Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.24 KB, 11 trang )

Hạn chế của thương mại điện tử

Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại.
Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), 10 cản trở lớn nhất của TMĐT tại Mỹ theo thứ tự là:
1.
An toàn
2.
Sự tin tưởng và rủi ro
3.
Thiếu nhân lực về TMĐT
4.
Văn hóa
5.
Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế)
6.
Nhận thức của các tổ chức về TMĐT
7.
Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng...)
8.
Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng
9.
Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống
10.
Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT
Bất chấp các khó khăn, hạn chế này thương mại điện tử vẫn phát triển rất nhanh trong các năm qua. Theo thống kê
của Emarketer.com vào tháng 6.2002, tại Mỹ số lượng giao dịch chứng khoán qua mạng tăng từ 300.000 năm 1996
lên 25 triệu năm 2002. Theo Korean Times, tại Hàn Quốc số lượng giao dịch tăng từ 2% năm 1998 lên 51% năm
2002. Theo IDC (2000) số lượng khách hàng tham gia giao dịch chứng khoán qua mạng năm 2004 đạt 122.3 triệu so
với 76.7 triệu năm 2002.

HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


Hạn chế về kỹ thuật

Hạn chế về thương mại

Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an
An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với
toàn và độ tin cậy
người tham gia TMĐT
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng
Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong
được yêu cầu của người dùng, nhất là trong Thương mại
TMĐT do không được gặp trực tiếp
điện tử
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai
đoạn đang phát triển
làm rõ

Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được

Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với
Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều
các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền
kiện để TMĐT phát triển
thống
Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc

Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT


biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư

Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần
thời gian

Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không
Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại
giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời
điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn
gian
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi
thế về quy mô (hoà vốn và có lãi)
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của
TMĐT
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau
sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com

1.
2.

1.

Ảnh hưởng của thương mại điện tử
Tác động đến hoạt động marketing
- Nghiên cứu thị trường: Một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền
thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn
theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được
thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn.
- Hành vi khách hàng: Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền

thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa
chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Web.
- Phân đoạn thị trường và Thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới
tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý... được bổ sung thêm bởi các tiêu chí liên đặc biệt khác của Thương mại điện tử
như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web...
- Định vị sản phẩm: Các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt
nhất, phân phối nhanh nhất được bổ sung thêm những tiêu chí của riêng thương mại điện tử như nhiều sản phẩm
nhất (Amazon.com) , đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp (Dell.com), giá thấp nhất và dịch vụ tốt nhất
(Charles Schwab)...
- Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
cũng bị tác động của Thương mại điện tử. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới
hơn nhờ sự phối hợp và chia xẻ thông tin giữa Nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng
(Li&Fung.com). Việc định giá cũng chịu tác động của Thương mại điện tử khi doanh nghiệp tiếp cận được thị trường
toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính
sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với
hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của Thương mại điện tử, đối với hàng hóa hữu hình quá trình
này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh
hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc
nhờ tác động của Thương mại điện tử với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail,
diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7...
Thay đổi mô hình kinh doanh


Một mặt các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của TMĐT phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh
thương mại điện tử hoàn toàn mới được hình thành.
Thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống như: Ford Motor.com; Charles Schwab, IBM.com...
Mô hình kinh doanh mới: Dell.com, Amazon.com, Cisco.com,...
1.

1.

2.
3.
4.
5.
6.

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Tác động đến hoạt động sản xuất
Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng Thương mại điện tử có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể. Có thể phân tích
một số mô hình để thấy rõ hiệu quả của Thương mại điện tử trong sản xuất:
Dell.com
Ford Motor.com
Li&Fung.com
GM
GE
WB
Tác động đến hoạt động ngân hàng
Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và
khách hàng.
Internet banking:
Thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến
Thanh toán bằng thẻ thông minh
Mobile banking
ATM

POS
Tác động đến hoạt động vận tải, bảo hiểm
Mô hình kinh doanh bảo hiểm cũng bị thay đổi bởi tác động của Thương mại điện tử. Cụ thể xem mô hình trong phần
tác động đến các ngành nói chung
Tác động đến hoạt động ngoại thương
Đối với hoạt động ngoại thương, Thương mại điện tử có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là
toàn cầu rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều
chịu tác động của TMĐT. Chi tiết xem chuyên đề của UNCTAD về ứng dụng Internet vào Thương mại quốc tế.

