Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH CỤC BỘ CỦA KẾT CẤU BẢO VỆ CHÂN KÈ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN THIÊN TAI BẤT THƯỜNG Ở MIỀN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
------------------------------------------

PHAN MẠNH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH CỤC BỘ CỦA KẾT CẤU
BẢO VỆ CHÂN KÈ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN
THIÊN TAI BẤT THƯỜNG Ở MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
------------------------------------------

PHAN MẠNH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH CỤC BỘ CỦA
KẾT CẤU BẢO VỆ CHÂN KÈ BIỂN TRONG
ĐIỀU KIỆN THIÊN TAI BẤT THƯỜNG Ở MIỀN TRUNG


Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
Mã số

: 60 - 58 - 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Quang Hùng

HÀ NỘI - 2011


1

LỜI CẢM ƠN


Luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu ổn định cục bộ của kết cấu bảo
vệ chân kè biển trong điều kiện thiên tai bất thường ở miền Trung” được tác giả hoàn
thành tại trường Đại học Thủy Lợi với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các
thày cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học,
các giảng viên Khoa Công trình – Trường Đại học Thủy Lợi đã giúp đỡ và truyền đạt
những kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình tác giả học tập tại trường.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quang Hùng,
NCS Vũ Hoàng Hưng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tác giả hoàn thành luận
văn.
Tác giả xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn động viên và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình tác giả thực hiện
luận văn.

Do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến
đóng góp của các thày cô, bạn bè và đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, tháng 3 năm 2011
Tác giả

Phan Mạnh Cường
Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 9
T
0

T
0

CHƯƠNG 1 - TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐÊ KÈ BIỂN Ở VIỆT NAM VÀ VÙNG
T
0

T
0


T
0

T
0

T
0

DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ........................................................................................ 11
T
0

1.1.Tình hình xây dựng đê kè biển ở Việt Nam ......................................................... 11
T
0

T
0

1.1.1.Đặc điểm bờ biển Việt Nam .......................................................................... 11
T
0

T
0

1.1.2.Sự hình thành đê biển Việt Nam.................................................................... 11
T
0


T
0

1.1.3.Tình hình xây dựng và hiện trạng đê biển Việt Nam .................................... 13
T
0

T
0

1.1.4. Những vấn đề tồn tại của đê biển Việt Nam................................................. 14
T
0

T
0

1.2.Tình hình xây dựng đê kè biển vùng duyên hải miền Trung ............................... 16
T
0

T
0

1.3. Các dạng hư hỏng của đê kè biển vùng duyên hải miền Trung và đánh giá
T
0

nguyên nhân gây hư hỏng........................................................................................... 18

T
0

1.3.1. Các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự làm việc của đê kè biển ...................... 18
T
0

T
0

1.3.1.1. Sóng và nước dâng ................................................................................. 18
T
0

T
0

1.3.1.2. Chế độ thủy triều .................................................................................... 19
T
0

T
0

1.3.1.3. Dòng ven bờ ........................................................................................... 20
T
0

T
0


1.3.2.Đánh giá về hiện trạng hư hỏng nói chung của đê kè biển miền Trung ........ 20
T
0

T
0

1.4. Kết luận chương 1 ............................................................................................... 22
T
0

T
0

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 24
T
0

T
0

T
0

T
0

2.1. Sự làm việc của chân kè biển trong điều kiện thiên tai bất thường của vùng
T

0

duyên hải miền Trung ................................................................................................. 24
T
0

2.1.1. Tình hình thiên tai vùng duyên hải miền Trung ........................................... 24
T
0

T
0

2.1.2. Sự làm việc của chân kè biển và nguyên nhân phá hoại chân kè ................. 28
T
0

T
0

2.1.2.1. Các kiểu chân kè chủ yếu ....................................................................... 28
T
0

T
0

2.1.2.2. Sự làm việc của chân kè biển và nguyên nhân phá hoại ........................ 31
T
0


Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy

T
0


3

2.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp phần tử hữu hạn dùng trong phân tích ứng suất
T
0

biến dạng chân kè ....................................................................................................... 33
T
0

2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu trạng thái ứng suất biến dạng........................ 33
T
0

T
0

2.2.1.1. Phương pháp Sức bền vật liệu ............................................................... 34
T
0

T

0

2.2.1.2. Phương pháp Lý thuyết đàn hồi ............................................................. 34
T
0

T
0

2.2.1.3. Phương pháp sai phân hữu hạn .............................................................. 35
T
0

T
0

2.2.1.4. Phương pháp phần tử hữu hạn ............................................................... 36
T
0

T
0

2.2.1.5. Kết luận .................................................................................................. 37
T
0

T
0


2.2.2.Tính toán kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn .................................. 37
T
0

T
0

2.2.2.1. Khái niệm về phương pháp phần tử hữu hạn ......................................... 37
T
0

T
0

2.2.2.2. Cơ sở của phương pháp phần tử hữu hạn .............................................. 38
T
0

T
0

2.2.2.3. Các bước tính toán của phương pháp phần tử hữu hạn ......................... 42
T
0

T
0

2.3. Giải bài toán phân tích ổn định chân kè bằng phương pháp phần tử hữu hạn .... 45
T

0

T
0

2.3.1. Mô hình vật liệu dùng trong tính toán .......................................................... 45
T
0

T
0

2.3.1.1. Mô hình đàn hồi Duncan - Chang .......................................................... 45
T
0

T
0

2.3.1.2.Mô hình đàn hồi Izumi - Kamemura....................................................... 50
T
0

T
0

2.3.1.3.Mô hình dẻo Mises .................................................................................. 51
T
0


T
0

2.3.1.4. Lựa chọn mô hình .................................................................................. 54
T
0

T
0

2.3.2. Mô hình phần tử tiếp xúc trong tính toán ..................................................... 54
T
0

T
0

2.4. Kết luận chương 2 ............................................................................................... 56
T
0

