệ Cây Bệnh

ix

 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các bộ phận của cây

4


Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng chính trong các bộ phận của quả để sản xuất 1000
kg nhân cà phê Arabica

5

Bảng 2.3. Ngưỡng thích hợp cho mỗi loại dinh dưỡng trong lá trên cành quả

6

Bảng 2.4. Lượng phân bón sử dụng cho cà phê vối (kg nguyên chất/ha)

9

Bảng 2.5. Một số bệnh hại trên cây cà phê

12

Bảng 3.1. Quy mô số hộ và diện tích điều tra

21

Bảng 3.2. Phân cấp độ phì đất trồng cà phê

24

Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của các loại phân sử dụng trong thí nghiệm

25


Bảng 3.4. Các nghiệm thức trong thí nghiệm

26

Bảng 4.1. Tỉ lệ đất bazan và loại đất khác trồng cà phê ở các huyện điều tra

30

Bảng 4.2. Phân cấp độ phì đất trồng cà phê ở các huyện điều tra

31

Bảng 4.3. Khoảng biến động của một số các chất dinh dưỡng trong đất bazan trồng cà
phê ở các huyện điều tra

32

Bảng 4.5. Tình hình sử dụng phân bón ở các huyện điều tra

35

Bảng 4.6. Liều lượng trung bình các loại phân hoá học bón cho cà phê hàng năm tại
các huyện điều tra (kg/ha)

36

Bảng 4.7. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cà phê ở các huyện điều tra

37


Bảng 4.8. Một số bệnh hại trên cây cà phê ở các huyện điều tra

38

Bảng 4.10. Bệnh thối nứt thân cà phê tại các huyện điều tra

39

Bảng 4.11. Bệnh nấm hồng hại cành cà phê tại các huyện điều tra

40

Bảng 4.12. Hiện tượng rụng quả cà phê tại các huyện điều tra

41

Bảng 4.13. Tỉ lệ cây bị bệnh rỉ sắt ở các nghiệm thức

43

Bảng 4.14. Chỉ số bệnh rỉ sắt ở các nghiệm thức

44

Bảng 4.15. Tỉ lệ cây bị bệnh nấm hồng ở các thời điểm (ngày) sau bón phân

47

Bảng 4.16. Chỉ số bệnh nấm hồng ở các thời điểm (ngày) sau bón phân


48

Bảng 4.17. Tỉ lệ quả rụng của các nghiệm thức

52

Bảng 4.18. Năng suất cà phê ở các nghiệm thức bón phân

53

x

 


Bảng 4.19. Chất lượng cà phê nhân ở các nghiệm thức

55

Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức phân bón

56

Bảng 4.21. Hàm lượng một số yếu tố dinh dưỡng đất trước và sau thí nghiệm

59

xi

 



DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Lá của cây cà phê vối bị bệnh rỉ sắt nặng (Viện KHKT-NLN Tây Nguyên,
Đăk Lăk)

14

Hình 2.2. Bệnh nấm hồng hại cành và quả cà phê vối (Viện KHKT-NLN Tây Nguyên,
Đăk Lăk)

15

Hình 2.3. Vườn cà phê bị thiếu đạm và lá cà phê thiếu đạm (N) (Viện KHKT-NLN
Tây Nguyên, Đăk Lăk)

15

Hình 2.4. Lá cà phê bị thiếu kali (Viện KHKT-NLN Tây Nguyên, Đăk Lăk)

16

Hình 2.5. Lá cà phê thiếu lân (P)

17


Hình 2.6. Lá cà phê thiếu lưu huỳnh (S)

17

Hình 2.7. Lá cà phê thiếu manhê (Mg)

17

Hình 2.8. Lá cà phê thiếu can xi (Ca)

17

Hình 2.9. Lá cà phê thiếu kẽm (Zn)

18

Hình 2.10. Lá cà phê thiếu boron (B)

18

Hình 4.1. Hiện tượng rụng quả xanh (chụp tại huyện Đồng Phú)

