Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THOÁT LŨ CHO KHU VỰC PHÍA BẮC TP.NHA TRANG KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Nguyễn Mạnh Linh

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THOÁT LŨ
CHO KHU VỰC PHÍA BẮC TP.NHA TRANG - KHÁNH HÒA

Chuyên ngành

Thủy văn học

:

Mã số:

088.604490.0005

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Thanh Hùng
2. GS.TS Hà Văn Khối

Hà Nội – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Nguyễn Mạnh Linh

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THOÁT LŨ
CHO KHU VỰC PHÍA BẮC TP.NHA TRANG - KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2011


LỜI CẢM ƠN!
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS Hà Văn Khối, Trường
Đại học Thủy lợi và TS. Nguyễn Thanh Hùng, Trung tâm Động lực Cửa Sông ven
biển và Hải Đảo, Phòng thí nghiệm Quốc gia về Động lực sông biển, Viện Khoa học
Thủy lợi Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và có những định hướng nghiên cứu giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Mô hình toán và Trung tâm nghiên cứu
động lực sông- Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực sông - Viện
Khoa học Thủy lợi Việt Nam, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ về thời gian và những
góp ý cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thày, cô giáo trong Khoa sau đại học, trường
Đại học Thuỷ lợi, đã không ngừng giúp đỡ tôi không chỉ trong việc truyền thụ kiến
thức mà còn cả trong việc rèn luyện con người trong thời gian học tập ở trường, để
tôi có được kết quả này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng học đã tận tình trao đổi và

đóng góp ý kiến cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quí báu đó!


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................ 10
1.1 Đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế khu vực nghiên cứu ......................... 10
1.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 10
1.1.2 Đặc điểm khí hậu.......................................................................................... 13
1.1.3 Đặc điểm thủy văn ........................................................................................ 17
1.1.4 Đặc điểm dân sinh kinh tế - xã hội ............................................................... 24
1.2 Quá trình phát triển thủy lợi và cơ sở hạ tầng khu vực nghiên cứu ............ 28
1.2.1 Tình hình qui hoạch thủy lợi có liên quan đến vùng nghiên cứu ................. 28
1.2.2 Hiện trạng các công trình thủy lợi ................................................................ 29
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TIÊU THOÁT LŨ VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH
TOÁN TRONG TÍNH TOÁN TIÊU THOÁT LŨ ......................................................... 32
2.1 Tổng quan về vấn đề tiêu thoát lũ .................................................................... 32
2.2 Lựa chọn mô hình toán trong tính toán tiêu thoát lũ..................................... 34
2.2.1 Các loại mô hình tính toán tiêu thoát lũ ....................................................... 34
2.2.2 Lựa chọn mô hình tiêu thoát lũ .................................................................... 37
2.2.3 Giới thiệu mô hình toán đã lựa chọn Mike Flood ....................................... 38
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................................................................................... 47
3.1 Tính toán mưa 1 ngày lớn nhất thiết kế .......................................................... 47
3.2 Tính toán dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm thiết kế ................. 48
3.3 Tính toán dòng chảy lũ thiết kế........................................................................ 53
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRONG XÁC ĐỊNH

GIẢI PHÁP TIÊU THOÁT LŨ ................................................................................. 55
4.1 Tính toán xác định biên cho mô hình thủy lực ............................................... 55
4.1.1 Xác định biên lưu lượng chảy vào các sông, suối và kênh tiêu ................... 55


2

4.1.2 Xác định lượng mưa rơi trực tiếp trên khu vực tính toán............................. 57
4.1.3 Xác định biên mực nước triều cửa sông ....................................................... 57
4.2 Ứng dụng mô hình thủy lực trong tính toán tiêu thoát lũ ............................. 57
4.2.1 Xây dựng mô hình thủy lực tính toán tiêu thoát lũ....................................... 57
4.2.2 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực .................................................. 65
4.3 Phân tích và đề xuất giải pháp thoát lũ cho khu vực phía bắc Tp.Nha
Trang - Khánh Hòa ................................................................................................. 72
4.3.1 Phân tích và đề xuất giải pháp tiêu thoát lũ.................................................. 72
4.3.2 Kết quả tính toán các phương án tiêu thoát lũ .............................................. 76
4.3.3 Lựa chọn phương án................................................................................... 100
4.4 Xây dựng bản đồ ngập lụt cho khu vực nghiên cứu..................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 105
1. Kết luận .............................................................................................................. 105
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 108
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 109


3

Danh mục các hình vẽ
Hình 1- 1: Vị trí vùng nghiên cứu .............................................................................10
Hình 1- 2: Phạm vi nghiên cứu .................................................................................11

Hình 1- 3: Khu vực nghiên cứu .................................................................................11
Hình 1- 4: Một vài hình ảnh về hệ thống tiêu thoát lũ khu vực nghiên cứu ..............30
Hình 2 - 1: Sơ đồ hóa kiểu liên kết thông thường (Standard Link) ...........................44
Hình 2 - 2: Sơ đồ hóa kiểu liên kết bên (Lateral Link) .............................................45
Hình 2 - 3: Sơ đồ hóa liên kết công trinh (Structure Link) .......................................46
Hình 3 - 1: Đường quá trình lưu lượng hiệu chỉnh thực đo và tính toán trạm Đồng
Trăng .........................................................................................................................50
Hình 3 - 2: Đường quá trình lưu lượng kiểm định thực đo và tính toán trạm Đồng
Trăng .........................................................................................................................51
Hình 4 - 1: Đường quá trình lưu lượng trận lũ tháng 10/2007 trên các suối, kênh
tiêu trong lưu vực ......................................................................................................56
Hình 4 - 2: Đường quá trình lưu lượng trận lũ P = 10% trên các suối, kênh tiêu
trong lưu vực .............................................................................................................56
Hình 4 - 3: Sơ đồ mạng sông tính toán.....................................................................58
Hình 4 - 4: Sơ họa hệ thống sông, suối khu vực nghiên cứu ...................................58
Hình 4 - 5: Đường trắc dọc suối Cái .......................................................................60
Hình 4 - 6: Sơ đồ hóa mạng tính toán thủy lực sông Cái.........................................66
Hình 4 - 7: Tương quan mực nước giữa Đồng Trăng và Diên An ...........................67
Hình 4 - 8: Mực nước tính toán và đo đạc tại Diên An trận lũ tháng 12/1998 .......68
Hình 4 - 9: Mực nước tính toán và đo đạc tại Diên An trận lũ tháng 12/1999 .......68
Hình 4 - 10: Mực nước tính toán và đo đạc tại Diên An trận lũ tháng 10/2007 .....68
Hình 4 - 11: Sơ đồ hóa mạng sông suối 1 chiều khu vực nghiên cứu ......................69
Hình 4 - 12: Địa hình vùng qui hoạch và kết nối mô hình 1 chiều và 2 chiều trong Mike


