Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

“Nghiên cứu lựa chọn giải pháp dẫn dòng thi công cho công trình thủy điện Sông Tranh 2”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 157 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng Công trình thủy với đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn giải pháp dẫn dòng thi công cho công trình thủy điện
Sông Tranh 2” là một đóng góp nhỏ cho khoa học kỹ thuật.
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng đào tạo đại học
& sau đại học, khoa Công trình, các thầy cô giáo trường Đại học Thủy lợi. Ban lãnh
đạo Trung tâm nghiên cứu thủy lực và các phòng ban khác của Phòng thí nghiệm
trọng điểm Quốc gia về động lực học Sông biển – Viện khoa học Thủy lợi Việt
Nam cùng các bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài trường. Tác giả luận văn xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó để tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên
cứu của mình.
Đặc biệt, Tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy:
PGS.TS. Trần Quốc Thưởng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp
các thông tin khoa học kỹ thuật cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, đã quan tâm,
động viên, giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất và sự khích lệ Tác giả để Luận
văn sớm được hoàn thành.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên
Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến
chỉ bảo của các Thầy, các Cô, các bạn đồng nghiệp.
Hà nội, ngày 29 tháng 11 năm 2011.
Học viên

Nguyễn Văn Quân

1


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………....1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………...1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………………...2
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………...….2
4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC………………………………………...…..3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG ..…....4
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ NHIỆM
VỤ DẪN DÒNG………………………………………………………....................4
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẪN DÒNG THI CÔNG………………………...…..5
1.2.1. Phương pháp đắp đê quai ngăn dòng một đợt…………………………....5
1.2.2. Phương pháp đắp đê quai ngăn dòng nhiều đợt….....................................9
1.3. CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẪN DÒNG THI CÔNG………………………….14
1.3.1.Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương án dẫn dòng ………….14
1.3.2. Những nguyên tắc chọn phương án dẫn dòng…………………………....17
1.4. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CẤP CÔNG TRÌNH, TẦN SUẤT THIẾT KẾ VÀ
PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG THI CÔNG …………………………………………18
1.4.1. Cấp thiết kế công trình dẫn dòng ………………………………………...18
1.4..2. Chọn tần suất thiết kế……………………………………………………..19
1.4.3. Chọn thời đoạn dẫn dòng và lưu lượng thiết kế………………………....20
1.5. DẪN DÒNG THI CÔNG QUA CỐNG (HẦM) VÀ ĐẬP BÊ TÔNG
XÂY DỞ…………………………………………………………………………...22
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THỦY LỰC DẪN DÒNG THI CÔNG, ỨNG
DỤNG CHO CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2………………..27
2.1. TÍNH TOÁN DẪN DÒNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI………..27
2.2. DẪN DÒNG THI CÔNG QUA CỐNG DƯỚI SÂU………………………....28
2.2.1.Trường hợp cống ngầm chảy không áp…………………………………...29
2.2.2.Trường hợp cống ngầm chảy bán áp……………………………………...29
2.3.3.Trường hợp cống ngầm chảy có áp………………………………………..30


Học viên: Nguyễn Văn Quân

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

2.3. DẪN DÒNG THI CÔNG QUA ĐẬP BÊ TÔNG XÂY DỞ...………………..30
2.4. DẪN DÒNG THI CÔNG QUA ĐẬP TRÀN XÂY DỞ KẾT HỢP VỚI
CỐNG……………………………………………………………………………....31
2.5. ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN DẪN DÒNG THI CÔNG CHO CÔNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2………………………………….............................32
2.5.1. Giới thiệu chung về công trình Thuỷ điện Sông Tranh 2……………….33
2.5.1.1. Các thông số chính của công trình Thuỷ điện Sông Tranh 2…………..33
2.5.1.2. Lưu lượng dẫn dòng thi công…………………………………………….36
2.5.1.3. Các giai đoạn dẫn dòng…………………………………………………..37
2.5.2. Tính toán thuỷ lực cho các giai đoạn dẫn dòng…………………………..40
2.5.2.1. Các trường hợp tính toán dẫn dòng công trình thuỷ điện Sông Tranh 2…
……………………………………………………………………………………...40
2.5.2.2. Số liệu đầu vào và các thông số của công trình dẫn dòng……………....40
2.5.2.3.Tính toán cống dẫn dòng mùa kiệt……………………………………......42
2.5.2.4. Dẫn dòng thi công qua cống kết hợp với đập bê tông xây dở tại cao trình
∇ 102,5 mùa lũ năm xây dựng thứ 2(2007)……………………………………...46

2.5.2.5. Tính toán xả lũ qua cống dẫn dòng mùa lũ năm xây dựng thứ 3(2008)..
……………………………………………………………………………………...53
2.5.3. Tính toán tiêu năng sau cống dẫn dòng……………………………….......54

CHƯƠNG 3: SO SÁNH TÍNH TOÁN VỚI THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH DẪN
DÒNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2………...61
3.1. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH……………………………………..61
3.1.1. Mô hình dẫn dòng thi công qua cống kết hợp với tràn xây dở đến cao
trình 102.5 m ……………………………………………………………………62
3.1.2. Phạm vi mô hình……………………………………………………………62
3.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH CỦA CỐNG VÀ ĐẬP TRÀN CÔNG
TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 ………………………………………….64
3.2.1. Kết quả thí nghiệm dẫn dòng thi công qua cống vào các mùa kiệt …….64
3.2.2.Kết quả thí nghiệm mô hình dẫn dòng thi công qua cống và đập tràn xây dở
mùa lũ năm xây dựng thứ 2 (2007)……………………………………………….66
Học viên: Nguyễn Văn Quân