TechAsia dự đoán những xu hướng dưới đây dựa trên kết quả tập hợp thông tin từ nguồn sơ cấp
(phỏng vấn chủ đầu tư, nhà điều hành, dữ liệu nội bộ), và nguồn thứ cấp (các báo cáo và bài phân
tích) từ tháng 1-2014 đến 12-2014.
1. Năm của thâu tóm và sáp nhập trong ngành TMĐT Doanh nghiệp - Khách hàng (B2C)
Nếu 2014 là năm chứng kiến nguồn vốn chưa từng có đổ vào Đông Nam Á, thì 2015 sẽ là năm các
công ty mới thành lập từ bỏ “ốc đảo” của riêng mình để hình thành liên minh trong thế buộc phải
tăng trưởng mạnh. Những “tay chơi đầu tiên”, như Lazada, với “túi tiền” thoải mái sẽ khiến các công
ty nhỏ khó nhằn hơn trong năm sau.
Hiện ngành bán lẻ B2C ở Indonesia và Philippines đang đạt thặng dư vốn và lợi nhuận đáng kể nhờ
quy mô kinh tế lớn.


2. Các hãng kỹ thuật số sẽ hoặc thích ứng, hoặc tuyệt chủng
Các công ty truyền thông kỹ thuật số từ lâu đã biết thị trường thị trường điện tử (TMĐT) sẽ bùng nổ,
nhưng sẽ phải phải vật lộn mới phát triển các sản phẩm/dịch vụ điện tử đúng ý khách hàng. Những
doanh nghiệp cơ cấu yếu, văn hóa và năng lực kém sẽ phải bù đắp bằng cách giảm chuỗi giá trị.
Nếu không thay đổi mã gen cốt lõi (DNA), doanh nghiệp sẽ tiếp tục chạy theo “con kỳ lân” TMĐT và
đánh mất chính mình, trở thành hãng truyền thông “hiến mình” cho TMĐT.
3. Không gian thị trường sẽ chật ních
Lấy cảm hứng từ đợt IPO 25 tỉ USD của Alibaba, các công ty trong toàn chuỗi giá trị sẽ tìm cách xây
dựng thị trường của riêng mình. CEO Lazada Max Bittner cho biết 70% hàng hóa của Lazada đều