4

Flood ..........................................................................................................................70
Hình 4 - 13: Một số vết lũ kiểm tra mô hình 2 chiều................................................71
Hình 4 - 14: Các kênh nạo vét trong khu vực nghiên cứu........................................ 75

Hình 4 - 15: Các kênh xây mới................................................................................. 75
Hình 4 - 16: Vị trí xây dựng hồ chứa .......................................................................76
Hình 4 - 17: Bản đồ độ sâu ngập khu vực Đắc Lộc thời điểm đỉnh lũ 20h ngày
25/10/2007 .................................................................................................................77
Hình 4 - 18: Đường trắc dọc mực nước dọc suối Cái..............................................77
Hình 4 - 19: Bản đồ độ sâu ngập khu vực Đắc Lộc thời điểm đỉnh lũ 20h ngày
25/10/2007 .................................................................................................................80
Hình 4 - 20: Đường trắc dọc mực nước dọc suối Cái..............................................80
Hình 4 - 21: Bản đồ độ sâu ngập khu vực Đắc Lộc thời điểm đỉnh lũ 17h20 ..........83
Hình 4 - 22: Đường trắc dọc mực nước dọc suối Cái..............................................83
Hình 4 - 23: Bản đồ độ sâu ngập khu vực Đắc Lộc thời điểm đỉnh lũ lúc 17 h40 ...86
Hình 4 - 24: Đường trắc dọc mực nước dọc suối Cái..............................................86
Hình 4 - 25: Bản đồ độ sâu ngập khu vực Đắc Lộc thời điểm đỉnh lũ 11h20 ..........91
Hình 4 - 26: Đường trắc dọc mực nước dọc suối Cái..............................................91
Hình 4 - 27: Bản đồ độ sâu ngập khu vực Đắc Lộc thời điểm đỉnh lũ lúc 13 h .......94
Hình 4 - 28: Đường trắc dọc mực nước dọc suối Cái..............................................94
Hình 4 - 29: Đường quá trình lũ vào hồ và xả ra khỏi hồ .......................................97
Hình 4 - 30: Bản đồ độ sâu ngập khu vực Đắc Lộc thời điểm đỉnh lũ .....................98
Hình 4 - 31: Đường trắc dọc mực nước dọc suối Cái..............................................98
Hình 4 - 32: Bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu lũ thực tế 2007 ........................103
Hình 4 - 33: Bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu lũ thiết kế ứng với PA-TK1 .....103
Hình 4 - 34: Bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu lũ thiết kế ứng với PA-TK2 .....104
Hình 4 - 35: Bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu lũ thiết kế ứng với PA-TK3 .....104


5

Danh mục các bảng biểu
Bảng 1 - 1: Mạng lưới trạm đo khí tượng và mưa gần khu vực nghiên cứu ............14
Bảng 1 - 2: Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm ( 0C)....................................14

Bảng 1 - 3: Số giờ nắng trung bình tháng năm tại Nha Trang và Cam Ranh (giờ).15
Bảng 1 - 4: Bốc hơi trung bình tháng năm nhiều năm trên lưu vực (mm) ...............15
Bảng 1 - 5: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng và năm(%) ..............16
Bảng 1 - 6: Vận tốc gió trung bình tháng và năm (m/s)...........................................17
Bảng 1 - 7: Kết quả tính tần suất mưa năm các trạm tỉnh Khánh Hoà ...................17
Bảng 1 - 8: Mạng lưới trạm thủy văn trong tỉnh ......................................................18
Bảng 1 - 9: Tần suất dòng chảy năm ........................................................................18
Bảng 1 - 10: Phân phối dòng chảy năm Q75%, W75% tại các vị trí .......................19
Bảng 1 - 11: Khả năng xuất hiện lũ chính vụ tại Đồng Trăng .................................20
Bảng 1 - 12: Tỉ lệ xuất hiện lũ lớn nhất trong năm theo các tháng ........................20
Bảng 1 - 13: Kết quả tính toán tần suất mực nước lớn nhất tại Đồng Trăng ..........20
Bảng 1 - 14: Đặc trưng lũ thiết kế tại Đồng Trăng..................................................20
Bảng 1 - 17: Khả năng xuất hiện dòng chảy kiệt các tháng trong năm (%) ............21
Bảng 1 - 18: Dòng chảy nhỏ nhất tại Đồng Trăng ..................................................21
Bảng 1 - 19: Kết quả tính toán tần suất dòng chảy kiệt ...........................................21
Bảng 1 - 20: Độ đục trung bình tháng, năm tại Đồng trăng (g/m3).........................22
Bảng 1 - 21: Kết quả tính toán dòng chảy bùn cát tại các trạm ..............................22
Bảng 1 - 22: Tần suất mực nước triều 7 ngày lớn nhất tại Qui Nhơn .....................23
Bảng 1 - 23: Hệ thống cống khu vực qui hoạch .......................................................31
Bảng 3 - 1: Tần suất mưa thiết kế tại trạm thủy văn Nha Trang .............................48
Bảng 3 - 2: Thống kê trạm KTTV và thời gian kiểm tra mô hình ............................49
Bảng 3 - 3: Bộ thông số của mô hình Nam ..............................................................51
Bảng 3 - 4: Phân phối dòng chảy năm thiết kế P = 75% .........................................53
Bảng 3 - 5: Lưu lượng lớn nhất chảy vào lưu vực tính toán theo các trận lũ ..........54


6

Bảng 4 - 1: Lưu lượng lớn nhất chảy vào lưu vực tính toán theo các trận lũ ..........55
Bảng 4 - 2: Tỷ lệ diện tích các lưu vực ....................................................................56

