Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

NGHIÊN CỨU KẾT CẤU VÁN KHUÔN TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG VÀ VÁN KHUÔN TRƯỢT THI CÔNG BẢN MẶT BÊ TÔNG CỦA ĐẬP ĐÁ ĐỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

TRỊNH THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU KẾT CẤU VÁN KHUÔN TRONG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG VÀ VÁN KHUÔN TRƯỢT THI
CÔNG BẢN MẶT BÊ TÔNG CỦA ĐẬP ĐÁ ĐỔ

Chuyên ngành : XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ
Mã số

: 60.58.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ VĂN HÙNG

Hà Nội – 2012


1

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác ván khuôn rất quan trọng không thể thiếu trong thi công bê tông và
bê tông cốt thép. Khối lượng công tác ván khuôn chiếm từ 30% đến 50% tổng khối
lượng công việc và chiếm 25% đến 30% giá thành kết cấu bê tông. Trước đây ván
khuôn gỗ được sử dụng rộng rãi và sau đó là ván khuôn thép và các loại vật liệu


công nghiệp. Tùy theo cách quan niệm người ta đưa ra nhiều cách phân loại ván
khuôn khác nhau. Thông thường phân loại như sau:
-

Ván khuôn tiêu chuẩn (phẳng hoặc cong).

-

Ván khuôn định hình.

-

Ván khuôn trượt.

-

Ván khuôn leo.

-

Ván khuôn di đông.

-

Ván khuôn cố định …
Một công trình thi công bê tông thường ứng dụng tổng hợp các loại ván khuôn

tùy thuộc vào qui mô kích thước và hình dạng kết cấu bê tông. Trong thiết kế và thi
công cần nghiên cứu để vận dụng cho phù hợp.
II. Mục đích của đề tài

1. Nghiên cứu tổng quan về các loại ván khuôn, ưu nhược điểm và phạm vi áp
dụng của từng loại.
2. Nghiên cứu ván khuôn trượt phục vụ thi công bản mặt bê tông đập và đề xuất
một số hình thức kết cấu trên cơ sở kế thừa các kết cấu ván khuôn đã được sử
dụng ở một số công trường.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan.
- Phương pháp nghiên cứu kế thừa.
- Sử dụng các phương pháp hiện đại trong tính toán kết cấu.


2

IV. Kết quả dự kiến đạt được
- Tổng hợp các hình thức ván khuôn cơ bản.
- Đề xuất một số dạng kết cấu ván khuôn trượt phục vụ thi công bản mặt bê
tông đập đá đổ.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC VÁN KHUÔN TRONG
THI CÔNG BÊ TÔNG
1.1.

Khái niệm về ván khuôn
Vữa bê tông có đặc tính dễ đúc theo các hình dạng kết cấu mong muốn. Dù là

bê tông đúc tại chỗ hay bê tông lắp ghép đều cần đến ván khuôn. Ván khuôn đóng
vai trò quyết định trong công tác bê tông. Công tác ván khuôn chiếm (30-50)% khối

lượng, (25-30)% giá thành bê tông. Trước đây ván khuôn gỗ được sử dụng rộng rãi
và sau đó là ván khuôn thép và các loại vật liệu công nghiệp.
1.2.

Yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn
Yêu cầu chung đối với ván khuôn

-

Có hình dạng, kích thước phù hợp với kết cấu bê tông thiết kế.

-

Chịu được tải trọng bản thân của ván khuôn, bê tông, cốt thép, trọng lượng

của người khi đổ bê tông, tải trọng do máy và thiết bị thi công, sức gió…
-

Bền vững, không biến dạng vượt quá cho phép.

-

Kín khít, không cho mất nước xi măng.

-

Vận chuyển, tháo, lắp thuận lợi, khi tháo ván khuôn không gây sứt mẻ, vỡ

nứt bê tông, cũng như hư hỏng ván khuôn, không gây khó khăn cho việc đặt cốt
thép và đổ bê tông.

-

Tạo được bề mặt bê tông phẳng và nhẵn.

-

An toàn khi sử dụng.

-

Ván khuôn có khả năng luân chuyển nhiều lần.