42

Hình 4.2. Mức độ bệnh rỉ sắt của các nghiệm thức

46

Hình 4.3. Số quả trong 10 chùm của các nghiệm thức


51

Hình 4.4. So sánh năng suất nhân của các nghiệm thức với đối chứng

54

xii

 


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Bình Phước một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam Bộ, giàu tiềm năng phát
triển nông nghiệp. Việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất sẵn có
trong tỉnh không những đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế văn hóa xã hội,
mà còn tránh làm suy thoái tài nguyên và môi trường, đảm bảo cho một sự phát triển
bền vững và lâu dài.
Cà phê là một trong số các cây công nghiệp lâu năm chủ lực của tỉnh Bình
Phuớc. Diện tích trồng cà phê của Bình Phước tới cuối năm 2010 là 12.500 ha và sản
lượng niên vụ 2010 đạt 16.000 tấn nhân. Theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và
PTNT, tỉnh Bình Phước tới năm 2020 chỉ duy trì diện tích khoảng 8.000 ngàn ha cà
phê để tập trung thâm canh (Tờ trình Thủ tướng Chính phủ, tháng 4/2011 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030).
Cây cà phê trồng ở tỉnh Bình Phước chủ yếu là giống Robusta (cà phê vối).
Những điều kiện về đất đai và khí hậu ở tỉnh Bình Phước là tương đối phù hợp cho sự
phát triển của cây cà phê vối. Tuy nhiên do tập quán canh tác còn chưa thích hợp, sử

dụng phân bón chưa hợp lý, phòng trừ sâu bệnh còn mang tính tự phát,… cho nên
năng suất cà phê ở Bình Phước còn thấp và chưa ổn định. Năng suất thu hoạch bình
quân toàn tỉnh chỉ đạt 1,3 tấn cà phê nhân/ha; so với năng suất ở một số tỉnh trồng cà
phê gần kề khác như Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng thì năng suất ở Bình Phước
còn rất thấp. Các tài liệu báo cáo của Chi cục Bảo vệ Thực vật, Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Bình Phước giai đoạn 2000 – 2008 cho thấy các loại nấm bệnh gây hại trên
cây cà phê ở Bình Phước rất phổ biến, làm ảnh hưởng đáng kể tới năng suất và phẩm
chất cà phê. Việc nghiên cứu về phân bón cho cây cà phê tại tỉnh Bình phước được
1

 


nhiều sự quan tâm của ngành nông nghiệp cũng như sở Khoa Học Công Nghệ của tỉnh
nhằm mục đích giảm thiểu bệnh hại trên cây cà phê và nâng cao năng suất, phẩm chất
để tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân trồng cà phê trong tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có một nghiên cứu cụ thể nào để xác định mối liên quan giữa thực hành bón phân
với sự phát triển của các loại bệnh hại cà phê cũng như thiệt hại về năng suất và phẩm
chất cà phê do bệnh hại gây ra.
Xuất phát từ tình hình đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của phân bón đến sự phát sinh, phát triển của một số bệnh hại trên cây cà phê tại
tỉnh Bình Phước” nhằm góp phần tạo lập cơ sở khoa học cho việc xác định các giải
pháp phát triển cây cà phê ở tỉnh Bình Phước theo hướng bền vững.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
- Nắm bắt tập quán sử dụng phân bón trong canh tác cây cà phê của nông dân
và đánh giá tình hình bệnh hại trên cây cà phê tại một số huyện trồng cà phê của tỉnh
Bình Phước;
- Tìm hiểu ảnh hưởng của phân bón đến phát sinh, phát triển nấm bệnh trên cây
cà phê.

1.2.2. Yêu cầu
- Thiết kế phiếu điều tra;
- Phân tích mẫu đất điều tra, trước và sau thí nghiệm phân bón;
- Bố trí thí nghiệm 10 nghiệm thức phân bón với 3 lần lặp lại trên diện tích
10.000 m2 cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh (10 năm tuổi).
1.2.3. Phạm vi đề tài
Chỉ nghiên cứu một số loại bệnh gây hại chủ yếu trên cây cà phê ở tỉnh Bình
Phước, trong quá trình điều tra trên các vườn cây của nông hộ và trong vườn thí
nghiệm về phân bón.

