Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Mai (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN THỊ MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN THỊ MAI
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HÙNG VIỆT

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa
từng công bố ở bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân còn là sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè... Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sau
sắc đến thầy giáo PGS.TS Phạm Hùng Việt - người đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm, Đại
học Thái Nguyên, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt
Nam đã tâm huyết giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức làm cơ sở cho
việc nghiên cứu luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân, bạn
bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học
tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Tác giả

Trần Thị Hương

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI .................................................................................................................. 6
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ ca ................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm thơ ............................................................................................ 6
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ thơ ............................................................................ 8
1.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ ............................................................................. 9
1.2. Giới thiệu về Nguyễn Thị Mai và thơ Nguyễn Thị Mai ............................. 16
1.2.1. Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Thị Mai ................................................... 16
1.2.2. Thơ Nguyễn Thị Mai ............................................................................... 18
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ THƠ, VẦN, NHỊP VÀ CÁCH TỔ
CHỨC BÀI THƠ TRONG THƠ NGUYỄN THỊ MAI ............................... 21
2.1. Đặc điểm về thể thơ .................................................................................... 21
2.1.1. Thể thơ năm chữ ...................................................................................... 22
2.1.2. Thể thơ sáu chữ........................................................................................ 24

iii



2.1.3. Thể thơ lục bát ......................................................................................... 25
2.1.4. Thể thơ tự do............................................................................................ 30
2.1.5. Thể thơ văn xuôi ...................................................................................... 34
2.2. Vần trong thơ Nguyễn Thị Mai .................................................................. 36
2.2.1. Vần xét ở vị trí gieo vần .......................................................................... 36
2.2.2. Vần xét ở mức độ hòa âm ........................................................................ 44
2.3. Nhịp trong thơ Nguyễn Thị Mai ................................................................. 48
2.3.1. Nhịp trong thơ 5 chữ................................................................................ 48
2.3.2. Nhịp trong thơ 6 chữ................................................................................ 50
2.3.3. Nhịp trong thơ lục bát .............................................................................. 50
2.3.4. Nhịp trong thơ tự do ................................................................................ 53
2.4. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ trong thơ Nguyễn Thị Mai ................... 55
2.4.1. Đặc điểm về tiêu đề ................................................................................. 55
2.4.2. Đặc điểm về câu thơ, dòng thơ ................................................................ 56
2.4.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ ................................................................ 57
2.5. Tiểu kết ....................................................................................................... 60
Chương 3. TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP
TRONG THƠ NGUYỄN THỊ MAI............................................................... 61
3.1. Đặc điểm sử dụng một số lớp từ trong thơ Nguyễn Thị Mai ..................... 61
3.1.1. Sử dụng từ láy .......................................................................................... 61
3.1.2. Lớp từ chỉ hình ảnh, màu sắc................................................................... 65
3.2. Một số biện pháp tu từ nổi bật trong thơ Nguyễn Thị Mai ........................ 72
3.2.1. Biện pháp so sánh .................................................................................... 73
3.2.2. Biện pháp điệp ngữ .................................................................................. 78
3.2.3. Tiểu kết .................................................................................................... 85
KẾT LUẬN....................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 88


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Bảng thống kê các thể loại thơ ..................................................... 21

Bảng 2.2:

Các loại vần trong hai tập thơ Nguyễn Thị Mai xét theo vị trí
gieo vần......................................................................................... 36

Bảng 2.3:

Phân loại vần chân ........................................................................ 40

Bảng 2.4:

Bảng thống kê vần chính, vần thông, vần ép................................ 44

Bảng 2.5:

Bảng các loại nhịp trong thơ lục bát Nguyễn Thị Mai ................. 51

Bảng 2.6:

Bảng số lượng âm tiết trong tiêu đề thơ ....................................... 55

Bảng 2.7:


Bảng số lượng dòng trong thơ ...................................................... 57

Bảng 3.1:

Bảng tổng hợp số lượng, tỉ lệ phân loại các kiểu từ láy trong
hai tập thơ “Nón trắng sang đò” và “Thời hoa gạo cháy” của
Nguyễn Thị Mai............................................................................ 62

Bảng 3.2:

Bảng tổng hợp số lượng và tỉ lệ sử dụng lượt từ chỉ màu sắc
trong thơ Nguyễn Thị Mai ............................................................ 70

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Thơ ca là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ…” (Piere Gamarra). Quả
đúng như vậy thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm xúc phong
phú của ngôn ngữ, vừa giàu nhạc điệu,vừa giàu hình ảnh và sắc màu. Trong kho
tàng thơ ca của nước nhà không thể không kể đến những đóng góp to lớn của các
nhà thơ nữ.
Trong số đông đảo các nhà thơ nữ hiện đại, có những cây bút nữ Hà Nội
đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong việc tạo dựng nên diện mạo và tiếng nói
chung cho các nhà thơ nữ, những sáng tác của họ đã góp phần tạo nên sự phong
phú đa dạng cho sự phát triển của nền thơ ca Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi nhà thơ
lại có cách vận hành bộ máy ngôn ngữ của riêng mình. Đã có những luận văn,
luận án nghiên cứu về thơ của một số tác giả cụ thể. Theo hướng đi đó, chúng tôi

nghiên cứu thơ Nguyễn Thị Mai trên phương diện ngôn ngữ với mong muốn tìm
ra được những nét riêng trong cách vận hành ngôn ngữ của nhà thơ, từ đó đánh
giá đóng góp của nhà thơ đối với văn học nước nhà.
1.2. Trong xu thế hội nhập hiện nay việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ ca
đã bị pha tạp rất nhiều. Có nhiều nhà thơ đã ý thức được điều đó và trong các nhà
thơ đó có Nguyễn Thị Mai là nhà thơ nữ đã góp phần gìn giữ sự trong sáng của
tiếng Việt. Tuy nhiên trong thơ Nguyễn Thị Mai vẫn có những cái mới, cái lạ
trong cách dùng từ mà không nhà thơ nào có được, đặc biệt là trong thơ lục bát.
Hơn thế Nguyễn Thị Mai còn là một cô giáo dạy văn nên từ ngôn ngữ thơ giảng
dạy trong nhà trường cho đến ngôn ngữ thơ ca đời thường có sự giao thoa, hòa
quện với nhau tạo nên tứ thơ rất lạ, lôi cuốn người đọc.
Nguyễn Thị Mai sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội, nhưng cô lại không
có may mắn được hưởng hạnh phúc như bạn bè cùng trang lứa nơi đô thành.
Cuộc đời cô nhiều thăng trầm, lam lũ, sớm bươn trải với cuộc đời. Có lẽ chính
những khổ đau vất vả đầu đời đã giúp Nguyễn Thị Mai nghị lực vươn lên, sớm
1


