Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

BÀI GIẢNG NGỪNG TIM PHỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.15 KB, 27 trang )

BÀI GI¶NG

cÊp cøu ngõng tim phæi
(Cardiopulmonary
Resuscitation)

TS. PHẠM THÁI DŨNG


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tất Cường (2009), “Hồi sinh tim phổi não”, Hồi

sức cấp cứu, Tập 1, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr
11-31.

2. American Heart Association (2010), “Guidelines
for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency
Cardiovascular Care”, Circulation, pp 685-705.


THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
1. ĐẠI CƯƠNG
2. NGUYÊN NHÂN NGỪNG TIM PHỔI
3. KỸ THUẬT CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI
3.1. Cấp cứu NTP cơ bản: 3 bước C, A, B.
3.2. Cấp cứu ngừng tim phổi nâng cao.
3.2. Điều trị toàn diện đồng bộ sau NTP.
4. CẤP CỨU MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NTP ĐẶC BIỆT
4.1 Ngừng tim phổi trong chấn thương.
4.2 Ngừng tim phổi do ngộ độc.
4.3 Ngừng tim ở phụ nữ có thai.


4.4 Ngừng tim phổi do điện giật.
4.5 Ngừng tim phổi do đuối nước.
4.6 Ngừng tim phổi ở nhiệt độ thấp


ĐẠI CƯƠNG
• Định nghĩa: NTP là trạng thái tim đột ngột ngừng cung cấp máu cho cơ
thể, đặc biệt là các cơ quan như não, tuần hoàn vành, phổi..
• NTP xảy ra ở mọi nơi và do nhiều NN bệnh lý khác nhau.
• Chịu đựng thiếu oxy TB não ~ 5phútcấp cứu ngay khi phát hiện
• Các trạng thái ngừng tim:

+ Phân ly điện cơ.

Không sốc điện

+ Vô tâm thu.
+ Rung thất, nhanh thất vô mạch.

Sốc điện

• Sốc điện sớm trong 3-5phút sau NTP cho hiệu quả khả quan.
• Phác đồ CC NTP hiện nay gồm 3 giai đoạn

+ Cấp cứu NTP cơ bản (Basic life support).
+ Cấp cứu NTP nâng cao (Advanced life support).
+ Điều trị toàn diện sau NTP (Post cardiac arrest care).


NGUYÊN NHÂN GÂY NGỪNG TIM PHỔI

1. NN do tim: Bệnh thiếu máu cơ tim. Tắc mạch vành cấp.
Chấn thương tim. Chèn ép tim cấp. Bệnh cơ tim.
2. NN tuần hoàn: Thiếu KLTH cấp. Tắc mạch phổi.
3. NN hô hấp: Tràn khí MP cấp. Dị vật đường thở.
4. NN rối loạn chuyển hoá: Rối loạn chuyển hoá Kali. Tăng
Catecholamin cấp.
5. NN do thuốc, nhiễm độc: Sốc phản vệ. Quá liều thuốc.
Nhiễm độc.
6. NN khác: Điện giật. Đuối nước.


KỸ THUẬT CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI
CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI CƠ BẢN
• Mục đích: Khôi phục hồi lại TH và HH chống lại quá trình thiếu
oxy, bảo vệ não, đồng thời giải quyết các NN gây ra NTP.
• Nguyên tắc: Tại chỗ, khẩn trương, đúng kỹ thuật và kiên trì.
• Chẩn đoán NTP: dựa vào 3 triệu chứng
- Mất ý thức.
Kích hoạt HT cấp cứu
- Ngừng thở hoặc thở ngáp cá.
(gọi điện mang máy sốc)
- Không bắt được mạch lớn (< 10s)
CC NTP cơ bản ngay!


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI CƠ BẢN
Basic Life Support – BLS
Mất ý thức. Ngừng thở, thở ngáp.
Không bắt được mạch


Kích hoạt hệ thống cấp
cứu

Mang máy sốc điện tới

Bắt đầu CC NTP

Kiểm tra nhịp/ sốc điện
nếu có chỉ định nhắc lại
mỗi 2 phút


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI CƠ BẢN
KỸ THUẬT ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC (C)

YÊU CẦU VÀ KỸ THUẬT

C-COMPRESSION

- Để BN nằm trên mặt phẳng
cứng, cần cẩn thận CTCS cổ.
- Vị trí ép tim ở ½ dưới chính
giữa xương ức.
- Ép mạnh ≥ 100 CK/phút
Tư thế vị trí khi ép tim
Tỷ lệ ép tim/thông khí

- Ép sâu lún xương ức ≥ 5cm.