T
0

CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH PHẦN TỬ HỮU HẠN CHÂN KÈ TRONG ỔN ĐỊNH
T
0

T
0


T
0

T
0

T
0

KẾT CẤU KÈ BIỂN ...................................................................................................... 57
T
0

3.1.Giới thiệu phần mềm tính toán ............................................................................. 57
T
0

T
0

3.1.1.Khái niệm APDL ........................................................................................... 60
T
0

T
0

3.1.2.Đặc điểm của APDL ...................................................................................... 61
T

0

T
0

3.1.3.Ứng dụng ANSYS-APDL trong tính toán ..................................................... 62
T
0

T
0

3.1.4.Phương pháp giải bài toán trong phần mềm ANSYS .................................... 64
T
0

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy

T
0


4

3.1.5.Mô phỏng phần tử tiếp xúc ............................................................................ 65
T
0

T

0

3.2. Nghiên cứu ổn định chân kè biển và ảnh hưởng của chân kè biển tới sự làm việc
T
0

của kè. ......................................................................................................................... 67
T
0

3.2.1. Kết cấu kè cứng, chân kè 2 hàng ống buy ................................................... 67
T
0

T
0

3.2.1.1. Mô hình tính toán ................................................................................... 67
T
0

T
0

3.2.1.2. Kết quả tính toán chuyển vị ................................................................... 67
T
0

T
0


3.2.1.3. Kết quả tính toán ứng suất ..................................................................... 69
T
0

T
0

3.2.2. Kết cấu kè mềm, mái kè cứng, chân kè 2 hàng ống buy .............................. 70
T
0

T
0

3.2.2.1. Mô hình tính toán ................................................................................... 70
T
0

T
0

3.2.2.2. Kết quả tính toán chuyển vị ................................................................... 70
T
0

T
0

3.2.2.3. Kết quả tính toán ứng suất ..................................................................... 72

T
0

T
0

3.2.3. Kết cấu kè mềm, chân kè 2 hàng ống buy .................................................... 73
T
0

0T

3.2.3.1. Mô hình tính toán ................................................................................... 73
T
0

T
0

3.2.3.3. Kết quả tính toán ứng suất ..................................................................... 75
T
0

T
0

3.2.4. Kết cấu kè mềm, chân kè 1 hàng ống buy .................................................... 76
T
0


0T

3.2.4.1. Mô hình tính toán ................................................................................... 76
T
0

T
0

3.2.4.2. Kết quả tính toán chuyển vị ................................................................... 76
T
0

T
0

3.2.4.3. Kết quả tính toán ứng suất ..................................................................... 78
T
0

T
0

3.2.5. Phân tích chuyển vị, ứng suất trên mái kè .................................................... 79
T
0

T
0


3.2.5.1. Sự thay đổi UX và UY theo chiều dài mái kè........................................ 79
T
0

T
0

3.2.5.2. Sự thay đổi S1 và S3 theo chiều dài mái kè ........................................... 81
T
0

T
0

3.2.6. Phân tích ứng suất biến dạng tại chân ống buy ............................................ 83
T
0

T
0

3.2.6.1. Sự thay đổi UX và UY tại chân ống buy ............................................... 83
T
0

T
0

3.2.6.2. Sự thay đổi S1 và S3 tại chân ống buy .................................................. 86
T

0

T
0

3.3. Nhận xét chung .................................................................................................... 89
T
0

T
0

3.3.1. Về chuyển vị ................................................................................................. 89
T
0

T
0

3.3.2. Về ứng suất ................................................................................................... 90
T
0

T
0

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy



5

3.4. Kết luận chương 3 ............................................................................................... 90
T
0

T
0

CHƯƠNG 4 - PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH CHÂN KÈ BIỂN HUYỆN SƠN TỊNH –
T
0

T
0

T
0

T
0

T
0

QUẢNG NGÃI .............................................................................................................. 91
T
0

4.1.Giới thiệu về công trình và khu vực nghiên cứu .................................................. 91

T
0

T
0

4.1.1.Vị trí địa lý ..................................................................................................... 91
T
0

T
0

4.1.2. Đặc điểm địa hình ......................................................................................... 91
T
0

T
0

4.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn ....................................................................... 92
T
0

T
0

4.1.3.1. Khí hậu ................................................................................................... 92
T
0


T
0

4.1.3.2. Chế độ mưa ............................................................................................ 93
T
0

T
0

4.1.3.3. Gió .......................................................................................................... 93
T
0

T
0

4.1.3.4. Bão ......................................................................................................... 94
T
0

T
0

4.1.4.Các thông số cơ bản của công trình ............................................................... 94
T
0

T

0

4.1.5.. Tính toán sóng ............................................................................................. 95
T
0

T
0

4.1.5.1. Tính toán các thông số sóng ................................................................... 95
T
0

T
0

4.1.5.2.Tính tải trọng sóng tác dụng lên mái kè .................................................. 97
T
0

T
0

4.2. Phân tích phần tử hữu hạn ................................................................................... 99
T
0

T
0


4.2.1. Mô hình tính toán.......................................................................................... 99
T
0

T
0

4.2.2. Kết quả tính toán chuyển vị .......................................................................... 99
T
0

T
0

4.2.3. Kết quả tính toán ứng suất .......................................................................... 102
T
0

T
0

4.3.Kết luận chương 4 .............................................................................................. 105
T
0

T
0

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 106
T

0

T
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 108
T
0

T
0

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


6

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ đê biển Việt Nam ............................................................................... 13
T
0

T
0

Hình 1.2. Sóng lớn gây ra nguy cơ sạt lở đê kè biển ..................................................... 19
T
0


T
0

Hình 1.3. Sạt mái ngoài đê phía biển ............................................................................. 21
T
0