Để đáp ứng các yêu cầu trên đây, trong thiết kế và thi công phải tuân thủ những
nội dung công tác sau:
-

Tuân thủ Quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu, các định mức tiêu hao

về vật liệu. Ngoài ra, khi thiết kế ván khuôn, cần theo các tiêu chuẩn thiết kế có liên
quan do tư vấn lựa chọn.


4

-

Ván khuôn cần được thực hiện theo bản vẽ thiết kế. Đối với những dạng ván

khuôn phức tạp, nên thực hiện đồng thời giữa thiết kế công trình và thiết kế ván khuôn;
với những dạng ván khuôn quen thuộc như cột, dầm, sàn cần thực hiện đầy đủ những

quy định chung để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật.
-

Ván khuôn cần được chuẩn bị ở ngoài công trình xây dựng theo thứ tự sử dụng.

-

Những cấu kiện ván khuôn và các phụ kiện kèm theo phải được gia công

theo bản vẽ thiết kế: nghiệm thu thấy đạt yêu cầu mới cho xuất xưởng.
-

Ván khuôn mang đến công trình cần chuẩn bị kĩ càng, đánh dấu từng cấu

kiện bằng sơn ở vị trí dễ thấy; ván khuôn phải hoàn chỉnh với các chi tiết kèm theo.
Số lượng và thời gian dùng ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu thi công liên tục theo
tiến độ.
-

Ván khuôn phải được sử dụng theo đúng quy định, có theo dõi và bảo quản tốt.

-

Ván khuôn cần được thi công dây chuyền. Để đạt được điều đó, cần bố trí

hợp lí công cụ sản xuất, vật liệu, tổ chức vận chuyển, khi lắp dựng và tháo dỡ ván
khuôn cần phân chia thành những đoạn thi công và phối hợp với các công việc khác
nhau như cốt thép, đổ bê tông…
-


Để thực hiện công tác ván khuôn tại công trình, cần làm cho mỗi khu vực

xây dựng có đủ nhân lực với những dụng cụ đồng bộ.
1.3.

Phân loại ván khuôn và các hình thức kết cấu ván khuôn thường gặp
Có thể phân loại ván khuôn theo nhiều cách khác nhau, theo công năng sử

dụng hoặc theo vật liệu làm ván khuôn.
Theo vật liệu làm ván khuôn có: Ván khuôn bằng gỗ, ván khuôn bằng bê tông
đúc sẵn, ván khuôn bằng kim loại, ván khuôn bằng nhựa....
Theo hình dạng bề ngoài và vị trí có: Ván khuôn phẳng, ván khuôn cong, ván
khuôn đứng, ván khuôn nằm, ván khuôn nghiêng và ván khuôn treo.


5

Theo điều kiện thi công có: Ván khuôn định hình, ván khuôn tiêu chuẩn, ván
khuôn cố định, ván khuôn di động, ván khuôn trượt, ván khuôn leo.
Theo tác dụng của ván khuôn có: Ván khuôn chân không, ván khuôn thấm
nước...
1.3.1. Ván khuôn tiêu chuẩn
Ván khuôn tiêu chuẩn là những mảnh ván đã được ghép lại với nhau, có diện
tích vài mét vuông (phẳng hoặc cong). Có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại.

4
1

4


5

2

3

a)

b)

Hình 1.1. Ván khuôn tiêu chuẩn
1) và 3) Ván mặt; 2) Nẹp ngang; 4) Nẹp dọc; 5) Nẹp xiên
Tùy điều kiện thiết bị thi công, kích thước và hình dạng kết cấu công trình để
chọn kích thước một số loại ván khuôn tiêu chuẩn. Ván tiêu chuẩn được gia công
trước ở xưởng.
Loại ván khuôn tiêu chuẩn như hình 1.1.a) thường chỉ luân lưu được không
quá 5 lần. Còn loại như hình 1.1.b) thì có thể luân lưu được 10 lần.


6

a)

b)

c)

Hình 1.2. Ván khuôn tiêu chuẩn
a) Ván khuôn tiêu chuẩn dùng để ghép ván khuôn cột, dầm; b) và c) Ván
khuôn tiêu chuẩn dùng để ghép ván khuôn sàn hoặc các tấm tường có bề mặt lớn.