2

 


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về cây cà phê
Theo Phan Quốc Sủng (1995), cà phê là cây bụi, thân vừa, sống lâu năm và có lá
xanh quanh năm; bộ rễ ăn nông. Rễ cọc cây trưởng thành ăn sâu 30 - 45cm hoặc hơn.
Trọng lượng bộ rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt 0 - 30cm.
Cliffort (1987) cho rằng hai loài quan trọng nhất được trồng nhiều hiện nay là cà
phê chè (Coffea arabica Linn) và cà phê vối (C. canephora Pierr ex Froehner). Hai
loài khác ít được trồng hơn vì giá trị thương mại kém là cà phê mít (C. excelsa Chev)
và cà phê mít dâu da (C. liberica Bull ex Hiern). Chúng thuộc họ Rubiacea.
Theo Cannell (1987), cà phê phát triển tốt trên đất có tầng dầy trên 1,2 m và lý
tính đất quan trọng hơn là hóa tính đất vì có thể điều khiển hóa tính đất qua việc bón
phân.
Willson (1987) và Wrigley (1988) đã mô tả những yêu cầu về điều kiện khí hậu
đối với canh tác cây cà phê. Nói chung cây cà phê yêu cầu nhiệt độ cao và năng lượng

bức xạ lớn. Tuy nhiên cây trồng này không chấp nhận ánh sáng trực xạ có cường độ
quá lớn, nhất là cây cà phê chè. Nhiệt độ không khí trung bình năm thích hợp nhất cho
cà phê vối là 22 - 260C, cho cà phê chè 17 – 23 0C và biên độ nhiệt độ không khí ngàyđêm nên duy trì trong khoảng 9 – 12 0C. Ẩm độ không khí trung bình năm thích hợp
nhất khoảng 85 % cho cà phê vối và 75 – 80 % cho cà phê chè. Cà phê chịu đựng tốt
với biến động của lượng mưa nhưng tốt nhất lượng mưa 2000 – 2500 mm cho cà phê
vối và 1500 – 2000 mm cho cà phê chè và trong năm cần khoảng 3 tháng khô hạn để
thuận lợi cho thu hoạch và giúp cây phân hóa mầm hoa. Gió mạnh trong mùa khô làm
tăng sự bốc thoát hơi nước từ cây và đất và có thể làm tổn thương cây về mặt cơ học.
Độ cao địa hình thích hợp cho cà phê vối 200 - 900 m và cà phê chè 700 - 1700 m.
Khoảng cách mật độ trồng tuỳ theo đặc điểm từng giống và điều kiện canh tác.
Một số nơi trồng cây che bóng và cây đai rừng để tránh nắng và gió cho cà phê. Để
3

 


duy trì năng suất phải bón phân hoá học, tạo hình tỉa cành, làm cỏ và phòng trừ một số
sâu bệnh hại. Một số vùng có mùa khô khốc liệt phải áp dụng biện pháp tưới nước
(Phan Quốc Sủng, 1995).
Sản xuất cà phê của Việt Nam gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc. Năm 1991
có tổng số 115 ngàn ha với sản lượng 71 ngàn tấn cà phê nhân; tới năm 1995 con số đã
lên 187 ngàn ha và 218 ngàn tấn, với tổng giá trị xuất khẩu là 560 triệu USD. Năm
2010, diện tích cà phê toàn quốc là 555 ngàn ha và sản lượng đạt 1.101.198 tấn nhân
(Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 4 năm 2011).
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây cà phê
Cà phê là cây có yêu cầu cao về dinh dưỡng. Cây cần dinh dưỡng một phần tạo
ra sản phẩm là cà phê nhân, nhưng phần lớn tạo ra cành, lá thân và vỏ quả, hạt.
Phân tích thành phần các chất có trong các bộ phận của một cây cà phê chè 10
năm tuổi, với trọng lượng khoảng 20 kg, Wrigley (1988) đưa ra số liệu ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các bộ phận của cây

