Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về xây dựng công trình cống điều tiết theo công nghệ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.44 MB, 107 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ..............................................11
1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................11
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.1.4.
1.1.5.
1.1.6.

1.2.

Quy hoạch thủy lợi tỉnh Tiền Giang ..............................................................22

1.2.1.
1.2.2.

1.3.

Quy hoạch thủy lợi........................................................................................... 22
Tình hình xây dựng CTTL vùng trồng cây ăn trái tỉnh Tiền Giang ................ 24

Hiện trạng thủy lợi vùng cây ăn trái tỉnh Tiền Giang ....................................25

1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.


1.4.
1.5.

Đặc điểm địa lý ................................................................................................ 11
Đặc điểm địa hình ............................................................................................ 11
Đặc điểm thổ nhưỡng....................................................................................... 14
Thời tiết - Khí hậu............................................................................................ 14
Đặc điểm thủy văn ........................................................................................... 15
Tình hình sản xuất nông nghiệp ....................................................................... 20

Hiện trạng kênh mương ................................................................................... 25
Hiện trạng đê bao ............................................................................................. 27
Hiện trạng cống ngăn lũ ................................................................................... 29

Tình hình ảnh hưởng lũ tỉnh Tiền Giang .......................................................32
Tổng quan về công nghệ xây dựng cống ở Tiền Giang và ĐBSCL ..............33

1.5.1.
Đánh giá về kết cấu cống xây dựng ở vùng ảnh hưởng lũ tỉnh Tiền Giang .... 33
1.5.2.
Một số kết quả nghiên cứu kết cấu cống cải tiến đã áp dụng ở ĐBSCL trong
thời gian qua. ................................................................................................................... 36
1.5.3.
Những vấn đề tồn tại và phương hướng nghiên cứu ứng dụng kết cấu cống lắp
ghép ở Tiền Giang: .......................................................................................................... 43

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ KẾT CẤU CỐNG
LẮP GHÉP BẰNG CỪ BÊ TÔNG CỐT THÉP VÀ CỪ BÊ TÔNG CỐT THÉP DỰ
ỨNG LỰC .................................................................................................................46
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu kết cấu cống lắp ghép. ......................46

2.1.1.
Xuất sứ công nghệ cống lắp ghép: ................................................................... 46
2.1.2.
Cấu tạo cống lắp ghép:..................................................................................... 51
2.1.3.
Định hướng ứng dụng giải pháp cống lắp ghép thích nghi với những tác động
của quá trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng: .......................................................... 55

2.2.

Một số kết cấu cống lắp ghép đề xuất cho vùng nghiên cứu: ........................56

2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.

Cống lắp ghép kết hợp giao thông nông thôn: ................................................. 56
Cống lắp ghép kết hợp giao thông cơ giới: ...................................................... 56
Cống lắp ghép cửa van tự động: ...................................................................... 57
Cống lắp ghép cửa van phẳng: ......................................................................... 57


2

Quy trình công nghệ thiết kế kết cấu cống lắp ghép ......................................58
2.3.1. Chọn tuyến và vị trí xây dựng cống ....................................................59
2.3.2. Tính toán thuỷ lực cống ......................................................................59
2.3.3. Tính toán khẩu diện cống ....................................................................60
2.3.4. Tính toán tiêu năng phòng xói ............................................................61

2.3.5. Tính toán ổn định kết cấu cống lắp ghép ............................................62
2.3.6. Tính toán kiểm tra ổn định tổng thể công trình ..................................65
2.3.7. Thiết kế chi tiết kết cấu các bộ phận công trình .................................71
2.3.8. Tính toán kết cấu cửa van ...................................................................71
2.3.9. Tính toán hiệu quả đầu tư và so sánh kinh tế ......................................71
2.4. Công nghệ thi công cống lắp ghép .................................................................71
2.4.1. Chuẩn bị mặt bằng ..............................................................................72
2.4.2. Vận chuyển tập kết cấu kiện đúc sẵn tại công trình............................72
2.4.3. Công tác thi công đóng cừ ..................................................................73
2.4.4. Thi công kết cấu dầm van ...................................................................75
2.4.5. Thi công trụ pin và sàn công tác .........................................................76
2.4.6. Thi công lắp đặt cửa van .....................................................................76
2.4.7. Thi công phần kết cấu cầu giao thông trên cống ................................76
2.4.8. Vận hành thử và hoàn thiện công trình ...............................................77
2.5. Quy trình quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình ..................................77
2.5.1. Quy trình vận hành cống .....................................................................77
2.5.2. Quan trắc, theo dõi hoạt động của cống ..............................................78
2.5.3. Bảo dưỡng công trình .........................................................................79
2.5.4. Công tác sửa chữa ...............................................................................79
2.3.

Kết luận chương 2: ............................................................................................... 80

2.6.

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM KẾT CẤU CỐNG LẮP GHÉP BẢO
VỆ VƯỜN CÂY ĂN TRÁI VÙNG ẢNH HƯỞNG LŨ TỈNH TIỀN GIANG .......80
3.1. Giới thiệu công trình ứng dụng thử nghiệm - cống Cầu Kênh. .....................80
3.1.1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình ................................................... 80
3.1.2. Vị trí công trình ................................................................................................ 81

3.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của công trình ................................................................... 83
3.1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực công trình ............................................................. 83
3.1.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực công trình................................................. 84

3.2.

Thiết kế kỹ thuật công trình ...........................................................................86

3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.

Quy mô công trình ........................................................................................... 86
Các thông số kỹ thuật....................................................................................... 86
Tính toán kết cấu cống: .................................................................................... 87
Bố trí kết cấu cống: .......................................................................................... 87


3

3.3.

Những nghiên cứu cải tiến trong thiết kế và thi công cống Cầu Kênh: .........90

3.3.1.
3.3.2.

Những cải tiến trong thiết kế: .......................................................................... 91
Những cải tiến trong thi công .......................................................................... 94


3.4. Tính toán hiệu quả kinh tế - kỹ thuật công trình cống Cầu Kênh ..................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................99
PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................100


4

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Lượng mưa tháng bình quân nhiều năm.............................................................. 15
Bảng 1.2: Lượng mưa thời đoạn thiết kế (Xp: mm) ............................................................ 15
Bảng 1.3: Lưu lượng Qmax(m³/s) năm trên sông Tiền và sông Hậu .................................. 15
Bảng 1.4: Đặc trưng mực nước 1982 ÷1994........................................................................ 16
Bảng 1.5: Mực nước max thực đo khu nghiên cứu (H: cm) ................................................ 17
Bảng 1.6: Mực nước thiết kế P=25% trên sông Tiền tại cửa Cái Bè - H(cm) ..................... 18
Bảng 1.7: Mực nước thiết kế P=25% trên sông Tiền tại cửa Rạch Gầm H(cm) ................. 18
Bảng 1.8: Mực nước tưới thiết kế P=75% trên sông Tiền tại cửa Rạch Cái Bè (cm) ......... 20
Bảng 1.9: Các dự án nạo vét kênh đã thực hiện ở Tiền Giang từ năm 1976 đến nay.......... 26
Bảng 1.10: Các dự án đê bao ngăn lũ đã xây dựng ở tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 đến nay
............................................................................................................................................. 28
Bảng 1.11: Các cống ngăn lũ đã xây dựng ở tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 đến nay .......... 29
Bảng 1.12: Thống kê các công trình ứng dụng công nghệ cống lắp ghép ở ĐBSCL .......... 41


