Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẤP NƯỚC CHO HỆ THỐNG THỦY LỢI NAM THÁI BÌNH NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


NGUYỄN THỊ DIÊN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG
TRÌNH CẤP NƯỚC VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỘT
SỐ GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẤP
NƯỚC CHO HỆ THỐNG THỦY LỢI NAM THÁI BÌNH
NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THỊ DIÊN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH
CẤP NƯỚC VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ GIẢI


PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẤP NƯỚC CHO
HỆ THỐNG THỦY LỢI NAM THÁI BÌNH NHẰM THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Mã số:

60-62-30

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

HÀ NỘI - 2011

PGS.TS. LÊ QUANG VINH



LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn của các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến
sỹ, giảng viên Trường Đại học Thủy lợi, Lãnh đạo và cán bộ Khoa Sau đại học, sự
tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nà quản lý, bạn bè đồng nghiệp cùng với
sự nỗ lực của bản thân tác giả, bản Luận văn đã được hoàn thành vào tháng 6 năm
2011 tại trường Đại học Thủy lợi.
Trước hết tác giả bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Quang Vinh người
hướng dẫn khoa học trực tiếp, đã tạo moi điều kiện thuận lợi, động viên và tận tình
giúp đỡ trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn.
Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo,
các Giáo sư, PGS, Tiến sỹ, lãnh đạo và cán bộ khoa Sau đại học, Trường Đại học
Thủy lợi.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng Bắc Bộ-Viện Quy hoạch Thủy lợi,

Trung tâm khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi của Trường Đại học Thủy lợi,
khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh
Thái Bình, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình, Chi cục quản lý nước
và công trình thủy lợi Thái Bình, các công ty khai thác công trình thủy lợi Nam và 8
huyện thành phố thuộc tỉnh Thái Bình, các bạn bè thân thiết, các anh em đồng
nghiệp đã chân tình giúp đỡ, cổ vũ động viên, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài
liệu
thông tin, trao đổi ý kiến giúp tác giả hoàn thành Luận văn.
Tự đáy lòng mình tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình thân yêu,
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại An đã đồng cảm, sẻ chia bao nỗi
vất vả, nhọc nhẵn, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành Luận văn để đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả được trình bày luận văn này.
Hà Nội, tháng 06 năm 2011

Nguyễn Thị Diên


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT

Tên hình vẽ, đồ thị

Trang

1

Hình 1.1: Bản đồ hành chính hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình


2

Hình 2.1: Bản đồ phân vùng cấp nước HTTL Nam Thái Bình

22

3

Hình 2.2: Đường mực nước tại cống lấy nước

57

4

Hình 2.3: Mô tả lượng nước qua cống

59

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng biểu

Trang

1


Bảng (1.1) – Thống kê cao độ theo diện tích canh tác

4

2

Bảng (1.2) – Phân loại đất theo độ chua PHkcl của hệ thống

6

3

Bảng (1.3) – Dinh dưỡng trong đất

6

4

Bảng (1.4) – Lượng mưa xuất hiện từ ngày 7-9 đến 14-9-2003 tại một
số địa phương thuộc vùng Nam Định

8

5

Bảng (1.5) – Một số đặc trưng khí hậu vùng nghiên cứu (trạm Thái
Bình)

9


6

Bảng (1.6) - Ảnh hưởng của hồ điều tiết Hòa Bình đến mực nước dâng
lên

12

7

Bảng (1.7) – Đặc trưng kỳ triều thiết kế tại cửa tiêu Lân (từ 13/8 đến
19/8/1968)

13

8

Bảng (1.8) – Tổ hợp bất lợi ngoài sông có lũ gặp thời kỳ nắng hạn kéo
dài

14

9

Bảng (1.9) - Ảnh hưởng của hồ điều tiết Hòa Bình đến độ mặn

14

10

Bảng (1.10) – Hiện trạng sử dụng đất khu vực Nam Thái Bình


15

11

Bảng (1.11) – Lịch thời vụ canh tác

17

12

Bảng (1.12) – Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt

19

13

Bảng (1.13) – Diện tích các khu công nghiệp và làng nghề đang hoạt
động, đã có quy hoạch và dự kiến đến năm 2020 trên hệ thống Nam
Thái Bình

20

14

Bảng (1.14) – Hiện trạng công trình cấp nước vùng Nam Thái Bình

24

15


Bảng (2.1) – Hiện trạng sử dụng đất khu vực Bắc hệ thống

31

16

Bảng (2.2) – Hiện trạng sử dụng đất khu vực Nam hệ thống

32

17

Bảng (2.3) – Diện tích tưới toàn vùng năm 2020

33

18

Bảng (2.4) – Mô hình mưa thiết kế của các khu tưới (theo tần suất P =
85%)

34

19

Bảng (2.5) – Độ ẩm lớp đất canh tác cây trồng cạn

35


20

Bảng (2.6) – Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của lúa

35

21

Bảng (2.7) – Chiều sâu bộ rễ của các loại cây trồng cạn

35

22

Bảng (2.8) – Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của các loại
cây trồng khác

36

23

Bảng (2.9) – Chế độ rửa mặn cho lúa theo các giai đoạn sinh trưởng

40


24

Bảng (2.10) – Mức tưới cho các loại cây trồng (tần suất 85%)


41

25

Bảng (2.11) – Hệ số tưới và mức tưới cho 1 ha đất canh tác tại mặt
ruộng ở thời điểm hiện tại

42

26

Bảng (2.12) – Hệ số tưới và mức tưới cho 1 ha đất canh tác tại mặt
ruộng năm 2020

