Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Khẩu ngữ tự nhiên trong tuyển tập nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.31 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VƯƠNG LỆ LINH HẰNG

KHẨU NGỮ TỰ NHIÊN
TRONG TUYỂN TẬP NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VƯƠNG LỆ LINH HẰNG

KHẨU NGỮ TỰ NHIÊN
TRONG TUYỂN TẬP NAM CAO
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỘC

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả

Vương Lệ Linh Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Văn Lộc,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Phòng Đào
tạo
- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện
Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
bạn hữu, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018

Tác giả

Vương Lệ Linh Hằng

ii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU ...............................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 3
6. Bố cục của luận văn .........................................................................................
3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 4
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ..............................................................
4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phong cách khẩu ngữ tự nhiên ..........................
4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao............ 4

1.2. Cơ sở lí luận, thực tiễn của đề tài ................................................................. 6
1.2.1. Khái niệm phong cách, phong cách học và vấn đề phân loại phong
cách tiếng Việt ..................................................................................................... 6
1.2.2. Vấn đề phân loại phong cách tiếng Việt.................................................... 9
iii


1.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 21

iii


Chương 2. KHẨU NGỮ TỰ NHIÊN TRONG TUYỂN TẬP NAM
CAO XÉT VỀ MẶT NGỮ PHÁP .................................................................. 22
2.1. Dẫn nhập ..................................................................................................... 22
2.2. Các từ ngữ đặc trưng cho phong cách khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển
tập Nam Cao ...................................................................................................... 22
2.2.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 22
2.2.2. Kết quả thống kê ...................................................................................... 23
2.2.3. Đặc điểm ngữ pháp của các từ ngữ dặc trưng cho khẩu ngữ tự nhiên
trong Tuyển tập Nam Cao ................................................................................. 25
2.3. Khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam Cao thể hiện ở các kiểu câu ..... 43
2.3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 43
2.3.2. Kết quả thống kê ...................................................................................... 44
2.3.3. Câu lặp chủ ngữ ....................................................................................... 46
2.3.4. Câu lặp vị ngữ.......................................................................................... 48
2.3.5. Câu lặp bổ ngữ......................................................................................... 49
2.3.6. Câu đảo bổ ngữ ........................................................................................ 49
2.3.7. Câu mở đầu bằng hư từ mà...................................................................... 50
2.3.8. Câu mở đầu bằng hư từ thì ...................................................................... 51

2.3.9. Câu mở đầu bằng ấy ................................................................................ 52
2.3.10. Câu tỉnh lược thành phần....................................................................... 53
2.3.11. Câu đặc biệt ........................................................................................... 54
2.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 55
Chương 3. KHẨU NGỮ TỰ NHIÊN TRONG TUYỂN TẬP NAM
CAO XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG ................................. 56
3.1. Dẫn nhập ..................................................................................................... 56
3.2. Đặc điểm, giá trị ngữ nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ đặc trưng
cho phong cách khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam Cao ......................... 57

iv


3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ đặc trưng cho
phong cách khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam Cao ................................ 57
3.2.2. Giá trị ngữ nghĩa của khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam Cao ...... 64
3.3. Đặc điểm, giá trị ngữ dụng của khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập
Nam Cao ............................................................................................................ 68
3.3.1. Đặc điểm ngữ dụng của khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam Cao .......
68
3.3.2. Giá trị ngữ dụng của khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam Cao ....... 72
3.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 80
KẾT LUẬN....................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 83