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

3.2.2.Kết quả thí nghiệm mô hình dẫn dòng thi công qua cống mùa lũ năm xây
dựng thứ 3 (2008)…………………………………………………………………69
3.3. SO SÁNH KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH ……….76
3.3.1. So sánh khả năng xả qua cống dẫn dòng thi công mùa kiệt…………….76
3.3.2. So sánh khả năng xả lũ thi công năm xây dựng thứ 2…………………...77
3.3.3. Đánh giá kết quả dẫn dòng thi công mùa lũ năm xây dựng thứ 3……...79
3.4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THEO PHƯƠNG ÁN SỬA ĐỔI…….82
3.4. 1. Kết quả thí nghiệm theo phương án số 1...................................................82
3.4.2. Kết quả thí nghiệm xả lũ thi công kết hợp qua tràn xây dở ∇102,50 m và
qua cống dẫn dòng mũa lũ năm 2008 theo phương án sửa đổi………………..82

CHƯƠNG 4:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………….89
4.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC………………………………………..89
4.2. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU…………………………………….90
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..91
PHỤ LỤC

Học viên: Nguyễn Văn Quân

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước thì nhu cầu về năng lượng,
nhất là điện năng ngày một tăng cao. Nhưng nhìn chung nguồn điện nước ta còn
thiếu. Trong khi đó nước ta có hệ thống sông suối dày đặc, với trữ năng lý thuyết
khoảng 300tỷ Kwh/năm trong đó trữ năng kinh tế -kỹ thuật từ 80 ÷ 100 tỷ kwh/năm.
Tổng công suất lắp máy lên tới 18.000 ÷ 20.000MW. Do vậy xây dựng công trình
Thuỷ điện vẫn là hướng ưu tiên khai thác.
Trong thiết kế và thi công các công trình Thuỷ điện - Thuỷ lợi, công tác dẫn
dòng thi công có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của công trình. Lựa chọn sơ
đồ dẫn dòng thi công đúng đắn, hợp lý làm cho công tác thi công thuận lợi, đẩy
nhanh được tiến độ, đảm bảo an toàn và giảm được giá thành xây dựng. Ngược lại,
nếu công tác dẫn dòng không tốt sẽ làm chậm tiến độ gây khó khăn trong quá trình
thi công, tăng giá thành, gây hư hỏng hoặc phá hoại công trình. Vì vậy việc nghiên
cứu lựa chọn các giải pháp dẫn dòng thi công hợp lý, an toàn là vấn đề cấp thiết.

Việc tính toán các thông số dẫn dòng thi công để đưa ra quy mô, kích thước
của các công trình dẫn dòng hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng và ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả của công tác dẫn dòng, tiến độ cũng như chi phí xây dựng.
Lựa chọn sơ đồ, phương pháp dẫn dòng trong xây dựng thủy lợi, thủy điện
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện về địa hình, địa chất, quy mô, kích thước
công trình, điều kiện về thủy lực, năng lực thi công... mà có thể một hoặc nhiều
hạng mục công trình tham gia vào công tác dẫn dòng thi công như: dẫn dòng qua
cống, qua đập, qua tuynel, tuynel kết hợp với đập tràn xây dở... Việc kết hợp đập
tràn xây dở vào công tác dẫn dòng làm giảm đáng kể chi phi xây dựng cũng như
thời gian thi công do giảm được khối lượng thi công công trình dẫn dòng. Tuy
nhiên tác động của dòng chảy lên công trình khi kết hợp dẫn dòng qua đập tràn xây
dở là rất lớn, tính toán phức tạp, cần phải tính toán các khả năng, các tác động bất

Học viên: Nguyễn Văn Quân

1

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

lợi của dòng chảy lên công trình và kiểm tra các kết quả tính toán bằng mô hình
thực nghiệm.
Công trình Thuỷ điện Sông Tranh 2 được xây dựng trên Sông Tranh thuộc
địa bàn 2 xã Trà Tân và Trà Đốc, Huyện Bắc Trà Mi, Tỉnh Quảng Nam, là một công
trình quan trọng, có quy mô tương đối lớn. Công suất của nhà máy 190 MW, điện
lượng hàng năm 297.6 triệu KWh, khi công trình thủy điện Sông Tranh 2 hoàn

thành sẽ mở ra 1 bước ngoặc to lớn, quan trọng, đáp ứng được sản lượng điện đang
thiếu hụt ở khu vực miền trung nói riêng và cả nước nói chung hiện nay.
Để tạo phần nào giúp các nhà chuyên môn có những đánh giá xác thực và
hợp lý trong việc áp dụng lý thuyết tính toán dẫn dòng thi công vào xây dựng công
trình thủy lợi, thủy điện, và xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu lựa chọn giải pháp dẫn dòng thi công cho công trình thủy điện
Sông Tranh 2”
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Nguyên cứu đặc điểm, chế độ thuỷ lực của phương pháp dẫn dòng thi
công qua đập xây dở và qua cống. Từ đó áp dụng để tính toán cho công trình Thuỷ
điện Sông Tranh 2
2.2. Tính toán thuỷ lực dẫn dòng kết hợp với kết quả thí nghiệm mô hình đã
có của công trình để so sánh, đánh giá sự sai khác và đưa ra những kiến nghị.
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cách tiếp cận
- Thu thập tài liệu về phương pháp dẫn dòng thi công qua đập xây dở như:
đập đất đá hỗn hợp, đập đá đổ, đập đá đổ bê tông bản mặt, đập bê tông xây dở và
cống dẫn dòng từ các công trình trong và ngoài nước.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn, phương pháp tính toán dẫn dòng thi công
qua đập xây dở và cống từ các tài liệu thu thập ở trong và ngoài nước, kết hợp tài
liệu thực nghiệm mô hình thuỷ lực, các công trình tương tự.