Như hình 1.2. gỗ để làm ván có thể là gỗ dán, hoặc gỗ tấm bào nhẵn. Đối với
kim loại cũng sản xuất thành các tấm có kích thước tiêu chuẩn. Ván khuôn bằng
kim loại có thể sản xuất nhiều loại và hình dạng khác nhau, có thể là các tấm phẳng
dùng để ghép ván khuôn cột, dầm, sàn. Liên kết các tấm với nhau bằng các khóa
hình chữ U.
Ván khuôn tiêu chuẩn còn được gọi là ván khuôn luân lưu. Khi đưa ra thi công ở
công trường người công nhân chỉ liên kết với nhau bằng các phụ kiện thành hình
dáng chuẩn xác để làm khuôn đổ bê tông. Việc gia cường chịu lực cần có sự bổ trợ
của hệ thống dầm, khung. Sau khi bê tông đủ cường độ có thể tháo ra nguyên hình
đem đi thi công các công trình khác. Khi thiết kế việc, xác định kích thước của các
tấm ván khuôn cần phải xem xét một số yêu cầu sau:
-

Số lượng mối nối phải ít nhất và đơn giản.

-

Số loại tấm phải tối thiểu cho một kết cấu xây dựng.

-

Đối với trường hợp dựng lắp ván khuôn thủ công thì không nên sản xuất các

tấm có trọng lượng lớn hơn 70kg. Thông thường người ta chỉ sản xuất loại tấm có
trọng lượng 25 - 40kg. Nếu lắp ghép bằng cơ giới thì có thể sử dụng các tấm ván
khuôn tiêu chuẩn kích thước lớn.


7


Khi cần ghép ván khuôn để đổ bê tông vỏ, vòm, trụ tròn..., người ta lại sản
xuất các tấm định hình theo dạng mặt cong.
Ván khuôn luân chuyển bằng gỗ dán, được chế tạo trong các nhà máy, có ưu
điểm gọn nhẹ, dễ thao tác vận chuyển, dễ tháo lắp, độ luân chuyển lớn, thường từ
25 - 40 lần.
a)

A

1'

b)

7

6

A

5
c)

1

2
3

7

2


4

Hình 1.3. Cấu tạo ván khuôn luân chuyển bằng gỗ dán
a) Ván khuôn tường; b) Ván khuôn cột; c) Ván khuôn dầm sàn
1. Ván khuôn sàn; 1’. Ván khuôn tường; 2. Bulông giằng trong; 3. Miếng đệm bằng
gỗ hoặc kim loại; 4.Nêm gỗ điều chỉnh chân ván; 5. Nêm liên kết 2 mảng ván; 6.
Bản thép để cố định liên kết; 7. Chi tiết bằng kim loại liên kết ván tường với ván
sàn.

Hình 1.4. Ván khuôn FUVI bằng vật liệu PVC thi công cột nhà dân dụng


8

Hình 1.5. Ván khuôn treo tiêu chuẩn khi thi công đập Tuyên Quang
Ván mặt dùng thép tấm, khung dùng sắt hình hàn lại với nhau thành những tấm
tiêu chuẩn. Khi dựng lắp dùng chêm, chốt bu lông để liên kết các tấm ván khuôn
tiêu chuẩn.
a)

b)

Hình 1.6. Ván khuôn bằng kim loại
a) Tấm ván khuôn tiêu chuẩn b) Liên kết các tấm
Ván khuôn thép độ cứng cao, bền chắc có thể luân lưu 10 lần trở lên, mặt bê
tông nhẵn đẹp. Ván khuôn thép dùng nhiều để gia công bê tông đúc sẵn.


9


1.3.2. Ván khuôn định hình (hoàn chỉnh)
Là những khối ván khuôn đã gia công hoàn chỉnh tại công trường (kể cả ván
mặt đến giằng chống...) Ví dụ ván khuôn của cả một dầm, của một đoạn hành lang
trong thân đập, của cả ống xả nhà máy thủy điện, mảng ván khuôn phẳng khi đổ bê
tông khối lớn... Những khối ván khuôn này được cần cẩu đưa vào vị trí cố định của
công trình.
Khi sử dụng các bộ ván khuôn định hình luân lưu thì cũng phải sử dụng đồng
thời hệ thống xà gồ, cột chống, sàn thao tác và các phương tiện luân chuyển mới
phát huy hết được ưu điểm của chúng.
Dùng ván khuôn định hình có nhiều ưu điểm: Tăng nhanh tốc độ thi công, bảo
đảm chất lượng ván khuôn, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho công nhân. Song
phải có cần cẩu, bãi phẳng đủ rộng và trong tầm với của cần cẩu.