42

27

Bảng (2.13) – Kết quả tính toán hệ số tưới cho 1 ha đất canh tác

42

28

Bảng (2.14) – Cơ cấu đất trồng trọt giai đoạn hiện tại và năm 2020

43

29


Bảng (2.15) – Nhu cầu nước cho trồng trọt giai đoạn hiện tại và năm
2020

43

30

Bảng (2.16) – Nhu cầu nước cho 1 ha nuôi nước ngọt cao sản

46

31

Bảng (2.17) – Tiêu chuẩn cấp thoát nước thủy sản nước lợ

47

32

Bảng (2.18) – Yêu cầu lượng nước ngọt để pha loãng

47

33

Bảng (2.19) – Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn hiện tại và năm
2020

48


34

Bảng (2.20) – Nhu cầu nước cho thủy sản

49

35

Bảng (2.21) – Số lượng tính toán nhu cầu nước đô thị

49

36

Bảng (2.22) – Kết quả tính toán nhu cầu nước đô thị

50

37

Bảng (2.23) – Dân số nông thôn

51

38

Bảng (2.24) – Tổng hợp nhu cầu nước sinh hoạt nông thôn

51


39

Bảng (2.25) – Số đàn gia súc, gia cầm

52

40

Bảng (2.26) – Nhu cầu nước cho chăn nuôi giai đoạn hiện tại và năm
2020

52

41

Bảng (2.27) – Tổng hợp nhu cầu nước môi trường

53

42

Bảng (2.28) – Nhu cầu nước các ngành kinh tế tấn suất P = 85%

53

43

Bảng (2.29) – Tổng lượng nước yêu cầu phân theo vùng tần suất P =
85%


54

44

Bảng (2.30) – Lưu lượng nước yêu cầu phân theo vùng tần suất P =
85%

55

45

Bảng (2.31) – Khả năng cấp nước của các cống trong toàn hệ thống
(trong thời đoạn 10 ngày)

60

46

Bảng (2.32) – Khả năng cấp nước của từng vùng trong hệ thống (trong
thời đoạn 10 ngày)

61

47

Bảng (2.33) – Cân bằng nước hiện tại

61

48


Bảng (2.34) – Cân bằng nước tương lai

62

49

Bảng (3.1) – Thống kê các trạm bơm cần nâng cấp, cải tạo

68


PHỤ LỤC TÍNH TOÁN THỦY NÔNG


PHỤ LỤC TÍNH TOÁN THỦY LỰC


1

MỞ ĐẦU
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hệ thống thủy lợi (HTTL) Nam Thái Bình có diện tích tự nhiên 67.469,89 ha
trong đó đất nông nghiệp có 43.860,85 ha được giới hạn bởi sông Trà Lý ở phía bắc
và đông bắc, sông Hồng ở phía tây và nam, phía đông giáp biển, bao gồm toàn bộ
các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và một phần thành phố Thái Bình nằm
phía nam sông Trà Lý.
Nam Thái Bình là một hệ thống thủy lợi có quy mô khá lớn, có cấu trúc phức
tạp với đủ các loại hình tưới tiêu và phụ thuộc vào chế độ thủy triều. Nguồn nước
tưới cho hệ thống được lấy trực tiếp từ sông Hồng và sông Trà lý thông qua các

cống lấy nước tự chảy và trạm bơm điện. Khả năng đáp ứng yêu cầu cấp nước của
các công trình này phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ mực nước và lưu lượng của sông
Hồng. Trong điều kiện bình thường, khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội đạt mức
từ 2,5 m trở lên thì nguồn nước sông Hồng ở khu vực hạ lưu đáp ứng đủ yêu cầu
cấp nước vụ đông xuân và hệ thống có khoảng 60% diện tích được tưới tự chảy, số
còn lại phải tưới bằng động lực.
Trong những năm gần đây dưới tác động của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố
biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu nên về mùa kiệt mực nước trên hầu hết các sông
thuộc hệ thống sông Hồng thường xuyên bị hạ thấp xuống dưới mức trung bình
nhiều năm, làm hạn chế khả năng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp nhất là tại các
thời kỳ cần nước để đổ ải hoặc tưới dưỡng theo kế hoạch. Có rất nhiều công trình
tưới xây dựng dọc sông Hồng và sông Thái Bình không thể lấy được nước tưới.
Theo số liệu của Chi cục Thủy lợi Thái Bình, hàng năm trên hệ thống có khoảng
2.500 đến 3.000 ha lúa bị hạn nặng.
Cũng như nhiều HTTL khác ở vùng ven biển đồng bằng Bắc bộ (ĐBBB), trên
hệ thống Nam Thái Bình đang có sự chuyển dịch rất mạnh về cơ cấu sử dụng đất
(SDĐ): diện tích đất dành cho các loại cây nông nghiệp truyền thống như lúa và
hoa màu đang có xu hướng giảm dần, đất dành cho nuôi trồng thủy sản, trồng hoa,
rau xanh và một số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao đang có xu hướng
tăng lên .v.v... Trên thực tế yêu cầu cấp nước cho các ngành dùng nước trên hệ


2
thống này đã có nhiều thay đổi khác với nhiệm vụ thiết kế ban đầu. Trên hệ thống
đang tồn mâu thuẫn giữa khả năng cấp nước của các công trình thủy lợi đã có với
yêu cầu cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước. Mặt khác, BĐKH toàn cầu đã
và đang tác động rất mạnh đến mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các
HTTL, làm cho mâu thuẫn nói trên càng trở nên căng thẳng hơn. Do vậy, đề tài
“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước và cơ sở khoa học của
một số giải pháp cải tạo, nâng cao hiệu quả cấp nước cho HTTL Nam Thái Bình