5

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1-1: Bản đồ vị trí tỉnh Tiền Giang............................................................................... 11
Hình 1-2: Bản đồ ngập lũ ĐBSCL ....................................................................................... 12

Hình 1-3: Bản đồ phân vùng ngập lũ tỉnh Tiền Giang......................................................... 23
Hình 1-4: Hiện trạng kênh mương vùng dự án .................................................................... 27
Hình 1-5: Hiện trạng tuyến đê bao vùng dự án .................................................................... 28
Hình 1-6: Hiện trạng đập tạm ngăn lũ ở tỉnh Tiền Giang .................................................... 31
Hình 1-7: Kết cấu cống tròn ................................................................................................ 34
Hình 1-8: Thực trạng cống tròn xây dựng ở vùng ảnh hưởng lũ tỉnh Tiền Giang............... 34
Hình 1-9: Kết cấu cống kiểu BTCT truyền thống ............................................................... 34
Hình 1-10: Sơ đồ xây dựng cống trên kênh rạch nhỏ .......................................................... 35
Hình 1-11: Đập ngăn mặn bằng cừ bản nhựa ...................................................................... 36
Hình 1-12: Đập ngăn mặn Vĩnh Phong (Bạc Liêu) lắp ghép bằng cừ bản nhựa ................. 37
Hình 1-13: Kết cấu cống kiểu đập trụ đỡ (Thảo Long - Thừa Thiên Huế) .......................... 37
Hình 1-14: Cắt ngang đập xà lan ......................................................................................... 39
Hình 1.15 - Cống Ninh Quới kết hợp cầu giao thông nông thôn ......................................... 40
Hình 2-1: Kết cấu cống lắp ghép ......................................................................................... 47
Hình 2-2: Công trình cống Ông Dèo, Hậu Giang ................................................................ 48
Hình 2-3: Công trình cống Sáu Kim, Hậu Giang ................................................................ 48
Hình 2-4: Kết cấu cống lắp ghép 5 nhịp .............................................................................. 48
Hình 2-5: Công trình cống Ba Voi - Hậu Giang .................................................................. 49
Hình 2-6: Kết cấu cống lắp ghép bằng cừ BTCT dự ứng lực .............................................. 52
Hình 2-7: Kết cấu cống lắp ghép bằng cừ BTCT ................................................................ 52
Hình 2-8: Thân cống lắp ghép bằng cừ BTCT .................................................................... 53
Hình 2-9: Trụ pin cống lắp ghép .......................................................................................... 53
Hình 2-10: Mặt cắt dầm van ................................................................................................ 54
Hình 2-11: Cống lắp ghép kết hợp giao thông nông thôn.................................................... 56
Hình 2-12: Kết cấu cống lắp ghép kết hợp giao thông cơ giới ............................................ 57
Hình 2-13: Kết cấu cống lắp ghép cửa van tự động đóng mở hai chiều .............................. 57


6


Hình 2-14: Kết cấu cống lắp ghép cửa van phẳng ............................................................... 58
Hình 2-15: Sơ đồ tính toán thuỷ lực .................................................................................... 61
Hình 2-16: Sơ đồ các lực tác dụng lên trụ pin cống ............................................................ 64
Hình 2-17: Sơ đồ tính toán ổn định lật tường cừ ................................................................. 66
Hình 2-18: Sơ đồ tính toán ổn định trượt phẳng tường cừ................................................... 67
Hình 2-19: Sơ đồ tính toán ổn định trượt cung tròn ............................................................ 69
Hình 2-20: Thi công đóng cừ bản BTCT dưới nước ........................................................... 73
Hình 2-21: Khung định vị và dẫn hướng phục vụ thi công đóng cừ ................................... 74
Hình 2-22: Thao tác cẩu cừ để thi công ............................................................................... 74
Hình 2-23: Thao tác lắp đặt tai móc cẩu vào cừ .................................................................. 74
Hình 2-24: Thao tác định vị thi công đóng cừ ..................................................................... 75
Hình 2-25: Thi công kết cấu trụ pin cống ............................................................................ 76
Hình 2-26: Thi công lắp đặt cửa van ................................................................................... 76
Hình 2-27: Thi công kết cấu cầu giao thông ........................................................................ 77
Hình 3-1: Vị trí cống Cầu Kênh trong dự án thủy lợi Ba Rài - Phú An .............................. 82
Hình 3-2: Hiện trạng cống Cầu Kênh .................................................................................. 85
Hình 3-3: Cắt dọc kết cấu cống Cầu Kênh .......................................................................... 87
Hình 3-4: Mặt cắt dầm van cống Cầu Kênh ........................................................................ 88
Hình 3-5: Kết cấu trụ pin và trụ cầu giao thông cống Cầu Kênh ........................................ 89
Hình 3-6: Kết cấu cửa van cống Cầu Kênh ( B=10m, H = 4,5m ) ...................................... 90
Hình 3-7: Cải tiến kết cấu dầm van và khe bên cống Cầu Kênh ......................................... 92
Hình 3-8: Kết cấu cửa van clape trục dưới (cửa sập) truyền thống ..................................... 93
Hình 3-9: Kết cấu cửa sập cải tiến có cửa van phụ tự động đóng mở ................................. 93
Hình 3-10: Thi công đóng cừ cống Cầu Kênh ..................................................................... 94


7

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề tài:

Tiền Giang là tỉnh trọng điểm sản xuất cây ăn trái ở Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) với các loại cây đặc sản nổi tiếng cả nước như: Cam
sành Cái Bè, Xoài cát Hòa lộc, Sầu riêng Chín Hóa, Vú sữa Lò rèn, Măng
cụt,… Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Tiền Giang, diện tích
trồng cây ăn trái tỉnh Tiền Giang năm 2007 là 68.251 ha lớn nhất các tỉnh ở
ĐBSCL (chiếm hơn 20% tổng diện tích cây ăn trái ĐBSCL). Trong đó diện
tích vườn chuyên canh 63.975 ha, hình thành các vùng sản xuất tập trung với
sản lượng đủ lớn, thuận lợi cho việc thu mua buôn bán trái cây như vùng
trồng Khóm Tân Phước (11.112 ha), vùng Thanh long Chợ Gạo (1.599 ha),
Vũ sữa Lò rèn Châu Thành (2077 ha), Xoài cát Hòa Lộc Cái Bè (2.132 ha),
Sầu riêng Cai Lậy (4.640 ha). Cây ăn trái đang là thế mạnh sản xuất nông
nghiệp của tỉnh Tiền Giang và cũng là mô hình canh tác đạt giá trị sản lượng
thu nhập cao.
Diện tích cây ăn trái của tỉnh Tiền Giang tập trung ở vùng ven sông
Tiền và cù lao trên đất phù sa thuộc vùng nước ngọt, nơi đây mạng lưới kênh
rạch phát triển, thuận lợi cho sinh trưởng các loại cây ăn trái. Để phục vụ sản
xuất nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, những năm qua Nhà nước và địa phương
đã tập trung đầu tư có hiệu quả dự án thủy lợi ngọt hóa Gò Công, dự án thủy
lợi Bảo Định,… ngăn mặn - giữ ngọt chủ động nguồn nước tưới cho sản xuất
góp phần bảo đảm “an ninh lương thực trong tỉnh”. Riêng đối với vùng trồng
cây ăn trái, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng phát
triển, chủ yếu là khai thác điều kiện tự nhiên kênh mương sẵn có bị bồi lấp,
hạn chế khả năng dẫn nước, hệ thống công trình đê bao, bờ bao quy mô nhỏ,
cao trình thấp, cống điều tiết nước, ngăn lũ - ngăn mặn chưa được đầu tư xây
dựng, hầu hết còn bỏ ngỏ. Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền
Giang, đến cuối năm 2008: 3/59 ô bao đã có 4.884,3 ha trong tổng số
62.345,8 ha diện tích vùng cây ăn trái có hệ thống thủy lợi khép kín hoàn
chỉnh (chiếm 7,83%) và 31 cống điều tiết đã xây dựng trong tổng số 1.068



8

cống theo quy hoạch (chiếm 3%). Do vậy sản xuất của nhân dân vùng trồng
cây ăn trái gặp rất nhiều khó khăn trong việc chủ động phòng chống thiên tai:
ngập lũ và xâm nhập mặn. Theo kết quả điều tra của Sở Nông nghiệp &
PTNT Tiền Giang, do chưa được đầu tư xây dựng các công trình ngăn lũ (đê
bao, cống) nên thiệt hại do ảnh hưởng ngập lũ vườn cây ăn trái năm 1996 là
2.552 ha ; năm 2000 là 15.721 ha (chiếm gần 3% diện tích trồng cây ăn trái
của Tỉnh). Tổng giá trị thiệt hại năm 2000 ước tính 472 tỷ đồng.
Thực trạng trên cho thấy đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cây ăn
trái của tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn, trước hết là vốn đầu tư của Nhà
nước và địa phương quá thiếu so với yêu cầu của thực tế sản xuất, sau đó là
chi phí đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đặc biệt là cống ngăn lũ và
điều tiết nước theo công nghệ truyền thống quá cao (1,8÷2,2 tỷ đồng/m ngang
cống), công tác đền bù giải phóng mặt bằng phức tạp là những cản trở lớn ảnh
hưởng đến tính khả thi khi lập các dự án đầu tư phát triển thủy lợi ở vùng cây
ăn trái tỉnh Tiền Giang.
Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm gần đây đã có nhiều
công trình nghiên cứu cải tiến kết cấu cống truyền thống đã được triển khai và
ứng dụng ở nhiều địa phương các tỉnh ĐBSCL như: kết cấu cống kiểu trụ đỡ,
cống đập xà lan, kết cấu cống lắp ghép bằng BTCT và BTCT dự ứng lực,…
Ưu điểm nổi bật các công nghệ mới là: thi công nhanh, hạn chế giải tỏa mặt
bằng xây dựng, chi phí đầu tư thấp,… phù hợp với khả năng kinh phí của địa
phương.
Do vậy việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về xây dựng
công trình cống điều tiết theo công nghệ mới là rất quan trọng và cấp thiết.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải
pháp KHCN để xây dựng các công trình cống ngăn lũ, ngăn mặn và điều tiết
nước phù hợp điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, góp phần tăng tính hiệu
quả các dự án đầu tư và triển khai thực hiện nhanh chương trình phát triển

vùng cây ăn trái theo quy hoạch của tỉnh.


9

II. Mục đích của đề tài luận văn
Nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm một số kết cấu cống lắp ghép bằng
cừ BTCT và BTCT dự ứng lực để điều tiết nước và chống lũ bảo vệ vườn cây
ăn trái vùng ngập lũ nông (∆Z ≤ 1,2m) tỉnh Tiền Giang thay cho kết cấu cống
BTCT truyền thống đáp ứng các yêu cầu sau:
- Kết cấu công trình ổn định và bền vững,
- Chủ động ngăn lũ và điều tiết nguồn nước theo yêu cầu sản xuất,
- Thời gian thi công nhanh, hạn chế chi phí đền bù giải toả,
- Kết hợp giao thông thuỷ bộ thuận tiện,
- Quản lý vận hành đơn giản,
- Chi phí đầu tư thấp.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận
- Xem xét về các công nghệ xây dựng cống (cống truyền thống và cống
công nghệ mới) hiện nay ở ĐBSCL dựa trên các tài liệu, số liệu thực tế
có được và phân tích trên quan điểm tổng quan và toàn diện.
- Kế thừa những kết quả đã được nghiên cứu, để ứng dụng và giải quyết
cho công trình cống vùng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng có chọn lọc các sản phẩm KHCN hiện
có trên thế giới và trong nước về công nghệ vật liệu mới và kết cấu
công trình ngăn sông liên quan đến đề tài;
- Phương pháp điều tra tổng kết thực tế để đánh giá tổng quan về công
nghệ xây dựng công trình ngăn sông đã nghiên cứu ở Việt Nam và trên

thế giới về: các loại cống, hình thức, quy mô kết cấu cống, công nghệ


10

chế tạo và công nghệ thi công, ưu nhược điểm, điều kiện và phạm vi
ứng dụng của mỗi công nghệ,…
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng nguyên lý kết cấu công
trình để đề xuất cơ sở khoa học thiết kế kết cấu cống mới.
- Phương pháp mô hình toán: Sử dụng các phần mềm tính toán kết cấu biến dạng, tính toán ổn định với sơ đồ tính toán được mô hình hoá dựa
trên hình dạng kết cấu công trình thực kết hợp với việc phân tích sự
tương tác giữa công trình và nền trong các trường hợp làm việc để thiết
kế công trình. (ứng dụng phần mềm Plaxis, Sap 2000, Geo-Slope).
- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng.
IV. Kết quả dự kiến đạt được
1. Thiết kế cải tiến kết cấu cống lắp ghép sử dụng tối đa các vật liệu
thông dụng có công nghệ chế tạo và thi công phù hợp như (cọc, cừ
BTCT) để thay thế các công nghệ mang tính độc quyền;
2. Cải tiến công nghệ thi công nhằm thay thế công nghệ đóng cừ (dùng
búa rung kết hợp xói nước áp lực cao) bằng công nghệ búa đóng cọc
phổ thông;
3. Cải tiến kết cấu dầm van và khung cửa van, các chi tiết kín nước để
thuận tiện trong thi công lắp đặt tại hiện trường và công tác duy tu
bảo dưỡng;
4. Lắp đặt cửa van tự động hai chiều, cửa van phẳng, cống kết hợp cầu
giao thông nông thôn tải trọng 5 tấn đến 8 tấn.