Hình 1.7. Ván khuôn định hình trụ pin cửa ra nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang


10

Hình 1.8. Cần cẩu tháp lắp dựng ván khuôn tấm lớn tại thuỷ điện Tuyên Quang

Hình1.9. Ván khuôn định hình thi công bê tông đập RCC Sơn La
1.3.3. Ván khuôn bằng bê tông đúc sẵn
Phần vỏ ngoài của công trình bê tông và bê tông cốt thép có thể đúc trước
thành những khối lớn bê tông hay tấm vỏ mỏng, hoặc dầm bê tông cốt thép; dùng
cần cẩu đưa vào vị trí lắp ghép lại với nhau hình thành phần vỏ công trình và làm
ván khuôn để đổ bê tông phần ruột công trình.


11


Ván khuôn bằng bê tông đúc sẵn thường có hai loại. Đối với công trình có kết
cấu vừa phải như nhà máy thuỷ điện, cống, âu thuyền... thường dùng loại ván khuôn
bê tông cốt thép vỏ mỏng (hình 1.14). Xuất phát từ kết cấu của công trình và khả
năng thi công để xác định kích thước những tấm ván khuôn bê tông tiêu chuẩn này.
Giống như ván khuôn tiêu chuẩn bằng gỗ, người ta gia công trước hàng loạt các tấm
bê tông cốt thép đúc sẵn này để làm ván khuôn cho đa số các bộ phận công trình.
Cốt thép để gia cường tấm bê tông và làm thanh gắn giữa lớp bê tông vỏ (làm ván
khuôn) và lớp bê tông đổ sau thường dùng Φ6 ÷ Φ8. Xung quanh miếng bê tông
đúc sẵn có nẹp gỗ dày 2cm, bảo vệ miếng bê tông. Khi bê tông lõi đã đạt cường độ
tối thiểu thì cậy bỏ nẹp gỗ này, lấy vữa bê tông mác cao trát mạch, xử lý chỗ nối.
Ván khuôn bê tông cốt thép vỏ mỏng thường tốn cốt thép (5 ÷ 6)kg thép trên 1m2. Ở
P

P

Việt Nam, khi xây dựng cống phần vỏ trụ pin cũng dùng ván khuôn bê tông cốt
thép, bê tông đúc sẵn làm ván khuôn dày 10 ÷ 20cm.
a)

3

4

d)

2

1


7

Mèi hµn
8
7

b)

c)

1

2

3

2

8

1

2

2

1

Hình 1.10. Ván khuôn bê tông cốt thép vỏ mỏng có kích thước là 5 x 2, 5m, dày
8cm, nặng 2,5 tấn.

a) Mặt bằng; b) ½ cắt ngang; c) ½ căt dọc; d) cố định khi dựng
1. Giàn cốt thép dọc; 2. Giàn cốt thép ngang; 3. Nẹp khung gỗ; 4. Móc cẩu;
5.Cốt thép vòng; 6.Cốt thép gắn 2 lớp bê tông; 7.Chốt bằng thép; 8.Thép néo cố định.


12

C¾t I - I
I

I

Hình 1.11. Ván khuôn bê tông trọng lực
1.3.4. Ván khuôn di động
Ván khuôn di động là loại ván khuôn không tháo rời từng bộ phận sau mỗi chu
kỳ hoạt động mà để nguyên di chuyển vị trí sử dụng của chu kỳ tiếp theo. Khi thi
công các công trình như tuy nen, đường hầm, mái chợ, thường người ta dùng loại
ván khuôn di động ngang. Toàn bộ hệ ván khuôn này được bố trí trên hệ thống
đường ray hay bánh xe. Việc dịch chuyển thực hiện bằng tời hay kích. Để sử dụng
được loại ván khuôn này công trình phải dài, các đoạn của kết cấu lặp lại có tính
chu kỳ. Mỗi bộ ván tương ứng với một đoạn công trình. Bê tông thường đổ vào
khuôn theo phương ngang nên ta thường dùng máy bơm vữa bê tông .
Hệ thống giàn khung chống đỡ và ván mặt nối với nhau bằng những kích, bộ
phận di động chủ yếu là nhờ bánh xe gắn ở giàn khung và đường ray đặt ở phần bê
tông đáy đã thi công. Ván khuôn di động có 3 quá trình làm việc cơ bản là:
-

Dựng ván khuôn và đổ bê tông.

