Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO KHU TẬP THỂ CŨ VĨNH HỒ, QUẬN ĐỐNG ĐA,THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.23 KB, 36 trang )

DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO KHU TẬP THỂ CŨ
VĨNH HỒ, QUẬN ĐỐNG ĐA,THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Mục Lục

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

1


MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 1.516
chung cư cũ có quy mô từ 2 đến 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến
cuối những năm 1990, ngoài ra còn một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954.
Các chung cư tập trung chủ yếu ở 4 quận nội thành cũ và quận Hoàng Mai, Cầu
Giấy, Thanh Xuân. Hầu hết các nhà chung cư đều đã bán nhà cho người đang thuê
theo Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ.
Do vậy, mật độ xây dựng hầu hết tăng gấp đôi so với thiết kế ban đầu, dân
cư tăng khoảng 1,5 lần. Trong khi đó, hệ thống kỹ thuật nói chung ở các chung cư
đều cũ nát, đặc biệt hệ thống cấp nước do dân tự cải tạo thành mạng lưới đường
ống chằng chịt trên mặt nhà, rất mất mĩ quan. Các căn hộ tầng 1 đều ẩm thấp, môi
trường sống rất kém, thậm chí có một số chung cư có nền tầng 1 thấp hơn sân,
đường nội bộ.
Đáng lo ngại là hầu hết các chung cư cũ đều không có hệ thống phòng cháy
chữa cháy, trong khi đó, việc duy tu bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, đã
dẫn đến hư hỏng, xuống cấp nhanh gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người dân.
Theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu
vực nội đô lịch sử Hà Nội vừa được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn
Đức Chung ký, ban hành sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia lập và thực


hiện dự án cải tạo chung cư cũ trên cơ sở đảm bảo đúng định hướng Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Quy chế này được áp dụng trên khu vực có quy mô diện tích khoảng 3.881
ha, thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một
phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng và một phần phía Nam của quận Tây Hồ. Theo
đó, Hà Nội cho phép nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng tại hai bên đường
vành đai, trục hướng tâm, tuyến phố chính, khu vực điểm nhấn. Khu vực Vành đai
I, chiều cao tối đa công trình là 24 tầng, 86m; vành đai 2, chiều cao tối đa 27 tầng,
97m; đường ven đê Sông Hồng, chiều cao 21 tầng, 76m…
Đối với dự án tái thiết đô thị là tập thể cũ có quy mô 2 ha trở lên, phải bảo
đảm các điều kiện tạo nhiều không gian mở, hạn chế tăng dân số, bố trí đất cho
công trình giáo dục, tăng cây xanh, diện tích công cộng.

2


Tầng cao tối đa một số khu tập thể cũ ở Hà Nội như sau: Khu Văn Chương
(18 tầng); Nguyễn Công Trứ 25 tầng; Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh 21 tầng;
các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam Đồng, Kim Liên, Láng Hạ,
Phương Mai, Thanh Nhàn… 24 tầng.
Cũng theo quy chế của thành phố, các quy định về hình thức, chi tiết kiến
trúc của công trình cao tầng phải hiện đại, hài hòa với cảnh quan, kiến trúc khu
vực, phù hợp với môi trường khí hậu. Ngoài ra, chỉ tiêu sử dụng đất phải tuân thủ
các quy định về khoảng lùi, mật độ xây dựng, dân số... theo quy hoạch phân khu,
quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành liên quan.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng và cải tạo
khu tập thể cũ Vĩnh Hồ thuộc phường Thịnh Quang và phường Ngã Tư Sở, quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội được lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý hiện
hành sau đây:

- Luật bảo vệ Môi trường năm 2005;
Luật tài nguyên nước năm 1998;
Luật đất đai năm 2003;
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi trường;
Nghị định Số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
trường;
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,
mã số quản lý chất thải nguy hại;
3


Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại;
Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn : QCVN 26 : 2010/BTNMT