11


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Đặc điểm địa lý
Tiền Giang thuộc ĐBSCL, nằm trong tọa độ 105o50’ đến 106o45’ độ
kinh Đông và 10o35’ đến 10o12’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long
An và thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến
Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên
bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mêkông) với chiều dài 120 km. Diện
tích tự nhiên: 2,481.8 km2, có 7 huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công.
Bờ biển dài 32 km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi
trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua,…) và phát triển kinh tế biển.

Hình 1-1: Bản đồ vị trí tỉnh Tiền Giang

1.1.2. Đặc điểm địa hình
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và
cao trình biến thiên từ 0÷1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8÷1,1 m


12

thuộc vùng ngập lũ nông ở khu vực ĐBSCL. Nhìn chung, toàn vùng không có
hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng
hay gò cao hơn so với địa hình chung như sau:
- Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo
sông Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo).
Cao trình phổ biến từ 0,9÷1,3 m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc
lộ 1 từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình
lên đến 1.6÷1.8 m.


(Nguồn Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam)

Hình 1-2: Bản đồ ngập lũ ĐBSCL


13

- Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kênh
Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ
0,7÷1,0 m và có khuynh hướng thấp dần về kênh Nguyễn Văn Tiếp. Trên địa
bàn có hai khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn
1.0 m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn
Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần
Long Định). Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông
Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao
trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước.
- Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện
Tân Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60÷0,75 m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và
Tân Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4÷0,5 m. Do lũ hàng năm của sông Cửu
Long tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu
bị ngập nặng nhất của tỉnh.
- Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kênh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7÷1,0 m
bao gồm vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7÷0,8 m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ,
Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình
Phan (Chợ Gạo) phía Đông.
- Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kênh Chợ Gạo đến biển
Đông, có cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến
biển Đông chỉ còn 0,4÷0,6 m. Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên
Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông).

Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía
Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu
vực phía Nam.
Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao
trình phổ biến từ 0,9÷1,1 m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.


14

1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng
Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 53%),
thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình
thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn
lại 19,4% (45.912 ha) là nhóm đất phèn và 14,6% (34.552 ha) là nhóm đất
phù sa nhiễm mặn,... trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng
diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai thác phát triển
vùng Đồng Tháp Mười, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở
rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía
Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước.
1.1.4. Thời tiết - Khí hậu
a. Đặc tính chung khu vực:
Khu nghiên cứu nằm nơi trung tâm của đồng bằng Nam Bộ. Khí hậu
mang tính chất của miền đồng bằng rộng lớn với lượng mưa phong phú, sự
phân mùa sâu sắc. Hàng năm thời tiết chịu sự chi phối bởi các hoạt động của
gió mùa nhiệt đới với hai loại gió mùa chính mùa Hạ và mùa Đông luân phiên
hoạt động. Tương ứng với hai hình thái thời tiết trên trong năm hình thành 2
mùa tương phản sâu sắc: mùa mưa từ tháng VI tới tháng XI. Lượng mưa
trong mùa này chiếm tới 80÷85% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng XII
tới tháng V năm sau (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8), trong đó
bao gồm 2 tháng chuyển tiếp là tháng XII và tháng V. Lượng mưa 2 tháng

này chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa của mùa khô.
b. Nhiệt độ: Khí hậu tỉnh Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích
đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh
năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27÷27,9oC; tổng tích ôn cả năm
10.183oC/năm.
c. Mưa: Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210÷1.424
mm/năm và phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.


15

 Mưa năm: Lượng mưa năm bình quân nhiều năm (1962÷1971;
1976÷1999) X o = 1.436 mm. Với các đặc trưng thống kê C v = 0.18, C s = 2C v .
Phân bố theo từng tháng ghi trong bảng sau:
Bảng 1.1: Lượng mưa tháng bình quân nhiều năm
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII


VIII

IX

X

XI

XII

Năm

X i (mm)

6,2

2,3

4,8

41,4

161

189

199

176


237

259

119

41,8

1436

 Lượng mưa sinh úng lụt nội đồng: Những trận mưa với thời đoạn 1,
3, 5 ngày sẽ quyết định mức độ úng lụt nơi nội đồng. Sau khi thống kê tính
toán lượng mưa theo phương pháp trạm năm kết quả như sau:
Bảng 1.2: Lượng mưa thời đoạn thiết kế (Xp: mm)
Thời đoạn

Xo

(ngày)

(mm)

Cv

Tần suất P

Cs/Cv
1%


2%

5%

10%

1

72

0,4

6,0

181,0

149,0

130,0

108,0

3

109

0,3

3,5


210,0

197,0

171,0

153,0

5

135

0,3

2,0

246,0

252,0

208,0

189,0

d. Gió : Có hai hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa) ;
tốc độ trung bình 2,5÷6 m/s.
1.1.5. Đặc điểm thủy văn
a. Chế độ dòng chảy sông Tiền và Sông Hậu
Mêkông là con sông lớn trong khu vực. Dòng chính ở địa phận Việt
Nam theo 2 nhánh gọi là sông Tiền và sông Hậu. Khi chảy vào Việt Nam

lượng dòng chảy qua sông Tiền chiếm tới gần 80% tổng lượng dòng chảy của
2 nhánh sông Tiền và sông Hậu cộng lại.
Bảng 1.3: Lưu lượng Qmax(m³/s) năm trên sông Tiền và sông Hậu
Năm

1978

1979

1980

1981

1982

1983

1984

1986

1987

B.Quân

Tân Châu

25.600

22.200


22.300

24.700

22.000

19.800

22.400

20.900

19.900

22.200

R (%)

78,7

84,2

77,8

75,4

75,9

78,3


75,2

77,8

79,5

78,1

Châu Đốc

6910

4.160

6.370

8.040

6.990

5.500

7.380

5.960

5.140

6.272


R (%)

21,3

15,8

22,2

24,6

24,1

21,7

24,8

22,2

20,5

21,9

15.100

12.400

12.900

14.200


11.700

11.800

13.400

11.600

10.500

12.600

51,7

52,5

50,2

48,1

45,2

52,1

50,2

48,2

46,9


49,4

14.100

11.200

12.800

15.200

14.300

10.900

13.300

12.500

11.900

12.900

48,3

47,5

49,8

51,9


54,8

47,9

49,8

51,8

53,1

50,6

Mỹ Thuận
R (%)
Cần Thơ
R (%)