Học viên: Nguyễn Văn Quân

2

Lớp: 17C2



Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

Tính toán thuỷ lực dẫn dòng thi công qua đập bê tông xây dở và cống, ứng
dụng cho công trình thuỷ điện Sông Tranh 2
Bằng những luận chứng và lý luận xác thực kiểm tra kết quả tính toán, so
sánh với kết quả của thí nghiệm mô hình thuỷ lực và rút ra những kết luận cho
phương án dẫn dòng.
4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN
- Đưa ra được kết quả tính toán phù hợp ở các giai đoạn dẫn dòng qua đập bê
tông xây dở và cống.
- Kết hợp kiểm chứng kết quả thí nghiệm mô hình với kết quả tính toán của
công trình Thuỷ điện Sông Tranh 2

Học viên: Nguyễn Văn Quân

3

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ NHIỆM
VỤ DẪN DÒNG

Trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi trên các dòng sông, công
tác dẫn dòng thi công đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Với mục đích nhằm tạo hố
móng luôn khô ráo và đảm bảo lợi dụng tổng hợp nhu cầu nước ở hạ lưu, để công
tác dẫn dòng thi công được tốt thì ta phải nắm được một số đặc điểm của thi công
các công trình thủy lợi nói chung:
Công trình thủy lợi có những đặc điểm sau đây:
- Xây dựng trên các lòng sông, suối, kênh rạch hoặc bãi bồi; móng nhiều khi
sâu dưới mặt đất thiên nhiên của lòng sông, suối, nhất là dưới mực nước ngầm, nên
trong quá trình thi công không tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi của dòng nước
mặt, nước ngầm và nước mưa vv...
- Khối lượng công trình thường lớn, điều kiện thi công, địa hình, địa chất
thường không thuận lợi.
- Tuyệt đại đa số các công trình thủy lợi là dùng vật liệu địa phương, vật liệu
tại chỗ.
- Trong quá trình thi công một mặt phải đảm bảo hố móng được khô ráo, một
mặt phải đảm bảo các yêu cầu dùng nước ở hạ lưu tới mức cao nhất.
Từ những đặc điểm trên cho thấy: muốn cho hố móng khô ráo mà vẫn đảm
bảo được yêu cầu tổng hợp lợi dụng dòng nước trong quá trình thi công phải tiến
hành dẫn dòng thi công mà nội dung như sau:
+ Đắp đê quai bao quanh hố móng, bơm cạn nước và tiến hành công tác nạo
vét, xử lý nền và xây dựng móng công trình.
+ Dẫn nước sông từ thượng lưu về hạ lưu qua các công trình dẫn dòng đã
được xây dựng xong trước khi ngăn dòng.

Học viên: Nguyễn Văn Quân

4

Lớp: 17C2



Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

Thực tế cho thấy, những công trình có khối lượng nhỏ, ở sông suối nhỏ, ít
nước, điều kiện và khả năng thi công cho phép, có thể xây dựng xong trong một
mùa khô thì có thể không phải dẫn dòng. Nói chung, việc dẫn dòng hầu như là một
công tác tất yếu.
Biện pháp dẫn dòng ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch tiến độ thi công của
toàn bộ công trình, hình thức kết cấu, chọn và bố trí công trình thủy lợi đầu mối,
chọn phương pháp thi công và bố trí công trường và cuối cùng là ảnh hưởng đến giá
thành công trình.
Vì vậy người thiết kế hay thi công, đều phải thấy rõ tính chất quan trọng và
mối liên hệ này để có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong việc điều tra, nghiên cứu
và giải quyết các vấn đề trong thiết kế công trình, thiết kế thi công nói chung và
thiết kế dẫn dòng nói riêng.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẪN DÒNG THI CÔNG
1.2.1. Phương pháp đắp đê quai ngăn dòng một đợt
Nội dung của phương pháp này là: Đắp đê quai ngăn cả lòng sông trong một
đợt, dòng nước được dẫn từ thương lưu về hạ lưu qua các công trình tháo nước tạm
thời hoặc lâu dài.
Các sơ đồ dẫn dòng thi công một đợt
a) Tháo nước thi công qua máng
Máng dẫn nước thi công thường làm bằng gỗ, có trường hợp bằng thép hoặc
bê tông cốt thép, bắc ngang qua đê quai thượng và hạ lưu để dẫn nước về hạ lưu
Sơ đồ dẫn dòng này thường được áp dụng trong các trường hợp
- Sông nhỏ, hẹp, lưu lượng không lớn (thường từ 2 ÷ 3 m3/s);
- Dùng các phương pháp khác khó khăn và đắt tiền;
- Công trình thủy lợi có khối lượng nhỏ, có thể thi công xong trong một mùa

khô;
- Khi sửa chữa các công trình thủy lợi mà các công trình tháo nước hiện có
không thể lợi dụng, hoặc có thể lợi dụng nhưng vẫn chưa đủ khả năng tháo lưu
lượng thi công.
Học viên: Nguyễn Văn Quân

5

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

Ưu điểm của phương pháp này là dựng và ghép máng đơn giản, nhanh chóng
và dùng gỗ địa phương. Trường hợp phải dùng máng thép hoặc bê tông đúc sẵn thì
có thể dùng được nhiều lần nên phí tổn ít. Tuy nhiên khả năng tháo nước nhỏ, nên
đòi hỏi đê quai thượng lưu tương đối cao. Các giá chống đỡ ít nhiều có gây trở ngại
cho thi công. Đặc biệt máng gỗ thường bị rò nước, gây ướt hố móng và khó khăn
cho thi công.
b) Tháo nước thi công qua kênh
Tháo nước thi công qua kênh là một phương pháp phổ biến nhất khi xây
dựng công trình trên các đoạn sông đồng bằng hoặc ở các đoạn sông, suối có bờ
soài, có bãi bồi rộng mà lưu lượng không lớn lắm
Dùng Sơ đồ dẫn dòng này cần chú ý những điểm sau:
- Triệt để lợi dụng kênh lâu dài hoặc kênh sẵn có.
- Tận dụng điều kiện có lợi của địa hình như bố trí kênh phía bờ lồi, hoặc nơi
đất trũng để giảm khối lượng đào đắp.
- Nên tránh việc đào đá để giảm bớt khó khăn, tốn kém và chậm trễ.

