Tải bản đầy đủ (.pptx) (41 trang)

Lý luận phê bình kiến trúc Lăng Khải Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.84 MB, 41 trang )

MÔN: Lý luận phê bình kiến trúc

KIẾN TRÚC LĂNG KHẢI ĐỊNH
”Ra đời trong sự giao thoa văn hóa Đông – Tây, tính văn hóa truyền
thống trong thiết kế của lăng bị phai mờ nhưng đã mở ra một cái
nhìn mới, một kiến trúc mới“

GIẢNG VIÊN: TS. NGÔ THỊ KIM DUNG
SVTH:
TRẦN DUY ANH
TẠ BÍCH NGỌC
PHẠM HỮU QUỐC
LỚP:
CH2017K1


NỘI DUNG

Khái quát về lăng Khải Định
 Khái quát vua Khải Định
 Vị trí địa lý lăng

Lịch sử xây dựng lăng
Kiến trúc đặc sắc của lăng
 Công trình ra đời trong sự giao thoa văn hóa Đông – Tây
 Tổng thể của lăng
 Những nét đặc sắc về kiến trúc
 Cung Thiên Định - đỉnh cao ng.thuật tạo hình sành sứ, thủy tinh
 Đánh giá công trình



Khái quát về lăng Khải Định


Khái quát vua Khải Định
Vị trí địa lý của lăng
Khải Định (1885-1925) - vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi
lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như:
điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An …, đặc biệt là Ứng Lăng.

Vua Khải Định (1885-1925)


Khái quát vua Khải Định
Vị trí địa lý của lăng
Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng ( 應應 ) là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế. Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ, thị xã Hương Thủy
tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là nơi yên giấc ngàn thu của Khải Định - vị vua thứ 12 triều Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Vua Khải Định đổi tên núi Châu Chữ thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng


Toàn cảnh lăng Khải Định

Lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch
hổ"; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm "thủy tụ", gọi là "minh đường"


Toàn cảnh lăng Khải Định

Sự loại bỏ màu xanh của những tán cây cổ thụ, sự vắng bóng của mặt nước, ao hồ đã làm cho tổng thể kiến trúc thiếu vẻ êm dịu tươi mát.
Tuy nhiên, toàn khu lăng này lại được bao quanh bởi một cánh rừng thông. Giữa không gian xanh mát âý, Lăng nổi lên như một tòa lâu đài thời Trung

Cổ ở Châu Âu.


Ra đời trong sự giao thoa văn hóa Đông – Tây, tính văn hóa truyền thống trong thiết kế của lăng bị phai mờ nhưng đã mở ra một cái nhìn mới, một
kiến trúc mới.

So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Ðịnh có diện tích nhỏ hơn nhiều – khoảng 0,5265 ha (117m x 48,5m) nhưng lại là công trình được
xây dựng kì công nhất, thời gian xây dựng lâu nhất, kinh phí xây dựng nhiều nhất và hiện đaị nhất trong hệ thống lăng tẩm Huế. Nó là kết quả
hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á - Âu, Việt Nam, cổ điển và hiện đại.


Lịch sử xây dựng lăng


Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia
xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng...


Lăng khi chưa xây dựng xong thì nhà vua đã qua đời. Người con trai duy nhất của Vua Khải Định là Nguyễn Vĩnh Thụy lên ngôi lấy niên hiệu là Bảo
Đại tiếp tục xây dựng. Đây là công trình xây dựng lâu nhất, là công trình xây dựng cuối cùng của triều Nguyễn.

Vua Bảo Đại (1913 – 1997)


Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh
màu... để kiến thiết công trình, khác hoàn toàn so với vật liệu truyền thống của dân tộc như gỗ, đá, vôi,….

So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có một diện tích rất khiêm tốn, nhưng cực kỳ công phu, lộng lẫy



Kiến trúc đặc sắc của lăng


Công trình ra đời trong sự giao thoa văn hóa Đông – Tây

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra
ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới,
cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ
phong cách kiến trúc. Toàn cảnh lăng Khải Định có một cái gì
đó vừa quen, vừa lạ.

