Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN MARX LENIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.35 KB, 19 trang )

IX. CÁCH PHÁT HUY ƯU ĐIỂM VÀ KHẮC PHỤC NHƯỢC ĐIỂM:
1. Cách phát huy:
Với hàng loạt những ưu điểm của quy luật lưu thông tiền tệ, vấn đề được
đặt ra là làm thế nào để có thể phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược
điểm để quy luật lưu thông tiền tệ ngày càng vượt trội và hạn chế đến
mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi vận dụng nó vào trong nền kinh
tế thị trường.
Trước hết, ưu điểm có thể được phát huy bằng một trong những các cách sau đây :
-

-

-

-

-

-

Chuyển khoản tiền ra đời đã giúp cho việc chuyển khoản dễ dàng, đỡ tốn
kém chi phí vận chuyển nhưng đa phần dịch vụ này chỉ phát triển ở thành
thị, đồng bằng còn hạn chế ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa để phát huy
một cách triệt để ta cần mở rộng hơn dịch vụ này đến cả những vùng núi
cao, vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện cho việc lưu thông tiền tệ trở
nên càng dễ dàng hơn.
Tăng cường hơn nữa khả năng kiểm soát của nhà nước, của Ngân hàng
để phát huy được một cách triệt để vai trò của nhà nước.
Để xã hội tiến bộ hơn thì cần phải tăng cường việc thanh toán bằng tiền ở
khắp các nơi trên lãnh thổ, tạo nên sự đồng đều trong việc thanh toán, hạn
chế và loại bỏ các hình thức thanh toán bằng vật phẩm như thời gian


trước.
Cần tăng gia sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị
yếu của khách hàng cũng như người tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất, gắn
liền sản xuất với tiêu thụ, tạo sự thuận lợi cho mối quan hệ cung - cầu.
Hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro của quy luật lưu thông tiền tệ,
ứng dụng những yếu tố phù hợp cho từng thời điểm lưu thông tiền tệ một
cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Quy luật lưu thông tiền tệ phải được áp dụng hợp lý và có hiệu quả nhằm
tạo ra được quá trình tích tụ và tập trung tư bản lớn, từ đó áp dụng nó vào
việc tập trung cho sản xuất. Tập trung sản xuất không chỉ tập trung ở một
số nơi phát triển mà phải tăng cường tập trung hơn nữa ở những nơi chưa
phát triển.
Quy luật lưu thông tiền tệ rất khó kiểm soát, việc biến động của quy luật
lưu thông tiền tệ rất thất thường đòi hỏi các nhà sản xuất phải thích nghi
và ứng biến một cách chủ động theo hướng tích cực, không ngừng tìm tòi
và học hỏi nhằm trau dồi kinh nghiệm. Các nhà sản xuất không chỉ hướng
đến việc thay đổi mẫu mã, tìm mặt hàng, thị trường tiêu thụ mới,…mà
nên tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng. Người sản xuất nên chủ động


-

-

-

-

2.


Lưu thông bằng tiền mặt:
Hoạt động làm tiền giả: nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ công
chức, tinh thần cảnh giác của người dân, tạo dư luận lên án mạnh mẽ và tẩy
chay đối với tội phạm cũng như các hoạt động liên quan tới tiền giả. Các cơ
quan chức năng phòng, chống tiền giả, chống tội phạm tiền giả tiếp tục đẩy




hướng đến nhiều mục tiêu tìm kiếm mới nhằm tạo nên sự phong phú, đa
dạng, góp phần hướng đến sự ổn định và phát triển hơn trong thị trường.
Cần tận dụng một cách triệt để sự phát triển ngày càng cao của kinh tế đất
nước để đưa nền kinh tế cũng như đất nước ngày càng phát triển hơn.
Nhà nước cần tăng cường sự kiểm soát, khống chế sự lưu thông tiền tệ để
tránh sự lạm phát, đầu cơ tích để tạo ra một dòng chảy lưu thông của tiền
tệ.
Để quá trình hình thành các nguồn vốn diễn ra nhanh chóng và tiện lợi
hơn thì con người phải làm cho quy luật tiền tệ lưu thông một cách ổn
định và phát triển hơn nữa, hạn chế tình trạng mất cân bằng trong lưu
thông bằng cách tìm ra các yếu tố mới thúc đẩy sự phát triển của thị
trường.
Lưu thông tiền tệ đã tạo ra các mối liên hệ trong lẫn ngoài nước nhằm
giải quyết được nhu cầu việc làm cho người lao động Việt Nam để cho
mối liên hệ này ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn thì ta cần tăng cường đào
tạo nguồn nhân lực lao động có kĩ năng chuyên môn cao để tăng năng
suất.
Tăng cường linh động, nhạy bén, tư duy nhận thức trong sản xuất để nắm
bắt được thực tiễn của thị trường để đưa ra được mặt hàng đáp ứng được
nhu cầu của thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất.
Cách khắc phục:

Nhìn chung, nhược điểm của quy luật lưu thông tiền tệ không chỉ diễn ra
ở một quốc gia riêng lẻ nào mà nó chi phối, tác động lên toàn bộ nền kinh
tế thế giới, từ những quốc gia kém phát triển cho đến những cường quốc
như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản,.. . Vì vậy, việc nhìn nhận nhược
điểm và đưa ra những biện pháp khắc phục chỉ mang tính tương đối bởi
đây là một quá trình vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng nếu có sự kết hợp
hài hòa giữa quá trình điều tiết của Nhà nước, phối hợp của người dân,
các chủ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức,… sẽ hạn chế được phần nào
những tác động tiêu cực của quy luật lưu thông tiền tệ lên nền kinh tế thị
trường. Cụ thể :


mạnh trao đổi thông tin tội phạm, tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ trực
tiếp làm nhiệm vụ và xử lý các vấn đề liên quan tới phòng, chống tiền giả,
bảo vệ tiền ...(1)
-

Thực trạng hiện nay tại Việt Nam về vấn đề phòng chống tiền giả:

+ Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc bảo vệ tiền Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao vai trò,
trách nhiệm của các Bộ, ngành chức năng, các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo
vệ tiền Việt Nam. Tuy nhiên, sau 15 năm thi hành, Quyết định 130 đã bộc lộ một
số hạn chế về cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành chưa phù hợp với thực tế hiện
nay.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định về xử lý ngoại tệ giả, ngoại
tệ nghi giả vào Nghị định mới thay thế Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg. Phương
án này đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản QPPL và đạt được mục tiêu
quản


nhà
nước
trong
lĩnh
vực
tiền
tệ.(2)

+ Ở Mỹ: sử dụng một loại tiền đặc biệt dễ nhận biết thật giả và rất khó có thể làm
giả, người dân chuyển sang dùng tiền điện tử, các ngân hàng thắt chặt, nâng cao


công

nghệ



phát

hiện

tiền

giả

trong

các


ngân

hàng,…

Lưu thông không dùng tiền mặt (sử dụng thẻ ATM)

- Vì ATM (Automatic machine teller) mới được đưa vào sử dụng ở VN từ năm
2001 nên còn khá mới mẻ đối với người dân nên để hạn chế được các nhược điểm
thì ta cần phải:
+ Nâng cao trình độ người dân, không cho ai mượn thẻ, không nên đặt các mật
khẩu quá dễ đoán,…
+ Ngân hàng cần tăng cường việc đào tạo đội ngũ nhân viên sửa chữa và kiểm
soát máy ATM, đầu tư máy móc, thiết bị giám sát,…
+ Cần có sự phối hợp giữa ngân hàng, người dân và nhà nước trong việc sử dụng
thẻ, lưu hành thẻ. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp tội phạm bị
phát hiện.


Lạm phát kinh tế:

Dưới đây là 1 cách lý giải đơn giản về cách cả nền kinh tế hoạt động, về cách
lạm phát hình thành và được các nước giải quyết như thế nào do Ray Dalio (nhà
quản lý quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới Brigde Water). Để hiểu về lạm phát,
trước tiên ta phải hiểu được tín dụng là gì?. Loại tiền đang chi phối nền kinh tế,
đó chính là tín dụng. Tiền tín dụng chính là phần quan trọng nhất trong nền kinh
tế vì tiền tín dụng là phần tiền lớn nhất và dễ “bay hơi” nhất. (Ở nước Mỹ, tổng
số tiền tín dụng là 50 nghìn tỷ USD, còn tiền giấy chỉ là 3 nghìn tỷ USD). Tín
dụng được hiểu đơn giản là một giao dịch gồm có 2 chủ thể, trong đó chủ thể
cho vay tín dụng muốn biến tiền của mình thành nhiều tiền hơn (Vốn+lãi), còn
chủ thể vay tín dụng sẽ muốn có tiền để mua gì đó mà chưa thể chi trả trong



hiện tại (VD: mua xe, mua nhà, các doanh nghiệp vay tiền ở các ngân hàng để
khởi nghiệp hoặc phát triển kinh doanh). Khi đó thì (vốn+lãi) đối với người cho
vay sẽ là tài sản của họ, còn đối với người vay sẽ là nợ phải trả. Hiện nay thì
người cho vay lớn nhất chính là ngân hàng nhà nước (một số nước khác gọi là
ngân hàng Trung ương). Trong kinh tế vi mô thì có 2 loại chính là vòng nợ chu
kỳ ngắn hạn (5-8 năm) và vòng nợ với chu kỳ dài hạn (75-100 năm).