T
0

Hình 2.1. Nước lũ bao vây thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh (tháng 10-2010) .................... 26
T
0

T
0

Hình 2.2. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Hà Tĩnh trong lũ tháng 10/2010 ................... 26
T
0

T
0

Hình 2.3. Chân kè kiểu hình khối lăng trụ ..................................................................... 29
T
0

T
0


Hình 2.4. Chân kè kiểu cọc cừ ....................................................................................... 30
T
0

T
0

Hình 2.5. Chân kè kiểu hỗn hợp..................................................................................... 30
T
0

T
0

Hình 2.6. Kè bị sụt tại Hậu Lộc – Thanh Hoá ............................................................... 32
T
0

T
0

Hình 2.7. Ba mô hình tiếp xúc phần tử hữu hạn giữa hai môi trường ........................... 55
T
0

T
0

Hình 3.1. Kết cấu chương trình ANSYS ........................................................................ 58

T
0

T
0

Hình 3.2. Trình tự giải ANSYS ..................................................................................... 59
T
0

T
0

Hình 3.3. Đường đẳng chuyển vị theo phương X trong TH1 ........................................ 68
T
0

T
0

Hình 3.4. Đường đẳng chuyển vị theo phương Y trong TH1 ........................................ 68
T
0

T
0

Hình 3.5. Phân bố ứng suất chính S1 trong TH1 ........................................................... 69
T
0


T
0

Hình 3.6. Phân bố ứng suất chính S3 trong TH1 ........................................................... 70
T
0

T
0

Hình 3.7. Đường đẳng chuyển vị theo phương X trong TH2 ........................................ 71
T
0

T
0

Hình 3.8. Đường đẳng chuyển vị theo phương Y trong TH2 ........................................ 71
T
0

T
0

Hình 3.9. Phân bố ứng suất chính S1 trong TH2 ........................................................... 72
T
0

T

0

Hình 3.10. Phân bố ứng suất chính S3 trong TH2 ......................................................... 73
T
0

T
0

Hình 3.11. Đường đẳng chuyển vị theo phương X trong TH3 ...................................... 74
T
0

T
0

Hình 3.12. Đường đẳng chuyển vị theo phương Y trong TH3 ...................................... 74
T
0

T
0

Hình 3.13. Phân bố ứng suất chính S1 trong TH3 ......................................................... 75
T
0

T
0


Hình 3.14. Phân bố ứng suất chính S3 trong TH3 ......................................................... 76
T
0

T
0

Hình 3.15. Đường đẳng chuyển vị theo phương X trong TH4 ...................................... 77
T
0

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy

T
0


7

Hình 3.16. Đường đẳng chuyển vị theo phương Y trong TH4 ...................................... 77
T
0

T
0

Hình 3.17. Phân bố ứng suất chính S1 trong TH4 ......................................................... 78
T
0


T
0

Hình 3.18. Phân bố ứng suất chính S3 trong TH4 ......................................................... 79
T
0

T
0

Hình 3.19. Sự thay đổi UX theo chiều dài mái kè ......................................................... 79
T
0

T
0

Hình 3.20. Sự thay đổi UY theo chiều dài mái kè ......................................................... 80
T
0

T
0

Hình 3.21. Sự thay đổi S1 theo chiều dài mái kè ........................................................... 81
T
0

T

0

Hình 3.22. Sự thay đổi S3 theo chiều dài mái kè ........................................................... 82
T
0

T
0

Hình 3.23. Sự thay đổi UX theo chiều rộng chân ống buy phía trên ............................. 83
T
0

T
0

Hình 3.24. Sự thay đổi UX theo chiều rộng chân ống buy phía dưới ............................ 84
T
0

T
0

Hình 3.25. Sự thay đổi UY theo chiều rộng chân ống buy phía trên ............................. 85
T
0

T
0


Hình 3.26. Sự thay đổi UY theo chiều rộng chân ống buy phía dưới ............................ 86
T
0

T
0

Hình 3.27. Sự thay đổi S1 theo chiều rộng chân ống buy phía trên .............................. 87
T
0

T
0

Hình 3.28. Sự thay đổi S1 theo chiều rộng chân ống buy phía dưới ............................. 87
T
0

T
0

Hình 3.29. Sự thay đổi S3 theo chiều rộng chân ống buy phía trên .............................. 88
T
0

T
0

Hình 3.30. Sự thay đổi S3 theo chiều rộng chân ống buy phía dưới ............................. 89
T

0

T
0

Hình 4.1. Mặt cắt ngang kè ............................................................................................ 95
T
0

T
0

Hình 4.2. Tính toán sóng bằng phần mềm CRESS ........................................................ 96
T
0

T
0

Hình 4.3. Sơ đồ áp lực sóng tác dụng lên mái kè........................................................... 97
T
0

T
0

Hình 4.4. Mô hình phần tử hữu hạn kè biển .................................................................. 99
T
0


T
0

Hình 4.5. Đường đẳng chuyển vị theo phương X .......................................................... 99
T
0

T
0

Hình 4.6. Sự thay đổi UX tại chân ống buy phía trên và phía dưới ............................. 100
T
0

T
0

Hình 4.7. Đường đẳng chuyển vị theo phương Y ........................................................ 101
T
0

T
0

Hình 4.8. Sự thay đổi UY tại chân ống buy phía trên và phía dưới ............................. 101
T
0

T
0


Hình 4.9. Phân bố ứng suất chính S1 ........................................................................... 102
T
0

T
0

Hình 4.10. Sự thay đổi S1 tại chân ống buy phía trên và phía dưới ............................ 103
T
0

T
0

Hình 4.11. Phân bố ứng suất chính S3 ......................................................................... 104
T
0

T
0

Hình 4.12. Sự thay đổi S3 tại chân ống buy phía trên và phía dưới ............................ 104
T
0

