Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

”Nghiên cứu đánh giá tổn thất hồ chứa vừa và nhỏ vùng núi trung du tỉnh Vĩnh Phúc”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.65 MB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN

♥
Luận Văn”Nghiên cứu đánh giá tổn thất hồ chứa vừa và nhỏ vùng núi
trung du tỉnh Vĩnh Phúc”được thực hiện từ tháng 12 năm 2010. Ngoài sự cố
gắng của bản thân, tác giả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô giáo, gia
đình và bạn bè.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Đoàn Trung Lưu,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu,
những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Chi cục Thủy lợi Vĩnh
Phúc, Công ty TNHH 1 thành viên Thủy lợi Tam Đảo, Công ty TNHH 1 thành
viên Thủy lợi Lập Thạch, Công ty TNHH 1 thành viên Thủy lợi Phúc Yên và
các đồng nghiệp đã cung cấp các tài liệu cần thiết cho tác giả hoàn thành luận
văn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công tác xử
lý số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu xót của Luận văn là không thể
tránh khỏi do đó tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các
thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và của đồng nghiệp.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 3 năm 2011
Tác giả

Phạm Hùng Cường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA VÀ ĐẶC TÍNH ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY
CỦA HỒ CHỨA VỪA VÀ NHỎ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP ............................3
1.1. HỒ CHỨA .................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm hồ chứa ................................................................................3
1.1.2. Phân loại và công trình thủy công của hồ chứa nước ........................3
1.1.3. Đặc trưng địa hình hồ chứa nước ........................................................5
1.2. ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY BẰNG HỒ CHỨA ........................................6
1.2.1. Khái niệm điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa .....................................6
1.2.2. Phân loại điều tiết dòng chảy cấp nước ..............................................6
1.2.3. Vai trò điều tiết dòng chảy của hồ chứa trong bài toán cấp nước
cho Nông nghiệp ..............................................................................................7
1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HỒ CHỨA NƯỚC VỪA VÀ NHỎ PHỤC VỤ
NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC ..............................................................8
CHƯƠNG 2
TỔN THẤT TRONG HỒ CHỨA, CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH..10
2.1. NGUYÊN LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY
CẤP NƯỚC ..............................................................................................................10
2.1.1. Nguyên lý điều tiết ..............................................................................10
2.1.2. Phương pháp tính điều tiết dòng chảy cấp nước .............................11
2.2. TỔN THẤT VÀ PHÂN LOẠI TỔN THẤT CỦA HỒ CHỨA ..............16
2.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, CÁCH XÁC ĐỊNH TỔN THẤT
TRONG HỒ CHỨA ........................................................................................................17
2.3.1. Tổn thất do bốc hơi ..................................................................................17
2.3.2. Tổn thất thấm .....................................................................................18


CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY ĐẾN VÀ NHU CẦU DÙNG NƯỚC MỘT
SỐ HỒ CHỨA TỈNH VĨNH PHÚC ...........................................................20

3.1. GIỚI THIỆU CÁC HỒ CHỨA NGHIÊN CỨU .....................................20
3.1.1. Hồ Đại Lải ...........................................................................................20
3.1.2. Hồ Xạ Hương ......................................................................................21
3.1.3. Hồ Thanh Lanh ..................................................................................22
3.1.4. Hồ Vân Trục .......................................................................................22
3.1.5. Hồ Vĩnh Thành ...................................................................................23
3.2. TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY ĐẾN THỰC TẾ HỒ CHỨA ....................24
3.2.1. Phương pháp tính ...............................................................................24
3.2.2. Trạng thái tính ....................................................................................26
3.2.3. Kết quả tính .........................................................................................27
3.3. KHÔI PHỤC YÊU CẦU DÙNG NƯỚC CỦA HỒ CHỨA ...................29
3.3.1. Hồ nghiên cứu và các trạng thái tính toán .......................................29
3.3.2. Phương pháp xác định yêu cầu dùng nước ......................................29
3.3.3. Kết quả ................................................................................................36
CHƯƠNG 4
XÁC ĐỊNH LƯỢNG TỔN THẤT NƯỚC HỒ CHỨA VỪA VÀ NHỎ
CẤP NƯỚC PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP VÙNG NÚI VÀ TRUNG DU
TỈNH VĨNH PHÚC ......................................................................................45
4.1. LỰA CHỌN CÁC HỒ NGHIÊN CỨU ..................................................45
4.2. TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC TỔN THẤT CÁC HỒ CHỨA
NGHIÊN CỨU ......................................................................................45
4.2.1. Tính toán điều tiết hồ chứa ................................................................45
4.2.2. Tính tổn thất ........................................................................................46
4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ...........................................................................67
KẾT LUẬN ...................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................71


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Biểu đồ đặc trưng địa hình hồ chứa

Hình 1.2: Bản đồ hệ thống hồ chứa phục vụ nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.1: Biểu đồ quá trình cấp nước hồ Đại Lải
Hình 3.2: Biểu đồ quá trình cấp nước hồ Xạ Hương
Hình 3.3: Biểu đồ quá trình cấp nước hồ Thanh Lanh
Hình 3.4: Biểu đồ quá trình cấp nước hồ Vân Trục
Hình 3.5: Biểu đồ quá trình cấp nước hồ Vĩnh Thành
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nhu cầu nước của một số hồ tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn thấm trong kho nước
Bảng 3.1: Quan hệ (Z-F) và (Z-V) của hồ chứa Đại Lải
Bảng 3.2: Quan hệ (Z-F) và (Z-V) của hồ chứa Xạ Hương
Bảng 3.3: Quan hệ (Z-F) và (Z-V) của hồ chứa Thanh Lanh
Bảng 3.4: Quan hệ (Z-F) và (Z-V) của hồ chứa Vân Trục
Bảng 3.5: Quan hệ (Z-F) và (Z-V) của hồ chứa Vĩnh Thành
Bảng 3.6: Quá trình dòng chảy đến lưu vực hồ Đại Lải
Bảng 3.7: Quá trình dòng chảy đến lưu vực hồ Xạ Hương
Bảng 3.8: Quá trình dòng chảy đến lưu vực hồ Thanh Lanh
Bảng 3.9: Quá trình dòng chảy đến lưu vực hồ Vĩnh Thành
Bảng 3.10: Quá trình dòng chảy đến lưu vực hồ Vân Trục
Bảng 3.11: Kết quả tính toán chế độ tưới q (l/s/ha) tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.12: Mức tưới cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.13: Yêu cầu cấp nước hồ Đại Lải
Bảng 3.14: Yêu cầu cấp nước hồ Xạ Hương
Bảng 3.15: Yêu cầu cấp nước hồ Thanh Lanh
Bảng 3.16: Yêu cầu cấp nước hồ Vĩnh Thành