16

Chế độ mực nước ngoài sông Tiền đoạn qua khu nghiên cứu bị ảnh
hưởng rất lớn bởi chế độ thuỷ triều ngoài biển Đông. Sự ảnh hưởng này thể
hiện cả quy luật dòng chảy và mực nước. Trong ngày mực nước dao động
theo chu kỳ bán nhật triều không đều. Tương ứng là 2 lần dòng chảy theo
hướng xuôi hạ lưu và 2 lần theo hướng ngược lên thượng lưu xen kẽ nhau.
Quy luật trên diễn ra ngay cả vào mùa lũ khi mà lượng dòng chảy từ thượng
nguồn là rất lớn, như trận lũ lớn tháng X năm 2000 biên độ triều trong ngày
vẫn đạt khoảng 1,0 m. Tuy nhiên, mực nước đã dâng lên đáng kể đặc biệt là
chân triều, điều đó sẽ gây khó khăn rất lớn cho quá trình tiêu úng nội đồng cả

về mức độ và thời gian duy trì ngập lụt. Và như vậy cần phải kết hợp các cống
có điều khiển tự động hoặc hệ thống trạm bơm,… Đặc trưng mực nước trên
sông Tiền tại một số vị trí như sau:
Bảng 1.4: Đặc trưng mực nước 1982 ÷1994
Vị trí

Đặc
trưng

Tân
Châu
Chợ
Mới
Mỹ
Thuậ
n
Mỹ
Tho

Cai
Lậy

Mực nước tháng (cm)

CN
Năm

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

H max

184

148

132

121


122

174

266

366

408

407

344

234

404

H min

72

20

-12

-20

-18


11

115

230

353

342

224

122

-20

H bquân

139

94

73

59

29

97


195

303

386

383

291

191

187

H max

158

139

126

116

116

142

176


228

264

273

246

191

273

H min

18

-28

-56

-65

-59

-40

33

92


189

212

140

57

-65

H bquân

100

73

56

43

41

64

114

176

235


249

203

139

124

H max

143

132

126

119

111

111

127

146

159

170


165

152

170

H min

-56

-88

-106

-110

-114

-111

-84

-56

-19

17

13


-30

-114

H bquân

68

52

40

28

21

21

42

62

85

107

103

82


59.3

H max

149

148

143

137

119

113

118

131

148

162

157

150

162


H min

-125

-137

-150

-148

-164

-180

-173

-158

-133

-102

-99

-116

-180

H bquân


44

34

26

15

5

-7

0

8

25

48

56

49

25.3

H max

99


91

87

77

74

73

80

87

106

125

117

106

125

H min

-29

-66


-99

-115

-109

-118

-89

-65

-41

37

46

-1

-118

H bquân

61

46

35


22

17

11

26

41

65

96

94

76

49.2

b. Đặc trưng mực nước thiết kế
Mực nước cực trị thiết kế:
Trận lũ xuất hiện vào thượng tuần tháng X năm 2000 trên sông Mêkông
được coi là trận lũ “lịch sử” với mức tương đương với trận lũ năm 1961. Đó
là những cơ sở rất quan trọng cho việc lựa chọn giá trị mực nước lớn cực trị


17


thiết kế. Khảo sát mực nước lớn nhất một số năm lũ lớn đã xảy ra trong khu
Đồng Tháp Mười, có thể thấy rõ là khu vực phía Nam Quốc lộ 1 tình trạng
úng lụt đã giảm nhẹ tương đối nhiều và mực nước càng thấp dần theo hướng
ra sông Tiền. Khu vực Bắc Quốc lộ 1, nam kênh Nguyễn Văn Tiếp mực nước
lớn nhất vào khoảng 230÷260cm tăng dần theo hướng Bắc. Trong khi đó tại
Mỹ Thuận H max = 180cm.
Bảng 1.5: Mực nước max thực đo khu nghiên cứu (H: cm)
Năm

Vị trí
1961

1978

Tân Châu

528

494

Cuối Kênh 28

302

289

Cuối K. Ng. Văn Tiếp

213


188

Cai Lậy

183

Cầu Cổ Cò

Ghi chú

1996
499

2000
531
Đầu Sông Hoà Khánh

187
Xã An Thái Đông

170

Ngã 5 Bắc Đông

253

Mỹ Phước

257


Phú Mỹ

225

Tân Lập

242

Mỹ Thuận

180

Hậu Mỹ Bắc

290

Ngã 3: K.7 - Ng.Văn Tiếp

257

Mỹ Phước Tây

259

K 10

259

Cầu Xéo


225

Mỹ Quý

196

188

Ngã 3 Chợ Bưng - K.2

Ngã 3 - Ng.Văn Tiếp với K.12

234

Ngã 3 Mỹ Long – Ba Kỳ

Cầu Bắc Đông

274

Quốc lộ 12

Láng Cát

238

Mực nước thiết kế trường hợp tiêu úng nội đồng:
Hàng năm, mực nước ngoài sông Tiền thường xảy ra các trận lũ lớn
vào các tháng IX & X. Đây là thời kỳ lũ từ Đồng Tháp Mười kịp xâm nhập
mạnh nhất tới khu nghiên cứu, đồng thời với sự xuất hiện triều cường ngoài

sông Tiền. Kết hợp với những trận mưa lớn nơi nội đồng, sinh ra úng lụt trên
một diện rộng và duy trì tới cả hàng tháng. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng trực
tiếp tới khả năng trồng cây và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Vào đầu
mùa mưa (V & VI) những trận mưa đầu mùa sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây
ra hiện tượng chua phèn trong kênh rạch và lan tràn sang vùng xung quanh.