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy

T

0


8

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Dữ liệu đầu vào phần tử TARGE169 ............................................................ 66
T
0

T
0

Bảng 3.2. Dữ liệu đầu vào phần tử CONTA172 ............................................................ 66
T
0

T
0

Bảng 4.1. Các thông số cơ bản của mặt cắt ngang điển hình kè .................................... 94
T
0

T
0

Bảng 4.2. Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu ........................................................................ 94
T
0


T
0

Bảng 4.3. Đặc trưng sóng vùng nước nông.................................................................... 96
T
0

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy

T
0


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, chịu ảnh
hưởng của khí hậu lục địa Trung Ấn từ phía Bắc và phía Tây, lại vừa chịu ảnh hưởng
của khí hậu biển Đông từ phía Đông và phía Nam, nơi giao giữa 2 biển lớn là Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, đồng thời nằm giữa ổ bão biển Đông là 1 trong 5 ổ bão
lớn nhất thế giới.
Nước ta có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, kéo dài 13 độ vĩ tuyến từ
Móng Cái đến Hà Tiên.Vùng ven biển nước ta có địa hình tự nhiên thấp trũng, thường
xuyên chịu tác động của thuỷ triều có biên độ lớn, bão với nước biển dâng cao, gió lớn
gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt sản xuất của nhân dân.
Duyên hải miền Trung Việt Nam bao gồm 13 tỉnh thành từ Thanh Hoá tới
Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có chế độ gió mùa hoạt động rất đặc

biệt. Hàng năm có sự tranh chấp của nhiều hệ thống thời tiết cùng địa hình bị chia cắt
phức tạp, mạng lưới sông suối dày đặc đã gây ra diễn biến bất thường của thời tiết và
chế độ thủy văn.
Duyên hải miền Trung là nơi hứng chịu nhiều tác động của bão trong khu
vực, theo những thống kê từ năm 1972 đến năm 2005 cho thấy khu vực này chịu tác
động của 49 % số cơn bão.Các cơn bão đổ bộ vào miền Trung gây ra mưa lớn, gió
mạnh và đặc biệt là sóng do gió gây ra có tác động mạnh mẽ đến công trình thủy lợi
nói chung và kè bảo vệ mái dốc nói riêng. Các tác động này thường gây ra những hư
hỏng mái và chân kè dẫn đến mất an toàn ổn định.
Chân kè có vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn ổn định mái kè
và ổn định tổng thể của toàn bộ kè. Từ thực tế cũng như các kết quả nghiên cứu tổng
kết đã cho thấy rõ sự phá hoại chân kè kéo theo sự phá hoại tổng thể toàn bộ kè. Cấu

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


10

tạo chân kè không hợp lý dẫn tới không chỉ mất ổn định chân kè mà còn gây mất ổn
định lớp bảo vệ, dẫn tới mất ổn định tổng thể toàn công trình.
Với những nhận định như vậy, tác giả định hướng tập trung đi sâu nghiên
cứu ổn định cục bộ của kết cấu chân kè nhằm đảm bảo an toàn ổn định cho kè bảo vệ
mái trong điều kiện thiên tai bất thường của vùng duyên hải miền Trung.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu trường ứng suất biến dạng trong kết cấu chân kè biển nhằm
bước đầu đánh giá an toàn ổn định cục bộ của chân kè.
3. Nội dung của đề tài
Nghiên cứu trường ứng suất biến dạng trong kết cấu chân kè biển trong
điều kiện thiên tai bất thường vùng duyên hải miền Trung. Từ đó có những đánh giá

bước đầu về ổn định cục bộ của chân kè.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Sử dụng phương pháp số để phân tích trường chuyển vị, ứng suất.

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


11

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐÊ KÈ BIỂN Ở VIỆT NAM
VÀ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
1.1.Tình hình xây dựng đê kè biển ở Việt Nam
1.1.1.Đặc điểm bờ biển Việt Nam
Bờ biển Việt Nam theo 3 miền Bắc Trung Nam được phân chia như sau:
- Miền Bắc : từ vĩ độ 220 N – 170 N
P

P

P

P

- Miền Trung : từ vĩ độ 170 N – 110 N
P


P

P

P

- Miền Nam : phần còn lại
Đất đá vùng bờ biển Việt Nam gồm 2 nhóm : Nhóm đá cứng và Nhóm
đất đá bở rời. Hầu hết đê kè được đắp để bảo vệ vùng đất thấp nên nền đê và nền kè
chủ yếu là loại đất đá bở rời được tạo nên bởi các trầm tích bở rời thuộc hệ Đệ tứ, chủ
yếu là cát, bùn, bọt sét, cuội, sạn sỏi phân bố tại các vùng cửa sông và đồng bằng ven
biển. Bờ biển có loại đất bở rời chiếm khoảng 80 % chiều dài của đường bờ biển nước
ta.
1.1.2.Sự hình thành đê biển Việt Nam
Vùng ven biển nước ta có địa hình thấp trũng, thường xuyên chịu tác
động của thủy triều có biên độ lớn, gió bão với nước biển dâng cao gây ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Do đó hệ thống đê biển được hình thành
từ nhu cầu tất yếu bảo vệ khu dân cư và khu sản xuất vùng ven biển. Các tuyến đê biển
có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ sinh mạng và tài sản của nhân dân ven biển,
bảo vệ khu vực sản xuất. Do tính chất và biên độ thủy triều, mức độ ảnh hưởng của bão
và hình thái địa hình của từng vùng khác nhau mà quy mô về đê biển ở từng vùng cũng
khác nhau.