Quyết định 04/2008/QĐ- BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;
Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, ban hành kèm theo quyết
định số 47/1999/QĐ-BXD, ngày 21 tháng 12 năm 1999;
TCVN 4513: 1988- Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 4474: 1987- Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5760: 1994- Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử
dụng;
TCVN 2622: 1995- Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế;
TCVN 6160: 1996- Phòng cháy chữa cháy Nhà cao tầng, Yêu cầu thiết kế;
TCXDVN 33: 2006- Cấp nước: Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết
kế;
TCXD 51- 1984- Thoát nước: Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết
kế;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Xây dựng và cải tạo khu tập thể cũ
Vĩnh Hồ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội do Công Ty TNHH Máy May Tung
Shing ( Tập đoàn Tung Shing) và Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi
trường phối hợp thực hiện
4


Ngoài ra, Chủ đầu tư Dự án còn nhận được sự giúp đỡ của các Cơ quan sau:
UBND phường Thịnh Quang và phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội.
UBMTTQ phường Thịnh Quang và phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội.
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi
trường

-

Phương pháp thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội;
Phương pháp nghiên cứu và khảo sát, đo đạc ngoài hiện trường;
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm nhằm ước tính thải
lượng các chất ô nhiễm do đốt nhiên liệu;
Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu với các quy chuẩn môi trường Việt Nam;
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp Ma trận định lượng

5


CHƯƠNG I:TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Đầu tư Xây dựng và Cải tạo khu tập thể cũ Vĩnh Hồ, quận Đống Đa, Thành phố Hà
Nội
1.2. Cơ quan chủ dự án
Công Ty TNHH Máy May Tung Shing ( Tập đoàn Tung Shing)
Người đại diện: Ông Lâm Trọng Lương
Chức vụ: Giám đốc Điều hành
Địa chỉ: Phòng 803, Tầng 8, Tòa nhà Tung Shing, Số 2 Ngô Quyền, Hà Nội,
Việt Nam
Điện thoại: +84 24 3935 1318
Email:
Wesite: />1.3. Vị trí địa lý của dự án
Khu đất xây dựng dự án nằm trong phạm vi hành chính của phường Thịnh
Quang và phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội và có tọa độ địa
lý N: 21000’23,6’’; E: 105049’14,3’’ . Ranh giới khu vực xây dựng dự án được xác

định như sau:
-

Phía Bắc tiếp giáp với ngõ 51 phố Thái Thịnh, phường Thịnh Quang

-

Phía Nam tiếp giáp với phố Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở

-

Phía Đông tiếp giáp với phố Thái Thịnh, phường Ngã Tư Sở

-

Phía Tây tiếp giáp với ngõ Thịnh Quang, phường Thịnh Quang

6


1.4. Quy Mô, Sản lượng
- Mức đầu tư cho dự án: 11.000 tỷ đồng
- Dự án xây dựng và cải tạo cho 30 lô khu tập thể Vĩnh Hồ
- Tổng diện tích khu tập thể Vĩnh Hồ: 22,26 ha
1.5. Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật
1.5.1. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích khu vực quy hoạch xây dựng là 222.600m2. Khu tập thể cũ
Vĩnh Hồ thuộc quyền sở hữu của các hộ dân sống tại đó
1.5.2. Hiện trạng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật
• Hiện trạng giao thông :

Xung quanh Khu đất xây dựng Dự án đã có hệ thống các tuyến đường giao
thông nội khối do dân đóng góp xây dựng chạy qua, hiện tại các tuyến đường này
vẫn hoạt động tốt.
Có hai tuyến đường đi từ phố Thái Thịnh và phố Vĩnh hồ vào thuộc Quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội đã được bê tông hóa tuy nhiên tính kiên cố, chịu lực
kém khi có các xe chở vật liệu với trọng tải lớn đi qua tuyến đường này có khả
năng bị sụn lún và dễ bị hư hỏng.
• Hiện trạng cấp điện:
7


Hiện tại khu vực thực hiện dự án đã có một trạm cung cấp điện của phường thuộc
mạng điện chiếu sáng của thành phố Hà Nội chạy qua. Dự kiến dự án sẽ đầu tư xây
dựng trạm biến áp riêng, cụ thể được trình bày ở giải pháp cấp điện phần nội dung
của dự án.
Hiện trạng cấp nước:



Hiện tại xung quanh khu vực dự án đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt. Nguồn
cấp nước cho dự án được lấy từ mạng lưới cấp nước của thành phố Hà Nội
• Hiện trạng thoát nước:
Tại khu vực dự án đã có hệ thống mương thoát nước được bê tông hóa. Tuy
nhiên hệ thống mương thoát này rất nhỏ và hẹp không đáp ứng được nhu cầu thoát
nước của khu vực.
Hướng thoát nước chủ yếu chảy từ Bắc xuống Nam và đổ ra hệ thống thoát
nước chung của thành phố trên hai trục đường chính là phố Thái Thịnh và
phốVĩnh Hồ
• Hiện trạng hạ tầng văn hóa, xã hội:
Trong khu đất quy hoạch xây dựng nhà ở chung cư tại khu tập thể cũ Vĩnh

Hồ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội có các công trình văn hóa, xã hội như:
Trường học, Trạm Y tế, khu di tích lịch sử,… các công trình kể trên cách dự án trên
1000m.


Hiện trạng dân cư, nhà ở

Khu vực nghiên cứu thực hiện dự án không có nhà cửa của nhân dân sinh sống.
• Hiện trạng dân cư, nhà ở xung quanh
Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là nhà ở của các cán bộ công nhân viên chức
nhà nước. Các nhà ở xung quanh khu vực dự án chủ yếu là nhà 4 tầng được xây dựng
trước năm 1995 nên tính chất kiên cố kém dễ bị cứt nẻ, sụn lún khi bị những chấn
động lớn. Vì vậy, trong quá trình hoạt động xây dựng dự án chủ đầu tư nên chủ ý đến
vấn đề này. Các khu tập thể cũ từ năm 1975 đã bị ẩm thấp, rạn nứt khá nhiều
* Thông tin liên lạc:

8


Về mạng lưới thông tin liên lạc, Bưu điện Hà Nội đã đầu tư xây tuyến cáp
ngầm điện thoại dọc các tuyến đường xung quanh khu vực Dự án (phố Thái Thịnh
và phố Vĩnh Hồ). Mạng cáp ngầm trong khu vực Dự án sẽ được kết nối dễ dàng
vào mạng lưới hiện có.
• Địa chất
Xung quanh khu vực dự án trước đây nền địa chất có sông hồ lớn vì vậy khả
năng ảnh hưởng khi xây dựng chung cư cao tầng đối với các hộ dân cư xung quanh
là khá lớn.

9



CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ
HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường.
2.1.1. Điều kiện địa hình và địa chất công trình
• Địa hình, địa mạo
Dự án đầu tư Xây dựng và Cải tạo khu tập thể cũ Vĩnh Hồ, quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội có địa hình khá bằng phẳng.
• Địa chất :
Khu đất nằm trên đất phù sa nên có tính chất cơ lý rất tốt. Cường độ chịu nén
từ 1- 1.5 (kg/cm²) thuận lợi cho việc xây dựng công trình
2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn
• Đặc điểm khí tượng
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa
đông lạnh, mưa ít
- Có hướng gió mát chủ đạo là gió Đông Nam, hướng gió mùa đông
lạnh là hướng gió Đông Bắc
- Nằm trong vùng nhiệt đới, quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ
mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao
- Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%.
- Nhiệt độ thấp có thể xuống dưới 25⁰C, thậm chí dưới 15⁰C


Đặc điểm thủy văn và địa chất thủy văn:
- Đặc điểm Thủy văn:
Nước mặt: ở đây không có sông suối, chỉ có nước mưa chảy tràn khi mưa.
Nước dưới đất phụ thuộc vào nước mặt, nước nước dưới đất có hai lớp:
+ Lớp trên nằm trong tầng cát, độ sâu từ 0,5- 1,9m, không có áp
lực.

