Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 10, năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.01 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LÊ XOAY

(Đề có 5 trang)

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN VẬT LÝ 10

Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu)

Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ...................

Mã đề 468

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một vật có trục quay cố định?
A. Giá của lực đi qua trục quay thì không làm vật quay.
B. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng quay của một lực được gọi là momen lực.
C. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
D. Giá của lực không qua trục quay sẽ làm vật quay.
Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?
A. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.
B. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
C. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất
của vật đàn hồi.
D. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
Câu 3: Hai lực cân bằng không thể có
A. cùng độ lớn.
B. cùng phương.
C. cùng hướng.
D. cùng giá.


Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của vật ném ngang ?
A. Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là đường thẳng.
B. Lực duy nhất tác dụng vào vật là trọng lực (bỏ qua sức cản của không khí).
C. Tầm xa của vật phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.
D. Vectơ vận tốc tại mỗi điểm trùng với tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.
Câu 5: Đơn vị đo hằng số hấp dẫn
A. m/s2
B. Nm2/kg2
C. kgm/s2
D. Nm/s
Câu 6: Chọn câu trả lời sai
A. Quỹ đạo và vận tốc của một vật có tính tương đối.
B. Quỹ đạo của một vật trong hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau.
C. Quỹ đạo và vận tốc của một vật không thay đổi trong những hệ quy chiếu khác nhau.
D. Vận tốc của cùng một vật trong những hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau.
Câu 7: Chọn câu sai: Trong tương tác giữa hai vật
A. Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.
B. Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
C. gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của
chúng.
D. Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.
Câu 8: Chọn phát biểu sai?
A. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực
ma sát.
B. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát
nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
C. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng
tâm.
D. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc
đóng vai trò lực hướng tâm.

Câu 9: Câu nào sau đây là đúng?
A. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
Trang 1/5


B. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động.
C. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
Câu 10: Chọn phát biểu sai về chuyển động tròn đều
A. Nếu cùng tần số f, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì tốc độ dài càng nhỏ.
B. Các chuyển động tròn đều cùng chu kì T, chuyển động nào có bán kính quỹ đạo càng lớn thì
tốc độ dài càng lớn.
C. Nếu cùng bán kính quỹ đạo r, tần số càng cao thì tốc độ dài càng lớn.
D. Nếu cùng bán kính quỹ đạo r, chu kì T càng nhỏ thì tốc độ dài càng nhỏ.
Câu 11: Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?
A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
B. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
C. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
D. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng?
A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động
thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
C. Gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
D. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc lớn thì có gia tốc lớn.
Câu 13:
Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như
hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển
động nhanh dần đều ?


A. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6.
B. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5.
C. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7.
D. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5.
Câu 14: Một chiếc xe có khối lượng m = 100 kg đang chạy với vận tốc 30,6 km/h thì hãm phanh.
Biết lực hãm phanh là 250N. Quãng đường hãm phanh là
A. 20 m.
B. 10 m.
C. 14,45 m .
D. 30 m.
Câu 15: Từ độ cao h = 80 m so với mặt đất, một vật nhỏ được ném ngang với tốc độ ban đầu v 0 =
20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s 2. Chọn gốc thời gian là khi
ném vật. Véctơ vận tốc của vật hợp với phương thẳng đứng một góc α = 600 vào thời điểm
A. 1,15 s.
B. 1,73 s.
C. 3,46 s.
D. 0,58 s.
Câu 16: Cho 2 lực đồng qui có cùng độ lớn 100N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực
cũng có độ lớn bằng 100N
A. 00
B. 900
C. 1200
D. 1800
Câu 17: Chọn đúng tần số quay của kim giờ trên mặt đồng hồ
A. fg = 2,78.10-4 Hz
B. fg = 4,62.10-5 Hz
C. fg = 2,31.10-5 Hz
D. fg = 1,16.10-5 Hz
Câu 18: Chia một vật khối lượng M thành 2 phần m1 và m2 rồi đặt chúng ở một khoảng cách xác
định thì lực hấp dẫn giữa m1 và m2 lớn nhất khi

A. m1 = m2 = 0,5M.
B. m 1 = 0,7M; m2 = 0, 3M
C. m1 = 0,8 M; m2 = 0,2M.
D. m1 = 0,9M; m2 = 0,1M.
Câu 19:

Trang 2/5


Hình bên là đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc của độ dãn l của một lò xo
vào lực kéo F. Độ cứng của lò xo bằng