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU
CN


Chủ ngữ

VN

Vị ngữ

BN

Bổ ngữ

TRN
TTNC

Trạng ngữ
Tuyển tập Nam Cao

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại phong cách ngôn ngữ ........................................................ 10
Bảng 2.1. Từ ngữ đặc trưng cho khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam
Cao..... 24
Bảng 2.2. Các kiểu câu có tính khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam Cao
....... 45

v



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội họa,
âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Nói cho cùng, văn
học là nghệ thuật của ngôn ngữ. Những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn
ngữ trác tuyệt. Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng
vai trò quan trọng. Trong lao động nghệ thuật của nhà văn có một sự lao tâm
khổ tứ về ngôn ngữ. Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ toàn dân để sáng tác tác
phẩm văn học, để sáng tạo ra ngôn ngữ văn học. Theo Go-rơ-ki, ngôn ngữ
nhân dân là tiếng nói "nguyên liệu", còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã
được những người thợ tinh xảo nhào luyện. Do vậy, việc nghiên cứu tác
phẩm văn học có thể được tiến hành từ nhiều góc độ, có thể từ góc độ văn
học nhưng cũng có thể từ góc độ ngôn ngữ. Trong đó, việc nghiên cứu về
cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả là hết sức quan trọng vì nó góp phần làm
rõ đặc điểm nghệ thuật, qua đó, cho phép cắt nghĩa và lí giải nội dung của
tác phẩm cũng như phong cách của tác giả.
Thực tế cho thấy các nhà văn luôn ý thức sâu sắc việc xác định và sử
dụng các loại phong cách ngôn ngữ để đạt được hiệu quả biểu đạt cao nhất và
tạo ra dấu ấn của riêng mình. So với các loại phong cách ngôn ngữ khác như:
phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học, phong cách báo chí,
phong cách chính luận thì trong văn chương, phong cách khẩu ngữ (phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt hay phong cách sinh hoạt hằng ngày) được sử dụng có phần
nhiều hơn. Việc sử dụng phong cách khẩu ngữ một cách có ý thức sẽ góp phần
không nhỏ trong việc tái hiện cuộc sống một cách chân thực và sinh động.
Trong dòng chảy văn học hiện thực những năm 1930-1945, Nam Cao là
một trong những đại biểu xuất sắc nhất. Hơn thế, ông còn là một trong những
nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng
đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam.
1



Để làm nên những thành công ấy thì ngôn ngữ là một yếu tố không thể
không nhắc tới, và phân tích lí giải.
Tác phẩm của Nam Cao đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong
nhà trường từ bậc phổ thông đến đại học. Khi giảng dạy văn bản văn học cho
học sinh, việclàm rõ đặc điểm về phong cách ngôn ngữ tác giả là một yêu cầu
rất cần được chú ý vì nó liên quan đến việc phân tích giá trị nghệ thuật của tác
phẩm và sự đóng góp của nhà văn đối với việc hiện đại hóa văn học.Tuy nhiên,
việc nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ tác giả, nhất là phong cách khẩu ngữ
trong các tác phẩm của Nam Cao còn chưa được đầy đủ, hệ thống và chuyên
sâu.
Với những lí do như trên, chúng tôi quyết định tìm hiểu “Khẩu ngữ tự
nhiên trong Tuyển tập Nam Cao” với mong muốn chỉ ra được đặc điểm và giá
trị của các từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ tự nhiên trong sáng tác của Nam
Cao.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn khảo sát chỉ ra đặc trưng của phong cách khẩu ngữ tự nhiên
trong Tuyển tập Nam Cao; trên cơ sở đó, phân tích làm rõ giá trị của khẩu ngữ
tự nhiên trong Tuyển tập Nam Cao đối với việc thể hiện nội dung của tác phẩm
và phong cách tác giả. Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ cung cấp thêm một tài
liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy các tác phẩm của Nam Cao
trong nhà trường.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây, đề tài này tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Thống kê, phân loại toàn bộ những biểu hiện của phong cách khẩu ngữ
trong Tuyển tập Nam Cao.
- Miêu tả làm rõ đặc điểm của khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam

Cao.
2


- Phân tích giá trị của khẩu ngữ tự nhiên đối với việc thể hiện nội dung
tác phẩm và phong cách tác giả.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đặc trưng của phong cách
khẩu ngữ trong ngôn ngữ Tuyển tập Nam Cao.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính khẩu ngữ tự
nhiên trong “Tuyển tập Nam Cao” (giới hạn ở giai đoạn trước Cách mạng, với
42 tác phẩm) trên phương diện từ ngữ và cú pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ vận dụng một số phương pháp
chính sau:
- Phương pháp miêu tả (với các thủ pháp thống kê, phân loại, phân tích).
- Phương pháp phân tích diễn ngôn.
5. Những đóng góp mới của đề tài
5.1. Về mặt lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số khía
cạnh lí thuyết về phong cách khẩu ngữ tự nhiên (trên cứ liệu văn xuôi của một
tác giả cụ thể); qua đó, góp phần làm phong phú thêm lí thuyết về phong cách
ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật của tác giả.
5.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp một tài liệu tham khảo bổ ích
đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ văn học và đối với việc dạy học tác phẩm
văn chương trong nhà trường.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận, thực tiễn
Chương 2: Khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam Cao xét về mặt
ngữ pháp
Chương 3: Khẩu ngữ tự nhiên trong Tuyển tập Nam Cao xét về mặt
ngữ nghĩa và ngữ dụng
4


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN,
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phong cách khẩu ngữ tự nhiên
Qua tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan, chúng tôi thấy phong cách
khẩu ngữ được các tác giả nghiên cứu và trình bày ở một số tài liệu như:
Phong cách học tiếng Việt [30], Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Phong
cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt [17], Phong cách học và
đặc điểm tu từ tiếng Việt [38], Ngữ văn 10 (tập 1 nâng cao), Ngữ Văn 11...
Đồng thời, hiện nay, có không ít các luận văn, luận án chọn nghiên cứu về
đề tài phong cách khẩu ngữ trong sáng tác của các tác giả như: Nguyễn Ngọc
Tư, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Thiệp,...các đề tài
nghiên cứu về khẩu ngữ trên báo chí... Điều đó chứng tỏ phong cách khẩu
ngữ đang thực sự được quan tâm đúng như giá trị của nó trong sáng tác văn
chương cũng như các lĩnh vực khác của cuộc sống.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao
Nam Cao là một tài năng lớn của văn học Việt Nam hiện đại, vì thế,
số lượng tài liệu nghiên cứu về Nam Cao là rất lớn (theo thống kê của các nhà
nghiên cứu thì có khoảng hơn 200 tài liệu khác nhau).
Trước Cách mạng tháng Tám - 1945, Nam Cao chưa được chú ý trong
giới nghiên cứu phê bình. Nhưng sau Cách mạng, Nam Cao trở thành một hiện
tượng của giới phê bình văn học.
Người đầu tiên chú ý đến sự sắc sảo trong văn phong của Nam Cao là
Nguyễn Đình Thi trong bài “Nam Cao” viết vào tháng 2 năm 1950 đăng trên
Tạp chí Văn nghệ; tiếp đó là hai hồi kí của Tô Hoài in trên báo Văn nghệ năm
1956. Bước sang những năm 60, nhiều công trình có giá trị về Nam Cao ra đời.
5


Trong đó, tiêu biểu là các công trình: Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc
[22], Nam Cao đời văn và tác phẩm [23]. Những công trình kể trên đây đều có
đề cập đến ngôn ngữ của Nam Cao.
Những năm gần đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Nam Cao. Bên cạnh đó, hàng loạt các hội thảo
về Nam Cao được tổ chức. Có thể kể những cuộc hội thảo khoa học tiêu biểu
nhân 40 năm ngày mất của Nam Cao 1951-1991 (tháng 11/1991) và nhân 80
năm ngày sinh của Nam Cao 1917 - 1997 (tháng 10/ 1997)…Những buổi hội
thảo khoa học tôn vinh nhà văn Nam Cao càng chứng tỏ vị trí và vai trò của
ông trong làng văn học Việt Nam hiện đại và trong lòng tất cả những người yêu
mến tác phẩm của ông.
Riêng ở góc độ ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu đã đi sâu vào “khai mỏ”
phong cách ngôn ngữ của Nam Cao nhằm làm sáng tỏ “một tài năng nghệ thuật
không những không hề cũ mà rất ăn nhập vào thế giới nghệ thuật hiện đại”.Ta
có thể điểm qua một số công trình như: Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong
truyện ngắn của Nam Cao [37], Phong cách khẩu ngữ trong truyện ngắn