-


Nuôi dưỡng bê tông ở giai đoạn vẫn dùng giàn khung đỡ ván khuôn.

-

Dỡ bỏ giàn khung chống đỡ, tiếp tục nuôi dưỡng bê tông.


13

Nhóm ván khuôn di động là loại tiên tiến nhất giúp tiến độ thi công nhanh và
hiệu quả kinh tế cao. Nhưng để phổ cập loại ván khuôn này đòi hỏi phải có cơ sở
thiết kế chế tạo đủ mạnh và thị trường áp dụng rộng lớn thì mới có hiệu quả vì giá
đầu tư ban đầu rất lớn.

Hình 1.12a. Ván khuôn di động thi công tuy nen dẫn dòng, công trình Cửa Đạt

9
8

2
7
4

5

6
3

1


Hình 1.12b. Ván khuôn dùng để dổ bê tông tuynen (đường hầm)


14

1. Bêtông đáy; 2. Ván khuôn bằng thép hoặc bằng gỗ; 3. Đệm gỗ; 4. Tà vẹt đỡ
đường ray; 5. Ray; 6. Khung đỡ; 7. tăng đơ; 8. Kích đỡ trần; 9. Khớp nối của ván
trần và ván tường
I

9

3

8

4

7

5
1

8

C¾t I - I
Hình 1.13. Ván khuôn di động đổ bêtông ống dẫn nước



15

1. Đệm chân ván khuôn ngoài; 2. Bulông cố định thanh đỉnh; 3. Thanh nẹp; 4. khung
chống đỡ ván khuôn ngoài; 5. Bệ kích; 6. Bánh xe chạy trên ray; 7. Bệ máy có thể co
dãn; 8. Kích; 9. Ván khuôn mặt trong; 10.Thanh nẹp của ván khuôn đỉnh.
1.3.5. Ván khuôn leo
Nguyên lý hoạt động của ván khuôn leo tương tự ván khuôn di động nhưng di
chuyển theo chu kỳ theo phương đứng. Thường ứng dụng khi đổ bê tông các bức
tường, bức vách. Khi đổ bê tông được một đoạn nào đấy, bê tông đã đủ cường độ
cho phép tháo ván khuôn. Ván khuôn di động dịch chuyển được là nhờ những thiết
bị đặc biệt như kích, tời, cần cẩu và những thiết bị liên kết, treo đỡ v.v...
1.3.6. Ván khuôn trượt
Ván khuôn trượt là loại ván di động lên cao, di chuyển liên tục trong suốt quá
trình đổ bê tông. Khác với ván khuôn luân lưu, ván khuôn trượt là một bộ ván
khuôn hoàn chỉnh dùng để thi công đổ bê tông các kết cấu thẳng đứng của một công
trình như silo, lõi nhà cao tầng …. Các kết cấu nằm ngang như sàn, dầm sẽ được thi
công riêng biệt theo các công nghệ khác.
Khi đổ bê tông các công trình có chiều cao (tháp nước, giếng điều áp, tường)
có thể lợi dụng cốt thép chịu lực của công trình, hay những thanh cốt thép thi công
cắm trong bê tông và cường độ đông cứng ban đầu của bê tông nên chỉ làm một
đoạn ván khuôn. Sau khi đoạn bê tông lớp dưới đạt cường độ cho phép, trượt đoạn
khuôn đó lên trên và tiếp tục đổ bê tông. Cứ như vậy cho đến khi thi công trình đạt
độ cao thiết kế.
Để giảm bớt trở lực khi trượt đoạn dưới ván khuôn đứng nên có độ mở rộng
khoảng (0,5÷0,8) chiều cao kết cấu; đoạn giữa bằng chiều dày kết cấu còn phía trên
hơi hẹp một chút. Theo kinh nghiệm thực tế, trở lực khi trượt khoảng
200÷360daN/m2.
P

