Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa năm 2014; đặc điểm sinh học, sinh thái loài bọ xít mù xanh (cyrtorhinus lividipennis reuter) tại nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***

BÙI THỊ TRANG

THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH CỦA NHÓM RẦY HẠI THÂN LÚA
VỤ MÙA NĂM 2014; ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI LOÀI
BỌ XÍT MÙ XANH (Cyrtorhinus lividipennis Reuter) TẠI NAM
ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

MÃ SỐ

: 60.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN ĐÌNH CHIẾN

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi, các kết


quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đều đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đều
được ghi rõ các nguồn gốc, xuất xứ.
Nam Định, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn

Bùi Thị Trang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trong suốt quá trình thực
tập nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn , chỉ bảo nhiệt tnh của giáo
viên hướng dẫn, của tập thể, cá nhân, sự động viên của gia đình, bạn bè.
Trước tiên, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đình
Chiến - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tnh hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài, và các quý thầy cô giáo trong Bộ môn Côn
trùng - Khoa Nông học.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở Chi cục
BVTV Nam Định đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn bè và
người thân đã động viên khích lệ tôi trong thời gian học tập tại trường và
thực hiện đề tài tốt nghiệp.


Nam Định, ngày 10 thán 6 năm 2015
Tác giả luận văn

Bùi Thị Trang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
Chữ viết tắt, ký hiệu ..................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................ vii
Danh mục hình ............................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................4
1.1.

sở
khoa
học
.........................................................................4
1.2.
Những
nghiên
nước..................................................................5


của

đề

tài

cứu

ngoài

1.2.1. Nghiên cứu về nhóm rầy hại thân...................................................5
1.2.2. Nghiên cứu về thiên địch của nhóm rầy hại thân ..........................10
1.2.3. Nghiên cứu về bọ xít mù xanh .....................................................11
1.3.
Những
nghiên
cứu
................................................................13

trong

nước

1.3.1. Nghiên cứu về nhóm rầy hại thân.................................................13
1.3.2. Nghiên cứu về thiên địch trên nhóm rầy hại thân lúa....................18
1.3.3. Nghiên cứu về bọ xít mù xanh .....................................................19
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................22
2.1.
Đối

tượng
............................................................................22

nghiên

cứu

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................22
2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ..............................................................22
2.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................22
2.5.
Phương
pháp
........................................................................22
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

nghiên

cứu

Page 3


2.5.1. Điều tra thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa ..............................22
2.5.2. Điều tra diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa trên đồng
ruộng ...........................................................................................23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



2.5.3. Một số đặc tính sinh vật học của bọ xít mù xanh trong phòng
thí nghiệm....................................................................................24
2.5.4. Thời gian phát dục các pha bọ xít mù xanh khi cung cấp mật
độ vật mồi khác nhau (rầy nâu tuổi 2, tuổi 3) ...............................26
2.5.5. Xác định sức sinh sản của trưởng thành cái..................................26
2.5.6. Xác định sức tiêu thụ vật mồi của các pha phát dục bọ xít mù
xanh .............................................................................................26
2.6. Công thức tính toán. ...............................................................................27
2.7. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................29
3.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch phổ biến của chúng
vụ mùa 2014 tại xã Nam Toàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định. ..........29
3.1.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa ..............................................29
3.1.2. Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa........................30
3.2. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của loài bọ xít mù xanh
Cyrtorhinus lividipennis. .............................................................................................. 34
3.2.1. Vị trí phân loại. ............................................................................34
3.2.2. Đặc điểm hình thái bọ xít mù xanh C.lividipennis........................34
3.3. Đặc điểm sinh học của bọ xít mù xanh C.lividipennis.............................40
3.3.1. Tập tính sinh sống ........................................................................40
3.3.2. Thời gian phát dục các pha bọ xít mù xanh C.lividipennis ...........41
3.3.3. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái
................................................42
3.3.4. Nhịp điệu đẻ trứng của Bọ xít mù xanh C.lividipennis .................43
3.3.5. Tỷ lệ trứng nở ..............................................................................45
3.3.6. Tỷ lệ sống sót...............................................................................46
3.3.7. Tỷ lệ đực cái ................................................................................47


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


3.3.8. Khả năng tiêu thụ vật mồi của các pha loài bọ xít mù xanh C.
lividipennis ..................................................................................49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