10


+ Lớp thứ hai nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi
tầng sét pha và thường có độ mặn cao.
- Địa chất thủy văn:
Trong khu vực xây dựng nước mặt chỉ xuất hiện sau những trận mưa và
nước ngấm xuống đất cho nên bề mặt luôn khô ráo.
Nước dưới đất trong khu vực tập trung trong các lớp cát, cát lẫn sỏi sạn
với trữ lượng khá lớn.
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Việc xác định hiện trạng các thành phần môi trường nền khu vực thực hiện
Dự án là hết sức cần thiết đối với công tác đánh giá tác động môi trường. Đó là
những dữ liệu quan trọng nhằm tính toán thiết kế các công trình xử lý ô nhiễm
đồng thời làm cơ sở đánh giá mức độ tác động tới môi trường của Dự án khi đi vào
hoạt động.
2.1.3.1. Môi trường không khí
Tại thời điểm lấy mẫu trong khu vực dự án không có hoạt động làm phát sinh
khí thải, bụi.
Kết quả đo đạc môi trường không khí khu vực Dự án được trình bày ở bảng
sau:
Bảng 2.1: Chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án
QCVN
05:
Kết quả
Thiết bị
TT Thông số
Đơn vị
2009/BTNMT
phân tích

K1
K2
(TB 1 giờ)
0
1
Nhiệt độ
Testo 615
C
28,1
27,4 2
Độ ẩm
Testo 615
%
72
73,2 Bụi lơ lửng
3
Destrack
mg/m3 0,025 0,022 0,3
(TSP)
GasTec,
Hấp
4
NO
mg/m3 0,015 0,010 0,2
thụ, đo quang
GasTec,
Hấp
5
CO
mg/m3 2,08

2,06 30
thụ, đo quang
GasTec,
Hấp
6
SO2
mg/m3 0,019 0,017 0,35
thụ, đo quang
70
7
Tiếng ồn
Cirius
dBA
44,1
45,3 (QCVN26:2010
/BTNMT)
11


Ghi chú:
- Vị trí các điểm lấy mẫu :
+ K1 - Mẫu không khí lấy tại vị trí phía Tây Nam trong khu vực dự
án.
+ K2 - Mẫu không khí lấy tại vị trí phía Đông Bắc trong khu vực dự
án
Các mẫu khí được lấy nơi thoáng đãng, không bị che chắn. Tại thời điểm lấy
mẫu trời nắng nhẹ, se lạnh.
Nhật xét:
Qua kết quả đo đạc cho thấy nồng độ bụi, các loại khí và giá trị chỉ tiêu tiếng
ồn đều thấp hơn ngưỡng quy định trong QCVN 05: 2009/BTNMT và QCVN 26:

2010/BTNMT.
2.1.3.2. Môi trường nước dưới đất
Để có cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường nước dưới đất của
khu vực khi dự án đi vào hoạt động nên lấy các mẫu nước dưới đất (nước giếng
khoan) và phân tích một số thông số đặc trưng sau:
Bảng 2.2: Chất lượng môi trường nước dưới đất khu vực thực hiện Dự án
QCVN 09:
Kết quả
T
Thiết bị
Thông số
Đơn vị
2008/BTNM
T
phân tích
N1
N2
T
1
pH
pH Metter
6,76 6,79 5,5 ÷ 8,5
2
Độ
cứng
500
Chuẩn độ
mg /l
185
190

(CaCO3)
3
NO20,03
1,0
Jenway 3600
mg/l
0,031
8
4
Amoni
0,03
0,1
Jenway 3600
mg /l
0,036
4
25
SO4
Jenway 3600
mg /l
43
41
400
6
Cl
Chuẩn độ
mg /l
56
55
250

