Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Kiến trúc nhà ở tuyến phố Đường Thành Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 26 trang )

MÔN: KIẾN TRÚC NHÀ Ở

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KHU DÂN CƯ PHỐ ĐƯỜNG THÀNH VÀ
PHỤ CẬN

GIẢNG VIÊN: TS. BÙI ĐỨC DŨNG
SVTH:

TRẦN DUY ANH
TẠ BÍCH NGỌC
PHẠM HỮU QUỐC

LỚP:

CH2017K1


NỘI DUNG

 Khái quát khu phố Đường Thành
1. Lịch sử tuyến phố
2. Vị trí, ranh giới và quy mô

 Phân tích khu phố Đường Thành
1. Phân tích các vùng chức năng
2. Phân tích về giao thông
3. Phân tích về kiến trúc cảnh quan
4. Phân tích về cơ sở hạ tầng
5. Phân tích về kinh tế - văn hóa

 Đánh giá chung và đề xuất giải pháp




Khái quát khu phố Đường Thành


1. Lịch sử tuyến phố

Phố Đường Thành thuộc phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Phố dài 468m, rộng 8m, nối phố Cửa Đông chỗ cổng Chính Đông cũ với phố Hàng Bông. Đoạn đầu phố phía bắc là chỗ hào và
dương mã thành (tường thành phụ bên ngoài) mới bị san bằng năm 1896, còn đoạn gần Hàng Bông là đất của thôn cũ Kim Cổ
(thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương của Thăng Long - Hà Nội xưa). Đó là một đường phố có sẵn từ xưa, được mở mang
rộng, có đủ vỉa hè, cống thoát nước ngay từ những năm cuối thế kỷ 19.
Nguồn gốc tên phố:
- Thời nhà Nguyễn, phố là con đường dẫn tới cửa phía nam của mang cá bảo vệ cửa chính Đông môn (tức cửa đông) của thành
Thăng Long. Vì vậy, phố có tên là Cửa Thành.
- Thời Pháp thuộc, phố được gọi là phố Thành ( Rue de la citadelle ). Sau cách Mạng tháng Tám, phố chính thức được đặt tên là
phố Đường Thành.


1. Lịch sử tuyến phố

Vị trí bao quát khu vực nghiên cứu
Vị trí tuyến phố chính nghiên cứu


1. Lịch sử tuyến phố
Những công trình mang tính lịch sử nằm trên con phố:




Rạp Hồng Hà :

Rạp hồng hà, số 51 Đường Thành trước đây là rạp Olympia - một trong những
rạp chiếu bóng đầu tiên tại Hà Nội. Ngày nay, rạp đã được bộ văn hóa-thông tin
(nay là bộ văn hóa,thể thao và du lịch) chính thức giao cho nhà hát tuồng Trung
ương quản lý, đây là địa điểm hoạt động thường xuyên của nhà hát tuồng Trung
ương và các đơn vị nghệ thuật khác có nhu cầu về địa điểm biểu diễn tại
Hà nội.



Chùa Kim Cổ :

Ngay giữa khu phố náo nhiệt trong trung tâm thành phố, tại số 73 Đường
Thành Có một ngôi chùa cổ với cái tên “Kim Cổ cổ tự“ thờ bà Chúa Tấm, tên
thân thiết mà người dân dành để gọi nguyên phi Ỷ Lan tài sắc vẹn toàn. Chùa
Kim Cổ thuộc địa phần thôn Kim Bát, sau đổi là thôn Kim Cổ, tổng Tiền Túc,
huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long xưa. Di tích còn có tên Là Đồng Thiên
quán, hay đền Kim Cổ; được xếp hạnh di tích lịch sử - văn hóa năm 1996.