Bảng 3.17: Yêu cầu cấp nước hồ Vân trục
Bảng 3.18: Thống kê diện tích tưới các hồ nghiên cứu
Bảng 4.1: Tổn thất bốc hơi phụ thêm hồ Đại Lải

Bảng 4.2: Tổn thất bốc hơi phụ thêm hồ Xạ Hương
Bảng 4.3: Tổn thất bốc hơi phụ thêm hồ Thanh Lanh
Bảng 4.4: Tổn thất bốc hơi phụ thêm hồ Vân Trục
Bảng 4.5: Tổn thất bốc hơi phụ thêm hồ Vĩnh Thành
Bảng 4.6: Tính toán tổn thất hồ Đại Lải
Bảng 4.7: Tính toán tổn thất hồ Xạ Hương
Bảng 4.8: Tính toán tổn thất hồ Thanh Lanh
Bảng 4.9: Tính toán tổn thất hồ Vân Trục
Bảng 4.10: Tính toán tổn thất hồ Vĩnh Thành
Bảng 4.11: Kết quả tính lượng tổn thất hồ Đại Lải
Bảng 4.12: Kết quả tính lượng tổn thất hồ Xạ Hương
Bảng 4.13: Kết quả tính lượng tổn thất hồ Vân Trục
Bảng 4.14: Kết quả tính lượng tổn thất hồ Thanh Lanh
Bảng 4.15: Kết quả tính lượng tổn thất hồ Vĩnh Thành


1

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Hồ chứa là loại công trình thủy lợi có tính hiệu quả cao trong nhiệm vụ
cấp nước và phòng chống lũ bởi khả năng điều tiết của hồ chứa. Đó chính là
khả năng trữ nước trong các mùa thừa nước để dùng và sử dụng trong các
mùa thiếu nước, trữ nước lũ khi lũ về hồ chứa nhằm cắt lũ bảo đảm an toàn
cho công trình hồ chứa và hạ du hồ chứa. Ở Việt Nam chúng ta trong nhiều
năm qua hàng loạt công trình hồ chứa được xây dựng phục vụ cho việc sử
dụng nước trong nông nghiệp, công nghiệp, phát điện, du lịch...
Trong quy hoạch tính toán thiết kế hồ chứa với nguyên lý điều tiết dòng
chảy theo phương trình cân bằng nước giữa lượng nước đến hồ chứa và lượng
nước tháo ra khỏi hồ chứa với chu kỳ điều tiết của hồ việc tính toán tổn thất

hồ chứa trong đó gồm hai thành phần chính là tổn thất bốc hơi phụ thêm và
tổn thất thấm là rất phức tạp bởi vì hai thành phần này không chỉ phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên của vùng xây dựng hồ mà còn phụ thuộc vào mục tiêu,
nhiệm vu khai thác hồ suốt thời gian quản lý vận hành.
Để bước đầu phân tích đánh giá về ý nghĩa vật lý của tổn thất hồ chứa
cũng như tính toán định lượng lượng tổn thất hồ chứa luận văn thạc sỹ của em
lựa chọn vấn đề khoa học này với việc nghiên cứu cho một số hồ chứa vùng
núi và trung du (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) nhằm bước đầu nghiên cứu những cơ
sở khoa học về việc đánh giá tổn thất của hồ chứa vừa và nhỏ.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
- Về lý thuyết: Củng cố kiến thức khoa học về quy hoạch quản lý tài nguyên
nước, trong đó tập chung vào bài toán quản lý khai thác tài nguyên nước phục vụ
nông nghiệp bằng các công trình hồ chứa.
- Về thực tế: Thông qua việc nghiên cứu cụ thể vấn đề “ tổn thất nước hồ
chứa vừa và nhỏ vùng núi trung du tỉnh Vĩnh Phúc” thu hoạch được những cơ sở
khoa học, những kinh nghiệm thực tế cho việc nghiên cứu mở rộng với hồ chứa ở
các vùng khác nhau trong toàn quốc.


2

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là tổn thất bốc hơi phụ thêm và tổn thất thấm của
hồ chứa
Phạm vi nghiên cứu là các hồ chứa vừa và nhỏ vùng núi trung du tỉnh
Vĩnh Phúc
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp điều tra, thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tính toán cân bằng nước