7
Fe
UV-Aglient
5
mg/l
0,33 0,36
8453
8
Mn
UV-Aglient
5
mg /l
0,24 0,26
8453
9
Cu
0,02
1,0
VA Computrace mg/l
0,025
4
12


10

Coliform

Máy đếm khuẩn


MPN/100m
1
l

1

3

Ghi chú:
-Vị trí điểm lấy mẫu:
+ N1 - Mẫu nước dưới đất lấy tại giếng khoan sâu 6,5m ngoài khu vực
dự án.
+ N2 - Mẫu nước nước dưới đất lấy tại giếng khoan sâu 6m ngoài khu
vực dự án.
Nhận xét:
Giá trị của tất cả các chỉ tiêu đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng nước
dưới đất QCVN 09:2008/BTMT.
Do tại khu vực dự án không có nước mặt nên chúng tôi không tiến hành lấy
mẫu phân tích chất lượng môi trường nước mặt
2.2. Điều kiện KT- XH dự án khu tập thể Vĩnh Hồ:
2.2.1. Điều kiện kinh tế:
Dự án tập thể cũ Vĩnh Hồ nằm thuộc cả hai phường Thịnh Quang và Ngã
Tư Sở, có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất phát triển, tăng rõ rệt qua từng năm.
2.2.2. Điều kiện xã hội:
- Về dân cư- lao động :
+ Số dân thất nghiệp đã giảm đáng kể, đã có việc làm do phát triển
nền kinh tế nhanh chóng
+ Tuyên truyền về vấn đề biện pháp phòng, tránh thai ; có chính sách
vận động và thuyết phục người dân về kế hoạch hóa gia đình.
- Về văn hóa - thông tin :

+ Duy trì chương trình tiếp âm phát sóng, phát thanh của đài, thông tin
kịp thời các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
+ Thực hiện tốt việc tuyên truyền các nhiệm vụ của địa phương, vận
động nhân dân treo cờ các dịp lễ, tết trên các trục chính đạt 90%
+ Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 95,3%
- Về thể dục, thể thao:
+Tham gia đầy đủ các hội thi tại Thành phố tổ chức, phát triển phong
trào văn nghệ ,thể dục, thể thao.
+ Lập chính sách khen thưởng cho các cá thể, tổ chứ đạt thành tích
cao trong các phong trào
13


-Về giáo dục:
+ Nâng cao chất lượng giảng dạy, chống việc tiêu cực và bệnh thành
tích.
+ Tổ chức khen thưởng cho học sinh đạt thành tích tốt
+ Tuyên truyền chống các vấn đề tệ nạn xã hội
+ Tổ chức dạy võ thuật, các làn điệu văn hóa dân gian
- Về y tế :
+Làm tốt công tác chăm sức khỏe ban đầu cho nhân dân, công tác y tế
học đường
+Tổ chức khám và điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vận
động nhân dân giữ gìn vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh
- Quốc phòng an ninh:
+Tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự toàn xã hội ngày càng được
giữ vững và ổn định. Những vấn đề bức xúc cơ bản được giải quyết, đơn
thư, khiếu nại tố cáo vượt cấp giảm so với năm trước.
- Giao thông: nhiều tuyến đương giao thông thuận tiện cho phương tiện di
chuyển, cần khắc phục ách tắc giao thông giờ cao điểm, tai nạn đã giảm dần

2.3. Các tác động đến kinh tế - xã hội của dự án
a. Tác động tích cực
- Khu tập thể được xây dựng sẽ góp phần giải quyết được vấn đề về nhà ở của
người dân
- Khu nhà tập thể được xây dựng sẽ tô đẹp thêm diện mạo, cảnh quan
-Tăng thêm nguồn thuế hàng năm cho địa phương.
b. Tác động tiêu cực
- Làm tăng dân số cơ học, gây nên những xáo trộn nhất định về mặt xã hội.
Bên cạnh những lối sống tốt sẽ xuất hiện những tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến an
ninh tật tự trong khu vực. Do đó, cần có sự phối hợp quản lý chặt chẽ giữa chủ dự
án và chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh tật tự và môi trường sống lành
mạnh cho các hộ dân, khách du lịch.