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


12

Vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ có địa hình thấp trũng, là vùng biển có

biên độ thủy triều cao và nước dâng do bão cũng rất lớn. Đây là khu vực tập trung đông
dân cư, là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Do vậy để bảo vệ đời sống sinh hoạt
và sản xuất của nhân dân, đê biển và đê cửa sông ở khu vực này được hình thành từ rất
sớm. Đê biển ven biển Bắc Bộ được đắp từ thời nhà Trần (thế kỷ 13). Đê biển một số
tuyến các tỉnh Bắc khu IV cũ được xây dựng từ những năm 1930.
Còn lại phần lớn đê biển, đê cửa sông các tỉnh miền Trung được đắp sau
năm 1975. Sự phát triển đê biển miền Nam gắn liền với quá trình khai thác ruộng đất
và phát triển nông nghiệp của dải đất ven biển từ Bà Rịa – Vũng Tàu tới Kiên Giang,
phát triển từ năm 1975 và mạnh nhất là giai đoạn 1975 – 1985.
Đê biển nước ta đa số là công trình bằng đất, mái được bảo vệ bằng cỏ.
Những đoạn đê biển chịu tác động trực tiếp tác dụng của sóng được lát mái. Ở các
tuyến đê vùng cửa sông nhân dân trồng các loại cây sú vẹt chắn sóng bảo vệ đê.
Đê biển nước ta không liền tuyến do bị chia cắt bằng nhiều cửa sông lớn
nhỏ, các tuyến đê biển thường nối tiếp với các tuyến đê cửa sông tạo thành các tuyến
khép kín bảo vệ vùng ven biển.

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


13

Hình 1.1. Bản đồ đê biển Việt Nam
1.1.3.Tình hình xây dựng và hiện trạng đê biển Việt Nam
Dọc theo ven biển, cho đến nay hệ thống đê biển đã được xây dựng với
tổng chiều dài trên 1400 km, với nhiều quy mô khác nhau đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ bờ biển, chống gió bão, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tăng
cường an ninh quốc phòng, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
Đê biển đồng bằng Bắc Bộ từ Ninh Bình trở ra có thể chống được mức
triều cao, sóng ứng với gió cấp 7,8. Một số tuyến quan trọng như đê biển Hải Phòng,

Nam Định có khả năng chống được gió bão cấp cao hơn. Đê biển miền Trung từ Thanh
Hoá đến Bình Thuận có thể chống được mức triều trung bình, sóng ứng với gió cấp 6,7.
Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


14

Còn đê biển các tỉnh Nam Bộ từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Kiên Giang có thể chống
được mức triều cao.
Từ năm 1993 đến năm 1998, dự án PAM 4617 đã tập trung khôi phục và
nâng cấp 456 km đê và xây dựng 224,3 km kè thuộc các tỉnh ven biển miền Trung gồm
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam.
Từ năm 1996 đến 2000, một số tuyến đê biển xung yếu thuộc các tỉnh
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình tiếp tục được đầu tư nâng
cấp thông qua dự án PAM 5325. Tổng chiều dài đã được khôi phục và nâng cấp là
307,98 km đê và xây dựng được 75,61 km kè tại một số tuyến trọng điểm.
Sau cơn bão số 4 năm 2000, một số tuyến đê biển tại Hà Tĩnh bị hư hỏng
nặng cũng đã được đầu tư nâng cấp sửa chữa bằng nguồn vốn ngân sách địa phương,
nguồn vốn Trung ương và sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á nhằm khắc phục
hậu quả bão lụt.
Năm 2005, liên tiếp 3 cơn bão với sức gió mạnh đã đổ bộ vào Việt Nam,
đặc biệt là cơn bão số 7 với sức gió mạnh duy trì trong thời gian dài trùng với triều
cường đã gây nước dâng 3,5 đến 4,5 m làm vỡ 1465 m và sạt lở 54055 m đê thuộc các
tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Chính phủ đã
phê duyệt chương trình đầu tư nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam.
Ngoài ra với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án như
CARE, CEC, OXFAM, khoảng 200 km đê biển, đê cửa sông thuộc khu vực miền
Trung cũng đã được đầu tư nâng cấp .

1.1.4. Những vấn đề tồn tại của đê biển Việt Nam
Hệ thống đê biển Việt Nam hiện nay mới chỉ đảm bảo an toàn ở mức độ
nhất định tuỳ theo tầm quan trọng của khu vực được bảo vệ. Thông qua các dự án hỗ
trợ của PAM và ADB, nhiều tuyến đê đã được đầu tư sửa chữa và nâng cấp, có thể
chống được sức gió cấp 9 và mức triều tần suất 5%. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tuyến
Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


15

đê đã xuống cấp và bị hư hại sau một thời gian làm việc nhưng vẫn chưa được tu bổ.
Nhiều đoạn đê biển có thể bị phá vỡ hàng loạt nếu không được đầu tư bảo vệ, củng cố
kịp thời.
Do sự thay đổi khí hậu toàn cầu, số cơn bão, lũ lớn xảy ra ngày càng
nhiều hơn vào các năm gần đây đã gây ảnh hưởng xấu đến bờ sông và bờ biển. Theo
các tài liệu thu thập được, nhiều khu vực bờ biển trên cả nước đã bị xói lở bờ trong
những năm gần đây.
Miền Bắc có 165 điểm sạt lở với tổng chiều dài 252 km.
Miền Trung có 307 điểm sạt lở với tổng chiều dài 555 km.
Miền Nam có 265 điểm sạt lở với tổng chiều dài 450 km.
Có khoảng 800 km đê biển, đê cửa sông thuộc các tỉnh ven biển từ Quảng
Ninh đến Quảng Nam chưa được đầu tư cải tạo và nâng cấp. Bên cạnh đó, một số đoạn
đê mặc dù đã được đầu tư nhưng chưa đủ kiên cố, lại chịu tác động của bão lớn gây hư
hỏng.
Nhiều vùng biển nước ta thuộc dạng biển tiến, do tác động của sóng, gió,
dòng ven nên bãi biển ngày càng bị thu hẹp, đây cũng là một nguyên nhân gây mất ổn
định một số đoạn kè bảo vệ mái đê đã được đầu tư bởi dự án PAM như tuyến đê biển
Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá). Do đó để bảo vệ và phát huy những thành quả của dự án
PAM cần thiết phải có biện pháp giảm sóng, giảm dòng ven bằng cách xây dựng các hệ

