Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 34 trang )

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

MỤC LỤC

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN: ................................................................................................ 2

A.
I.

CHỦ ĐỀ KHÍ QUYỂN:...................................................................................... 2

II.

CHỦ ĐỀ THỦY QUYỂN ................................................................................. 10

III. CHỦ ĐỀ THỔ QUYỂN VÀ SINH QUYỂN ................................................... 14
IV. CHỦ ĐỀ QUY LUẬT ĐỊA LÍ ......................................................................... 16
CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT ........................................................................................ 18

V.

ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI- CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC: ........................................... 21

B.
I.

CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ .............................................................................. 21

II.

CHỦ ĐỀ ATLÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ............................................................ 23



III. CHỦ ĐỀ TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ ......................................................... 27
1.

Đổi tọa độ địa lí sang múi giờ ....................................................................... 27

2.

Tính giờ ......................................................................................................... 27

3.

Tính ngày....................................................................................................... 28

IV. CHỦ ĐỀ THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ ........................................................... 29
4.

Nguyên tắc chung khi vẽ biểu đồ .................................................................. 29

5.

Cách nhận dạng biểu đồ ................................................................................ 29

6.

Các loại biểu đồ ............................................................................................. 29
a.

Biểu đồ cột: ................................................................................................ 29


b. Biểu đồ đường ............................................................................................ 31
c.

Biểu đồ tròn ................................................................................................ 32

d. Biểu đồ kết hợp: ......................................................................................... 33
e.

Mang Nảm

Biểu đồ miền: ............................................................................................. 34

Trang 1


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

A. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN:
I.CHỦ ĐỀ KHÍ QUYỂN:
Câu 1. Hãy nêu thành phần và vai trò của không khí?
Trả lời
- Thành phần: Gồm: Khí Nitơ 78,1%, khí oxi 20,43%, hơi nước và các khí khác 1,47%.
- Vai trò:
+ Cung cấp ôxi và các khí khác cần thiết cho sự sống
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí hậu, thời tiết… cần thiết cho sự sống
+ Là nơi diễn ra vòng tuần hoàng nước, điều kiện sống của con người
+ Bảo vệ sinh vật, con người trên Trái Đất. Tầng ôzôn ngăn cản các tia tử ngoại, tia cực
tím xuống lớp vỏ Trái Đất, ngăn cản sự phá hoại của các thiên thạch.
+ Khuếch tán âm thanh, phản hồi sóng vô tuyến điện, điều hòa khí hậu, màu sắc.
Câu 2. Hãy cho biết ở mỗi bán cầu có bao nhiêu khối khí? Đặc điểm của từng khối

khí? Cho biết tên gọi cụ thể của các kiểu khối khí sau: Ac, Pc, Tm. Vì sao tính chất của
các khối khí thường không ổn định?
Trả lời
- Tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí
khác nhau.
- Ở mối bán cầu có 4 khối khí chính:
+ Khối khí địa cực rất lạnh, kí hiệu A.
+ Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu P
+ Khối khí chí tuyến rất nóng, kí hiệu là T
+ Khối khí xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E
- Tên gọi các kiểu khối khí sau: Ac, Pc Tm
+ Ac: địa cực lục địa (khô)
+ Pc: ôn đới lục địa
+ Tm: chí tuyến hải dương (ẩm).
- Tính chất của các khối khí không ổn định vì:
+ Các khối khí không đứng yên mà luôn dịch chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt
Trời. Trong quá trình dịch chuyển, nó ma sát với bề mặt đệm và bị biến tính.
+ Các khối khí hoạt động lấn đẩy và tranh chấp nhau, trong quá trình đó có sự trao đổi
nhiệt ẩm với nhau làm biến đổi tính chất của chúng.
Câu 3. Trên mỗi bán cầu có bao nhiêu loại frông và chúng hình thành từ đâu? Tại
sao giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không hình thành frông ?
Trả lời
- Trên mỗi bán cầu có 2 Frông cơ bản:

Mang Nảm

Trang 2


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT


+ Frông địa cự (FA) được hình thành do sự tiếp xúc giữa khối khí cực đới và khối khí ôn
đới
+ Frông ôn đới (FP) được hình thành do sự tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí
tuyến.
- Giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo nên Frông thường xuyên và liên tục bởi
chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.
Câu 4. Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt
năm theo vĩ độ? Giải thích tại sao đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ
nhiệt lớn?
Trả lời
- Nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo vĩ độ địa lí. Nhìn chung càng lên vĩ độ cao thì
nhiệt độ trung bình năm càng giảm do góc nhập xạ càng nhỏ.
- Biên độ nhiệt độ trong năm thay đổi theo vĩ độ, với chiều hướng biên độ tăng dần từ xích
đạo lên cực. Nguyên nhân do càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch
thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn, ở vĩ độ cao mùa hạ có góc chiếu
sáng lớn lại có thời gian chiếu sáng dài. Mùa đông góc chiếu sáng đã nhỏ thời gian chiếu
sáng lại ít dần.
- Đại dương có biện độ nhiệt nhỏ vì bề mặt đại dương là nước nên hấp thụ nhiệt chậm
nhưng giữ nhiệt lâu hơn, ban ngày đại dương hấp thụ nhiệt chậm còn ban đêm mất nhiệt cũng
chậm nên biên độ nhiệt nhỏ. Còn lục địa lương nhiệt hấp thụ được vào ban ngày là rất lớn
làm cho bề mặt lúc địa nhiệt độ tăng rất nhanh, khi đêm về tốc độ mất nhiệt trên bề mặt lục
địa cũng nhanh vì thế biên độ dao động nhiệt lớn. Kết quả là biên độ nhiệt độ trên các đại
dương nhỏ biên độ nhiệt độ trên các lục địa lớn, càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt độ
càng lớn.
Câu 5. Tại sao nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất không phải quanh Xích đạo mà
ở khu vực chí tuyến?
Trả lời
- Nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí chủ yếu do bức xạ nhiệt của bề mặt đất. Bức
xạ nhiệt của bề mặt đất phụ thuộc vào nhều nhân tố chủ yếu là bức xạ nhiệt của Mặt Trời,

ngoài ra còn do bề mặt đệm (băng tuyết, cây cỏ, hơi nước, lục địa hay đại dương…)
- Khu vực chí tuyến là nơi có lượng bức xạ Mặt Trời lớn, diện tích lục địa rộng (nhất là ở
Bán cầu Bắc), có sự tồn tại thường xuyên của dải áp cao cận chí tuyến làm cho không khí
khô. Do vậy, ở đây có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất.
- Khu vực xích đạo tuy có lượng bức xạ Mặt Trời lớn nhưng do có diện tích đại dương và
rừng rất lớn nên có nhiều hơi nước, mây, mưa làm suy giảm năng lượng Mặt Trời. Do vậy, ở
đây không phải là nơi có nhiệt độ cao nhất.

