Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG VỀ CHẤN ĐỘNG KHI NỔ MÌN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA CÁC ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

Phạm Thế Nam

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG VỀ CHẤN ĐỘNG KHI NỔ MÌN VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA CÁC ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

Phạm Thế Nam

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG VỀ CHẤN ĐỘNG KHI NỔ MÌN VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA CÁC ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thuỷ
Mã số: 60 - 58 - 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Văn Vịnh



Hà Nội - 2011


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng công trình thuỷ với đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng về chấn động khi nổ mìn và các giải pháp ngăn
ngừa các ảnh hưởng bất lợi’’ được hoàn thành với sự quan tâm và giúp đỡ
tận tình của quý thầy cô giáo trong Khoa công trình, Bộ môn công nghệ và
quản lý xây dựng, cán bộ trường Đại học thuỷ lợi, cùng các đồng nghiệp và
bạn bè.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý cơ quan, quý thầy cô, đồng nghiệp
đã tạo điều kiện cho tác giả có cơ hội được học tập, trau dồi, nâng cao kiến
thức trong suốt thời gian vừa qua.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Phó
giáo sư - Tiến sĩ Bùi Văn Vịnh đã dành nhiều tâm huyết, hết lòng dìu dắt,
giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện để tác giả vượt qua các trở ngại hoàn
thành luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các đơn vị, cá nhân đã cho phép sử
dụng tài liệu đã công bố để luận văn này hoàn thành được tốt hơn.
Với thời gian và trình độ có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong quý thầy cô, quý đồng nghiệp và bạn bè góp ý xây dựng
để tác giả có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu hoàn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2011
Tác giả

Phạm Thế Nam



1
`

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
T
1

T
1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 7
T
1

T
1

2. Mục đích của đề tài.................................................................................... 7
T
1

T
1

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 8
T
1

T

1

4. Kết quả dự kiến đạt được .......................................................................... 8
T
1

T
1

5. Những vấn đề cần giải quyết của luận văn................................................ 8
T
1

T
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC NỔ MÌN TRONG XÂY
T
1

DỰNG THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN ................................................................ 9
T
1

1.1. Tổng quan về công tác nổ mìn ............................................................... 9
T
1

T
1


1.2. Các phương pháp nổ mìn trong xây dựng thủy lợi – thủy điện ............. 9
T
1

T
1

1.2.1. Phương pháp nổ mìn lỗ nông......................................................... 10
T
1

T
1

1.2.2. Phương pháp nổ mìn lỗ sâu ........................................................... 10
T
1

T
1

1.2.3. Nổ mìn khối thuốc tập trung .......................................................... 12
T
1

T
1

1.2.3.1. Phương pháp nổ mìn bầu ........................................................ 12

T
1

T
1

1.2.3.2. Phương pháp nổ mìn buồng (hầm) ......................................... 12
T
1

T
1

1.2.3.3. Phương pháp nổ mìn ốp .......................................................... 13
T
1

T
1

1.2.4. Phương pháp nổ mìn vi sai ............................................................ 14
T
1

T
1

1.2.5. Phương pháp nổ mìn tạo viền ........................................................ 14
T
1


T
1

1.2.6. Phương pháp nổ mìn phân đoạn không khí ................................... 15
T
1

T
1

1.3. Tình hình ứng dụng và một số vấn đề liên quan về công nghệ nổ mìn 16
T
1

T
1

1.3.1. Ứng dụng công nghệ nổ mìn ......................................................... 16
T
1

T
1

1.3.2. Các phương pháp nổ mìn đã được áp dụng để thi công các công
T
1

trình thuỷ lợi - thuỷ điện ở Việt Nam ...................................................... 17

T
1

1.3.2.1. Nổ mìn khai thác đá và đào móng công trình thuỷ lợi ........... 17
T
1

Học viên: Phạm Thế Nam

T
1

Lớp cao học 16C2


2
`

1.3.2.2. Đắp đập bằng phương pháp nổ mìn định hướng .................... 19
T
1

T
1

1.3.2.3. Nổ mìn để đào kênh ................................................................ 20
T
1

T

1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤN ĐỘNG KHI NỔ MÌN ........ 23
T
1

T
1

2.1. Một số khái niệm về lý thuyết nổ ......................................................... 23
T
1

T
1

2.1.1. Sóng nổ .......................................................................................... 23
T
1

T
1

2.1.2. Xác định tác động của sóng nổ mìn phá đá đến sự ổn định của các
T
1

công trình trong khu vực và vùng lân cận ............................................... 25
T
1


2.1.2.1. Áp lực của sản phẩm kích nổ .................................................. 26
T
1

T
1

2.1.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá tác động của trường sóng nổ ................. 27
T
1

T
1

2.2. Xác định tác động của sóng nổ đến độ bền công trình......................... 31
T
1

T
1

2.2.1. Áp lực sóng xung kích tại một điểm trong không gian ................. 31
T
1

T
1

2.2.2. Áp lực và vận tốc hạt môi trường khi nổ trong đất đá................... 34

T
1

T
1

2.3. Tính toán các thông số an toàn khi nổ mìn .......................................... 39
T
1

T
1

2.3.1. Khoảng cách an toàn về sóng xung kích ...................................... 39
T
1

T
1

2.3.2. Khoảng cách an toàn về sóng địa chấn .......................................... 41
T
1

T
1

2.3.3. Khoảng cách an toàn về sạt lở ....................................................... 42
T
1


T
1

2.4. Các trường hợp cần thiết phải giảm chấn động và các biện pháp ngăn
T
1

ngừa để giảm thiệt hại ở mức thấp nhất nhằm đạt được hiệu quả tối ưu khi
nổ mìn .......................................................................................................... 43
T
1