3.3.9.Thời gian phát dục các tuổi bọ xít mù xanh C.lividipennis khi
cung cấp mật độ vật mồi khác nhau (rầy nâu non tuổi 2, tuổi 3)
....50
3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mật độ nhóm rầy hại
thân và bọ xít mù xanh C.lividipennis trong vụ mùa 2014 tại Nam
Toàn,
Nam Trực, Nam Định. ................................................................................................... 51
3.4.1. Ảnh hưởng yếu tố thời vụ.............................................................52
3.4.2. Ảnh hưởng yếu tố giống...............................................................54
3.5. Tương quan mật độ giữa nhóm rầy hại thân lúa với mật độ bọ xít mù
xanh. ......................................................................................................................................
58

3.5.1. Tương quan mật độ giữa nhóm rầy hại thân lúa và bọ xít

xanh trên giống Bắc Thơm số 7 ...................................................58
3.5.2. Tương quan mật độ giữa nhóm rầy hại thân lúa và bọ xít


xanh trên giống Bắc Thơm kháng bạc lá ......................................59
3.5.3. Tương quan mật độ giữa nhóm rầy hại thân lúa và bọ xít

xanh trên giống BC15 ..................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................61
Kết luận.........................................................................................................61
Kiến nghị.......................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................63
2.

Phụ lục xử lý thống kê .......................................................................69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt, ký hiệu

Diễn giải chữ viết tắt, ký hiệu

1

BXMX

Bọ xít mù xanh


2

BNN&PTNT

3

Bph

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Biotype (Nòi sinh học)

4

BVTV

Bảo vệ thực vật

5

CT

Công thức

6

o

Nhiệt độ (độ C)


7

KHNN

Khoa học nông nghiệp

8

N

Tổng số cá thể

9

NXB

Nhà xuất bản

10

TB

Trung bình

11

TL

Tỷ lệ


12

TT

Trưởng thành

13

STT

Số thứ tự

14

VFA

Hiệp hội lương thực Việt Nam

C

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

3.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa 2014 tại xã Nam Toàn
huyện Nam Trực tỉnh Nam Định ....................................................29
3.2. Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa 2014 tại xã
Nam Toàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định...................................31
3.3: Kích thước các pha bọ xít mù xanh C.lividipennis..................................39
3.4. Thời gian phát dục các pha của bọ xít mù xanh C.lividipennis................41
3.5: Sức đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù xanh C.lividipennis ...........42
3.6: Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù xanh
C.lividipennis .................................................................................44
3.7: Tỷ lệ trứng nở bọ xít mù xanh C.lividipennis..........................................46
3.8: Tỷ lệ sống sót loài bọ xít mù xanh C.lividipennis ...................................47
3.9: Tỷ lệ đực cái bọ xít mù xanh C.lividipennis............................................48
3.10. Sức tiêu thụ rầy nâu non (tuổi 2, tuổi 3) của các pha phát dục bọ xít
mù xanh Cyrtorhinus lividipennis...................................................49
3.11. Ảnh hưởng mật độ vật mồi (rầy nâu tuổi 2, tuổi 3) tới thời gian phát
dục các pha của bọ xít mù xanh C.lividipennis. ..............................50
3.12. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trong trà
sớm và trà trung 2014 tại Nam Trực, Nam Định.............................52
3.14. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trên giống
TEJ vàng vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định ...........................56

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1: Một số hình ảnh thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa ...........................
33
3.2: Trứng mới đẻ......................................................................................... 34
3.3: Trứng sắp nở ......................................................................................... 34
3.4: Ấu trùng bọ xít mù xanh tuổi 1.............................................................. 35
3.5: Ấu trùng bọ xít mù xanh tuổi 2.............................................................. 36
3.6: Ấu trùng bọ xít mù xanh tuổi 3.............................................................. 36
3.7: Ấu trùng bọ xít mù xanh tuổi 4.............................................................. 37
3.8. Trưởng thành cái mặt lưng .................................................................... 38
3.9. Trưởng thành cái mặt bụng ...................................................................
38
3.10: Bộ phận sinh dục ngoài ....................................................................... 38
3.11: Bộ phận sinh dục ngoài (con cái)......................................................... 38
3.13. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trong trà sớm
và trà trung 2014 tại Nam Trực, Nam Định ..........................................
53
3.14. Diễn biến nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trên giống BC15 vụ mùa
2014 tại Nam Trực - Nam Định ....................................................... 55
3.15. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trên giống TEJ
vàng vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định ................................... 57
3.17. Tương quan mật độ giữa nhóm rầy hại thân lúa và bọ xít mù xanh trên
giống Bắc Thơm kháng bạc lá.......................................................... 59
3.18. Tương quan mật độ giữa nhóm rầy hại thân lúa và bọ xít mù xanh trên
giống BC15...................................................................................... 60