Mang Nảm

Trang 3


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

Câu 6. Tại sao bờ Tây các đại dương có biên độ nhiệt độ lớn hơn nhiều so với bờ
Đông.
Trả lời
Nguyên nhân do sự hoạt động của dòng biển nóng ở bờ đông các đại dương. Vào mùa lạnh
dòng biển nóng hoạt động mạnh làm cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa ở đây nhỏ.
Trong khi đó ở bờ tây không có sự hoạt động của dòng biển nóng. Vì vậy bờ Tây các đại
dương có biên độ nhiệt độ lớn hơn nhiều so với bờ Đông.
Câu 7. Giải thích về sự hình thành đai áp cao cận chí tuyến?
Trả lời
- Do dòng không khí bốc lên ở xích đạo rồi chuyển động về phía cực, đến khu vực cận chí
tuyến thì nén xuống hình thành áp cao cận chí tuyến.
- Do dòng không khí bốc lên từ khu vực ôn đới, tỏa về phía xích đạo, đến khu vực cận chí
tuyến thì nén xuống, góp phần hình thành áp cao cận chí tuyến (áp cao động lực).
Câu 8. Trình bày sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. Giải thích tại sao
cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung là khô, còn gió Tây

ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều?
Trả lời
- Phạm vi:
+ Gió Tây ôn đới: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về vùng áp thấp ôn đới.
+ Gió Mậu dịch: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.
- Hướng gió:
+ Gió Tây ôn đới: chủ yếu là hướng Tây (ở bán cầu Bắc là hướng tây nam, còn ở bán cầu
Nam là hướng tây bắc).
+ Gió Mậu dịch: ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam.
- Tính chất:
+ Gió Tây ôn đới: thường đem theo mưa, độ ẩm cao quanh năm.
+ Gió Mậu dịch: tính chất nói chung là khô, ít gây mưa.
- Cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung là khô, còn gió Tây
ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều vì:
+ Gió Tây ôn đới thổi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao là khu vực có nhiệt độ lạnh
hơn nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước nhanh chóng đạt đến độ bão hòa, vì
thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.
+ Gió Mậu dịch: di chuyển đến các vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn nên hơi nước
càng tiến xa độ bão hòa, không khí càng trở nên khô nên gió này có tính chất khô.
Câu 9. Trình bày sự giống và khác nhau giữa gió mùa với gió địa phương (gió biển và
gió đất)?
Trả lời

Mang Nảm

Trang 4


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT


- Giống nhau:
+ Được hình thành do sự thay đổi nhiệt độ và khí áp.
+ Hướng gió có sự thay đổi ngược chiều nhau theo định kì.
- Khác nhau:
+ Phạm vi: Gió mùa hoạt động ở một số vùng rộng lớn, gió đất và gió biển chỉ ở vùng ven
biển.
+ Thời gian: Gió mùa hoạt động theo mùa trong năm, gió đất và gió biển theo ngày - đêm.
Câu 10. Dựa vào hình ảnh bên dưới, các khu khí áp cao, áp thấp tháng 7. Hãy giải về
sự hình thành các khu khí áp?

Trả lời
Vào tháng 7 là mùa hè ở bán cầu Bắc, lúc này nhiệt lượng hấp thụ từ Mặt trời của lục địa
lớn hơn đại dương do tính chất hấp thụ nhiệt của bề mặt đệm. Điều này dẫn tới hình thành
các trung tâm áp thấp trên lục địa và các trung tâm áp cao trên đại dương. Các trung tâm áp
này xen kẽ nhau và gió trung tâm áp cao sẽ thổi về trung tâm áp thấp hình thành các loại gió
mùa. Cùng khoảng thời gian này, ở bán cầu Nam đang là mùa đông hình thành một dải áp
cao do phần lớn diện tích bán cầu Nam là biển và đại dương. Lúc này áp cao bán cầu Nam sẽ
thổi về áp thấp xích đạo, khi vượt qua xích đạo gió đổi hướng hình thành gió mùa Tây Nam (
gió mùa hành tinh ). Đồng thời khi Mặt trời đi về bán cầu Bắc sẽ kéo theo dải áp cao Nam
bán cầu đi lên phía Bắc, dải áp cao này đẩy dải hội tụ áp thấp xích đạo lên cao, mở rộng
phạm vi hoạt động của gió mùa hành tinh.
Câu 11. Dựa vào hình ảnh bên dưới, các khu khí áp cao, áp thấp tháng 1. Hãy giải về
sự hình thành các khu khí áp?

Mang Nảm

Trang 5


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT


Trả lời
Vào tháng 1, Mặt trời đi về phía Nam nên lúc này bán cầu Bắc là mùa đông. Do tính chất
tỏa nhiệt của bề mặt đệm trên đại dương chậm hơn trên lục địa nên hình thành các trung tâm
áp thấp trên đại dương và các trung tâm áp cao trên lục địa.Ở chí tuyến hình thành một dải áp
cao. Các trung tâm áp cao sẽ thổi về các trung tâm áp thấp trên đại dương. Lúc này ở bán cầu
Nam, do lục địa hấp thụ nhiệt nhanh hơn đại dương nên đã hình thành các trung tâm áp thấp
trên lục địa và trên đại dương vẫn là các trung tâm áp cao. Do bán cầu Bắc, lục địa chiếm
diện tích rộng lớn nên các trung tâm áp caolục địa kết hợp với dải áp cao chí tuyến hoạt động
mạnh mẽ, đẩy dải hội tụ áp thấp xích đạo xuống phía nam mở rộng phạm vi hoạt động của
các trung tâm áp cao bán cầu Bắc. Các trung tâm áp cao bán cầu Nam thổi về áp thấp gây
mưa cho vùng ven biển và vùng đón gió nên thời gian này ở bán cầu Nam là mùa hè.
Câu 12. Vẽ sơ đồ thể hiện sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất. Dựa vào sơ
đồ vừa vẽ và kiến thức đã học, rút ra nhận xét và giải thích sự phân bố trên.
Trả lời

Mang Nảm

Trang 6


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

 Nhận xét và giải thích
* Nhận xét:
- Các đai khí áp:
+ Trên Trái Đất có 07 đai khí áp, trong đó có 1 áp thấp xích đạo, 2 áp cao cận chí tuyến, 2
áp cao ôn đới và 2 áp cao cực
+ Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo, áp
thấp xích đạo tiếp đến là áp cao cận chí tuyến rồi đếp áp thấp ôn đới và cuối cùng là áp cao

cực ở mỗi bán cầu.
- Các loại gió chính:
+ Trên Trái Đất có 03 loại gió chính, phân bố đối xứng nhau qua xích đạo, ở mỗi bán cầu
từ xích đạo đến cực lần lượt là gió mậu dịch tiếp đến gió tây ôn đới và cuối cùng là gió Đông
cực.
+ Hướng thổi của các loại gió ở hai nửa cầu khác nhau . Gió mẫu dịch ở Bắc bán cầu thổi
hướng Đông Bắc còn ở Nam bán cầu thổi theo hướng Đông Nam, gió tây ôn đới ở Bắc bán
cầu thổi hướng Tây Nam còn Nam bán cầu thổi theo hướng Tây Bắc, gió Đông Cực thì thổi
giống hướng của gió mậu dịch ở cả 2 bán cầu.
*Giải thích:
- Do Trái Đất có hình khối cầu.