- Phương pháp tổng hợp địa lý
- Phương pháp mô hình khôi phục dòng chảy năm (TANK)
V. CÁCH TIẾP CẬN
- Thu thập các tài liệu như địa lý tự nhiên, thủy văn tài nguyên nước,
hiện trạng thủy lợi … và các tài liệu liên quan của các hồ chứa vừa và nhỏ đã
xây dựng của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Điều tra, đo đạc thực nghiệm về tổn thất nước các hồ chứa
- Đánh giá cân bằng nước hồ chứa của những năm thực tế điển hình.
VI. BỐ CỤC LUẬN VẶN
Đề tài luận văn thạc sỹ của em “ Nghiên cứu đánh giá tổn thất nước hồ
chứa vừa và nhỏ vùng núi trung du Tỉnh Vĩnh Phúc” được cấu trúc 4 chương
và phần mở đầu, kết luận.
Chương 1: Tổng quan về hồ chứa và đặc tính điều tiết dòng chảy của hồ
chứa vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp
Chương 2: Tổn thất trong hồ chứa, các phương pháp xác định
Chương 3: Tính toán dòng chảy đến và nhu cầu dùng nước một số hồ
chứa tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 4: Xác định lượng tổn thất nước hồ chứa vừa và nhỏ cấp nước
phục vụ nông nghiệp vùng núi và trung du tỉnh Vĩnh Phúc.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA VÀ ĐẶC TÍNH ĐIỀU TIẾT
DÒNG CHẢY CỦA HỒ CHỨA VỪA VÀ NHỎ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
1.1. HỒ CHỨA
1.1.1. Khái niệm hồ chứa
Hồ chứa là nơi dự trữ nước khi thừa nước nhằm phục vụ cho các yêu
cầu dùng và sử dụng nước của con người trong thời kỳ thiếu nước. Đồng thời

hồ chứa nước còn làm nhiệm vụ phòng chống lũ cho công trình hồ chứa và hạ
du hồ chứa. Kích thước của hồ chứa có thể nhỏ từ vài trăm m3 đến rất lớn,
P

P

hàng tỷ m3, các hồ chứa lớn phục vụ nông nghiệp, phát điện thường được xây
P

P

dựng trên các thung lũng sông, suối.
1.1.2. Phân loại và công trình thủy công của hồ chứa nước
a, Phân loại
Hồ chứa được phân thành các loại sau đây :
- Bể chứa nước kín: Bể chứa nước kín bằng kim loại, đá hoặc bê tông.
Loại này có thể đặt trên cao (các tháp nước), trên mặt đất hoặc ở dưới nước.
- Bể chứa nước hở : loại này được xây dựng ngay trên mặt đất hoặc vừa
đào vừa đắp.
- Hồ chứa được xây dựng ngay trên khe suối, trên sông bằng các đập
chắn ngang sông.
Loại này thường có kích thước lớn và rất lớn. Ở tỉnh vĩnh Phúc theo
thống kê đến nay có khoảng hơn 400 hồ chứa vừa và nhỏ phục vụ nông
nghiệp, được xây dựng trên các sông suối, có những hồ chứa hình thành tự
nhiên hoặc nhân tạo. Còn ở Việt Nam theo số liệu thống kê có những hồ chứa


4

xây dựng trên các sông lớn với dung tích đến hàng tỷ m3, như hồ Hòa Bình

P

P

trên sông Đà dung tích gần 10 tỷ m3.
P

P

b, Các công trình chủ yếu của hồ chứa
Hồ chứa là một phần của hệ thống thủy lợi, được liên kết với hệ thống
các công trình thủy lợi khác bởi các cửa ra của nó. Các tuyến mặt cắt tại cửa
vào, cửa ra gọi là các tuyến vào và tuyến ra. Một hồ chứa được mô tả như một
hệ thống mà sự trao đổi nước của nó với các hệ thống khác trong mối quan hệ
giữa lượng nước vào, lượng nước ra và dung tích chứa.
Một hồ chứa có thể có nhiều tuyến vào và có thể có nhiều tuyến ra.
Nước từ hồ chứa qua cửa đóng mở vào các khu cấp nước, qua cống xuống hạ
lưu phục vụ yêu cầu dùng và sử dụng của con người hoặc qua tràn xả lũ
xuống hạ lưu khi lượng nước vượt quá khả năng trữ nước của hồ chứa … Các
công trình chủ yếu của hồ chứa bao gồm: đập chắn nước, cống lấy nước và
công trình tháo lũ. Ngoài ra hồ chứa còn bao gồm các hệ thống kênh mương
dẫn nước từ hồ chứa tới nơi sử dụng.
- Đập chắn được xây dựng ở tuyến vào hoặc tuyến ra. Các đập chắn ở
tuyến ra được xây dựng với mục đích tích nước vào hồ, còn ở tuyến vào được
xây dựng với mục đích điều tiết lượng nước vào hồ, hoặc làm nhiệm vụ tích
nước vào hồ nước phía trên nó.
- Công trình lấy nước: Là các cống lấy nước được xây dựng với mục
đích lấy nước vào kênh dẫn đến các vùng được cấp nước như các khu tưới,
các vùng dân cư, nhà máy thủy điện v.v.. .Cống lấy nước có nhiều hình dạng
khác nhau, thông thường là cống tròn hoặc hình chữ nhật.

- Công trình tháo lũ: Công trình tháo lũ có nhiệm vụ xả thừa lượng
nước trong mùa lũ đảm bảo an toàn cho công trình hoặc điều tiết phòng lũ cho
hạ lưu, công trình tháo lũ có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho bản thân công


5

trình khỏi bị phá hủy khi có lũ lớn. Nếu hồ chứa có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ
lưu, công trình tháo lũ sẽ điều tiết quá trình lưu lượng xả xuống hạ lưu để đảm
bảo hạ du không bị ngập lụt khi xảy ra lũ lớn. Công trình tháo lũ có nhiều
loại như đập tràn chảy tự do, cống ngầm, xi phông hoặc hình thức kết
hợp. Các công trình tháo lũ có thể là loại có cửa đóng mở và không có cửa
đóng mở.
1.1.3. Đặc trưng địa hình hồ chứa nước
Đặc trưng địa hình của hồ chứa nước được hiểu là các quan hệ giữa
diện tích mặt hồ (F, km2) dung tích hồ chứa nước (V, m3) và chiều sâu bình
P

P

P

P

quân của nước trong hồ (h, m) với cao trình mực nước trong hồ (Z, m). Mực
nước mặt hồ Z là cao trình mực nước hồ so với mặt chuẩn qui ước.
Trong thực tế thống kê quản lý khai thác hồ chứa phục vụ cấp nước,
phòng chống lũ lụt thường xây dựng đặc trưng địa hình hồ chứa dưới dạng
bảng hoặc đồ thị từ tài liệu về bản đồ địa hình lòng hồ như Hình 1.1.