Nguyễn Công Hoan và Nam Cao [31]) Thành ngữ tục ngữ trong sáng tác của
Nam Cao [25], Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao từ góc nhìn ngôn
ngữ học [12], Câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao [26].
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy ngôn
ngữ trong văn chương của Nam Cao đã được nhìn nhận trên khá nhiều phương
diện trong đó có việc nhìn nhận, đánh giá việc sử dụng lời ăn tiếng nói hằng
ngày của nhân dân.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình mới chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra
những nhận xét khái quát trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao mà
chưa đi sâu tìm hiểu, khảo sát một cách có hệ thống các biểu hiện cụ thể
của khẩu ngữ tự nhiên - một phương diện trong ngôn ngữ nghệ thuật của

6


Nam Cao. Chính vì lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Khẩu ngữ tự
nhiên trong Tuyển tập Nam Cao” với hi vọng sẽ miêu tả, phân tích làm rõ
thêm đặc điểm các biểu hiện của khẩu ngữ tự nhiên trong sáng tác c ủa Nam
Cao; đồng thời, chỉ ra đặc điểm và giá trị của phong cách khẩu ngữ trong
các sáng tác của ông.
1.2. Cơ sở lí luận, thực tiễn của đề tài
1.2.1. Khái niệm phong cách, phong cách học và vấn đề phân loại phong
cách tiếng Việt
1.2.1.1. Khái niệm phong cách
Từ phong cách của tiếng Việt vốn mượn của tiếng Hán, có nghĩa là vẻ
riêng, nét riêng, “thái độ riêng” tức là đặc điểm riêng của đối tượng hay hành
động so với những cái cùng loại, chẳng hạn: phong cách sống, phong cách học
tập, phong cách lao động, phong cách biểu diễn, phong cách thời đại, phong
cách dân tộc. [38, 31]
Trên những nét chung nhất, có thể thấy rằng: phong cách quy định đặc

điểm của từng đối tượng, hành động. Khái niệm phong cách được đặt ra ở bất
cứ nơi nào có nhận thức về phương tiện biểu hiện hay phản ánh có tính chất cá
nhân hay loại biệt so với các hệ thống cùng loại. Bởi vậy từ “phong cách” trong
tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác được dùng làm thuật ngữ cho nhiều
ngành khoa học. Khoa học nghiên cứu văn chương có khái niệm phong cách
của trường phái văn học như: phong cách cổ điển chủ nghĩa, phong cách lãng
mạn chủ nghĩa, phong cách hiện thực chủ nghĩa. Nghệ thuật học dùng khái
niệm phong cách nghệ thuật để chỉ khuynh hướng nghệ thuật như: phong cách
Gothique, phong cách Phục hưng, phong cách Rococo.
Trong ngôn ngữ học, người ta cũng dùng các thuật ngữ: phong cách
ngôn ngữ, phong cách chính luận… Nhiều khi do nội dung khoa học quy định,
người ta dùng: phong cách chức năng, phong cách chức năng ngôn ngữ.
7


Phong cách chức năng ngôn ngữ là một trong những vấn đề trung tâm và
là một trong những phạm trù cơ bản nhất của phong cách học. Phong cách chức
năng ngôn ngữ là dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc biểu thị quy luật lựa chọn,
sử dụng các phương tiện biểu hiện,tùy thuộc vào tổng hợp các nhân tố ngoài
ngôn ngữ như hoàn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp, đối tượng
tham dự giao tiếp. [38, 31]
Tuy còn nhiều điểm chưa thống nhất trong quan điểm lí thuyết và trong
phân loại phong cách chức năng ngôn ngữ nhưng các nhà nghiên cứu đều thừa
nhận các điểm sau đây:
- Phong cách chức năng ngôn ngữ là dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc
được sản sinh trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định.
- Trong các ngôn ngữ đã phát triển, người ta thấy có sự tồn tại của phong
cách khẩu ngữ hằng ngày, phong cách sách vở gọt giũa, phong cách ngôn ngữ
văn chương,. Người ta cũng thấy có sự tồn tại của các phong cách bộ phận như:
phong cách khoa học, phong cách hành chính, phong cách chính luận.