2.4.1. Các trường hợp cần thiết phải giảm chấn động do nổ mìn............ 43
T
1

T
1

2.4.2. Các biện pháp ngăn ngừa để giảm thiệt hại ở mức độ thấp nhất
T
1

nhằm đạt được hiệu quả tối ưu khi nổ mìn .............................................. 43
T
1

2.4.2.1. Phương pháp tạo màng ngăn sóng địa chấn ........................... 43
T

1

T
1

2.4.2.2. Phương pháp dùng hào để làm giảm địa chấn ........................ 44
T
1

T
1

2.4.2.3. Phương pháp dùng lớp đá nát vụn để làm giảm địa chấn ....... 46
T
1

Học viên: Phạm Thế Nam

T
1

Lớp cao học 16C2


3
`

2.4.2.4. Phương pháp tạo ra khe nứt hoàn chỉnh để làm màng ngăn địa
T
1


chấn (Phương pháp nổ mìn tạo viền) ................................................... 48
T
1

2.4.2.5. Phương pháp giảm tác dụng địa chấn của sóng nổ bằng nổ mìn
T
1

vi sai ..................................................................................................... 54
T
1

2.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sóng chấn động khi nổ mìn .......... 56
T
1

T
1

2.4.3.1. Ảnh hưởng của đặc tính cơ lý của đá đến sóng chấn động khi
T
1

nổ mìn................................................................................................... 56
T
1

2.4.3.2. Ảnh hưởng của địa chất đến sóng chấn động khi nổ mìn ....... 57
T

1

T
1

2.4.4. Các phương pháp nổ mìn trong thi công đường hầm .................... 58
T
1

T
1

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ
T
1

GIẢM CHẤN ĐỘNG KHI NỔ MÌN THI CÔNG CỬA VÀO TUYNEL DẪN
NƯỚC VÀO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN THUỘC TIỂU DỰ ÁN CÔNG
TRÌNH ĐẦU MỐI HỒ CHỨA NƯỚC NGÀN TƯƠI, TỈNH HÀ TĨNH...... 59
T
1

3.1. Giới thiệu về công trình ........................................................................ 59
T
1

T
1

3.1.1. Phạm vi công trình và đặc điểm địa bàn xây dựng ....................... 59

T
1

T
1

3.1.3. Đặc điểm địa chất .......................................................................... 60
T
1

T
1

3.1.4. Đặc điểm địa chất thuỷ văn ........................................................... 63
T
1

T
1

3.1.5. Tóm tắt đặc điểm và thông số chính của công trình lấy nước số 163
T
1

T
1

3.1.6. Vị trí công trí công trình ................................................................ 65
T
1


T
1

3.2. Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp ngăn ngừa và giảm chấn động do nổ
T
1

mìn khi thi công cửa vào tuynel dẫn nước vào nhà máy thuỷ điện (thuộc
Tiểu dự án công trình đầu mối hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh).. 69
T
1

3.2.1. Lựa chọn giải pháp khoan nổ để ngăn ngừa và giảm chấn động khi
T
1

thi công cửa vào TN1 .............................................................................. 69
T
1

Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


4
`

3.2.2. Giải pháp ngăn ngừa ảnh hưởng chấn động khi thi công cửa vào

T
1

tuynel TN1 dẫn nước vào nhà máy thuỷ điện bằng phương pháp nổ mìn
.................................................................................................................. 70
3.2.2.1. Các thông số phục vụ tính toán ............................................... 70
T
1

T
1

3.2.2.2. Thiết kế khoan - nổ mìn .......................................................... 70
T
1

T
1

3.2.2.3. Thi công khoan nổ mìn ........................................................... 81
T
1

T
1

3.3. Đánh giá kết quả đạt được .................................................................... 83
T
1


T
1

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 84
T
1

T
1

4.1. Những kết quả đạt được của luận văn .................................................. 84
T
1

T
1

4.2. Phương hướng tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng ................................. 84
T
1

T
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 86
T
1

T
1


Tiếng Việt .................................................................................................... 86
T
1

T
1

Tiếng Nga .................................................................................................... 86
T
1

T
1

Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2

T
1


5
`

THỐNG KÊ CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Sơ đồ bố trí nổ mìn lỗ nông khi đào theo bậc thang....................... 10
T
1


T
1

Hình 1-2: Nổ mìn lỗ sâu .................................................................................. 11
T
1

T
1

Hình 1-3: Sơ đồ nổ mìn bầu ............................................................................ 12
T
1

T
1

Hình 1-4: Sơ đồ bố trí nổ mìn buồng .............................................................. 13
T
1

T
1

Hình 1-5: Sơ đồ bố trí nổ mìn ốp phá đá mồ côi ............................................ 13
T
1

T

1

Hình 1-6: Sơ đồ cấu tạo nổ mìn tạo viền ........................................................ 15
T
1

T
1

Hình 2-1: Các giai đoạn tương tác thuốc nổ trong đất đá ............................... 25
T
1

T
1

Hình 2-2: Sơ đồ áp lực nổ trên không ............................................................. 33
T
1

T
1

Hình 2-3: Sơ đồ tính toán mức độ giảm chấn của hào .................................... 44
T
1

T
1


Hình 2-4: Sơ đồ màng ngăn sóng địa chấn cấu tạo bởi mặt tiếp xúc giữa lớp
T
1

đá nát vụn và khối đá nguyên thể .................................................................... 47
T
1

Hình 2-5: Sơ đồ tác dụng tương hỗ khi nổ các lỗ mìn tạo viền ...................... 50
T
1

T
1

Hình 3-1: Vị trí công trình hồ chứa nước Ngàn Trươi.................................... 65
T
1

T
1

Hình 3-2: Mặt bằng bố trí cửa vào tuyến tuynel TN1..................................... 65
T
1