Dinh dưỡng
Nguyên tố đa lượng (g)
N
P
K
Ca
Mg
S
Nguyên tố vi lượng (mg)
Bo
Cl
Cu
Fe
Mn
Mo
Zn
Trọng lượng các bộ phận (g)

Thân

Cành



Quả

Tổng số

61,2
2,0

33,0
39,1
6,8
4,4

59,5
5,2
46,1
38,2
4,8
5,6

98,6
8,3
100,8
58,4
17,8
13,6

21,0
2,1
26,7
2,7
1,7
1,4

240,3
17,6
206,6
138,4

31,1
25,0

108
1732
64
899
108
0,4
24
9.718

135
2958
70
946
161
0,3
50
5.856

312
27.067
80
1.920
507
0,9
70
3.834


30
4.131
26
65
27
0,1
13
1.211

585
35.888
240
3.830
803
1,7
157
20.619

Nguồn: Wrigley, 1988

4

 


Wrigley (1988) giả định rằng 1000 kg cà phê nhân của Brazil đã lấy đi 34 kg N;
2,2 kg P và 39,8 kg K. Một cây cà phê 5 tuổi đã hút đi từ đất là 118g N, 7g P, 100g K,
55g Ca, và 14g Mg. Cũng theo tác giả này, với mật độ 2350 cây/ha thì tổng số dinh
dưỡng lấy đi là 277 kg N, 37.6kg P2O5, 282kg K2O, 108kg CaO và 55kg MgO.
Theo Willson (1987), hàm lượng các chất dinh dưỡng chính ở trong các bộ

phận của quả là nhân, vỏ thịt và vỏ thóc để sản xuất một tấn nhân cà phê Arabica như
nêu trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng chính trong các bộ phận của quả để sản xuất 1000
kg nhân cà phê Arabica
Bộ phận

N (kg)

P2O5 (kg)

K2O (kg)

Nhân

45.5

7.67

37.9

Vỏ thịt

0.3

1.87

2.27

Vỏ thóc


15.33

3.67

27.4

Willson (1987), còn cho biết một tấn nhân cà phê vối lấy đi từ đất là 35 kg N, 6
kg P2O5, 50 kg K2O, 4 kg CaO, 4 kg MgO, 0.3 kg Fe2O3, 0.02 kg Mn3O4.
Theo Trương Hồng (1999), cây cà phê vối kinh doanh hàng năm lấy đi từ đất
một lượng dinh dưỡng là 70 kg N; 7,04 kg P2O5 và 66,75 kg K2O/ha để đảm bảo cho
quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, trong đó bộ phận thân, cành, lá chiếm tỷ lệ cao nhất.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng trong 1 tấn cà phê nhân trồng trên đất Bazan
ở Tây Nguyên như sau: đạm (N): 39,5 kg; lân (P2O5): 5,7 kg; kali (K2O): 35,4 kg.
Như vậy đối với cây cà phê N và K đóng vai trò quan trọng nhất. Cà phê có nhu
cầu về P thấp, thậm chí còn thua các nguyên tố như Ca, Mg, S. Các nguyên tố vi lượng
tuy cần với số lượng nhỏ nhưng sự thiếu hụt chúng có thể dẫn đến những lọai bệnh
sinh lý trầm trọng.
Sử dụng phân bón một cách lý tưởng nhất là phải đáp ứng được hai vấn đề: cây
trồng vừa đạt được sản lượng cao hơn, vừa có chất lượng tốt hơn Ngoài các loại phân
đa lượng, các loại phân vi lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế bệnh
tật, cải thiện năng suất và chất lượng cà phê.