đến từ bên thứ 3. Những công ty này bằng mọi cách tạo ra giá trị gia tăng từ cơ sở người dùng hiện
có.
Vì thế, năm 2015 hứa hẹn sẽ chứng kiến những cuộc "siêu" cạnh tranh trong không gian thị trường
có giới hạn. Đầu tư vào công nghệ hoặc bắt tay với đối tác để liên tục phân phối sẽ là vũ khí cốt lõi
cho thành công thương hiệu trong năm tới.
4. Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tăng nhờ Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE)
ACE sẽ mở cửa biên giới và thúc đẩy thương mại trên toàn khu vực Đông Nam Á, nhờ cải thiện khả
năng hậu cần. Các công ty như Amazon hay ASOS đã "chỉ điểm" Singapore, Thái Lan và Indonesia
sẽ là những thị trường châu Á phát triển nhanh nhất của họ.
5. Doanh nghiệp nước ngoài tràn ngập thị trường
Sau Trung Quốc, Ấn Độ, lúc này Đông Nam Á có thể là thị trường "hot" nhất châu Á dành cho ngành
TMĐT và phát triển công nghệ. Xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2015, thu hút các tài năng
“ngoại bang” tự nguyện đến với Đông Nam Á, trong bối cảnh châu Âu vẫn kẹt trong suy thoái và Mỹ
cần vài năm nữa mới phục hồi hoàn toàn.
6. "Uber hóa" ngành hậu cần
Uber được ví như một thị trường riêng. Nó là một hình thức “điện toán đám đông” (crowdsourcing) có khả năng kết nối người mua với người bán. Sự khác biệt duy nhất: Uber là một ứng dụng và năm
2015, Uber cùng Grab Taxi gia nhập ngành dịch vụ giao hàng.
Họ sẽ có nhiều cơ hội tại ĐNÁ - nơi sở hữu cơ sở hậu cần kém phát triển hơn các thị trường như
Mỹ hay Malaysia.
7. Thương mại di động vẫn tê liệt vì UX kém
UX là cách người dùng sử dụng website/ứng dụng. Năm 2014, trong 89% người Thái dùng ứng
dụng nhắn tin Line trên trình duyệt điện thoại di động, thì chỉ có 56% giao dịch thành công.
Nguyên nhân chính là do tương tác người dùng mua sắm trên di động chưa được tối ưu hóa, và các
nhà bán lẻ chưa sẵn sàng tìm chỗ đứng trong ngành thương mại điện tử, vì thế họ sẽ không quyết
liệt phát triển ứng dụng trong vài năm tới.


8. Ngành bán buôn và phân phối (B2B) sẽ khởi sắc trở lại
Năm 2015 hứa hẹn giới đầu tư sẽ khôi phục sức mạnh của thị trường B2B, vì họ nhận ra B2C dù có
hấp dẫn nhưng phải chịu cảnh "siêu" cạnh tranh và lợi nhuận hẹp, nhất là trong các thị trường mới

nổi - nơi hầu hết sản phẩm bán chạy nhất đều là thiết bị điển tử hay điện thoại di động lợi nhuận
thấp.
Do đó, không phải vô lý mà Amazon đổ 8.000 tỉ USD vào mảng bán buôn và phân phối của mình AmazonSupply.

Alibaba đầu tư 250 triệu USD vào SingPost - một dịch vụ bưu chính của Singapore - nhằm tìm chỗ đứng trong
ngành TMĐT Đông Nam Á - Ảnh: Tech Asia

9. Giao hàng thu tiền tận nơi (COD) vẫn chiếm ưu thế
COD là hình thức được khách mua hàng qua mạng ở Đông Nam Á ưa chuộng nhất, để tối thiểu rủi
ro hàng hóa và gian lận thanh toán. Phần đông họ vẫn e dè khi cung cấp thông tin thẻ tín dụng hoặc
thẻ ghi nợ để thanh toán hóa đơn.
Có đến 70% đơn hàng online ở Đông Nam Á chọn COD. Tỉ lệ hoãn mua hàng bằng hình thức thanh
toán qua ngân hàng hay thẻ ATM là 50-70%, so với COD chỉ 5-8%.
Vì thế để thành công trong ngành thương mại điện tử Đông Nam Á, các công ty nên đầu tư dịch vụ
giao hàng COD, dù có khó khăn.

--

Sau đây là các xu h ướng Marketing Online th ống tr ị 2015
1. Xu hướng tra c ứu bằng đi ện thoại cầm tay


Mobile Marketing đang là xu hướng tiềm năng sẽ phát triển m ạnh m ẽ nh ất. Khi mà d ự ki ếm trên
toàn cầu sẽ có 2 tỷ người sử dung smartphone vào năm 2015.
Khi công nghệ phát triền thì tất cả các dịch vụ đều phát triển theo. Smartphone , máy tính b ảng c ầm
tay hiện đang phát triển chóng mặt. Bạn hoàn toàn có thể cầm trong tay m ột chi ếc smartphone có
đầy đủ tính năng như một chiếc máy bàn. Chính vì điều này ng ười dùng s ẽ mua hàng online qua di
động nhiều hơn. Đòi hỏi các doanh nghiệp muốn ti ếp c ận v ới nhóm khách hàng dùng Smartphone
thì đòi hỏi website doanh nghiệp phải được tối ưu tương thích v ới các thi ết b ị doanh nghi ệp.Hãy t ạo
chiến lược digital marketing cho các nền tảng di động nhé.