biết tự lập, để học tập, công tác và để trở thành thi sĩ có những rung cảm viết nên
những tác phẩm đầy xúc động sau này. Cũng có lẽ vì những điều đó mà khi đọc
thơ của Nguyễn Thị Mai ta thấy được sự ấm áp, đôn hậu, dịu dàng nhưng không
hề đơn điệu, nệ cổ.
Nguyễn Thị Mai - nhà thơ, giảng viên, ngoài ra cô từng là ủy viên Ban
chấp hành lâm thời từ ngày đầu thành lập Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Tây
(nay thuộc Hà Nội) và tiếp tục trúng ủy viên BCH, Trưởng tiểu ban Văn học
thiếu nhi khóa đầu tiên sau Đại hội lần thứ nhất Hội văn học nghệ thuật tỉnh rồi
cán bộ Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ
nữ. Với bút danh Hạnh hoa Nguyễn Thị Mai đã trở thành quen thuộc với biết bao
bạn đọc trên khắp cả nước. Cô rất có duyên với giải thưởng, thi đâu được đấy,
đó là các giải thưởng như: Giải nhất cho chùm thơ hai bài “Giờ văn” và “Nhà

không có bố”- Hội nhà văn Việt Nam và Uỷ ban chăm sóc thiếu niên nhi đồng
Việt Nam tổ chức năm 1992, giải nhất bài thơ “Ru mẹ”- Vụ Văn hóa dân tộc-Bộ
Văn hóa thông tin và truyền thông tổ chức năm 2007, giải nhì (không có giải nhất
) bài thơ “Chợ đêm Long Biên”- 5 tờ báo lớn tổ chức trong đó có báo Văn nghệ.
Ngoài ra tập thơ “Thời hoa gạo cháy” đạt giải B năm 1995 và tập thơ “Nón trắng
sang đò” đạt giải A năm 1997 của Trung ương các hội LHVHNT Việt Nam. Dù
là một cây bút sáng giá của thi ca Hà Nội nhưng những bài viết, bài nghiên cứu
về cô chưa nhiều và cũng chưa mang tính hệ thống. Những nghiên cứu về ngôn
ngữ thơ của Nguyễn Thị Mai lại càng ít. Chính vì lí do đó, chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu kết quả nghiên cứu Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Mai. Do
vậy, chúng tôi hi vọng mong muốn kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ giúp
người đọc có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về thơ Nguyễn Thị Mai, góp phần
khẳng định đóng góp của nhà thơ với nền thơ ca nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề

2


Việc nghiên cứu và tiếp nhận tác giả, tác phẩm thơ Nguyễn Thị Mai, từ
trước đến nay đã thu hút được sự chú ý của một số người. Theo khảo sát bước
đầu của chúng tôi, đã có một số tờ báo, bài báo trong nước, trong tỉnh nghiên cứu
về nhà thơ Nguyễn Thị Mai. Cụ thể cho tới nay có khoảng hơn 10 bài viết giới
thiệu, bình phẩm thơ Nguyễn Thị Mai. Báo An Ninh thủ đô, Văn nghệ công an…
Tác giả Lâm Xuân Vi là người có nhiều bài viết về Nguyễn Thị Mai nhất với các
bài viết: Nguyễn Thị Mai đời và thơ như tôi biết, Sợi nhớ vô hình quấn theo,
Có một chợ trăng của nữ nhi cửu vạn, Đọc tập thơ “Không xóa nổi lời hoa”
với đôi lời cảm nghĩ. Ngoài ra còn có một số tác giả khác viết về Nguyễn Thị
Mai như: PGS.TS Trần Thị Trâm (Bức chân dung tâm hồn người đàn bà Việt
trong thơ Nguyễn Thị Mai); Lê Hoài Nam (Người biết giữ thăng bằng giữa
thơ và đời); Công Nhuệ (Gửi người lục bát hồn quê); Bùi Kim Anh (Nhà thơ

Nguyễn Thị Mai: Đằm thắm nghĩa tình thơ lục bát); Dương Hiền Nga
(Dương Hiền Nga đọc “Qua hàng trầu nhớ mẹ” của Nguyễn Thị Mai); Hoài
hương (Nguyễn Thị Mai: Thơ là sự chân thực về cảm xúc); Nguyễn Đức Hậu
bình bài thơ Nhà không có bố; Trần Vân Hạc (Anh không bước nổi qua tà áo
em), (Thơ tặng người về “của nhà thơ Nguyễn Thi Mai” bài giảng chia sẻ
kinh nghiệm)…; Lê Hoài Nam (Nguyễn Thị Mai, thi sĩ có gương mặt mùa
xuân); Vương Trọng với nhiều bài bình thơ Nguyễn Thị Mai…
Là một nhà thơ với tuổi thơ nhiều “dữ dội”, trải qua nhiều cung bậc của
cảm xúc nên thơ cô có những nét rất thực vừa dịu dàng, đôn hậu, ấm áp nhưng
không bằng phẳng, thủ cựu. Thơ Nguyễn Thị Mai phần nhiều lấy cảm hứng
từ những điều mà cô tận mắt chứng kiến, những điều có thực trong đời sống.
Đặc biệt hơn khi sáng tác thơ Nguyễn Thị Mai rất nhuần nhuyễn trong việc sử
dụng âm hưởng của ngôn ngữ ca dao. Điều đó cũng đủ cho ta thấy được những
điều mới lạ trong ngôn ngữ thơ của Nguyễn Thị Mai. Thực hiện đề tài “Đặc
điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Mai” trong khuôn khổ một luận văn chúng tôi