14


CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án đầu tư xây dựng và cải tạo khu tập thể cũ Vĩnh Hồ, quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội với chủ đầu tư là công ty TNHH Máy May Tung Shing nằm
trong khu vực phát triển, có tốc độ đô thị hóa cao với hàng loạt các khu đô thị mới,
gần các cụm công trình trọng điểm.
Khu đất có địa hình bằng phẳng, nằm trong vùng địa chất tốt nên
không phải di dời dân trong giai đoạn GPMB, thuận lợi cho quá trình thi công xây
dựng.
Tuy nhiên, do khu vực Dự án tiếp giáp với một số chung cư, đường xá
và nhà dân, tạo ra những tác động nhất định đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã
hội khu vực nên chủ đầu tư sẽ có các biện pháp giảm thiểu phủ hợp để tránh ảnh
hưởng đến các hộ dân, các đối tượng nhạy cảm xung quanh.
3.1. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn chuẩn bị Dự án và thi công xây
dựng

3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Trong quá trình xây dựng cơ bản việc: San lấp nền, bóc lớp bùn đất, vận chuyển
nguyên vật liệu thi công, xây dựng Dự án sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Các
nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn này sẽ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
T
T
1

2

Các hoạt động

Nguồn gây tác động

Đào đắp, san lấp nền
tạo mặt bằng xây
dựng

- Bụi do hoạt động đào móng

Vận chuyển, tập kết
lưu trữ vật liệu xây
dựng, chất thải.

- Xe vận chuyển vật liệu sẽ phát sinh bụi và khí
thải

- Bụi, khí thải và chất thải do xe ủi san lấp mặt
bằng, xe vận tải chuyển đất đá và vật liệu.


- Xảy ra rò rỉ, phát tán chất ô nhiễm từ các kho
chứa, bãi chứa nguyên liệu, xăng dầu, chất thải
15


3

Di chuyển máy móc,
xây dựng các hoạt
động chính, phụ trợ và
hoạt động của máy
móc

- Ô nhiễm môi trường không khí từ việc vận
chuyển máy móc, phương tiện phục vụ thi công
xây dựng.
- Ô nhiễm môi trường đất, nước, mất mỹ quan do
các loại chất thải rắn (đất, đá, gỗ, cặn, . . .)
- Ô nhiễm thủy vực tiếp nhận nước thải,nước rửa
xe, nước mưa chảy tràn.

4

Các hoạt động xây
dựng của dự án

- Ô nhiêm môi trường đất, nước, không khí do các
loại chất thải rắn
- Ô nhiễm nhiệt từ quá trình thi công có gia nhiệt

như: cắt, hàn, . . .

5

Sinh hoạt của công
nhân cán bộ

- Sinh hoạt của công nhân cán bộ trên công trường
sẽ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và nước thải
sinh hoạt.

Bảng 3.2: Phân tích hoạt động của dự án có liên quan đến chất thải phân tích
sử dụng phương pháp Ma trận định lượng
Các thành phần ô nhiễm
Nước
thải
Các hoạt động của dự án

Khí
thải

Chất
thải
rắn

Chất
thải
nguy
hại


Chất
lượng
đất
16


-

San lấp nền
Vận chuyển tập kết lưu trữ vật
liệu xây dựng, chất thải
Di chuyển máy móc thiết bị tới
công trình
Xây dựng các hoạt động chính
Các hoạt động phụ trợ của dự án
Hoạt động của xe trộn bê tông
Thời gian vận chuyển vật liệu
Nước rửa xe vận chuyển vật liệu
Nước thải sinh hoạt của công
nhân cán bộ
Phát sinh chất thải xây dựng
Hoạt động sinh hoạt của công
nhân cán bộ
Tổng:

7

8

4


9

7

8

3

4

6

4

3

6

8
4
7
5

7
3
4

5
3

2

7
4
2

8

4

3

2

7

3

2

5

5

4

2

4


4

1

61

47

25

20

32

3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Trong quá trình xây dựng cơ bản, thi công xây dựng Dự án ngoài các tác động
nêu trên còn có những tác động không mong muốn như:
-

Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của phương tiện tham gia giao thông

-

và máy móc thi công công trình
Độ rung lớn do hoạt động thi công xây dựng các công trình
Tác động đến đời sống kinh tế xã hội người dân xung quanh khu vực

-

dự án do sự tăng dân số cơ học

Tăng nguy cơ về tai nạn giao thông do hoạt động vận chuyển nguyên
vật liệu của công trình
17


-

Tăng nguy cơ tai nạn lao động do sự bất cẩn của công nhân trong giai

-

đoạn thi công công trình
Tăng các tệ nạn xã hội do ý thức của công nhân trong công trình.