Hình 1.1: Biểu đồ đặc trưng địa hình hồ chứa


6

1.2. ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY BẰNG HỒ CHỨA
1.2.1. Khái niệm điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa
Điều tiết dòng chảy là quá trình tích và tháo nước, khống chế sự thay
đổi tự nhiên của dòng chảy sông ngòi cho phù hợp với các yêu cẩu dùng và sử
dụng nước cũng như phòng chống lũ lụt của con người. Hồ chứa là công trình
thủy lợi quan trọng nhất trong hệ thống các công trình điều tiết bởi nó có khả
năng biến đổi quá trình nước đến tự nhiên theo không gian và theo thời gian
cho phù hợp với yêu cầu của con người.
1.2.2. Phân loại điều tiết dòng chảy cấp nước
Để phân loại điều tiết dòng chảy hồ chứa nước ta có thể dựa vào chu kỳ
điều tiết, mục đích điều tiết, mức độ sử dụng dòng chảy v.v...
Phân loại theo chu kỳ điều tiết (thời gian tích và tháo nước hồ chứa) có
các loại hình thức điều tiết sau:
- Điều tiết ngày đêm là loại điều tiết mà chu kỳ tích, tháo nước của nó
là một ngày đêm (24 giờ). Loại điều tiết này thường phục vụ nước cho sinh
hoạt, phát điện khi mà yêu cầu về nước trong một ngày không đồng đều.
- Điều tiết tuần là loại điều tiết có chu kỳ tích và tháo nước một tuần (7
ngày), loại điều tiết này nhằm giải quyết tình trạng dùng và sử dụng nước
trong những ngày làm việc, ngày nghỉ trong tuần.
- Điều tiết năm là loại điều tiết có chu kỳ tích và tháo nước bằng một
năm (12 tháng). Loại điều tiết này nhằm trữ lại lượng nước thừa trong mùa
thừa nước (mùa lũ) để cung cấp cho thời kỳ thiếu nước (mùa kiệt).
- Điều tiết nhiều năm có chu kỳ tích và tháo nước trong nhiều năm,
trong đó hồ chứa sẽ tích nước trong một số năm thừa nước để dùng và sử
dụng nước trong những năm thiếu nước liên tục.



7

1.2.3. Vai trò điều tiết dòng chảy của hồ chứa trong bài toán cấp nước
cho Nông nghiệp
Với bài toán cấp nước cho nông nghiệp việc điều tiết dòng chảy của hồ
chứa là quá trình tích nước trong mùa thừa nước, ở miền Bắc Việt Nam đó là
khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm để cấp nước tưới cho cây
trồng trong mùa thiếu nước từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tùy theo loại
cây trồng mà việc tích và cấp nước của hồ chứa tuân theo yêu cầu cấp nước
bảo đảm trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Với các đặc
điểm đó hồ chứa cho đến nay vẫn đang đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp, với khả năng điều tiết lượng nước, hồ chứa cung
cấp nước cho cây trồng phát triển.
Có thể đưa ra một số yêu cầu về sử dụng nước cho nông nghiệp của
một số hồ tỉnh Vĩnh Phúc như bảng 1.1
Bảng 1.1: Nhu cầu nước của một số hồ tỉnh Vĩnh Phúc
T

Hồ

T

chứa

Diện

Yêu cầu cấp nước (103m3)
P


P

P

P

tích
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI


XII

tưới
(ha)

1
2

Đại Lải
Xạ
Hương

3.900

727

694

959

1.058

681

32

551

1.427


0

298

218

1007

4.937

920

879

1.213 1.339

998

48

808

2.090

0

714

523


1447

1.931

360

344

475

524

344

16

278

720

0

195

143

499

491


468

647

714

714

34

578

1.496

445

326

981

265

253

350

386

253


12

205

531

183

134

367

Thanh
3

Lanh
Vân

4

5

2.631

Trục
Vĩnh
Thành

1423


0

0


8

1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HỒ CHỨA NƯỚC VỪA VÀ NHỎ PHỤC VỤ NÔNG
NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 400 hồ chứa vừa và nhỏ phục vụ nông
nghiệp với dung tích hồ chứa từ vài nghìn mét khối đến vài triệu mét khối.
Các hồ chứa này làm nhiệm vụ điều tiết dòng chảy hàng năm phục vụ cấp
nước cho nông nghiệp với diện tích tưới thiết kế từ hàng chục đến hàng trăm
ha, với các loại cây trồng tương đối thuần như lúa hai vụ và các cây màu như
Ngô, lạc, đậu.... Ngoài phục vụ tưới các hồ chứa này còn phục vụ du lịch như
hồ Đại Lải, Xạ Hương, phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và đặc biệt
là phòng chống lũ lụt cho hạ du hồ chứa.
Các hồ chứa thường được xây dựng đã lâu trên các sông suối từ những
năm 60 như hồ Đại Lải, những năm 80 như hồ Xạ hương, Vân Trục của thế
kỷ trước, có nguồn nước tương đối dồi dào nhưng vị trí xây dựng có vùng trữ
nước không lớn, các hồ chứa phục vụ nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc thường có
hình thức điều tiết năm, với thời gian trữ nước từ tháng V đến tháng X, thời
gian cấp nước từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
Những năm gần đây, do nhu cầu dùng nước ngày càng tăng, do biến
đổi khí hậu dẫn đến mưa với tần suất bất lợi xảy ra càng nhiều, nhu cầu nâng
cấp, cải tạo hồ chứa để chủ động phát triển, bảo vệ nguồn nước cũng là một
trong những giải pháp tốt mà tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các vùng núi và trung
du của cả nước đang tập chung nghiên cứu.
Trong luận văn này xin giới thiệu bản đồ tổng thể vị trí các hồ chứa
phục vụ nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và đặc điểm của một số hồ cụ thể