- Sự tồn tại của phong cách chức năng ngôn ngữ chỉ chứng tỏ tính đa dạng
của ngôn ngữ dân tộc chứ không phá vỡ tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc.
Ngôn ngữ đã là của toàn dân thì phong cách chức năng ngôn ngữ cũng là
của chung mọi người. Ai cũng có thể nói viết theo một phong cách chức năng
ngôn ngữ và khi cần thiết thì bắt buộc phải nói, viết theo một phong cách chức
năng ngôn ngữ nhất định.
Các yếu tố ngoài ngôn ngữ (như hoàn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích
giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp) đóng vai trò là tiền đề cho sự xuất hiện
phong cách chức năng ngôn ngữ, chi phối các phương tiện biểu hiện của phong
cách chức năng ngôn ngữ. Cái vẻ riêng của mỗi phong cách ngôn ngữ là do các
yếu tố ngoài ngôn ngữ quyết định.
Cần có những khảo sát cụ thể, khách quan đối với từng phong cách chức
năng ngôn ngữ để có thể từ đó làm rõ các vấn đề lí thuyết đang tranh cãi.

8


1.2.1.2. Khái niệm phong cách học
Muốn tiến hành công việc nghiên cứu có kết quả, mỗi ngành khoa học
cần xây dựng cho mình những khái niệm cơ bản và giải thích những khái niệm
này sao cho nhất quán nhằm tránh mâu thuẫn trong việc làm. Vì vậy, việc xác
định đúng thuật ngữ của ngành học cũng như những khái niệm cơ bản của nó là
một công việc trước tiên và cần thiết.
Trên thế giới, các ngôn ngữ nh ư: Anh, Pháp, Nga, Ðức... đều lấy căn
tố có nguồn gốc ở tiếng Latin: Stylus (Stilus) nghĩa là phong cách- kết hợp
với một hậu tố có nghĩa là ngành học để tạo thành thuật ngữ phong cách
học. Thí dụ:
Tiếng Pháp: Styl - istique
Tiếng Anh: Styl - istics
Tiếng Ðức: Styl - istik

Tiếng Nga: Cmuл - ucmuка
Ở Việt Nam trước đây, các nhà ngôn ngữ học thường dùng thuật ngữ tu
từ học, điều này do ảnh hưởng của tu từ học truyền thống. Hiện nay, một số nhà
ngôn ngữ học Anh, Mỹ vẫn còn sử dụng thuật ngữ Rhetorics mà không dùng
Stylistics. Về sau, do nhận thấy thuật ngữ phong cách học, một mặt có cách cấu
tạo tương đồng với thuật ngữ của nhiều ngôn ngữ, mặt khác, có khả năng gợi
lên sự liên tưởng đúng đến nội dung rất cơ bản của ngành khoa học này là
nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ, nên các nhà ngôn ngữ học Việt Nam hiện
nay đã dùng thống nhất thuật ngữ phong cách học. Phong cách học, khoa học
nghiên cứu về các quy luật nói viết có hiệu lực, về bản chất là khoa học nghiên
cứu sự lựa lời, nghiên cứu những nguyên tắc lựa lời, những quy luật lựa lời.
Nội dung của sự lựa lời gồm có: lựa các yếu tố biểu cảm và không biểu cảm,
lựa các yếu tố thuộc về phong cách chức năng ngôn ngữ.
9