Bảng 4 - 3: Thống kê hệ thống sông suối, kênh mô phỏng tính toán .......................59
Bảng 4 - 4: Hệ thống cống khu vực qui hoạch .........................................................59
Bảng 4 - 5: Mặt cắt đo đạc trên suối Cái .................................................................60
Bảng 4 - 6: Mặt cắt đo đạc suối Giếng Hạ ..............................................................62
Bảng 4 - 7: Mặt cắt đo đạc kênh tiêu giữa KCN và nhà máy dệt ............................63
Bảng 4 - 8: Biên mô hình thủy lực một chiều ...........................................................64
Bảng 4 - 9: Các vị trí và kết quả kiểm tra mô hình ..................................................71
Bảng 4 - 10: Mực nuớc lớn nhất ở các vị trí và lưu lượng lớn nhất chảy qua các
cống ...........................................................................................................................78
Bảng 4 - 11: Độ sâu ngập và diện tích ngập khu vực Đắc Lộc ...............................78
Bảng 4 - 12: Kết quả độ sâu ngập tại các vị trí vết lũ khảo sát ...............................81
Bảng 4 - 13: Mực nuớc lớn nhất ở các vị trí và lưu lượng lớn nhất chảy qua các
cống ...........................................................................................................................81
Bảng 4 - 14: Độ sâu ngập và diện tích ngập khu vực Đắc Lộc ...............................81
Bảng 4 - 15: Kết quả độ sâu ngập tại các vị trí vết lũ khảo sát ...............................84
Bảng 4 - 16: Mực nuớc lớn nhất ở các vị trí và lưu lượng lớn nhất chảy qua các
cống ...........................................................................................................................84
Bảng 4 - 17: Độ sâu ngập và diện tích ngập khu vực Đắc Lộc ...............................85
Bảng 4 - 18: Kết quả độ sâu ngập tại các vị trí vết lũ khảo sát ...............................87
Bảng 4 - 19: Mực nuớc lớn nhất ở các vị trí và lưu lượng lớn nhất chảy qua các
cống ...........................................................................................................................87
Bảng 4 - 20: Độ sâu ngập và diện tích ngập khu vực Đắc Lộc ...............................88
Bảng 4 - 21: Độ sâu ngập theo các phương án tính toán ........................................88
Bảng 4 - 22: Độ sâu ngập và diện tích ngập theo các phương án ...........................89
Bảng 4 - 23:Thời gian ngập theo các độ sâu ngập khác nhau: ...............................89
Bảng 4 - 24: Kết quả độ sâu ngập tại các vị trí vết lũ khảo sát ...............................92


7


Bảng 4 - 25: Mực nuớc lớn nhất ở các vị trí và lưu lượng lớn nhất chảy qua các
cống ...........................................................................................................................92
Bảng 4 - 26: Độ sâu ngập và diện tích ngập khu vực Đắc Lộc ...............................93
Bảng 4 - 27: Kết quả độ sâu ngập tại các vị trí vết lũ khảo sát ...............................95
Bảng 4 - 28: Mực nuớc lớn nhất ở các vị trí và lưu lượng lớn nhất chảy qua các
cống ...........................................................................................................................95
Bảng 4 - 29: Độ sâu ngập và diện tích ngập khu vực Đắc Lộc ...............................96
Bảng 4 - 30: Thông số hồ chứa Đắc Lộc .................................................................97
Bảng 4 - 31: Kết quả độ sâu ngập tại các vị trí vết lũ khảo sát ...............................99
Bảng 4 - 32: Mực nuớc lớn nhất ở các vị trí và lưu lượng lớn nhất chảy qua các
cống ...........................................................................................................................99
Bảng 4 - 33: Độ sâu ngập và diện tích ngập khu vực Đắc Lộc ...............................99
Bảng 4 - 34: Độ sâu ngập theo các phương án tính toán lũ 1.5% .........................100
Bảng 4 - 35: Độ sâu ngập và diện tích ngập theo các phương án .........................101
Bảng 4 - 36: Thời gian ngập theo độ sâu ngập ......................................................101


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời tiết trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, hạn hán, lũ lụt diễn ra
với cường độ ngày một cao, hơn nữa do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hàng loạt khu công nghiệp đã được xây dựng với
tốc độ rất nhanh. Tỉnh Khánh Hòa cũng không nằm ngoài quy luật phát triển nêu
trên. Là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, nằm giữa 2 trung tâm kinh tế lớn
là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng, là cửa ngõ ra vào các tỉnh Tây
Nguyên, có phần lãnh hải gần đường hàng hải quốc tế, hạ tầng cơ sở cùng các loại
hình dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống tương đối đồng bộ và phát triển, có tài
nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào…là những điều kiện thuận

lợi sớm đưa Khánh Hoà trở thành tỉnh có nền kinh tế với cơ cấu công nghiệp - dịch
vụ - du lịch - nông lâm, ngư nghiệp phát triển.
Năm 2007 là năm khu vực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và đặc biệt là
khu vực phía bắc của thành phố phải hứng chịu một cơn mưa lớn. Nước lũ do mưa
lớn từ sườn các ngọn núi xung quanh tràn xuống, tập trung vào hai hai con suối
chính là Suối Cái (suối Thằng Ngô) và suối Giếng Hạ. Hai suối này đều là những
suối nhỏ nên không thể tập trung và tiêu thoát hết được lượng nước lũ lớn trên lưu
vực, do đó nước lũ tràn qua khu vực có địa hình cao như các vùng trồng cây ăn quả
và đổ thẳng vào khu dân cư gần quốc lộ 1. Hầu hết các công trình tiêu thoát lũ hoạt
động không hiệu quả hoặc quá tải. Hậu quả là hầu hết diện tích thuộc khu dân cư xã
Vĩnh Phương bị ngập sâu từ 1-1,5 mét, ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường và
hoạt động sản xuất của người dân.
Để khắc phục tình trạng đó, cần xác định rõ các nguyên nhân gây ra ngập lụt và
đưa ra được các giải pháp hạn chế tình trạng úng ngập có thể xảy ra . Vì vậy, cần
thiết phải có các nghiên cứu dựa trên các cơ sở khoa học rõ ràng và đề tài được thực
hiện nhằm giải quyết vấn đề đó. Chính bởi lý do đó tác giả đã tiến hành luận văn


