Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA SÓNG NỔ MÌN KHI ĐÀO HỐ MÓNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM GIÊ (LAI CHÂU) ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XUNG QUANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

THÁI MINH HOÀNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA SÓNG NỔ MÌN KHI ĐÀO
HỐ MÓNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM GIÊ (LAI CHÂU)
ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XUNG QUANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

THÁI MINH HOÀNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA SÓNG NỔ MÌN KHI ĐÀO
HỐ MÓNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM GIÊ (LAI CHÂU)
ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XUNG QUANH

Chuyên ngành:


Công trình thủy

Mã số:

60 - 58 - 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS BÙI VĂN VỊNH

Hà Nội, 2010


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

2

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

MỤC LỤC
U

Danh mục

Trang

MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………..….

5


1 - Tính cấp thiết của Đề tài ……………………………………………...…………....

5

2 - Mục đích và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………….

6

2.1 - Mục đích …………………………………………...............................................

6

2.2 - Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………...

6

3 - Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….…………..

6

4 - Những vấn đề cần giải quyết của luận văn ……………….……….………...

7

5 - Nội dung chính của Luận văn …………………………………………………....

7

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NỔ MÌN TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC ………………………………………………………………………………………….

8

1.1 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ NỔ MÌN ……………………….……

8

1.1.1 - Khái quát về công nghệ nổ mìn …………………………………….

8

1.1.2 - Các phương pháp nổ mìn …………………………………….………..

9

1.1.2.1 - Theo đường kính lỗ khoan ………………………………………....

10

1.1.2.2 - Theo phương pháp điều chỉnh mức độ đập vỡ đất đá ….

13

1.1.2.3 - Theo đối tượng cần phá vỡ ……………………………………...…

22

1.2 - TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN

QUAN …………………………………………………………………………………………..

21

1.2.1 - Nổ mìn khai thác đá ……………………………………………………..

21

1.2.2 - Nổ mìn đào móng công trình thủy lợi ……………….….………..

21

1.2.3 - Nổ mìn định hướng đắp đập ………………………….........................

22

1.2.4 - Một số ứng dụng khác ………………………………………...……….

23

1.2.5 - Những vấn đề tồn tại ………………..…………………………...……...

23

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật


3

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SÓNG NỔ KHI NỔ
MÌN PHÁ ĐÁ ……………………………………………….....…………………………...

25

2.1 – MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LÝ THUYẾT NỔ ………………..............

25

2.1.1 - Sóng nổ ………………………..………………………..................................

25

2.1.2 - Sóng nổ xung kích ….……………………………………….…………..

25

2.1.3 - Sự hình thành sóng nổ địa chấn ………………………….…………

28

2.1.4 - Phân loại sóng …………………………………………………………….

29


2.1.5 - Vận tốc lan truyền sóng ………………………………………..……...

31

2.1.6 - Chu kỳ và tần số …………………………………………………………

31

2.2 - ẢNH HƯỞNG CỦA MẶT THOÁNG TỚI SÓNG NỔ ĐỊA
CHẤN …………………………………………………………………………………………..

37

2.3 - TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA SÓNG NỔ KHI
NỔ MÌN PHÁ ĐÁ ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC CÔNG TRÌNH
TRONG KHU VỰC VÀ VÙNG LÂN CẬN ……………………………...……

39

2.3.1 - Quy luật tác dụng của vụ nổ trong môi trường đất đá ……..

39

2.3.1.1 - Áp lực của sản phẩm kích nổ ……………………………………..

40

2.3.1.2 - Tiêu chuẩn đánh giá tác động của trường sóng nổ ……...

42


2.3.2 - Tính toán xác định tác động của sóng nổ đến độ bền công
trình ……………………………………………................................................................

45

2.3.2.1 - Áp lực sóng xung kích tại một điểm trong không gian …

45

2.3.2.2 - Áp lực và vận tốc hạt môi trường khi nổ trong đất đá ….

48

2.3.3 – Thiết kế nổ mìn đào móng công trình ...........................................

52

2.3.3 - Các chỉ tiêu ổn định của công trình …………………….................

57

2.3.3.1 - Vận tốc giới hạn ………………………………………………………..

57

2.3.3.2 - Áp lực của sóng nổ cho phép………………………………………

58


2.3.3.3 - Khoảng cách an toàn về sóng nổ địa chấn ………………….

58

2.3.3.4 - Khoảng cách an toàn về sóng xung kích ……………………..

60

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

4

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

Các ví dụ tính toán ………………………………………………………………….

62

2.4 - CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA ẢNH HƯỞNG CỦA
SÓNG NỔ ……………………………………………….........................................................

65

2.4.1 - Phương pháp nổ mìn vi sai …………………………………………...


66

2.4.2 - Phương pháp tạo màng ngăn sóng địa chấn ……………...……

73

2.4.3 - Phương pháp nổ mìn tạo viền ……………………………………….

80

CHƯƠNG 3 - NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỔ
MÌN ĐÀO HỐ MÓNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM GIÊ
NHẰM ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH CỦA TOÀ NHÀ 5 TẦNG KHU QUẢN LÝ DI TÍCH SƠN ĐỘNG TỈNH LAI CHÂU ………...

82

3.1 - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH …………………………………….……...

82

3.1.1 - Vị trí công trình ………………………………………...............................

82

3.1.2 - Quy mô công trình ……………………………………………...………..

82

3.1.3 - Mô tả sơ đồ công trình và sơ đồ bài toán ………………….……


84

3.2 - NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỔ MÌN ĐÀO HỐ
MÓNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM GIÊ NHẰM ĐẢM BẢO
AN TOÀN CHO TOÀ NHÀ 5 TẦNG ……………………………………………

87

3.2.1 - Bài toán đặt ra ……………………………………………..………………

87

3.2.1.1 - Các sơ đồ nổ mìn dự kiến ………………………………………….