- Bố trí kênh thuận chiều dòng chảy. Miệng vào và cửa ra của kênh cần cách
đê quai thượng và hạ lưu một khoảng cách nhất định để phòng xói lở chân đê quai.
Bờ kênh nên cách mép hố móng một khoảng cách nhất định (thường bằng ba lần độ
chênh giữa mực nước trong kênh và đáy móng) để tránh nước trong kênh thấm vào
hỗ móng
- Mặt cắt kênh dẫn dòng thường hình thang. Mái lát hay không lát đá tuỳ
thuộc yêu cầu phòng xói. Khi thiết kế cần phải tham khảo qui phạm thiết kế kênh và
các giáo trình thuỷ lực.
- Mặt cắt kênh dẫn dòng thường hình thang. Mái lát hay không lát đá tuỳ
thuộc yêu cầu phòng xói. Khi thiết kế cần phải tham khảo qui phạm thiết kế kênh và
các giáo trình thuỷ lực.
- Việc xác định kích thước kênh dẫn dòng (mái, đáy) và đê quai phải thông
qua tính toán điều tiết, so sánh kinh tế và kỹ thuật để chọn ra phương án tối ưu.
Sơ đồ bố trí kênh tháo nước được thể hiện như hình 1-1.
Học viên: Nguyễn Văn Quân

6

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

.
4

A


a)
A

3

1

2
Dòng chảy
5

Mặt cắt A -A
b)

Hình 1-1: Tháo nước thi công qua kênh
a) Mặt bằng; b) Mặt cắt tại tuyến đập.
1. Tuyến đập; 2. Đê quai thượng lưu; 3. Đê quai hạ lưu; 4. Kênh; 5. Hố móng
c) Tháo nước thi công qua đường hầm (tuynen)
Sơ đồ này chủ yếu dùng ở các sông suối miền núi, lòng hẹp, bờ dốc và đá rắn
chắc.
Thi công đường hầm khó khăn phức tạp và tốn kém, cho nên chỉ dùng khi
không thể dùng các phương pháp dẫn dòng khác hoặc có lợi về kinh tế và kỹ thuật.
Vì vậy, khi thiết kế đường hầm dẫn dòng phải tìm mọi cách để giảm khối lượng thi
công.
Một điều cần lưu ý là: mặt cắt đường hầm càng lớn thì khối lượng thi công
càng lớn, giá thành đường hầm càng cao, nhưng khả năng tháo nước của nó càng
lớn, làm cho khối lượng đắp và giá thành đê quai càng nhỏ. Do đó khi xác định mặt
cắt hầm phải đảm bảo sao cho tổng giá thành đường hầm và đê quai là nhỏ nhất,
nghĩa là phải xác định được mặt cắt hầm kinh tế nhất.
Học viên: Nguyễn Văn Quân


7

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

Sơ đồ dẫn dòng thi công qua đường hầm (tuynen) thể hiện trên hình 1-2 và
hình 1-3.

3
2

1

4

5

Hình 1.2: Sơ đồ dẫn dòng thi công qua đường hầm
1. Tuyến công trình; 2. Phạm vi công trình; 3. Đê quai thượng lưu
4. Đường hầm; 5. Đê quai hạ lưu
5
4
3

1


2

Hình 1.3: Lợi dụng đường hầm lâu dài để dẫn dòng
1.Đường hầm lâu dài; 2. Đường hầm dẫn dòng thi công;3. Phần bịt lại
sau khi thi công; 4. Mực nước khi thi công; 5. Mực nước lúc vận hành
d) Tháo nước thi công qua cống ngầm
Học viên: Nguyễn Văn Quân

8

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

Trường hợp phổ biến nhất là lợi dụng cống ngầm dưới thân đập để tháo nước
thi công.
Để sử dụng cống ngầm để dẫn dòng thì phải thi công xong trước khi đắp đê
quây thượng, hạ lưu.
Phạm vi sử dụng: Thường dùng xây dựng các đập đất hay đập đất đá hỗn hợp
ở sông suối nhỏ, lòng hẹp, lưu lượng không lớn.
A

3
A -A

1


2
4
A

`

Hình 1.4: Tháo nước thi công qua cống ngầm
1. Đê quai thượng lưu; 2. Đê quai hạ lưu; 3. Cống ngầm; 4. Đập đất

1.2.2. Đắp đê quai ngăn dòng nhiều đợt
Thường chia ra các giai đoạn dẫn dòng khác nhau, hay gặp là giai đoạn như sau:

Hình 1.5: Dẫn dòng giai đoạn I thi công đập chính Thuỷ điện A Vương
Học viên: Nguyễn Văn Quân

9

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

a) Giai đoạn đầu: (Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp hoặc không thu hẹp)
Nội dụng chủ yếu của phương pháp này là: Đắp đê quai ngăn một phần lòng
sông (thường ngăn phía có công trình trọng điểm hoặc công trình tháo nước trước),
dòng chảy được dẫn về hạ lưu qua phần lòng sông đã bị thu hẹp. Trong thời gian
này, một mặt tiến hành thi công bộ phận công trình trong phạm vi bảo vệ của đê

quai, mặt khác phải xây dựng xong các công trình tháo nước để dẫn dòng cho giai
đoạn sau:
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Công trình đầu mối thủy lợi có khối lượng lớn và có thể chia thành từng
đoạn, từng đợt để thi công;
- Lòng sông rộng, lưu lượng và mức nước biến đổi nhiều trong một năm;
- Trong thời gian thi công vẫn phải đảm bảo lợi dụng dòng nước như vận tải,
phát điện nuôi cá, tưới ruộng và sinh hoạt vv...
Khi dùng các phương pháp này cần chú ý các điểm sau:
- Khi thi công có thể chia công trình thành nhiều đoạn, nhưng số đoạn công
trình và số giai đoạn dẫn dòng không nhất thiết bằng nhau, vì trong một giai đoạn
dẫn dòng có thể thi công đồng thời 2 hay 3 đoạn công trình.
Số đoạn công trình và số giai đoạn dẫn dòng càng nhiều thì khối lượng đê
quai càng lớn, thi công càng thêm phức tạp và thời gian thi công càng kéo dài.