9

“Nghiên cứu và đề xuất giải pháp tiêu thoát lũ cho khu vực phía bắc TP. Nha
Trang – Khánh Hòa”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định nguyên nhân gây ra ngập lụt cho khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất giải pháp công trình và phi công trình nhằm giảm nhẹ và chống ngập lụt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Giải thích được nguyên nhân gây ra ngập lụt khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng mô hình toán mô phỏng lũ và có kết hợp GIS xây dựng bản đồ
ngập lụt khu vực nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp thoát lũ, phòng tránh lũ cho khu vực nghiên cứu

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên tình hình thực tế qua việc điều tra khảo sát khu vực nghiên cứu và việc
phân tích nguyên nhân hình thành lũ, trong nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương
pháp sau:
-

Phương pháp thu thập và điều tra khảo sát,

-

Phương pháp phân tích thống kê,

-

Phương pháp chuyên gia,

-

Phương pháp viến thám GIS

-

Phương pháp ứng dụng các mô hình toán để diễn toán chế độ thủy lực trong
kênh và khu vực ngập lụt.


10

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế khu vực nghiên cứu

1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Phạm vi, vị trí địa lý
Phạm vi nghiên cứu là khu vực Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha
Trang, Khánh Hòa. Khu vực nghiên cứu nằm sát quốc lộ 1A, khu công nghiệp vừa
và nhỏ Đắc Lộc, thuộc về phía bắc của thành phố Nha Trang, với vị trí địa lý:
- Phía Bắc: giáp núi Duệ Bà, núi Đá Bạc, núi Hòn Suối Phèn
- Phía Nam: giáp đường quốc lộ 1
- Phía Đông: giáp núi Hòn Ngang
- Phía Tây: giáp núi Chùa.

Hình 1- 1: Vị trí vùng nghiên cứu


11

Hình 1- 2: Phạm vi nghiên cứu

Hình 1- 3: Khu vực nghiên cứu


12

b. Đặc điểm địa hình
Khu vực Đắc Lộc thuộc vùng bán sơn địa, đất đai tương đối rộng, phía bắc có
núi Duệ Bà, núi Đá Bạc, núi Hòn Suối Phèn, phía Nam có đồng bằng trung tâm xã,
phía Tây có núi Chùa, Hòn Ốc, phía Đông có Hòn Ngang. Nhìn chung địa hình có
dạng dốc từ Bắc xuống Nam. Đỉnh núi cao nhất có độ cao hơn 600m. Rải rác xung
quanh là các đỉnh núi có độ cao 200m - 400 m. Khu vực tập trung dân cư và khu
công nghiệp có cao độ 3-4m và 5-6m tương ứng. Độ dốc địa hình lớn, từ vùng núi
cao xuống vùng bằng phẳng không có khu vực chuyển tiếp.

c. Đặc điểm thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật
Vùng núi chủ yếu bao phủ bởi các cây dại thấp. Cây ăn quả lâu năm được
trồng chủ yếu ở vùng có cao độ từ 8-15m. Ở vùng thấp hơn là các khu vực tập trung
dân cư, khu công nghiệp và ruộng lúa.
Vùng nghiên cứu có nhiều loại đất khác nhau theo Phân viện Quy hoạch và
TKNN miền trung (Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh theo phân loại Việt Nam)
một số loại đất cơ bản trong vùng như sau:
- Đất phù sa nhiễm mặn (Pm): khoảng 40 ha, chiếm 1,24% tổng diện tích tự
nhiên.
- Đất phù sa Glây (Pg): khoảng 151,8 ha, chiếm khoảng 4,7% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố ở địa hình bằng nên đã được khai thác trồng lúa.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): khoảng 130,5 ha, chiếm khoảng
4,04% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình bằng nên được khai thác trồng
lúa.
- Đất phù sa ngòi suối (Py): khoảng 19 ha, chiếm 0,59% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố ở phía bắc xã, khu vực Đắc Lộc, hiện đang trồng lúa 1 vụ và cây
trồng hàng năm.
- Đất xám trên đá macma acid (Xa): khoảng 213,4 ha, chiếm 6,6% tổng diện
tích tự nhiên. Hiện được khai thác trồng cây lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp
lâu năm.


13

- Đất đỏ vàng trên đá macma acid (Fa): khoảng 1408,8 ha, chiếm 43,58 tổng
diện tích tự nhiên. Phân bố ở vùng núi phía bắc xã, hiện những vùng đất thấp được
khai thác trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm; một số vùng đất còn rừng còn
phần lớn là vùng đất trống núi trọc.
- Đất ở, chuyên dùng: khoảng 484 ha, chiếm 14,97% tổng diện tích tự nhiên.
- Sông suối, đất khác: khoảng 36 ha, chiếm 1,11 tổng diện tích tự nhiên.

d. Đặc điểm địa chất, địa mạo
Nhìn chung cấu trúc địa chất tỉnh Khánh Hoà không phức tạp lắm, các nhà địa
chất xếp phạm vi nghiên cứu và miền kiến tạo Nam Trung bộ thuộc đới hoạt hoá
Mezozoi Đà Lạt.
Tỉnh Khánh Hoà nằm ở phần Đông đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa
tiền Camleti bị sụt lún trong Jura giữa các phần lớn đới bị hoạt hoá magma - kiến
tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi sớm.
Về địa chất công trình qua kết quả khảo sát trong vùng cho thấy nền công trình
từ 3 lớp đến 5 lớp: trên cùng là lớp sét pha hoặc cát pha nguồn gốc aluvi, sau đó là
các lớp sét pha nguồn gốc eluvi - deluvi, dưới là granit hoặc đá phiến phong hoá vừa
đến ổn định khá tốt. Ổn định công trình nhìn chung tốt, tuy nhiên cần lưu ý đến khả
năng thấm qua nền và vai công trình.
Về địa mạo vùng đồng bằng tập trung ở đồng ruộng khu vực Đắc Lộc và cánh
đồng phía Nam của xã chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên; vùng đồi núi tập trung
ở phía bắc của xã chiếm khoảng 75% diện tích tự nhiên.
1.1.2 Đặc điểm khí hậu
a. Lưới trạm quan trắc
Vùng nghiên cứu nằm trong lưu vực sông cái Nha Trang có phạm vị nhỏ,
không có trạm khí tượng nào trong vùng. Có một số trạm khí tượng xung quanh khu
vực nghiên cứu. Hiện nay có khoảng 10 trạm đo mưa, trong đó có 2 trạm đo khí
tượng.
Tình hình quan trắc khí tượng, chất lượng tài liệu quan trắc