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa Oryza sativa là một trong những cây lương thực chính cung
cấp lương thực cho hai phần ba dân số thế giới. Châu Á là nơi gắn liền với
văn minh lúa nước, sản xuất lúa gạo chiếm phần lớn trên thế giới về diện
tích và sản lượng. Dân số Việt Nam có 87 triệu người, chiếm 70% là nông
dân, sản xuất nông nghiệp trồng lúa là cây lương thực chính. Theo thống
kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2009, cả nước xuất
khẩu hơn
6,052 triệu tấn gạo các loại, với giá trị 2,464 tỉ USD. Những năm gần đây
nước ta luôn đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan.
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh
mẽ kéo theo đó là diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. Dân số thế
giới gia tăng nhanh, vì vậy nhu cầu lương thực ngày càng tăng cao.
Sản lượng thất thu do dịch hại gây ra cũng vô cùng to lớn, ước tính
hàng năm bị thất thu khoảng 210 triệu tấn lương thực, trong đó thiệt hại
do sâu hại gây ra chiếm 27%, bệnh hại chiếm 8,9%, cỏ dại chiếm 10,8%...
Theo thống kê của tổ chức FAO: tính đến năm 1985 thì có tới 870 vụ
dịch hại của sâu đối với nền nông nghiệp ở các nước Châu Á trong đó có tới
27% báo cáo khoa học nói về dịch rầy nâu, tiếp đến là 20% về dịch sâu cắn
gié… Trong vài năm trở lại đây nhóm rầy hại lúa đã bùng phát trên
diện tích
lớn gây hại nghiêm trọng về năng suất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều
nước trồng lúa ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…

Nguy hiểm hơn, nhóm rầy hại thân lúa còn là môi giới truyền một số
bệnh virus lùn sọc đen lan truyền với vector là rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


đang là đối tượng gây hại nguy hiểm với nhiều diện tích lúa (Báo Nông
nghiệp Việt Nam, 2009).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Nhưng bên cạnh các loài sâu bệnh hại thì còn có một bộ phận các loài
thiên địch rất phong phú về thành phần và đông đảo về số lượng. Chúng
song song tồn tại và khống chế các loài sâu bệnh hại, bảo vệ mùa màng.
Để có những đánh giá chính xác về thành phần, mức độ gây hại
của sâu hại lúa và những hoạt động hữu ích của thiên địch trên lúa, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa năm
2014; đặc điểm sinh học, sinh thái loài Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus
lividipennis Reuter) tại Nam Định”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở điều tra đồng ruộng xác định thành phần nhóm rầy hại
thân lúa và thiên địch của chúng; đồng thời nắm được đặc điểm sinh học,
sinh thái của Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis Reuter); từ đó đề xuất

biện pháp bảo vệ và lợi dụng thiên địch phòng chống nhóm rầy hại thân đạt
hiệu quả.
2.2. Yêu cầu
- Nuôi sinh học bọ xít mù xanh (C.lividipennis) xác định thời gian phát
dục, các pha, vòng đời, sức sinh sản, khả năng ăn mồi của ấu trùng và trưởng
thành.
- Xác định thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch của chúng
trong vụ mùa năm 2014 tại Nam Định
- Theo dõi diễn biến mật độ của nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa bọ xít mù xanh (C.lividipennis) và
nhóm rầy hại thân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học


-Từ các kết quả thu được, giúp bổ sung thêm các dẫn liệu khoa học về
diễn biến số lượng nhóm rầy hại thân và thành phần cũng như mật độ,
phân bố của thiên địch trên nhóm rầy hại thân.