Mang Nảm

Trang 7


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

- Do nhiệt độ và độ ẩm không khí ở mỗi vĩ độ rất khác nhau nên hình thành các khí áp
khác nhau, ở xích đạo nhiệt độ cao quanh năm, còn cực thì nhiệt độ luôn thấp.
- Do các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo nên
hình thành các loại gió có hướng thổi khác nhau.
- Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
Câu 13. Hãy kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất. Vì sao cùng
ở bờ đông của lục địa nhưng vùng chí tuyến mưa nhiều hơn vùng ôn đới?
Trả lời
*Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất gồm 5 nhân tố sau:
Các nhân tố
Gây mưa nhiều

Mưa ít hoặc không mưa
Khí áp
Áp thấp
Áp cao
Frông
Có frông và dải hội tụ nhiệt
đới
Gió
Gió Tây ôn đới, gió mùa
Gió mậu dịch
Dòng biển
Dòng biển nóng
Dòng biển lạnh
Địa hình
Đón gió
Khuất gió
*Giải thích
- Bờ đông của lục địa ở vùng chí tuyến mưa nhiều vì:
+ Chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng ven bờ.
+ Vĩ độ thấp, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn, mưa nhiều.
- Bờ đông của lục địa ở vùng ôn đới mưa ít hơn vì:
+ Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh ven bờ.
+ Vĩ độ trung bình, nhiệt độ thấp, lượng bốc hơi nhỏ hơn, mưa ít.
Câu 14. Hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi cũng
nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta có khí hậu nhiệt
đới ẩm, mưa nhiều?
Trả lời
-Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì:
+ Có đường chí tuyến Bắc chảy qua, dòng biển lạnh Canari chảy ven bờ.
+ Địa hình chắn gió ( không cho khối không khí biển xâm nhập sâu trong lục địa)

+ Có gió mậu dịch ( tín phong hoạt động), có cao áp thống trị quanh năm.
-Việt Nam chịu ảnh hưởng biển Đông và gió mùa (gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây
Nam), không bị cao áp ngự trị thường xuyên.

Mang Nảm

Trang 8


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

B
Câu 15. Cho hình vẽ sau:

B

A

C

a. Tính nhiệt độ tại chân núi của sườn đón gió và khuất gió? Biết nhiệt độ tại đỉnh núi là
0

-5 C và đỉnh núi cao 4500m.
b. Khí áp ở chân địa hình đón gió thường xuyên đo được 710 mm Hg . Vậy khí áp ở đỉnh
địa hình này là bao nhiêu? Biết rằng cứ lên 100m thì khí áp giảm 10 mm Hg.
c. Cho biết sự khác biệt về thời tiết giữa 2 sườn, sự khác biệt này do quy luật nào chi
phối?
d. Hình vẽ trên mô phỏng hiện tượng gì? Ở nước ta vào mùa hè có hiện tượng này
không, giải thích?

Trả lời
a. Dựa vào hình vẽ ta thấy sườn A-B là sườn đón gió còn sườn B-C là sườn khuất gió.
- Theo tiêu chuẩn không khí ẩm ( sườn đón gió A-B) cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm
0,6oC, vậy núi cao 4500m thì nhiệt độ giảm 27 oC. Vậy nhiệt độ chân núi của sườn đón gió là,
ta có: 27 oC-5 oC= 22 oC. Vậy nhiệt độ chân núi của sườn đón gió 22 oC.
- Theo tiêu chuẩn của không khí ẩm ( sườn khuất gió B-C) cứ xuống 100m thì nhiệt độ
tăng 1 oC, vậy núi cao 4500m thì nhiệt độ tăng 45 oC. Vậy nhiệt độ chân núi của sườn khuất
gió là, ta có: 45 oC- 5 oC= 40 oC. Vậy chân núi sườn khuất gió có nhiệt độ 40 oC.
b. Đỉnh núi có độ cao 4500m nên khí áp sẽ giảm 450mmHg. Mà Chân núi của địa hình
đón gió có khí áp là 710mmHg nên ta có khí áp ở đỉnh núi là 710mmHg- 450mmHg=
260mmHg. Vậy khí áp đỉnh núi của địa hình này là 260mmHg.
C. Sự khác biệt về thời tiết giữa 2 sườn.
Sườn A-B là sườn đón gió nên thời tiết ở đây là mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, còn
sườn B-C là sườn khuất gió nên thời tiết khô nóng, ít mưa. Sự khác biệt này do quy luật đai
cao vì hai sườn này có sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao của địa hình .
D. Hình vẽ trên mô phỏng hiện tượng gió fơn. Ở nước ta vào mùa hè có hiện tưởng này.
Vào đầu mùa hè tháng 5-7, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển
theo hướng Tây Nam xâm nhập và gây mưa lớn cho Tây Nguyên và dồng bằng Nam Bộ. Khi
vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt- Lào, tràn xuống vùng đồng bằng

Mang Nảm

Trang 9


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng nên
gọi là gió fơn Tây Nam, gió Lào.
Câu 16. Nhận xét sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất theo vĩ độ và giải thích? Tại

sao vùng ôn đới Nam bán cầu mưa nhiều ơn vùng ôn đới Bắc bán cầu?
Trả lời
- Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.
+ Khu vực xích đạo lượng mưa nhiều nhất do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực chủ yếu là
đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.
+ Hai khu vực chí tuyến mưa ít do khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn.
+ Hai khu vực ôn đới mưa trung bình, do khi áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.
+ Hai khu vực cực mưa ít nhất, do khí áp cao, do không khí lạnh, nước không bốc hơi lên
được.
-Vùng ôn đới Nam bán cầu mưa nhiều hơn vùng ôn đới Bắc bán cầu vì vùng ôn đới Nam
bán cầu diện tích chủ yếu là đại dương nên nước dễ bốc hơi gây mưa trong khi đó vùng ôn
đới Bắc bán cầu diện tích đại bộ phận là lục địa.
Câu 17. Kể tên các đới khí hậu theo trình tự từ xích đạo về cực? Việt Nam nằm trong
đới khí hậu nào?
Trả lời
-Từ xích đạo về cực lần lượt có các đới khí hậu sau: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận
nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu: nhiệt đới (hoặc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa).
Câu 18. Vì sao khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương?
Trả lời:
- Nước ta tiếp giáp với vùng biển rộng lớn, nhiệt độ nước biển cao và đặc điểm hình dạng
lãnh thổ, địa hình làm tăng khả năng ảnh hưởng của biển.
- Các khối khí thổi vào nước ta khi qua biển được tăng cường độ ẩm, mang lại lượng mưa
và độ ẩm lớn, khí hậu điều hòa hơn.
II.CHỦ ĐỀ THỦY QUYỂN
Câu 1. Nêu nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn nước và ý nghĩa của vòng
tuần hoàn đó?
Trả lời
-Nước từ Đại dương, sông hồ bốc hơi do nhiệt độ cao hơi nước bốc lên cao gặp nhiệt độ
thấp thành mây, mây theo gió vào lục địa cho mưa , mưa rơi xuống thành dòng chảy (một

phần thấm xuống đất tạo mạch nước ngầm) một phần tụ lại ở hồ đầm, . rồi sau đó lại chảy ra
biển thành một vòng tuần hoàn.
Tóm lại vòng tuần hoàn của nước là do các nguyên nhân nhiệt độ (nguồn năng lượng bức
xạ Mặt Trời), gió, địa hình, đất, khí áp.