14

Các trạm đo tập trung chủ yếu phần hạ lưu sông Cái, gần khu vực nghiên cứu.
Các trạm đo đa số từ năm 1976 đến nay, tài liệu đảm bảo chất lượng và có tính liên
tục.
Bảng 1 - 1: Mạng lưới trạm đo khí tượng và mưa gần khu vực nghiên cứu

Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên trạm
Nha Trang
Cam Ranh
Khánh Sơn
Đồng Trăng
Khánh Vĩnh
Suối Dầu
Phú Lạc
Hòn Khói
Ninh Hoà
Đá Bàn

Yếu tố quan trắc
X,T,U,V,Z
X,T,U,V.Z
X
X
X

X
X
X
X
X

b. Các đặc trưng khí hậu
b1. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm tại Khánh Hòa khá cao từ 26,6 –
26,9oC và có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Tháng có nhiệt độ cao nhất
thường là tháng V, VI và VII có thể đạt 28 - 29oC. Nhiệt độ tối cao đã quan trắc
được 37,5oC tại Nha Trang và 39,2oC tại Cam Ranh. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là
vào tháng I tại Nha Trang là 23,9o C, tại Cam Ranh là 24,3oC. Nhiệt độ tối thấp đã
quan trắc được 16,6oC tại Nha Trang và 14,4oC tại Cam Ranh.
Bảng 1 - 2: Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm ( 0C)
Tháng
Nha Trang
Cam Ranh

I
II
III
IV V
VI VII VIII IX X
XI XII Năm
23,9 24,5 25,7 27,3 28,4 28,6 28,4 28,4 27,6 26,6 25,6 24,4 26,6
24,3 24,9 26,4 27,9 28,8 28,9 28,7 28,6 27,7 26,6 25,7 24,5 26,9

Nguồn: QCVN 02: 2009/BXD
b2. Số giờ nắng

Số giờ nắng tại Khánh Hòa khá cao tại Nha Trang số giờ nắng trung bình
nhiều năm vào khoảng 2540 giờ, tại Cam Ranh là 2672 giờ. Nhìn chung, số giờ
nắng phân bố tương đối đều theo các tháng trong năm. Tuy nhiên, vào các tháng


15

mùa mưa số giờ nắng có giảm hơn so với mùa khô nhưng chênh lệch này không
đáng kể. Tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm là tháng III tại Nha Trang có 261
giờ nắng, tại Cam Ranh có 286 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng thấp nhất trong năm
là tháng XI, tại Nha Trang là 142 giờ, tại Cam Ranh là 167 giờ.
Bảng 1 - 3: Số giờ nắng trung bình tháng năm tại Nha Trang và Cam Ranh (giờ)
Tháng
Nha Trang
Cam Ranh

I
185
227

II
208
238

III
261
286

IV
258

266

V
255
255

VI
230
217

VII
242
234

VIII IX
233 202
224 200

X
183
182

XI
142
167

XII
142
175


Năm
2540
2672

Nguồn: QCVN 02: 2009/BXD
b3. Bốc hơi
Lượng bốc hơi hàng năm vào khoảng 1443 mm - 1878mm. Tháng có lượng
bốc hơi lớn là các tháng mùa khô, lượng bốc hơi tháng lớn nhất tại Nha Trang và
cam Ranh là 134,7 mm và 192,8 mm xảy ra vào tháng I. Tháng có lượng bốc hơi
nhỏ nhất là tháng X với trị số là 94.9 mm và 107,9 mm tại Nha Trang và Cam Ranh
Bảng 1 - 4: Bốc hơi trung bình tháng năm nhiều năm trên lưu vực (mm)
Tháng
Nha Trang
Cam Ranh

I
II
III
IV
V
VI
VII VIII IX
X
XI
XII
Năm
134,7 115,1 124,0 118,0 126,5 118,9 129,5 129,2 102,5 94,9 114,2 135,0 1443
192,8 160,4 169,3 153,4 160,5 160 175,3 164,4 113,3 107,9 140,9 179,9 1878

Nguồn: QCVN 02: 2009/BXD

b4. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với lượng mưa và nhiệt độ không khí.
Vào các tháng mùa mưa, độ ẩm không khí đạt lớn nhất nhưng nhìn chung độ ẩm
không khí trong vùng giữa các tháng trong năm không có sự biến động lớn. Chênh
lệch giữa tháng có độ ẩm lớn nhất với tháng có độ ẩm nhỏ nhất trong năm là rất nhỏ
chỉ từ 5% đến 6%. Tại Nha Trang và Cam Ranh, độ ẩm lớn nhất rơi vào tháng X với
trị số độ ẩm đạt đến 83,2% tại Nha Trang và và 81,6% tại Cam Ranh, tháng có độ
ẩm nhỏ nhất rơi vào tháng VII, VIII với trị số là 77% và 74%. Độ ẩm thấp nhất
xuống tới 56-59%.