88

3.2.1.2 - Biện pháp ngăn ngừa tác động của sóng nổ ….……………

96

3.2.2 - Chọn giải pháp nổ mìn ……………………………………...………….

98

3.3 - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ………………………..……………

100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………..………………


101

Kết luận ………………………………………………………………………………...

101

Kiến nghị ………………………………………………………………………………

102

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

5

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

PHẦN MỞ ĐẦU
1 - Tính cấp thiết của đề tài:
Trong công tác thi công các công trình thủy lợi - thủy điện, việc ứng
dụng công nghệ nổ mìn đào phá đá hố móng công trình đang được ứng dụng
ngày càng rộng rãi. Thực tế cho thấy phương pháp nổ mìn là phương pháp thi
công tiên tiến, có thể tăng nhanh được tốc độ thi công, giảm nhẹ, tiết kiệm sức
lao động, giảm bớt việc sử dụng máy móc, thiết bị, công cụ để thi công.
Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng công nghệ này tại một số công
trình đã để xảy ra không ít vấn đề bất cập. Điển hình có thể nêu lên một số

công trình đã và đang ứng dụng công nghệ nổ mìn thi công làm ảnh hưởng
đến các công trình trong khu vực và vùng lân cận, ví dụ:
- Dự án thủy điện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng (cuối năm 2006), đơn vị thi
công đã cho nổ mìn đào phá đá làm nứt tường và trần nhà 2, 3 tầng kiên cố.
Vết nứt dài từ hàng chục cm đến hàng mét;
- Công trình nhà máy nhiệt điện Nông Sơn – Quảng Nam (năm 2007),
khi nổ mìn thi công đã làm ảnh hưởng đến nhà cửa của dân và làm vỡ bể chứa
nước công cộng của khu vực dân cư;
- Tháng 4/2009, UBND tỉnh Nghệ An cho phép Công ty TNHH Hiệp
Hòa nổ mìn phá đá hạ độ cao tại rú Mượu lấy mặt bằng xây dựng đã làm nứt
tường, trần và dầm khối nhà lớp học 3 tầng của Trường tiểu học xã Hưng
Đạo, hụyện Hưng Nguyên v.v…
Ứng dụng công nghệ nổ mìn có thể gây ra những tác động đến sự ổn
định của công trình trong khu vực và vùng lân cận. Vì vậy, đối với từng công
trình cụ thể và điều kiện địa chất địa hình khu vực, khi ứng dụng công nghệ nổ
mìn phải tính toán xác định được tác động của sóng nổ, ứng với từng phương
án nổ phá nhằm tránh gây mất ổn định công trình khác, hạn chế thiệt hại về tài

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

6

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

sản của nhân dân và công cộng là một yêu cầu vừa có tính khoa học, vừa có

tính thực tiễn ở nước ta hiện nay.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về sóng nổ khi nổ mìn đào hố móng nhà
máy thủy điện Nậm Giê, đánh giá xác định tác động của nó đến sự ổn định
của tòa nhà 5 tầng - Khu quản lý di tích Sơn Động tỉnh Lai Châu là rất cần
thiết. Trên cơ sở đó cần đưa ra được phương án thiết kế nổ mìn nhằm đảm
bảo được sự ổn định của tòa nhà và đảm bảo được tiến độ thi công nhà máy
thủy điện.
2 - Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
2.1- Mục đích nghiên cứu
Từ việc sưu tầm, tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo
khoa học, tài liệu về công tác nổ mìn và cơ sở lý luận về những tác động của
sóng nổ mìn phá đá đến độ bền của kết cấu công trình. Trên cơ sở tổng hợp
các kết quả nghiên cứư đề xuất được giải pháp nổ mìn, tính toán xác định
được tác động của sóng nổ khi nổ mìn phá đá nhằm đảm bảo sự ổn định của
các công trình trong khu vực và vùng lân cận. Từ đó ứng dụng kết quả nghiên
cứu cho từng công trình cụ thể.
2.2 - Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu xác định ảnh hưởng của sóng nổ khi nổ
mìn đào hố móng nhà máy thủy điện Nậm Giê đến sự ổn định của tòa nhà 5
tầng - Khu quản lý di tích Sơn Động tỉnh Lai Châu.
3 - Phương pháp nghiên cứu
Sưu tầm, tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học
kết hợp với tổng kết kinh nghiệm thực tế và một số kết quả ứng dụng nổ mìn
ở nước ta.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về ảnh hưởng của sóng nổ khi nổ mìn phá đá
thuộc phạm vi đề tài

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1



Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

7

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

Phân tích, đánh giá và kiến nghị các phương pháp tính toán các thông
số tác động của sóng nổ khi nổ mìn đến độ bền kết cấu nhằm bảo vệ các công
trình xung quanh.
4 - Những vấn đề cần giải quyết của Luận văn
Nghiên cứu cơ sở lý luận về những tác động của sóng nổ khi nổ mìn
phá đá đến độ bền của kết cấu công trình lân cận.
Đề xuất được giải pháp nổ mìn, tính toán xác định được tác động của
sóng nổ khi nổ mìn phá đá nhằm đảm bảo sự ổn định của các công trình trong
khu vực và vùng lân cận.
Xác định ảnh hưởng của sóng nổ khi nổ mìn đào hố móng nhà máy
thủy điện Nậm Giê đến sự ổn định của tòa nhà 5 tầng. Từ đó chọn giải pháp
nổ mìn và tính toán được các thông số nổ mìn phù hợp ứng với các biện pháp
ngăn ngừa tác động của sóng nổ.
5 - Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 102 trang (phần mở đầu, 3 chương, kết luận và phụ lục)
Chương 1 - Tổng quan về tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
nổ mìn trong và ngoài nước
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết về sóng nổ khi nổ mìn phá đá
Chương 3 - Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nổ mìn đào hố móng nhà
máy thủy điện Nậm Giê nhằm đảm bảo ổn định của toà nhà 5 tầng - Khu quản
lý di tích Sơn Động tỉnh Lai Châu
Kết luận và kiến nghị


Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

8

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ NỔ MÌN
1.1 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ NỔ MÌN
1.1.1 - Khái quát về công nghệ nổ mìn
Thuốc nổ đen là hỗn hợp gồm Nitrakali + bột than + lưu huỳnh đã được
con người sử dụng từ cách đây hàng nghìn năm nhằm phục vụ các mục đích
khác nhau. Đến nay, nhiều loại thuốc nổ mạnh đã được tìm kiếm và phát minh
thay thế thuốc nổ đen.
Tính từ năm 1864, nhà hoá học người Nga Zinhin lần đầu tiên đã sáng
chế ra thuốc nổ Nitrôglyxêrin và cộng sự của ông là Pêtrusev đã nghiên cứu ra
thuốc nổ Đinamit với thành phần 75% Nitrôglyxêrin + 25% Cácbonat magiê.
Đến khoảng năm 1862 kỹ sư Anphret Nôben người Thuỵ Điển đã tiếp tục
hoàn thiện loại thuốc nổ này. Năm 1867 hai nhà hoá học Thụy Điển tên là
Onxen và Nocbin đã phát minh ra Nitơratamôn, nguồn nguyên liệu chủ yếu
tạo ra thuóc nổ Amônit, một loại thuốc nổ có nhiều ưu việt và được sử dụng
cho tới ngày nay.
Để điều khiển và khống chế thuốc nổ, người ta đã chế tạo ra các

phưong tiện gây nổ như mồi lửa điện, dây cháy chậm (1831) và dây nổ (1879)
vv…
Đáp ứng nhu cầu của sự phát triển nền công nghiệp của các nước, hàng
loạt loại thuốc nổ và phương tiện gây nổ đã được tìm kiếm, chế tạo và sản
suất.
Năm 1884 người Pháp đã sản suất thuốc nổ Amônit có thành phần 85%
Nitrôtamôn +12% Đimitronaphtalin + 3% Trinitrônaphtalin. Đến năm 1954
người Mỹ phát minh ra thuốc nổ Anfo và phát triển nhanh chóng ra toàn thế

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

9

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

giới. Loại thuốc nổ này có thành phần gồm 94% Nitratamon hạt xốp hình cầu,
đường kính từ 1 - 3mm + 56% dầu Diezen.
Vào năm 1960 người Mỹ tiếp tục cho ra đời loại thuốc nổ ngậm nước
có tên là Watergel. Loại thuốc nổ này có chứa 20% nước và chất tạo keo làm
đông đặc thành phần các chất ôxy hoá và các chất cháy. Đây là loại thuốc nổ
có tỷ trọng cao, khả năng công nổ lớn, chịu nước tốt. Tuy nhiên loại thuốc
này chỉ tốt trong lỗ khoan có đường kính lớn hơn 80mm, tính ổn định không
cao, giá thành đắt.
Năm 1978 thuốc nổ Nhũ tương lần đầu tiên được sản suất tại Mỹ. Đây
là loại thuốc nổ có nhiều ưu điểm nhất do có tỷ trọng lớn (1,25 – 1,3), khả

năng công nổ cao (330 – 340cm3), có khả năng chịu nước tới 72 giờ, nổ thích
hợp với mọi loại đất đá và nổ tốt trong lỗ khoan có đường kính từ 32mm trở
lên vv… nhung nó cũng có nhược điểm là công nghệ chế tạo phức tạp và vốn
đầu tư sản suất rất lớn.
Song song với tiến bộ khoa học và nhu cầu phát triển của các ngành
công nghiệp, các loại thuốc nổ và các phụ kiện tương ứng lần lượt đã được
phát minh, chế tạo để phục vụ nổ mìn trong các ngành khai thác mỏ, xây
dựng, thuỷ lợi, giao thông vv…. Ở Việt Nam cũng đã sản suất được nhiều loại
thuốc nổ công nghiệp và các phương tiện nổ.
1.1.2 - Các phương pháp nổ mìn
Việc phân loại các phương pháp nổ mìn có ý nghĩa quan trọng trong
việc tính toán lựa chọn loại thuốc nổ, phương tiện nổ, chỉ tiêu thuốc nổ, sơ đồ
nổ, quy mô công tác nổ mìn v.v…sao cho mỗi phương pháp nổ mìn thích hợp
với các điều kiện địa hình, địa chất, an toàn cho các đối tượng cần bảo vệ và
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua tổng kết nghiên cứu, các phương pháp nổ
mìn được phân loại theo các yếu tố sau:

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

10

1.1.2.1 - Phân loại theo đường kính lỗ khoan
Đường kính lỗ mìn là một yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả

nổ phá và chất lượng đập vỡ đất đá sau khi nổ, theo đường kính lỗ khoan có
các phương pháp sau:
a) Nổ mìn lỗ khoan nhỏ
Phương pháp này được sử dụng khi khối lượng công tác không lớn, khi
khai đào các đường hầm thuỷ công, đào móng công trình khai thác vật liệu
xây dựng, phá đá qúa cỡ vv… Đường kính lỗ khoan không lớn hơn 60mm và
chiều sâu đến 5m (hình 1.1).