nhằm thích ứng với BĐKH” là rất cần thiết.
B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi
cấp nước tưới cho HTTL Nam Thái Bình có khả năng thích ứng với biến đổi khí
hậu toàn cầu.
C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
Đối tượng nghiên cứu là hệ số tưới và các công trình cấp nước tưới đã và sẽ
xây dựng trên HTTL Nam Thái Bình.
Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là các cơ sở khoa học khi đề xuất các giải
pháp công trình cấp nước thích ứng với BĐKH
D. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
D1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công trình cấp nước và khả năng đáp ứng của các công
trình này trong HTTL Nam Thái Bình.
- Tính toán cân bằng giữa khả năng cấp nước của hệ thống với yêu cầu sử
dụng nước của các ngành dùng nước trong hệ thống.
- Tìm và phát hiện các mâu thuẫn nội tại nảy sinh trong quá trình quản lý
khai thác và phục vụ cấp nước của hệ thống đặc biệt có xét đến tác động trục tiếp và
tác động gián tiếp của BĐKH toàn cầu.
- Đề xuất một số giải pháp cải tạo, nâng cấp và nâng cao hiệu quả cấp nước
của hệ thống.


3
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các giải
pháp đề xuất.
D2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra, trong luận văn sử dụng
phương pháp nghiên cứu sau:
1) Phương pháp kế thừa

Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác
giả đã nghiên cứu liên quan đến đề tài.
2) Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá
Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá
và tổng hợp tài liệu để từ đó rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào
thực tiễn.
3) Phương pháp sử dụng mô hình toán thủy văn, thủy lực
Để phục vụ cho tính toán thủy chế độ tưới cho các vùng trong hệ thống thủy
nông Nam Thái Bình, luận văn đã tham khảo và xem xét sử dụng chương trình
CropWat của FAO. Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm và các thế mạnh của các
phiên bản, tác giả đã chọn chương trình CopWat 5.7 trong tính toán nhu cầu nước
cho trồng trọt.
D3. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài là hệ thống thủy nông Nam Thái Bình.


4

Chương 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỦY LỢI NAM THÁI BÌNH
1.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nằm ở Đông Nam châu thổ sông Hồng
bao gồm 3 huyện: Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và trên 70% diện tích hiện tại của
thành phố Thái Bình, có giới hạn:
- Phía Bắc giáp sông Trà Lý từ xã Tam Tỉnh (huyện Vũ Thư) đến cửa sông
Trà Lý (địa phận huyện Tiền Hải) dài 67 km.
- Phía Tây và phía Nam giáp sông Hồng từ xã Tam Tỉnh (Vũ Thư) đến cửa
Ba Lạt (Tiền Hải) dài 73 km.
- Phía Đông giáp biển Đông từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt dài 21,5 km.

Tổng diện tích mặt bằng: 67.469,89 ha, phần diện tích đất nông nghiệp là
43.860,85 ha, trong đó đất canh tác là: 38.896,76 ha
1.1.2. Đặc điểm về địa hình
Hệ thống được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Hồng và sự nâng dần của
bãi biển . Hướng dốc chính của địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trong nội
vùng địa hình có hướng dốc phụ từ sông Kiến Giang thấp dần về hai phía đê sông
Hồng và đê sông Trà Lý.

1,75-2,0

>2,00

1,50-1,75

1,25-1,50

1,00-1,25

0,75-1,00

Diện tích

<0,5

Cao độ

0,5-0,75

Bảng (1.1) – Thống kê cao độ theo diện tích canh tác


677

306

Dtích theo cao độ (ha)

322

9.346 13.687 8.141 3.412 2.140

Dtích cộng dồn (ha)

322

9.668 23.355 31.496 34.908 37.048 37.725 38.031

Tỷ lệ % loại cao độ

0,85

24,57 35,99 21,41

Tỷ lệ % so tổng dtích

0,85

25,42 61,41 82,82 91,79 97,42 99,20 100,00

8,97


5,63

1,78

0,80

Địa hình có nhiều dải đất cao xen kẽ với nhiều dải đất trũng tạo thành hình
gợn sóng. Nhìn chung, mặt đất cao, thấp xen kẽ nhau không đồng đều tạo thành


5
hình bát úp. Huyện Vũ Thư ở đầu hệ thống có nhiều vùng cao cao độ (+2,0 m)
÷ (+2,5 m), xen kẹp có những vùng úng trũng cao độ (+0,5 m) ÷ (+0,75 m) rải rác

ven đê sông Trà Lý, sông Hồng. Vùng thấp nhất hệ thống thuộc huyện Kiến Xương
cao độ phổ biến (+0,5m) ÷ (0,7 m).
1.1.3. Đặc điểm cấu tạo địa chất
Qua sự tổng kết đặc điểm địa chất của nhiều công trình đã xây dựng trên toàn
vùng có thể đánh giá cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu như sau:
+ Trầm tích Pleixtoxen: Nằm dưới đáy địa tầng là cát thạch anh hạt nhỏ đến
hạt trung thuộc bồi tích cổ alQIII, có bề dày từ 20m đến 30m hoặc lớn hơn, nằm khá
sâu dưới mặt đất từ 20m đến trên 30m.
+Trầm tích tholoxen: nằm trên tầng trầm tích Pleixtoxen, dạng phổ biến là
bùn sét kiểu đầm lầy ven biển (bmQIV). Trên tầng bùn sét là trầm tích sét biển
(mQIV), trên nữa là tầng á sét có chứa vỏ sò, chất hữu cơ thực vật. Trên cùng là
tầng bồi tích sông (alQIV).
Quá trình hình thành và phát triển địa chất vùng nghiên cứu rất phức tạp
được thể hiện ở tính đa dạng của các dạng địa hình và các kiểu địa mạo. Tuy nhiên
có thể khái quát lại thành 2 kiểu địa mạo chính sau:
1. Đồng bằng bồi tích phù sa sông.