Bảng 3.3: Phân tích hoạt động của dự án có liên quan đến chất thải phân tích
sử dụng phương pháp Ma trận định lượng
Các thành phần ô nhiễm

Tiến
g ồn

Giao
thông

Y tế

Kinh
tế

Giáo

dục

Văn
hóa

Các hoạt động của dự án
- San lấp nền
9
8
7
- Vận chuyển tập kết lưu trữ
8
7
5
vật liệu xây dựng, chất thải
- Di chuyển máy móc thiết bị
6
7
tới công trình
- Xây dựng các hoạt động
8
7
6
5
4
chính
- Các hoạt động phụ trợ của
7
7
5

4
dự án
- Hoạt động của xe trộn bê
7
7
5
tông
- Thời gian vận chuyển vật
7
6
5
4
5
liệu
- Nước rửa xe vận chuyển
7
vật liệu
- Nước thải sinh hoạt của
7
công nhân cán bộ
- Phát sinh chất thải xây
5
5
dựng
- Hoạt động sinh hoạt của
7
5
4
4
3

3
công nhân cán bộ
Tổng:
59
59
56
17
12
3
3.1.3. Đối tượng và quy mô bị tác động
Bảng 3.4: Đối tượng và quy mô bị tác động giai đoạn xây dựng cơ bản
TT

Đối tượng bị tác động

Quy mô bị tác động

I. Tác động đến môi trường tự nhiên
18


1

Môi trường không khí

- Chủ yếu là khoảng không gian dọc theo
các tuyến đường vận chuyển nguyên liệu,
các phương tiện thi công, bán kính khoảng
500m từ trung tâm dự án
- Tác động tạm thời, gián đoạn trong suất

thời gian thi công

2

Tiếng ồn

- Do các hoạt động thi công của dự án, bán
kính khoảng 50-100m từ khu đất dự án
- Tác động tạm thời, gián đoạn trong suất
thời gian thi công

3

Độ rung

- Ảnh hưởng tới hạ tầng kĩ thuât và các hoạt
động sinh hoạt của người dân quanh dự án
- Tác động tạm thời, gián đoạn trong suất
thời gian thi công

4

Môi trường nước

- Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước
ngầm, hệ thống thoát nước quanh khu vực
thi công
- Tác động tạm thời, gián đoạn trong suất
thời gian thi công


5

Môi trường đất

- Ảnh hưởng tới tính chất, kết cấu của đất
do hoạt động xây dựng của các công nhân
- Tác động lâu dài

6

Cảnh quan

- Ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực do chất
thải sinh ra trong quá trình xây dựng cơ bản
- Tác động tạm thời, gián đoạn trong suất
thời gian thi công

II. Tác động đến môi trường kinh tế – xã hội
7

8

Công nhân làm việc tại
cộng trường

Người dân sống xung
quanh khu vực dự án và

- Ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân
tham gia thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật

tại công trường.
- Tác động tạm thời, gián đoạn trong suất
thời gian thi công
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tham
gia giao thông và sinh sống quanh các tuyến
19


người dân tham gia giao
thông qua khu vực thực
hiện dự án

đường vận chuyển đất cát san nền và nguyên
vật liệu xây dựng.
- Tác động tạm thời, gián đoạn trong suất
thời gian thi công

3.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
3.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Trong quá trình hoạt động của dự án sẽ sinh ra chất thải từ các nguồn sau:
• Khí thải, bụi
- Khí thải từ các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu như xe gắn
máy, xe hơi, xe tải... Đây là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho khu chung cư.
- Việc sử dụng nhiên liệu vào việc nấu nướng hàng ngày sẽ phát sinh
khí thải gây ô nhiễm không khí. Đây là tác động dài hạn, không thể tránh
khỏi. Tuy nhiên, các hộ dân hiện nay phần lớn sử dụng khí gas và điện nên
lượng khí thải ra có nồng độ khá thấp và hầu như ảnh hưởng không đáng kể
đến môi trường khu vực.
- Khí thải sinh ra do đốt dầu DO chạy máy phát điện dự phòng (mức tác
động không nhiều, do ít khi phải sử dụng).