2. Xu hướng thương hiệu cá nhân.
Sự phân loại trong thương hiệu sẽ được diễn ra Các doanh nghi ệp n ổi ti ếng và nh ững doanh
nghiệp chưa nổi tiếng đều sẽ sử dụng blog để chia sẻ những thông tin h ữu ích đến ng ười dùng m ột
cách rộng rãi. Để khách hàng tin tưởng tuyệt đối vào th ương hi ệu c ủa b ạn. S ự c ạnh tranh v ề
thương hiệu sẽ là một xu thế trong năm 2015. Hãy t ạo uy tín trong th ương hi ệu c ủa b ạn để chính
bạn là người định hướng được hành vi mua sắm của ng ười dùng.
3. Sáng tạo nội dung là xu hướng không thể bỏ qua.
Google đang cập nhập các thuật toán nh ắm ng ăn ch ặn các website chuyên copy bài để vô hi ệu hóa
kết quả tìm kiếm. Liệu rằng Content Marketing sẽ là vua tiếp. Nhưng phải kh ẳng định r ằng Content
Marketing là một yếu tố hết sức quan trọng đối với bất kỳ website nào hay ch ỉnh b ản thân c ủa các
chuyên gia về seo. Việc tạo ra nh ững bài vi ết m ới m ẻ, ch ất l ượng và h ấp d ẫn trên c ơ s ở phù h ợp
với nhu cầu của người dùng cũng rất quan trọng đối với việc xây dựng c ộng đồng trên các kênh
mạng xã hội.
Các doanh nghiệp cần phải đầu tư cho nội dung của mình, là một doanh nghi ệp bán hàng tr ực
tuyến thì việc tạo ra nội dung hữu ích chia sẻ thông tin đến khách hàng mà liên quan đến s ản ph ẩm
dịch vụ của doanh nghiệp là cần thiết nhất.
Lời khuyên: "Content marketing có thể được kết hợp trong các bài đăng của các n ền t ảng ph ương
tiện truyền thông xã hội, bài viết liên k ết tr ỏ đến website doanh nghi ệp ho ặc các bài blog trên
website nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm".
4. Mạng xã hội là yếu tố then trốt.
Socical Media: Các mạng xã hội như Facebook, google, twitter, pinterest... ngày nay cung ứng
một công cụ Marketing Online và Seo vô cùng hữu ích cho các cá nhân và doanh nghi ệp. Hàng
ngày có 200 triệu người sử dụng Linkedln, 50 triệu người sử dụng Instagram cùng 40 bức ảnh được
đăng tải mỗi ngày. Google+ là con đẻ của Google đang tr ở thành m ạng xã h ội l ớn th ứ 2 th ế gi ới sau
Facebook. Không có gì nghi ngờ khi Facebook giữ vị trí ng ười th ống tr ị m ạng xã h ội v ới 665 tri ệu
người dùng hoạt động trên Facebook mỗi ngày. Trong th ực t ế, 23% ng ười s ử d ụng Facebook s ẽ
kiểm tra tài khoản của họ ít nhất 5 lần/ngày.
Với số lượng truy cập mạng xã hội cực lớn như thế các doanh nghi ệp c ần ph ải t ận d ụng t ối đa l ợi
thế đó, mở rộng vòng kết nối bạn bè mạng xã hội. Khi có được 1 content marketing hữu ích rồi



bạn chỉ cần đi chia sẻ cho cộng đồng bạn biết như th ế sẽ làm tỷ l ệ chuy ển đổi khách mua hàng r ất
cao.
Nhưng các bạn đừng vội vui mừng vì hiện tại đang s ử d ụng mi ễn phí các công c ụ Socical Media đó
miễn phí, không thể đoán trước được trong năm 2015 b ạn có th ể b ỏ ra m ột s ố ti ền để duy trì nó,
Hãy chuẩn bị cho mình một ngân sách để bổ trợ cho việc quảng cáo nhé.
Nguồn: Marketing.edu.vn