16

Bảng 1 - 5: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng và năm(%)
Tháng
Nha Trang
Cam Ranh

I
II
III
IV V
VI VII VIII IX X
XI XII Năm
78,0 78,8 79,7 80,5 79,3 77,8 77,2 77,4 80,4 83,2 81,8 79,5 79,5
75,5 76,0 76,3 76,9 76,3 74,4 74,0 74,3 79,7 81,6 79,5 76,3 76,7

Nguồn: QCVN 02: 2009/BXD
b5. Chế độ gió, bão
Vùng nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa hằng năm cơ bản có 2 loại

gió. Vào mùa đông từ tháng X, XI đến tháng III, IV năm sau có gió Đông Bắc và
Bắc là chủ yếu. Vào mùa hạ từ tháng IV,V đến tháng IX, X có gió Tây và Tây Nam
là chủ yếu. Về tốc độ gió trong vùng không phải là nơi thường có gió lớn, xác xuất
lớn nhất trong cả 2 mùa thuộc về cấp gió từ 2.4-2.8 m/s. Tại Nha Trang khả năng có
gió trong phạm vi tốc độ 3,1-4,0 m/s trong các tháng mùa đông thường vượt quá
65% số trường hợp còn các tháng mùa hạ khoảng 55% số trường hợp. Gió với tốc
độ trên 5 m/s là rất hiếm chỉ chiếm không quá 10% số trường hợp mà thời kì xảy ra
thường là trong mùa đông. Trường hợp gió lớn nhất xảy thường là có liên quan đến
bão hay áp thấp nhiệt đới từ biển Đông tràn vào như trong cơn bão ngày 10/11/1988,
tốc độ gió đo được ở Nha Trang là 30 m/s và ở Cam Ranh là 25 m/s.
Đặc biệt trong vùng còn có gió Tu Bông liên quan đến địa hình của lưu vực từ
vùng Vọng Phu, Đèo Cả ra đến biển có đặc điểm khô và lạnh thường xuất hiện từ
tháng XI đến tháng III.
Bão thường xảy ra từ tháng X đến tháng XII, khả năng xuất hiện trong tháng
XI là 40%, tháng X là 35% tổng số cơn bão đổ bộ vào vùng từ tháng X đến tháng
XII. Tuy nhiên, mưa bão diễn biến phức tạp qua các năm có năm tháng III đã có bão
như trận bão năm 1982 và 1991, cũng có năm bão xuất hiện muộn như cơn bão số
11 đổ bộ vào ngày 9/12/1993 sức gió mạnh đạt cấp 10 ÷ 11. Số cơn bão đổ bộ vào
Khánh Hoà ngày càng tăng. Khi có bão hoặc bão tan thành áp thấp nhiệt đới ảnh
hưởng vào trong vùng thường gây mưa trên diện rộng. Trường hợp như năm 1993
hai cơn bão số 10 và 11 đổ bộ liên tiếp vào vùng đã gây ra lũ đặc biệt lớn trên nhiều
sông trong tỉnh.


17

Bảng 1 - 6: Vận tốc gió trung bình tháng và năm (m/s)
Tháng
Nha Trang
Cam Ranh


I
3,3
3,8

II
3,1
3,2

III
2,6
2,7

IV
2,3
2,4

V
2,0
2,3

VI
1,6
2,2

VII
1,7
2,2

VIII IX

1,6 1,7
2,3 1,8

X
2,1
2,2

XI
3,4
3,9

XII
4,0
4,6

Năm
2,4
2,8

Nguồn: QCVN 02: 2009/BXD
b6. Đặc trưng mưa
Tại Khánh Hoà, mùa mưa bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII hàng
năm với lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80% lượng mưa của cả năm và số ngày
có mưa trong mùa mưa cũng chiếm 60%-80% số ngày có mưa trong năm. Tháng có
lượng mưa lớn nhất thường rơi vào tháng XI.
Biến động của lượng mưa năm cũng tương đối lớn, năm có lượng mưa lớn có
thể gấp 3-4 lần năm có lượng mưa nhỏ. Tại Nha Trang năm 1981 có lượng mưa là
2552 mm, năm 1982 có lượng mưa năm là 948 mm. Tại Ninh Hoà năm 1998 có
lượng mưa năm là 2554 mm nhưng năm 1982 chỉ có 542 mm.
Bảng 1 - 7: Kết quả tính tần suất mưa năm các trạm tỉnh Khánh Hoà

Trạm
Nha Trang
Cam Ranh
Đồng Trăng
Suối Dầu
Khánh Vĩnh
Khánh Sơn
Đá Bàn
Ninh Hoà
Hòn Khói

X0
(mm)
1368
1233
1524
1551
1452
1518
1435
1432
1187

CV

CS

0.32
0.33
0.27

0.34
0.36
0.30
0.31
0.35
0.34

1.75
1.49
0.91
1.05
1.20
0.78
1.56
0.94
1.20

25%
1556
1426
1762
1837
1724
1788
1643
1713
1399

50%
1249

1137
1461
1462
1352
1460
1324
1354
1109

Xp(mm)
75%
1052
936
1218
1168
1072
1185
1108
1067
892

85%
985
860
1110
1042
956
1058
1029
939

802

90%
951
820
1044
967
890
980
987
863
750

1.1.3 Đặc điểm thủy văn
a. Số liệu và mạng lưới trạm thủy văn
Trong địa phận Khánh Hòa có 6 trạm đo thuỷ văn, trong đó có 3 trạm: Đá Bàn,
Sông Chò, Suối Dầu là các trạm dùng riêng đến nay không còn đo nữa. Trạm thuỷ
văn Đồng Trăng trên Sông Cái Nha Trang là trạm cấp I, còn trạm Ninh Hoà trên
Sông Cái Ninh Hoà, trạm Diên An là trạm cấp III chỉ đo mực nước (hiện đã dừng


18

đo).
Về chất lượng tài liệu từ năm 1976 đến nay có thời gian đo liên tục và có độ
tin cậy cao, phục vụ được cho tính toán.
Bảng 1 - 8: Mạng lưới trạm thủy văn trong tỉnh
Số TT
1
2

3
4
5
6

Tên trạm
Đồng Trăng
Đá Bàn
Sông Chò
Suối Dầu
Ninh Hoà
Diên An

Sông
Cái Nha trang
Đá Bàn
Sông Chò
Suối Dầu
Cái Ninh Hoà
Cái Nha Trang

Diện tích
(km2)
1244
126
504
132

Yếu tố
Quan trắc

Q, H, ρ
Q, H
Q, H
Q, H
H
H

b. Các đặc trưng thủy văn dòng chảy
b1. Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm
Căn cứ vào tài liệu thực đo tại Đồng Trăng cho thấy lượng dòng chảy khá
phong phú với mô đuyn dòng chảy bình quân nhiều năm đạt 50-55 l/s/km2. Dòng
chảy năm trung bình nhiều năm trên sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng với diện
tích lưu vực F= 1244 km2 đạt 64.6 m3/s tương ứng với mô số dòng chảy là 51.9
l/s/km2 và tổng lượng dòng chảy 2,04 tỷ m3 nước.
Nếu tính cho toàn lưu vực sông Cái Nha Trang với diện tích lưu vực 1900
km2, lưu lượng dòng chảy là 79 m3/s tương ứng với mô số là 41.6 l/s/km2 và tổng
lượng dòng chảy năm là 2.5 tỷ m3 .
Bảng 1 - 9: Tần suất dòng chảy năm
Trạm