Hình 1.1 - Sơ đồ và các thông số
H - Chiều cao tầng, m

L lk - Chiều sâu lỗ khoan, m

I kt - Chiều sâu khoan thêm, m

W - Đường kháng chân tầng, m

R

R

R

R

b – khoảng cách giữa các lỗ khoan
Ưu điểm của phương pháp nổ mìn này là thi công đơn giản, đất đá phá
vỡ nhỏ, có khả năng áp dụng trong mọi điều kiện địa hình và địa chất phức
tạp, tính cơ động cao v.v… Phương pháp này cho phép đào những hố đào với
độ chính xác cao, tác động hậu xung nhỏ, đất đá ngoài phạm vi hố đào ít bị hư

hại. Lỗ khoan có thể bố trí thẳng đứng, xiên hay nằm ngang. Nhược điểm của
phương pháp này là khối lượng khoan lớn, giá thành cao, tốn nhiều nhân

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

11

công, tốc độ khoan nổ và xúc bốc chậm, trong nhiều trường hợp không đảm
bảo tiến độ thi công.
b) Nổ mìn lỗ khoan lớn
Đây là phương pháp nổ mìn chủ yếu trong khai thác đá, đào móng công
trình, đào kênh, làm đưòng, đào các đường hầm thuỷ công có kích thước lớn
vv…Theo phương pháp này thì trên tầng khai thác các lỗ khoan được phân bố
từ một đến nhiều hàng với mạng khoan là ô vuông hay tam giác đều. Các lỗ
khoan có đưòng kính lớn hơn 60mm và chiều sâu lớn hơn 2m.

Hình1.2 - Sơ đồ và các thông số
H - Chiều cao tầng, m;

L k - Chiều sâu lỗ khoan, m;

L b - Chiều dài bua, m;


L kt - Chiều sâu khoan thêm, m;

R

R

R

R

W - Đường kháng chân tầng, m;
c - Khoảng cách an toàn, m;

R

R

α - Góc nghiêng sườn tầng, độ

d - Đường kính lỗ khoan, m;

Việc xác định các thông số nổ mìn dựa vào tính chất cơ lý của đất đá,
phương pháp nổ mìn và kích thước cục đá nổ ra theo yêu cầu.
Ưu điểm của phương pháp nổ mìn lỗ khoan lớn là hiệu quả nổ phá cao,
cho phép cơ giới hoá cao các khâu xúc bốc, vận tải nên đẩy nhanh tốc độ thi
công. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là cần thiết bị khoan
lớn, vốn đầu tư cao, gây chấn động mạnh, độ an toàn không cao và gây ô
nhiễm môi trường.

Thái Minh Hoàng


Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

12

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

1.1.2.2 - Theo phương pháp điều chỉnh mức độ đập vỡ đất đá
Người ta nghiên cứu ra nhiều phương pháp nổ mìn khác nhau nhằm
điều chỉnh mức độ đập vỡ đất đá và phù hợp với từng điều kiện địa hình, địa
chất của tầng nổ phá. Tóm tắt một số phương pháp như sau:
a) Nổ mìn tầng cao
Bản chất của phương pháp này các lỗ khoan lớn được khoan xuyên qua
hai hay ba tầng rồi cho nổ vi sai tạo rãnh. Lượng thuốc trong các lỗ khoan tạo
rãnh thường lấy lớn hơn các lỗ khoan còn lại từ 20% - 25%. Thực tế cho thấy
rằng khi chiều cao tầng tăng từ 15- 75m, thời gian tác dụng nổ trong đất đá
tăng 5- 6 lần do đó tăng đáng kể công nổ để đập vỡ đất đá. Phương pháp nổ
này có hiệu quả trong đất đá cố độ nổ cấp I – III (đất đá cứng trung bình và
mềm). Khi nổ trong đất đá cứng có độ khối trung bình và lớn thì không có
hiệu quả.
b) Nổ mìn trong môi trường nén
Bản chất của phương pháp này là nổ các lượng thuốc trong điều kiện
không có mặt tự do, nghĩa là mặt tự do của khối nổ bị phủ bởi một thể tích
nhất định đất đá bị phá vỡ ở đột nổ trước. Để tiến hành nổ, người ta khoan các
hàng khoan với số lượng hàng nhỏ hơn 4. Đối với đất đá nứt nổ mạnh có f = 8
– 14, hợp lý là sơ đồ vi sai rãnh dọc hoặc rãnh ngang.
Phương pháp nổ trong môi trường nến có ưu điểm là giảm tốc độ số lan

nổ, tăng năng suất thiết bị, tăng mức độ đập vỡ đất đá, điều chỉnh được thông
số của đống đá nổ, tạo ra điều kiện làm việc độc lập của các thiết bị khoan,
xúc bốc, vận tải vv…
c) Nổ mìn lượng thuốc nổ phân đoạn (lưu cột không khí)
Các nghiên cứu lý thuyết thực tiễn cho thấy cùng một thông số khoan
nổ và chỉ tiêu thuốc nổ, nổ phân đoạn lượng thuốc có khả năng cải thiện chất
lượng đập vỡ hơn so với lượng thuốc nổ liên tục do vùng đập vỡ điều chỉnh