Kiểu địa mạo này phân bố rất rộng và chiếm phần lớn vùng nghiên cứu, có
địa hình rất bằng phẳng. Đây là kiểu đồng bằng đã qua giai đoạn phát triển tam giác
châu, đang trong giai đoạn phát triển của đồng bằng bồi tích phù sa sông. Những
chỗ thấp là tàn tích của các lòng sông cũ còn những chỗ cao là tàn tích của các con
trạch gần bờ. Quá trình bồi lấp chưa hoàn thiện nhưng hiện tại đã bị ngừng trệ do hệ
thống đê điều ngăn lũ được xây dựng trên hầu hết các sông lớn. Do ảnh hưởng của
hệ thống đê mà vùng nghiên cứu đã hình thành các ổ trũng lớn tương đối độc lập
với nhau.
2. Đồng bằng bồi tích tam giác châu hiện đại.
Kiểu địa mạo này bao gồm tam giác châu sông Hồng và sông Trà Lý với độ
cao tuyệt đối rất thấp, biến đổi từ 0m đến 1,0m, bề mặt rất bằng phẳng. Tính chất
bằng phẳng này chỉ bị phá vỡ ở khu vực gần bờ biển do hệ thống đê biển tạo nên.


6
Hiện nay quá trình bồi tụ tam giác châu phát triển rất mạnh làm cho tam giác châu
sông Hồng tiến nhanh ra biển với tốc độ vài chục m mỗi năm.
Nhìn chung nền địa chất vùng nghiên cứu rất yếu, khi khảo sát thiết kế và thi
công các công trình thủy lợi cần có biện pháp xử lý chống lún, chống cát đùn và cát
chảy.
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình được hình thành trong quá trình nâng
dần do phù sa bồi đắp, do vậy đất đai của hệ thống thuộc loại đất trẻ giầu chất dinh
dưỡng, nhưng sự phân bố chất dinh dưỡng không đều có vùng nghèo đạm nhưng lại
giàu kali và ngược lại. Các vùng cao thường bị rửa trôi, bạc màu, vùng thấp trũng
tầng đất canh tác được tăng dần chất dinh dưỡng nhiều nhưng độ chua lớn, đất canh
tác thường xuyên bị ngập nước quanh năm, vùng ven biển thường là bãi đất cát cao,
lượng muối hoà tan trong đất còn khá lớn. Hàng năm do tác dụng xâm thực của
nước biển qua mạch nước ngầm hoặc do quản lý khai thác chưa tốt nên nước biển
rò rỉ qua cống làm độ mặn tăng lên.

Theo tài liệu của Trung tâm khuyến Nông – lâm tỉnh Thái Bình là tiềm
năng đất canh tác của vùng nghiên cứu còn khá, hiện chưa khai thác hết. Diện tích
đất chua mặn khoảng 16.000ha cần được cải tạo tích cực bằng biện pháp thủy lợi và
nông nghiệp
Bảng (1.2) – Phân loại đất theo độ chua PHkcl của hệ thống
Loại đất
Diện tích (ha)

Rất chua
PH<4
1.220

Chua
PH = 4 ÷ 4,5
20.231

Chua
PH = 4,5 ÷ 5,0
7.561

Chua
PH >5
9.019

Bảng (1.3) – Dinh dưỡng trong đất
Đơn vị: ha
Mùn
Nghèo
<1%


T.bình
(1-2)%

Khá 24%

Nghèo
<0,1%

2.864

10.838

24.329

5.612

Đạm
T.bình
(0,10,2)%
28.840

Khá
0,2%

Nghèo
0,1%

3.579

19.161


Lân
T.bình
(0,10,2)%
10.100

Khá
0,2%
8.770


7
1.1.5. Đặc điểm khí tượng - khí hậu
Do nằm sát biển và chịu ảnh hưởng của biển nên vùng nghiên cứu có kiểu
khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt
với hiện tượng mưa phùn, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều.
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng trên 23oC. Tổng nhiệt độ
toàn năm vào khoảng 8.600oC. Hằng năm có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm
sau) nhiệt độ trung bình tháng dưới 20oC. Tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ
trung bình 16,3oC. Mùa hè nhiệt độ tương đối dịu hơn. Có 5 tháng, từ tháng 5 đến
tháng 9 nhiệt độ trung bình trến 25oC. Tháng 7 là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung
bình trên 29,2oC.
P

P

2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm của cả khu vực thuộc vùng
nghiên cứu dao động trong khoảng 86%. Sự biến đổi về độ ẩm giữa các tháng

không nhiều. Ba tháng mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) là thời kỳ ẩm ướt nhất, độ
ẩm trung bình tháng đạt khoảng 89% đến 91% hoặc cao hơn. Các tháng cuối mùa
thu và đầu mùa đông là thời kỳ hanh khô nhất, độ ẩm trung bình tháng có thể xuống
dưới 80%. Độ ẩm ngày cao nhất có thể đạt tới 98% và thấp nhất có thể xuống dưới 64%.
3. Bốc hơi
Theo số liệu thống kê nhiều năm, lượng bốc hơi bình quân năm khoảng 871
mm. Các tháng đầu mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7) lại là các tháng có lượng bốc
hơi lớn nhất trong năm. Các tháng cuối đông và mùa xuân (tháng 1 đến tháng 4) có
lượng bốc hơi nhỏ nhất, là những tháng có nhiều mưa phùn và độ ẩm không khí
tương đối cao.
4. Mưa
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.780 mm. Phân bố lượng mưa biến đổi
theo không gian và thời gian. Số ngày mưa trung bình hàng năm khoảng 130 đến
140 ngày. Tháng 8 và tháng 9 có nhiều mưa bão nhất, lượng mưa trung bình trên
dưới 300 mm. Lượng mưa lớn nhất năm ứng với các thời đoạn thường rơi vào tháng
8, tháng 9. Các trận mưa thời đoạn ngắn thường nằm trong các trận mưa dài hơn. Số