T
1

Hình 3-3: Cắt dọc tuyến tuynel TN1 ............................................................... 65

T
1

T
1

Hình 3-4: Mặt cắt tính toán khoan nổ mìn ...................................................... 71
T
1

T
1

Hình 3-5: Bố trí các lỗ mìn với gương đào bậc trên ....................................... 78
T
1

T
1

Hình 3-6: Bố trí các lỗ mìn với gương đào bậc dưới ...................................... 80
T
1

T
1

Hình 3-7: Bố trí các lỗ mìn cho toàn mặt cắt .................................................. 80
T
1


T
1

Hình 3-8: Cấu tạo bao thuốc nổ viền .............................................................. 82
T
1

Học viên: Phạm Thế Nam

T
1

Lớp cao học 16C2


6
`

THỐNG KÊ CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: Trị số K n và K p ghi cho một vài loại đất đá ................................... 36
T
1

R

R

R


R

T
1

Bảng 2-2: Sự phụ thuộc vào độ sâu đặt thuốc (H) của hệ số F ....................... 37
T
1

T
1

Bảng 2-3: Sự phụ thuộc của p, K và vận tốc truyền âm trong các loại đất đá 38
T
1

T
1

Bảng 2-4: Trị số của hệ số K B dùng để tính toán khoảng cách an toàn theo tác
T
1

R

R

dụng của sóng xung kích ................................................................................. 40
T
1


Bảng 2-5: Bảng xác định giá trị của hệ số α ................................................... 41
T
1

T
1

Bảng 2-6: Bảng xác định giá trị của hệ số K c ................................................. 41
T
1

R

R1
T

Bảng 3-1: Chỉ tiêu của các lớp đất nền và đới phong hoá hoàn toàn.............. 62
T
1

T
1

Bảng 3-2: Các thông số cơ bản của hầm tuy nel số 1 ..................................... 64
T
1

T
1


Bảng 3-3: Độ chính xác tính toán mật độ nạp thuốc nổ của lỗ mìn viền........ 72
T
1

T
1

Bảng 3-4: Độ chính xác tính toán khoảng cách của 2 lỗ mìn viền kề nhau.... 73
T
1

T
1

Bảng 3-5: Đặc tính gương đào bậc trên .......................................................... 77
T
1

T
1

Bảng 3-6: Đặc tính gương đào bậc dưới ......................................................... 79
T
1

Học viên: Phạm Thế Nam

T
1


Lớp cao học 16C2


7
`

MỞ ĐẦU
Tên đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng về chấn động khi nổ mìn và các giải

pháp ngăn ngừa các ảnh hưởng bất lợi’’
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ nổ mìn thi công công trình thuỷ lợi
với quy mô vừa và lớn ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã thể hiện các ưu
điểm vượt trội so với các biện pháp thi công khác, đặc biệt là đẩy nhanh tiến
độ thi công và ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Công nghệ nổ mìn đã và
đang được ứng dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, các yếu tố tiêu cực do nổ mìn là
không tránh khỏi như gây ảnh hưởng đến công trình lân cận, đặc biệt là chấn
động do nổ mìn.
Ảnh hưởng của chấn động do nổ mìn có thể kể đến khi nổ mìn khai thác
đá làm rạn nứt nhà dân gần khu vực nổ. Nổ mìn thi công công trình thuỷ điện
làm ảnh hưởng tới các công trình khác, ví dụ như nổ mìn ở công trình thuỷ
điện Nậm Toóng ngày 25/12/2010 đã gây sạt lở đất, đá vùi lấp 1 trong 3 tổ
máy của thuỷ điện Sử Phán 2 (tỉnh Lào Cai) và ảnh hưởng tới môi trường. Nổ
mìn thi công kênh thoát lũ thuộc dự án Dự án Fomosa (tỉnh Hà Tĩnh) đã gây
ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân và làm rạn nứt ít nhất 9 ngôi nhà dân v.v...
Việc nghiên cứu về chấn động do nổ mìn là rất cần thiết và mang tính
cấp bách. Nhằm đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các ảnh hưởng
bất lợi do chấn động đến các hạng mục công trình và các công trình lân cận.
2. Mục đích của đề tài

a) Nghiên cứu chấn động trong các trường hợp nổ mìn khác nhau, từ đó
tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả nổ mìn trong xây dựng thủy lợi – thủy
điện và ngăn ngừa các ảnh hưởng bất lợi do chấn động khi nổ mìn gây ravà áp
dụng cụ thể khi nổ mìn trong thi công cửa vào tuynel dẫn nước vào nhà máy
Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


8
`

thuỷ điện thuộc Tiểu dự án công trình đầu mối hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh
Hà Tĩnh.
b) Ứng dụng kết quả nghiên cứu cho các công trình tương tự.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, nghiên cứu lý thuyết về chấn
động khi nổ mìn và đưa ra giải pháp ngăn ngừa nhằm giảm tối đa ảnh hưởng
của nó tới công trình xây dựng và các công trình lân cận khác.
4. Kết quả dự kiến đạt được
a) Đưa ra biện pháp ngăn ngừa để giảm thiểu ảnh hưởng của chấn động
khi nổ mìn nhằm đảm bảo chất lượng thi công công trình và giảm thiệt hại
cho công trình lân cận.
b) Áp dụng cụ thể nghiên cứu về chấn động do nổ mìn khi thi công cửa
vào tuynel dẫn nước vào nhà máy thuỷ điện thuộc Tiểu dự án công trình đầu
mối hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đưa ra các giải pháp nổ
phá hợp lý.
5. Những vấn đề cần giải quyết của luận văn
Nghiên cứu về chấn động khi ứng dụng công nghệ nổ mìn để thi công
công trình thuỷ lợi - thuỷ điện ở Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp ngăn

ngừa tối đa các thiệt hại về vật chất và con người và áp dụng cụ thể khi nổ
mìn thi công cửa vào tuynel dẫn nước vào nhà máy thuỷ điện thuộc Tiểu dự
án công trình đầu mối hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh.

Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


9
`

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC NỔ MÌN TRONG XÂY
DỰNG THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN

1.1. Tổng quan về công tác nổ mìn
Trong xây dựng thủy lợi, nổ mìn đã được nghiên cứu ứng dụng để khai
thác vật liệu, đào móng công trình, đào kênh, đắp đập, chặn dòng, đào các
đường hầm thủy công, phá dỡ kết cấu cũ v.v.. và đã khẳng định được tính ưu
việt của nó trong thực tế mà các thi công cơ giới không đáp ứng được.
Ở nước ta, việc ứng dụng nổ mìn để đào hố móng công trình thủy lợi đã
được phát triển và đạt nhiều tiến bộ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, từ
thực tế ứng dụng nổ mìn tại nhiều công trình ở nước ta đã bộc lộ nhứng điểm
còn yếu kém về trình độ hiểu biết kỹ thuật nổ mìn đào móng công trình, nổ
mìn định hướng, về công tác quản lý kỹ thuật tại hiện trường vv…. Điều đó
đã dẫn đến những hậu quả xấu đối với các công trình xây dựng như gây ra
những vết nứt ở đáy và mái hố móng, làm bóc lớp xạt lở hố móng, làm rạn
nứt, gây ảnh hưởng đến sự chịu lực kết cấu đối với các công trình lân cận, làm
sai hình dạng và kích thước hố móng, làm mất an toàn trong thi công, gây trở
ngại và làm chậm trễ tiến độ thi công, làm tăng giá thành công trình.

Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng nổ mìn cho các hạng mục khác nhau
trong xây dựng các công trình thủy lợi – thủy điện như đào hố móng công
trình, nổ mìn định hướng, bảo vệ biên mái đào v.v… sao cho đạt được các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật cao là yêu cầu rất quan trọng và cần thiết hiện nay.
1.2. Các phương pháp nổ mìn trong xây dựng thủy lợi – thủy điện
Trong xây dựng thủy lợi ở nước ta, để đào hố móng công trình hoặc khai
thác đá làm vật liệu xây dựng, đào đường hầm,… Người ta đã sử dụng nhiều
phương pháp nổ mìn khác nhau tùy theo yêu cầu của nổ mìn, tính chất và quy
mô của công trình, khả năng cung cấp thiết bị,... Các phương pháp cở bản đã
Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


10
`

áp dụng như phương pháp nổ mìn lỗ nông, nổ mìn lỗ sâu, nổ mìn vi sai, nổ
mìn khối thuốc tập trung, nổ mìn tạo viền trước,...
1.2.1. Phương pháp nổ mìn lỗ nông
Phương pháp này sử dụng bao thuốc được nạp trong lỗ khoan có đường
kính d k ≤ 75cm và chiều sâu lỗ khoan L k ≤ 5m.
R

R

R

R


Ưu điểm của phương pháp: Phương pháp nổ mìn lỗ nông được dùng
rộng rãi khi đào đá lộ thiên và đào ngầm để khai thác vật liệu, đào hố móng
công trình trong nền đá, đào đường hầm, đào lớp bảo vệ, phá đá quá cỡ...
Bằng phương pháp này, cho phép chúng ta có thể đào những hố sâu với độ
chính xác cao, khối đá ở ngoài phạm vi thiết kế ít bị hư hại (Hình 1-1).

Η<=5m

Bua
D<=75mm
Thuèc næ

Hình 1-1: Sơ đồ bố trí nổ mìn lỗ nông khi đào theo bậc thang
Nhược điểm của phương pháp: Nổ lỗ nông giá thành cao do tốn nhân
công, tốn thiết bị gây nổ, hiệu quả nổ phá và năng suất của xe máy bốc xúc
thấp, tốc độ khoan nổ và bốc xúc chậm.
1.2.2. Phương pháp nổ mìn lỗ sâu
Phương pháp này sử dụng bao thuốc có đường kính lỗ khoan d k >
R

R

75mm, độ sâu lỗ khoan L k > 5m. Trong thực tế người ta có thể dùng các lỗ
R

R

khoan sâu L k = 15 ÷ 25m; đường kính d k = 105 ÷ 250mm và phương lỗ khoan
R


R

R

R

thường là thẳng đứng. Trường hợp cần thiết có thể dùng lỗ khoan nghiêng
hoặc nằm ngang (xem Hình 1-2).
Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


11
`

3

1

m
D>75m
2
1

b)

H

a)


2

Η>5m

D>75mm

c)

H

1

Η>5m

D>75mm

3

H

Η>5m

3

Hình 1-2: Nổ mìn lỗ sâu
a. Lỗ khoan đứng nạp thuốc liền khít, lấp bua thông thường
b. Lỗ khoan đứng, nạp thuốc phân đoạn không khí
c. Lỗ khoan xiên, lấp bua có lưu đoạn không khí
1. Thuốc nổ


2. Không khí 3. Bua

Ưu điểm của phương pháp:
- Giá thành rẻ hơn so với nổ mìn lỗ nông do các chi phí về khoan, thuốc
nổ, thiết bị gây nổ và nhân công thấp hơn.
- Thích hợp hơn với việc cơ giới hoá khâu bốc xúc và vận chuyển đá,
nhất là đối với các loại xe máy lớn.
Nhược điểm của phương pháp:
- Cần có thiết bị khoan lớn.
- Cỡ đá do nổ phá lớn, nhiều đá quá cỡ.
- Khả năng gây chấn động, nứt nẻ lớn. Trong trường hợp cần thiết phải
chừa lại lớp bảo vệ có chiều dày lớn và việc bóc bỏ lớp đá tầng bảo vệ sau
này tương đối chậm và tốn kém.
Trong xây dựng thuỷ lợi - thuỷ điện hiện nay, phương pháp nổ mìn lỗ
sâu đã được dùng rất phổ biến để đào kênh, đào hố móng, khai thác vật liệu,
làm đường và đào các công trình ngầm có kích thước lớn.

Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


12
`

1.2.3. Nổ mìn khối thuốc tập trung
1.2.3.1. Phương pháp nổ mìn bầu
Thực chất của phương pháp này là nổ bao thuốc tập trung nạp trong bầu
được tạo ra ở đáy hố khoan (Hình 1-3).


W
Thuèc næ

W

Thuèc næ

a)

W

W

Thuèc næ

b)

c)

Hình 1-3: Sơ đồ nổ mìn bầu
a. Nổ mìn bầu

b. Nổ mìn bầu kiểu đốt tre

c. Nổ mìn bầu độc lập

Ưu điểm của phương pháp: Phương pháp này có thể nổ được một khối
lượng lớn thuốc nổ, đảm bảo phá được nhiều đất đá. Vì vậy giảm được công
tác khoan, tăng nhanh tốc độ thi công.

Nhược điểm của phương pháp: Đá nổ ra có kích thước không đều, có
nhiều đá quá cỡ, kỹ thuật tạo bầu phức tạp, bán kính vùng nứt nẻ tạo ra khi nổ
phá lớn hơn so với các phương pháp khác. Phương pháp này được dùng trong
trường hợp đường cản chân tầng lớn, đá nổ ra không cần đều.
1.2.3.2. Phương pháp nổ mìn buồng (hầm)
Phương pháp này sử dụng bao thuốc tập trung và thường có khối lượng
lớn từ vài tấn đến hàng ngàn tấn.

Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


13
`

1

W
3

W

3

2

b)

a)


Hình 1-4: Sơ đồ bố trí nổ mìn buồng
a. Khi nạp thuốc bằng giếng đứng b. Khi nạp thuốc bằng giếng ngang
1. Giếng đứng

2. Giếng ngang

3. Thuốc nổ

Ưu điểm cảu phương pháp: Phương pháp nổ mìn buồng có thể nổ phá
một khối đá lớn, giảm nhẹ công tác khoan và có thể làm đất đá văng đi một cự
ly nhất định khi cần thiết.
Nhược điểm của phương pháp: Sinh ra nhiều đá quá cỡ, mặt khác bán
kính vùng nứt nẻ rất lớn, gây chấn động mạnh.
Hiện nay nổ mìn buồng được dùng nhiều trong việc phá tơi đất đá khi
làm đường, nổ mìn định hướng đắp đập, đào kênh,...
1.2.3.3. Phương pháp nổ mìn ốp
Nổ mìn ốp thường dùng bao thuốc tập trung đặt ở ngoài khối đá cần phá
vỡ. Phương pháp này chủ yếu được dùng để phá đá mồ côi, đá quá cỡ.
3
2

1

4

Hình 1-5: Sơ đồ bố trí nổ mìn ốp phá đá mồ côi
1. Thuốc nổ
Học viên: Phạm Thế Nam


2. Dây cháy chậm 3. Đất đắp phủ

4. Đá mồ côi
Lớp cao học 16C2


14
`

1.2.4. Phương pháp nổ mìn vi sai
Thực chất của phương pháp này là các bao thuốc được gây nổ lần lượt
sau một khoảng thời gian nhất định (tính bằng mili giây). Nhờ vậy hiệu quả
nổ phá tăng lên do bao thuốc nổ trước tạo thêm mặt thoáng cho bao thuốc nổ
sau làm tăng thêm dao động đàn hồi của bao thuốc nổ trước. Mặt khác còn
gây sự lệch pha sóng chấn động do nổ tạo ra, làm giảm biên độ sóng chấn
động tức là làm giảm tác hại của chúng.
Ưu điểm của phương pháp:
- Đất đá được đập vỡ nhiều hơn, lượng đá quá cỡ giảm đi đáng kể.
- Có thể dùng lưới lỗ khoan thưa hơn do đó giảm được só mét dài khoan
và tổng lượng thuốc nổ cần dùng.
- Có thể văng tập trung đất đá thành từng đống hoặc thành từng luống
bằng cách dùng các sơ đồ nổ vi sai có hình thức khác nhau. Do đó, làm tăng
hiệu quả của máy bốc xúc, giảm công tác dọn dẹp hiện trường, giảm tác dụng
địa chấn, cho phép ta dùng vụ nổ có quy mô lớn hơn để tăng tốc độ thi công.
1.2.5. Phương pháp nổ mìn tạo viền
Đặc điểm và nội dung của phương pháp này là dọc theo biên mái của hố
đào người ta khoan các lỗ song song với nhau. Đường kính lỗ thường dùng d k
R

R


= 60 ÷ 85mm. Khoảng cách giữa 2 lỗ mìn liền nhau thường lấy bằng 0,5 ÷
0,9m. Thuốc nổ trong lỗ khoan được nạp theo hình thức phân đoạn không khí,
bao gồm các thỏi thuốc thông thường có đường kính 28 ÷ 32mm nạp cách
nhau 10 ÷ 30cm (xem Hình 1-6). Sau khi nổ sẽ tạo thành một rãnh hẹp đi qua
tất cả các lỗ khoan. Đá ở trong phạm vi rãnh này bị nát vụn có tác dụng ngăn
cản sóng nổ để bảo vệ khối đá ở ngoài phạm vi khối đào. Sau khi bốc xúc đất
đá đã được đập vỡ bằng các phương pháp nổ mìn khác trong phạm vi cần đào,
mái hố đào khá nhẵn, phẳng theo đúng đường viền thiết kế.
Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