thống kè mỏ hàn bảo vệ bãi.
Mặt đê dù đã được bọc bởi lớp đất thịt hoặc lớp cấp phối nhưng do
thường xuyên chịu tác động của mưa lớn và sóng leo nên lớp bề mặt bị cuốn trôi làm
các phương tiện cơ giới không thể đi lại được gây cản trở giao thông, khó khăn cho
việc hộ đê trong mùa mưa bão.
Thân đê chủ yếu được đắp bằng đất cát pha có độ chua lớn không trồng
cỏ được, đặc biệt một số tuyến đê như ở Hậu Lộc (Thanh Hoá) được đắp bằng cát và

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


16

được phủ lớp đất sét chống xói phía ngoài.Tuy nhiên do tác động của mưa lớn, sóng
leo nên mái đê và mặt đê xảy ra hiện tượng xói.
Tại nhiều nơi mái đê đã được bảo vệ bằng các cấu kiện nhưng vẫn bị hư
hỏng do bão như : lát mái bằng đá hộc dày 0,5 đến 1 m (đê Hải Hậu - Nam Định); đá
xây vữa ximăng (đê Tiền Hải – Thái Bình); bêtông đúc sẵn (đê biển Quảng Ninh) ;
bêtông đổ tại chỗ tấm lớn chiều dày từ 15 cm đến 20 cm (Thanh Hoá).
Dải cây chắn sóng trước đê biển ở nhiều nơi chưa có. Có nơi đã có nhưng
do công tác quản lý, bảo vệ không tốt nên dải cây chắn sóng bị phá hoại, nhiều nơi ở
vùng xa cửa sông không thể trồng được cây chắn sóng. Vì vậy đê biển đa phần chịu tác
động trực tiếp của sóng gây sạt lở.
Các cống dưới đê nhiều về số lượng nhưng đã được xây dựng từ nhiều
năm về trước, một số không còn phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất, hầu hết đã
bị xuống cấp nghiêm trọng chưa được tu sửa. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch, xây
dựng mới và cải tạo hệ thống cống dưới đê để đảm bảo an toàn cho đê, kiểm soát mặn
phục vụ sản xuất của vùng ven biển.
1.2.Tình hình xây dựng đê kè biển vùng duyên hải miền Trung

Vùng duyên hải miền Trung có diện tích nhỏ hẹp, phần lớn các tuyến đê
biển đều ngắn, bị chia cắt bởi các sông, rạch, địa hình đồi cát ven biển. Một số tuyến
bao diện tích canh tác nhỏ hẹp dọc theo đầm phá. Đây là vùng có biên độ thủy triều
thấp nhất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Khác với vùng cửa sông đồng
bằng Bắc Bộ chủ yếu là bồi, các cửa sông miền Trung có thể thay đổi tuỳ theo tính chất
của từng cơn lũ, do vậy tuyến đê được đắp theo một tuyến, không có tuyến đê quai lấn
biển hoặc tuyến đê dự phòng.
Đê biển, đê cửa sông khu vực Trung Bộ có tổng chiều dài khoảng 1000
km với nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, chống lũ tiểu mãn hoặc lũ sớm bảo vệ sản xuất
ăn chắc 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu, đồng thời phải đảm bảo tiêu thoát nhanh lũ
chính vụ. Một số ít tuyến đê bảo vệ các khu nuôi trồng thủy sản và đồng muối. Đa số
Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


17

các tuyến đê bảo vệ diện tích canh tác nhỏ dưới 3000 ha, ngoài ra cũng có một số tuyến
đê bảo vệ diện tích lớn hơn như đê Quảng Xương (Sầm Sơn – Thanh Hoá) bảo vệ 3232
ha; đê Quảng Trạch (Quảng Bình) bảo vệ 3900 ha. Với mục tiêu nhiệm vụ như trên, đê
không cần đắp cao nhưng cần phải gia cố 3 mặt để chống hư hỏng khi có lũ tràn qua.
Phần lớn các tuyến đê được đắp bằng đất thịt nhẹ pha cát, một số tuyến nằm sâu so với
cửa sông và đầm. Đất thân đê là đất sét pha cát như đê Tả Gianh (Quảng Bình) hay đê
Vĩnh Thái (Quảng Trị). Một số đoạn đê đã được bảo vệ 3 mặt hoặc 2 mặt bằng tấm
bêtông để cho lũ tràn qua như tuyến đê phá Tam Giang (Huế), đê hữu Nhật Lệ (Quảng
Bình).
Một số tồn tại chính của đê biển duyên hải miền Trung như sau:
- Có nhiều đê biển, đê cửa sông chưa được đầu tư tu bổ, nâng cấp nên
chưa đảm bảo cao độ thiết kế.
- Chiều rộng mặt đê hầu như dưới 3 m, trong đó có đến 272 km mặt đê

chỉ rộng từ 1,5 đến 3 m. Chiều rộng mặt đê nhỏ gây khó khăn lớn trong việc giao thông
và hộ đê.
- Mặt đê chưa được gia cố cứng hoá, về mùa mưa bão mặt đê thường bị
lầy lội nhiều đoạn không thể đi lại được.
- Đến nay mới có khoảng 160 km trong tổng số hơn 500 km đê được xây
dựng kè bảo vệ mái, phần lớn mái đê phía biển chưa được bảo vệ, một số nơi đã được
bảo vệ nhưng chưa đồng bộ hoặc chưa đủ kiên cố nên vẫn thường xuyên bị sạt lở đe
dọa đến an toàn của các tuyến đê biển.
- Ngoài 22,5 km đê thuộc Thừa Thiên Huế và một số đoạn đê thuộc
Quảng Nam được gia cố 3 mặt, còn lại đa số mặt đê và mái đê phía đồng chưa được gia
cố nên rất dễ bị sạt lở khi có bão lũ.