+Trong vòng nợ chu kỳ ngắn hạn, đầu tiên, ngân hàng nhà nước cho vay với lãi
suất thấp, sẽ có nhiều chủ thể tới vay, làm cho số tiền trong lưu thông nhiều. Mà
theo quy luật về lưu thông tiền tệ thì M=(P.Q)/V =>P=(M.V)/Q . Theo dõi công


thức này, ta có thể thấy nếu lượng tiền trong lưu thông tăng lên (MS) mà số lượng
hàng hóa và dịch vụ đem ra lưu thông (Q) không kịp đáp ứng thì MS > MD và khi
đó làm tăng mức giá cả của hàng hóa (P). Hiện tượng này gọi là lạm phát. Ngân
hàng nhà nước không muốn mức lạm phát quá cao và để đối phó với tình huống
này thì ngân hàng nhà nước đã tăng lãi suất lên. Lúc này, với mức lãi suất cao, ít
chủ thể tới vay và vì đây là cơ chế tín dụng nên số tiền nợ mà họ đang phải chịu
cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi mức lãi suất đó. Vì những lý do trên, số tiền trong lưu
thông sẽ giảm đi, và theo công thức ở trên thì ta suy ra được giá cả hàng hóa sẽ
giảm xuống, đây gọi là hiện tượng giảm phát và quá trình đi xuống này được gọi là
sự suy thoái kinh tế. Khi giảm phát tới một mức nào đó mà MS gần bằng hoặc xấp
xỉ MD thì ngân hàng nhà nước sẽ lại giảm mức lãi suất xuống, nhiều chủ thể sẽ tới
vay và vì đây là cơ chế tín dụng nên số tiền nợ mà họ đang gánh chịu sẽ được giảm
xuống. Và từ đó chu kỳ này lại được lặp lại liên tục trong kinh tế và người ta gọi
đây là vòng nợ chu kỳ ngắn hạn. Ta có thể nhận thấy được rằng, chu kỳ này được
kiểm soát chủ yếu bởi ngân hàng nhà nước.
+ Trong vòng nợ chu kỳ dài hạn: trải qua nhiều vòng nợ chu kỳ ngắn hạn, số tiền

nợ dần dần tăng lên, tăng lên nhanh hơn mức thu nhập và tiền tín dụng mà họ có
thể mượn được. Gánh nặng nợ nần đã vượt tầm kiểm soát. Những điều kiện cho
vay đã quá dễ dãi và người ta đã mượn tiền quá mức. Chỉ còn một con đường duy
nhất để đi kể từ đây.

Tình trạng này diễn ra ở nước Mỹ các năm 1929, 2008 ,ở Nhật 1989, …


Lúc này nền kinh tế rơi vào tình trạng được gọi là deleveraging. Trong quá
trình deleveraging, mọi người cắt giảm chi tiêu, tín dụng biến mất, giá các
loại tài sản như đất đai giảm, ngân hàng bị bóp nghẹt, căng thẳng trong xã
hội tăng lên, … Trong cùng một lúc, mọi người bán nhà đất của mình và thị
trường nhà đất sụp đổ. Quá trình này giống với sự suy thoái kinh tế ở trong
chu kỳ nợ ngắn hạn nhưng sự khác biệt là ngân hàng nhà nước không thể
giảm lãi suất để cứu vãn tình hình này. Vì đơn giản là mức lãi suất đã xuống
cực thấp và giảm xuống 0%. Ở nước Mỹ ngân hàng trung ương đã giảm lãi
suất xuống 0% ở các năm 1930 và 2009 để cứu vãn tình trạng khủng hoảng
trong năm 1929 và 2008.

Rơi vào tình trạng này, sẽ có 4 cách cơ bản để giải quyết:
. Bước thứ 1: Giảm chi tiêu. Người dân, chính phủ, doanh nghiệp giảm chi
tiêu để trả được phần nợ. Trên lý thuyết thì đây là 1 cách hay nhưng trên thực
tế thì lại khác, vì chi tiêu của 1 người là thu nhập của 1 người khác nên vì
giảm chi tiêu thì thu nhập của người khác lại giảm nhanh hơn tốc độ giảm
của tiền nợ nên nợ nần lại tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Các doanh nghiệp đành
phải cắt giảm nhân sự, ít công việc hơn và số người thất nghiệp tiếp tục tăng.
Điều này dẫn đến bước thứ 2.
. Bước thứ 2: Nợ một cách nào đó phải được giảm xuống. Vì những người
vay không còn khả năng chi trả. Mà đó lại là tài sản của ngân hàng. Thà ít