18

Bài toán tiêu nhằm giải quyết úng lụt nội đồng và thau chua rửa phèn vào đầu
mùa mưa theo các chỉ tiêu:
 Tần suất mực nuớc thiết kế ngoài sông: P = 25%.
 Chỉ tiêu thời đoạn tính toán T = 7 ngày liên tục có giá trị mực nước
đỉnh triều bình quân là lớn nhất trong năm.
 Số liệu mực nước giờ thực đo tháng X năm 2000 khi hiệu chỉnh về
tần suất thiết kế được chọn làm mô hình triều tính toán như ghi trong bảng 1.6
và bảng 1.7 như sau:
Bảng 1.6: Mực nước thiết kế P=25% trên sông Tiền tại cửa Cái Bè - H(cm)
Thời gian
(Giờ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Bq
Max
Min

1
19
72
107
148
157
152
135
120
103
93
79

67
66
89
113
126
126
112
99
80
61
42
24
11
92
157
11

2
6
64
110
145
160
160
147
130
115
101
84
69

61
70
108
136
147
144
128
112
97
76
57
40
103
160
6

3
26
28
98
138
162
170
166
145
128
115
97
78
64

56
94
128
154
166
162
144
128
111
93
75
113
170
26

Ngày Thứ
4
57
42
49
126
152
172
176
165
143
126
106
93
78

67
64
106
151
171
179
174
154
135
121
106
121
179
42

5
89
76
67
129
156
172
180
179
154
143
129
112
97
78

65
74
129
163
179
184
179
161
143
129
132
184
65

6
116
103
89
96
135
156
174
180
168
149
135
120
101
87
70

58
69
128
167
181
181
174
153
142
130
181
58

7
129
113
101
99
122
143
160
171
153
138
122
106
96
87
71
58

48
71
117
156
167
167
156
142
121
171
48

Bảng 1.7: Mực nước thiết kế P=25% trên sông Tiền tại cửa Rạch Gầm H(cm)
Thời gian
(Giờ)
1
2
3
4

1

2
-12
-6
15
49

3
-6

-11
-5
16

15
7
15
52

Ngày Thứ
4
40
23
19
39

5

6
61
39
28
35

79
59
40
33

7

100
78
59
45


19

Thời gian
(Giờ)
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Bq
Max
Min

1
95
120
119
105
87
69
54
39
30
34
49
75
99
106
98
80
60
40
21
4
60
120
-12

2

55
104
131
131
115
94
69
49
30
22
26
46
87
128
137
123
99
74
53
32
67
137
-11

3
112
154
166
153
128

100
73
52
29
16
15
39
91
144
167
163
141
114
86
62
87
167
7

Ngày Thứ
4
88
144
169
172
153
124
93
67
43

23
8
10
45
111
163
176
163
136
108
81
92
176
8

5
67
118
152
156
139
114
86
63
40
21
3
-5
7
48

112
157
166
153
130
104
83
166
-5

6
45
82
133
153
150
133
108
82
59
36
16
1
-6
7
48
108
151
159
145

124
81
159
-6

7
43
60
94
133
145
137
118
93
69
46
26
7
-7
-10
8
53
107
140
144
130
76
145
-10


 Tần suất mưa nội đồng P =10% như ghi trong bảng 1.2.
Trường hợp tưới:
Thời kỳ khó khăn nhất trong chế độ cấp nước tưới cũng như nước sinh
hoạt cho nhân dân thường là tháng IV hàng năm. Đó là lúc mà triều ngoài
sông lớn ở mức thấp nhất và trong đồng không có mưa, trong điều kiện lượng
nước trữ trong kênh rạch đã cạn kiệt và khả năng bốc hơi là lớn nhất do nắng
nóng kéo dài. Từ đó có thể đánh giá rằng việc giải quyết được nguồn cấp
nước trong thời kỳ này là đảm bảo an toàn cho mục tiêu đề ra.
Chỉ tiêu các đặc trưng thiết kế là:
 Tần suất mực nước thiết kế ngoài sông P = 75%.
 Chỉ tiêu thời đoạn tính toán T = 15 ngày liên tục có giá trị mực nước
đỉnh triều bình quân là nhỏ nhất.
 Số liệu mực nước giờ thực đo tháng IV năm 1998 chọn làm mô hình
triều tính toán. Như bảng sau:


20

Bảng 1.8: Mực nước tưới thiết kế P=75% trên sông Tiền tại cửa Rạch Cái Bè (cm)
Giờ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Bq
Max
Min

1
102
82
62
42
22
2
-18
-38
-58
-78
-98

-118
-138
-122
-102
-86
-70
-50
-34
-18
2
18
34
54
102
-138
-25

2
70
54
38
26
10
-6
-22
-38
-54
-58
-82
-98

-114
-98
-86
-70
-58
-42
-18
-14
2
14
30
42
70
-144
-24

3
58
50
42
30
22
14
6
-6
-14
-22
-30
-42
-50

-42
-30
-22
-14
-2
6
14
26
34
42
54
58
-50
5

4
62
54
42
34
22
14
2
-6
-18
-26
-38
-46
-58
-42

-30
-14
-2
14
26
42
54
70
82
98
98
-58
14

5
110
98
82
70
58
42
30
18
2
-10
-22
-38
-50
-38
-22

-10
6
18
34
46
58
74
86
102
110
-50
31

6
114
98
82
66
50
34
18
2
-14
-30
-46
-62
-78
-62
-46
-34

-18
-2
14
26
42
58
74
86
114
-78
16

Ngày Thứ
7
8
9
102
94 102
86
82
90
74
70
78
58
62
66
42
50
54

30
38
42
14
26
34
-2
14
22
-14
2
10
-30
-6
-2
-46
-18
-14
-58
-30
-26
-74
-42
-38
-58
-30
-26
-46
-18
-10

-30
-6
2
-18
6
14
-2
18
30
10
30
42
26
42
54
38
54
70
54
66
82
66
78
94
82
90 110
102
94 110
-74
-42

-38
13
28
37

10
122
110
94
82
70
54
42
30
14
2
-10
-26
-38
-30
-18
-10
2
10
22
30
38
50
58
70

122
-38
32

11
78
70
58
50
42
30
22
14
2
-6
-14
-26
-34
-22
-6
6
22
34
50
62
74
90
102
118
118

-34
34

12
130
114
102
86
70
54
42
26
10
-6
-18
-34
-50
-38
-26
-18
-2
10
22
34
46
58
70
82
130
-50

32

13
94
82
70
58
46
34
26
14
2
-10
-22
-34
-46
-34
-22
-10
2
14
26
34
46
58
70
82
94
-46
24


14
94
82
70
62
50
38
26
14
2
-6
-18
-30
-42
-34
-26
-18
-10
-2
10
18
26
34
42
50
62
-50
8


15
58
50
42
30
22
14
6
-6
-14
-22
-30
-42
-50
-38
-30
-18
-10
2
10
22
30
42
50
62
62
-50
8

1.1.6. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Sản phẩm nông lâm ngư nghiệp gồm cây lương thực có hạt đạt sản
lượng 1.294 ngàn tấn ; khóm sản lượng 89.650 tấn ; mía sản lượng 17.902 tấn
; dừa 83.405 ngàn quả ; cây ăn trái 530.175 tấn. Tiền Giang có diện tích trồng
cây ăn trái lớn nhất so với các địa phương trong cả nước với nhiều giống cây
có giá trị xuất khẩu cao như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, nhãn xuồng
cơm vàng, sơri Gò Công, bưởi long Cổ Cò và nhiều loại cây có múi khác,…
Sản lượng từ nuôi và khai thác thủy sản đạt 109.632 tấn, trong đó khai thác
đạt 69.139 tấn.
Nhận xét chung:
Tuy nằm ở hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, thừa hưởng nhiều thuận lợi
từ vị trí địa lý, nguồn nước phong phú với nhiều tài nguyên, đất đai bằng
phẳng, màu mỡ và được phù sa bồi đắp hàng năm, sản lượng lúa luôn tăng và
sản xuất cây ăn trái với nhiều giống loài đặc sản,... song tỉnh Tiền Giang cũng