a)

b)

Hình 1.6: Sơ đồ dẫn dòng thi công hai giai đoạn

a) 2 giai đoạn dẫn dòng, 3 đoạn công trình
b) 2 giai đoạn dẫn dòng, 2 đoạn công trình
Học viên: Nguyễn Văn Quân

10

Lớp: 17C2



Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

Mức thu hẹp lòng sông phải hợp lý, nghĩa là một mặt đảm bảo các yêu cầu
của thi công, mặt khác đảm bảo các yêu cầu tổng hợp lợi dụng dòng nước mà không
gây xói lở.
Còn các trường hợp dẫn dòng thi công qua lòng sông không thu hẹp (thường
ở các sông có bãi bồi rộng, cao hơn mực nước mùa kiệt) thì tiến hành như sau:
Thi công phần công trình ở trên bãi bồi vào mùa khô năm đầu, khi đó nước
sông vẫn chảy qua lòng sông tự nhiên. Đến mùa khô năm sau tiến hành đắp đê quai
ngăn sông và thi công nốt phần còn lại, nước sông được dẫn qua công trình tháo đã
hoàn thành hoặc được chừa lại trong giai đoạn đầu
Phương pháp này có những ưu điểm:
- Công trình được thi công trong điều kiện khô ráo và không ảnh hưởng đến
việc khai thác và lợi dụng tổng hợp dòng nước.
- Giai đoạn đầu không cần đắp đê quai hoặc chỉ đắp thấp giảm được khối
lượng và thời gian thi công, đồng thời giảm được chi phí về dẫn dòng.
b) Giai đoạn sau: (Dẫn dòng thi công qua công trình lâu dài chưa xây dựng xong)
Sau khi đã thi công xong toàn bộ hoặc đạt mức có thể tháo nước thi công cho
giai đoạn sau thì có thể đắp đê quai ngăn nốt phần lòng sông còn lại để tiến hành thi
công cho giai đoạn sau. Lúc này dòng chảy được dẫn qua các công trình tháo nước
đã thi công hoặc chừa lại trong giai đoạn đầu như:
* Tháo nước thi công qua cống đáy.
Tốt nhất là lợi dụng cống đáy lâu dài để dẫn dòng như cống xả, cống lấy nước
vv… nhằm giảm phí tổn đào đắp công trình tạm thời.
Trường hợp ít không có cống đáy lâu dài hay có nhưng không thoả mãn điều
kiện dẫn dòng thi công thì phải kết hợp các biện pháp khác hay cống đáy tạm thời.
Cống đáy tạm thời được lấp kín vào mùa khô cuối cùng của thời kỳ dẫn dòng
bằng cách đóng cửa cống thượng lưu để vận chuyển vữa từ hạ lưu lấp cống nếu hạ

lưu có nước thì phải đóng cả sau cống sau đó vận chuyển vữa bằng các hành lang
đứng chừa lại để lấp cống. Kích thước, số lượng, cao trình đáy cống tạm thời được
quyết định qua tính toán thuỷ lực và so sánh kinh tế kỹ thuật. Xác định vị trí đặt
Học viên: Nguyễn Văn Quân

11

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

cống phải xét các yếu tố sau:
- Đặc điểm kết cấu công trình thuỷ công.
- Đặc điểm thiết bị đóng mở cửa cống khi lấp cống.
- Điều kiện và khả năng thi công khi lấp cống.
Thực tế người ta làm cống có dạng chữ nhật các góc cong và bố trí ở các cao
độ khác nhau, khi lấp thì lấp từ dưới lên để giảm bớt khó khăn do cột nước khá cao.
a)

3

2

b)

A


3
1

4
A

c)

2

A –A

4
Hình 1.7: Tháo nước thi công qua cống đáy trong thân đập
a) Mặt cắt ngang sông qua tuyến công trình trong giai đoạn đầu
b) Mặt cắt ngang sông qua tuyến công trình trong giai đoạn sau
c) Mặt cắt ngang đập bê tông dọc theo cống đáy.
1. Công trình xây dựng; 2. Đê quai dọc; 3. Đê quai ngang; 4 Cống đáy
* Tháo nước thi công qua khe răng lược
Khái niệm: Khi tiến hành xây dựng các công trình bê tông và bê tông cốt
thép trong giai đoạn đầu phải tiến hành xây dựng hệ thống khe răng lược để làm
nhiệm vụ tháo nước thi công cho giai đoạn sau. Khi giai đoạn đầu kết thúc toàn bộ
nước dẫn dòng thi công được dẫn qua hệ thống khe răng lược về hạ lưu, tiến hành
đắp đê quai ngăn phần lòng sông còn lại để thi công phần bê tông giai đoạn sau.
Đến mùa khô cuối thời kỳ thi công, khi bê tông đã thi công đến cao độ an
toàn để dâng nước tạo hồ, tiến hành đổ bê tông để lấp các khe răng lược và hoàn
Học viên: Nguyễn Văn Quân

12


Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

thiện công trình đến cao độ thiết kế, lúc này lưu lượng được dẫn qua công trình tháo

2h

3h

h

6h

2h h

5h

h h

4h

h

3h

lũ. Khi lấp khe răng lược thường dùng phương pháp hai cấp hoặc ba cấp (hình 1-8)