8
liệu tổng kết về mưa gây úng trong 20 năm gần đây cho thấy lượng mưa lớn gây
úng có khả năng xuất hiện vào bất cứ thời gian nào của năm. Thậm chí tháng 10, 11
cũng có thể xuất hiện mưa lớn gây úng, tuy mức độ nguy hiểm đối với cây trồng có
thể khác nhau.
Mỗi mùa mưa thường có vài trận mưa lớn gây úng với tổng lượng từ 100
mm trở lên, tập trung liên tục trong 3 -5 ngày. Theo các số liệu đã tổng kết về mưa
úng thì số trận mưa có tổng lượng từ 100 -200 mm chiếm tới 74% số trận mưa gây
úng, số trận mưa có lượng mưa từ 200 mm trở lên trong 3-5 ngày chiếm khoảng
26% tổng số trận mưa gây úng.
Vùng nghiên cứu đã nhiều lần xuất hiện các trận mưa rất lớn có tổng lượng
từ 300 -600 mm thậm chí lên tới 1000mm. Trận mưa từ ngày 7 đến ngày 14-9-2003

tại Nam Thái Bình và vùng lân cận có tổng lượng trung bình 800mm.
Bảng (1.4) – Lượng mưa xuất hiện từ ngày 7-9 đến 14-9-2003 tại một số địa
phương thuộc vùng Nam Thái Bình
Điểm đo mưa

Lượng mưa từng ngày (mm)
7

8

9

10

11

Tổng số từ
7-11/9

12

13

Tổng số cả
trận mưa

20

27


508

213

30

789

63

17

878

Kiến Xương

170

486

240

35

931

125

22


1.078

Tiền Hải

32

376

267

15

690

172

17

879

TP. Thái Bình

5. Gió, bão
Hướng gió thịnh hành trong mùa hè vùng nghiên cứu là gió nam và đông
nam còn mùa đông thường có gió bắc và đông bắc. Tốc độ gió trung bình khoảng
2-3 m /s. Các tháng từ tháng 7 đến tháng 9 có nhiều bão nhất. Các cơn bão đổ bộ
vào đất liền thường gây ra mưa lớn trong vài ba ngày, gây ảnh hưởng lớn đến sản
xuất và đời sống nhân dân. Tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể lên tới trên
40m/s
6. Mây

Lượng mây trung bình năm chiếm khoảng 75% bầu trời. Tháng 3 u ám nhất
có lượng mây cực đại, chiếm trên 90% bầu trời. Tháng 10 trời quang đãng nhất,
lượng mây trung bình chỉ chiếm khoảng dưới 60% bầu trời.


9
7. Nắng
Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.700 giờ. Các tháng mùa hè từ tháng 5
đến tháng 10 có nhiều nắng nhất, trên dưới 200 giờ mỗi tháng. Các tháng 2, 3 trùng
khớp với những tháng u ám là tháng rất ít nắng, chỉ đạt khoảng 30 đến 40 giờ mỗi
tháng.
8. Các hiện tượng thời tiết khác
Nồm và mưa phùn là hiện tượng thời tiết khá độc đáo xảy ra vào nửa cuối
mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và hệ thống Nam Thái Bình nói riêng.
Trung bình mỗi năm có khoảng 10 đến 20 ngày có sương mù. Hiện tượng này xảy
ra chủ yếu vào các tháng đầu mùa đông, nhiều nhất vào tháng 11, 12. Hàng năm có
từ 30 đến 40 ngày mưa phùn, tập trung nhiều nhất vào các tháng 2, 3 sau đó là các
tháng cuối đông và đầu mùa xuân. Mưa phùn tuy chỉ cho lượng nước không đáng
kể nhưng lại có tác dụng rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp vì nó duy trì được
tình trạng ẩm ướt thường xuyên, giảm bớt nguy cơ hạn hán.
Bảng (1.5) – Một số đặc trưng khí hậu vùng nghiên cứu (trạm Thái Bình)
Vĩ độ Bắc: 20027’; Kinh độ Đông: 106021’; cao độ: 3m.
P

Đặc trưng
Nhiệt độ
o
P

C


I

II

III

P

IV

P

Trung bình tháng
V
VI VII VIII

P

IX

X

XI

XII

TB
Năm


16,1 16,8 19,5 23,2 27,0 28,6 29,2 28,3 27,0 24,4 21,1 17,7 23,2

P

Độ ẩm (%) 85 89 91 90 85 83 82 86 86 85 82 83
Bốc hơi
58,5 41,5 40,1 50,6 88,4 98,4 116 77,2 69,1 79,2 80,6 71,4
(mm)

86
871

Mưa (mm) 24,6 26,8 44,7 85,2 162,4 192,6 230,4 296,5 322 227,4 66,4 27,1 1706,1
Tốc độ gió
2,0
(m/s)

2,0

1,8

2,1

2,1

2,0

2,2

1,6


1,7

1,9

1,8

1,8

1,9

1.1.6. Đặc điểm sông ngòi và thủy văn - hải văn
1.1.6.1. Hệ thống sông ngòi
Hệ thống Nam Thái Bình lấy nguồn nước từ sông Hồng và sông Trà Lý qua
các cống dưới đê. Đây là nguồn nước tương đối dồi dào, hàm lượng các chất dinh
dưỡng cao.
Sông Hồng là con sông lớn thứ hai chảy qua nước ta tạo nên đồng bằng châu
thổ sông Hồng phì nhiêu. Sông Hồng được tạo thành bởi các sông Đà, sông Thao,