5

 


Để đánh giá cây có hút đủ chất dinh dưỡng hay không, Wrigley (1988) đã đề
nghị phân tích dinh dưỡng có trong cặp lá thứ 4 trên các cành đang mang quả, và các
ông đã đề nghị phổ lý tưởng nhất cho các nguyên tố như trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Ngưỡng thích hợp cho mỗi loại dinh dưỡng trong lá trên cành quả
Nguyên tố

Ngưỡng thích hợp
%

Đa lượng
N

2,5 - 3,0

P

0,1 - 0,2

K

1,5 - 2,5

S

0,1 - 0,2

Ca

0,7 - 1,5

Mg

0,2 - 0,4

ppm

Vi lượng
Bo

30 - 50

Cu

5 - 40

Fe

50 - 150

Mn

50 - 150

Zn

10 - 30

Nguồn: Wrigley, 1988.
2.3. Vai trò của các loại phân khoáng đối với năng suất, chất lượng cà phê
2.3.1. Phân đạm (N)
Theo Cliffort (1987), N là dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất tới sinh trưởng và
quá trình chuyển hóa vật chất của cây trồng, và do đó ảnh hưởng nhiều nhất đến năng
suất và chất lượng sản phẩm. Sự cung cấp N tăng lên làm thay đổi thành phần các hợp
chất trong cây, chủ yếu do tăng hàm lượng protein đi kèm với giảm hàm lượng

carbohydrate và giảm các lọai dầu - vì một phần sản phẩm của quá trình quang hợp đã
chuyển vào quá trình sản xuất protein.
Theo Trương Hồng (1997), hàm lượng N trong cây cà phê biến động từ 1,5 2,0% trọng lượng khô, trong hạt chứa từ 3,5 - 4,5 %. Đạm tham gia cấu thành năng

6

 


suất từ 32,6 - 49,4%. Cung cấp đủ N giúp cây hút các chất khác tốt hơn, đặc biệt là
kali.
2.3.2. Phân kali (K)
K hoạt hóa cho nhiều hệ enzyme và đặc biệt được xem là yếu tố để cải thiện
tình trạng năng lượng của cây và các cơ chế tổng hợp carbohydrate, cũng như sức
chống chịu với những điều kiện ngọai cảnh bất lợi. Vì vậy, một mức K đầy đủ có tác
dụng cải thiện sức khỏe của cây cà phê (Cliffort,1987).
Kali tham gia trong quá trình tổng hợp protein và các hợp chất hữu cơ trong
cây. Kali làm tăng khả năng hút nước, giúp cây tăng được khả năng chịu hạn, chịu rét
và chịu mặn. Kali có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng quả, tăng trọng lượng quả và trọng
lượng nhân, đồng thời cũng làm cho cây ít bị nhiễm sâu bệnh hơn do cây sinh trưởng
khỏe hơn. Kali tham gia cấu thành năng suất từ 27,4 - 44,7% (Trương Hồng,1997).
2.3.3. Phân lân (P)
Theo Nguyễn Khả Hòa (1994), P đóng một vai trò rất có ý nghĩa trong việc
hình thành nhiều hợp chất cây trồng quan trọng, bao gồm phosphoric acid, phytin,
phosphatides, phosphoprotein và nucleotide. Các hợp chất này đóng vai trò quan trọng
trong sinh trưởng và phát triển của thực vật và trong chất lượng của sản phẩm. Sức
khỏe của cây và chất lượng hạt cũng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng phosphor trong cây.
Sự cung cấp P gia tăng sẽ làm tăng hàm lượng protein thô trong hạt, tăng các amino
acid thiết yếu. Thiếu P sẽ làm giảm khả năng tích lũy đường và tinh bột.
Hàm lượng lân trong lá, thân, cành biến thiên từ 0,07 - 0,15% P2O5, trong hạt

chứa 0,35 - 0,50% P2O5 trọng lượng khô, Lân chỉ tham gia cấu thành năng suất từ 7,8 8,6%. Đối với cây cà phê, nhu cầu về lân ít hơn nhiều so với nhu cầu về N và K. Hàm
lượng P trong hạt không có sự khác biệt đáng kể theo mức phân lân được bón.
(Trương Hồng,1997).
2.3.4. Lưu huỳnh (S), can-xi (Ca) và manhê (Mg)
Với cây cà phê, S, Ca và Mg được coi là các nguyên tố đa lượng, nhưng ảnh
hưởng của các nguyên tố này đến năng suất và chất lượng cà phê còn ít được nghiên
cứu. Cây cà phê nói chung hút nhiều Ca, nhưng hầu hết các loại đất trồng đều đủ
lượng Ca cần thiết để cung cấp cho cây (Wrigley, 1988). Việc bón Ca chủ yếu nhằm