P



16

1
2

3
4
5
5
6

7

8

8
9

9

Hình 1.14a: Ván khuôn trượt đổ bê tông vỏ mỏng
1. Cốt thép; 2. Cốt thép chuẩn bị thi công; 3. kích; 4. Khung đỡ; 5. Mặt cầu công
tác; 6. Ván khuôn; 7.Lan can; 8. Cầu công tác; 9. ống nước nuôi dưỡng bê tông

1
2

3


5

4

Hình 1.14b: Kết cấu ván khuôn trượt đổ bê tông khối lớn.
1. Cốt thép; 2. Kích nâng; 3. Ván khuôn; 4. Giàn giáo công tác; 5. Ray đỡ ván
khuôn trượt.


17

Thiết bị để làm nâng trượt ván khuôn lên cao là kích. Thường dùng loại kích
dầu với áp lực trong kích khoảng 100daN/cm2 bước kích thường là 4cm.
P

P

1
8
2

9
6
3
7
4
5
G


G

G

G

G

G

Hình 1.15. Kích dầu
1. Cốt thép; 2,5. Bi kẹp cốt thép; 3. Pít tông; 4. Vỏ kích; 6. Lỗ bơm dầu; 7. Lò xo; 8.
Nắp kích; 9. Vỏ kích phần trên; ∆h- Bước kích.

2
4

5

7

6
3

G

1

1
G


G

Hình 1.16. Kích tay

G

G


18

Hình 1.17a. Ván khuôn trượt lõi nhà cao tầng

Hình 1.17b. Kích nâng ván khuôn trượt khi VINACONEX 9 thi công toà nhà
VIMECO trên Đường Phạm Hùng, Hà Nội.
Ngoài ván khuôn trượt đứng, ván khuôn trượt xiên trên mái dốc cũng được sử
dụng rất phổ biến khi thi công bản mặt bê tông chống thấm cho đập đá đổ, thi công
các mái kênh lớn.


19

Hình 1.18a. Lắp dựng ván khuôn bên và cốt thép bản mặt đập chính Tuyên Quang

Hình 1.18b. San đầm bê tông khi thi công bằng ván khuôn trượt cho bản mặt bê
tông đập Tuyên Quang


20


Hình 18c. Kết cấu bộ ván khuôn trượt thi công bản mặt bê tông đập Tuyên Quang (2005)
1.3.7. Các loại ván khuôn đặc biệt
1.3.7.1.

Ván khuôn chân không

Ván khuôn chân không tạo ra trên bề mặt bê tông áp suất âm nhằm hút nước thừa
trong bê tông để nâng cao độ đặc chắc cũng như khả năng chống xói mòn bề mặt.
Mâm chân không dùng gỗ ghép khít. Trên mặt gỗ đóng lớp gỗ ván dày 4 ÷
5mm. Trên mặt ván là 2 lớp lưới thép, trên cùng căng lớp vải giữ cho vữa bê tông
không lọt được vào buồng chân không. Xung quanh mặt ván đóng nẹp gỗ rộng 2 ÷
3cm dày 3 ÷ 4mm. Trên nẹp gỗ viền một lớp cao su dày 3mm để giữ kín khi tạo
chân không. Sau mặt mâm là khung gỗ giữ cứng. Mỗi mâm chân không có diện tích
khoảng 1m2, để tiện việc di chuyển.
P

P


21

Ngoài mâm chân không còn có máy bơm tạo chân không; thùng không khí
loãng để đảm bảo độ chân không cân bằng và ổn định; thùng tập trung nước để chứa
nước hút từ bê tông ra. Trong quá trình làm việc thỉnh thoảng phải tháo xả nước.
a)

8
7
6


I
II

II

I

C¾t II - II
1

C¾t I - I
2

3
4

6
7
8

b)

6

5
5

7


8
4

3

5

6
7
8

3
5

7

6
1

2

Hình 1.19. Cấu tạo ván khuôn chân không
a) Cấu tạo mâm chân không
1.