- Một người CC: 30:2 (mọi đối tượng)

- Hai người CC: + Trẻ ≤ 8 tuổi thì tỷ lệ 15:2

+ > 8 tuổi thì tỷ lệ vẫn 30:2


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI CƠ BẢN
KỸ THUẬT KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ (A-AIRWAY)
1. Kỹ thuật ấn trán nâng cằm

2. Kỹ thuật đẩy hàm dưới

Trong trường hợp có CTCS cổ thì không nên dùng KT 1 mà nên
dùng KT 2 vì ít làm di chuyển cột sống


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI CƠ BẢN
KỸ THUẬT THỔI NGẠT (B-BREATHING)
1. Kỹ thuật thổi ngạt qua mass

2. Kỹ thuật thổi ngạt miệng miệng

Sau khi ép tim 30 lần thì tiến hành thổi 2 lần liên tiếp. Thể tích mỗi lần
thổi là (10 - 15ml/kg). Thổi chậm vào phổi trong khoảng 1 giây


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI NÂNG CAO
PHÁ RUNG THẤT SỚM (D-DEFIBRATION)

 Rung thất (RT) là căn nguyên chủ yếu NTP nên việc ưu tiên
phá RT sớm sẽ cải thiện kết quả cấp cứu NTP.

 Nếu phá RT năng lượng thấp sẽ không đạt hiệu quả mà quá
cao có thể làm tổn thương cơ tim.
 Cơ chế máy phá rung:
- Khi RT, dưới kích thích của các hoạt động điện loạn xạ,
từng sợi cơ tim co không đồng bộ
tim không thể
tống máu đi được.
- Khi sốc điện xóa toàn bộ hoạt động điện của tim, chấm dứt
RT
giúp nút xoang kiểm soát lại hoạt động điện
của tim, giúp cơ tim co đồng bộ, tạo hiệu quả tống máu.


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI NÂNG CAO
PHÁ RUNG THẤT SỚM (D-DEFIBRATION)
Hình ảnh RT và cuồng thất

Khuyến cáo phá RT sớm

Sử dụng máy sốc điện

- Sốc điện 300-360J với máy một pha hoặc 120-200J máy
hai pha, thực hiện ngay 5 chu kỳ ép tim thổi ngạt (30:2).
- Đánh giá lại nhịp


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI NÂNG CAO
ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN
Đặt NKQ là phương pháp kiểm soát đường thở hữu hiệu nhất
trong cấp cứu NTP, cho phép vừa TKNT với một nồng độ oxy

cao vừa có thể dùng thuốc adrenaline qua ống NKQ.

THÔNG KHÍ NHÂN TẠO
TKNT bằng 1 bóng cao su nối với ống NKQ hoặc bằng máy
thở. Bóp bóng với tốc độ 6-8 giây một nhịp (8-10 nhịp trong 1
phút). Nếu dùng máy thở thì chỉnh tần số thở 8-10 lần/phút và
thể tích lưu thông (Vt 10ml/kg).


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI NÂNG CAO
SỬ DỤNG CÁC THUỐC CẤP CỨU


Adrenaline: Tác dụng lên thụ cảm α, β.
+ Kích thích α làm co mạch da, niêm mạc và các phủ
tạng.
+ Kích thích β làm tăng sức co bóp của cơ tim, tăng tần
số tim do đó cải thiện hiệu quả của ép tim

• Đường TM: Liều 1mg/1 lần nhắc lại 3-5 phút.
• Đường qua ống NKQ: Liều 2-2,5mg
• Đường tiêm thuốc vào buồng tim: Hạn chế sử dụng vì

đường này sẽ gây tổn thương cơ tim.


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI NÂNG CAO
SỬ DỤNG CÁC THUỐC CẤP CỨU



Natribicacbonate 8,4%: Nhiễm toan tổ chức và toan hóa máu sẽ xẩy ra trong khi NTP.



Trong cấp cứu NTP chỉ nên ép tim và đảm bảo thông khí trong quá trình CC.



Sau khi tim đập lại sẽ điều chỉnh theo kết quả theo khí máu động mạch. Thông thường dùng liều NaHCO3 là 1mEq/kg.


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI NÂNG CAO
SỬ DỤNG CÁC THUỐC CẤP CỨU


Lidocaine: Dùng hỗ trợ cho sốc điện, phòng RT và loạn nhịp thất hoặc RT trong CC NTP.

Liều dùng: 1,5mg/kg tiêm TM và có thể nhắc lại 0,5-0,75mg/kg 3-5phút/lần, tối đa liều 3mg/kg.


Atropin: Có hiệu lực trong vô tâm thu hoặc nhịp chậm có rối loạn huyết động (Block AV độ 2-3).



Thường kết hợp với adrenaline, liều 1mg tiêm TM (lặp lại 3 liều cách 3-5phút).


CẤP CỨU NGỪNG TIM PHỔI NÂNG CAO
SỬ DỤNG CÁC THUỐC CẤP CỨU



Amiodaron (Cordaron): Chẹn kênh Kali chỉ định rung thất, dự phòng rung thất, nhanh thất vô mạch không đáp ứng với sốc điện.
Liều dùng 150 mg/10 phút sau đó 1mg/phút trong 6 giờ và 0,5mg/phút ở những giờ tiếp theo. Liều tối đa: không quá 2,2g/24h.



MgSO4: 1-2g tĩnh mạch. Ổn định vận chuyển Na+ và K+ qua màng TB. Chỉ định khi có nhanh thất đa dạng, xoắn đỉnh với đoạn QT kéo dài.


ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN SAU NGỪNG TIM PHỔI
CÁC RỐI LOẠN SAU NGỪNG TIM PHỔI










Thiếu năng lượng ATP.
Suy yếu bơm ion (do phù trong tế bào).
Toan hoá tổ chức.
Giảm tưới máu (do giảm oxy).
Nhiễm độc thần kinh.
Các gốc tự do tăng sinh.
Phản ứng phù nề tổ chức.
Rối loạn các cơ quan ngoài não (nhiễm độc các tạng do
thiếu oxy).



ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN SAU NGỪNG TIM PHỔI
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

• TKPNT liên tục. Giữ HA TB 80-90mmHg.
• Duy trì pH động mạch 7,3 - 7,5. PaCO2 = 30 - 35mmHg. PaO2
≥ 100mmHg.
• Bất động, chống co giật bằng diazepam, bacbituric, mocphin.
• Đảm bảo Hct, điện giải, Glu máu, ALTT, CVP bình thường.
• Corticoid cho liều thấp chống phù nề, chống độc cho TB.
• Hạ T0 34 - 350C sau khi CC trong thời gian 12 giờ sau NTP.
• Điều trị tích cực chống suy chức năng cho tất cả các tạng.
• Đặt đầu tư thế cao (300), trở mình thường xuyên.


CẤP CỨU MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NTP ĐẶC BIỆT
Ngừng tim phổi trong chấn thương
•Cố định cột sống nếu nghi ngờ có tổn thương tuỷ cổ.
•Bù KLTH càng nhanh càng tốt đảm bảo khối lượng lưu hành.
•Nếu nghi ngờ tràn khí, máu ở màng tim, màng phổi cần phải
được chọc hút và dẫn lưu ngay.
Ngừng tim phổi do ngộ độc

Cần tìm nguyên nhân gây ngộ độc để từ đó tìm được
biện pháp giải độc đặc hiệu.

Nếu tim đập lại tiến hành rửa dạ dày - lợi tiểu - kiềm
hoá máu ... Đặc biệt chú ý đến thông khí nhân tạo thật tốt.



CẤP CỨU MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NTP ĐẶC BIỆT
NGỪNG TIM PHỔI Ở PHỤ NỮ CÓ THAI

• Dùng adrenaline vẫn được chỉ định như bình thường.
• Khi ép tim phải kê cao vùng mạng sườn hoặc mông một bên
của nạn nhân (khoảng 300) để đẩy tử cung sang phía bên kia
và làm tăng máu tĩnh mạch trở về tim.
• Nếu thai có khả năng sống sót phải tiến hành mổ lấy thai CC
trong khi CC NTP còn chưa có hiệu quả. Lấy thai, nhanh trong
vòng 4-5 phút sau NTP sẽ cải thiện cơ hội sống sót của cả mẹ
và thai nhi.


CẤP CỨU MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NTP ĐẶC BIỆT
NGỪNG TIM PHỔI DO ĐIỆN GIẬT

Bản chất là do dòng điện gây rung thất và NTP:
•Người cấp cứu tránh không để bị điện giật, gọi người
chuyên môn về điện để cắt nguồn điện hoặc đưa nạn
nhân ra khỏi nguồn điện càng nhanh càng tốt.
• Ưu tiên sốc điện sớm. Nên CC kiên trì.
•Cần cố định cột sống nếu nghi ngờ có tổn thương tuỷ cổ
do ngã


CẤP CỨU MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NTP ĐẶC BIỆT
NGỪNG TIM PHỔI DO ĐUỐI NƯỚC

• Cần phải có phao hoặc thuyền cứu trợ.

• Không nên dốc ngược nạn nhân hoặc hút PQ quá lâu.
• Sau khi tim đập lại cho thở máy với PEEP +5 tới +10 để
chống phù phổi.
• Cần phân biệt đuối nước ngọt với đuối nước mặn:
+ Đuối nước ngọt gây thừa KLTH.
+ Đuối nước mặn thường KLTH.
• Hậu quả chung của NTP do đuối nước vẫn là phù phổi và
thiếu oxy do tổn thương phế nang.


CẤP CỨU MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NTP ĐẶC BIỆT
NGỪNG TIM PHỔI Ở NHIỆT ĐỘ THẤP

• Cần phải xác định NTP trong điều kiện giảm nhiệt độ là rất
nghiêm trọng và cần cấp cứu NTP ngay vì hoạt động của tim
khó xác định do co mạch.
• NTP ở nhiệt độ thấp có đặc điểm là giảm thân nhiệt làm
tăng khả năng chịu đựng của TB não với thiếu oxy (15 phút
ở 25oC, 30 phút ở 20oC, 60 phút ở 15oC).
• Cần tiến hành ép tim ngay không mất thì giờ để làm ấm BN.


CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nguyên nhân và tiêu chuẩn chẩn đoán NTP ?
2. Nguyên tắc, biện pháp cấp cứu NTP theo các giai đoạn?


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×