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

13

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

được tăng lên. Thông thường lượng thuốc nổ được phân vào phần khó nổ nhất
trong đất đá không đồng nhất. Mỗi phần của lượng thuốc trong lỗ mìn được
khởi nổ bằng một ngòi nổ riêng hoặc bằng dây nổ để đảm bảo sự kích nổ ổn
định. Có thể nổ đồng loạt hoặc nổ vi sai các lượng thuốc trong lỗ nhờ các loại
kíp thường, kíp nổ vi sai, rơ le vi sai hay các ngòi nổ vi sai phi điện. Vật liệu
dùng để phân đoạn có thể là bua, nước, không khí. Theo những số liệu của
Viện sĩ N.V.Mennhicốp và Tiến sĩ L.N Martrencoo thì nổ mìn phân đoạn
không khí có khả năng cải thiện chất lượng đập vỡ đất đá tốt hơn.
Nhìn chung, nổ mìn phân đoạn có ưu điểm là hiệu quả đập vỡ cao hơn
nhưng có nhược điểm là thi công phức tạp, khó cơ giới hoá phần nạp mìn và
giảm năng suất lao động của nhân công.

d) Nổ mìn lượng thuốc nổ dài liên tục, nổ tức thời
Theo phương pháp này lỗ khoan được chia làm hào, phần dưới nạp
thuốc nổ và phần trên nạp bua mìn. Các lượng thuốc được khởi nổ đồng loạt
bằng các kíp nổ tức thòi. Phương pháp nổ này có ưu điểm là thi công đơn
giản, nhưng có nhược điểm là chất lượng đập vỡ đất không đều, tỷ lệ đá quá
cỡ lớn, gây chấn động mạnh.
e) Nổ mìn vi sai
Nổ mìn vi sai là nổ thứ tự từng lượng thuốc hoặc từng nhóm lượng
thuốc với khoảng thời gian dãn cách rất nhỏ tính bằng phần ngàn dây (µs).
So với phương pháp nổ tức thời, phương pháp nổ vi sai đặc biệt có hiệu
quả trong đất đá từ độ khó nổ trung bình đến rất khó nổ.
Phương pháp nổ vi sai được ứng dụng từ năm 1945 ở Mỹ, 1949 ở Anh,
1951 ở Nga và bắt đầu sử dụng ở Việt Nam 1962. Hiện nay nó được sử dụng
rất rộng rãi. Nổ mìn vi sai rất có hiệu quả vì nó đập vỡ đất đá đồng đều hơn,
giảm đá quá vụn và đá quá cỡ, giảm được chỉ tiêu thuốc nổ, mạng lưới lỗ
khoan được mở rộng giảm tác dụng chấn động, đá văng và sóng đập không
khí.

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

14

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

Về bản chất quá trình phá vỡ khi nổ mìn vi sai có rất nhiều tác giả

nghiên cứu, có nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này, nhưng chung quy các
tác giả đều thống nhấy 3 yếu tố cơ bản sau đây tạo nên 3 tác dụng tích cực của
nổ mìn vi sai:
- Sự giao thoa của trường ứng suất do các lượng thuốc nổ liên tiếp tạo ra
- Sự tạo thành mặt tự do phụ
- Sự va đập giữa các cục đá bay khi tốc độ và hướng chuyển động khác
nhau.
Để có sự giao thoa thì thời gian vi sai giữa các lượng thuốc nổ là nhỏ
nhất (khoảng 5µs) và để tạo ra mặt tự do phụ thì thời gian vi sai kớn hơn (từ
vài chục đến vài trăm µs). Tác dụng va đập phụ chủ yếu phụ thuộc vào sơ đồ
vi sai.
Hiệu quả vi sai phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn thời gian vi sai sơ đồ
vi sai phù hợp.
Theo quan điểm giao thoa sóng ứng suất thì hiện tưọng giao thoa sóng
ứng suất chỉ xảy ra trong trưòng hợp các phần tử đất đấ của đợt nổ trước và
đợt nổ sau trùng hướng, lúc đố các giá trị về chuyển dịch, trạng thía ứng suát
và cường độ phá vỡ tăng lên.
Xét hai lượng thuốc nổ Q 1 , Q 2 đặt cách mặt tự do một khoảng là a.
R

R

R

R

Lượng thuốc nổ Q 1 , nổ trước, sóng ứng suất nén (tới) truyền từ tâm lượng
R

R


thuốc Q 1 đến mặt tự do, sau đố phản xạ trơ lại. Sóng phản xạ của lượng thuốc
R

R

thật Q1 giống như sóng tới của lượng thuốc ảo Q 1 ’ đặt đối diện với Q 1 qua
R

R

R

R

R

R

mặt phân cách. Để có sự giao thoa ứng suất thì điều khiển lượng thuốc Q 2 nổ
R

R

ở thời điểm khi sóng phản xạ của lượng thuốc Q 1 đi qua nó.
R

∆t =

a 2 + 4w 2

vd

R

(1.1)

Trong đó:
w: Đường cản nhỏ nhất
v d : Tốc độ sóng dọc trong đất đá, m/s.
R

R

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

15

Theo quan điểm tạo mặt tự do phụ: Khi nổ lượng thuốc sẽ tạo ra mặt tự
do phụ cho lượng thuốc nổ sau. Đất đá do lượng thuốc nổ sau đảm nhận sẽ dễ
dàng bị phá vỡ do xuất hiện sóng phản xạ kéo từ mặt tự do phụ và do sự dịch
chuyển trùng hướng thuận lợi. Mức độ phá vỡ tăng lên tỷ lệ với số mặt tự do.
Theo tính toán và thực nghiệm thì thời gian giãn cách thường thay đổi
từ 15 ÷ 35 hoặc tính theo công thức:

T = k.w

(1.2)

Với k là hệ số phụ thuộc vào hệ số độ cứng đất đá (đá rất cứng k = 3, đá
cứng k = 4, đá cứng vừa k = 5, đá mềm k = 6).
Các sơ đồ nổ vi sai rất đa dạng. Trong thực tế, người ta thường nổ vi sai
qua hàng, đường chéo, qua hàng qua lỗ, nêm thang dạng sóng vv…(hình 1.3).