10
sông Lô Gâm đến Việt Trì với diện tích 51.750 km2. Chiều dài sông Hồng từ nguồn
đến biển là 1.138,5 km. Sông Đà nhập vào Trung Hà ở phía trên Việt Trì, diện tích
lưu vực sông Đà 52.500 km2, dài 900 km (tính đến Trung Hà). Sông Lô nhập vào
sông Hồng tại Việt Trì, có chiều dài 450 km, diện tích lưu vực 39.040 km2, cùng
với các nhánh khá lớn là sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy.
Sông Hồng phân nước qua sông Thái Bình qua hai phân lưu lớn còn lại là
sông Đuống (dài 64 km), sông Luộc (dài 72,4km). Phân nước sang sông Đáy qua
sông Nam Định (dài 31,5 km) và chảy thẳng ra biển (Vịnh Bắc Bộ) ở cửa Ba Lạt và
hai phân lưu nữa là sông Trà Lý (dài 64 km) và sông Ninh Cơ (dài 51,8 km). Sông

Hồng chảy qua vùng nghiên cứu với chiều dài là 70 km đã mang theo một lượng
nước phù sa dồi dào.
Sông Trà Lý có hướng chung là Tây – Đông. Bắt đầu từ xã Hồng Minh,
huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình, chảy quanh co, uốc khúc qua Quyết Chiến, An
Tiến, Đồng Phú, Đồng Cống của huyện Đông Hưng, TP. Thái Bình, Đông Mỹ,
Đông Huy rồi đến Thái Hà, Thái Phúc của huyện Thái Thuỵ đổi hướng Bắc – Nam
đến Thái Thành, Thái Thọ cuối cùng tới Định Cư rồi đổ ra Vịnh Bắc Bộ tại cửa Trà
Lý. Sông dài 64 km. Sông Trà Lý vẫn là sông thiên nhiên, mới chỉ có tác động của
con người là đê được đắp hai bên bờ và ngăn các sông nhỏ bằng các cống.
Trong vùng nghiên cứu có một mạng lưới sông nội đồng chuyển tải nước tới
từng khu vực nhỏ trong hệ thống, bao gồm:
1. Các sông lấy nước từ sông Trà Lý.
Sông Cự Lâm dài 10.280m nối từ cống Cự Lâm đến sông Kiến Giang.
Sông Nang dài 4.270m nối từ cống Nang tới sông Cự Lâm.
Sông Bạch dài 7880m nối từ cống Ô Mễ đến sông Kiến Giang.
Sông Nhân Thanh nối từ cống Nhân Thanh vào sông Bạch dài 1000m.
Sông Tam Lạc: nối từ cống Tam Lạc xuống sông Kiến Giang qua đập Cổ Ninh
dài 5846m.
Sông 3-2 nối từ cống Tam Lạc xuống sông Kiến Giang dài 3681m
Sông Hoàng Giang dài 9320m nối từ cống Ngữ xuống sông Kiến Giang.
Sông Vũ Đông nối từ cống Vũ Đông vào sông Hoàng Giang dài 4360m


11
Sông Dục Dương nối từ cống Dục Dương xuống sông Kiến Giang qua Âu
Ngái dài 13.766m.
Sông Bến Hến nối từ sông Dục Dương qua trạm bơm Thống Nhất xuống sông
Kiến Giang dài 10.962m.
2. Các sông lấy nước từ sông Hồng.
Sông Búng nối từ cống An Điện vào sông Kiến Giang.

Sông Ngô Xá nối từ cống Ngô Xá vào sông Kiến Giang qua đập Vũ Việt, dài
5.510m.
Sông 223 nối từ cống Thái hạc đến sông Kiến Giang, Dài 3252m,
Sông Lịch Bài nối từ cống Lịch Bài xuống sông Kiến Giang qua cống B3, dài
4.900m
Sông Nguyệt Lâm nối từ sông Nguyệt lâm xuống sông Kiến giang qua âu
Quang bình dài 7172m.
Sông Múc nối từ cống múc đến sông Kiến Giang.
1.1.6.2. Mạng lưới quan trắc:
Trên sông Hồng có trạm đo mực nước Ngô Xá, Vũ Thuận, Ba Lạt, Phú Hào
và một trạm bên Nam Định.
Trên sông Trà Lý có trạm đo mực nước Quyết Chiến và Định Cư.
1.1.6.3. Đặc điểm thủy văn - hải văn:
- Chế độ thủy văn, mực nước trên sông Hồng, sông Trà Lý thay đổi theo
mùa, theo tháng, theo ngày và theo giờ.
Về mùa lũ: chịu sự chi phối chủ yếu của lũ thượng nguồn, nước chứa hàm
lượng phù sa lớn (Đo tại Quyết Chiến hàm lượng phù sa từ 0.65 đến 1.35 kg/m3 ,
giàu dinh dưỡng: N(0,21-0,27) %; P2O5(0,11-0,12)%; K2O(2,8-3,2)%). Lợi dụng
quy luật này, về vụ mùa thường lấy nước trực tiếp từ sông Hồng, sông Trà Lý để
tưới.
Do ảnh hưởng điều tiết của hồ Hòa Bình nên mực nước báo động thường kéo
dài, tài liệu quan trắc như sau:
Báo động I: cao nhất 32 ngày, trung bình 12 ÷ 15 ngày
Báo động II: cao nhất 12 ngày, trung bình 8 ÷ 10 ngày
Báo động III : cao nhất 15 ngày, trung bình 4 ÷ 7 ngày