- Bên cạnh đó, bổ sung thêm một số đặc điểm sinh vật học, sinh
thái học của loài bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis trong điều kiện vụ
mùa năm 2014 tại huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Nắm bắt được diễn biến quy luật nhóm rầy hại thân và có hiểu biết
thêm về giá trị hữu ích của loài bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis, từ
đó xây dựng một số biện pháp bảo vệ, duy trì và khuyến khích loài kẻ thù tự
nhiên này.



Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Lúa gạo được coi là 1 trong 3 cây lương thực chính trên thế giới. Trong
đó khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số sử
dụng lúa gạo trên ½ khẩu phần lương thực hàng ngày. Nhu cầu về lương thực
ngày càng tăng cao. Song song với chất lượng đời sống, cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật hiện nay đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong toàn bộ xã
hội cũng như trong đời sống của mỗi người dân. Nhiều vấn đề về kinh tế
và xã hội quan trọng đã được giải quyết, tuy nhiên vấn đề về lương thực vẫn
còn là mối quan tâm thường xuyên của nhiều người. Hàng năm thế giới bị
thất thu lương thực vì sâu bệnh và cỏ dại là rất lớn. Trong đó sâu hại là
nguyên nhân quan trọng nhất trong những nguyên nhân trên. Trong số sâu
hại lúa ở Đông Nam Á, từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước trở lại đây, rầy
nâu Nilaparvata lugens Stal đã dần dần chiếm vị trí quan trọng hàng đầu.
Không chỉ ở Việt nam, rầy nâu đã xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa Đông
Nam Á, gây nhiều thiệt hại rất nghiêm trọng trên diện rộng mà điển hình là
hiện tượng cháy rầy. Ngoài tác hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền
hai bệnh virus: bệnh lúa cỏ (grassy stunt disease) và bệnh lùn xoắn lá (ragged
stunt disease). Với phạm vi phân bố rộng làm cho mức độ gây hại ngày càng
lớn. Việc phun trừ rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ bằng thuốc hóa học
nhiều đã tạo nên tính kháng rầy làm cho việc phòng trừ rầy ngày càng khó
khăn.
Thiên địch của dịch hại nói chung và sâu hại nói riêng là những thành
viên không thể thiếu được trong các sinh quần tự nhiên cũng như hệ sinh thái
đồng ruộng. Ở từng lúc, từng nơi trong các điều kiên cụ thể, thiên địch
tự nhiên có thể kìm hãm mật độ sâu hại ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Việc


nghiên cứu phát triển các loài kẻ thù tự nhiên giúp khống chế được sâu hại,
giảm chi phí trong nông nghiệp, giúp bảo vệ môi trường và đảm bảo nền

nông


nghiệp sạch, an toàn.
Chính vì vậy hiểu biết về hệ sinh thái nông nghiệp sẽ là cơ sở khoa học
cho việc xây dựng các biện pháp thâm canh, bảo vệ cây lúa tránh những mất
mát do dịch hại gây ra, đảm bảo năng suất, bảo vệ môi trường và góp
phần giữ cân bằng sinh thái. Kết quả điều tra diễn biến, thành phần nhóm
rầy hại thân và thiên địch của chúng là cơ sở cho công tác dự tính dự báo
nhóm rầy hại thân lúa là thiết thực góp phần xây dựng biện pháp phòng trừ
tổng hợp sâu hại lúa, góp phần bảo vệ và khích lệ thiên địch có ích trong bảo
vệ mùa màng.
1.2. Những nghiên cứu ngoài nước
1.2.1. Nghiên cứu về nhóm rầy hại thân
Ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, nhóm rầy hại lúa đã bùng phát
trên diện tích lớn với diện phân bố và mức độ gây hại gia tăng rất nhanh gây
thiệt hại nghiêm trọng về năng suất ở nhiều vùng trong cả nước. Bên cạnh
phương thức gây hại trực tiếp bằng cách chúng chích hút trên lúa làm
cho khóm lúa bị khô héo và chết, nhóm rầy hại thân còn gây hại gián tiếp là
môi giới truyền một số bệnh virus nguy hiểm như: vàng lùn, lùn xoắn lá,
lúa cỏ, lùn sọc đen… trong đó bệnh virus lùn sọc đen lan truyền với
vector là rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ đang là đối tượng gây hại nguy hiểm
với nhiều diện tích lúa. Nhóm rầy hại thân lúa bao gồm các loài rầy chích hút
trên thân lúa, thuộc họ Rầy nâu (Delphacidae) gồm 3 loài chính: rầy nâu, rầy
lưng trắng và rầy nâu nhỏ. Chúng đều thuộc bộ phụ Auchenorrhyncha, bộ
cánh đều Homoptera.
Trong nhóm rầy hại thân lúa, rầy nâu và rầy lưng trắng là hai loài
chiếm ưu thế nhất, thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Thiệt hại do
chúng gây ra là rất lớn. Bên cạnh thiệt hại trực tiếp cho cây trồng bằng cách
trưởng thành và ấu trùng của chúng chích hút dịch cây, chúng còn truyền