15
`

C¾t A-A
A

A

3

4

2

2
3

1

Hình 1-6: Sơ đồ cấu tạo nổ mìn tạo viền
1. Lỗ khoan

2. Dây nổ

3. Thỏi thuốc

4. Thanh gỗ

1.2.6. Phương pháp nổ mìn phân đoạn không khí
Nổ mìn phân đoạn là thay đổi cấu tạo lượng thuốc liên tục trong lỗ
khoan thành hai hay nhiều đoạn thuốc, giữa các đoạn thuốc được ngăn cách
bởi môi trường đất, nước hoặc không khí. Nếu phân chia các đoạn thuốc bằng
cách để lại khoảng không khí còn gọi là phương pháp nổ mìn lưu cột không
khí . Mục đích của phương pháp này là làm cho năng lượng thuốc nổ được
phân bố đồng đều hơn trong đất đá, áp lực đầu song giảm, đồng thời tăng
được thời gian tác dụng nổ, do đó giảm được tác dụng nghiền vụn đất đá,
giảm tác dụng địa chấn, tăng mức độ đập vỡ và cải thiện được thành phần cỡ
hạt của đống đá đổ. Phương pháp nổ mìn phân đoạn đã được sử dụng từ năm
1940 từ đó đến nay được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, thủy lợi.
Để sử dụng năng lượng thuốc nổ được triệt để, khắc phục hiện tượng có
nhiều lượng nham thạch ở vị trí gần thuốc nổ bị nát vụn và có nhiều đá tảng ở
vị trí xa thuốc nổ khi nổ mìn với bao thuốc liên tục, nhiều tác giả đã đưa ra
giải pháp thay đổi cấu tạo của bao thuốc nổ để phân bố lại năng lượng nổ phá
và đã đạt được hiệu quả tốt trong việc điều khiển mức độ đập vỡ đá do nổ
mìn.

Học viên: Phạm Thế Nam


Lớp cao học 16C2


16
`

Thực nghiệm đã xác định lượng thuốc nạp tập trung so với lượng thuốc

nạp phân đoạn nếu có khối lượng như nhau khi nổ kết quả đo dao động chấn
động khi nổ trong các loại đá cát kết, alevrolit, granit, riolit… Trong vùng bán
kính quy đổi từ 3,0 ÷ 350m/kg. Kết quả đo cho thấy, khi nổ lượng thuốc phân
đoạn không khí tốc độ dịch chuyển gần lượng thuốc cao hơn so với khi nổ
lượng thuốc liên tục. Chỉ số tắt dao động cũng cao hơn, xa lượng thuốc thì tốc
độ dịch chuyển gần nhau hơn và ở khoảng cách 15 ÷ 40m/kg1/3, thực tế dao
P

P

động địa chấn bằng nhau. Ra xa nữa thì tốc độ chuyển dịch khi nổ lượng
thuốc phân đoạn không khí trở nên nhỏ hơn so với khi nổ lượng thuốc liên
tục.
Ưu điểm của phương pháp:
Nổ mìn phân đoạn không khí mang lại hiệu quả tốt hơn, đá nổ ra đều đặn hơn
và rất ít đá quá cỡ, năng lượng nổ được phân bố đều hơn, tăng thời gian của
áp suất nổ, giảm trị số áp suất nổ cực đại trong lỗ khoan và tập trung năng
lượng nổ về phía dưới mặt thoáng làm tăng khả năng phá vỡ đất đá.
1.3. Tình hình ứng dụng và một số vấn đề liên quan về công nghệ nổ mìn
1.3.1. Ứng dụng công nghệ nổ mìn
Trong xây dựng thủy lợi - thủy điện, nổ mìn đã được nghiên cứu ứng

dụng để khai thác vật liệu, đào móng công trình, đào kênh, đắp đập, chặn
dòng, đào các đường hầm thủy công, phá dỡ các kết cấu cũ,… và đã khẳng
định được tính ưu việt của nó trong thực tế mà các phương pháp thi công cơ
giới không đáp ứng được.
Lịch sử phát triển của nổ mìn có liên quan chặt chẽ với những thành tựu
về nghiên cứu lý thuyết nổ, công nghiệp chế tạo thuốc nổ, các phương tiện
gây nổ, kỹ thuật khoan và nghiên cứu ứng dụng nổ mìn trong nhiều lĩnh vực

Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


17
`

như khai thác mỏ, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, giao
thông, thủy lợi,…
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hóa chất mỏ,
việc nghiên cứu ứng dụng thuốc nổ để phục vụ các ngành công nghịêp khác
cũng đạt được nhiều thành tựu như: dùng thuốc nổ đen để phá các tảng đá
dưới lòng sông cho tầu bè đi lại đã được người Nga ứng dụng ở giữa thế kỷ
XVI, phá các lô cốt ở Buđapet năm 1489 và ở Kazan năm 1552, đào lò ở Đức
năm 1672,… Năm 1861 công nghệ nổ mìn đã được ứng dụng để đào hầm
Alpơ, năm 1952 ở Liên Xô (cũ) đã bắt đầu áp dụng phương pháp nổ mìn vi
sai làm tăng qui mô và chất lượng nổ ở các mỏ lộ thiên. Năm 1952 ÷ 1953 đã
tiến hành nổ văng xa ở vùng Antưn - Tốpcanski với 1600 tấn thuốc nổ làm
chuyển dịch hơn một triệu mét khối đất đá. Năm 1966 ÷ 1968 đã ứng dụng
phương pháp nổ mìn định hướng để đắp đập trên sông Anmátchimca và sông
Vakhơ,…