3


mong muốn tìm hiểu để làm rõ được nét riêng biệt về phong cách ngôn ngữ
thơ Nguyễn Thị Mai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ thơ của Nguyễn Thị Mai.
3.2. Phạm vi
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Mai
xét về thể thơ, vần, nhịp, cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ thường gặp.
- Phạm vi ngữ liệu nghiên cứu của luận văn gồm 73 bài thơ của nhà thơ
Nguyễn Thị Mai trong hai tập thơ:
+ Thời hoa gạo cháy(1995)

+ Nón trắng sang đò (1997)
Sở dĩ luận văn chọn hai tập thơ này làm ngữ liệu nghiên cứu vì đây là hai
tập thơ đã đoạt được giải thưởng, phản ánh rõ phong cách thơ của Nguyễn Thị
Mai: tập thơ “Thời hoa gạo cháy” đạt giải B năm 1995 và tập thơ “Nón trắng sang
đò” đạt giải A năm 1997 của Trung ương các hội LHVHNT Việt Nam.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Luận văn nhằm làm rõ những đặc điểm chính về ngôn ngữ thơ Nguyễn
Thị Mai, góp phần khẳng định những đóng góp của thơ cô trong nền thơ ca Việt
Nam hiện đại.
4.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Mai xét về mặt hình
thức: thể thơ, vần, nhịp.
- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Thị Mai xét về mặt từ ngữ
và các biện pháp tu từ thường được nhà thơ sử dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp miêu tả
4


Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các kiểu cấu trúc tiêu biểu của
thơ Nguyễn Thị Mai.
5.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được dùng để phân tích các hiện tượng sử dụng ngôn từ,
tín hiệu thẩm mĩ, cấu trúc ngôn ngữ nhằm rút ra đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ
thơ Nguyễn Thị Mai.
5.3. Thủ pháp thống kê, phân loại
Đây là thủ pháp được sử dụng để thu thập và phân loại những câu thơ, bài

thơ chứa đựng hiện tượng ngôn ngữ cần nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Có thể xem đây là đề tài đầu tiên đi vào tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ
của nhà thơ Nguyễn Thị Mai ở hai bình diện hình thức biểu đạt và nội dung, từ
đó chỉ ra những đóng góp riêng đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Thị Mai từ góc độ
ngôn ngữ học.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm về thơ, vần, nhịp và cách tổ chức bài thơ trong thơ
Nguyễn Thị Mai.
Chương 3: Từ ngữ và các biện pháp tu từ thường gặp trong thơ Nguyễn
Thị Mai.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ ca
1.1.1. Khái niệm thơ
Thơ là một loại hình nghệ thuật dùng ngôn ngữ làm chất liệu, dưới sự
chắt lọc ngôn từ cũng như cách kết cấu của chúng được sắp xếp một cách logic
nhất định tạo nên hình tượng, âm thanh gây ấn tượng cho người đọc và người
nghe.
Thơ là loại hình văn học có bề dày lịch sử. Có thể nói trong khoảng thời
gian từ 384-322 TCN ở châu Âu đã có định nghĩa về thơ và nó được xuất phát
từ nhà hiền triết người Hi Lạp Aristotle. Còn ở Việt Nam có thể coi thơ bắt nguồn
từ những câu ca dao tục ngữ có vần điệu mà thành.
Thơ, Thơ ca hay thi ca, là thuật ngữ dùng để chỉ loại hình nghệ thuật sáng

tác tổng hòa các mặt: ân nhạc, nhịp điệu, hội họa nhưng phải ngắn gọn, cô đọng
súc tích. Vậy thơ là gì? Đây là một câu hỏi vẫn còn nhiều sự tranh cãi của giới
chuyên ngành và chưa đi đến một sự thống nhất. Hơn thế ở mỗi nền văn hóa lại
có những quan niêm, nhận định, định nghĩa về thơ rất khác nhau.
Ở phương Tây có những nhận định, định nghĩa về thơ khá thú vị. Alfred
De Vigny (1797-1863) - một trong những nhà thơ nổi tiếng của Pháp nhận định:
“Thơ là sự đẹp tuyệt trần của sự vật, và sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy trong lý
tưởng”. Ste'phane Mallarme' (1842-1898) cho rằng: “Thơ là một sự tái tạo lí tính
của vũ trụ”… “Thơ ca là sự biểu hiện ý nghĩa bí ẩn của sinh tồn, nhờ ngôn ngữ
của con người được cô đọng vào tiết tấu thiết yếu của nó” (theo Lịch sử văn học
Pháp thế kỉ XIX, tr.327); hay “Thơ là tham vọng của một diễn từ mang chở nhiều
nghĩa hơn và được trộn lẫn với nhiều âm nhạc hơn là ngôn ngữ thông thường
không mang và cũng không thể mang trong nó” (Vale’ry, Sự chuyển tiếp của
Verlaine,1921, Tạp văn).

6


Lau’rence Ferlingghetti - nhà thơ cuối cùng của thế hệ “Beat generation” nhóm nhà thơ “không tùy thời” vào những năm 50 của thế kỉ XX tại Mĩ đã có
nhiều định nghĩa về thơ rất mới lạ được in trong một bài viết có tên “52 định
nghĩa về thơ để sử dụng trong thế kỉ XXI” như sau: “Thơ,đó là những cách đi
đến nơi tận cùng của ý thức”, “Thơ, là chiếc lá chói lọi của tưởng tượng. Nó
phải rực sáng và làm cho bạn gần như mù quáng”, “Thơ, được tạo thành bởi
những quầng sáng tan dần trong đại dương âm thanh”, “Thơ, là cái gì tồn tại
giữa các dòng chữ”, “Thơ là một tiếng nói li khai chống lại sự lãng phí từ ngữ
và sự thừa thãi điên rồ của chữ in”…(Thơ là gì? Báo Thơ, 24, tháng 6/2005, tr
21). Cũng theo ông, để có một định nghĩa chuẩn mực về thơ là điều bất khả, bởi
mỗi bài thơ đã mang cho mình một định nghĩa, thậm chí hơn thế: “Không nghi
ngờ gì nữa, có bao nhiêu bài thơ thì có từng ấy định nghĩa, thậm chí còn nhiều
hơn nữa bởi vì các Giáo sư và nhà phê bình thơ còn đông hơn các nhà thơ”.