Ống hút; 2. Khung gỗ; 3. Gỗ dán; 4. Nẹp gỗ dày 3-4mm; 5. Đệm bằng cao su;
6. Lớp lưới thép thưa; 7. Lớp lưới mau; 8. Lớp vải
b) Sơ đồ bố trí ván khuôn chân không

1. Bơm chân không; 2. Thùng không khí loãng; 3. Thùng tập trung nước; 4. Mâm

chân không; 5. Đồng hồ áp lực; 6. Ỗng dẫn; 7. Van khống chế
Khi bơm chân không làm việc, áp suất trong ván khuôn thấp hơn trong khối bê
tông, do đó không khí và nước thừa trong bê tông bị hút vào mâm chân không
không qua dạng hơi rồi theo đường ống dẫn đến thùng trung nước. Hút chân không
sau khi san phẳng mặt bê tông, sau đó đầm lại dải bể tông gần ván khuôn. Thời gian
hút chân không đối với mỗi điểm tùy thuộc chiều dày hút chân không; không nên ít
hơn 15 phút. Đối với bê tông khối lớn thời gian hút có thể kéo dài tới 45 phút. Mức
độ chân không trong thùng không khí loãng cần bảo đảm 400 ÷ 500mmHg. Sau khi
hút chân không xong bê tông có thể đạt cường độ 3 ÷ 5 daN/cm2. Sau 3 ngày sẽ đạt
P

P

40 ÷ 60% cường độ thiết kế. Có thể hút ra được10 ÷ 15% lượng nước trong vữa bê
tông. Cường độ bê tông được hút chân không tăng 15 ÷ 25%. Độ chống xói mòn


22

tăng 1,5 lần. Do vậy ván khuôn chân không thường dùng ở mặt đập tràn, sân tiêu
năng... là những chỗ yêu cầu cường độ và độ chống xói mòn của bê tông cao.
1.3.7.2.

Ván khuôn thấm nước

Trên mặt ván khuôn thường găm thêm giấy hút nước dày 1,5 ÷ 2mm, với khối
lượng là 1kg/m2. Găm bằng đinh theo hình hoa thị, cự ly 30cm một đinh. Nếu dùng
P

P


giấy bồi thô dày 1,5mm thì khả năng hút nước có thể đạt 1,5 ÷ 2l/m2. Chiều sâu hút
P

P

đạt khoảng 2cm và thời gian hút khoảng 10 phút thì bão hòa.
Khi dùng ván khuôn thấm nước phải chú ý giữ cho mặt ván phải luôn khô và
không làm rách giấy. Khi đổ bê tông phải dùng phễu rót từ từ. Trên thành đứng có
thể đổ bê tông đến đâu găm giấy tới đó để bảo đảm chất lượng thấm nước của giấy.
Để dễ bóc ván khuôn nên phủ một lớp vải mỏng ngoài lớp giấy.
Cũng có thể dùng ván vỏ bào dày 10 ÷ 12mm làm ván mặt thấm nước. Ván vỏ
bào thường có khối lượng riêng khoảng 230 ÷ 400kg/m2. Ván vỏ bào có thể cho
P

P

phép chịu uốn 20 ÷ 25daN/cm2. Ván vỏ bào có thể thấm được nước sâu 7 ÷ 7,5cm.
P

P

Ván khuôn thấm nước tác dụng không kém ván khuôn chân không và không
yêu cầu thiết bị phức tạp.
1.3.7.3.

Ván khuôn lưới thép

Căng lưới thép trên khung gỗ. Mắt lưới 2 ÷ 3mm. Dây thép Φ0,7 ÷ 1mm. Cố
định ván khuôn vào cốt thép chịu lực bằng các bu lông.

Khi dùng ván khuôn lưới thép phải đầm cách ván khuôn ít nhất 0,4m. Độ lưu
động của bê tông không lớn hơn 6cm. Tuy vậy, vữa bê tông vẫn chảy ra ngoài,
thường lượng vữa chảy mất là 1,5 ÷ 2kg/m2.
P

P

Ván khuôn lưới thép thường chỉ dùng ở mặt bên của khối bê tông mà sau có đổ
bê tông tiếp khối bên cạnh, hoặc trát mặt. Các lưới sắt sẽ nằm lại trong bê tông, chỉ
tháo bỏ khung gỗ. Lượng thép tốn khoảng 1,5 ÷ 3kg/m2.
P

P


23

Ván khuôn lưới thép còn được ứng dụng khi đổ bê tông đỉnh các vòm cống
hoặc đường hầm.
1.3.7.4.