Mang Nảm

Trang 10


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

-Ý nghĩa của vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất:
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng góp phần duy trì và phát triển sự
sống trên Trái Đất.
+ Phân phối, điều hòa lại nguồn nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa các vùng ẩm ướt
và vùng khô hạn thuận lợi cho sự sống trên Trái Đất.
+ Tác động sâu sắc đến khí hậu, chế độ thủy văn làm thay đổi địa hình, cảnh quan trên
Trái Đất.
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt, cho nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp…
Câu 2. Nêu sự giống nhau giữa vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước
trên Trái Đất. Trình bày và giải thích sự thay đổi độ muối ở đại dương theo vĩ độ?
Trả lời
-Sự giống nhau giữa 2 vòng tuần hoàn nước là:
+ Đều là các vòng tuần hoàn khép kín
+ Đều có 2 quá trình: bốc hơi và nước rơi
+ Đều có tác nhân chính là bức xạ Mặt Trời
- Độ muối trung bình của nước biển là 35‰ nhưng có sự thay đổi theo vĩ độ.
+ Dọc Xích Đạo, độ muối là 34,5‰.
+ Vùng chí tuyến, độ muối lên tới 36,8‰.

+ Gần hai cực, độ muối chỉ còn 34‰.
- Khu vực xích đạo, do có lượng mưa lớn và là nơi có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển nên
độ muối không cao.
- Khu vực chí tuyến có nhiệt độ cao, độ bốc hơi lớn. Đồng thời có sự thống trị của khối
không khí chí tuyến và áp cao cận chí tuyến mưa rất ít nên độ mặn cao tới 36,8‰.
- Khu vực gần cực nhiệt độ thấp quanh năm, độ bốc hơi kém và có nhiều băng tan nên độ
muối thấp.
Câu 3. Vì sao sông Von-ga có mùa lũ không trùng với mùa mưa?
Trả lời
- Sông chảy trong vùng ôn đới lạnh nên có nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan.
Mùa lũ vào mùa xuân do băng tuyết tan.
- Mùa mưa vào mùa hè nhưng do nhiệt độ cao, nước bốc hơi lên mạnh nên mực nước sông
không cao.
Câu 4. Tại sao mực nước lũ ở các sông miền Trung nước ta thường lên rất nhanh?
Trả lời
- Lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn
- Hình thái sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc
- Sông trong nội địa, diện tích lưu vực nhỏ
- Rừng đầu nguồn nhiều nơi bị tàn phá

Mang Nảm

Trang 11


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

- Yếu tố khác: nhiều hồ thủy điện xả lũ cùng lúc, bão, áp thấp…
Câu 5. Giải thích vì sao sông A-ma-dôn đầy nước quanh năm và lưu lượng nước
trung bình lớn nhất thế giới?

Trả lời
Sông A-ma-dôn đầy nước quanh năm và có lưu lượng trung bình lớn nhất thế giới do:
+ Lưu vực sông nằm trong khu vực xích đạo, mưa rào quanh năm (đới khí hậu xích đạo và
cận xích đạo).
+ Diện tích lưu vực lớn nhất thế giới (7 170 000 km 2), chiều dài thứ nhì thế giới là 6437
km.
+ Có 500 phụ lưu nằm hai bên đường Xích đạo cung cấp nước.
+ Nguyên nhân khác : chảy qua vùng đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, trong lưu vực
sông còn nhiều rừng nên khả năng điều tiết lớn…
Câu 6. Tại sao chế độ nước sông Mê Kông điều hòa hơn chế độ nước sông Hồng?
Trả lời
- Giải thích:
+ Chế độ mưa, diện tích lưu vực: Sông Hồng ngắn hơn sông Mê Kông, diện tích lưu vực
của sông Hồng nhỏ hơn diện tích lưu vực sông Mê Kông; lưu vực sông Hồng nằm gần trọn
một chế độ khí hậu mưa mùa, trong khi đó lưu vực sông Mê Kông nằm ở các chế độ khí hậu
khác nhau. Do đó, lưu vực sông Hồng nhận được lượng mưa trong cùng thời gian, trong khi
đó lưu vực sông Mê Kông nhận được lượng mưa rải đều trong năm nên chế độ nước của sông
Mê Kông điều hoà hơn sông Hồng (sông Hồng và sông Mê Kông đều nhận nguồn tiếp nước
là nước mưa)
+ Địa thế: Sông Hồng dốc hơn sông Mê Kông (lòng sông Hồng chảy thẳng, sông Mê
Kông chảy uốn khúc quanh co…) nên nước ở sông Hồng lên nhanh, rút nhanh hơn sông Mê
Kông.
+ Thảm thực vật: Thảm thực vật ở lưu vực sông Hồng bị tàn phá nhiều, trong khi đó ở lưu
vực sông Mê Kông thảm thực vật còn khá lớn (phần trung lưu chảy qua nước Lào diện tích
rừng còn nhiều), vì vậy khi nước mưa rơi xuống trong thời gian ngắn được đổ dồn xuống
lòng sông Hồng, còn ở lưu vực sông Mê Kông nước mưa xuống tới mặt đất, một phần bị lớp
thảm thực vật giữ lại, một phần theo các rễ cây thấm xuống đất nên dòng sông Mê Kông điều
hoà hơn sông Hồng.
+ Hồ, đầm: Sông Mê Kông có biển Hồ có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.
+ Hình thái mạng lưới sông dạng lông chim, mạng lưới kênh rạch chằng chịt; Sông Mê

Kông có 8 cửa sông đổ nước ra biển còn sông Hồng có 3 cửa sông đổ ra biển…
Câu 7. Ở lưu vực của sông nước ta, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao?
Trả lời

Mang Nảm

Trang 12


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

Thực vật ở lưu vực sông cũng góp phần điều hòa chế độ nước của sông. Khi nước mưa rơi
xuống, một phần lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán cây, phần còn lại khi xuống tới bề
mặt đất một phần được lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống
đất tạo nên các mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt. Rừng
phòng hộ thường được trồng ở đầu nguồn các con sông để ngăn bớt nước dồn xuống sông khi
có mưa lớn, tăng nguồn nước ngầm để cung cấp nước cho sông vào mùa khô
Câu 8. Vì sao "sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng
bằng sông Cửu Long ?
Trả lời
Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do hệ thống sông Cửu Long mang lại trong mùa
mưa. "sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu
Long vì:
- Sông Cửu Long dài, diện tích lưu vực lớn, dạng lông chim nên tập trung nước, tổng
lượng nước lớn, có hồ Tônlêxap điều tiết nước, nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài trong
nhiều tháng.
- Từ lâu đời, người dân đã thích ứng với mùa lũ. Mùa lũ mang lại nhiều lợi ích như: tôm,
cá, phù sa ngọt, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất,.... Đã từ lâu, các tập quán sản xuất,
ngành nghề, giống cây trồng và nếp sống của người dân được định hình.
- Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, nền vật liệu vụn bở, lượng nước tập trung quá lớn

trong mùa lũ và tác động của thủy triều, nên ở đồng bằng sông Cửu Long khó có thể đắp đê
dọc theo các hệ thống sông, chỉ có thể đắp đê bao theo từng vùng.
Câu 9. Việc xây dựng các đập thủy điện trên sông có tác động như thế nào đến kinh
tế xã hội và môi trường – tự nhiên nước ta?
Trả lời
- Tích cực: tạo năng lượng điện với giá rẻ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các hồ chứa sử
dụng được tổng hợp tài nguyên nước (ngăn lũ, tưới ruộng, nuôi thủy sản, du lịch), giải quyết
được một phần việc làm cho người lao động
- Tiêu cực: giải quyết nhiều vấn đề phức tạp như việc tái định cư dân chúng sống trong
vùng hồ chứa, các đập thủy điện gây phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh, ảnh
hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới, ...Việc xây đập tại vị trí địa lý không hợp lý
hoặc không đảm bảo chất lượng có thể gây ra những thảm hoạ như vỡ đập….
Câu 10. Trình bày quy luật hoạt động của dòng biển trên Trái Đất?
Trả lời
- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo chảy về hướng tây, khi gặp lục
địa thì chuyển hướng chảy về phía cực.
- Các dòng lạnh thường xuất phát khoảng 30-400 thuộc khu vực bờ đông của các đại
dương rồi chảy về xích đạo.