7

 


mục đích nâng cao độ pH của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ họat động hấp thu
các lọai dinh dưỡng khoáng khác hơn là mục đích cung cấp dinh dưỡng (FAO, 1978).
Hàm lượng S trong lá biến động từ 0,09 - 0,14%, trong hạt từ 0,12 - 0,16%
(Tôn Nữ Tuấn Nam, 1998). Lưu huỳnh tham gia tạo thành chlorophyl là thành phần
quan trọng của diệp lục đóng vai trò to lớn trong việc tổng hợp các hợp chất hữu cơ
nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Đặc biệt S tham gia cấu tạo các hợp chất thơm
cho hạt cà phê, tăng tính chịu hạn và chịu nhiệt của cây cà phê.
Hàm lượng Ca trong lá cà phê giao động từ 0,5 - 1,2%, trong hạt từ 0,4 - 0,7%
(tính theo trọng lượng khô).
Ca tham gia chủ yếu vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chịu độc nhôm và
mangan của cây.
Manhê (Mg) là thành phần chính trong diệp lục, manhê cũng tham gia vào các
phản ứng enzyme liên quan đến sự chuyển hóa năng lượng của cây.
2.3.5. Hai nguyên tố vi lượng chủ yếu
a) Kẽm (Zn)
Theo Tôn Nữ Tuấn Nam (1998), hàm lượng kẽm trong lá cà phê biến thiên từ

10 - 15ppm. Trong 1 tấn nhân cà phê có chứa khoảng 10 - 15g kẽm. Kẽm làm tăng
tính chịu hạn, chịu nóng, thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hóa đạm, lân trong cây.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hóa mầm hoa, thụ phấn, thụ tinh và
hình thành quả.
b) Boron (Bo)
Cũng theo Tôn Nữ Tuấn Nam (1998), hàm lượng B trong lá từ 30 - 50ppm,
trong 1 tấn nhân cà phê chứa 10 – 16 g B. B có vai trò trong việc tăng số đốt, số cành
dự trữ, tăng số mầm hoa. B cũng có tác dụng kích thích sự nẩy mầm của hạt phấn, sự
tăng trưởng của túi phấn, giúp cho quá trình hình thành quả xảy ra thuận lợi.
2.4. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cà phê
2.4.1. Trong nước
Nguyễn Sĩ Nghị (1982) đề nghị lượng phân bón cho cà phê vối (Bảng 2.4) theo
từng năm và chu kỳ kinh doanh, với năng suất các năm kinh doanh đạt từ 2,0-2,5 tấn
nhân/ha.

8

 