Ván khuôn túi hơi

Trong công nghiệp xây dựng phát triển ngày nay, ván khuôn cao su cũng được
sử dụng rộng rãi trên thế giới, đó là những túi hơi bằng cao su để đúc bê tông.
Nhiều nước đã dùng loại ván khuôn này để đổ bê tông các đường ống cao áp
dẫn dầu, khí, hoặc xây dựng các kết cấu vỏ mỏng.
Ví dụ: Muốn xây dựng một vòm bằng ván khuôn cao su, người ta tiến hành
như sau:
- Giai đoạn I: Đào móng và rãnh để đặt thiết bị bơm không khí.

- Giai đoạn II: Lắp ván khuôn cao su vào vị trí.
- Giai đoạn III: Đổ bê tông lên mặt ván khuôn.
- Giai đoạn IV: Bơm không khí vào để căng ván khuôn lên và đổ bê tông tiếp.
- Giai đoạn V: Giữ ván khuôn để cho bê tông đông cứng.
- Giai đoạn VI: Tháo không khí ra.
Sử dụng loại ván khuôn cao su rất kinh tế. Có thể sử dụng lại nhiều lần (độ
luân chuyển từ 100 - 200 lần).
1.4.

Lắp dựng ván khuôn
Lắp dựng ván khuôn định hình đơn giản hơn nhiều so với lắp dựng ván khuôn

cố định lắp ghép từ cấu kiện rời, không những cần phải chú ý trong quá trình lắp
dựng mà ngay cả trong quá trình đổ bê tông vẫn phải theo dõi thường xuyên. Ngoài
ra, phải có thợ bậc cao để điều hành công việc.
Khi lắp dựng ván khuôn định hình, đầu tiên phải kiểm tra ván khuôn sử dụng,
đặc biệt là các giằng chống, xem có đảm bảo chất lượng yêu cầu hay không, kiểm
tra các mối hàn, mức độ cong vênh, biến hình, kiểm tra các móc liên kết…. Cuối


24

cùng kiểm tra kích thước của cấu kiện và xác định vị trí cao độ của từng loại ván
khuôn để lắp dựng được nhanh chóng.
Khi dùng ván khuôn định hình, cần nghiên cứu sử dụng sao cho phù hợp với
chủng loại kết cấu. Trước hết, cần nắm được cách thao tác để lắp dựng ổn định cho
hệ giàn giáo, sau đó kiểm tra và lắp ghép các tấm ván khuôn chịu lực chủ yếu. Làm
xong đến đâu phải kiểm tra chắc chắn đến đó rồi mới tiếp tục lắp ghép phần kế tiếp.
1.5.


Các công tác khác

1.5.1. Công tác trắc địa
Khi đánh dấu tim công trình và cao độ, phải có những điểm khống chế (từ
móng đến mái v.v...) trong suốt quá trình thi công và những điểm này phải được bảo
vệ cẩn thận.
1.5.2. Công tác cốt thép
Cần kiểm tra đầy đủ việc lắp cốt thép và cấu kiện đặt sẵn (nếu có) theo đúng
bản vẽ thiết kế (về chiều dày của lớp vữa bê tông bảo vệ, quy cách và vị trí cốt
thép), sau đó mới tiến hành lắp ván khuôn bên ngoài. Tránh tình trạng lắp ván
khuôn xong, phát hiện cốt thép sai, phải tháo ván khuôn để sửa lại.
1.5.3. Công tác bê tông
Việc chọn độ sụt bê tông có liên quan đến việc bố trí cửa đổ bê tông ở ván
khuôn theo cả chiều ngang và chiều cao, nếu độ sụt bé cần mở nhiều cửa.
1.5.4. Tháo dỡ ván khuôn
Việc tháo ván khuôn có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thi công công trình, đến
việc tiết kiệm ván khuôn và chất lượng bê tông.
Trình tự tháo dỡ thường là cấu kiện lắp trước thì tháo sau, cấu kiện lắp sau thì
tháo trước. Đầu tiên, cần dỡ các cấu kiện không chịu lực, hoặc chịu lực ít (như
thành bên); sau đó tiếp tục tháo dỡ đến các cấu kiện chịu tải trọng. Nếu đảo ngược


×