12
Về mùa kiệt: chịu sự chi phối chủ yếu của thủy triều vịnh Bắc Bộ. Vì thế
nước mặn đã đi sâu vào cửa sông Hồng, sông Trà Lý làm cho một số khu vực không

có nguồn nước ngọt để tưới. Mực nước kiệt nhất thường xảy ra trong tháng 2 vào
đúng thời kỳ lấy nước đổ ải cho trà lúa xuân muộn gây nhiều khó khăn cho sản
xuất. Trong vòng 30 năm trở lại đây đã xảy ra hai vụ xuân hạn liên tiếp năm 2004
và 2005. Mực nước tại Hà Nội bình thường ở +2,5m mới đảm bảo cấp nước tưới
cho vùng đồng bằng Bắc bộ trong đó có Thái Bình. Thực tế vụ xuân 2004 và 2005
nguồn nước đã xuống thấp dưới +2.5m, đặc biệt vào ngày 08/03/2005 mực nước tại
Hà Nội xuống tới 1,58 m gây khó khăn cho việc lấy nước tưới, nước sinh hoạt và
cản trở luồng lạch giao thông thủy.
Khi có điều tiết của hồ Hòa Bình mực nước trên sông Hồng, sông Trà Lý
dâng cao tạo điều kiện lấy nước tưới giai đoạn đổ ải bớt khó khăn.
Bảng (1.6) – Ảnh hưởng sự điều tiết của hồ Hòa Bình đến mực nước dâng trên
sông (Điểm đo trên sông Trà Lý- Tài liệu Viện Quy hoạch thủy lợi)
Vị trí

Quyết chiến
(cm)

Thành phố
(cm)

Chạy 4 máy (750m3/s)

25

15

Chạy 8 máy (1500m3/s)

40


25

Sự điều tiết của Hòa Bình
P

P

P

P

- Chế độ thủy triều vùng biển Thái Bình là chế độ nhật triều khá thuần nhất,
mỗi ngày thủy triều có một đỉnh và một chân. Mỗi tháng có 2 chu kỳ con nước, mỗi
chu kỳ có 14 con nước, trong đó có giai đoạn triều cường và giai đoạn triều kém.
Giai đoạn triều cường mực nước đỉnh triều cao nhất và chân triều cũng hạ thấp nhất,
chênh lệch giữa đỉnh và chân triều dao động tối đa 3,0 ÷ 3,5m, trung bình 1,7 ÷ 1,9m
và tối thiểu 0,3 ÷ 0,5m. Số ngày triều cường từ 3m trở lên trong một năm có từ
152 ÷ 176 ngày. Khi triều lên mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông, đặc biệt những
năm nguồn nước kiệt như vụ xuân 2004 và 2005 nước mặn nồng độ lớn hơn 1‰ tới
cống Nguyệt Lâm cách cửa sông Hồng trên 25 km, trên sông Trà Lý mặn lấn sâu
trên 22km làm nhiều cống tưới hạ lưu không mở lấy nước được. Với các cống tưới
thượng lưu ven sông Hồng, sông Trà Lý tận dụng kỳ triều cường để mở cống lấy


13
nước tưới tự chảy giảm chi phí điện năng bơm tát. Trường hợp mưa úng xảy ra khi
triều cường tận dụng chân triều xuống thấp tiêu nước rất thuận lợi.
Giai đoạn triều lửng biên độ dao động giữa đỉnh và chân triều nhỏ, mực nước
chân triều cao hơn nhiều so với chân triều cường vì thế khả năng tiêu nước thời kỳ
triều lửng rất nhỏ. Đây là giai đoạn bất lợi cho tiêu nước tự chảy vùng ảnh hưởng

triều.
Bảng (1.7) – Đặc trưng kỳ triều thiết kế tại cửa tiêu Lân (từ 13/8-19/8/1968)
Ngày

13/8

14/8

15/8

16/8

17/8

18/8

19/8

Đặc
trưng

Đ

C

Đ

C

Đ


C

Đ

C

Đ

C

Đ

C

Đ

C

Mực
nước
(cm)

109

3

316

37


71

-26

83

-26

112

-84

142

-79

155

-108

- Chế độ mực nước nội đồng trong hệ thống phụ thuộc sự điều tiết lấy nước
tưới qua các cống dưới đê và tiêu thoát nước qua cống Lân theo từng mùa vụ.
+ Vụ xuân hệ thống trữ nước như một hồ chứa để cấp nguồn nước tưới. Năm
bình thường Cống Lân duy trì:
Mực nước cao nhất: +1,04 m
Mực nước thấp:

+0,50 m (trừ khi tiêu chắt chua mặn)


+ Vụ mùa trước thời điểm 30/6 mực nước hệ thống phụ thuộc vào yêu cầu
lấy nước sa tự chảy đại trà. Sau 30/6 khi lúa mùa đã cấy cơ bản thì hệ thống chuyển
sang giai đoạn phòng úng cho lúa mùa là chủ yếu, nên mực nước trong hệ thống
luôn luôn giữ ở chế độ mực nước thấp. Mực nước duy trì trong hệ thống tại Cống
Lân:
Mực nước cao: +1,30 m
Mực nước thấp: (+0,30 m) ÷ (+0,45m) (trừ khi đang tiêu -0,62m)
Diễn biến thời tiết vụ mùa thường có hai tổ hợp bất lợi xảy ra như sau:
- Trong mùa lũ thường khi ngoài sông có lũ cao lại trùng với thời kỳ có mưa
úng lớn ở trong đồng, triều biển lại vào thời kỳ lửng khả năng tiêu thoát kém. Điển
hình như năm 2003, mưa đặc biệt lớn xảy ra từ 9/9 tới 14/9 vào thời kỳ triều lửng
và có lũ cao gây ngập úng sâu vùng trũng.