Qo

Đồng Trăng 64.6
LV sông Cái
79.0
Nha Trang

Cv
0.40


Cs
2.20

Qp(%) m3 /s
F
2
10% 25% 50% 75% 85% 90% (km )
97.2 73.6 56.5 46.8 43.9 42.7 1244
119

90.0 69.1 57.2 53.7 52.2

1900

Về sự phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm cũng có sự biến động
tương đối lớn, thời kỳ từ tháng I đến tháng IV hàng năm lượng mưa trên lưu vực rất
ít không đáng kể, dòng chảy trên sông, suối là lượng nước điều tiết từ mặt đệm của
lưu vực, lượng dòng chảy trong thời kỳ này chỉ chiếm 2÷6% lượng dòng chảy cả


19

năm. Thời kỳ tháng V đến tháng VI thường có lũ tiểu mãn do đó dòng chảy đã tăng
lên. Thời kỳ tháng VII đến tháng VIII do ít mưa nên dòng chảy tiếp tục suy giảm.
Thời kỳ tháng IX đến tháng XII, bắt đầu có mưa đến tháng X, XI dòng chảy trong
sông đã tăng vọt và đạt giá trị lớn nhất trong năm.

W (106 m3)

Trạm \

Tháng
TV.
Đồng
Trăng
LV.
Sông
Cái
Nha
Trang
TV.
Đồng
Trăng
LV.
Sông
Cái
Nha
Trang

Q (m3/s)

Bảng 1 - 10: Phân phối dòng chảy năm Q75%, W75% tại các vị trí
1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

Năm

38.1

22.6

13.8

16.3

19.1

41.3

28.8


32.7

30.9

65.1

144

109

38.1

46.5

27.6

16.9

20

23.3

50.5

35.1

40

37.8


79.6

176

133

46.5

102

54.6

37

42.4

51.1

110.6

69.6

87.7

80.1

174.5

373.2


291.7

1474.

124.6

66.8

45.2

51.8

62.5

135.1

85

107.2

97.9

213.3

456.2

356.5

1802


b2. Dòng chảy lũ
Mùa lũ trong vùng thường kéo dài 3 tháng, bắt đầu vào tháng X và kết thúc
vào cuối tháng XII.
Lũ tiểu mãn: Trước thời kỳ mùa lũ vào tháng V hoặc tháng VI hàng năm cũng
thường có đợt mưa khá lớn cung cấp cho mạng lưới sông suối trong tỉnh một lượng
dòng chảy đáng kể gọi là lũ tiểu mãn. Lượng nước này rất nhỏ chỉ chiếm 3÷6%
lượng dòng chảy năm.
Lũ sớm: Thường xuất hiện vào các tháng VIII, IX dưới tác động của các trận
mưa rào do các hình thái thời tiết đơn độc gây ra. Thời kì này là thời kì chuyển tiếp
giữa mùa cạn sang mùa lũ của lưu vực, mặt đệm lúc này đang bị khô nên có tính háo
nước lớn, khi mưa rơi xuống lưu vực bị mất nhiều nước do thấm, vì vậy lũ thời kì
này thường nhỏ có dạng đỉnh nhọn và đơn lẻ.
Lũ chính vụ được sinh ra bởi sự xuất hiện liên tục của các hình thái gây mưa
lớn như bão, áp thấp và dải hội tụ gây ra những trận mưa lớn nối tiếp nhau trong các


20

tháng X, XI. Lúc này, mặt đệm trên lưu vực đã bão hoà nên khi mưa rơi xuống
nhanh chóng tập trung vào sông chảy xuống hạ lưu vì vậy thời gian này lũ thường
có trị số lớn nhất cả về lưu lượng đỉnh lũ, cường suất lũ và tổng lượng lũ. Nhìn
chung, lũ lớn nhất trong năm thường nằm trong thời kì lũ chính vụ, tháng XI là
tháng chiếm tỉ lệ cao nhất về tổng lượng dòng chảy trong năm (20%÷25%) cũng
như lưu lượng đỉnh lũ trong năm (40% ÷ 100%).
Lũ muộn: Lũ muộn thường xảy ra trung tuần tháng XII đến cuối tháng XII
thường có tổng lượng nhỏ dạng đỉnh nhọn, đơn lẻ, cường suất thấp. Tuy nhiên, vào
những năm 93, 96, 98 và 99 dưới tác động của nhiều nhân tố gây mưa phức tạp kết
hợp với nhau vào trung tuần tháng XII trên lưu vực xuất hiện con lũ muộn có trị số
rất lớn, lớn hơn lũ chính vụ, gây nhiều thiệt hại.

Khả năng xuất hiện lũ chính vụ, lũ muộn tại Đồng Trăng như Bảng 1 - 11:
Bảng 1 - 11: Khả năng xuất hiện lũ chính vụ tại Đồng Trăng
Lũ chính vụ(%)
X
XI
90.0
100

Tháng
Đồng Trăng

Lũ muộn (%)
XII
I
90.0
30.0

Tỉ lệ xuất hiện lũ lớn nhất trong năm theo các tháng trên lưu vực (%) như sau:
Bảng 1 - 12: Tỉ lệ xuất hiện lũ lớn nhất trong năm theo các tháng
Tháng
Đồng Trăng

IX
12.5

X
12.5

XI
62.5


XII
6.25

Bảng 1 - 13: Kết quả tính toán tần suất mực nước lớn nhất tại Đồng Trăng
Trạm
Đồng Trăng

Thời kỳ
tính

Trung
bình
(cm)
1109

77-99

Cv

Cs
1%

0.49

-0.98

1394

Hmax p% (cm)