còn hơn không có gì nên ngân hàng chấp nhận cơ cấu lại nợ. Việc cơ cấu này
có thể diễn ra thông qua nhiều cách. Chấp nhận trả ít hơn, trả trong thời gian
dài hơn, trả với lãi suất thấp hơn trong hợp đồng ban đầu.
. Bước thứ 3: Người dân có thu nhập ít hơn, số người thất nghiệp tăng lên
đã ảnh hưởng đến thuế chính phủ. Cùng lúc đó, chính phủ phải tăng chi tiêu
vì số người thất nghiệp tăng lên, các chính sách khôi phục nền kinh tế cũng
tiêu tốn một lượng tiền lớn. Chính phủ sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt ngân
sách, thu ít nhưng phải chi nhiều. Giải pháp của chính phủ lúc này sẽ là tăng
thuế hoặc mượn tiền. Mượn tiền từ các người, doanh nghiệp giàu có bằng
cách tăng thuế hoặc mượn tiền từ các quốc gia khác. Đây chính là sự phân
chia từ người giàu sang người nghèo. Nếu sự việc này diễn ra trong thời gian
dài sẽ dẫn đến bất ổn xã hội, dẫn đến sự bất hòa giữa các tầng lớp, giai cấp
trong xã hội, giữa tầng lớp giàu có chiếm số ít và giai cấp bình dân chiếm số
đông. Sự bất ổn này có thể đến mức cực đoan như ở Đức, vì cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 1928 dẫn đến việc Hitler lên nắm quyền và bắt đầu thế
chiến thứ II.
. Bước thứ 4: Hầu hết thứ mà mọi người tưởng là tiền lại là tín dụng nên khi
tín dụng biến mất thì số tiền trong lưu thông giảm xuống, lượng tiền thực tế
và lượng tiền cần thiết trong lưu thông không còn phù hợp với nhau nữa. Lúc
này, ngân hàng nhà nước không còn có thể cứu vãn tình thế bằng việc hạ
thấp lãi suất nên để đối phó với tình trạng thiếu hụt tiền trong lưu thông,
ngân hàng nhà nước đã cho in thêm tiền. Việc in thêm tiền này là để mua các
tài sản tài chính và trái phiếu chính phủ, điều này giúp làm nới lỏng hệ thống
tiền tệ. Quá trình này được biết với cái tên “nới lỏng định lượng” và được
xem như là “ cây đũa thần” của nền kinh tế nước Mỹ trong các cuộc suy


thoái


kinh

tế.

Theo các bước ở trên, ta có thể thấy bước thứ 1, bước thứ 2, bước thứ 3 thực
ra là quá trình kích thích thiểu phát còn bước thứ 4 lại là kích thích lạm phát.
Và sự kết hợp đúng cách giữa kích thích lạm phát và kích thích thiểu phát sẽ
dẫn đến sự phục hồi của nền kinh tế. Nhưng bước thứ 4 rất nguy hiểm nếu
không thực hiện đúng. Sẽ dẫn đến nhiều mức lạm phát khác nhau như lạm
phát vừa phải, lạm phát cao, siêu lạm phát. Và quá trình phục hồi sau sự suy
thoái kinh tế đó có thể rất dài và được gọi là “thập kỷ mất mát”.


-Ngoài ra, lạm phát còn được lý giải theo nhiều cách khác nhau. Ta sẽ chú ý
vào 3 cách giải thích chính là: lạm phát tiền tệ, lạm phát do cầu kéo, lạm phát chi
phí đẩy
+ Lạm phát tiền tệ: xảy ra khi tốc độ tăng trưởng của cung tiền vượt
quá tốc độ tăng trưởng thật sự của nền kinh tế. Đơn giản hơn là tiền trong lưu
thông tăng nhanh hơn lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh
tế.
+ Lạm phát do cầu kéo: xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu
mang tính đột biến trong nền kinh tế.
+ Lạm phát chi phí đẩy: là lạm phát do hẹp tổng cung hoặc do các
doanh nghiệp buộc lòng nâng cao giá bán sản phẩm vì những lý do bất lợi.
- Các giải pháp nhằm kìm chế lạm phát:
+ Tác động lên phía cầu: Chính là giúp giảm tổng cầu. Được thực hiện bằng
các biện pháp vĩ mô sau: Giảm chi tiêu của chính phủ, tăng thuế, giảm mức cung
tiền, hạn chế tăng tiền lương nhằm giảm lượng chi tiêu của toàn dân,… Cải cách
tiền tệ nếu như những cách kia không đạt được hiệu quả ( nước Anh năm 1696,…)
+ Tác động lên phía cung: nhằm tăng tổng cung. Ví dụ như khuyến khích

doanh nghiệp, cải tiến kỹ thuật, gia tăng sản lượng, miễn giảm thuế vì mục đích
khuyến khích sản xuất,…
+ Nhóm giải pháp tình thế: Cụ thể là Ngân hàng trung ương ngừng thực hiện
các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dừng việc
mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền đề
bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, để làm giảm lượng tiền cung ứng
thì ngân hàng trung ương sẽ bán các chứng khoán ngắn hạn, bán ngoại tệ, phát
hành các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế. Và ngân hàng
cũng có thể ấn định mức lãi xuất cao, từ đó sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào
ngân hàng, doanh nghiệp gửi tiền không kì hạn, dẫn đến lượng tiền trong lưu thông
giảm.
+Nhóm giải pháp chiến lược: Đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hoá, mở rộng
lưu thông hàng hoá. Hàng hoá trong nước ngày càng nhiều, quỹ hàng tăng lên với
số lượng, chủng loại đa dạng phong phú. Ngoài ra chính phủ còn nhập hàng hoá về
để bổ xung cho hàng hoá thiếu hụt trong nước. Xuất kho dự trữ vàng và ngoại tệ để
bán cho dân chúng, phát triển các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu và ngành du