2. Vị trí, ranh giới và quy mô

+ Vị trí: khu vực nghiên cứu nằm ở phía tây quận Hoàn Kiếm, nằm trong địa giới hành chính các phường: Cửa Đông, Hàng
Bông.
+ Ranh giới:
- phía bắc giáp phố Cửa Đông
- Phía tây giáp phố Phùng Hưng
- Phía đông giáp phố Hàng Nón Hàng Mành
- Phía nam giáp phố Hàng Bông

+ Quy mô:
- diện tích khu vực nghiên cứu: 36.000m2
- Dân số : ~8500 người


2. Vị trí, ranh giới và quy mô

Vị trí bao quát khu vực nghiên cứu

Tuyến phố tiếp cận trực tiếp

Vị trí tuyến phố chính nghiên cứu

Tuyến phố tiếp cận gián tiếp


Phân tích khu phố Đường Thành


1. Phân tích các vùng chức năng

Đường Thành là một tuyến phố ngắn có chiều dài ~500m, nhưng bao gồm đầy đủ phân khu chức năng cần thiết cho đời
sống sinh hoạt văn hóa của người dân thành phố.

Công trình công cộng 8%
Công trình văn hóa tốn giáo 2%
Hành chính công sở 8%
Công viên cây xanh 3%
Thương mại hiện đại 5%
Nhà dân kết hợp cửa hàng thương mại 54%

Giao thông 20%


1. Phân tích các vùng chức năng

Công trình văn hóa tôn giáo

Thương mại hiện đại

Hành chính - công sở

Nhà dân kết hợp cửa hàng thương mại

Công trình công cộng

Công viên - cây xanh


2. Phân tích giao thông

Đường chính 1 chiều
Đường chính 2 chiều
Đường 2 chiều

Nút giao thông
lưu lượng lớn
Điểm đỗ xe


2. Phân tích giao thông

=> Nhận xét:

+ Có 2 tuyến phố chính là Phùng Hưng và Hàng Điếu, chạy song song 2 bên, nên lưu lượng phương tiện giao thông qua Đường Thành không quá nhiều.

+ Tiết diện đường nhỏ, lưu lượng giao thông tại các điểm giao cắt bình thường, phân bố lưu lượng trên tuyến phố không đều.

+ Nút giao thông ngã 5 chợ Hàng Da, lưu thông hỗn loạn, điều hướng giao thông chỉ có duy nhất là 1 vòng xuyến nhỏ.

+ Nút giao thông ngã 5 Bát Đàn - Nhà Hỏa lượng lưu thông thưa thớt .

+ Thường bị ùn tắt ở giữa tuyến phố, do các phương tiện đỗ xe cụ thể là ô tô tại các tụ điểm ăn uống.

+ Hệ thống vỉa hè đi bộ bị chiếm làm nơi đỗ xe quá nhiều, các nơi tập kết hàng hóa tại các điểm cafe, cửa hàng ăn.

+ Có 2 điểm đỗ xe tại vườn hoa Phùng Hưng và chợ Hàng Da, nhưng không tận dụng hợp lý, để xảy ra việc lấn chiếm diện tích vỉa hè.


2. Phân tích giao thông

Một số hình ảnh giao thông tại phố Đường Thành


3. Phân tích kiến trúc cảnh quan

Các dạng văn hóa kiến trúc đặc thù trên tuyến phố Đường Thành :

- chợ Hàng Da: kiến trúc Pháp tân thời, là điểm nhấn, không gian mở cho cả tuyến phố, giống như một quảng trường thu nhỏ trên tuyến
phố.
- rạp hát Hồng Hà: kiến trúc Pháp cổ .
- chùa Kim Cổ: mang kiến trúc cổ Việt Nam .

- nhà dân: mang kiến trúc hiện đại xen kẽ kiến trúc Pháp cổ .

=> Kết luận: có quá nhiều ngôn ngữ kiến trúc xưa và nay tồn tại trên tuyến phố này dẫn đến sự hồn độn, chắp vá, không thể hiện được
cảnh quan đặc thù, sự thay đổi không đồng nhất tạo nên khác biệt về chất liệu, màu sắc. Có quá nhiều các nút giao thông nhỏ cắt ngang
làm cho mất kết nối cảnh quan xuyên suốt tuyến phố.


3. Phân tích kiến trúc cảnh quan


4. Phân tích cơ sở hạ tầng
Ưu điểm:
- Cơ sở hạ tầng ở khu phố Đường Thành hiện nay được tu sửa, cải thiện
đáng kể so với các khu phố cổ.
- Đặc biệt là chợ Hàng Da - khu thương mại mới được sửa chữa, với cơ sở
hạ tầng hiện đại, bãi đỗ xe ngầm tạo điều kiện thuận lợi cho những người
dân sinh hoạt xung quang khu chợ.
- Các ngôi nhà mặt đường đã được cải tạo và xây mới nhiều, hình ảnh
những ngôi nhà xập xệ đã không còn nhiều.
- Bãi đỗ xe được phân bố đều trên tuyến phố và các khu phố lân cận.