2%
5%

10%

1376

1309

1343

Bảng 1 - 14: Đặc trưng lũ thiết kế tại Đồng Trăng
Trạm

Sông

Đồng Trăng

Cái NT

Qmax
(m3/s)
1791

Cv

Cs

0.48


0.84

0.1%
5489

Qmax p (m3/s)
1%
2%
5%
4299 3915 3379

10%
2941

b3. Dòng chảy kiệt
Trên lưu vực dòng chảy mùa cạn bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 8
hàng năm, chiếm khoảng 25%- 30% lượng dòng chảy của cả năm. Lượng dòng chảy


21

mùa cạn chủ yếu là lượng nước còn lại của mùa lũ năm trước điều tiết ra. Tháng có
lượng dòng chảy nhỏ nhất trong năm là tháng IV chỉ chiếm 2.72% lượng dòng chảy
của cả năm và dòng chảy nhỏ nhất trong năm trên lưu vực thường xuất hiện vào hai
tháng IV và VIII hàng năm, thường là rơi vào tháng IV nhiều hơn với xác suất là
cao nhất.
Bảng 1 - 15: Khả năng xuất hiện dòng chảy kiệt các tháng trong năm (%)
Tháng
Ninh Hoà
Đồng Trăng


I
0
0

II
0
0

III
5.88
5.88

IV
11.76
35.3

V
23.0
23.5

VI
0
5.8

VII
17.7
5.8

VIII

17.7
11.8

IX
23.5
11.8

X
0
0

XI
0
0

Theo tài liệu dài năm (1983-1998) ở hai trạm Đồng Trăng và Ninh Hoà thì
năm có dòng chảy kiệt nhỏ là các năm 83, 92, 93 đối với sông Cái Nha Trang và
năm 92 đối với sông Cái Ninh Hoà. Tại trạm Đồng Trăng trên lưu vực sông Cái Nha
Trang kiệt ngày xuống đến 4.51 m3/s tương đương với mô số kiệt là 3.63 l/s/km2.
Bảng 1 - 16: Dòng chảy nhỏ nhất tại Đồng Trăng
Trạm

Sông

Kiệt tháng
M (l/s.km2)

Thời
gian


Kiệt ngày
M (l/s.km2)

Thời gian

Đồng
Trăng

Flv
(km2)

Cái NT

1244

5.34

IV/1983

4.51

30/IV /1983

Bảng 1 - 17: Kết quả tính toán tần suất dòng chảy kiệt
Trạm

Loại

Đồng Trăng


Qtmin
Qmin

Trung
bình
20.15
15.02

Cv

Cs

0.58
0.56

1.48
1.33

Đặc trưng thiết kế ( 106 m3)
50%
75%
90%
17.4
11.6
8.28
13.2
8.84
6.12

b4. Dòng chảy bùn cát.

Theo tài liệu thực đo từ năm 1992 - 1998 tại trạm thuỷ văn Đồng trăng trên
dòng chính sông cái Nha trang, lượng ngậm cát trung bình năm biến đổi từ 30 - 150
g/m3. Lượng ngậm cát lớn nhất thường tập trung vào thời kỳ mùa lũ, lớn nhất là vào
thời kỳ tháng X hàng năm, lượng ngậm cát nhỏ nhất là vào các tháng mùa kiệt, nhỏ
nhất thường là vào tháng II hàng năm.
Nhìn chung theo tiêu chuẩn phân cấp thì độ đục trên lưu vực sông cái Nha

XII
0
0


22

trang thuộc loại nhỏ.
Bảng 1 - 18: Độ đục trung bình tháng, năm tại Đồng trăng (g/m3)
Tháng
ρ

I
30.5

II
6.2

III
12.6

IV
18.9


V
28.6

VI
38.6

VII
46.8

VIII
31.7

IX
51.3

X
60.6

XI
66.3

XII
64.4

Năm
52.1

Tại Đồng Trăng khống chế diện tích lưu vực 1244 km2, hàm lượng bùn cát
trung bình nhiều năm ρo = 52.1 g/m3 ứng với lưu lượng chất lơ lửng năm bình

quân nhiều năm đạt Ro = 3,37 kg/s. Tổng lượng vận chuyển bùn cát G là 106.1 ngàn
tấn/năm. Hệ số xâm thực trên lưu vực sông Cái Nha Trang 75.8 tấn/năm.
Bảng 1 - 19: Kết quả tính toán dòng chảy bùn cát tại các trạm
Trạm

Flv
(km2)

Qo
(m3/s)

ρo
(g/m3)

Ro
( kg/s)

TV. Đồng Trăng
LV. Sông Cái Nha Trang

1244
1900

64.6
87.7

52.1
52.1

3.37

4.57

Tổng lượng
bùn cát G
(ngàn tấn)
106.139
144.093

Hệ số xâm
thực
(tấn/năm)
85.3
75.8

b5. Nguồn nước ở các vùng thủy lợi
Nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh họat trên địa bàn xã hiện nay chủ
yếu được lấy từ sông Cái Nha Trang thông qua hệ thống trạm bơm, ngoài ra vào
mùa mưa các suối nhỏ cũng đóng góp 1 phần đáng kể.
c. Triều và xâm nhập mặn
Ở nước ta dọc theo bờ biển từ Bắc đến Nam thuỷ triều có nhiều chế độ khác
nhau, đoạn từ Quảng Ngãi đến Nha Trang là chế độ nhật triều không đều, cửa biển
Nha trang nằm trong phạm vi này với 18 - 22 ngày là nhật triều đều trong mỗi tháng.
Nhật triều đều là hiện tượng xảy ra trong một ngày mặt trăng nước lên một lần và
xuống một lần với chu kỳ triều xấp xỉ 24 tiếng. Nhìn chung thời gian triều lên lớn
hơn thời gian triều xuống từ 4 - 6 giờ vào thời kì nước cường với biên độ triều từ 1.2
m - 1.8 m.
Theo tài liệu đo thuỷ triều tại trạm thuỷ văn Qui nhơn năm 1992 là năm có
mực nước triều tương đối lớn, mực nước đỉnh triều lên đến 269 cm lúc 22h ngày
28/10/92 với biên triều là 126 cm. Năm 1981 đỉnh triều lên cao không bằng năm



×