Bảng 2.4. Lượng phân bón sử dụng cho cà phê vối (kg nguyên chất/ha)
N

P2O5

K2O

Năm thứ nhất

60


30

30

Năm thứ hai

90

30

50

Năm thứ ba

120

100

150

Kinh doanh

200

150

250

Cưa phục hồi


120

100

150

Năm

Nguồn: Nguyễn Sĩ Nghị (1982)
Phan Quốc Sủng (1995) đề nghị nếu cà phê bội thu 1 tấn nhân thì cần bón thêm
70kg N, 20kg P2O5, 90kg K2O.
Trương Hồng (1999) khi nghiên cứu về liều lượng và tỷ lệ N: P2O5: K2O đối
với cà phê vối vùng Buôn Ma Thuột đã đề nghị cà phê vối đạt năng suất trên 2,6 tấn
nhân/ha thì phải bón N: P2O5 : K2O với liều lượng và tỷ lệ tương ứng là 200-400: 7590: 250-260 kg/ha/năm, đạt năng suất kinh tế khi bón N: P2O5 : K2O là 140 : 50 : 170
kg/ha/năm. Trên đất Gneiss (Kontum) để đạt năng suất trên 1,6 tấn nhân/ha thì phải
bón NPK với liều lượng 200-230 :130-150: 125-180 kg/ha/năm, đạt năng suất kinh tế
khi bón N : P2O5 : K2O là 140 : 80: 120kg/ha/năm.
Kết quả nghiên cứu của Tôn Nữ Tuấn Nam và công sự (1995 và 1998) chỉ ra
rằng, ngoài các loại phân chứa nguyến tố đa lượng như N, P, K, cây cà phê vối cũng
rất cần được bổ sung các loại phân chưa nguyên tố trrung lượng như canxi, lưu huỳnh,
và các nguyên tố vi lượng bo và kẽm.
Nghiên cứu của Trương Hồng (1998) về cà phê vối kinh doanh trồng trên đất
bazan và gneiss của vùng Tây Nguyên cho thấy trên mỗi loại đất, liều lượng các loại
phân khoáng N, P và K không ảnh hưởng rõ rệt tới kích cỡ của hạt cà phê. Sự tích lũy
N trong hạt có chiều hướng tăng lên theo mức độ bón phân N trên cả hai lọai đất đỏ
bazan ở Đak-Lak và đất xám gneiss ở Kon-Tum. Trên đất bazan, tỷ lệ hạt trên sàng số
16 có chiều hướng tăng dần theo liều lượng K.
Đối với cà phê chè, Đoàn Triệu Nhạn và Lê Đình Sơn (1990) cho rằng lân có
tác dụng rất rõ đối với năng suất cà phê chè trồng trên đất phát triển trên đá mẹ phiến

thạch, mica. Giống Caturra và Mundonovo, trồng 1666 cây/ha đạt năng suất cao nhất
khi được bón 2000 kg super lân, tương đương 360 kg P/ha. Các tác giả này cũng tìm
9

 


hiểu phản ứng của các giống cà phê chè với các liều phân N, K khác nhau. Giống
Mundonovo thích hợp với liều N cao, đạt năng suất cao nhấtt khi được cung cấp 230
kg N/ha, trong khi đó giống Caturra cho năng suất cao nhất ở liều 75 kg N/ha. Cả hai
giống này đều phản ưng tốt với liều 120 kg K/ha. Các liều lượng kali cao hơn có thể
làm giảm năng suất.
2.4.2. Ngoài nước
Kết quả nghiên cứu phân bón cà phê vối ở Wyraad (Ấn Độ) đã đề nghị lượng
phân cho vùng này mức N : P2O5 : K2O là 120-90-120 g/cây/năm đối với vườn có
năng suất cao. Vườn có năng suất trung bình thì mức N : P2O5 : K2O là 60-40-60
g/cây/năm, tỷ lệ N/K2O =1 là thích hợp.
Trên thế giới, cà phê chè rất được ưa chuộng và chiếm phần lớn diện tích ở các
nước xuất khẩu cà phê chính, do vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân bón
đã được thực hiện trên cà phê chè. Công thức chuẩn bón cho cà phê chè ở Kivu (1957)
là 150-100-150-75 (theo thứ tự N, P2O5, K2O, MgO) nhằm đạt năng suất 1500kg cà
phê thương phẩm/ha.
Ở El Sanvado, Viện Nghiên cứu Cà phê Sanvado đưa ra đề nghị bón phân cho
cà phê như sau: cà phê kinh doanh trồng mật độ 3000 cây/ha, mỗi năm bón 180 N-60
P2O5-60 K2O, mật độ 1500 cây/ha, mỗi năm bón 350 N-45 P2O5-45 K2O (kg nguyên
chất/ha). Đối với cà phê chè người ta có khuynnh hướng tăng mật độ và bón phân liều
cao để tăng năng suất.
Ở vùng Meseta người ta đã thu được năng suất từ 2-3 tấn nhân/ha bằng cách áp
dụng những biện pháp canh tác tiến bộ cùng với việc bón 1.5 kg các loại phân N, P, K,
Mg và một ít Bore cho một cây/năm.