4. Phân tích cơ sở hạ tầng
Nhược điểm :
- Vẫn còn tồn tại nhiều những ngôi nhà cổ trong ngõ, có cơ sở hạ tầng cũ kĩ,
xuống cấp.
- Thiếu ánh sáng, gây tiếng ồn giữa các hộ gia đình, còn tình trạng dùng nhà vệ
sinh chung và sân sinh hoạt chung (giặt giũ , rửa bát ...) giữa 3-4 hộ gia đình.
- Ngõ nhỏ, có những ngõ chỉ đủ di chuyển 1 xe máy => giao thông di chuyển
giữa các hộ gia đình và mặt đường trở nên khó khăn.

- Mạng lưới dây điện trên cao chằng chịt, lộn xộn gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến mỹ quan và gây nguy hiểm cho những người di chuyển trên tuyến phố và
những người dân sinh sống xung quanh tuyến phố.


5. Phân tích kinh tế - văn hóa
Nền kinh tế:
- Nền kinh tế phố Đường Thành chủ yếu phát triển dựa trên sự kết hợp thương mại và hoạt động thủ công mà trong đó thương mại đóng vai trò chủ
đạo.
- Cụ thể là tuyến phố kinh doanh cafe đặc trưng với những cửa hàng trải dài từ ngã 3 Hàng Nón - Đường Thành, luôn tập trung một lượng lớn
khách hàng.
- Nhà hàng ăn uống - shop quần áo.
- Chợ Hàng Da đóng vài trò quan trọng cho nền kinh tế khu vực này.

- Hiện nay có khoảng 180 hộ đăng ký kinh doanh trong địa bàn phố Đường Thành, hầu hết các hộ kinh doanh đa dạng các ngành nghề (kinh doanh
lâu dài và kinh doanh thời vụ).
- Ngoài ra còn có số nhiều người dân (bao gồm: người dân gốc thành phố và người dân ngoại tỉnh) tham gia vào các hoạt động kinh doanh không
chính thức.
- Sự phát triển nhanh của các thành phần kinh tế tư nhân đã tạo nhiều việc làm cho người dân.
- Sự phát triển nhanh của kinh tế khu phố đã đóng góp vào nguồn tài chính cho ngân sách chính phủ và địa phương .


5. Phân tích kinh tế - văn hóa
Nền văn hóa:
- Văn hóa tôn giáo: ngay giữa khu phố náo nhiệt trong trung tâm thành phố, tại số 73 Đường Thành, có một ngồi chùa cổ tên là Kim Cổ cổ tự,
thờ Bà Chúa Tấm, tên gọi thân thiết mà người dân nơi đây dành để gọi bà nguyên phi Ỷ lan tài sắc vẹn toàn.
- Chùa Kim Cổ là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu trong hệ thống
Di tích tưởng niệm về nguyên phi Ỷ lan ở Hà Nội và các vùng phụ cận.

- Văn hóa nghệ thuật tuồng chèo - cài lương : rạp Hồng Hà số 51 Đường Thành , một trong những rạp chiếu bóng được xây dựng đầu tiên ở Hà Nội.

Ngày nay, rạp đã được bộ Văn hóa - thông tin, chính thức giao cho nhà hát tuồng Trung ương quản lý, đây là địa điểm hoạt động nghệ thuật thường
xuyên của nhà hát tuồng Trung ương và các đơn vị nghệ thuật khác có nhu cầu về địa điểm về biểu diện tại Hà Nội, thu hút một lượng lớn khán giả
đến xem vào các ngày cuối tuần .
- Văn hóa ẩm thực: Phố Đường thành được biết đến với văn hóa cafe đặc trưng dần dần trở thành một thói quen hằng ngày của mỗi người dân và
khách du lịch.