Hình 1.3 - Các sơ đồ vi sai
a - Qua hàng
c - Đường chéo

Thái Minh Hoàng

b - Qua hàng qua lỗ
d - Nêm thang dạn sóng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

16

Hình 1.4 - Sơ đồ xác định thời gian vi sai để có sự giao thoa sóng ứng suất
1 - Sóng nén(tới)


2 - Sóng kéo(phản xạ)

a - Khoảng cách giữa các lượng thuốc;

w - Đường cản nhỏ nhất,

Q 1 - Lượng thuốc nổ trước;

Q 2 - Lượng thuốc nổ sau

R

R

R

R

f) Nổ mìn vi sai trong lỗ khoan
Bản chất của phương pháp này là nổ lần lượt từng lượng thuốc đã phân
đoạn trong lỗ khoan. Sơ đồ nổ sẽ khác nhau khi trình tự khởi nổ tư dưới lên
hay từ trên xuống. Phương tiện để gây nổ các lượng thuốc là nhờ các kíp điện
vi sai hoặc rơ le vi sai kết hợp với dây nổ (hình 1.5).
Khi tiến hành nổ vi sai trong lỗ khoan sẽ tăng được thời gian tác dụng
nổ nên cải thiện được chất lượng đập vỡ đất đá và nếu nổ vi sai từ dưới lên thì
kết quả phá vỡ chân tầng tốt hơn và mức độ đập vỡ tăng lên. Tuy nhiên
phương pháp này thi công rất phức tạp và không có khẳ năng cơ giới hoá [1 ],
[4].

Thái Minh Hoàng


Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

17

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

Hình 1.5 - Sơ đồ nổ vi sai trong lỗ khoan
a - Sử dụng kíp vi sai;
1 - Kíp tức thời;

2 - Kíp vi sai;

b - Sử dụng rơ le vi sai
3 - Dây nổ;

4,5 - Mồi nổ;

7 - Rơ le vi sai;

8 - Kíp khởi nổ.

6 - Ống cách ly đây

nổ
g) Nổ mìn đôi lỗ khoan gần nhau
Bản chất của phương pháp này là nổ đồng thời, hai hay ba lỗ khoan

phân bố cách nhau (3 ÷ 5) lần đường kính lỗ khoan. Chúng có tác dụng như
một lượng thuốc phẳng và truyền vào đất đá sóng ứng suất phẳng. Khi truyền
trong đất đá, sóng này giảm tỷ lệ nghịch với khoảng cách mà không giảm tỷ lệ
nghịch với bình phương khoảng cách như lượng thuốc đơn độc. Do đó đã bão
hoà năng lượng nổ lớn hơn và đập vỡ mạnh hơn, đều đặn hơn ở vị trí xa
lượng thuốc. Thường thì đôi lỗ khoan gần nhau được khoan trong tất cả bãi nổ
bằng máy khoan có thể khoan đồng thời hai lỗ.
Kết quả thực tế đã xác định rằng với mức độ đập vỡ yêu cầu và đều đặn
thi khi nổ hai lỗ khoan gần nhau, thể tích đất đá được phá vỡ tăng lên. Đối với

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

18

đôi lỗ khoan gần nhau, trị số w được tính như đối với một lỗ khoan có sức
chứa 2P:
w=

2P
qt

(m)


(1.3)

Trong đó:
q t : Chỉ tiêu thuốc nổ tính toán, kg/m3;
R

R

P

P

P: Sức chứa thuốc nổ của 1m lỗ khoan, kg/m.
h) Nổ mìn túi (hốc)
Bản chất của phưong pháp nổ này là phía đáy lỗ khoan dùng một lượng
thuốc nhỏ và cho nổ trước để mở rộng đáy lỗ thành hình dạng một cái túi
nhằm chứa hết lượng thuốc yêu cầu hoặc tăng lượng thuốc nổ trong lỗ
khoan.Thể tích của túi cần phù hợp với khối lượng thuốc nổ theo tính toán.
Phương pháp nổ này được thực hiện khi đườn kháng chân tầng quá lớn, để nổ
một lượng thuốc đơn độc hoặc nổ hàng loạt. Phương pháp nổ này có ưư điểm
là giảm được công tác khoan, tăng được quy mô nổ phá. Song nó có nhược
điểm là độ tin cậy kém, khó tạo ra thể tích và vị trí của túi chính xác, khi nổ
sinh ra nhiều đá quá cỡ, vùng gần lượng thuốc đất đá bị nghiền nát mạnh,
vùng xa lượng thuốc đất đá bị phá vỡ thành những khối quá lớn
i) Nổ mìn sử dụng lỗ khoan trung gian
Bản chất của phương pháp này là giữa các lỗ khoan chính và bên cạnh
nó, người ta khoan các lỗ khoan phụ có chiều sâu và đường kính nhổ hơn
(thường là 60 – 100mm). Nhờ các lượng thuốc phụ này mà chất lượng đập vỡ
đất đá được cải thiện hơn (hình 1.6). Phương pháp này có nhược điểm là chi
phí cho công tác khoan cao, phức tạp khó sử dụng hai loại máy khoan.vv…


Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

19

Hình 1.6 - Sơ đồ chuẩn bị nổ tầng khi sử dụng lỗ khoan trung gian
1 – Lỗ khoan chính;

2 – Lỗ khoan trung gian.