Ở phương Đông, trong nền văn học trung đại của Trung Quốc, khái niệm
“thơ là gì?” đã được luận bàn từ rất sớm. Ngược dòng thời gian trở về đời Đường
ta thấy, nhà thơ Bạch Cư Dị đã đưa ra các yếu tố cốt yếu tạo thành điều kiện tồn
tại của thơ: “Cảm hóa được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng
gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc
bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh,
quả là ý nghĩa”. Nhận định này của Bạch Cư Dị đã nêu lên mối quan hệ gắn bó
giữa các nhân tố cấu thành nên một tác phẩm, cũng giống như một chỉnh thể
ngoài đời thực là gốc rễ, mần lá, hoa, quả luôn gắn liền với nhau.
Ở Việt Nam, khái niệm “thơ là gì?” đã được giới chuyên ngành đưa ra
luận bàn với nhiều quan điểm rất khác nhau. Trước tiên phải kể đến nhà thơ Chế
Lan Viên với quan niệm: “Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn
nén cảm xúc đến mức cô đúc”.Và thật thiếu xót khi ta không đưa ra định nghĩa
về thơ của Phan Ngọc- một dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa
Việt Nam: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp

7


nhận phải nhớ, phải cảm xúc, và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức
này”[41, tr 23]. Qua đó ông đi đến khẳng định muốn định nghĩa về thơ phải đáp
ứng các điều sau: - Có giá trị phổ quát, - Mang tính hình thức giúp người ta nhận
diện được thơ, không cần phải có kinh nghiệm và hiểu biết nghệ thuật, - Giúp
người ta nắm được thực chất của thơ, để làm thơ, đọc thơ, giảng thơ có kết quả.
Nhà thơ Mã Giang Lân trong cuốn Tìm hiểu thơ đã đưa ra định nghĩa rằng: “Thơ
là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp bốn yếu tố: Ý- Tình- Hình- Nhạc”,
sau khi ông tóm tắt toàn bộ các quan niệm, nhận định về thơ từ trước đến nay.
Còn theo nhóm tác giả phê bình và nghiên cứu Văn học Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ là hình thức
sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh

mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”.[22, tr 309]
Như vậy, theo bề dày lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học đã có rất nhiều
nhận định, định nghĩa về thơ qua đó ta có thể rút ra một số đặc điểm chung của thơ
ca như sau: Thơ là một phức hợp của hệ thống ngôn từ có tổ chức, có vần điệu, nhịp
điệu, bộc lộ cảm xúc của tác giả bằng hình ảnh thông qua ngôn từ.
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ thơ
Đối với mỗi tác phẩm văn học thì ngôn ngữ chính là nguyên căn tạo dựng
nên nó; mỗi thể loại lại có một thứ ngôn ngữ khác nhau với những nét đặc trưng
khu biệt mà chỉ thể loại đó mới có. Và với ngôn ngữ thơ thì tính đặc trưng đó lại
càng đậm nét bởi: đối với thơ ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện, là
mục đích hướng tới. Có thể nói ngôn từ trong tác phẩm thơ ca được sử dụng một
cách hữu hạn, bởi dung lượng ngôn ngữ thơ ca hạn chế nhất trong các thể loại
văn học. Quả đúng như một nhà thơ đã từng nói ngôn ngữ thơ ca được “đúc lại
như huân chương”.
Hay nói như Pautôpxki: “Những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến
cạn cùng, đã mất sạch tính chất hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong
thơ ca lại sáng lấp lánh lại kêu giòn và tỏa hương”.
Cũng bởi vì lẽ thế mà ta có thể coi ngôn ngữ thơ là đỉnh cao của sự chắt

8


lọc nên chính vì vậy mà Maiacôpski cho rằng: “Quá trình sáng tạo ngôn ngữ
thơ ca cũng giống như những người lọc quặng ra đi um, lọc lấy tinh chất, tìm ra
trong những cái bộn bề của những tấn quặng từ đẹp, ánh sáng kim cương”. “Thơ
ca là cái tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là cái ánh ngời phi thường của nó, chỗ
rách cảm động nhất của nó”.
Trong cuốn “ngôn ngữ thơ Việt Nam”, PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt đã nhận
định về cách tổ chức ngôn ngữ thơ như sau: “được trình bày bằng hình thức ngắn
gọn và súc tích nhất với cách tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối

âm riêng của từng ngôn ngữ” [11, tr. 25]. Điều này càng được khẳng định bởi
GS. TS Nguyễn Thiện Giáp: “Do yêu cầu thể hiện thế giới nội tâm, thế giới tinh
thần, cách tổ chức ngôn ngữ của thơ khác hẳn cách dùng lời nói của các phong
cách chức năng phi nghệ thuật”[20, tr. 338].
1.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ
Từ sự nhận diện về thơ và ngôn ngữ thơ như trên, ta có cơ sở làm sáng rõ đặc
trưng của ngôn ngữ thơ dựa trên ba bình diện: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp.
a. Về ngữ âm
Thơ là sự sáng tạo là tiếng nói của trí tuệ, tâm hồn con người. Khu vườn
nội tâm của mỗi nhà thơ được hiện hữu bởi sự tổng hòa các mặt như: nhịp điệu,
âm thanh và ý nghĩa của từ. Đặc tính thanh học của ngôn ngữ được tổ chức một
cách chặt chẽ trong thơ ca. Điều này trái ngược hoàn toàn trong văn xuôi, do đó
đã tạo nên tính nhạc trong thơ.
Tính nhạc trong thơ được tạo nên dựa trên cơ sở sự phong phú về thanh điệu,
nguyên âm, phụ âm của tiếng Việt. Đặc biệt phải kể đến vai trò của thanh diệu trong
việc tạo ra nét khác biệt, ấn tượng của tính nhạc trong thơ ca của người Việt mình.
Bởi thanh điệu là sức mạnh, là đặc trưng quan trọng của tiếng Việt.
Theo các nhà chuyên môn, nhạc tính thể hiện ở ba mặt cơ bản trong thơ:
sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp:
- Sự cân đối ở đây chính là mặt tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ. Sự