21

phải luôn đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế trong điều kiện tự nhiên,
với những tác động không nhỏ và khôn lường từ các họat động ở thượng lưu,
và hơn cả là với các mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
ngay chính ở các địa phương trong tỉnh.
Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL nói chung, tỉnh
Tiền Giang nói riêng, những hạn chế về điều kiện tự nhiên là rào cản không
nhỏ, nếu không muốn nói là cực kỳ to lớn, đặc biệt đối với sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt của người dân. Những hạn chế chính của điều kiện tự
nhiên là (a) ảnh hưởng của lũ ở vùng đầu nguồn ; (b) mặn xâm nhập ở vùng
ven biển ; (c) đất phèn và sự lan truyền nước chua ở những vùng thấp trũng ;
và (d) thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt ở những vùng xa sông, gần
biển.
Để đáp ứng với nhu cầu phát triển, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà

nước đã cho triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh như Chương trình phát triển Đồng Tháp Mười (1985-1995), Chương
trình ngọt hóa ở vùng ven biển Gò Công, Chương trình phát triển cây ăn trái ,
Quy hoạch và kiểm soát lũ ĐBSCL và Quy hoạch và kiểm soát lũ tỉnh Tiền
Giang,… Thông qua các dự án, nhiều công trình thủy lợi đã được nghiên cứu
đề xuất và xây dựng. Đặc biệt, từ 1996, sau khi có Quyết định 99-TTg về phát
triển thủy lợi kết hợp với giao thông và dân cư, cộng với việc phê duyệt quy
hoạch kiểm soát và sử dụng nước lũ của Thủ tướng Chính phủ năm 1998, mở
đầu cho hàng lọat công trình kiểm soát lũ ra đời, là động lực và đòn bẩy quan
trọng không những cho vùng ngập lũ mà còn cho cả đồng bằng có cơ hội và
điều kiện phát triển nhanh chóng hơn. Chính vì nhờ những phát triển thủy lợi
mang tính chiến lược ấy, cùng với việc ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và
động lực phát triển khác, đã đưa sản lượng lúa và cây ăn trái của Tỉnh có một
bước đột phá lớn mang tính chất lịch sử.
Song, những biến động thiên nhiên và thị trường trong những năm qua,
như các trận lũ lớn 1996, 2000, lũ nhỏ 1998, xâm nhập mặn 1998, 2003, bão
1997,… xói lở bờ sông 2000-2002, 2004-2005,... cùng với việc chuyển đổi cơ
cấu sản xuất với quy mô lớn và rộng khắp từ năm 2001 đến nay, đã và đang
đặt ra nhiều vấn đề cho công tác phát triển thủy lợi. Những vấn đề đó không


22

chỉ là những bài toán đặt riêng ngành thủy lợi, như kiểm soát lũ, cấp nước,
tiêu nước, kiểm soát mặn, phòng chống xói lở bờ,... mà còn là sự phối hợp để
giải bài toán đa mục tiêu với thủy lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp,
giao thông, dân sinh, bảo vệ môi trường để phát triển một nền nông nghiệp
của tỉnh nói riêng, của ĐBSCL nói chung bền vững trước những ảnh hưởng
chưa thể lường hết được của vấn đề biến đổi khí hậu - nước biển dâng trong
khu vực và toàn cầu.

1.2. Quy hoạch thủy lợi tỉnh Tiền Giang
1.2.1. Quy hoạch thủy lợi
Về thủy lợi, quy hoạch năm 1983 đã chia tỉnh Tiền Giang ra làm 5 vùng
là: Vùng Cái Bè, Tây Cai Lậy, Đông Cai Lậy, Bảo Định và vùng ngọt hóa Gò
Công; năm 1993 thêm vùng Bắc Đông ở phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp,
giáp tỉnh Long An. Kể từ sau trận lũ lịch sử năm 2000, vùng bị ngập lụt của
tỉnh đã được khảo sát và xem xét lại toàn diện, để qua đó có đối sách kiểm
soát lũ hiệu quả, phù hợp với tình hình mà lũ lớn có thể xảy ra thường xuyên
hơn, cũng như phương hướng sử dụng đất của từng tiểu vùng và định hướng
quy hoạch lũ bổ sung cho toàn ĐBSCL. Trên cơ sở này, việc phân vùng thủy
lợi của tỉnh giai đoạn 2000 - 2020 đã được điều chỉnh để phù hợp với tình
hình mới, theo đó toàn tỉnh được chia ra 4 vùng thủy lợi như sau:
a, Vùng kiểm soát lũ: Gộp chung các vùng dự án thủy lợi Bắc Đông,
Cái Bè, Tây Cai Lậy, Đông Cai Lậy trước đây và phần phía Tây QL60 QL1A của dự án Bảo Định thành vùng kiểm soát lũ với diện tích tự nhiên
139.230,23 ha (58,83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), dân số năm 2000 là
871.852 người (chiếm 53,87% dân số toàn tỉnh). Lũ lụt là trở ngại chủ yếu
cho canh tác và đời sống ở đây.


23

phân vùng quy hoạch thủy lợi
tỉnh tiền giang
giai đoạn 2000 - 2010




ity


(

Ch
iM
inh
C

tân
tânphước
phước
phước
tân
tân
phước

Ho

R

qq
q
q
q
q
lq
ll
l
q
q
l

l
11
1a1
1aa
l
l
l1
11
aa
a
a1a
a

<

cai
cailậy
lậy
lậy
cai
cai
lậy

tp.
tp.mỹ
mỹ
mỹtho
tho
tho
tp.

tp.
mỹ
tho

chợ
chợgạo
gạo
gạo
chợ
chợ
gạo

<


gòcông
côngtây
tây

''



J
J

Tiền

<'


tt.
tt.vĩnh
vĩnh
vĩnhbình
bình
bình
tt.
vĩnh
bình
tt.
tt.
vĩnh
vĩnh
bình
bình
tt.
tt.vĩnh
vĩnhbình
bình
tt.
tt.
vĩnh
bình

'







'<'

'

công
công
công
công

'














J

J
J


ql
ql
ql
ql
ql
ql
1
a
a
ql
ql
ql1
1a
1
11
aa
a
a
1
1
1a
a

J
J












J
J












J<

J

'

cầ u mỹ t huậ n

a
aa

a
11
1a
1a
ql
ql
ql1
1
1
aa
ql
ql
ql
1a
1
ql
ql
ql

J
J
JJ

11AA1AAAA
QQQQLLLQQLLL11LLL11A11AA
QQQ

châu
châuthành
thành

thành
châu
châu
thành

B ìn hP hú

3b

'''
'''