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


18

1.3. Các dạng hư hỏng của đê kè biển vùng duyên hải miền Trung và đánh giá
nguyên nhân gây hư hỏng
1.3.1. Các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự làm việc của đê kè biển
1.3.1.1. Sóng và nước dâng
Sóng là 1 trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến đê kè biển. Trong
thực tế có 2 loại sóng cần phân biệt rõ là:
- Sóng được tạo do gió.
- Sóng lừng là sóng xảy ra sau cơn bão, hoặc được tạo bởi 1 cơn bão nào
đó ngoài đại dương cách xa khu vực.Sóng lừng có bước sóng khá dài và có khả năng
vượt qua được một khoảng cách lớn. Khi vào gần bờ biên độ sóng được tăng đáng kể
và gây nguy hiểm hơn sóng do gió gây ra trong khu vực.
Các đặc trưng động lực và thủy mạch động lực của trường sóng ven bờ

phụ thuộc rất nhiều vào độ dốc của sóng. Thông thường sóng do gió địa phương tạo
nên là các sóng có độ dốc sóng lớn với chu kỳ ngắn. Ngay cả trong trường hợp gió
mạnh, chu kỳ của sóng hữu hiệu cũng chỉ từ 6 đến 8 giây. Sau khi lan truyền qua một
khoảng cách nhất định, sóng gió biến thành sóng lừng có độ dốc sóng nhỏ hơn với chu
kỳ dài hơn (từ 13 đến 15 giây).
Tác dụng của gió bão làm mặt biển dâng hạ khác thường. Khi gió bão từ
ngoài khơi thổi vào bờ, có thể xuất hiện sự tăng lên đột ngột của mực nước ven bờ. Lúc
gió bão từ trong bờ thổi ra biển, mực nước ở ven bờ có thể hạ xuống bất thường. Hiện
tượng đó gọi là nước dâng, nước hạ. Nếu nước dâng trong triều cường sẽ tạo ra mực
nước đặc biệt cao.Thời gian tồn tại nước dâng từ 12 đến 30 giờ. Thời gian duy trì đỉnh
nước dâng từ 2 đến 3 giờ. Nước dâng và nước hạ đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến bờ
biển do khi dâng mực nước tăng cao gây úng lụt, tạo sóng lớn và khi rút thì tạo vận tốc
dòng chảy lớn gây xói lở bờ.
Nước dâng vùng ven biển xảy ra do sự hạ của khí áp, do ảnh hưởng của
sóng và áp lực gió. Độ cao nước dâng thay đổi khi đi từ điểm này đến điểm khác.
Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


19

Trong bão, độ cao nước dâng dưới ảnh hưởng tổng hợp của sự hạ khí áp và sóng gió có
thể đạt tới 3 m. Trong các đợt biển động, độ cao nước dâng có thể đạt tới 1 m. Thông
thường nước dâng do bão dù rất nguy hiểm nhưng có thời gian tương đối ngắn, thời
gian nước lớn chỉ từ 6 đến 8 giờ nên khả nước nước dâng trùng với triều cường là
không cao. Tuy nhiên đối với nước dâng do sóng, vì thời gian nước dâng có thể kéo dài
tới vài ngày nên khả năng nước dâng trùng với triều cường là khá lớn. Nước dâng do
sóng trùng với triều cường sẽ gây xói lở bờ rất nghiêm trọng. Nếu có sóng phản xạ từ
kè bờ khi mà kè được thiết kế không chuẩn hoặc khi có hiện tượng thiếu hụt trong cân
bằng bùn cát vận chuyển dọc bờ, quá trình xói lở này sẽ gây ra sự xâm lấn liên tục của

biển vào đất liền.

Hình 1.2. Sóng lớn gây ra nguy cơ sạt lở đê kè biển
1.3.1.2. Chế độ thủy triều
Dao động mực nước vùng ven bờ chủ yếu do thủy triều gây ra và các yếu
tố khí tượng thủy văn như áp suất khí quyển, sóng , gió. Thuỷ triều nước ta thay đổi từ
tính chất nhật triều đều tại Cửa Ông, Hòn Gai tới bán nhật triều không đều tại Kiên
Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


20

Giang, Phú Quốc. Độ cao thủy triều cũng thay đổi khá mạnh. Tại vùng biển phía Bắc,
độ cao thủy triều trung bình trong kỳ triều cường tại Cửa Ông là 4,2 m. Độ cao thủy
triều giảm dần khi đi vào miền Trung. Tại Quy Nhơn, giá trị độ cao thủy triều trung
bình trong kỳ triều cường đạt 2,4 m. Độ cao thủy triều lại tăng dần khi đi vào vùng
biển phía Nam. Tại Vũng Tàu, giá trị trên đạt 3,7 m.
Phân bố triều dọc theo bờ biển Việt Nam ngoài sự chi phối chung của chế
độ triều biển Đông còn có tính đặc thù của vùng biển và dải bờ. Bờ biển Việt Nam trải
dài trên nhiều vĩ độ, có nhiều sông ngòi đổ ra. Đường bờ lồi lõm, khúc khuỷu là những
nhân tố tạo nên bức tranh phân bố đa dạng dọc theo dải bờ.
1.3.1.3. Dòng ven bờ
Dòng ven bờ được hình thành bởi gió, sóng và thủy triều. Dòng ven bờ
không đồng nhất với dòng chảy ngoài khơi về hướng cũng như tốc độ. Dòng chảy hình
thành do gió ở vịnh Bắc Bộ, khi có gió Đông Bắc cấp 7, dòng dọc theo bờ hướng Bắc
Nam tại cửa Ba Lạt là 0,35 m/s ; trường gió Đông Nam, vận tốc dòng trung bình từ 5
đến 7 cm/s. Dòng chảy do sóng được hình thành tương đối giống với dòng chảy do gió
về hướng và tốc độ. Khi sóng truyền vào bờ có hướng Đông Bắc và hướng Đông cấp 4
thì cửa Đáy và cửa Ba Lạt xuất hiện dòng ven với tốc độ trung bình từ 0,15 đến 0,2 m/s.