Từ thế kỷ XX cho đến nay, hầu hết trên các công trường xây dựng thủy
lợi ở Việt Nam đã ứng dụng công nghệ nổ mìn để khai thác vật liệu đá như:
công trình Hồ chứa Thác Bà (tỉnh Yên Bái), Thủy điện Hoà Bình (tỉnh Hoà
Bình), Sông Quao (tỉnh Bình Thuận), Thủy điện Sơn La (tỉnh Sơn La), Cửa
Đạt (tỉnh Thanh Hóa),...
1.3.2. Các phương pháp nổ mìn đã được áp dụng để thi công các công trình
thuỷ lợi - thuỷ điện ở Việt Nam
1.3.2.1. Nổ mìn khai thác đá và đào móng công trình thuỷ lợi
Đặc điểm của nổ mìn khai thác đá là yêu cầu sản trạng của đá sau khi nổ
phải có thành phần cấp phối phù hợp với khả năng làm việc của các công cụ
bốc xúc, vận chuyển, các thiết bị của các trạm nghiền sàng. Nếu là khai thác
đá cho đập đá đổ, kè đá ngăn dòng thì thành phần cấp phối đá sau nổ mìn phải
Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


18
`

thoả mãn yêu cầu cấp phối của đập đá đổ hay kè đá ngăn dòng. Trường hợp
nổ mìn theo phương án khoan nổ cắt tầng (khoan nổ theo từng tầng khai thác)
thì còn yêu cầu sau khi nổ mìn không được sinh ra hiện tượng lưu chân tầng
và bảo vệ mái tầng. Mặt khác, kích thước của đống đá nổ ra còn phải phù hợp
với điều kiện của máy xúc. Để đạt được các yêu cầu nói trên người ta thường
điều khiển tác dụng nổ phá bằng các phương pháp nổ mìn hiện đại như nổ
mìn vi sai, thay đổi cấu tạo của khối thuốc nổ, nổ phá trong môi trường chịu
nén,...
Nổ mìn đào móng các công trình thuỷ lợi về cơ bản cũng giống như nổ
mìn khai thác. Song, chúng còn có những đặc điểm riêng là phải tạo ra hình

khối thuốc theo kích thước của móng công trình đã xác định đồng thời phải
đảm bảo cho đá ở đáy và mái của hố móng không bị phá hoại để đảm bảo ổn
định về chịu lực và về thấm cho công trình lâu dài. Mặt khác, công tác khoan
nổ thường thi công đồng thời với một số hạng mục công trình khác. Vì vậy,
dùng phương pháp khoan nổ mìn để đào móng còn có những yêu cầu đặc biệt
là đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng va công trình lân cận.
Khi đào hố móng công trình người ta thường dùng phương pháp nổ mìn
lỗ nông hoặc kết hợp cả 2 phương pháp nổ mìn lỗ nông và lỗ sâu. Để nâng
cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cần áp dụng các biện pháp nổ mìn hiện đại
như: nổ vi sai, nổ tạo viền hoặc nổ phân đoạn không khí,...
Thực tế ở Việt Nam, đào móng công trình thuỷ lợi bằng phương pháp nổ
mìn đã mang lại hiệu quả tốt ở nhiều công trình như: Nhà máy thuỷ điện Hà
Thành, móng tràn Vệ Rừng, Cấm Sơn, Núi Cốc, cống và tràn Kẻ Gỗ, Yên
Lập, thuỷ điện Hoà Bình,...Song cũng có một số công trình khi áp dụng
phương pháp nổ mìn để đào móng công trình đã mang lại kết quả không tốt
như: Khi đào móng tràn sông Quao – Bình Thuận, kết quả mái đá của hố
Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


19
`

móng bị lồi lõm không đèu, nhiều chỗ bị đào quá phạm vi thiết kế, không
hình thành được các cơ mái thiết kế,... Nguyên nhân gây ra mất cơ và hỏng
mái là do giải pháp thiết kế và thi công được lựa chọn áp dụng không thích
hợp và thiếu chính xác, việc lựa chọn phương án “nổ mìn không nạp thuốc”
với D k = 40mm và khoảng cách giữa các lỗ khoan a = 95cm là không ý
R


R

nghĩa “tạo viền”. Bên cạnh đó đơn vị thi công còn có những sai sót trong khâu
giám sát thiếu chặt chẽ và không kịp thời, sử dụng sơ đồ thiết kế mẫu mà
không có tính toán, điều chỉnh cho phù hợp với mỗi đợt nổ, hoặc có chỗ
không chừa lại tầng bảo vệ ở mái hố móng.
Qua thực tế nổ mìn khai thác và đào móng công trình thuỷ lợi có thể rút
ra một số vấn đề cần lưu ý sau đây:
Công tác nổ mìn khai thác hoặc đào móng đá các công trình cần thiết
phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu khoan, nổ mìn, xúc chuyển, xử
lý đá quá cỡ và dọn dẹp mặt tầng. Riêng tầng trên cùng còn liên quan đến
công tác bóc phủ. Vì vậy, để tránh việc di chuyển máy nhiều lần nên có
khoảng cách thời gian giữa 2 đợt nổ dài và tạo ra hiện trường xúc chuyển
rộng.
Đối với những vụ nổ có quy mô lớn ngoài các vấn đề nêu trên còn phải
xét tới một vấn đề vô cùng quan trọng là phải đảm bảo an toàn cho mái và đáy
hố móng công trình hoặc các công trình lân cận. Để giải quyết tốt vấn đề này
ta cần phải nghiên cứu tác động ảnh hưởng của sóng nổ gây ra.
1.3.2.2. Đắp đập bằng phương pháp nổ mìn định hướng
Phương pháp nổ mìn định hướng được áp dụng trong thực tế xây dựng
công trình thuỷ công. Khi xây dựng các đầu mối công trình thuỷ lợi ở vùng
núi, xuất phát từ lý thuyết nổ và đặc trưng của nổ mìn định hướng cho phép
áp dụng phương pháp nổ mìn định hướng vào công tác xây dựng đập đất đá.
Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