Hình 1.8. Biểu thị thứ tự đổ bê tông lấp khe răng lược
a, Phương pháp hai cấp
b, Phương pháp ba cấp
Thực chất của phương pháp hai cấp là chia các khe răng lược ra hai nhóm,
trong đó, trong đó đóng cửa van để đổ bê tông nhóm này thi dòng chảy được dẫn
qua nhóm kia. Chiều cao đổ bê tông bằng hai lần chiều sâu của dòng nước; trừ
lần đổ đầu tiên để hình thành bậc thang thì bằng chiều sâu của dòng nước h
(hình 1-8 a). Khi bê tông đông kết đạt tới cường độ có thể cho nước chảy qua thi
ta di chuyển cửa van sang đóng ở nhóm khác để tiến hành đổ bê tông. Lúc đó
nước trong hồ sẽ dâng cao và chảy qua cấp vừa mới lấp.
Trường hợp hai cấp không đủ để tháo lưu lượng dẫn dòng thiết kế thì có thể
dùng phương pháp ba cấp. Nội dung của phương pháp này là chia các khe răng

Học viên: Nguyễn Văn Quân

13

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

lược ra ba nhóm, rồi luân lưu đóng cửa van để đổ bê tông từng nhóm một. Chiều
cao mỗi lần đổ bê tông bằng h và 2h ( hình 1.8 b)
1.3. CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẪN DÒNG THI CÔNG
Chọn một phương án dẫn dòng thi công hợp lý, đòi hỏi chúng ta phải nghiên
cứu, phân tích và đánh giá một cách khách quan, triệt để, toàn diện các yếu tố ảnh

hưởng và những nguyên tắc để lựa chọn phương án dẫn dòng thi công. Các yếu tố
ảnh hưởng bao gồm: Điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn, điều
kiện dân sinh kinh tế, điều kiện và khả năng thi công và quy mô kích thước cũng
như tầm quan trong của công trình xây dựng.
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương án dẫn dòng
1.3.1.1. Điều kiện địa hình
Địa hình lòng sông, hai bên bờ và các khu vực lân cận tuyến công trình có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn quy mô kích thước công trình chính như:
mực nước dâng bình thường, cột nước, dung tích lòng hồ, công suất, kích thước các
công trình phụ…. Phương án, quy mô công trình dẫn dòng, từ đó ảnh hưởng đến
tiến độ thi công công trình. Do vậy người thiết kế cần phải căn cứ vào điều kiện địa
hình cụ thể để lựa chọn phương án và quy mô công trình dẫn dòng cho công trình
Thuỷ lợi.
1.3.1.2 Điều kiện địa chất
Điều kiện địa chất đóng một vai trò quan trọng cho việc chọn lựa phương án
dẫn dòng thi công và đặc biệt kết cấu quy mô công trình chính. Vì vậy cần phải có
sự khảo sát thăm dò, các đánh giá về địa chất của khu vực công trình một cách kỹ
lưỡng và chính xác. Với mỗi điều kiện địa chất của mỗi công trình khác nhau sẽ
tương ứng với một phương án dẫn dòng hợp lý. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất để
chọn được kết cấu, quy mô công trình chính, phương án, kết cấu công trình dẫn
dòng cho phù hợp với điều kiện địa chất khu vực công trình.

Học viên: Nguyễn Văn Quân

14

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi


Luận văn thạc sĩ

Hình 1.9: Hình ảnh địa hình, địa chất công trình thuỷ điện Sê San 3
1.3.1.3. Điều kiện thuỷ văn dòng chảy.
Với mỗi dòng sông thiên nhiên sẽ có một chế độ chảy khác nhau, dựa vào đặc
trưng của dòng chảy, để lựa chọn được quy mô kích thước công trình chính, từ đó
lựa chọn được phương án dẫn dòng hợp lý. Vì vậy từ số liệu thuỷ văn dòng chảy sẽ
được tính toán để lựa chọn lưu lượng và tần suất dẫn dòng, từ đó sẽ lựa chọn được
phương án, kết cấu cũng như trình tự của phương án dẫn dòng.
1.3.1.4. Điều kiện lợi dụng tổng hợp dòng chảy
Không những nhu cầu dùng nước phải đủ về lưu lượng mà còn phải đảm bảo
về chất lượng cho phía hạ lưu để đáp ứng các nhu cầu như: nước sinh hoạt, lưu
thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản, nước cung cấp cho các khu công nghiệp, khu dân
cư, cung cấp cho nông nghiệp…
Vì vậy, dẫn dòng là biện pháp nhằm giải quyết tất cả những điều kiện đó
trong suốt quá trình xây dựng công trình.

Học viên: Nguyễn Văn Quân

15

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

Hình 1.10: Kênh dẫn dòng công trình Thuỷ điện A Vương

1.3.1.5. Điều kiện dân sinh kinh tế, môi trường và xã hội
Đối với các công trình thuỷ lợi nói chung và Thủy điện nói riêng, thì lợi ích
kinh tế mà bản thân công trình đem lại từ lúc công trình bắt đầu xây dựng cho tới
khi công trình được đưa vào khai thác luôn là vấn đề trọng tâm. Hệ thống điện,
đường, trường, trạm được xây dựng, nó giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ dân trí. Khi dự
án được đưa vào khai thác sẽ tạo nên những điểm du lịch, những khu vui chơi giải
trí… Song bên cạnh đó cũng có những vấn đề cũng cần được nghiên cứu một cách
cẩn trọng như: Vấn đề môi trường, di dân tái định cư, các di tích lịch sử, các tài
nguyên thiên nhiên trong phạm vi ảnh hưởng của công trinh, đồng thời tệ nạn xã hội
cũng từ đó mà không ngừng gia tăng.
1.3.1.6. Cấu tạo và sự bố trí công trình thuỷ lợi, thuỷ điện
Giữa công trình đầu mối và phương án dẫn dòng thi công có mối quan hệ
mật thiết. Khi thiết kế các công trình thuỷ lợi trước hết phải thiết kế và lựa chọn
phương án dẫn dòng. Ngược lại khi thiết kế tổ chức thi công phải thấy rõ và nắm
chắc đặc điểm cấu tạo và sự bố trí công trình để có kế hoạch khai thác và lợi dụng
chúng vào việc dẫn dòng. Có như vậy thì bản thiết kế mới có khả năng thực hiện và
đảm bảo về mặt kinh tế lẫn điều kiện kỹ thuật.
Học viên: Nguyễn Văn Quân

16

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

1.3.1.7. Điều kiện và khả năng thi công

Điều này thể hiện ở những điểm như, thời gian thi công, khả năng cung cấp
thiết bị, nhân lực vật liệu, trình độ tổ sản xuất và quản lý thi công. Kế hoạch tiến độ
thi công không những phụ thuộc vào thời gian thi công do nhà nước quy định mà
còn phụ thuộc vào kế hoạch và biện pháp dẫn dòng. Do vậy chọn được phương án
dẫn dòng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho thi công hoàn thành đúng hoặc vượt thời tiến
độ đề ra.