Vậy phong cách học là gì?
Trên cơ sở tiếp thu cách hiểu của GS Cù Đình Tú [38, 10], trong luận
văn này, chúng tôi xác định khái niệm phong cách học như sau:
Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu nguyên
tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện
ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng tình cảm nhất định trong
những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định.
1.2.2. Vấn đề phân loại phong cách tiếng Việt
1.2.2.1. Tiêu chí phân loại
Tiếng Việt tồn tại dưới dạng các phong cách, đó là sự thật hiển nhiên.
Nhưng do nguyên nhân về sự phát triển của bản thân tiếng Việt, do quan niệm
lí thuyết khác nhau, do việc tìm hiểu thực tế tiếng Việt chưa đầy đủ cho nên ý
kiến phân loại phong cách tiếng Việt rất khác nhau. Có thể chỉ ra những quan
điểm chính sau:

a) Quan điểm lấy sự đối lập giữa ngôn ngữ văn học và khẩu ngữ để làm
cơ sở phân loại
Theo GS. Đinh Trọng Lạc - tác giả của cuốn Giáo trình Việt ngữ, tập 3,
thì ngôn ngữ chia ra làm hai phong cách lớn: khẩu ngữ và ngôn ngữ văn học.
Sau đó, tác giả phân chia tiếp phong cách ngôn ngữ văn học ra thành 5 loại:
- Phong cách thư từ.
- Phong cách ngôn ngữ hành chính.
- Phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Phong cách chính luận.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
b) Quan điểm phân loại dựa vào chức năng giao tiếp
Tập thể các tác giả cuốn Tu từ học tiếng Việt hiện đại quan niệm rằng
biểu hiện hay trình bày cũng là một chức năng giao tiếp của ngôn ngữ: trình bày
là sự giao tiếp “trực tiếp” bằng ngôn ngữ, biểu hiện là sự giao tiếp “gián tiếp”,
dùng ngôn ngữ thông thường để biểu hiện một cái khác. Các tác giả chia ra:

10


- Phong cách ngôn ngữ trình bày: phong cách này có chức năng trình bày
và tiếp tục được chia thành: phong cách ngôn ngữ gọt giũa và phong cách khẩu
ngữ tự do.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: phong cách này có chức năng
biểu hiện.
c) Quan điểm phân loại dựa trên sự đối lập giữa phong cách khẩu ngữ tự
nhiên và phong cách ngôn ngữ gọt giũa
Theo quan điểm này, GS Cù Ðình Tú trước hết phân loại các phong cách
thành phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ gọt giũa. [38,
61], Sau đó, trên cơ sở chức năng giao tiếp của xã hội mà chia tiếp phong cách
ngôn ngữ gọt giũa thành: phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong

cách hành chính. Phong cách ngôn ngữ văn chương được khảo sát riêng
(mặc dù cũng nằm trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa). Sơ đồ phong cách
tiếng Việt
được biểu hiện như sau:
Bảng 1.1: Các loại phong cách ngôn ngữ
Tiếng Việt toàn dân
Phong cách

Phong cách ngôn ngữ gọt giũa

khẩu ngữ

Phong cách

Phong cách

Phong cách

Phong cách ngôn

tự nhiên

khoa học

chính luận

hành chính

ngữ văn chương


d) Một số quan điểm phân loại khác
Sau ngày giải phóng miền Nam, một số nhà nghiên cứu có đề xuất ý kiến
phân loại phong cách tiếng Việt.
Có tác giả phần nào phỏng theo cách chia của mĩ từ pháp cổ đại để chia
các phong cách tiếng Việt ra:
- Phong cách thông tục
- Phong cách hội thoại trung tính
- Phong cách sách vở
11