Mang Nảm

Trang 13


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

- Dòng nóng và dòng lạnh tạo thành hệ thống hoàn lưu trên các đại dương: BBC hướng
chảy thuận chiều kim đồng hồ, NBC ngược lại.
- Ở BCB còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực chảy men theo bờ tây các đại
dương về xích đạo.

- Vùng gió mùa có các dòng biển đổi chiều theo mùa.
- Các dòng nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ các đại dương
Câu 11. Giải thích vì sao khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng hàng thì dao
động thủy triều lớn nhất ( triều cường) còn khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất vuông
góc thì dao động thủy triều nhỏ nhất (triều kém)?
Trả lời
-Khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng nhau thì dao động thủy triều lớn nhất vì
lúc thẳng hàng nhau nó sẽ tập trung lực hấp dẫn lên thủy triều trên Trái đất, khiến cho thủy
triều chịu sự hấp dẫn mạnh mẽ của Mặt Trời và Mặt trăng.
-Khi Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời ở vị trí vuông góc thì sự dao động thủy triều nhỏ nhất
vì ở vị trí vuông góc lực hấp dẫn sẽ bị phân tán và triệt tiêu lẫn nhau khiến cho dao động thủy
triều chịu sự tác động yếu cùa lực hấp dẫn dẫn đến triều kém.
Câu 12. Nguyên nhân sinh ra sóng thần và dấu hiểu nhận biết sóng thần?
Trả lời
-Nguyên nhân:
+Do động đất tại đáy biển từ sự va chạm của mảng lục địa và mảng đại dương.
+Lở đất dưới đáy biển khiến nước bị chuyển dịch dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại
sự thăng bằng.
+Núi lửa phun ngầm dưới biển khiến nước bị chuyển chỗ...và có bão lớn.
- Dấu hiện thực tế cảnh báo sóng thần sắp đến có thể quan sát bằng mắt thường:
+Có hiện tượng nước biển lùi về sau một cách đáng chú ý.
+ Nghe âm thanh như tiếng huýt sáo.
+ Có vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
+ Cảm thấy có hiện tượng động đất.
+ Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước, có cảm giác như nước đang bị sôi..
+ Nước có mùi trứng thối như khí hydro sulfua hoặc có mùi xăng, dầu.
+ Sự di chuyển của các loài động vật gần đó.
+…..
III.CHỦ ĐỀ THỔ QUYỂN VÀ SINH QUYỂN
Câu 1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và nhóm đất

chính theo vĩ độ và theo độ cao địa hình?
Trả lời

Mang Nảm

Trang 14


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

- Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là
chế độ nhiệt, ẩm); chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao, do đó các thảm thực vật
cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.
+ Ở vùng núi, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lượng mưa và độ ẩm lại tăng đến một độ
cao nào đó rồi mới giảm, kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao.
+ Đất: chịu tác động mạnh mẽ của cả khí hậu và sinh vật nên sự phân bố đất trên lục địa
cũng tuân theo các quy luật này.
Câu 2. Tại sao nói sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất ?
Trả lời
Nói sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất vì:
- Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ (cành khô, lá rụng…) cho đất
- Rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá
- Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn – vật chất hữu cơ chủ
yếu của đất.
- Động vật sống trong đất như giun, kiến, mối…cũng góp phần làm thay đổi một số tính
chất vật lí, hóa học của đất.
Câu 3. Ảnh hưởng của con người đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?
Trả lời
- Ảnh hưởng tích cực:
+ Thay đổi phạm vi phân bố cây trồng, vật nuôi.

+ Trồng rừng.
- Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật.
+ Làm giảm mật độ sinh vật ở nhiều nơi.
Câu 4. Tại sao sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc? Hãy cho biết và giải thích
độ phì của đất ở vùng núi cao và vùng đồng bằng?
Trả lời
-Sinh vậy tập trung vào nơi có thực vật mọc vì tại đó có nguồn thức ăn dồi dào, có độ che
phủ nên nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển.
-Ở vùng núi cao đất có độ phì thấp, nghèo dinh dưỡng vì ở đây có nhiệt độ thấp nên quá
trình phá hủy đá xảy ra chậm dẫn đến quá trình hình thành đất yếu, ngoài ra địa hình dốc làm
cho đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, tầng đất thường mỏng. Ở vùng đồng bằng đất giàu chất dinh
dưỡng vì quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày.
Câu 5. Chứng minh các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất khác nhau sẽ ảnh hưởng
khác nhau tới sự phát triển và phân bố sinh vật?
Trả lời

Mang Nảm

Trang 15


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

-Đất ngập mặn thích hợp với các loại cây ưu mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm..vì những
loại cây này thích nghi với những bãi triều ngập mặn ven biển.
- Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên nhiều
loại cây lá rộng phát triển
-Đất phù sen ven các con sông có nhiều chất dinh dưỡng, màu mỡ thích hợp cho cây lúa
còn đất phèn lại thích hợp cho việc cây tràm phát triển như ở rừng Tràm chim huyện Tam

Nông- Đồng Tháp nước ta.
Câu 6. Chứng minh khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh
vật?
Trả lời
-Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và
ánh sang.
- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh
vật phát triển nhanh, thuận lợi. VD: Loài ưa nhiệt phân bố ở xích đạo, nhiệt đới
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
-Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi
có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
IV.CHỦ ĐỀ QUY LUẬT ĐỊA LÍ
Câu 1. Trình bày sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất? Tại sao quy luật địa
đới là quy luật phổ biến nhất trong lớp vỏ địa lí?
Trả lời
-Từ Bắc Cực đến Nam Cực có 7 vòng đai nhiệt:
+ Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +200c của hai bán cầu (khoảng giữa
hai vĩ tuyến 300 B và 300 N).
+ Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +200c và đường
đẳng nhiệt +100c tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +100c
và 00c của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 00c.
-Là quy luật phổ biến nhất vì: Quy luật địa đới được biểu hiện trong nhiều thành phần và
cảnh quan địa lí trên Trái đất: sự phân bố các vòng đai nhiệt, các đai khí áp, các đới gió, các
đới khí hậu, các nhóm đất và các thảm thực vật...
Câu 2. Nêu giới hạn và thành phần của lớp vỏ địa lí. Tại sao nói việc rừng bị phá hủy
sẽ ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên khác?
Trả lời
Giới hạn và thành phần của lớp vỏ địa lí

- Giới hạn:

Mang Nảm

Trang 16


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

+ Giới hạn trên: từ giới hạn dưới của lớp ôdôn (độ cao 22-25km).
+ Giới hạn dưới: đáy vực thẳm đại dương hoặc xuống hết lớp vỏ phong hóa ở lục địa.
- Thành phần: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển xâm
nhập và tác động lẫn nhau.
* Giải thích
- Việc phá hủy rừng sẽ dẫn đến: khí hậu biến đổi; dòng chảy không ổn định gia tăng lũ lụt
và hạn hán; đất đai bị thoái hóa, xói mòn; địa hình bị xâm thực mạnh.
- Nguyên nhân:
+ Do tất các các thành phần của tự nhiên đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián
tiến của nội lực và ngoại lực. Vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập mà
luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng cho nhau.
+ Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và toàn
bộ lãnh thổ.
Câu 3. Nêu ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
Trả lời
- Cần nghiên cứu kĩ và toàn diện điều kiện địa lí của lãnh thổ trước khi sử dụng.
- Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường
để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
- Sự can thiệp của con người: Sẽ làm thay đổi hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, có thể dẫn
tới những hậu quả trái với ý muốn của con người.
Câu 4. Cho ví dụ để thấy được biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của

lớp vỏ địa lí?
Trả lời
Ví dụ: Khi thảm thực vật rừng bị con người tàn phá sẽ làm cho: Địa hình, đất bị xói mòn,
rửa trôi dẫn đến đất bạc màu từ đất có hàm lượng dinh dưỡng cao thành đất trơ sỏi đá, làm
cho khí hậu bị biến đổi, sinh vật sẽ kém phát triển hơn…
Câu 5. Phân biệt quy luật địa đới và quy luật phi địa đới?
Trả lời
Quy luật địa đới
Quy luật phi địa đới
Là sự thay đổi có quy luật của
Là quy luật phân bố không phụ thuộc
Khái
các thành phần địa lý và lớp vỏ
vào tính chất phân bố theo địa đới của
niệm
cảnh quan theo vĩ độ.
các thành phần địa lý và cảnh quan.
Do dạng hình cầu của Trái đất
Do nguồn năng lượng bên trong lòng
Ngu
làm cho góc nhập xạ và bức xạ
Trái đất đã phân chia bề mặt Trái đất
yên
mặt trời giảm dần từ xích đạo về
thành lục địa, đại dương và địa hình núi
nhân
cực.
cao

Mang Nảm


Trang 17


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

Biểu
hiện

Sự phân bố các vòng đai nhiệt,
các đai áp, đới gió, đới khí hậu,
đất, sinh vật..theo vĩ độ.

Quy luật địa ô (thay đổi các kiểu thảm
thực vật, lượng mưa, kiểu khí hậu.. theo
kinh độ)
Quy luật đai cao (phân bố các cành đai
đất, thực vật theo độ cao)

Câu 6. So sánh giữa quy luật địa ô và quy luật đai cao. Tại sao tính địa đới của sự
phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì :
Trả lời
* Giống nhau:
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành
phần địa lí và cảnh quan.
- Do nguồn năng lượng bên trong TĐ tạo ra sự phân chia bề mặt TĐ thành lục địa, đại
dương và địa hình núi (độ cao và hướng núi)
* Khác nhau :
Biểu hiện
của quy luật

Khái niệm
Nguyên nhân
Biểu hiện
phi địa đới
Sự thay đổi có quy
Do sự giảm nhanh nhiệt
Phân bố vành
luật của các thành
độ theo độ cao, sự thay đổi
đai đất, thực vật
Quy luật
phần tự nhiên theo độ độ ẩm, lượng mưa
theo độ cao
đai cao
cao địa hình
Sự thay đổi các
thành phần tự nhiên
và cảnh quan theo
kinh độ

- Sự phân bố đất liền và
Thay đổi
biển, ĐD → KHLĐ bị phân thảm thực vật
Quy luật
hóa từ đông sang tây
theo kinh độ
địa ô
- Dãy núi chạy theo
hướng kinh tuyến
- Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì :

+ Ảnh hưởng của các dòng biển (dòng biển nóng đi qua có mưa, ngược lại dòng biển lạnh
đi qua mưa ít).
+ Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn) và tính chất mặt đệm (sự phân bố mặt
đệm là lục địa hay đại dương).
+ Gió và khí áp: gió Tây ôn đới mưa nhiều, gió Mậu dịch mưa ít, các dãi cao áp mưa ít, áp
thấp mưa nhiều.
V.CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT
Câu 1. Giải thích hiện tượng địa lí được đề cập đến trong câu ca dao Việt Nam sau

Mang Nảm

Trang 18


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
Trả lời
- Hiện tượng được đề cập đến trong câu ca dao: ngày đêm dài ngắn theo mùa. Tháng 5
ngày dài hơn đêm, tháng 10 đêm dài hơn ngày.
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trong suốt quá trình
chuyển động quanh Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất
mà thường xuyên thay đổi vị trí trong năm.
- Cụ thể ở nước ta thuộc vùng nội chí tuyến BBC:
+ Vào tháng 5 (nằm trong khoảng thời gian 21/3 – 23/9), BBC ngả về phía Mặt Trời,
đường phân chia sáng tối nằm ở sau cực Bắc, trước cực Nam nên các địa điểm ở BBC có
diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối tức là có ngày dài hơn đêm
“chưa nằm đã sáng”.
+ Vào tháng 10 (nằm trong khoảng thời gian 23/9 – 21/3), BBC chếch xa Mặt Trời, đường

phân chia sáng tối nằm ở trước cực Bắc, sau cực Nam nên các địa điểm ở BBC có diện tích
được chiếu sáng nhỏ hơn diện tích khuất trong bóng tối tức là có đêm dài hơn ngày “chưa
cười đã tối”.
Câu 2. Giả sử trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo và Trái Đất vẫn luôn
tự quay quanh trục, chuyển động quanh Mặt Trời. Khi đó, hiện tượng ngày đêm trên
Trái Đất sẽ như thế nào? Giải thích?
Trả lời
Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo, khi đó:
*Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất:
- Trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm luân phiên nhau
- Mọi nơi trên Trái Đất đều có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Độ dài ngày và đêm của tất
cả mọi nơi trên Trái Đất đều là 24giờ.
- Những địa phương cùng nằm trên một đường kinh tuyến sẽ có ngày và đêm cùng một
lúc.
*Giải thích:
- Do Trái Đất hình khối cầu.
- Do trục Trái Đất luôn thẳng đứng và TĐ luôn tự quay quanh trục, chuyển động quanh
Mặt Trời theo cùng một hướng.
- Do trục Trái Đất trùng với đường phân sáng tối, nên tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều có
phần diện tích được chiếu sáng và che khuất bằng nhau
- Những địa phương cùng nằm trên một đường kinh tuyến sẽ được chiếu sáng và che khuất
cùng một lúc