được lựa chọn để nghiên cứu:
Hồ Đại Lải có vị trí nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên
với diện tích lưu vực là 60km2, dung tích hữu ích Vh = 25,4 triệu m3. Hồ có
P

P

P

P


9

nhiệm vụ tưới cho hơn 2900 ha đất canh tác của thị xã Phúc Yên, - Vĩnh
Phúc, một số xã của huyện Sóc Sơn – Hà Nội.
Hồ Xạ Hương có vị trí nằm trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Tam
Đảo trên suối Xạ Hương bắt nguồn từ đỉnh núi tam đảo, với diện tích lưu vực
là 24km2 , dung tích hữu ích Vh = 12,7 triệu m3. Hồ có nhiệm vụ tưới trên
P

P

P

P

1800 ha, ngoài ra còn có nhiệm vụ phòng lũ cho huyện Tam Đảo.
Hồ Thanh Lanh có vị trí tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên với diện
tích lưu vực là 23km2, dung tích hữu ích Vh = 9,89 triệu m3. Hồ có nhiệm vụ

P

P

P

P

cấp nước tưới cho 450 ha đất canh tác của xã Trung Mỹ, Bá Hiến, Sơn Lôi,
ngoài ra còn có nhiệm vụ cấp nước bổ sung cho hồ Gia Khau.
Hồ Vân Trục có vị trí nằm tại xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, với Diện
tích lưu vực là 19,2km2, dung tích hữu ích Vh = 7,6 triệu m3. Hồ có nhiệm vụ
P

P

P

P

cấp nước tưới cho hơn 1800 ha đất canh tác của các xã Vân Trục, Tử Du, Tân
Lập, Xuân Lôi và thị trấn Lập Thạch.
Hồ Vĩnh Thành nằm tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, với diện tích lưu
vực là 19,2km2, dung tích hữu ích Vh = 2,36 triệu m3. Hồ có nhiệm vụ tưới
P

P

P


P

cho 685 ha đất canh tác thuộc các xã Đạo Trù, Yên Dương.


10

CHƯƠNG 2
TỔN THẤT TRONG HỒ CHỨA
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
2.1. NGUYÊN LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY
CẤP NƯỚC
2.1.1. Nguyên lý điều tiết
Các bài toán điều tiết dòng chảy bằng kho nước đều được giải trên cơ
sở tìm mối quan hệ giữa quá trình q(t) và V(t) bằng cách sử dụng phương
trình cân bằng nước. Nguyên lý được phát biểu như sau:
Hiệu số giữa lượng nước vào và lượng nước ra khỏi kho bằng sự thay
đổi dung tích trong kho nước trong khoảng thời gian đó.
[Q(t) – q(t)] dt =dV(t)
Trong đó:
+ Q(t) là tổng lưu lượng nước chảy vào kho; Q(t) =

n

∑ Q (t )
j =1

j

+ q(t) là tổng lưu lượng nước chảy ra khỏi kho nước;

n

q(t) = q b(t) + q t(t) +
R

R

R

R

∑ q (t )
i =1

i

Trong đó:
- qb(t) là tổn thất bốc hơi: q b(t) = K.F(t).Zn(t)
R

R

R

R

K là hệ số đổi đơn vị K =1/86,4
F(t) là diện tích mặt hồ tại thời điểm t, (Km2);
P


P

Zn(t) lớp bốc hơi trên mặt hồ trong một đơn vị thời gian, trong một
ngày tính bằng (mm)
- q t(t) là tổn thất thấm, phụ thuộc vào mực nước trong kho Z(t) và điều
R

R

kiện địa chất của công trình và lòng hồ


11

q t(t) = ft(Z(t), Dc),
R

R

R

R

R

R

Dc là tham số hình thức đặc trưng cho địa chất của công trình.
R


R

- qi(t) là quá trình chuyển nước vào hoặc ra khỏi kho nước
R

R

qi(t) = ft {Ai ,Z(t), Zhi(t)}
R

R

R

R

R

R

R

R

Ai là tham số hình thức đặc trưng cho thông số công tác của các cửa ra;
R

R

Zhi(t) là quá trình mực nước ở hạ lưu tuyến ra thứ i (i = 1, m)

R

R

Đối với các bài toán điều tiết cấp nước, chẳng hạn cấp nước cho tưới,
trước tiên người ta chỉ quan tâm đến cân bằng nước mà chưa quan tâm đến quy
luật chuyển nước qua công trình lấy nước. Quy luật chuyển nước qua các cửa ra
sẽ được xác định sau khi đã tính toán cân bằng nước.
2.1.2. Phương pháp tính điều tiết dòng chảy cấp nước
Tính toán điều tiết kho nước là nhằm xác định mối quan hệ giữa 3 đại
lượng V h , q và P. Do sự hạn chế về số liệu quan trắc dòng chảy, do tính chất
R

R

phức tạp của vấn đề điều tiết dài hạn (đặc biệt là điều tiết nhiều năm) mà đã
hình thành hàng loạt các phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào cánh đánh
giá dòng chảy đến trong tương lai mà người ta phân thành 2 phương pháp tính
toán điều tiết dòng chảy đó là phương pháp trình tự thời gian và phương pháp
thống kê.
Phương pháp trình tự thời gian giả thiết dòng chảy trong tương lai lặp
lại hoàn toàn như quá khứ (cả về lượng và thứ tự sắp xếp) từ đó so sánh với
biểu đổ nước dùng để tính toán điều tiết. Tùy theo cách diễn toán khi cân
bằng nước lại chia ra phương pháp lập bảng và phương pháp đồ giải.
Phương pháp thống kê giả thiết dòng chảy trong tương lai là một đại
lượng ngẫu nhiên cùng nằm trong một tổng thể với dòng chảy trong quá khứ.
Điều đó có nghĩa là các đặc trưng thống kê của cả tổng thể (Q 0 , Cv, Cs) có thể
R