Có tác giả đề nghị một sự phân chia khác:
- Phong cách thông dụng
- Phong cách chính luận - khoa học
- Phong cách văn nghệ
Xem xét các cách phân loại trên, chúng ta thấy dường như sự phân loại
còn thiếu một phong cách chức năng ngôn ngữ đang tồn tại thực tế hiện nay
trong tiếng Việt, đó là phong cách báo chí. Ngoài ra, có thể thấy vấn đề tiêu chí
phân loại là vấn đề quan trọng vẫn chưa có sự thống nhất ở các tác giả.
Vậy tiêu chí nào là cơ bản để phân loại phong cách chức năng tiếng Việt?
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Và giao
tiếp xã hội bằng ngôn ngữ xưa nay bao giờ cũng xuất hiện và tồn tại ở một
trong hai trạng thái sau đây:
- Giao tiếp mang tính chính thức xã hội.
- Giao tiếp không mang tính chính thức xã hội.
Theo Cù Đình Tú “Giao tiếp mang tính chính thức xã hội xảy ra giữa
những con người mang tư cách là những thành viên, những công dân của xã
hội. Những thành viên này có thể mang tư cách đại diện cho riêng cá nhân
mình, cũng có thể mang tư cách đại diện cho một chức trách được xã hội giao
phó” [38, 59]. Ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp mang tính chính thức xã

hội thuộc về phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Do đặc tính trên, đặc điểm nổi bật
chi phối việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ ở phong cách này là: tính được
chuẩn bị, tính chọn lọc và tính hướng theo chuẩn mực. Dựa vào các chức năng
giao tiếp xã hội của ngôn ngữ như chức năng thông báo, chức năng trao đổi,
chức năng tác động, chức năng thẩm mĩ người ta chia thành các phong cách:
phong cách ngôn ngữ khoa học; phong cách ngôn ngữ hành chính - công;
phong cách ngôn ngữ chính luận; phong cách ngôn ngữ báo chí; phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật.

12


Giao tiếp không mang tính chính thức xã hội xảy ra giữa những con
người với tư cách là những cá nhân có quan hệ với nhau một cách tự nhiên, tự
phát. Đặc điểm nổi bật chi phối việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ ở
phong cách này là: tính không chuẩn bị, thiếu chọn lọc và không hướng về
chuẩn mực. Theo ý nghĩa đó, ta gọi phong cách được dùng trong giao tiếp
không mang tính chính thức xã hội là phong cách khẩu ngữ tự nhiên.
Như vậy, phong cách khẩu ngữ tự nhiên được xác lập trong sự đối lập
với các phong cách ngôn ngữ gọt giũa (được dùng trong giao tiếp mang tính
chính thức xã hội) và hầu như đối lập với tất các phong cách còn lại.
1.2.2.2. Phong cách khẩu ngữ tự nhiên
1). Khái niệm
a) Tên gọi
Phong cách đang được xem xét được gọi bằn g nhiều thuật ngữ khác
nhau như:
- Phong cách khẩu ngữ.
- Phong cách khẩu ngữ tự nhiên. (Cù Đình Tú)
- Phong cách sinh hoạt hằng ngày. (Đinh Trọng Lạc)
- Phong cách hội thoại. (Một số tác giả khác)

Về nghĩa, từ khẩu ngữ (tiếng Anh: oral speech = lời nói miệng)
thường được hiểu là ngôn ngữ cửa miệng, văn nói, trong sự đối lập với bút
ngữ (văn viết).
Theo Từ điển tiếng Việt: khẩu ngữ là “ngôn ngữ nói thông thường, dùng
trong cuộc sống hằng ngày, có đặc điểm đối lập với phong cách viết.” [34, 496].
b) Định nghĩa
Chúng tôi hiểu: Phong cách khẩu ngữ tự nhiên là phong cách ngôn ngữ
dùng trong lĩnh vực giao tiếp sinh hoạt hằng ngày của cá nhân, có tính chất tự
nhiên, tự phát, thường không có sự chuẩn bị trước và thường chứa đựng, chấp
nhận một số biểu hiện lệch chuẩn.