14
Đặc biệt tổ hợp bất lợi nhất là: lũ sông cao rộng với bão kèm theo mưa lớn
như năm 1996 vừa nguy hiểm cho hệ thống đê điều vừa dễ xảy úng ngập khó khắc
phục.
- Trong giai đoạn hệ thống sông trục nội đồng phải hạ thấp mực nước để
phòng úng thì ngoài sông có lũ cao trùng với thời kỳ nắng kéo dài, không đủ nguồn
nước bơm tát dẫn đến tình trạng hạn hán nhất là đối với vùng cát cao.
Bảng (1.8) – Tổ hợp bất lợi ngoài sông có lũ gặp thời kỳ nắng hạn kéo dài
Năm

Lũ sông lớn

Nắng

Từ


Đến

Số ngày

Từ

Đến

Số ngày

1981

30/7

8/8

10

30/7

29/8

16

1984

26/6

19/7


24

8/7

29/7

22

1986

20/7

10/8

21

23/7

24/8

31

- Tình hình mặn: Biến đổi độ mặn theo dọc sông Hồng, sông Trà Lý
Nước mặn xâm nhập vào sông theo thủy triều, càng vào sâu độ mặn càng
giảm. Về mùa cạn mặn xâm nhập sâu hơn. Kể từ năm 1990 trở lại đây, nhờ có hồ
Hòa Bình hoạt động điều tiết dòng chảy, chiều sâu xâm nhập mặn có giảm đi theo
dọc sông Hồng và sông Trà Lý.
Bảng (1.9) – Ảnh hưởng điều tiết của hồ Hòa Bình đến độ mặn
Vị trí


Chiều sâu mặn xâm nhập (km)

Sông Trà Lý

Chạy 4 tổ máy

Chạy 8 tổ máy

Độ mặn 1‰

14

8,5

Độ mặn 4‰

5,5

3,0

1.1.7. Nhận xét và đánh giá chung
Tình hình khí tượng, thủy văn trong khu vực khá phức tạp. Một mặt mang lại
những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng sản phẩm về
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng các loại thủy sản nước lợ, nước mặn. Mặt khác ảnh
hưởng trực tiếp của thủy triều, bão, lũ và mưa úng còn gây úng ngập, hạn hán, mặn
hóa đất đai gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Do vậy biện pháp thủy


15
lợi không chỉ nhằm từng bước chế ngự thiên nhiên mà còn phải triệt để khai thác mặt

lợi tự nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn có hiệu quả cao.
1.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
Đất đai của lưu vực chủ yếu là đất bồi tụ phù sa của sông Hồng và sông Thái
Bình, quỹ đất nông nghiệp 43.860,85 ha chiếm 65% diện tích đất tự nhiên, nên nhìn
chung tốt và thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện , với cơ cấu cây trồng vật
nuôi phong phú, đa dạng.
Đất lâm nghiệp chủ yếu là đất rừng ngập mặn phòng hộ ven biển chiếm

4,4%

thảm thực vật chủ yếu là Sú, vẹt, phi lao.
Bảng (1.10) – Hiện trạng sử dụng đất khu vực Nam Thái Bình
Tổng

Tiền Hải

Vũ Thư

Kiến
Xương

80%
TP
Thái
Bình

Tổng diện tích tự nhiên

67.469,89 22.604,46 19.513,93 19.934,82 5.416,68


Đất nông nghiệp

43.860,85 14.174,03 12.890,57 13.780,59 3.015,66

Đất sản xuất nông nghiệp

38.836,76 11.761,00 11.633,82 12.788,39 2.713,55

Đất trồng cây hàng năm

36.987,27 11.156,50 10.850,80 12.365,71 2.614,26

Đất trồng lúa

34.038,64 10.762,81

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

9.169,14 12.130,75 2.431,94

1,18

0,00

0,00

1,18

0,00


Đất trồng cây hàng năm
khác

2.491,46

393,69

1.681,66

233,79

182,32

Đất trồng cây lâu năm

1503,37

604,50

783,01

422,67

99,29

941,95

941,95


0,00

0,00

0,00

3,03

3,03

0,00

0,00

0,00

Đất rừng phòng hộ

938,92

938,92

0,00

0,00

0,00

Đất rừng đặc dụng


0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Đất nuôi trồng thủy sản

4.003,75

1.462,94

1.252,13

987,86

300,82

Đất nông nghiệp khác

18,41

8,14

4,63


4,34

1,30

Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất


16

Tổng
Đất phi nông nghiệp

Tiền Hải

Vũ Thư

Kiến
Xương

80%
TP
Thái
Bình

21.494,49

6.686,54

6.470,20


5.978,85 2.358,90

Đất ở

5.698,16

1.716,03

1.635,40

1.687,79

658,94

Đất ở tại nông thôn

5.298,10

1.684,06

1.612,81

1.626,49

374,74

400,04

31,96


22,60

61,29

284,19

11.155,98

3.558,00

2.960,28

Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp

153,63

47,00

39,12

42,81

24,70

Đất quốc phòng, an ninh

137,55


112,88

4,40

5,33

14,94

Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp

729,06

184,50

87,41

75,73

381,42

10.135,76

3.213,64

2.829,35

3.134,17

958,60


Đất tôn giáo, tín ngưỡng

216,80

76,56

58,22

65,88

16,14

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

623,28

154,45

231,57

179,55

57,71

Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng

3.758,40


1.165,23

1.582,93

780,98

229,26

Đất phi nông nghiệp khác

41,86

16,27

1,80

6,61

17,18

Đất chưa sử dụng

2.114,54

1.743,89

153,16

175,38


42,11

Đất bằng chưa sử dụng

2.114,54

1.743,89

153,16

175,38

42,11

Đất đồi núi chưa sử dụng

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Núi đá không có rừng cây

0,00


0,00

0,00

0,00

0,00

Đất có mặt nước ven biển
(quan sát)

6.113,94

6.113,94

0,00

0,00

0,00

Đất mặt nước ven biển nuôi
trồng thuỷ sản

621,80

621,80

0,00


0,00

0,00

Đất mặt nước ven biển có
rừng

1.398,40

1.398,40

0,00

0,00

0,00

Đất mặt nước ven biển có
mục đích khác

4.093,74

4.093,74

0,00

0,00

0,00


Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng

Đất có mục đích công cộng

3.258,04 1.379,66


×