20

`

Kinh nghiệm tích luỹ được trong công tác nổ mìn cho thấy rò khả năng

tăng cường không hạn chế khối lượng nổ mìn ngay cả khi sử dụng các chất nổ
công nghiệp thông thường,... Những chất nổ đã được dùng trong công tác lộ
thiên là một nhóm bao gồm nhiều loại vật liệu có tính năng công phá tốt, an
toàn khi sử dụng và giá thành tương đối rẻ.
Các phương pháp nổ mìn hiện đại đã cho phép tiến hành nổ từng bao
thuốc riêng theo một trình tự cần thiết với khoảng thời gian giữa các lần nổ từ
hàng chục mili giây đến một vài giây.
Vấn đề đặc biệt được đặt ra là khi áp dụng phương pháp nổ mìn để xây
dựng các công trình thuỷ lợi phải sử dụng một lượng thuốc nổ lớn, thì sóng
chấn động do nổ mìn có thể gây ra tác dụng phá hoại đến môi trường và
những công trình lân cận một cách nghiêm trọng. Trong hàng loạt trường hợp
tác dụng địa chấn của nổ mìn có tác dụng của quy mô vụ nổ cho phép và
trong một số trường hợp có thể loại bỏ khả năng dùng mìn. Để tránh những
tác hại của sóng chấn động do nổ mìn gây ra ta cần phải nghiên cứu, tính toán
ảnh hưởng của sóng chấn động nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và các
công trình lân cận.
1.3.2.3. Nổ mìn để đào kênh
Trong hệ thống các công trình thuỷ lợi ngoài việc xây dựng các công
trình đầu mối như: đập dâng nước, trạm bơm, cống lấy nước thì chi phí cho
việc xây dựng các hệ thống kênh tưới, tiêu cũng chiếm phần không nhỏ. Do
vậy việc chọn phương án thi công cũng là một vấn đề cần phải lưu ý. Trong
những năm gần đây người ta đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp thi công
kênh dẫn bằng cách dùng năng lượng thuốc nổ đã đem lại hiệu quả tương đối
khả quan. Khi nổ mìn đào kênh trong đất thịt, đất sét tính thấm nước của đáy
kênh giảm đi rất nhiều. Đối với đất pha cát và cát, tác dụng nén ép của nổ
Học viên: Phạm Thế Nam


Lớp cao học 16C2


21
`

không có hiệu quả, tính thấm nước của đáy kênh hầu như không thay đổi.
Trong trường hợp nổ trong nền đá tuy có tạo ra vùng nứt nẻ nhưng nếu phần
đất đá bên ngoài vẫn tốt thì vẫn không ảnh hưởng tính thấm nước của đáy
kênh. Điều đó cần lưu ý khi ta xác định cao trình và vị trí các bao thuốc để
không gây hư hại lòng kênh nhất là gây trượt của phần mái.
Việc sử dụng năng lượng thuốc nổ vào thi công các công trình thuỷ lợi
đã thể hiện được những ưu điểm cơ bản như: rút ngắn thời gian thi công, khắc
phục được ảnh hưởng của thời tiết, giảm bớt các công việc nặng nhọc, giảm
giá thành công trình,...
Ngoài những ưu điểm trên, việc áp dụng các phương pháp nổ mìn trong
thi công cũng còn có những hạn chế nhất định. Khi đào phá đất đá bằng năng
lượng nổ sẽ tạo nên sóng địa chấn gây ra một số tác động ảnh hưởng không
tốt đến các công trình lân cận. Cho nên khi áp dụng phương pháp nổ mìn
trong thi công các công trình thuỷ lợi, ngoài yêu cầu nâng cao hiệu quả của nổ
phá thì việc giảm ảnh hưởng bất lợi của sóng địa chấn do nổ mìn đối với công
trình lân cận là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu giải quyết.
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu những chấn động do nổ mìn
đến khối đá. Khó khăn chủ yếu khi xác định giới hạn vùng phá hoại và mức
độ phá hoại của đá là không có những phương pháp đơn giản, đủ chính xác.
Công thức gần đúng về phạm vi các vùng phá hoại đất đá do nổ mìn đều xuất
phát từ giả thiết cho rằng: khi nổ khối thuốc thì năng lượng sinh ra sẽ truyền
toàn bộ cho môi trường xung quanh và gây nên sự tác động đối với chúng.
Biến dạng của môi trường đá trước khi phá hoại tăng dần theo quy luật đường

thẳng và khi đá bị phá hoại thì không phục hồi lại được. Phạm vi các vùng
phá hoại, nứt nẻ của nham thạch khi nổ mìn phụ thuộc vào các đặc tính cơ lý
của khối đá và phương án nổ mìn.
Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2


22
`

Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng nổ mìn cho các hạng mục khác nhau

trong xây dựng công trình thủy lợi – thủy điện như đào hố móng công trình,
nổ mìn định hướng, bảo vệ biên mái đào,... sao cho đạt được các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật cao là yêu cầu rất quan trọng và cần thiết hiện nay.
Hiệu quả trong công tác nổ mìn trong xây dựng thủy lợi – thủy điện phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó “Tác động của sóng chấn động’’ là một
nhân tố hết sức quan trọng. Trong phạm vi của luận văn này tác giả chỉ giới
hạn nghiên cứu về ảnh hưởng của sóng chấn động trong các trường hợp nổ
phá khác nhau, ứng dụng thực tế cho công tác nổ mìn thi công tuynel dẫn
nước vào nhà máy thuỷ điện thuộc Tiểu dự án công trình đầu mối hồ chứa
nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh.

Học viên: Phạm Thế Nam

Lớp cao học 16C2



×