k) Nổ mìn buồng
Trong trường hợp cho phép hoặc cần phá một khối lưọng đất đá lớn,
văng xa theo một cự ly nào đó, người ta tiến hành nổ mìn bưồng. Theo
phương pháp này người ta tiến hành đào giếng đứng hay lò bằng đến vị trí cần
đặt thuốc sẽ đầo hầm để chứa một lượng thuốc nổ theo tính toán. Việc xác
định các thông số khi nổ mìn buồng có thể tham khảo [1], [18].
l) Nổ mìn kết hợp
Để khắc phục những nhược điểm của mỗi phươpng pháp nổ đồng thời
tăng hiệu quả phá vỡ và mức độ đập vỡ, trong thực tế người ta thường sử
dụng các phương pháp nổ mìn kết hợp sau:
- Phương pháp nổ mìn vi sai với nổ phân đoạn lượng thuốc;
- Nổ vi sai trong lỗ mìn với các sơ đồ nổ vi sai trên mặt tầng vv..
1.1.2.3 – Phân loại theo đối tượng cần phá vỡ

Căn cứ vào đối tượng cần phá vỡ có các phương pháp nổ mìn sau:
a) Nổ mìn trên tầng
Bao gồm các phương pháp nổ mìn ở các mục 1.1.2.1; 1.1.2.2.
b) Nổ mìn phá đá quá cỡ

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

20

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

Khi tiến hành nổ mìn lỗ khoan lớn, nổ mìn buồng hoặc lý do kỹ thuật
nào đó dẫn đến chất lượng đập vỡ đất đá kém và gây nhiều đá quá cỡ. Để tiến
hành phá đá quá cỡ (phá nổ lần 2).
c) Nổ mìn tạo viền
Phương pháp này làm giảm tác động phá huỷ theo hướng mong muốn,
được sử dụng rộng rãi trong xây dựng thuỷ lợi nhằm giư ổn định mái kênh,
mái đập…có hai phương pháp nổ mìn tạo biên:
- Phương pháp nổ tạo khe ban đầu: Theo phương pháp này thì người ta
tiến hành theo lỗ khoan những lỗ khoan nghiêng gần nhau, có đường kính
trung bình (60 ÷ 100mm) theo biên thiết kế của hố đào và tiến hành cho nổ
các lỗ mìn biên trước. Khi nổ đồng thời các lỗ mìn gần nhau, có tác dụng
tương hỗ của sóng ứng suất kép tiếp truyền mà sự hình thành khe nứt giữa các
lỗ mìn biên được xảy ra trong mặt phẳng chứa các lỗ trục khoan.
Mặt khác do tác dụng của áp suất hơi nổ phá, ở khe nứt chưa phát triển

đầy đủ đã xảy ra sự tách khối đá theo đường biên này và mở rộng khe nứt đó.
Kết quả là tạo nên khe nứt trước, liên tục dọc theo mặt chứa các lỗ trục tạo
biên, nó có tác dụng ngăn sóng địa chấn khi nổ tơi khối đá, tạo ra được biên
giới khố đào theo ý mong muốn.
- Phương pháp nổ tạo viền sau: Theo phương pháp này, đất đá được
phá vỡ từ ngoài vào đến biên thiết kế, nghĩa là các lỗ mìn biên được nổ sau
các lỗ mìn phá. Các lỗ mìn biên được tạo bởi những giây thuốc phân đoạn.
Khoảng cách giữa chúng có thể lấy từ (4,5 ÷ 9) lần đường kính lỗ khoan.
Các thông số khi nổ mìn tạo viền có thể tham khảo [2], [8].
d) Nổ mìn đào hào
Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng khối thuốc nổ hình dài được
nạp liên tục trong hào nhỏ. Phương pháp này ứng dụng nhiều trong thuỷ lợi
để đào kênh, mương. Nó có ưu điểm là thi công đơn giản, cho phéo cơ giới

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

21

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

hoá toàn bộ công tác nổ, hiệu quả phá nổ cao song có nhược điểm là gây mất
an toàn và bụi nhiều.
1.2 - TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NỔ MÌN VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Trong những năm gần đây việc ứng dụng năng lượng nổ phá đá trong

xây dựng nói chung và trong xây dựng thuỷ lợi nói riêng rất phát triển. Việc
thi công các công trình thủy lợi bằng phương pháp nổ mìn có thể áp dụng cụ
thể một số phương pháp sau.
1.2.1 - Nổ mìn khai thác đá
Đặc điểm của nổ mìn khai thác đá là yêu cầu của đá sau khi nổ phải có
thành phần cấp phối phù hợp với khả năng làm việc của các công cụ bốc xúc,
vận chuyển các thiết bị, của các trạm nghiền sàng. Nếu là khai thác đá cho
đập đá đổ, kè đá ngăn dòng thì thành phần cấp phối đá sau nổ mìn phải thoả
mãn yêu cầu của đập đá đổ hay kè đá ngăn dòng. Mặt khác kích thước của
đống đá nổ ra còn phải phù hợp với điều kiện của máy xúc. Để đạt được các
yêu cầu nói trên người ta thường điều khiến tác dụng nổ phá bằng các phương
pháp nổ mìn hiện đại như nổ mìn vi sai; thay đổi cấu tạo của các khối thuốc
nổ, nổ phá trong môi trường chịu nén.
1.2.2 - Nổ mìn đào móng công trình thủy lợi
Nổ mìn đào móng các công trình thuỷ lợi về cơ bản cũng giống như nổ
mìn khai thác. Song chúng còn những đặc điểm riêng là phải tạo ra hình khối
đào theo kích thước của móng công trình đã xác định đồng thời phải đảm bảo
đá ở đáy và mái của hố móng không bị phá hoại. Mặt khác chúng phải thi
công đồng thời với một số hạng mục công trình khác. Vì vậy việc dùng biện
pháp khoan nổ để đào móng cũng có những yêu cầu đặc biệt khác nổ khai
thác, làm đường, san mặt bằng.