9


hài hòa có thể là cách sắp xếp tổ chức, có thể là âm thanh hay hình ảnh.
- Sự trầm bổng của ngôn ngữ thể hiện ở nhịp điệu. Nhịp thơ chính là nhịp
của cảm xúc, cảm nhận của tác giả. Nó xoay vần đều đặn, nhịp nhàng như tháng
năm bốn mùa. Sự trầm bổng còn được thể hiện ở ở cách hòa âm, sự thay đổi độ
cao giữa hai nhóm thanh điệu.
- Trong ngôn ngữ thơ ca sự trùng điệp thể hiện ở việc dùng vần, điệp từ,

ngữ và điệp cú. Chúng như là chất kết dính gột các dòng thơ lại với nhau thành
một chỉnh thể thống nhất, tạo nên vẻ đẹp viên mãn cho ngôn ngữ thơ.
Tính nhạc trong ngôn ngôn ngữ thơ đã khiến cho bài thơ trở thành một
sinh thể nghệ thuật tồn tại gần gũi với âm nhạc. Bạn đọc không khó để bắt gặp
những bài hát có cốt lõi từ thơ ca.
* Vần
Vần là yếu tố quan trọng xây dựng nên sự hòa âm giữa các câu thơ mà sự
hòa âm lại là yếu tố trước hết để tạo nên tính nhạc của thơ. “Vần là sự hòa âm,
sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai
âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định như
liên kết các dòng thơ , gợi tả nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [12, tr. 12]. Hay trong
cuốn “Thuật ngữ nghiên cứuvăn học” do Lê Bá Hán chủ biên vần được định
nghĩa như sau: Đó là “sự lặp lại những khuôn âm giống nhau hoặc tương tự ở
giữa hay cuối dòng thơ để tăng sự liên tưởng và sức gợi cảm của câu thơ” [22,
tr. 277]. Cách phân loại vần cũng rất rõ ràng “Ở Việt Nam xưa nay vẫn thường
có ba cách phân loại vần: phân loại giữa vào vị trí của tiếng gieo vần ở trong
dòng thơ, khổ thơ (thành các vần lưng, vần chân, vần chân ôm nhau, vần chân
đan chéo nhau…); phân loại dựa vào mức độ hòa âm giữa hai âm tiết bắt vần
với nhau (thành vần chính, vần thông, vần ép) và phân loại dựa vào đường nét
biến thiên của thanh điệu ở âm tiết mang vần (thành vần bằng, vần trắc)” [12,
tr. 109]. Trong tiếng Việt âm tiết là đơn vị biểu diễn vần thơ bao gồm: âm đoạn
tính và siêu đoạn tính (thanh điệu). Xét về chức năng tạo sự tương đồng, sự hòa
10


âm thì các yếu tố cấu tạo nên âm tiết có vai trò không giống nhau: “Ở đây thanh
điệu, âm cuối rồi đến âm chính là những yếu tố giữ vai trò quyết định của sự hòa
âm. Vai trò thứ yếu thuộc về âm đệm và yếu tố cuối cùng là âm đầu” [47, tr. 115].
Đầu tiên ta phải nói đến yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu), thanh điệu
trong các vần thơ có chức năng hòa âm rõ nét được biểu hiện chủ yếu ở chỗ các

âm tiết hiêp vần chỉ có thể mang thanh đồng loại tuyền điệu (cùng bằng hoặc
cùng trắc), đó là nét căn bản của vần thơ Việt Nam.
Khi xét về yếu tố âm đoạn tính của các âm tiết hiệp vần, đầu tiên phải kể
đến âm cuối. “Trong một âm tiết,giữa các yếu tố cấu tạo nên phần vần thì âm
cuối là yếu tố quyết định tính chất của nó rõ hơn cả” [47, tr. 100]. Âm cuối là
nền tảng để người ta phân loại vần (khép, nửa khép, mở, nửa mở), chính đặc
điểm của các loại vần đó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự
hòa âm. Sự hòa âm của vần thơ đối với âm cuối sẽ được tạo ra khi hai âm tiết
hiệp vần có sự đồng nhất các âm cuối (phụ âm, bán nguyên âm và âm vị zê rô)
hoặc đồng nhất đặc trưng ngữ âm vang mũi (m, n, ng, nh) hoặc đồng nhất về đặc
trưng ngữ âm vô thanh (p, t, c).
Âm chính “là hạt nhân, là yếu tố quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết cho
nên âm chính cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập vần thơ” [47, tr.
105]. Tham gia vào sự hòa âm này, am chính có một quy luật phân bố chặt chẽ
trong các vần thơ: các nguyên âm là âm chính của hai âm tiết hiệp vần phải đồng
nhất hoàn toàn, hoặc đồng nhất về một đặc trưng nào đó, đặc trưng về âm lượng.
Ngoài ra, có những trường hợp âm chính không cùng dòng, cùng độ mở cũng hiệp
vần với nhau. Các âm tiết này hiệp vần nhờ là âm cuối giống nhau.
Phụ âm đầu và âm đệm đều có chức năng tạo nên sự khác biệt cho vần thơ
để tránh lặp vần. Thực tiễn cho thấy, khi các âm tiết hiệp vần với nhau đã có sự
hòa âm, sự thay đổi lần lượt và lặp đi lặp lại của âm chính, âm cuối và thanh điệu
thì sự xuất hiện của bất kì âm đầu nào trong âm tiết cũng không ảnh hưởng đến
sự hòa âm. Qua đó, cho ta thấy: “âm đầu có tham gia cùng với các thành phần
11


khác để tạo nên sự hòa âm nhưng vai trò của nó không đáng kể” [47, tr.112]. Còn
âm đệm mức độ hòa âm rất thấp, có những định mẫu về vần mà sự có mặt của
âm đệm không ảnh hưởng đến sự phân loại của các vần thơ.
Tóm lại, các yếu tố cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt đều tham gia vào việc

tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam để tránh lặp vần. Những yếu tố chính
quyết định âm hưởng chung của toàn âm tiết đó là âm chính, âm cuối và thanh
điệu và nó quyết định đến sự hòa âm của các âm tiết hiệp vần.
* Nhịp
Trong thơ ca, nhịp là cấu trúc tiết tấu cơ bản của một bài thơ hay các dòng
trong một bài thơ. Nói khác đi tiết tấu trong thơ chính là nhịp thơ. “Nhịp thơ là
cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng
hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những
đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ thậm chí cả đoạn thơ” [48, tr.64].
Trong cuốn “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại” của Hà Minh Đức
quan niệm về nhịp thơ như sau: “Nhịp là kết quả của một sự chuyển động nhịp
nhàng, sự lặp lại đều đặn những âm thanh nào đó trong thơ” [16, tr. 248]. Như
vậy chỗ ngừng, chỗ ngắt chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên nhịp điệu theo
một cách thức nhất định khi phát âm.
Trong thơ có hai kiểu nhịp: ngừng nhịp ở cuối dòng và ngừng nhịp ở trong
dòng thơ. Nhịp thơ có tính thẩm mĩ cao do con người sáng tạo ra để biểu hiện
tư tưởng, tình cảm con người. Do đó, các trạng thái tình cảm, cảm xúc đều tác
động đến việc chọn nhịp của câu thơ, bài thơ. Nhịp trong thơ khác với nhịp trong
văn xuôi. “Trong văn xuôi (nhờ sự đồng thời của lời nói), thời gian được cảm
thấy rõ, hiển nhiên đó không phải là những tương quan về thời gian có thực giữa
các sự kiện mà chỉ là những tương quan có tính ước lệ. Trong thơ thì thời gian
không thể cảm giác được. Các tiểu tiết của chủ đề và những đơn vị lớn của chủ
đề được cân bằng bởi cấu trúc của thơ” [49, tr.42]. Đơn vị để biểu diễn nhịp
(ngắt nhịp) trong một bài thơ, cơ bản nhất là câu thơ (dòng thơ). Vì trong một
12


câu thơ tập trung mật độ dày đặc về cú pháp, về sự hòa âm… Trong mỗi dòng
thơ lại có cách ngắt nhịp thuộc vào thể thơ. Từ nhịp chung của thể thơ ấy, người
sáng tác sẽ có những cách sử dụng linh hoạt, sáng tạo.

Từ sự chi phối của cảm xúc người viết, nhịp thơ được ảnh hưởng bởi
những hình thức ngắt nhịp hiện đại trên ba cơ sở chính: hình thái văn bản, cú
pháp và dấu câu. Như vậy, cách tạo ngắt nhịp hết sức đa dạng, có nhiều kiểu, tùy
câu, tùy đoạn, tùy bài thơ, thể thơ. Nhịp trong thơ in đậm dấu ấn của từng nhà
thơ trong việc chọn nhịp.
Trong các thể thơ truyền thống, cách luật, ta thường thấy nhịp chẵn luôn
chiếm ưu thế (như trong thơ lục bát), có lẽ điều đó xuất phát từ việc người Việt
mình từ xưa đã ưa thích sự cân đối hài hòa, rồi đến sự xuất hiện nhịp lẻ cũng là
nhịp lẻ cân đối (trong câu có tiểu đối), sau đó mới đến nhịp lẻ độc lập. Còn trong
thơ tự do, khi những câu thơ gần với văn xuôi, không có vần thì lúc ấy nhịp nổi
lên, vai trò của nhịp đã tạo được sự ngân vang rất lớn cho thơ. Bản than nhịp nhiều
lúc cũng chứa nội dung trong đó: “Nhịp chẵn gợi lên sự hài hòa, bình yên, tĩnh
lặng, nhịp lẻ thường báo hiệu những tai ương, mắc mớ, uẩn khúc…” [49,
tr.10]. Đến đây, ta có thể thấy nhịp chính là huyết mạch của bài thơ.
Vần và nhịp là những đơn vị ngữ âm quan trọng của ngôn ngữ thơ. Nếu
vần và nhịp được đặt đúng chỗ thì mang nghĩa. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ,
tương hỗ lẫn nhau, bổ sung cho nhau: sự ngắt nhịp là điều kiện trước tiên cho
hiện tượng gieo vần, nhịp làm tăng lên hiệu quả hòa âm của vần, một chiều khác,
chính vần cũng có tác động trở lại nhịp. “Sự tác động này được biểu hiện khi có
sự hỗ trợ của vần thì chỗ ngừng chỗ ngắt trở lên rõ ràng hơn, lâu và đậm hơn,
vần có khả năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [46, tr.36], đặc biệt hơn trong thơ
tự do thì “vần trở thành một tiêu chí rất quan trọng giúp người ta ngừng nhịp
đúng chỗ” [47, tr.42].
Tóm lại sự tổ chức âm thanh một cách hài hòa, có quy luật là đặc trưng nổi
bật của ngôn ngữ thơ ca. Hai yếu tố làm nên đặc trưng đó là vần và nhịp đồng thời

13


nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhạc cho thơ, để thơ ca có khả năng

biểu đạt tinh tế những tình cảm, cảm xúc của tâm hồn mà con chữ không thể cắt
nghĩa hết được. Hơn nữa, “Nhạc tính của một thi phẩm càng giàu, tức những tham
số thanh lọc của ngôn ngữ càng có độ tin cậy cao, thì hiệu quả lưu giữ truyền đạt
của thi phẩm càng lớn, sức sinh tồn của nó càng mạnh” [7, tr.152].
b. Về ngữ nghĩa
Ngôn ngữ thơ ca trước tiên là một thứ ngôn ngữ được chắt lọc, được gọt
giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ “nguyên liệu” - lời nói hàng ngày. Do đó, ngữ nghĩa
trong thơ ca và trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường không hoàn toàn giống
nhau và ngữ nghĩa trong thơ ca còn khác cả ngữ nghĩa trong văn xuôi. Khi đưa
mỗi ngôn từ vào thơ đều phải trải qua sự lựa chọn khắt khe của tác giả. Những
ngôn từ ấy hoạt động linh hoạt, đa dạng, biến hóa để đạt được mục đích làm sao
với diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất nhưng có thể diễn tả được cả thế giới. Trong thơ
ca có sự khác biệt với văn xuôi về số lượng ngôn từ, câu chữ vì trong thơ tùy thuộc
vào mỗi thể loại mà có những cấu trúc nhất định, còn trong văn xuôi lại không hạn
chế về điều đó. Ngữ nghĩa của ngôn từ trong thơ nhiều khi không dừng lại ở nghĩa
đen, nghĩa gốc mà nó còn mang những ý nghĩa mới tinh tế và đa dạng hơn, do phải
chịu áp lực của cấu trúc. Nó vừa phải đảm bảo tính chính xác, tính hình tượng vừa
có tính truyền cảm để phát huy được hiệu quả cao nhất. Như Mã Giang Lân đã
nhận xét: “Một trong những nét độc đáo của hoạt động sáng tạo thơ ca là việc bố
trí chữ, tạo nghĩa mới cho chữ. Cùng một chữ ấy nằm trên một trục hình tuyến
ngôn ngữ nhưng lại biểu hiện nhiều chiều của nghĩa. Ở đây không chứa đựng với
tư cách là từ đồng nghĩa mà là từ đa nghĩa. Chính từ đa nghĩa tạo nên độ sâu cảm
xúc của thơ, tạo nên các tầng nghĩa và sự biến hóa linh hoạt của câu thơ, hình
ảnh thơ, hình tượng thơ” [31, tr.21].
Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu sức khơi gợi, từ ngữ trong thơ không chỉ gọi
tên sự vật, hiện tượng mà còn gợi ra nhiều liên tưởng, tưởng tượng trong tư duy