Mang Nảm

Trang 19


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT


Câu 3. Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi mùa
như hiện nay không? Vì sao?
Trả lời
- Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì không có sự thay đổi mùa như
hiện nay.
- Giải thích: vì khi đó góc nhập xạ tại các địa điểm trên cùng một vĩ tuyến không thay
đổi, do đó sẽ không có sự thay đổi về thời tiết và khí hậu nên không có sự thay đổi mùa.
Câu 4. Tại sao vào mùa hạ ở nửa cầu Bắc, tổng bức xạ ở cực cao hơn ở xích đạo
nhưng nhiệt độ không khí ở đây vẫn thấp?
Trả lời
-Tổng bức xạ ở cực cao hơn ở xích đạo chủ yếu do thời gian chiếu sáng ở cực dài hơn ở
xích đạo (vào mùa hạ ở nửa cầu Bắc, tại cực có 6 tháng ngày, xích đạo chỉ có 3 tháng ngày).
-Nhiệt độ không khí ngoài việc phụ thuộc vào tổng bức xạ Mặt Trời (được quy định bởi sự
chi phối của góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng), còn phụ thuộc vào tính chất của bề mặt
đệm.
+ Ở xích đạo: do chủ yếu là đại dương và rừng rậm nên không khí có nhiều hơi nước, hấp
thụ nhiệt nhiều hơn.
+ Ở cực: do chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi hầu hết lượng bức xạ của Mặt Trời.
Câu 5. Hãy cho biết khu vực nào trên Trái Đất trong một năm: Mặt trời lên thiên
đỉnh 2 lần, 1 lần, không lần nào? Ở nước ta có hiện tưởng này không, vì sao?
Trả lời
-Các khu vực:
+ Tại 23027’B và 23027’N Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm.
+ Từ 23027’B tới 23027’N Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm.
+ Ngoại chí tuyến: Mặt Trời không lên thiên đỉnh.
-Việt Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm vì nước ta nằm trong
khu vực nội chí tuyến.
Câu 6. Giả sử trái đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt
Trời thì ở trái đất có ngày, đêm không ?
Trả lời

Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái
Đất vẫn có ngày và đêm. Như vậy sẽ có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm. Khi đó, bề mặt Trái Đất
ko có sự sống. Vì 6 tháng ngày lượng nhiệt nhận được quá lớn, mọi sinh vật không thể tồn
tại. Còn 6 tháng đêm quá lạnh, mọi sinh vật cũng ko thể tồn tại.
Câu 7. Hãy cho biết lực nào đã làm lệch hướng chuyển động của các vật thể như các
khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay… và bị lệch như thế nào?
Trả lời

Mang Nảm

Trang 20


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

Do ảnh hưởng của lực Criôlít: BBC:Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát. NBC:Lệch
hướng bên trái so với nơi xuất phát.
B. ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI- CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:
I.CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Câu 1. Điểm khác nhau về cơ cấu dân số theo giới, cơ cấu dân số theo tuổi và quá
trình đô thị hóa giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển?
Trả lời
- Cơ cấu dân số theo giới:
+ Nước phát triển: tỉ lệ nữ thường cao hơn tỉ lệ nam
+ Nước đang phát triển: tỉ lệ nam thường cao hơn tỉ lệ nữ.
- Cơ cấu dân số theo tuổi:
+ Nước đang phát triển: thường có cơ cấu dân số trẻ
+ Nước phát triển: thường có cơ cấu dân số già.
- Quá trình đô thị hoá:
+ Nước phát triển: Đô thị hoá diễn ra sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, xu hướng chuyển cư từ

trung tâm ra ngoại ô, nhịp độ đô thị hoá đang chậm lại.
+ Nước đang phát triển: Đô thị hoá diễn ra muộn hơn, tỉ lệ dân thành thị thấp, xu hướng
nhập cư từ nông thôn vào thành phố, nhịp độ đô thị hoá đang rất nhanh.
Câu 2. Vì sao dân cư trên thế giới phân bố không đều?
Trả lời
Do sự phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố như trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh
thổ, chuyển cư… Các nhân tố trên ở mỗi lãnh thổ không giống nhau.
- Những khu vực đông dân thường là những nơi có: điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình
bằng phẳng, đất đai màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên dồi dào..); Trình độ phát triển kinh tế- xã
hội cao; Nền kinh tế dựa chủ yếu vào công nghiệp và dịch vụ hoặc nông nghiệp thâm canh
lúa nước; Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời...
- Những khu vực thưa dân thường là những nơi thiếu sự đồng bộ của các nhân tố trên: điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ phát triển thấp, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lịch sử khai
thác lãnh thổ muộn...
Câu 3. Phân biệt tỉ lệ gia tăng tự nhiên , tỉ lệ gia tăng cơ học và tỉ lệ gia tăng dân số?
Ý nghĩa tích cực của quá trình đô thị hóa?
Trả lời
-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên là sự chênh lêch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ lệ gia tăng
tự nhiên ảnh hưởng đến dân số thế giới.

Mang Nảm

Trang 21


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

- Tỉ lệ gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư. Tỉ lệ
gia tăng cơ học chỉ ảnh hưởng ở một vùng, một khu vực, một quốc gia, nhưng không có ảnh

hưởng lớn đến phạm vi toàn thế giới.
-Tỉ lệ gia tăng dân số là tổng số giữa tỉ lệ gia tăng tự nhiên và tỉ lệ gia tăng cơ học của một
vùng, một nước.
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa.
- Chuyển dich cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi quá trình sinh, tử…
Câu 4. Giải thích tại sao tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm ? Nguyên nhân
nào ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô ?
Trả lời
-Tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm là do : Có sự tiến bộ về mặt y tế và khoa học
kĩ thuật, sự phát triển KT-XH, điều kiện sống và thu nhập ngày càng được cải thiện
-Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô là : kinh tế- xã hội (chiến tranh, đói
nghèo, bệnh tật..), các thiên tai như ( động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt…).
Câu 5. Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nước ta ?
Trả lời
* Tác động tích cực:
- Các đô thị đóng góp gần 2/3 GDP cả nước, hơn 4/5 GDP công nghiệp – xây dựng, do đó
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, địa phương.
- Các đô thị là các thị trường lớn, sức mua lớn, đa dạng, đồng thời tập trung nguồn lao
động lớn, có tác động lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế.
- Quá trình đô thị hoá với việc phát triển các đô thị, tập trung đông dân, cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại sẽ là nơi có sức thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho tăng
trưởng kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm & thu nhập cho nhiều người lao động.
* Tác động tiêu cực: Quá trình đô thị hoá cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề môi trường, an
ninh, trật tự xã hội, việc làm...
Câu 6. Vì sao dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực Châu Á gió mùa ?
Trả lời
- Sự phân bố dân cư ở 1 khu vực chịu tác động tổng hợp, đồng thời của nhiều nhân tố: tự

nhiên, lịch sử, tính chất của nền kinh tế, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất…, trong
đó quan trọng nhất là tính chất của nền kinh tế và trình độ phát triển
- Châu Á gió mùa đông dân do:
+ Tính chất của nền kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước từ lâu đời, cần nhiều lao động

Mang Nảm

Trang 22


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất sinh cao. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
sự,cư trú: ven biển, địa hình đồng bằng, đất phù sa mầu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa...
+ Nguyên nhân khác: Là nơi ít có sự di cư trong lịch sử, lịch sử định cư lâu đời …
II.CHỦ ĐỀ ATLÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, xác định các vùng có
nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất ở nước ta và giải thích.
Trả lời
- Những khu vực nằm trong thang nhiệt độ dưới 180C tập trung ở khu vực miền núi: Phía
Bắc là khu vực Hoàng Liên Sơn và một số khu vực biên giới Việt – Trung.
Phía Nam là khu vực núi Kon Tum và cao nguyên Lâm Viên. Nguyên nhân nhiệt độ thấp
là do độ cao và còn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Những khu vực nằm trong thang nhiệt độ trên 240C phân bố dọc khu vực Duyên hải cực
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Nguyên nhân do vị trí phía Nam có khí hậu cận
xích đạo và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, xác định hướng di chuyển
của các cơn bão vào nước ta. Khu vực nào trong năm chịu ảnh hưởng của bão với tần
suất cao nhất? Giải thích vì sao mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam?
Trả lời