lịch. Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược cạnh tranh hoàn hảo: Sản phẩm để
người tiêu dùng chấp nhận được là yếu tố quan trọng. Như vậy cần phải cạnh tranh
giá cả bằng việc tìm mọi cách giảm chi phí. Biện pháp chiến lược khác là kiện toàn
bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Điều này sẽ làm giảm
mức chi tiêu thường xuyên của Ngân sách nhà nước. Mặt khác cần phải tăng cường
công tác quản lý điều hành Ngân sách nhà nước dựa trên việc tăng các khoản thu
cho Ngân sách một cách hợp lý chống thất thu như thất thu về thuế và điều chỉnh
các khoản chi phí.

/>(2) />(3) />(4) How the economic machine works by Ray Dalio
(5) />(6) />(7) />(8) />%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam_th%E1%BB%B1c_tr%E1%BA
%A1ng_v%C3%A0_c%C3%A1c_gi%E1%BA%A3i_ph%C3%A1p

(9) />(10) />(11) />(12) />X. MỐI LIÊN HỆ CỦA QUY LUẬT VỚI CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI:
1. Trong lĩnh vực chính trị:
(1)


Những năm 80 của thế kỉ XX, sau sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, nền
kinh tế Việt Nam trải qua một thời kì khủng hoảng kéo dài, lạm phát ở mức
rất cao, hàng hóa khan hiếm.
Bảng 1: So sánh tiền và giá thời kỳ 1989 - 1994
Năm
Tiền: Tỉ đồng
Tiền tăng thêm/kỳ trước,%
Chỉ số giá, %
Tỷ lệ giữa tăng tiền/tăng giá (lần)
Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành : lạm phát vừa phải
(tỷ lệ lạm phát hàng năm là 1 chữ số), lạm phát phi mã (tủ lệ tăng giá trên
10% đến dưới 100%) và siêu lạm phát (tỷ lệ tăng giá trên 1000%)
Nghiên cứu kỹ bảng 1 sẽ thấy ngay, năm 1989 chỉ số giá đã được kéo xuống
từ trên 700% - 310% xuống còn 34,6%. Năm 1991 và 1992, giá tăng chậm
hơn tiền: tiền tăng 1,17 %, giá mới tăng 1% (năm 1991) và tiền tăng 3,37%
giá mới tăng 1% (năm 1992), khác hẳn với thời kỳ lạm phát phi mã. Điều đó
chứng tỏ lạm phát phi mã đã chấm dứt năm 1989. Các năm sau là lạm phát ỳ
kéo thêm, chứ không phải là do phát hành tiền quá nhiều vào lưu thông như
các năm 1985-1988. Nếu không phân tích vì sao có thể kéo xuống 34,6%
năm 1989 sẽ không thấy được bài học lịch sử từ các biện pháp chống lạm
phát đúng quy luật lưu thông tiền tệ của năm đó.
Chính nhờ sự điều tiết của Nhà nước với công cuộc đổi mới năm 1986,
chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nên kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời
sống xã hội, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh

tế xã hội kéo dài, lạm phạt được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
Nếu đánh giá là lạm phát phi mã chỉ chấm dứt năm 1993 thì việc chấm dứt
lạm phát phi mã chả còn là điều kỳ diệu và sẽ không đáng khâm phục nữa.
Qua ngay bảng số liệu trên ta cũng rõ năm 1989 đã kéo được lạm phát phi
mã từ hơn 777,70% xuống còn có 34,6% (lúc đầu ghi là 37,4%). Việc khẳng
định lạm phát phi mã đã chấm dứt vào thời điểm này dựa trên mấy đặc điểm
sau:
Đặc điểm thứ nhất là tiền tăng hơn gấp đôi (209,5% so với năm 1988) như
số liệu thống kê ở bảng trên đã ghi rõ, nhưng lạm phát phi mã lại chấm dứt
hẳn trong nửa đầu năm 1989 với chỉ số giá cả từ 310,9% tụt xuống còn
34,6%. Điều này chưa hề có trong một cuốn kinh tế học của kinh tế thị
trường, vì mọi cuốn sách đều viết, muốn chữa lạm phát, nhất là lạm phát phi