R



12

tính từ tài liệu dòng chảy quan trắc do phân phối xác suất quy định. Từ đó so
sánh với yêu cầu dùng nước sẽ tính toán ra dung tích hiệu dụng ứng với mức
bảo đảm cấp nước P. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu cho các kho
nước điều tiết nhiều năm.
Trong luận văn này em xin trình bày phương pháp tính điều tiết dòng
chảy cấp nước bằng phương pháp lập bảng.
Phương trình cân bằng nước được viết như sau:
[Q - (q + q x + q z + q f )].∆t= ±∆V
R

R

R

R

R

R

Trong đó:
Q(m3/s) - Lưu lượng nước đến hồ bình quân trong thời đoạn tính toán ∆t.
P

P


q(m3/s) - Lưu lượng nước dùng và sử dụng bình quân trong thời đoạn
P

P

tính toán ∆t.
qx(m3/s) - Lưu lượng nước xả thừa bình quân trong thời đoạn tính toán ∆t.
R

R

P

P

q z (m3/s) - Lưu lượng tổn thất do bốc hơi phụ thêm của kho nước tính
R

R

P

P

bình quân trong thời đoạn tính toán ∆t.
q f (m3/s) - Lưu lượng tổn thất do thấm bình quân trong thời đoạn tính
R

R


P

P

toán ∆t - Thời đoạn tính toán (số giây trong 1 tháng).
±∆V(m3) - Là sự thay đổi dung tích của hồ chứa trong khoảng thời gian
P

P

tính toán ∆t.
Nguyên tắc tính toán: Tính thử dần cho hai trường hợp không kể tổn
thất và có kể tổn thất.
* Tính điều tiết không kể tổn thất:
Để tính kho nước điều tiết năm thường sử dụng mẫu sau:


13

WQ
R

Tháng

Wq

R

R


(103m3)
P

P

P

∆V (103m3)
P

(103m3)

P

P

P

P

P

P

R

P

P


(+)

(−)

Lượng

Lượng

nước tích

nước tháo

(103m3)

(103m3)

6

7

P

1

2

3

4


5

P

P

P

P

P

P

P

.....
Cộng
Các thành phần trong bảng:
Cột (1): Thứ tự các tháng xếp theo năm thuỷ lợi (cũng trùng với năm thuỷ
văn)
Cột (2): Tổng lượng nước đến của từng tháng, (m3), được xác định theo công
P

P

thức:
W Qi = Q i .∆t (m3).
R


R

R

R

P

P

Trong đó:
WQi - Lượng nước đến thiết kế tháng thứ i (i=1÷2)
R

R

Q i ((m3/s) - Lưu lượng nước đế thiết kế tháng thứ i.
R

R

P

P

∆t - Thời gian của 1 tháng, tính bằng giây (s)
Cột (3): Lượng nước dùng và sử dụng của từng tháng (m3)
P

P


Cột (4): Lượng nước thừa ( khi W Q >Wq )
R

R

(4) = (2) – (3)
Cột (5): Lượng nước thiếu (khi W Q R

R

(5) = (6) – (7)
Luỹ tích cột (5) sẽ có dung tích cần trữ lại để điều tiết đảm bảo yêu cầu
cấp nước và đó chính là dung tích hiệu dụng khi chưa kể tổn thất.
Cột (6): Khi tích nước thì luỹ tích cột (5) nhưng chú ý không để vượt
quá trị số V h phần xả thừa này ghi vào cột (7) khi cấp nước thì lấy lượng
P

R
P

R


14

nước ở hồ chứa nước trừ đi lượng nước cần cấp ở cột (5). Lượng nước thiếu,
bằng (W Q -Wq) khi (W Q R


R

R

R

* Tính điều tiết có kể tổn thất
Các thành phần đều giống như bảng tính điều tiết chưa kể tổn thất
nhưng lúc này lượng nước yêu cầu ở cột (3) là lượng nước cần tưới cộng với
lượng nước tổn thất.
Có nhiều loại tổn thất của hồ chứa đó là tổn thất do bốc hơi phụ thêm,
tổn thất do thấm, tổn thất qua các công trình thủy công ... Tổn thất qua công
trình (Đập, cống lấy nước) phụ thuộc nhiều vào chất lượng của công trình như
vật liệu xây dựng, mức độ quản lý vận hành công trình ...Thành phần tổn thất
này rất khó xác định trong thực tế, hơn nữa lượng tổn thất qua công trình là
nhỏ bởi vậy, trong tính toán thiết kế hồ chứa cấp nước thường không cần thiết
đề cập đến
Do vậy, để tính tổn thất trong kho nước điều tiết năm người ta thường
sử dụng mẫu sau:

Tháng

Vi

R

Vi

(103m3)

P

P

Fh

P

P

3

3

P

P

Wb

R

R

Wt

R

R


(103m2) (103m3)
P

P

P

P

P

P

P

P

Wtt

R

R

R

(103m3)

(103m3)

6


7

P

P

P

P

P

P

P

P

(10 m )
1

2

P

3

P


4

5

...
Cộng
Cột (2) là cột (7) của biểu mẫu cộng với dung tích chết V c vậy V i là
R

R

R

R

dung tích của hồ chứa nước ở cuối mỗi thời đoạn tính toán ∆t i khi hồ chứa
R

R

nước bắt đầu tích nước, trong thiết kế thường giả thiết trước đó hồ chứa nước
đã tháo cạn đến H c
R