Hình 1.11: Chặn dòng công trình Thủy điện sông A Vương
1.3.2. Những nguyên tắc chọn phương án dẫn dòng
Khi quyết định lựa chọn phương án dẫn dòng cần tuân theo những nguyên
tắc sau đây:
- Thời gian thi công ngắn nhất.
- Phí tổn về dẫn dòng và giá thành công trình rẻ nhất.
- Thi công được thuận lợi, liên tục, an toàn và chất lượng cao.
- Đảm bảo yêu cầu lợi dụng tổng hợp phía hạ lưu tới mức cao nhất.
Để đảm bảo được những nguyên tắc trên thì cần chú ý tới các vấn đề cụ thể
nổi bật sau đây.
+ Triệt để lợi dụng điều kiện có lợi của tự nhiên và đặc điểm kết cấu công
trình để giảm bớt khối lượng giá thành các công trình tạm.

Học viên: Nguyễn Văn Quân

17

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ


+ Khai thác mọi khả năng và lực lượng tiên tiến về kỹ thuật, tổ chức và quản
lý như: nhưng máy móc có năng suất lớn, phương pháp thi công tiên tiến, biện pháp
tổ chức thi công khoa học và hợp lý để tranh thủ thi công trong mùa khô với hiệu
quả cao nhất; cụ thể mùa khô đê quai thấp chắn nước, tập trung mọi lực lượng tiên
tiến đắp đập với tốc độ nhanh để mùa mưa thì đập chính chẵn lũ.
+ Khi thiết kế các công trình tạm và chọn phương pháp thi công nên đơn
giản, dễ làm, thi công nhanh và tiện lợi cho tháo dỡ, tạo điều kiện cho công trình
chính thi công sớm và thuận lợi. Đặc biệt là tạo điều kiện cho công trình sớm đi vào
khai thác và phát huy hiệu quả của nó.
1.4. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CẤP CÔNG TRÌNH, TẦN SUẤT THIẾT KẾ VÀ
PHƯƠNG ÁN DẪN DÒNG THI CÔNG
Khi thiết kế công trình dẫn dòng thi công cần chọn một hoặc một số trị số
lưu lượng nào đó làm tiêu chuẩn để tính toán gọi là lưu lượng thiết kế dẫn dòng.
Khi chọn lưu lượng thiết kế dẫn dòng nói chung phải tiến hành qua các bước
sau đây:
1.4.1.Cấp thiết kế công trình dẫn dòng
Khái niệm: tùy thuộc vào quy mô, địa điểm xây dựng công trình, năng lực
phục vụ, mức độ ảnh hưởng tích cực của công trình đến nền kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng,… cũng như tác động tiêu cực của công trình đến tài nguyên thiên
nhiên môi trường, người ta chia ra các cấp công trình khác nhau.
Trong xây dựng nói chung và trong xây dựng trình thuỷ lợi nói riêng thì cấp
thiết kế công trình được chia làm 5 cấp khác nhau, từ cấp I đến cấp V theo sự giảm
dần tầm qua trọng của nó.
Đối với công trình Thuỷ lợi Thuỷ điện nói chung, công trình dẫn dòng thi
công nói riêng, thì cấp thiết kế được chọn theo TCXDVN 285:2002. Từ cấp thiếp kế
công trình dựa trên những tiêu chuẩn để lựa chọn được tần suất thiết kế dẫn dòng
cho công trình tương ứng, từ tần suất suất thiết kế dẫn dòng thi công sẽ chọn lựa
được lưu lượng dẫn dòng tương ứng cho công trình thi công.
Học viên: Nguyễn Văn Quân


18

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

Tần suất lưu lượng mực nước lớn nhất để thiết kế các công trình tạm thời
phục vụ công tác dẫn dòng đê quai, kênh dẫn … được xác định theo bảng 1.1.

Bảng 1.1. Lưu lượng mực nước lớn nhất để thiết kế các công trình tạm thời
phục vụ công tác dẫn dòng.
Cấp công trình

Tần suất lưu lượng mực nước lớn nhất để TK các công trình
tạm thời phục vụ công tác dẫn dòng (%)
Trong 1 mùa khô

≥ 2 mùa khô

I

10%

5%

II


10%

5%

III

10%

10%

IV

10%

10%

V

10%

10%

Những công trình phải thi công nhiều năm, khi có luận chứng chắc chắn nếu
thiết kế với tần suất nêu trong bảng trên có thể gây thiệt hại cho phần công trình
chính đã xây dựng và tổn thất về người, tài sản vật chất hạ lưu lớn hơn đáng kể so
với phần đầu tư thêm cho công trình dẫn dòng, thì cơ quan thiết kế phải kiến nghị
tăng thêm mức bảo đảm cho công trình này.
Những công trình bê tông trọng lực có điều kiện nền tốt cho phép tràn qua thì
cơ quan thiết kế có thể kiến nghị hạ mức bảo đảm của công trình tạm thời để giảm

vốn xây dựng.
Tất cả các kiến nghị nâng và hạ tần suất đều phải có luận chứng kinh tế kỹ
thuật chắc chắn và phải được cơ quan phê duyệt chấp nhận.
1.4.2.Chọn tần suất thiết kế
Quá trình thiết kế công trình dẫn dòng thi công cần chọn một hay nhiều giá
trị lưu lượng để làm lưu lượng tính toán các thông số chủ yếu của các công trình
dẫn dòng. Trị số lưu lượng đó được gọi là lưu lượng thiết kế thi công hay lưu lượng
thiết kế dẫn dòng ứng với tần suất thiết kế dẫn dòng Q (m3/s).