QL
QL
QL
3030
QL
QL
QL
3030
30
QL30
QL
QL
30
3030

7

Lộ


ĐH
2

Biển Đông

JJ
JJ
1111aaa11aaaaaa
qqqqlllqqllllll111
qqq

cái
cáibè


cái
cái


đông
đông
đông
đông

J

CCCCCCửửử
CCCửửửửaaửửaaTTaaTTTTiểiểiể
aCaTaTTiểiểuuiểuuuu

ửaiểiểuiểuu
TTTTiểTTTiểiể
iể

TTiểiểTiểiểuuiểiểuuuuu
uuu

ranh tỉnh
ranh huyện

vùng quy hoạch lũ

vùng bảo định

vùng gò công

đường huyện

quốc lộ

kinh, rạch

(Ngun Vin Quy hoch Thy li min Nam)

Hỡnh 1-3: Bn phõn vựng ngp l tnh Tin Giang

b, Vựng Bo nh: Ch cũn li phn phớa ụng QL1A-QL60 n kờnh
Ch Go - kờnh K Hụn. Din tớch t nhiờn thuc Tin Giang 19.900 ha.
c, Vựng ngt húa Gũ Cụng: Phớa ụng kờnh K Hụn - kờnh Ch Go
n bin ụng (nh c). Din tớch t nhiờn 54.400 ha.

d, Cỏc cự lao trờn sụng Tin, sụng Ca Tiu.
Phn ln quy hoch thy li ti cỏc vựng ca Tin Giang c lp nm
1983, sau ú cp nht v b sung theo nhu cu phỏt trin mi ca a phng
v ca vựng. Hin nay, v kim soỏt l tnh ang thc hin theo quy hoch
nm 2003, cỏc vựng cũn li theo quy hoch nm 2006 v 2008. Din tớch ca
vựng kim soỏt l khỏ ln (139.230 ha) v c chia lm 3 khu: Khu trng
lỳa (68.342 ha, gm c t rng), khu trng khúm (8.542 ha) v khu trng cõy
n trỏi (62.346 ha); trong ú khu trng khúm v khu trng cõy n trỏi c
quy hoch kim soỏt l trit . Hai khu quy hoch kim soỏt l trit li


24

được chia làm nhiều ô, hệ thống công trình thủy lợi trong từng ô được xây
dựng theo các dự án được lập căn cứ vào quy hoạch kiểm soát lũ chung đã
được duyệt.
1.2.2. Tình hình xây dựng CTTL vùng trồng cây ăn trái tỉnh Tiền Giang
Việc xây dựng các ô bao kiểm soát lũ triệt để trong thời gian qua nói
chung còn rất chậm, chủ yếu vì thiếu kinh phí. Tính đến cuối 2008, tình hình
xây dựng các công trình kiểm soát lũ trong tổng số 59 ô bao vườn cây ăn trái
và 36 ô khóm theo quy hoạch như sau:
+ Hầu hết các ô đã có đê bao với cao trình bảo đảm ngăn được lũ với
mức lũ năm 2000.
+ Tại khu vực được quy hoạch trồng khóm hiện chỉ có 06/36 ô có đầy
đủ cống điều tiết dưới đê, chỉ đến khi hoàn thành 2 dự án Tây và Đông kinh
Lộ Mới nói trên mới có thể chủ động kiểm soát lũ cho 2/3 diện tích các ô
khóm theo quy hoạch. Tuy nhiên theo quy hoạch kiểm soát lũ, khi có lũ lớn
các ô tại khu vực trồng khóm không thể tiêu tự chảy vì lúc ấy mực nước cao
và biên độ triều rất bé nên cần phải bơm tiêu, hiện nay chỉ có 10/36 ô đã xây
dựng cụm bơm.

+ Tại khu vực được quy hoạch trồng cây ăn trái dọc sông Tiền và khu
Quản Thọ hiện chỉ có 31 cống điều tiết đã được xây dựng trên tổng số 1.068
cống các loại theo quy hoạch. Xét về mặt kiểm soát lũ chủ động theo quy
hoạch, hiện chỉ có 3 ô vườn (2 ô Cái Bè - Trà Lọt ký hiệu CB 34, CB 35 và ô
Quản Thọ ký hiệu QT 7) đã có đầy đủ các cống điều tiết dưới đê, 2 ô vườn (ô
Ba Rài - Ông Mười và ô Phú An - Ba Rài) đã có xây một số cống nhỏ dưới đê
nhưng chưa đủ, các ô còn lại đều chưa có cống nên không thể chủ động ngăn
và điều tiết nước khi có lũ, hàng năm vào mùa lũ phải đắp đập tạm và lúc lũ
rút phải phá đập cho giao thông thủy và tháo nước ô nhiễm bên trong ô ra
ngoài nên rất tốn kém và độ an toàn không cao. Việc đắp các đập tạm hàng


25

năm, tuy khá tốn kém như đã thấy, chỉ là giải pháp tạm thời khi chưa có vốn
lớn để xây các công trình kiên cố theo quy hoạch (nhất là các cống lớn) vì vậy
hiện chỉ có 4.884,30 ha được chủ động ngăn lũ, chủ động điều tiết nước trong
ô trên tổng số 62.345 ha theo yêu cầu.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Tiền Giang
[13], đến cuối năm 2008 tình hình xây dựng các ô bao kiểm soát lũ tại khu
vực quy hoạch trồng cây ăn trái và dự kiến xây dựng trong vài năm tới theo
kế hoạch như sau:
- Diện tích tự nhiên vùng quy hoạch trồng cây ăn trái: 62.345,80 ha
- Tổng số ô bao thủy lợi theo quy hoạch

:

- Đã kiểm soát lũ khép kín, chủ động

:


59

+ Số ô bao

:

03

+ Diện tích tự nhiên

:

4.884,30 ha

+ Tỷ lệ

:

7,83%

- Khu vực đã có dự án, chuẩn bị triển khai thi công nhằm kiểm soát lũ chủ
động:
+ Số ô bao

:

03

+ Diện tích tự nhiên


:

11.349,26 ha

- Khu vực đã đề nghị Trung ương đầu tư xây dựng thêm:
+ Số ô bao

:

03

+ Diện tích tự nhiên

:

12.010,08 ha

Phần lớn nguồn vốn sử dụng để xây dựng hoàn chỉnh các ô nói trên
trong thời gian qua là vốn vay (từ ADB) hoặc vốn trái phiếu chính phủ.
1.3. Hiện trạng thủy lợi vùng cây ăn trái tỉnh Tiền Giang
1.3.1. Hiện trạng kênh mương
Theo báo cáo thống kê của Chi cục thủy lợi tỉnh Tiền Giang, từ năm
1976 đến năm 1998 đã nạo vét: được thống kê trong bảng sau:


×