Kiến trúc độc đáo bên trong lăng Khải
Định


Khác với lăng của Vua Minh Mạng mang dáng vẻ oai nghiêm, hùng vĩ, tráng lệ; hay lăng của Tự Đức mang bầu không khí gần gũi thiên nhiên, đẹp như
một bức tranh sơn thủy; lăng Khải Định khi mới hoàn thành được người đời ví như cái lồng sơn son thiếp vàng vô cùng sặc sỡ.

Lăng Minh Mạng

Lăng Tự Đức

Lăng Khải Định


Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc

Cung Thiên Định

Bi Đình hình bát giác


sân chầu Bái Đình

Cổng chào


Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc và được chia ra:



Bước vào lăng là 1 công chào uy nghiêm với 37 bậc cấp thang, thành bậc đắp rồng to lớn nhất cả nước. Trên sân có hai dãy Tả - Hữu tòng tự, ở
hai bên xây kiểu chồng diêm hai lớp, tám mái, song các vì kèo lại bằng xi măng cốt thép.

Các trụ cổng được làm theo hình tháp ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo.

Cổng vào Ứng lăng với 37 bậc cấp thang được đắp tượng rồng rất lớn




Vượt 29 bậc nữa là đến sân chầu Bái Đình, ở giữa có nhà bia Bát giác xây bê tông cốt thép hoà trộn cổ kim, trong đó có bia đá. Hai bên sân, mỗi
bên có 2 hàng tượng lính bằng đá hiếm và đều có khí sắc đứng hướng mặt vào giữa sân.

Cổng với các chi tiết điêu khắc tỉ mỉ


Bi Đình hình bát giác, hai bên là 2 trụ biểu hình chóp cao to ảnh hưởng từ kiến trúc phật
giáo

Ngoài tượng như ở các lăng khác, còn có thêm 6

cặp tượng linh túc vệ, từng đôi tượng cùng loại ở
cạnh nhau được làm đối xứng và cùng đối xứng
với đôi tượng phía đối diện.
Các tượng này làm bằng chất liệu đá hiếm trong
lăng Khải Ðịnh và đều có khí sắc.

Hai hàng tượng chầu trái – phải hai bên sân, gồm quan văn, quan võ được tạc đúng theo tỉ lệ
1:1


Bi Đình hình bát giác xây bê tông cốt thép hoà trộn cổ kim

Bia đá cao 3.1m trong Bi Đình ghi về cuộc đời và sự nghiệp vua
Khải Định





Sau Bái Đình là hai tầng sân hình chữ nhật được lát gạch caro, mỗi tầng cách nhau 13 bậc.
Qua 3 lớp nền là đến điện thờ. Từ sân lên cửa điện còn phải qua 15 bậc nữa. Cung Thiên Định nằm ở tầng thứ năm – vị trí cao nhất cuả Ứng
Lăng.

Điện Khải Thành


Góc nhìn từ điện Khải Thành hướng ra ngoài – núi
đồi mênh mông, cảnh sắc hùng vĩ

Điện Khải Thành



Những nét đặc sắc về kiến trúc - Lăng Khải Định là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á - Âu - Việt Nam, cổ điển v
hiện đại.
Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã đột phá cánh cửa phong kiến để làn gió của văn hóa Tây Âu tràn vào Việt Nam.
Mặt khác Khải Định là một ông vua hiếu kỳ, chuộng cái mới nhưng có sự sàng lọc, một ông vua “mặc complet bên trong khoác long bào, bên ngoài,
ngực lấp lánh Bắc Đẩu Bội Tinh, thắt lưng gắn bóng đèn điện chớp đỏ” (lời L. Cadière) nên chẳng có gì phải “kiêng nể” trong việc “thâu tóm điều
hay, cái lạ” của thế giới vào ngôi nhà vĩnh cửu của mình. 

Lăng Khải Định là kết quả của hai
yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông Tây trong buổi giao thời của lịch sử
và cá tính của Khải Định.


Lăng mang hơi hướng của nhiều trường phái kiến trúc khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo,
Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể:






Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ;
Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo;
Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;
Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...

Những trụ cổng hình thấp xuất hiện rất nhiều



Những chi tiết kiến trúc gợi nhớ đến nhiều trường phải kiến trúc trên thế giới


×