Cột (1); (2); Được lấy từ bảng tính không kể tổn thất


15

Cột (3): Vi dung tích bình quân trong hồ chứa nước, xác định theo công

thức Vi = (V i-1 +V i )/2
R

R

R

R

Cột (4): F h diện tích mặt hồ tương ứng với Vi (tra từ quan hệ địa hình)
R

R

Cột (5): W b là lượng tổn thất do bốc hơi
R

R

W bi = ∆Z i . F hi
R

R

R

R

R


R

Trong đó: ∆Z i Tổn thất bốc hơi mặt hồ được tính theo công thức:
R

R

∆Z=Z n – Z đ (mm)
R

R

R

R

- Xác định lượng bốc hơi mặt nước từ bốc hơi đo bằng ống Piche như sau:
Z n = K.Z pic (mm)
R

R

R

R

K- Hệ số hiệu chỉnh (K=1,2 ÷ 1,45); trong tính toán chọn K=1,2
Zpic - Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm đo bằng ống Piche, lấy lượng
R


R

bốc hơi trung bình nhiều năm (mm) ;
+ Xác định lượng bốc hơi lưu vực: Z đ = Xo - Yo
R

R

Xo - Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm) ;
Yo - Lớp dòng chảy trung bình nhiều năm
Yo =

Q0 .t 3
.10 (mm)
F

Trong đó:
Q0 - Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm (m3/s)
R

R

P

P

t - Thời gian một năm, tính bằng giây (s)
F - Diện tích lưu vực hồ (km2)
P


P

Cột (6): Wti là lượng tổn thất do thấm W ti = k.V i
R

R

R

R

R

RP

P

R

Trong đó V i được xác định ở cột (3)
R

R

K là tiêu chuẩn thấm trong hồ chứa nước, thể hiện ở Bảng 2.1
Cột (7): Wtt là lượng tổn thất tổng cộng
R

R


Wtt =W bi +W ti
R

R

R

R

R

R

Nếu muốn tăng mức độ chính xác của kết quả tính tổn thất thì sử dụng


16

số liệu vừa tính để lập lại bảng tính tổn thất và xác định lại V h. Có thể lặp lại
R

R

nhiều lần và cách làm như vậy gọi là nguyên lý đúng dần; Nhưng thực tế cho
thấy kết quả thay đổi rất ít nên chỉ tính một lần là đủ.
2.2. TỔN THẤT VÀ PHÂN LOẠI TỔN THẤT CỦA HỒ CHỨA
Tổn thất trong hồ chứa được hiểu là toàn bộ lượng nước thất thoát khỏi
vùng trữ nước của hồ chứa. Trong thực tế tổn thất hồ chứa là rất phức tạp với
những quy trình khác nhau, có thể phân loại các dạng tổn thất cơ bản của hồ
chứa đó là tổn thất do bốc hơi phụ thêm, tổn thất do thấm, tổn thất qua các

công trình thủy công.
- Tổn thất do bốc hơi phụ thêm là lượng tổn thất sinh ra khi mà hồ chứa
trữ nước đó chính là chênh lệch của lượng bốc hơi mặt nước và mặt đất vùng
trữ nước. Trong tính toán người ta cần xác định lượng tổn thất bốc hơi phụ
thêm (∆z, mm) và quá trình bốc hơi phụ thêm (∆z i - t i )
R

R

R

R

- Tổn thất thấm hồ chứa bao gồm tổn thất thấm lòng hồ và thấm bờ hồ,
lượng tổn thất này phụ thuộc vào điều kiện địa hình, địa chất thổ nhưỡng, địa
mạo của vùng trữ nước. Trong thực tế việc xác định lượng tổn thất thấm hồ
chứa rất khó khăn bởi vậy thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm dung
tích trữ nước của hồ chứa theo thời gian và tỷ lệ % này được xác định tùy
theo điều kiện địa chất, địa hình của lòng hồ.
- Tổn thất thấm qua công trình là một dạng tổn thất rất khó xác định vì
không những phụ thuộc vào điều kiện xây dựng công trình đầu mối mà còn
phụ thuộc vào đặc điểm và quá trình sử dụng khai thác công trình ...Tuy vậy,
lượng tổn thất này không lớn nên trong thực tế thường không tính đến.


17

2.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, CÁCH XÁC ĐỊNH TỔN THẤT
TRONG HỒ CHỨA


2.3.1. Tổn thất do bốc hơi
Bốc hơi là quá trình chuyển hóa của nước từ trạng thái lỏng sang trạng
thái hơi, đó là sự tổn thất nước trong quá trình cung cấp nước và quá trình tạo
thành dòng chảy. Nếu phân biệt theo bề mặt của vật thể có sự bốc thoát hơi
nước thì có bốc hơi mặt nước Z n , bốc hơi mặt đất Z đ , bốc hơi qua thảm phủ
R

R

R

R

thực vật Z l và bốc hơi tổng hợp từ bề mặt lưu vực Z lv . Để phục vụ cho tính
R

R

R

R

toán tổn thất nước trong kho nước khi xác lập cân bằng nước sẽ chỉ quan tâm
đến 2 loại bốc hơi là Z n , Z lv và sự chênh lệch của chúng. Tổn thất này phụ
R

R

R


R

thuộc vào khả năng bốc hơi mặt nước và diện tích mặt hồ.
Tổn thất bốc hơi được tính theo công thức:
W bi = ∆Z i . F hi
R

R

R

R

R

R

Trong đó:
∆Z i Tổn thất bốc hơi phụ thêm. Việc tính toán bốc hơi phụ thêm khi
R

R

thiết kế kho nước gồm 2 bước: tính lượng chênh lệch bốc hơi ∆Z và xác định
phân phối của nó.
- Xác định tổn thất bốc hơi phụ thêm
∆Z=Z n – Z lv (mm)
R

R


R

R

Zn là lượng bốc hơi mặt nước, phương pháp tính toán phụ thuộc vào số liệu
R

R

đo đạc trong thực tế có 3 loạt dụng cụ đo bốc hơi như sau:
Ống Piche đặt trong các lều ở các vườn khí tượng, tài liệu của nó ký hiệu
(Zp , mm); Thùng GGI – 3000 đặt trong các vườn khí tượng (Zv, mm); Thùng
R