13


2) Đặc điểm của phong cách khẩu ngữ tự nhiên
Những đặc điểm của phong cách khẩu ngữ tự nhiên đã được GS. Cù
Đình Tú trình bày khá rõ trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm từ tiếng
Việt” [38, 65-80]. Dựa vào ý kiến của ông, có thể chỉ ra những đặc điểm chính
sau đây của phong cách khẩu ngữ tự nhiên.
a) Xét theo bình diện xã hội - ngôn ngữ
Ở bình diện xã hội - ngôn ngữ, chúng ta xem xét mối quan hệ của cộng
đồng xã hội đối với phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Mối quan hệ này tạo nên
một số đặc điểm chính sau đây của phong cách khẩu ngữ tự nhiên.
a1) Đặc điểm không thuần nhất, nhiều biến thể của phong cách khẩu ngữ
tự nhiên.
Đây là đặc điểm lớn nhất, bao trùm lên phong cách khẩu ngữ tự nhiên
của tiếng Việt khi xét nó theo bình diện xã hội ngôn ngữ.
Phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt là phong cách duy nhất được
nhân dân ta thuộc nhiều dân tộc, nhiều tầng lớp xã hội, nhiều lứa tuổi trên đại
bộ phân các khu vực cư dân hằng ngày sử dụng. Xã hội chẳng những tạo ra

ngôn ngữ mà còn tiếp tục chi phối mọi biến động của ngôn ngữ. Chính các bộ
phận cư dân Việt Nam khác nhau trong nhiều thời kì lịch sử sử dụng phong
cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt đã tạo nên tính chất đa dạng trong sự thể
hiện của phong cách này. Đặc điểm không thuần nhất, có nhiều biến thể địa
phương là hệ quả của tính chất đa dạng. Các tác phẩm văn chương Việt Nam
phản ánh khá rõ đặc điểm này của phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt.
Đây là sự thể hiện của phong cách khẩu ngữ tự nhiên ở một địa phương
Nam bộ.
“Bà Cả mừng quýnh:
-Úy! Bộ con Út đẻ năm một sao? Con nhỏ đó thiệt giỏi!
- Dạ, đẻ năm một. Đứa ăn thôi nôi, đứa lôi đầy tháng. Mẹ tròn con
vuông….” (Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)

14


Ở đây, ta thấy có biến thể phát âm như: thiệt / thật; các từ địa phương
như: úy, bộ.
Đây là sự thể hiện của phong cách khẩu ngữ tự nhiên ở một vùng thuộc
đồng bằng Bắc bộ:
- Hôm nay u về muộn thể? Làm tôi sốt cả ruột!
- Có việc gì vậy?
- Thì u hẵng vào trong nhà đã nào!
- U đã về ạ!
- Kìa nhà tôi nó chào u! Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ.
Chúng tôi phải duyên, phải kiếp với nhau…(Dẫn theo Vợ nhặt của Kim Lân)
Ở đoạn thoại trên đây, ta thấy có những biểu hiện đặc trưng cho khẩu
ngữ tự nhiên ở đồng bằng Bắc bộ: các từ u, nhà, biến thể ngữ âm của từ:
hẵng (hãy)
a2) Đặc điểm lâu đời nhưng không có lịch sử

Bằng sự suy xét của lí trí, ta có thể thấy, tiếng Việt ngay từ khi xuất
hiện thì dạng tồn tại đầu tiên của nó là phong cách khẩu ngữ. Có thể nói
phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt ra đời từ rất xa xưa, nó ra đời cùng
với sự ra đời của tiếng Việt. Song như đã thấy, phong cách khẩu ngữ tồn tại
chủ yếu dưới dạng lời nói hằng ngày, mà “lời nói gió bay”, cho nên cũng
như đối với tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới, chúng ta không thể nào
phác thảo ra được lịch sử tiến triển của phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng
Việt dù trên lí trí ta biết rằng nó rất lâu đời. Ngoài những lời truyền miệng
đã biến hóa đi rất nhiều qua văn chương dân gian, chúng ta không có được
các tư liệu; dấu vết về thời kì xa xưa của phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng
Việt. Trong khi đối với phong cách ngôn ngữ gọt giũa tiếng Việt vì sự tồn tại
dưới hai dạng nói và viết, dạng viết đóng vai trò làm cơ sở nên ta có thể phác
thảo được lịch sử phát triển của nó.

15


×