Học viên: Nguyễn Văn Quân

19

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ

Lưu lượng thiết kế thi công có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó ảnh
hưởng tới quy mô, kích thước công trình dẫn dòng, tới an toàn thi công và chi phí
xây dựng công trình.
Việc chọn tần suất thiết kế dẫn dòng là rất quan trọng, nên cần phải xem xét
đánh giá, tính toán một cách chính xác và kỹ lưỡng để sao cho công tác thi công là
an toàn và hiệu quả nhất.
1.4.3. Chọn thời đoạn dẫn dòng và lưu lượng thiết kế
Chọn thời đoạn thiết kế dẫn dòng là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu
kỹ tổng hợp nhiều vấn đề liên quan như: đặc điểm khí tượng thuỷ văn, đặc điểm kết
cấu, phương pháp dẫn dòng, điều kiện và khả năng thi công, khối lượng thi công

công trình chính…để đề xuất và đưa ra được thời đoạn dẫn dòng hợp lý nhằm đảm
bảo cho việc thi công an toàn, chất lượng công trình tốt, chi phí xây dựng thấp.
1.4.3.1. Những kinh nghiệm chung để chọn thời đoạn dẫn dòng
Đối với công trình đập đất, đá đổ nói chung là không cho phép nước tràn
qua. khối lượng thi công lớn, khả năng và điều kiện thi công hạn chế vì vậy không
thể thi công hoàn thành trong một mùa khô, mà phải thi công trong một thời gian
dài, thì thời đoạn thiết kế dẫn dòng cũng phải dài tương ứng với thời gian thi công.
Đối với công trình bằng bê tông, bê tông cốt thép có thể cho phép nước tràn
qua nên trong quá trình thiết kế có thể chia ra làm nhiều thời đoạn. Mỗi thời đoạn
dẫn dòng ứng với một biện pháp dẫn dòng khác nhau. Mùa kiệt đắp đê quai ngăn
nước, dẫn nước về hạ lưu qua long sông thu hẹp hay qua công trình tháo nước tạm
thời hoặc lâu dài. Mùa lũ công trình được thi công theo phương pháp vượt lũ, một
phần nước được giữ lại long hồ, phần khác được dẫn qua công trình tạm như khe
răng lược, cống xả sâu, ….
Đối với công trình có quy mô kích thước cũng như khối lượng thi công nhỏ
có thể thi công xong trong một mùa kiệt thì thời đoạn dẫn dòng là một mùa.
1.4.3.2. Cơ sở lý luận để tính toán kinh tế kỹ thuật chọn Q TK
Đối với các công trình thuỷ lợi thi công trên các sông suối miền núi có địa
hình dốc, chênh lệch lưu lượng giữa hai mùa lũ và kiệt rất lớn. Do vậy, việc cho
Học viên: Nguyễn Văn Quân

20

Lớp: 17C2


Trường Đại học Thuỷ lợi

Luận văn thạc sĩ


nước tràn qua các công trình bê tông và bê tông cốt thép là một ưu điểm nổi bật.
Nếu không cho nước tràn qua thì việc tính toán và thiết kế công trình dẫn dòng sẽ
rất phức tạp và khó khăn: như đê quai rất cao, các công trình tháo nước sẽ lớn chi
phí cho dẫn dòng sẽ tăng, mặt khác điều kiện kỹ thuật và an toàn trong thi công lại
thấp, sẽ ảnh hưởng tới tiến độ cũng như chi phí và chất lượng công trình.
1.4.3.3. Trình tự tính toán kinh tế kỹ thuật để xác định Q TK
Căn cứ vào đặc trưng thuỷ văn dòng chảy, giả định một số giá trị lưu lượng
có khả năng nhất từ đó tính ra được mực nước thượng hạ lưu.
Dựa vào bình đồ khu vực xây dựng công trình tiến hành vẽ sơ lược các mặt
cắt ngang sông, tra trên quan hệ bình đồ tìm ra được các mực nước tương ứng với
các giá trị lưu lượng.
Dựa vào khối lượng công trình chính, để chia ra các thời đoạn tính toán dẫn
dòng công từ đó chọn lưu một số lưu lượng tính toán.
Thông qua tính toán thuỷ lực, tính toán cao trình mực nước thượng hạ lưu,
cao trình đỉnh đê quai, xác định được khối lượng và giá thành công trình xây dựng
để chọn Q TK thích hợp.
Ứng với mỗi giá trị lưu lượng tìm được chi phí xây dựng khác nhau từ đó tiến
hành vẽ đường quan hệ giữa lưu lượng và chi phí. từ đó so sánh, phân tích lựu chọn
lưu lượng thời đoạn dẫn dòng thi công cho công trình tương ứng.
Như vậy từ những nhận xét trên, ta thấy rằng lưu lượng thời đoạn tính toán
dẫn dòng là rất quan trọng, không thể quy định hay chọn lựa một giá trị bất kỳ nào
đó của lưu lượng để làm Q TK và cũng không thể áp dụng một cách máy móc các
kinh nghiệm sẵn có nào đó, mà phải căn cứ vào các điều kiện liên quan, các số liệu
cụ thể, và những phương án tính toán so sánh và chọn lựa để đưa ra được giá trị
Q TK .
Dựa vào kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở các giai đoạn dẫn dòng khác nhau
cần căn cứ vào hình thức, kết cấu, khối lượng, tiến độ dự kiến, tầm quan trọng của
công trình chính để lựa chọn lưu lượng dẫn dòng phù hợp. Đối với những công trình

Học viên: Nguyễn Văn Quân


21

Lớp: 17C2


×