mã, phải giảm khối lượng tiền trong lưu thông MS. Cũng chưa có cuốn sách
nào viết trong trường hợp đặc biệt có thể tăng MS, mà vẫn chấm dứt được
lạm phát.
Năm 1989 có những hiện tượng như là có "phép tiên", khi Đảng ta chủ
trương mở cửa kinh tế để giải quyết khó khăn do thiếu hàng tiêu dùng, hàng
nhập tràn ngập thị trường và xuất hiện ngay trong cả nước những dãy phố xá
đầy ắp hàng hóa. Đó là biểu hiện Q, hàng hóa và dịch vụ lưu thông, tăng vọt
khoảng hơn hai lần làm cho tiền tăng 209,5%, mà lạm phát phi mã lại chấm
dứt hẳn. Bằng mắt thường cũng nhìn thấy được Q tăng nhanh như thế nào.
Đặc điểm thứ hai là việc dùng liệu pháp đúng quy luật lưu thông tiền tệ đã
được chuẩn bị chu đáo, không phải là chuyện ngẫu nhiên "ăn may". Đồng
chí Lữ Minh Châu, khi nhận nhiệm vụ Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước
(sau này gọi là Thống đốc), đã nghiên cứu số liệu lịch sử về tiền tệ từ năm
1960 đến năm 1984 và thấy tiền M so với Q luôn luôn cao hơn trên dưới
20%, nhưng từ năm 1985, khi lạm phát phi mã M chỉ bằng 7% so với Q, đã
đưa ra một nhận định rất thực tế là thiếu tiền cho lưu thông nhưng giá tăng

nhanh hơn tiền (tiền tăng 4,4 lần thì giá tăng 10 lần) vì tâm lý chạy trốn khỏi
tình trạng tiền giấy mất giá, có tiền là vội mua vàng, mua đô-la làm "cái hầm
trú ẩn" tránh khỏi tiền giấy mất giá, đã đẩy V, vòng quay của đồng tiền, tăng
vọt, V tăng thì MD giảm, giả sử MS giữ nguyên vẫn làm lạm phát tăng lên vì
MD < MS.
Hình dung lại thời đó (người ta đã không quan tâm tìm hiểu quy luật lưu
thông tiền tệ mà K.Marx đã viết rất đầy đủ trong cuốn “Tư bản”) mới thấy
thêm cái hay của việc dùng quy luật lưu thông tiền tệ vào thực tế qua nhiều
năm, từ 1960 tới 1984. Vì một số tác giả không quan tâm như thế, trên báo
chí và trong hội nghị không thiếu gì những quan điểm tranh cãi bất tận về
lạm phát. Nhầm lẫn về giảm lạm phát (disinflation) và thiểu phát (deflation)
vẫn còn đến nay ở một số sách kinh tế học.
Từ những nghiên cứu thực tiễn gắn với lý thuyết, chúng ta đã tìm ra nguyên
nhân gây lạm phát phi mã, trong đó có việc dùng tiền phát hành bao cấp vốn
cho các ngân hàng địa phương để cho vay. Từ đó, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước lúc đó đã xin Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho
thí điểm việc tách ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, mà nội dung
về tiền tệ là cắt bao cấp vốn. Các ngân hàng chuyên doanh muốn cho vay
thêm phải tự huy động vốn trong dân và cơ quan xí nghiệp. Kết quả là, ngay
trong năm 1988, lạm phát phi mã đã được kéo từ 20,8%/tháng (nửa đầu năm
1988) xuống còn 7,27%/ tháng nửa cuối năm, như bảng sau:


Bảng 2: Số liệu năm 1988 - Lạm phát chuyển từ giá tăng nhanh hơn tiền
sang tăng chậm hơn tiền, đơn vị đo %
Tháng
1
2
3
4

5
6
Bình quân
Đặc điểm thứ ba là sự phối hợp giữa các chủ trương, chính sách khác của
Nhà nước với chính sách tiền tệ: Chủ trương khoán sản phẩm đến hộ nông
dân (trước hết là khoán 100, sau đó là khoán 10) đã tăng sản lượng lương
thực đến độ dư thừa 2 triệu tấn gạo, mà nếu không xuất khẩu được giá sẽ rớt
thê thảm và nông dân sẽ bị thiệt hại ghê gớm. Việc mở cửa nền kinh tế đã
làm hàng nhập tràn ngập lưu thông, tăng Q lượng hàng hóa lưu thông lên
khoảng 2 lần...
Sách kinh tế học thường dạy, áp dụng quy luật lưu thông tiền tệ theo phương
pháp "thử và sai". Thử cho tiền tăng lên theo một tỷ lệ phần trăm ước định,
nếu thấy chỉ số giá tăng quá cao sẽ rút bớt tiền về. Nhưng năm 1989 chúng
ta đã sáng tạo ra cách vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ độc đáo: có chính
sách tăng sản lượng qua khoán sản phẩm và tăng Q từ hàng nhập qua biên
giới để tăng MD. Điều này cho phép tăng MS lên 209,5% so với 1988 mà
lạm phát phi mã lại chấm dứt.
=> Như vậy, nhờ có sự điều tiết của Nhà nước đã điều chỉnh quá trình lưu
thông tiền tệ ở mức ổn định. Cụ thể là khi xảy ra lạm phát, Nhà nước phải
đưa ra các chính sách điều tiết. Còn khi thiểu phát xảy ra, Nhà nước phải in
thêm tiền cung cấp cho lưu thông. Khi quá trình lưu thông tiền tệ diễn ra
bình thường, kinh tế phát triển, chính trị cũng sẽ ổn định. Còn nếu quy luật
lưu thông tiền tệ diễn ra không bình thường thì sẽ dẫn đến những hậu quả về
kinh tế vì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nên chính trị cũng
sẽ bị ảnh hưởng theo.
Điều này cũng đồng nghĩa rằng:
+ Nếu Nhà nước có chính sách phù hợp -> Thúc đẩy lưu thông tiền tệ
+ Nếu Nhà nước có chính sách không phù hợp -> Lưu thông tiền tệ bị gián
đoạn