A. 40N/m.
B. 125N/m.
C. 10N/m.
D. 80N/m.
Câu 20: Trong những phương trình dưới đây, phương trình nào biểu diễn qui luâṭ của chuyển động
thẳng đều?
A. v = 5 – t (m/s, s).
B. x = 12 – 3t2 (m, s).
C. x = 5t2 (m, s).
D. x = -3t + 7 (m, s).
Câu 21: Một người gánh một thúng lúa và một thúng gạo, thúng lúa nặng 10kg, thúng gạo nặng
15kg. Đòn gánh dài 1m, hai thúng đặt ở hai đầu mút của đòn gánh. Vị trí đòn gánh đặt trên vai để
hai thúng cân bằng là
A. cách đầu gánh thúng lúa một đoạn 60cm.
B. cách đầu gánh thúng lúa một đoạn 50cm.
C. cách đầu gánh thúng gạo một đoạn 30cm.
D. cách đầu gánh thúng gạo một đoạn 60cm.
Câu 22: Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt

được là
A. v0 = 2gh.
B. v02 = 2gh.
C. v02 = gh .
D. v02 = gh.
Câu 23: Một thang máy đang chuyển động xuống dưới với gia tốc a là hệ quy chiếu phi quán tính ?
A. Hệ quy chiếu gắn với một người đứng yên trên hè phố
B. Hệ quy chiếu gắn với sàn tầng cao nhất của nhà
C. Hệ quy chiếu gắn với một người đứng yên ở tầng 5
D. Hệ quy chiếu gắn với một người đứng yên trong thang máy
Câu 24: Một chiếc xe chạy qua cầu với vận tốc 8 m/s theo hướng Nam-Bắc. Một chiếc thuyền
chuyển động với vận tốc 6 m/s theo hướng Tây-Đông. Vận tốc của xe đối với thuyền là
A. 10m/s
B. 28m/s.
C. 14m/s
D. 2m/s
Câu 25: Hai ô tô cùng chuyển động thẳng đều từ hai bến xe A và B cách nhau 20 km trên một đoạn
đường thẳng. Nếu hai ô tô chạy ngược chiều thì chúng sẽ gặp nhau sau 15 phút. Nếu hai ô tô chạy
cùng chiều thì chúng sẽ đuổi kịp nhau sau 1 giờ. Vận tốc của hai ô tô lần lượt là:
A. v1 = 80 km/h; v2 = 20 km/h.
B. v1 = 60 km/h; v2 = 40 km/h.
C. v1 = 40 km/h; v2 = 20 km/h.
D. v1 = 50 km/h; v2 = 30 km/h.
Câu 26: Hai vật rơi tự do từ cùng một độ cao, nơi có g=10m/s2. Biết sau 2s kể từ lúc vật hai bắt đầu
rơi khoảng cách giữa hai vật là 2,5m. Hỏi vật hai rơi sau vật một bao lâu ?
A. 2,00s.
B. 2,50s.
C. 1,50s.
D. 0,12s.

Câu 27: Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc
800m/s. Vận tốc giật lùi của súng là
A. 12m/s.
B. 7m/s.
C. 10m/s.
D. 6m/s.
Câu 28: Xe chạy chậm dần lên một dốc có độ dài là S. Tốc độ ở chân dốc 54km/h, ở đỉnh dốc là
36km/h. Chọn gốc tọa độ tại chân dốc, chiều dương là chiều chuyển động. Sau khi lên được nửa dốc
thì tốc độ xe bằng
A. 12,25m/s.
B. 13,35m/s.
C. 12,75m/s.
D. 11,32m/s.
Trang 3/5


Câu 29: Một quả cầu khối lượng 0,5 kg được buộc vào đầu của 1 sợi dây dài 0,5 m rồi quay dây
sao cho quả cầu chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang và sợi dây làm thành một góc
300 so với phương thẳng đứng. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định tốc độ dài của quả cầu.
A. 0,25 m/s.
B. 0,85 m/s.
C. 1,19 m/s.
D. 1,93 m/s.
Câu 30:
Cho cơ hệ như hình vẽ, biết hai vật m1 = 1 kg; m2 = 2 kg, được nối với
nhau bằng một sợi dây nhẹ không giãn, bắc qua một ròng rọc có ma sát
không đáng kể. Cho g = 10 m/s2, Tính sức căng của sợi dây và gia tốc của
cơ hệ ?
A. 15 N; 5 m/s2.
B. 13,3 N; 3,3 m/s2.