14



người đọc, người nghe. Họ thấy được cả những thông tin “bề mặt” cho đến những
“trầm tích” ngữ nghĩa của câu thông qua các từ ngữ và cấu trúc ngôn ngữ thơ. Lúc
này, ngôn ngữ thơ đã đến độ hàm súc “ý tại ngôn ngoại”. Và độc giả có thể trở thành
người đồng sáng tạo với thi gia để tìm hiểu đến tận cùng khả năng biểu đạt của ngôn
ngữ thơ. Đó là điều chính yếu của thơ. Trong quá trình vận động của ngôn ngữ thơ
ca, cái biểu hiện và cái được biểu hiện luôn tác động qua lại, hòa nhập vào nhau để
tạo ra cái khoảng không ngữ nghĩa vô cùng cho ngôn ngữ thơ. Nó yêu cầu độc giả
đến với thi ca bằng cả tâm hồn để có thể cùng “vào mã” với nhà thơ để “giải mã”
những lớp ngữ nghĩa tiềm ẩn trong từng câu chữ.
c. Về ngữ pháp
Giống như hai phương diện ta đã xét ở trên, phương diện ngữ pháp của ngôn
ngữ thơ cũng mang nét khác biệt với văn xuôi. Trước tiên sự khác biệt ấy thể hiện
ở việc phân chia dòng thơ. Dòng thơ có khi được gọi là câu thơ, nhưng trên thực tế
dòng thơ không hoàn toàn trùng khớp với câu thơ xét về cú pháp. Dòng thơ có thể
nhỏ hơn hoặc bằng, thậm chí lớn hơn câu thơ và ngược lại. Nghĩa là có những câu
thơ gồm nhiều dòng và có những dòng thơ lại gồm nhiều câu.
Nhiều khi việc lựa chọn từ ngữ không tuân theo trật tự bình thường, các
thành phần trong dòng thơ, câu thơ thường bị đảo lộn. Nguyễn Lai đã nhận xét
về cấu trúc cú pháp của câu thơ như sau: “Cấu trúc cú pháp của câu thơ thường
khó phân tích theo nguyên tắc logic của ngữ pháp thông thường như trong văn
xuôi” [33, tr.129] bởi cấu trúc của ngôn ngữ thơ thường không bị chi phối do các
quy định chặt chẽ như câu trong văn xuôi và trong ngữ pháp thông dụng. Thi gia
với những ý tưởng nghệ thuật của riêng mình, có thể sáng tạo và vận dụng các
kiểu câu có cấu trúc “bất quy tắc”. Đó là những câu “lệch” ra khỏi quỹ đạo của
trật tự tuyến tính thông thường mà các đơn vị ngôn ngữ luôn phải tuân thủ, bao
gồm câu đảo ngữ, câu tỉnh lược, câu tách biệt, câu trùng điệp, câu vắt dòng, câu
có sự kết hợp bất thường về nghĩa. Mặt khác còn có cách liên kết từ mang tính
“lạ hóa” tạo nên những tác động phong phú trong lời thơ. Việc vận dụng phổ

15



quát các kết cấu này không làm biến đổi đến quá trình tiếp nhận ngữ nghĩa của
văn bản thơ. Ngược lại, chính điều đó tạo ra và đem lại những giá trị mới, ý nghĩa
mới cho ngôn ngữ thơ ca, mang hết khả năng vô tận của ngôn ngữ thơ trong việc
chuyên chở những trạng thái cảm xúc bí ẩn của thế giới và tâm hồn con người,
để qua đó làm nên sức hút của thơ.
Có thể nói, ngữ pháp thơ ca khá đặc biệt và độc đáo, đầy sức hút đối với
con người. Tìm hiểu ngữ pháp thơ ca là con đường ngắn nhất để chúng ta phát
hiện ra phong cách của mỗi nhà thơ và những dấu ấn sáng tạo mang tính cá nhân
của thi gia.
Đúng như Mã Giang Lân đã từng khẳng định: “Thơ trước hết là ngôn ngữ
với màu sắc âm thanh, nhịp điệu, với những cấu trúc đặc biệt. Mỗi chữ đứng riêng
có ý nghĩa riêng, nhưng trong trường hợp khác, trong những cấu trúc khác sẽ có
những ý nghĩa khác. Mỗi chữ mỗi từ không chỉ là xác mà là hồn, là độ sâu ngữ
nghĩa, độ sâu của ngân vang, của cảm quan nghệ thuật” [31, tr.149]. Qủa đúng
như lời nhận định, qua ba đặc trưng về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ta thấy ngôn
ngữ thơ ca là một loại ngôn ngữ đặc thù, nó là thành phẩm của việc thể hiện tài
năng, sự sáng tạo mang phong cách riêng của nhà thơ.
1.2. Giới thiệu về Nguyễn Thị Mai và thơ Nguyễn Thị Mai
1.2.1. Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Nguyễn Thị Mai sinh năm 1955 tại Quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Quê gốc của cô thuộc huyện Cẩm Khê - Phú Thọ. Nguyễn Thị Mai đã học xong
các cấp phổ thông, đại học, thạc sĩ ngữ văn khi mới 26 tuổi. Cha mẹ mất sớm,
nhà lại đông anh em, cô phải gồng gánh lo cho đàn em.
Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Cô được
điều lên Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình làm giảng viên, rồi Trường Cao
đẳng Sư phạm Hà Tây. Cô từng là cán bộ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam; giảng viên Học viện Phụ nữ. Cô là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội
viên Hội văn học Nghệ thuật Hà Nội.