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

22


Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

Để đào móng người ta thường dùng phương pháp nổ mìn lỗ khoan lớn
hoặc kết hợp cả hai phương pháp nổ mìn lỗ khoan lớn và nhỏ kết hợp phương
pháp nổ mìn hiện đại như nổ vi sai, nổ tạo viền hoặc nổ phân đoạn không khí.
Thực tế ở Việt Nam việc đào móng công trình thuỷ lợi bằng phương
pháp nổ mìn đã đem lại hiệu quả tốt ở một số công trình như nhà máy thuỷ
điện Hoà Bình, Trị An, Ialy vv…
1.2.3 - Nổ mìn định hướng
Phương pháp nổ mìn đã được áp dụng trong xây dựng các công trình
đầu mối công trình thuỷ lợi ở các vùng núi. Trong trường hợp cho phép có thể
áp dụng phương pháp nổ mìn định hướng vào công tác xây dựng đập đất đá.
Thí nghiệm nổ mìn định hướng đầu tiên vào năm 1929 ở Mỹ khi xây
dựng đập đá đổ cao 36,6m trên dòng sông Kôlôrađô, tại vị rí có vách gần như
là dựng đứng, đáy sông phủ một lớp bùn cát dày 25m. Mìn được đặt ở một
trong các sườn dốc của khe cao hơn độ cao của đỉnh thiết kế của đập và đã
làm sập lở thành khe xuống sông. Đống đá được tạo thành, phần lớn là các
khối ba zan lớn. Mặt đập được sửa theo thiết kế bằng cơ giới thông thường ở
công trưòng đá lộ thiên và chuyển đá đến vị trí thi công.
Việc đầm nén và cả các biện pháp và chống thấm nước đã không được
tiến hành. Dòng thấm tăng cường qua thân đập có độ cao đến 20m đã gây sụt
mái hạ lưu đập và phá vỡ nhanh chóng khi công trình chưa được hoàn thành.
Ở Liên Xô cũ, việc dùng mìn định hướng để chặn các dòng, xây dựng
các đê quai được thực hiện trên hệ thống tưới Tasken (năm 1942), các đập
trên sông Mơsowte (năm 1948) và sông Buađơzasaie (năm 1948). Các lần nổ
này khối lượng không lớn và được tiến hành ở đất hoàng thổ và đát pha sét
bằng phương pháp nổ các bao thuốc tập trung.
Những thành tựu chủ yếu đạt trong lĩnh vực này là kết quả xây dựng
đập chống dòng bùn đá AnmAlinxca và đập đá đầu mối thuỷ lợi Bâiphzinxki.


Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

23

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

Ở đây tiến hành các lần nổ định hướng với thể tích, khối lượng bao thuốc
khác nhau, mức độ của các nhiệm vụ phái giải quyết trong quá trình thi công
cũng khác nhau. Ở trong trường hợp thú nhất đảm bảo xây dựng đập chống
dòng bùn đá, cao 90m ở trường hợp thứ hai xây dựng đập chắn nước cao
60m. Việc thực hiện thành công các công việc trên công trường đã khẳng định
khả năng dùng nổ mìn định hướng để xây dựng các đập khối có khối luợng
một vài triệu mét khối [16].
1.2.4 - Một số ứng dụng khác
Trong nhưng năm gần đây người ta đã và đang nghiên cứu và áp dụng
công nghệ nổ mìn để thi công kênh dẫn, nổ phá đê quai, làm đường đi qua
đầm lầy, v.v…
1.2.5 - Những vấn đề tồn tại
Sử dụng công nghệ nổ mìn trong xây dựng cơ bản nói chung và trong
xây dựng thuỷ lợi nói riêng là một phương pháp thi công tiên tiến có nhiều ưư
điểm nổi bật đã được thực tế kiểm nghiệm và chứng minh. Nghiên cứu ứng
dụng nổ mìn trong xây dựng thuỷ lợi ngày càng được phát triển để thi công
đào hố móng công trình, đào kênh, khai thác đá làm vật liệu, đào đường hầm
thuỷ công và đạt được nhiều tiến bộ.

Công tác nổ mìn khai thác hoặc đào móng các công trình cần thiết phải
có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu: Khoan, nổ mìn, xúc chuyển, xử lý
đá quá cỡ,và dọn dẹp mặt bằng. Quy mô vụ nổ lớn do đó phải đảm bảo các
điều kiện an toàn cho móng công trình và các công trình lân cận. Mặt khác
thời gian khoan không nên kéo dài để tránh gây khó khăn cho việc bảo quản
lỗ khoan và đảm bảo chất lượng lỗ khoan. Do vậy cần phải xác định một cách
hợp lý về thời gian bố trí thi công cho từng công vịêc, xác định phạm vi đợt
nổ và chiều dài khoảnh đào, quy mô vụ nổ thích hợp, v.v…

Thái Minh Hoàng

Cao học 16C1


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật

24

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

Tuy nhiên, công tác nổ mìn trong xây dựng thuỷ lợi ở nước ta còn ở
giai đoạn đầu, các kết quả nghiên cứu và thực nghiệm còn nhiều hạn chế, việc
tổng kết thực tiễn công tác nổ mìn ở các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện lớn
chưa được quan tâm, nhất là về những tác động bất lợi của nổ mìn đối với các
công trình trong khu vực và vùng lân cận. Các tài liệu hướng dẫn việc tính
toán các thông số nổ mìn và các ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình
xung quanh còn chưa chi tiết và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn sản
suất đảm bảo an toàn.

Thái Minh Hoàng


Cao học 16C1


×