C. 12 N; 5 m/s2.
D. 10 N; 4 m/s2.
Câu 31:
Một vật nặng m được nối vào sợi dây, đầu còn lại sợi dây
nối vào điểm
ur
cố định Q (xem hình vẽ). Tác dụng lên vật m một lực F không đổi theo
phương ngang, khi ở trạng thái cân bằng dây treo hợp với phương thẳng
đứng một góc  . Chọn phương án sai?
F

A. tan   mg .

B. T  P sin   F .

C. T  P 2  F 2 .

D. T 

P
.
cos 

Câu 32:
Ca nô đi ngang qua sông từ M đến N như hình vẽ. Nhưng do dòng nước
chảy nên sau một thời gian t = 2 phút, ca nô đến vị trí P ở bờ bên kia,
cách P một đoạn NP =180m. Nếu người lãi giữ cho mũi ca nô luôn
hướng theo phương chếch với bờ sông góc 60 0 và máy như trước thì ca
nô sẽ sang đúng điểm N. Vận tốc của dòng nước so với bờ sông và vận
tốc của ca nô so với dòng nước lần lượt là

A. 1,5m/s và 4,5m/s.
B. 2,5m/s và 3m/s.
C. 1,5m/s và 3m/s.
D. 5m/s và 8m/s.
Câu 33:
Một vật khối lượng m = 0,4 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang như hình bên.
r vật và mặt bàn là μt = 0,2. Tác dụng vào vật một
Hệ số ma sát trượt giữa
Fk nằm ngang. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2.
lực kéo Fk = 1 N có phương
Sau 2 giây kể từ lúc tác dụng lực kéo Fk vật đi được quãng đường là
A. 500 cm.
B. 50 cm.
C. 100 cm.
Câu 34:
Thanh AB đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 6N, có đầu A tì vào
sàn nhà nằm ngang, đầu B được giữ bởi một lò xo BC, độ cứng k =
250N/m, theo phương thẳng đứng như hình 4. Độ dãn của lò xo
khi thanh cân bằng là

D. 400 cm.

A. 2,4cm.
B. 1,2cm.
C. 3,6cm.
D. 4,8cm.
Câu 35: Đặt hai quả cầu có khối lượng là m1 và m2 cùng trên một đường thẳng và giữ cho quả cầu
1 cố định. Khi đặt cho quả cầu 2 vào vị trí A thì lực hút giữa chúng là 36.10-4 N; khi đặt quả cầu 2
vào vị trí B thì lực hút giữa chúng là 9.10-4 N. Lực hút giữa chúng khi đặt quả cầu 2 vào trung điểm
Trang 4/5



của đoạn AB là
A. 22,5.10-4 N.
B. 13,5.10-4 N.
C. 27.10-4 N.
D. 16.10-4 N.
Câu 36: Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất ở độ cao 300 km bay với tốc độ 7,9 km/s. Tính tốc độ góc,
chu kì của nó. Coi chuyển động là tròn đều. Bán kính trái đất bằng 6400 km
A. ω �1,2.10-3 (rad/s); T �5,32.104 s.
B. ω �1,18.10-3(rad/s); T �5,32.103s.
C. ω �1,2.10-3(rad/s); T �5,32.104s.
D. ω �11,8.10-3(rad/s); T �5,32.103s.
Câu 37:
Cho hệ thống như hình vẽ, m1 = 3kg, m2 = 4kg. Bỏ qua khối lượng ròng
rọc và dây. Cho g = 10m/s2. Tính gia tốc chuyển động của mỗi vật. Bỏ qua
ma sát

A. a1  0, 5m / s 2 ; a2  0, 25m / s 2
B. a1  0, 25m / s 2 ; a2  0, 25m / s 2
C. a1  0,5m / s 2 ; a2  0,125m / s 2
D. a1  0, 25m / s 2 ; a2  0,125m / s 2
Câu 38: Một vận động viên đứng cách lưới 8m theo phương ngang và nhảy lên cao để đập bóng tư
độ cao 3m với mặt đất bóng đập theo phương ngang g=10m/s2. Giả sử đập bóng với tốc độ vừa đủ
để bóng qua sát mép trên lưới cách mặt đất 2,2m và bóng sẽ chạm đất ở bên kia lưới, cách lưới một
khoảng bằng
A. 10,5m.
B. 7,5m.
C. 12,5m
D. 15,5m.

Câu 39:
Một lò xo có độ cứng k, có chiều dài tự nhiên l0 một đầu giữ cố định ở
A đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng m có thể trượt không ma sát trên
thanh (Δ) nằm ngang. Thanh (Δ) quay đều với vận tốc góc ω quanh
trục (Δ) thẳng đứng. Tính độ dãn của lò xo khi l0 = 20 cm, ω = 20π
rad/s, m = 10 g; k = 200 N/m,   10
A. 3,5 cm.
B. 8 cm.
C. 5 cm.
D. 6 cm.
Câu 40: Trong một tàu khối lượng M=2000kg đứng yên có một hòn bi nằm yên trên mặt bàn nằm
ngang gắn với toa tàu và cao hơn sàn toa 1,25m. Toa tàu bắt đầu chạy thì hòn bi lăn không ma sát
trên mặt bàn được 50cm rồi rơi xuống sàn toa cách mép bàn theo phương ngang 78cm. Bỏ qua ma
sát cản chuyển động của tàu . Lực kéo toa tàu là
A. 2880N
B. 1800N
C. 2800N
D. 1880N
------ HẾT ------

Trang 5/5



×