- Hướng di chuyển và tần suất các cơn bão vào nước ta: Các cơn bão đều xuất phát từ Biển
Đông sau đó di chuyển theo hướng tây hoặc tây bắc đổ bộ vào nước ta. Thời gian hoạt động
bão từ tháng VI đến tháng XI, di chuyển dần từ Bắc vào Nam. Vùng chịu ảnh hưởng của bão
với tần suất lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là các vùng Bắc Trung Bộ nhất là Hà Tĩnh, Quảng
Bình với tần suất trung bình 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng.
-Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam vì: Do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt
đới lùi dần từ Bắc vào Nam (cùng với sự mạnh lên hay yếu đi của hoạt động gió mùa Tây
Nam và gió mùa Đông Bắc)
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh ảnh
hưởng của Biển đông đến thiên nhiên nước ta?
Trả lời
* Ảnh hưởng đến khí hậu :Biển đông tăng ẩm làm độ ẩm tương đối của không khí đạt cao
trên 80%. Biển đông làm giảm tính lục địa của bộ phận lãnh thổ phía Tây đất nước. Biển
đông mang đến lượng mưa, làm ấm khối khí lạnh mùa đông và làm mát khối khí nóng mùa
hè.
* Ảnh hưởng đến địa hình : Địa hình ven biển đa dạng do có sự tác động của quá trình
xâm thực, bồi tụ diễn ra trong quá trình tương tác giữa biển và lục địa. Đó là Vịnh, đầm phá,
bải ngang, cảng biển, đảo ven biển, rạn san hô, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ.

Mang Nảm

Trang 23


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

* Ảnh hưởng đến sinh vật: Nhờ có sự tăng ẩm do sự trao đổi nhiệt-ẩm diễn ra hàng ngày
cùng khí hậu nóng đã hình thành cảnh quan rừng nhiệt đới tiêu biểu thay thế cảnh quan
hoang mạc và bán hoang mạc như các khu vực Tây Nam Á, Bắc phi cùng 1 vĩ độ. Biển còn
là yếu tố góp phần hình thành rừng ngập mặn một cảnh quan độc đáo, giàu năng suất sinh

học.
* Biển đông là nơi giàu về khoáng sản và hải sản: Chúng ta có dầu khí tập trung ở thềm
lục địa phía Nam với 2 bể dầu lớn là Nam Côn Sơn và Cửu Long, có 200 loài cá, hơn 100
loài tôm vài chục loài mực…
* Biển đông cũng là nơi xuất hiện nhiều cơn bão làm ảnh hưởng đến các yếu tố tự
nhiên khác ở nước ta. Hiện tượng triều cường làm tăng cường các vùng đất ngập mặn.
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học. Giải thích vì sao gió mùa
Đông Bắc ở nước ta nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời
tiết lạnh ẩm? Giải thích vì sao ở Đồng bằng sông Cửu Long lại có nhiều đất phèn,
mặn?
Trả lời
- Nửa đầu mùa đông: cao áp Xibia di chuyển qua lục địa rộng lớn đến nước ta gây thời tiết
lạnh và khô. Nửa sau mùa đông: cao áp Xibia dịch chuyển ra phía đông, vượt qua vùng biển
vào nước ta bị biến tính nên gây thời tiết lạnh và ẩm.
-Đồng bằng sông Cửu Long lại có nhiều loại đất phèn, mặn vì: Ba mặt giáp biển; địa hình
thấp, nhiều vùng trũng ngập nước. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước làm tăng độ chua
mặn; xâm nhập sâu của thuỷ triều ...
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, tìm dẫn chứng cho thấy
sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
Trả lời
-Hướng núi: Vùng núi Đông Bắc có hướng cánh cung, có 4 cánh cung lớn chụm đầu ở
Tam Đạo đó là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều còn vùng núi Tây Bắc hướng núi
là tây bắc- đông nam đó là các dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên, sơn nguyên.
-Độ cao: Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thấp, những địa hình cao trên 2000m chủ
yếu ở phía Bắc thượng nguồn sông Chảy còn vùng núi Tây Bắc là nơi có địa hình cao nhất
nước, cón nhiều đỉnh núi cao , cao nhất là đỉnh phan xi phăng tới 3143m được xem là nóc
nhà Đông Dương.
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, những biểu hiện nào cho
thấy khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
Trả lời

- Biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm:
+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn luôn dương
+ Nhiệt độ trung bình năm cao: > 20oC, tổng giờ nắng: 1400 – 3000 giờ/năm

Mang Nảm

Trang 24


Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000mm
+ Độ ẩm tương đối cao (trên 80%), cân bằng ẩm luôn dương
- Biểu hiện tính chất gió mùa: Có sự hoạt động của 2 loại gió mùa
+ Gió mùa mùa đông: Hoạt động từ tháng 11 – 4. Hoạt động chủ yếu ở miền Bắc, gió mùa
ĐB càng xuống phía nam càng yếu và kết thúc ở dãy Bạch Mã.
+ Gió mùa mùa hè: Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. Đầu mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 7
gây mưa cho Tây Nguyên, Nam bộ còn giữa và cuối mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 10 gây mưa
cho cả nước.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học. Nguyên nhân tạo nên sự
phân hoá thiên nhiên theo Bắc – Nam? Đặc điểm của sự phân hóa đó?
Trả lời
- Do yếu tố độ vĩ địa lý: càng vào Nam lượng bức xạ mặt trời càng tăng do góc nhập xạ
lớn. Do tác động của gió mùa Đông Bắc: càng vào Nam ảnh hưởng của khối không khí lạnh
càng giảm.
-Đặc điểm của sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc – Nam:
* Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra): Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh:
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 250C. Có mùa đông dài 2 – 3 tháng, nhiệt độ
trung bình <180C. Biên độ nhiệt trung bình năm cao (10 – 120C)

- Cảnh quan thiên nhiên: Rừng nhiệt đới gió mùa: Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế,
ngoài ra còn có phổ biến các loài á nhiệt đới và ôn đới,…Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo
mùa.
* Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào): Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí
hậu cận xích đạo gió mùa:
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, không có tháng nào <200C. Biên độ nhiệt
trung bình năm thấp (3 – 40C). Có hai mùa mưa và khô.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu: Thành phần sinh vật chủ yếu thuộc vùng xích đạo và
nhiệt đới. Có nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Nhiều loài động vật nhiệt đới và
xích đạo.
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao Đồng
bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?
Trả lời
- Đồng bằng Sông Hồng là nơi tập trung đông dân cư nhất nước là do:
+ Đồng Bằng Sông Hồng có lịch sử khai thác và định cư lâu đời.
+ Dân cư có trình độ phát triển cao, đặc biệt có truyền thống và kinh nghiệm trong việc
thâm canh lúa.
+ Có mạng lưới đô thị và các trung tâm công nghiệp khá dày đặc.

Mang Nảm

Trang 25


×