Với trường sóng Đông Nam, đoạn từ bờ biển Thái Bình – Nam Hà, dòng chảy dọc theo
bờ có hướng Tây Nam đến Đông Bắc với vận tốc cực đại từ 0,4 đến 0,6 m/s.
1.3.2.Đánh giá về hiện trạng hư hỏng nói chung của đê kè biển miền Trung
Đê biển vùng duyên hải miền Trung ổn định trong điều kiện khí tượng
hải văn bình thường với mực nước triều từ trung bình đến cao khi có gió dưới cấp 7 và
không có mưa lũ nội đồng.
Đê biển vùng duyên hải miền Trung hư hỏng nặng trong các điều kiện
sau đây :
- Với mức triều từ trung bình đến cao gặp gió bão trên cấp 9, các dạng hư
hỏng thường gặp là :
Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


21

+ Sạt mái đê phía biển dọc theo tuyến đê, đặc biệt là các đoạn tiếp xúc
trực tiếp với sóng gió.
+ Sạt mái đê phía biển và cả phía đồng trong trường hợp sóng leo đổ vào
mái đê ở mức cao.
- Với mức triều từ trung bình đến thấp trong mưa lũ lớn, các dạng hư
hỏng thường gặp là :
+ Vỡ nhiều đoạn hoặc đứt cả tuyến do nước lũ tràn qua đê từ phía đồng ra
phía biển.
+ Sạt mái đê phía biển do sóng cao hoặc chủ yếu do nước lũ tràn qua đỉnh
đê vì tràn và cống không đủ khẩu diện tiêu thoát nước lũ. Có trường hợp mái sạt sập và
sóng nước cuốn mất một nửa thân đê. Sạt sập mái đê phía biển trong gió bão là hiện
tượng phổ biến không chỉ đối với các tuyến đê đất mà ngay cả những tuyến đê có lát kè
bằng đá nhỏ bảo vệ mái.


Hình 1.3. Sạt mái ngoài đê phía biển
Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


22

1.3.3. Đánh giá nguyên nhân
Sự thay đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến các trận bão lũ lớn xảy ra ngày càng
nhiều hơn vào các năm gần đây đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến bờ biển.
Công tác điều tra khảo sát chưa đầy đủ và chính xác nên các tài liệu cơ
bản bị hạn chế ảnh hưởng đến việc thiết kế.
Chất lượng và công nghệ thi công chưa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
thiết kế.
Kích thước của các bộ phận đê kè chưa đáp ứng được trong điều kiện ven
biển.
Kích thước, hình dạng của các cấu kiện (viên đá, đất, cấu kiện bêtông...)
chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.
Xử lý nền chưa đạt yêu cầu gây ra lún nền sau một thời gian công trình
làm việc.
Tầng lọc không tốt, đất phía trong chân kè bị xói gây hư hỏng chân kè.
Tại khu vực có cống qua đê, chỗ tiếp giáp giữa các công trình bêtông với
đất (đường ống trong thân đê, tường biên các công trình) thường có dòng thấm tập
trung. Nếu thiết kế không đúng hoặc thi công không đảm bảo, sự phá hoại rất dễ xảy ra
tại những vị trí này.
1.4. Kết luận chương 1
Nước ta có đường bờ biển dài là thuận lợi và cũng là thách thức trong
việc phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân trong khu vực. Dọc theo ven biển,
cho đến nay hệ thống đê biển đã được xây dựng với tổng chiều dài trên 1400 km, với
nhiều quy mô khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, chống gió

bão, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ cuộc
sống của nhân dân.

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy


23

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, chịu ảnh
hưởng của khí hậu lục địa Trung Ấn từ phía Bắc và phía Tây, lại vừa chịu ảnh hưởng
của khí hậu biển Đông từ phía Đông và phía Nam, nơi giao giữa 2 biển lớn là Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, đồng thời nằm giữa ổ bão biển Đông là 1 trong 5 ổ bão
lớn nhất thế giới. Duyên hải miền Trung là nơi hứng chịu nhiều tác động của bão trong
khu vực.Các cơn bão đổ bộ vào miền Trung gây ra mưa lớn, gió mạnh và đặc biệt là
sóng tác động tiêu cực đến đê kè biển nói chung và chân kè nói riêng, gây ra những hư
hỏng mái và chân kè dẫn đến mất an toàn công trình.
Do tầm quan trọng của đê kè biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng và đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân ven biển, trong nhiều năm
qua Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến đê biển, đê cửa sông.
Nhiều tổ chức nước ngoài như CEC, CARE, OXFAM ... cũng đã tài trợ cho việc phát
triển đê kè biển. Chính phủ đã phê duyệt chương trình đầu tư củng cố và nâng cấp đê
biển miền Trung tại quyết định số 58/2006/QĐ – TT.
Vì vậy đề tài nghiên cứu ổn định cục bộ chân kè biển nhằm đảm bảo an
toàn ổn định cho kè trong điều kiện thiên tai bất thường của vùng duyên hải miền
Trung là cần thiết, thiết thực cho giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

Học viên : Phan Mạnh Cường
Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy



×