16


Nguyễn Thị Mai có thơ đăng báo từ năm 1976. Đây cũng là mốc thời gian
đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời làm thơ của cô. Củng bởi từ đó đến nay các
tác phẩm của Nguyễn Thị Mai thường xuyên được đăng trên Tạp chí Văn nghệ
địa phương (Tản Viên Sơn) và nhiều báo chí Trương ương và cả trên làn sóng
của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Từ năm 1995 đến nay Nguyễn Thị Mai đã sáng tác được11 tập thơ, 02 tập
truyện ngắn. Gồm:
- Thơ:
1. Thời hoa gạo cháy - Tập thơ - Nxb Phụ nữ - 1995
2. Nón trắng sang đò - Tập thơ - Nxb Văn hóa thông tin - 1997
3. Một khúc sông trăng - Tập thơ - Nxb Văn học - 2001
4. Vầng trăng trước nhà - Tập thơ thiếu nhi - Nxb Phụ nữ - 2003
5. Tảo tần gót khuya - Tập thơ - Nxb Văn học - 2005
6. Đừng yêu em như mặt trời - Tập thơ - Nxb Quân đội nhân dân - 2006
7. Bàn tay ấm giọt sương đông - Tập thơ - Nxb Hội nhà văn- 2010
8. Lục bát anh và em - Tập thơ - Nxb Quân đội - 2010
9. Không xóa nổi lời hoa - Tập thơ - Nxb Văn học - 2014
10. Tầm xuân mắt biếc - Tập thơ - Nxb Văn học - 2014
11. Mang quê ra đảo - Tập thơ - Nxb Hội nhà văn - 2015
Thơ là nơi cô kí thác nhiều nhất, với những tâm sự tận đáy lòng mình.
Trong thơ cô mang một giọng điệu, màu sắc riêng rất tình cảm và sâu lắng. Thấp
thoáng trong thơ Nguyễn Thị Mai ta bắt gặp bóng dáng của những người con,
người chị, người mẹ… bằng những lời thơ, câu từ đắt giá.
- Văn xuôi:
1. Người yêu là lính - Tập truyện ngắn - Nxb Quân đội - 2000
2. Chuyện tình của Trưởng Bản Pà Khia - Nxb Văn hóa dân tộc - 2006

Trong số các nhà thơ nữ Hà Nội nói riêng và các nhà thơ nữ Việt Nam nói
chung, Nguyễn Thị Mai là nhà thơ có giọng điệu không thể lẫn với bất kì ai. Ở

17


cô hội tụ một hồn thơ đa tài, đa cảm.
Có lẽ do tuổi thơ cơ cực, chịu nhiều thiệt thòi và sớm phải bươn trải, tảo
tần với cuộc sống đã giúp cho Nguyễn Thị Mai tạo ra được những tác phẩm đầy
cảm xúc, thể hiện nỗi lòng, tâm tư mà cô muốn gửi gắm đến bạn đọc.
1.2.2. Thơ Nguyễn Thị Mai
Là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam đương đại, thơ Nguyễn Thị Mai
luôn thể hiện sự đằm thắm, nghĩa tình, có chiều sâu. Cô luôn canh cánh, khát
khao đổi mới trên nền thơ vốn có của mình.
Thơ Nguyễn Thị Mai rộng cả về thể loại lẫn đề tài, cô áp dụng vô cùng
hiệu quả từng thể loại để đạt tới đỉnh cao của sự giản dị, xúc động cho thơ mình.
Ở bất kì thể loại nào thơ cô cũng có sự độc đáo, xuất sắc khác biệt nhưng
có lẽ thể thơ lục bát đã để lại trên thi đàn nhiều dấu ấn sâu đậm nhất. Với thể thơ
này cô viết để sẻ chia nỗi niềm cùng thân phận con người, nhất là phụ nữ, gia
đình và tình yêu đôi lứa…: Một lần em đến rồi đi / Tiễn chân, anh hát tới khi em
chào / Lời anh - Lời của ca dao / Giọng anh - ai biết vừa trao tặng gì?...
Bạn đọc nói chung và nhà thơ nói riêng đều biết một điều rằng, thơ lục bát
rất dễ làm nhưng khó hay. Nếu không có những câu vần vũ, tài hoa thì nó sẽ như
dòng nước trôi tuột ra biển khơi giống như bài thơ sẽ trôi tuột khỏi nhí nhớ của
bạn đọc. Cũng chính vì điều đó mà Nguyễn Thị Mai đã dụng công nâng niu,
chăm sóc ở thể thơ này. Có thể khẳng định thể thơ lục bát đã cắm mốc ngòi bút
Nguyễn Thị Mai trên thi đàn văn học.
Nói đến thơ Nguyễn Thị Mai ta có thể thấy ngay được sự dịu dàng, ấm áp,
đôn hậu lấn át cái phá phách, chông gai, dị biệt. Dịu dàng, ấm áp, đôn hậu nhưng
không hề phẳng lặng, cổ hủ, nệ cổ; bởi nhà thơ đã từng nói rằng “Điều ám ảnh,

trăn trở nhất trong quá trình sáng tác của tôi, đó là tìm tứ. Nhưng tứ phải lạ,
phải mới, phải bất ngờ và mê hồn người đọc. Nhiều người không thuộc được bài
thơ nhưng rất nhớ tứ thơ, xúc động vì cái tứ chứ không phải vì hình thức bài thơ.
Có tứ sẽ có hình thức thể hiện”. Qủa đúng như vậy: Nhà quê còn chút mẹ già/
Đêm thâu thức giấc canh gà ho khan/ Mái nghèo một bóng ba gian/ Mảnh sân
nắng gội mưa chan tháng ngày/ Vườn quê còn rặng xoan gầy/ Lá rơi xót đất,
18


×