Đánh giá chung và đề xuất giải pháp


Đánh giá chung
*Chủ quan

ĐIỂM MẠNH

-

Là tuyến phố có đầy đủ phân khu chức năng (trung tâm

ĐIỂM YẾU

-

thương mại, công trình tôn giáo, công trình văn hóa, hành
chính, thương mại dịch vụ …)

-

Có 3 bãi đỗ xe lớn trải đều trên tuyến phố
Mật độ tầng cao đều, trung bình là 3 tầng. Sự chênh lệch

tầng cao của các căn hộ liền kề là không quá lớn.

-

Có nhiều nút giao thông phức tạp, ít phương tiện điêu
fhuowngs giao thông.

-

Kinh tế văn hóa phát triển tốt

Mật độ dân số cao
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật kém
Mạng lưới dây điện chằng chịt
Có quá nhiều ngôn ngữ kiến trúc,không đồng nhất (hiện đại
xen lẫn cổ kính)

-

Hành lang đi bộ quá ít (vỉa hè thường xuyên bị lấn chiếm làm
nơi tập kết hàng hóa và để xe)

-

Lượng cây xanh phân bố không đều
Không có sự đồng nhất về cảnh quan xuyên suốt tuyến phố


Đánh giá chung
*Khách quan


CƠ HỘI

-

Là nơi tập trung đầy đủ dịch vụ thương mại, nhiều nét văn

THÁCH THỨC

-

hóa đực sắc (chùa cổ, rạp hát…) tạo cơ hội thu hút lượng
khách đông đảo, phát triển du lịch.

-

có 2 tuyến phố chính tiếp giáp là phùng hưng và hàng điếu

thay đổi.

-

kèm theo nhiều bãi đỗ xe liền kề => có cơ hội phát triển
thành tuyến phố đi bộ

Người dân sinh sống lâu năm, khó tính trong việc chấp nhận

Khó tiếp cận toàn phần và quy hoạch đại quy mô.
Cần thiết kế hợp lý để phù hợp với cảnh quan các tuyến phố
lân cận


-

Đồng nhất ngôn ngữ kiến trúc giữa các xông trình nhưng
cũng phải chú trọng việc bảo tồn văn hóa lịch sử

=> - Cần bảo tồn và phát triển những công trình văn hóa vốn có từ xa xưa của khu phố như chùa Kim Cổ và rạp Hồng Hà.
-Văn hóa cafe cũng cần được quy hoạch và phát triển một cách quy mô, văn minh hiện đại.


Đề xuất giải pháp
*Đề xuất 1
- Mục tiêu: chú trọng không gian đi bộ, không gian xanh, cải tạo mặt đứng 2 bên phố, giải pháp
cải tạo mạng lưới dây điện chằng chịt ...

- Giải pháp :
+ Cải tạo vỉa hè, không gian đi bộ từ hiên trạng 3,5m thành 4,5m. giải phóng mặt bằng những
căn hộ mặt đường mỗi bên vào 1m. bên cạnh đó thực hiện cùng lúc đồng bộ ngôn ngữ kiến trúc
của mặt đứng tuyến phố.

+ Cải tạo, đồng bộ hệ thống cây xanh trên tuyến phố, từ những loại cây bóng mát, không đồng
nhất, thành hệ thống cây xanh đồng nhất.

+ Cải tạo vườn hoa cây xanh thành khu vực bãi đỗ xe ngầm, tăng thêm bãi đỗ xe trên tuyến phố,
xử lý được tình trạng các phương tiện tràn ngập trên vỉa hè, để xe dưới lòng đường. Vườn hoa cây
xanh hiện trạng thay thế bằng khu vườn hoa có tượng đài - mang tính biểu tượng của khu phố, là
nơi người dân có thể thư giãn, tập thể dục .


Đề xuất giải pháp

Kết quả sau khi cải tạo :
- Giải quyết vấn đề về vỉa hè nhỏ, xe máy tại các cửa hàng thương mại dịch vụ để ngổn ngang, mất mĩ quan thành phố.
- Giải quyết vấn đề về mạng lưới dây điện trên cao chằng chịt, ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân khu phố.
- Giải quyết vấn đề về ngôn ngữ kiến trúc trên tuyến phố.
- Giải quyết vấn đề về không gian cây xanh, không còn những cây quá khổ, rất nguy hiểm với người dân khi có những trận mưa to, giông bão .
- Giải quyết được vấn đề về các phương tiện để tràn lan trên vỉa hè , không có chỗ cho người đi bộ.


×