R

R

R

GGI – 3000 đặt trên bè nổi các ao hồ (Zb, mm); Cách xác định Zn theo tài liệu đo
R

bằng ống Piche như sau:
Z n = K.Z pic (mm)
R

R


R

R

R

R

R


18

K- Hệ số hiệu chỉnh (K=1,1 ÷ 1,45); trong tính toán chọn K=1,2
Z pic - Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm đo bằng ống Piche, lấy lượng
R

R

bốc hơi trung bình nhiều năm (mm) ;
+ Z lv là lượng bốc hơi lưu vực được tính theo công thức
R

R

Z lv = Xo - Yo
R

R


Xo - Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm) ;
Yo - Lớp dòng chảy trung bình nhiều năm
Yo =

Q0 .t 3
.10 (mm)
F

Trong đó:
Q0 - Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm (m3/s)
R

R

P

P

t - Thời gian một năm, tính bằng giây (s)
F - Diện tích lưu vực hồ (km2)
P

P

- Xác định phân phối bốc hơi (∆Z i ~ t i ) bằng cách thu phóng tỷ lệ quá
R

trình (∆Zn ~ t) với hệ số K =
R


R

R

R

R

∆Z
Zn

2.3.2. Tổn thất thấm
Tổn thất thấm phụ thuộc vào điều kiện địa chất, điều kiện thổ nhưỡng của
lòng hồ, hình dạng bờ, loại công trình ngăn nước và lượng nước trữ ở trong kho
v.v... Trong tính toán đối với các hồ chứa tính bằng lượng tổn thất tháng hoặc
năm. Việc xác định tổn thất thấm là một vấn đề khó khăn, ở Việt Nam nhiều nhà
khoa học đã nghiên cứu và đưa ra tiêu chuẩn thấm trong hồ chứa, theo tiêu
chuẩn này với hồ chứa có điều kiện địa chất lòng hồ tốt, tức là khả năng giữ
nước tốt thì trong một năm lượng nước thấm theo lượng nước bình quân từ 5 đến
10 %, lớp thấm tính theo diện tích bình quân nhỏ hơn 0,5 m. Đối với điều kiện
địa chất lòng hồ trung bình thì trong một năm lượng nước thấm theo lượng nước
bình quân từ 10 đến 20 %, lớp thấm tính theo diện tích bình quân từ 0,5 đến 1 m.


19

Đối với điều kiện địa chất lòng hồ xấu thì trong một năm lượng nước thấm theo
lượng nước bình quân từ 20 đến 30 %, lớp thấm tính theo diện tích bình quân từ
1 đến 2 m.
Tổn thất thấm W ti được xác định như sau:

R

R

W ti = k.V i
R

RP

P

R

Trong đó V i dung tích bình quân trong hồ chứa nước, xác định theo
R

R

công thức Vi = (V i-1 +V i )/2
R

R

R

R

K là tiêu chuẩn thấm trong hồ chứa nước.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn thấm trong kho nước
Điều kiện

địa chất
lòng hồ

Lượng nước thấm tính theo
lượng nước bình quân

Lớp thấm tính theo
diện tích bình quân

Năm (%)

Tháng (%)

Năm (m)

Ngày đêm
(mm)

Tốt

5 ÷ 10

0,5 ÷ 1

< 0,5

1÷2

Bình quân


10 ÷ 20

1 ÷ 1,5

0,5 ÷ 1

2÷3

Xấu

20 ÷ 30

1,5 ÷ 3

1÷2

3÷4


20

CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY ĐẾN VÀ NHU CẦU DÙNG NƯỚC
MỘT SỐ HỒ CHỨA TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. GIỚI THIỆU CÁC HỒ CHỨA NGHIÊN CỨU
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 400 hồ chứa vừa và nhỏ phục vụ nông
nghiệp với dung tích hồ chứa từ vài nghìn m3 đến vài triệu m3. Trong đó có
P

P


P

P

trên 10 hồ chứa với diện tích cấp nước trên 300 ha. Trong luận văn này em
chọn 5 hồ để nghiên cứu, đánh giá tổn thất nước đó lài hồ Đại Lải, hồ Xạ
Hương, hồ Thanh Lanh, hồ Vân Trục, hồ Vĩnh Thành.
3.1.1. Hồ Đại Lải
Hồ Đại Lải được xây dựng từ năm 1960 có vị trí nằm tại xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên với diện tích lưu vực là 60km2, dung tích hữu ích Vh
P

P

= 25,4 triệu m3. Hồ có nhiệm vụ tưới cho hơn 2900 ha đất canh tác của thị xã
P

P

Phúc Yên - Vĩnh Phúc và xã Minh Phú, Minh Trí của huyện Sóc Sơn – Hà
Nội. Các loại cây trồng chính là lúa hai vụ và các cây màu như Ngô, lạc,
đậu...ngoài ra còn có cây công nghiệp ngắn ngày khác.
Hệ thống công trình đầu mối bao gồm: Hai tuyến đập đất có chiều dài
3060m, cao trình đỉnh đập +24,5m ; tràn xả lũ rộng 32 m có cánh cửa điều
tiết cao 3m, cao trình đỉnh tràn +18,5; hai cống lấy nước với khẩu độ Φ 70, Φ
180. Hồ có dung tích chết 4,3 triệu m3 ở cao trình +14,5 m, dung tích ứng với
P

P


mực nước dâng bình thường 29,7 triệu m3 ở cao trình 21,5 m, dung tích siêu
P

P

cao 39 triệu m3 ở cao trình +23m.
Đường đặc trưng địa hình hồ Đại Lải (Z~F~V) như trong Bảng 3.1
và xem Phụ lục 3.1


×