+ Nếu lưu thông tiền tệ bị ngưng trệ, vòng quay của đồng tiền chậm -> Nhà
nước sẽ phải in thêm tiền -> Ảnh hưởng đến chính trị
2. Trong lĩnh vực xã hội:
- Xã hội ổn định sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông tiền tệ.
- Ngược lại, nếu xã hội không ổn định và thường xuyên biến động -> Sẽ ảnh
hưởng đến quá trình lưu thông của đồng tiền, làm cho quá trình này diễn ra
bị gián đoạn, không liên tục.
- Nhu cầu của con người trong xã hội cao cũng sẽ thúc đẩy việc lưu thông
tiền tệ.
- Tiền giấy không thực hiện được chức năng cất giữ của tiền tệ vì bản thân
tiền giấy không mang giá trị giống như tiền bạc, tiền vàng. Giá trị của tiền
giấy là do Nhà nước định.
- Mọi người đem hàng hóa của mình bán để đổi lấy tiền giấy, rồi dùng tiền
giấy đó để mua những hàng hóa mình cần. Hai quá trình mua và bán này
diễn ra một cách tuần tự, cách nhau một khoảng thời gian nhất định. Khoảng
thời gian đó chính là khoảng thời gian cất giữ và lưu thông tiền tệ.
- Tuy nhiên, ở Việt Nam, do thói quen cất giữ tiền, rút tiền ra khỏi lưu thông
nên sẽ rất khó để Nhà nước có thể hoạch toán chính xác số tiền cần cho lưu
thông.
- Lạm phát gây ra nhiều hậu quả cho đời sống xã hội của người dân:
+) Phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng
hóa có giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các
hàng hóa mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền
bị nghèo đi.
+) Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng
bạc…gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí.
+) Đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng
tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là
đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. Mặt khác lạm phát

cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện
tượng là tìm cách tháo chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa dù
không có nhu cầu. Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ.
=> Tóm lại, lạm phát gây ra hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội
của mỗi nước. Lạm phát làm cho việc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu
nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá trình phân hóa giàu nghèo
nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong
khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm


phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh
chịu mọi hậu quả của lạm phát.
/> />%E1%BA%A3-c%E1%BB%A7a-l%E1%BA%A1m-phat/
XI. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI:
1.

Liên hệ thực tiễn hiện trạng lạm phát ở Việt Nam qua các năm gần đây

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề lạm phát lại có xu hướng tăng dần và đến khủng
hoảng kinh tế thế giới năm 2008 thì lạm phát của Việt Nam lên cao 19.84% (năm
2008). Tác động của lạm phát làm giá cả leo thang, bất ổn kinh tế nên chính phủ đã
có những chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế như:







Thắt chặt chính sách tiền tệ

Cắt giảm đầu tư công và giảm thâm hụt ngân sách
Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiêp,...
Đảm bảo cung cầu về hàng hóa giảm nhập siêu
Tăng cường quản lí thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật của Nhà
nước về giá cả
Mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.

Tốc độ tăng GDP và CPI trong giai đoạn 2008 – 2018 (%)
Chỉ
2008
200
2010
2011
201
201
201
tiêu
9
2
3
4
GD
6,32
5,32
6,78
6,24
5,25
5,42
5,98
P

CPI
22,9
6,88
11,75
18,1
6,81
6,04
4,09
7
3
Nguồn: Tổng cục Thống kê
GDP (viết tắt của từ Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng
sản phẩm nội địa, là chỉ số đánh giá sự phát triển của một vùng hoặc một quốc gia.
Từ năm 2008 đến năm 2011, lạm phát có chiều hướng mất ổn định nhưng bắt đầu
từ giai đoạn năm 2011 đến năm 2015 đánh dấu thời kỳ giữ lạm phát ổn định ở mức
thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Lạm phát ổn định ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ
mô được giữ vững, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên
mức kỷ lục, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện vững chắc là những