bệnh lúa cỏ trên lúa. Rầy nâu có khả năng sinh sản nhanh với số lượng lớn.
Năm 2006, đã có báo cáo về thiệt hại do rầy nâu gây ra tại Telangana của
Karnataka.


Rầy nâu có phổ phân bố rộng và gây hại trên nhiều quốc gia. Do đó
thất thu trong nền nông nghiệp do rầy nâu gây nên những tổn thất nghiêm
trọng cho nền nông nghiệp một số nước nhiệt đới của Châu Á. Tại Ấn Độ và
Indonexia thiệt hại ước tính khoảng 100 triệu đô la, Philippines khoảng 26
triệu đô la. Rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh lúa cỏ trên lúa.(Dyck and
Thomas, 1979).
Theo Mochida and Heinrichs (1979), thiệt hại do rầy nâu gây ra và 2
bệnh virus do rầy nâu là môi giới truyền bệnh đã gây ra thiệt hại về năng suất
vô cùng quan trọng trong sản xuất lúa ở Nam và Đông Nam Á. Ước tính thiệt
hại do đối tượng này gây nên khoảng 300 triệu USD. Tại viện nghiên cứu lúa
IRRI đã lai tạo ra nhiều giống kháng rầy, tuy nhiên chỉ sau 2 năm đã trở nên
mẫm cảm với rầy nâu ở quần đảo Solomon, Philippines và Indonesia. Như
vậy giống kháng rầy đang bị đe dọa bởi các nòi Biotypes mới của rầy nâu.
Ký chủ rầy nâu chủ yếu là cây trồng và cây dại thuộc họ hoà
thảo. Trong đó lúa nước là ký chủ chính của rầy nâu do đó thời gian không
trồng lúa hoặc để ruộng nghỉ không có lúa chét có thể làm giảm số
lượng rầy. Thí nghiệm ở Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế cho thấy, cỏ dại ở
ruộng lúa có thể góp phần làm tăng số lượng rầy khi lúa gần chín, có thể do
đã tạo được môi trường có thảm cây rậm rạp. Tuy nhiên, có một số tác giả
khác cho rằng, các ký chủ không phải là lúa chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của rầy
nâu (Hinekly, 1963).
Theo Dale (1994), rầy nâu có thể hại ở tất cả những giai đoạn sinh
trưởng của cây lúa. Ở giai đoạn lúa làm đòng, rầy trưởng thành và rầy

non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá
phía dưới có thể bị héo, hạt lúa bị lửng lép. Bị hại nặng gây nên hiện tượng
“cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo. Nếu gặp mưa lúa bị hại có thể bị thối
nhũn. Năng suất có thể bị giảm tới 50% hoặc mất trắng.


Theo Kuno (1979), số lượng rầy nâu ở các vùng ôn đới được đặc trưng
về số lượng theo mùa với mật độ ban đầu thấp, có sự biến động về số
lượng,