Ở Colombia, trong một thí nghiệm mạng lưới về phân bón cho cà phê chè kinh
doanh thực hiện ở 7 điểm, cà phê Caturra trồng với mật độ 1.25 x 1.25 m (6400
cây/ha) được bón ở 4 mức phân 200g, 600g, 800g/cây phân tổng hợp 12-12-17-2. Kết
quả cho thấy đa số các vùng thí nghiệm năng suất có khuynh hướng tăng theo số lượng
phân bón vào. Ở Supia năng suất đạt 10-13 tấn cà phê thóc khô (tương đương 8 tấn
nhân/ha) khi được bón 800g/cây, ứng với 625 N-615 P2O5-870 K2O (kg nguyên
chất/ha). Những vùng khác, sự tăng năng suất đôi lúc không nhiều lắm so với việc tăng
lượng phân bón vào. Ở Mesitas bón liều thấp nhất 200g/cây, ứng với 153 N – 153
10

 


P2O5 – 217 K2O, năng suất đạt 4.14 tấn thóc khô/ha, trong khi liều cao nhất 800g/cây
đạt 4.75 tấn thóc khô/ha. Ở Quindio, các số liệu này lần lượt là 6.23 và 7.08 tấn/ha.
Như vậy tuỳ theo từng vùng đất, cà phê chè đã có phản ứng khác nhau với liều phân
bón vào đất.
Iyegar và Awathramani (1975) đề nghị lượng phân để đạt được 1 tấn nhân cà
phê chè như sau: 175 N, 80 P2O5, 175 K2O (kg nguyên chất/ha).
Theo Radhakrishnan, Ramaiah (1985) và Rao (1985) về việc đánh giá hiệu quả kinh
tế của mức phân NPK cho cà phê chè, đã làm thí nghiệm với 11 mức phân N - P - K, từ 0 0 - 0 đến 450 - 340 - 450, một mức ứng với 45 - 34 - 45 đơn vị N - P2O5 - K2O, kết quả thí
nghiệm cho thấy mức 271 - 205 - 271 cho năng suất cao nhất, nhưng mức phân đem lại hiệu
quả kinh tế lại là 154 - 116 - 154 . Trong một thí nghiệm khác ở Colombia cà phê chè trồng
với mật độ từ 1800 – 3300 cây/ha và bón phân với các lượng khác nhau từ 600 – 1200
g/cây phân tổng hợp 12 - 12 - 17 - 2, kết quả cho thấy công thức có năng suất cao nhất là
công thức trồng 3300 cây/ha và bón 1200 g/cây, tương ứng 4 tấn phân/ha/năm.
Đối với vùng Puerto (Cuba) người ta đề nghị bón cho cà phê chè kinh doanh
NPK 20 - 3 - 20 (có chứa lưu huỳnh), bổ sung 100 kg MgSO4 và 10 kg hỗn hợp vi
lượng chứa nhiều kẽm (Zn) trên mỗi tấn phân (Rivera và Martin,1987).
Bên cạnh những nghiên cứu ảnh hưởng phân bón đến năng suất, một số tác giả

còn nghiên cứu ảnh hưởng phân bón đến chất lượng cà phê.
Mặc dù N làm tăng năng suất nhưng nếu bón nhiều lại làm giảm chất lượng (về
chỉ tiêu trọng lượng hạt). Sự giảm chất lượng sẽ lớn hơn khi vắng mặt các lọai dinh
dưỡng khác hoặc che tủ hoặc trên đất có độ phì thấp. Sự giảm chất lượng gây bởi N sẽ
ít trầm trọng hơn trong trường hợp cà phê có tưới. Theo Barel và Jacquet (1994), bón
thừa N làm tăng hàm lượng caffeine trong hạt và tăng vị đắng trong nước pha.
Cannell (1987) đã có báo cáo rằng liều lượng cao quá mức của K hoặc Ca trong hạt
làm giảm chất lượng. Việc bón quá nhiều phân chuồng hoặc dùng vật liệu che tủ là cỏ voi
(chứa nhiều K và Ca) làm xuất hiện nhiều hạt nâu, loại hạt được coi là kém chất lượng.
Hàm lượng K chứa trong cây biến động từ 1,1 - 1,6% K2O, trong hạt từ 3,0 3,7% K2O. Barel và Jacquet (1994), cho rằng bón thừa K làm nước pha cà phê khé
(harsh) và chát (astringent) hơn.

11

 


×