--

Xu hướng marketing online hàng đầu của năm 2014
Dưới đây là dự đoán về những xu hướng marketing online hàng đầu của năm 2014
1. Content Marketing sẽ “lớn” hơn bao giờ hết
Một trong những cách chính mà các công ty đang thiết lập quyền lực và đạt được niềm tin của
người tiêu dùng là không ngừng tạo ra những nội dung có giá trị thông qua một loạt các kênh khác
nhau. Nội dung này bao gồm thông tin ngành có liên quan nhằm cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hoặc
mang tính giải trí cho độc giả. Làm như vậy cho phép một công ty xây dựng mối quan hệ ổn định với
khách hàng của họ và phát triển một lượng độc giả trung thành. Theo Content Marketing Institute,
chiến lược tiếp thị nội dung B2B hàng đầu là các phương tiện truyền thông xã hội, các bài viết trên
trang web của doanh nghiệp, các bản tin điện tử, các nghiên cứu tình huống, các video và bài viết
trên các trang web khác .

Bằng cách sử dụng một hoặc nhiều kênh này, doanh nghiệp có thể xây dựng danh tiếng của mình
trong ngành. Xu hướng này cho thấy rằng tiếp thị hướng đến đại chúng thông qua các kĩ thuật như
quảng cáo truyền hình và quảng cáo trên đài phát thanh đang trở nên kém hiệu quả.
Thay vào đó, tốt hơn nên tập trung vào inbound marketing, bằng cách sản xuất những nội dung có
giá trị, hấp dẫn được thiết kế riêng cho một đối tượng cụ thể.
2. Social Media Marketing sẽ đa dạng hơn



Chỉ một vài năm trước đây, các doanh nghiệp chỉ hạn chế hoạt động trong các mạng truyền thông
xã hội mà họ có thể thực hiện các chiến dịch marketing của họ, với những ông lớn gồm Facebook,
LinkedIn và Twitter. Bây giờ, các trang mạng xã hội mới đang xuất hiện khắp mọi lúc. Trong khi một
số mạng biến mất, các mạng xã hội Pinterest, Google+, Tumblr và Instagram đã ngày càng phổ biến
và cung cấp cho các doanh nghiệp rất nhiều lựa chọn mới, cho phép họ sản xuất nội dung hấp dẫn
với nhiều hình thức truyền thông khác nhau và thu hút nhiều độc giả trên nhiều kênh khác nhau hơn
bao giờ hết.
Do đó, việc các doanh nghiệp ra mắt thương hiệu và thử nghiệm nhiều mạng xã hội khác nhau
nhằm mục đích thu được số lượng tối đa người dùng đã trở nên phổ biến. Việc đa dạng hóa này
dường như để chứng minh hiệu quả cho nhiều công ty bởi vì việc này giúp xây dựng giá trị thương
hiệu bằng cách làm cho người tiêu dùng nhận ra một thương hiệu cụ thể dễ dàng hơn.
3. Nội dung chú trọng hình ảnh sẽ thống trị