phân bố co cụm từ năm này sang năm khác. Rầy nâu có khả năng thích
ứng cao với tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Sự phát sinh gây hại của rầy nâu nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào
cơ cấu giống trong vụ. Quan niệm chung đến nay đều cho rằng việc gieo cấy
các giống lúa mới đã làm tác hại của rầy nâu tăng lên. Những giống lúa mới
thấp cây, lá thẳng đứng và đẻ nhiều tạo ra một thảm lá dày là điều kiện tốt
cho rầy nâu phát triển (Heinrichs, 1994).
Dyck et al.(1979), đã chỉ ra rằng sự thay đổi cơ cấu giống đã gây ra sự
bùng phát số lượng rầy nâu trong những năm gần đây. Việc thâm canh
tăng vụ, bón nhiều đạm, sử dụng thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của khí hậu đã
làm phong phú dịch hại trên đồng ruộng. Trưởng thành rầy nâu có khả năng
phát tán cao, chúng chủ yếu phát tán vào những giờ đầu của buổi tối. Trong
một năm, trong một khu vực thường có 2 đỉnh cao mật số rầy nâu, chúng
xảy ra vào gần cuối mỗi vụ lúa.
Theo Nagarajan (1994), quần thể rầy nâu có nhiều Biotype và hiện
nay đã xuất hiện 4 Biotype (Bph1, Bph2, Bph3, and Bph4), chúng được sinh ra
bởi các gen kháng. Các Biotype được sinh ra để giúp rầy nâu duy trì nòi giống
trước những tác động của môi trường. Sự xuất hiện rộng rãi của các Biotype
này được xác định chủ yếu do việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc trừ sâu.

Trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng
phát triển của rầy nâu thì thức ăn cũng là nhân tố chi phối quá trình phát
dục và biến động mật độ quần thể rầy. Vì vậy trong cơ cấu mùa vụ
khác nhau, phương thức canh tác khác nhau thì sự xuất hiện, phát triển và
mức độ tác hại của rầy cũng khác nhau. Rầy nâu trưởng thành cánh dài xuất
hiện và gây hại trên ruộng lúa từ 20-30 ngày sau cấy. Sau đó lứa rầy nâu
bắt đầu xuất hiện phát triển thành 2 dạng rầy cánh ngắn và cánh dài.
(Kisimoto, 1977).


Loài rầy hại thân thứ hai là rầy lưng trắng có tên khoa học Sogatella
furcifera Horvath. Rầy lưng trắng cũng là loài chích hút thuộc họ


Delphacidae. Rầy lưng trắng có diện phân bố rất rộng, chúng phân bố
khắp các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Đại Dương và một số
nước châu Mỹ.
Tại châu Á, rầy lưng trắng có phạm vi phân bố rộng gồm hầu hết các
nước trồng lúa bao gồm Châu Á, Châu Úc và các đảo Thái Bình Dương. Ở
Châu Á nó được tìm thấy ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Hồng
Kông, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Malaysia…. (Catindig et al., 2009).
Tại Trung Quốc, đã ghi nhận rầy lưng trắng phát sinh và gây hại nặng
từ những năm giữa thế kỷ 20, trong đó từ những năm 1970 trở lại đây
cùng với sự mở rộng và phát triển của các giống lúa lai thì rầy lưng trắng
đã trở thành đại dịch. Trong đó, vào năm 1978-1979, 1982-1983, 19871988, thiệt hại do rầy lưng trắng lên tới 1 triệu tấn lúa/năm, đặc biệt năm
1991diện tích bị hại do rầy nâu và rầy lưng trắng lên tới 25 triệu ha (Jiaan
Cheng, 2009).
Khi mật độ rầy cao hiện tượng cháy rầy xảy ra. Khóm lúa bị vàng đỏ và
cây lúa thụt đi khi mật độ rầy cao và có thể lan nhanh, điển hình tại các vùng
Assam Ấn Độ, tháng 5 - 6 năm 1985 có hơn 8.000 ha lúa IR8 đã bị cháy rầy

lưng trắng. ( Reissig et al.,1986).
Rầy lưng trắng gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây lúa như thân,
lá và bông. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, giai đoạn mạ và
lúa đẻ nhánh là 2 thời điểm rầy gây hại nặng. Ở giai đoạn mạ nếu bị hại nặng
cây sinh trưởng kém, dảnh mạ bị héo và chết. Trong thời kỳ trỗ bông nếu cây
bị hại vỏ trấu có màu nâu, một số hạt bị lép hoặc lửng, nếu bị hại vào thờì kỳ
lúa chín thì hạt sẽ mất khả năng nảy mầm và thời kỳ chín bị kéo dài ra
Rầy cái mang trứng còn gây thiệt hại bằng cách chọc thủng mô bẹ lá
lúa để đẻ trứng. Dịch ngọt do rầy thải ra còn giúp cho sự phát triển của


×