201
5
6,68

2
6
6

0,6

4



yếu tố cơ bản được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng làm căn cứ để
nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam.
Đặc biệt, lạm phát 2015 là mức tăng thấp nhất chỉ với 0,6% - chưa tới 1% của
chỉ số giá tiêu dùng kể từ năm 2001 trở lại đây. Bình quân mỗi tháng trong năm
2015, CPI chỉ tăng 0,05%. Lạm phát 2015 thấp hơn nhiều so với mục tiêu kiểm
soát lạm phát ở mức 5% do Chính phủ đặt ra để đảm bảo nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng hợp lý.
Năm 2016 bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,4%; CPI tháng 12 năm 2016 tăng
4,74% so tháng 12 năm 2015, thấp hơn so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra.
CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với
tháng 12 năm 2016. CPI tháng 12/2018 tăng 2,98% so với tháng 12/2017, bình
quân mỗi tháng tăng 0,25%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân
năm 2017 và năm 2018 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần
hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra.
Bằng các chính sách điều chỉnh của nhà nước mà lạm phát giảm dần và hiện nay về
3.54%( năm 2018). Lạm phát giảm giúp nền kinh tế Việt Nam ổn định và tăng
trưởng.
1.

Liên hệ với tình hình thế giới:

Trên thế giới, vấn đề lạm phát có thể diễn ra trong mọi thời kì, trên mọi quốc gia,
mọi khu vực. Từng là quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất tại Nam Mỹ,
Venezuela đang rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ. Tháng 1/2018, đồng nội tệ bolivar
của Venezuela lập kỷ lục mới khi mất 98% giá trị so với cùng thời điểm năm trước.
Lương tháng tối thiểu của quốc gia này hiện là dưới 4 USD. Reuters trích bài phân
tích của ông Alejandro Werner, giám đốc khu vực tây bán cầu IMF, cho hay lạm
phát ở Venezuela có thể lên mức 1 triệu % vào cuối năm 2018. Nếu dự đoán này

đúng, cuộc khủng hoảng Venezuela sẽ trở thành cuộc suy thoái lớn nhất thế giới
trong 60 năm trở lại đây. Kinh tế Venezuela bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái
nghiêm trọng từ khi giá dầu thế giới tụt giảm vào năm 2014. Theo Werner, những
bất ổn kinh tế của Venezuela có thể so sánh với Đức sau chiến tranh thế giới thứ
nhất và Zimbabwe đầu thập kỉ trước. Ông cũng cảnh báo, những bất ổn kinh tế
nghiêm trọng tại Venezuela có thể tác động sang các nước láng giềng.Lạm phát gây
nên bất ổn kinh tế, giá cả leo thang, làm cho một đất nước giàu ở Mỹ Latin đã rơi
vào suy thoái kinh tế. Khi kinh tế bất ổn thì đời sống nhân dân khó khăn, an sinh
xã hội không được đảm bảo, đói kém. Không những vậy, mất giá đồng tiền còn dẫn


tới tình trạng bất ổn xã hội. Ở Venezuela hiện nay luôn diễn ra các cuộc biểu tình
chống đối chính phủ.
XII. Kết luận:
Việc nghiên cứu sự vận động của quy luật lưu thông tiền tệ có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Trong điều hành vĩ mô
phát triển nền kinh tế, mọi quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm tới chính sách
tài chính, tiền tệ, chống lạm phát. Đối với nước ta hiện nay, kiềm chế lạm phát, ổn
định giá cả đang là một vấn đề lớn đặt ra trong điều hành của chính phủ, của các
cấp các ngành vì sự phát triển và ổn định. Cho tới nay, Việt Nam đã thành công về
phương diện này. Chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát
không đơn giản ngày một ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên nhưng việc xoá bỏ
hoàn toàn lạm phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích đem lại. Tình
hình diễn biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất phức tạp. Lạm phát đã
hoành hành công khai khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế xã hội, xoá bỏ cơ
chế bao cấp, quan liêu. Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và quản lý kinh tế
dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Thành công trong công cuộc chống lạm phát
1989 đưa đất nước vượt lên chính là sự đổi mới trong nhận thức quản lý kinh tế
của Đảng và nhà nước ta. Kinh tế ổn định đã làm tiền đề cơ sở cho sự thành công
của các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, chính trị... Những thành tựu to

lớn mà chúng ta đạt đựơc trong công cuộc chống lạm phát cũng không vì thế mà
làm chúng ta chủ quan, nới lỏng. Lạm phát luôn rình rập và đe doạ chúng ta bất cứ
lúc nào. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước
đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng
để phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực
nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà


một phần không nhỏ dành cho các nhà doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh
đất nước trong nhiều năm tới này.
Tài liệu tham khảo:
-

-

Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
/> />fbclid=IwAR0xOW0FwsfZGhge1jaNQscspago9bDUAvBOAKSc2v6bGxeQI_oYwZa20g
/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×