Khi người tiêu dùng chịu tác động bởi số lượng quảng cáo ngày càng nhiều, việc làm cho nội dung
trở nên dễ dàng và nhanh chóng được tiếp nhận càng trở nên quan trọng hơn. Nhìn vào các trang
mạng xã hội lớn được đề cập ở trên, ba trong số bốn mạng đó có một đặc điểm chung: họ đăt trọng
tâm là hình ảnh. Sự phát triển nhanh chóng dẫn đến thành công của BuzzFeed và Pinterest chứng
minh cho sức mạnh và tiềm năng lan truyền của nội dung dựa trên hình ảnh.
Các bài viết blog thành công và được xã hội chia sẻ nhiều nhất cũng thường có một đặc điểm


chung: họ đặt một số hình ảnh đúng chỗ để chia nhỏ nội dung và nhấn mạnh một số điểm nhất định.
Một ví dụ khác là các infographic, đó là sự kết hợp hình ảnh với một lượng chữ tối thiểu để giải thích
một chủ đề và cung cấp thông tin thống kê hoặc dữ liệu từ các cuộc nghiên cứu.
Trong khi nội dung dựa trên văn bản truyền thống có khả năng trở nên lạc hậu, việc kết hợp cùng
hình ảnh rõ ràng là lợi điểm cho chiến dịch tiếp thị.
4. Ít hơn sẽ hiệu quả hơn
Một xu hướng đáng chú ý là sự thay đổi rõ ràng trong sở thích của người tiêu dùng đối với những
thông điệp tiếp thị đơn giản thay vì những thông điệp sâu sắc. Khi bạn nghĩ đến một số thương hiệu
hàng đầu thế giới như Apple và Google, họ luôn rất đơn giản. Sức quyến rũ chủ yếu của Pinterest

chính là nét thẩm mỹ thuần khiết, gọn gàng và tối giản của nó.
Khi nhiều người tiêu dùng đang cảm thấy hoa mắt với hàng loạt thông tin và mẫu quảng cáo kêu
gào “hãy nhìn tôi”, thì một số nhà tiếp thị sáng tạo nhất sẽ đi theo hướng ngược lại. Họ giờ đang nỗ
lực làm dịu bớt các thông điệp của mình và không “đàn áp” người tiêu dùng bằng quảng cáo cường
điệu.

5. Nội dung tương thích với thiết bị di động
Do việc sử dụng rộng rãi và tăng trưởng nhanh chóng của điện thoại thông minh và máy tính bảng,
việc các công ty tạo ra nội dung để người sử dụng điện thoại di động có thể truy cập là cần thiết.
Cho dù đó là việc tạo ra một phiên bản di động bổ sung cho một trang web hoặc sử dụng thiết kế
web thích ứng, điều quan trọng là phải tạo ra một trải nghiệm tích cực cho người dùng đang truy
cập thông qua một thiết bị di động.


Nếu không, rất dễ để mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh, những người đã thích nghi với xu
hướng này. Vì sự chuyển đổi từ máy tính truyền thống và máy tính xách tay sang các thiết bị di động
vẫn đang diễn ra không ngừng, các doanh nghiệp không thể tránh được khả năng bị ảnh hưởng.
6. Công nghệ đeo bám quảng cáo sẽ gia tăng hiệu quả
Đây là một chiến lược tiếp thị được ưa dùng gần đây. Nói một cách ngắn gọn, nó hoạt động bằng
cách sử dụng cookie của trình duyệt để theo dõi các trang web mà người dùng truy cập. Một khi họ
rời khỏi một trang web nhất định, các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ xem sẽ được hiển thị cho họ
một lần nữa trong các quảng cáo trên nhiều trang web khác nhau.

Kỹ thuật này rõ ràng rất hiệu quả khi chỉ có hai phần trăm của lưu lượng truy cập web chuyển đổi
trong lần ghé thăm đầu tiên, công nghệ đeo bám quảng cáo hoạt động nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi
tổng thể bằng cách nhắc người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã từng xem. Điều này
sẽ giúp các thương hiệu và các sản phẩm luôn được người tiêu dùng nhớ đến. Thậm chí có những
nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc đơn giản để thương hiệu và biểu tượng tạo ra sự
quen thuộc, từ đó xây dựng lòng tin và làm cho người tiêu dùng có nhiều khả năng thực hiện mua
hàng hơn.

Ngay cả khi không có kết quả ngay lập tức, việc này vẫn có thể đem lại hiệu quả về lâu dài. Do
nhiều nhà tiếp thị đã thành công với “ad retargeting”, nhiều khả năng nó sẽ trở thành xu hướng chủ
đạo trong năm 2014.


7. SEO và các tín hiệu xã hội sẽ ngày càng đan kết với nhau hơn
Mặc dù các tín hiệu xã hội thường không đáng giá bằng các đường dẫn vào truyền thống (inbound
links), nhưng không thể phủ nhận rằng ngày nay chúng vẫn có vai trò trong bảng xếp hạng tìm kiếm
hữu cơ hiện nay. Sau cùng, chúng là một trong ba trụ cột của SEO. Vì mục tiêu của Google và các
bộ máy tìm kiếm khác là cung cấp cho người sử dụng các nội dung phù hợp nhất và chất lượng tốt
nhất, các bộ máy tìm kiếm sẽ tính đến số các chia sẻ một bài blog, bài viết hoặc sản phẩm trang
web nhận được.

Càng có nhiều người chia sẻ một phần nội dung, chất lượng càng cao hơn, và do đó vị trí của nó sẽ
tăng trong các trang kết quả tìm kiếm. Không phải ngẫu nhiên mà các kết quả tìm kiếm hàng đầu có
xu hướng được nhiều người chia sẻ, trong khi những vị trí thấp hơn có ít chia sẻ hơn.
Bên cạnh đó, việc nhiều người chia sẻ có thể coi như một chứng nhận niềm tin (ví dụ, một tín hiệu
tin cậy) cho những khách ghé thăm một trang web. Nếu họ thấy rằng nó có hàng trăm hoặc hàng
ngàn chia sẻ, có khả năng trang web có một giá trị gì đó. Đó là lý do chủ yếu tại sao rất nhiều doanh
nghiệp đang cài đặt bổ sung phần chia sẻ xã hội và người tiêu dùng được khuyến khích chia sẻ
càng nhiều càng tốt.
Trong khi rất khó để dự đoán các thuật toán sẽ phát triển trong tương lai, chia sẻ xã hội có cơ hội để
thích ứng hoặc thậm chí đáng giá hơn liên kết inbound truyền thống vào cuối năm 2014.

trong phần phân tích xu hướng ngành hàng sẽ có phần phân tích xu hướng ngành thương mại điện tử,
trong đó phân tích có những sản phẩm kinh doanh thương mại điện tử nào
[2:59:33 PM] Dang Xuan Hai: xu hướng phân khúc ra sao
[2:59:44 PM] Dang Xuan Hai: tập trung vào đối tượng nào là chính
[3:00:06 PM] Dang Xuan Hai: customer và consumer của những ngành hàng đó ra sao
[3:00:21 PM] Dang Xuan Hai: rồi bắt đầu phân tích vào xu hướng ngành hàng của deca

[3:00:39 PM] Dang Xuan Hai: các đối thủ trong ngành hàng này tập trung vào những phân khúc nào
[3:00:42 PM] Dang Xuan Hai: sản phẩm ra sao
[3:01:44 PM] Dang Xuan Hai: đang có xu hướng mở rộng qua những ngành hàng khác hay chuyên sâu
vào ngành hàng mình đang kinh doanh (mở rộng kinh doanh thêm những sản phẩm liên quan đến ngành
hàng mình cung cấp)
[3:01:59 PM] Dang Xuan Hai: giá bán đang có xu hướng giảm hay tăng
[3:02:17 PM] Dang Xuan Hai: có bị ảnh hưởng bởi tác động nào
[3:02:59 PM] Dang Xuan Hai: các đối thủ có sẵn sàng free vận chuyển cho những đơn hàng nào
[3:03:55 PM] Chiến Bambimio: em thấy a để ở việt nam e tưởng phân tích chung chung...mình phải đi
chi tiết thế luôn sao anh hải



×