- Bụi từ mặt đất phát sinh do các hoạt động của con người (không đáng
kể do 100% đường giao thông được bêtông hóa).
- Mùi hôi do nước thải và chất thải rắn sinh hoạt bốc mùi (được giảm
thiểu đáng kể khi Chủ dự án cho xử lý hiệu quả các loại chất thải sinh hoạt
phát sinh).
Tuy nhiên, do lưu lượng xe ra vào khu nhà không lớn, khu vực xung quanh
khu nhà rộng, thoáng đãng, được trồng nhiều loại cây bóng mát, nên ảnh hưởng
của loại ô nhiễm này là không đáng kể.
• Chất thải lỏng:
- Nước thải của Khu nhà ở cao tầng phát sinh từ các hoạt động của
người dân trong khu dân cư (trong các hộ gia đình).
- Nước mưa chảy tràn qua khu dân cư mang theo đất cát và nhiều thành
phần khác từ mặt đất hoặc từ các bề mặt tiếp xúc khác (dầu nhớt, rác thải...)
20


có thể gây nguy cơ ô nhiễm môi trường tại khu vực, đặc biệt là đối với các
nguồn tiếp nhận.
• Chất thải rắn:
- Chất thải rắn sinh hoạt như bao bì các loại, giấy loại, túi ni lông, thực
phẩm dư thừa …
- Rác thải nguy hại như bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin-acquy, các
loại dược liệu hỏng, bình xịt ruồi, muỗi, gián...
3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
- Tiếng ồn sinh ra do hoạt động từ các căn hộ trong khu chung cư:
Như tivi, catset, loa đài... tiếng ồn phương tiện giao thông vận tải qua lại
trong khu dự án,;
- Tiếng ồn do trạm điện, máy phát điện dự phòng...
- Sự gia tăng dân số tại các khu nhà cũng kéo theo sự gia tăng cường
độ tiếng ồn sinh hoạt trong khu vực dân cư, khu dịch vụ...

- Sự cố cháy nổ sinh ra từ các sự cố máy móc, điện;
- Sự cố sụt lở đất, sập, lún các công trình, tràn ngập nước,…
- Sự tăng mật độ và thành phần dân cư có thể gây các vấn đề tiêu cực
mất trật tự an ninh khu vực nếu Chủ dự án không có hướng quản lý hiệu
quả;
- Ngoài ra có thể xảy ra dịch bệnh, tệ nạn xã hội, tranh chấp với người
dân địa phương...
Bảng 3.5: Phân tích hoạt động của gia đoạn vận hành không có liên quan đến
chất thải phân tích sử dụng phương pháp Ma trận định lượng
Các thành phần ô nhiễm Tiến
g ồn

Giao
thông

Y tế

Kinh
tế

Giáo
dục

Văn
hóa

10

4


5

Các hoạt động của dự án
-

Hoạt động mua bán nhà ở

-

Hoạt động vận chuyển hàng
hóa đồ dùng
Hoạt động trao đổi buôn bán

-

Phòng cháy chữa cháy

-

10

8

5

9

9

5


7

9

3

3

8

6

5

8

21


-

Khu trông giữ xe
Quản lý văn hóa khu dân cư
Quản lý trật tự an ninh

7

-


Khu vui chơi dành cho trẻ em
Vườn hoa khu tập thể

8
5

Tổng:

46

7

7

4

7

38

17

7
2
4
4
2

8
5

6
5

8
5
6
5

51

37

32

3.2.3. Đối tượng và quy mô bị tác động
Bảng 3.6: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
TT Đối tượng bị tác động
1

2

3

4

Quy mô bị tác động
- Không đáng kể, nằm trong khả năng chịu tải
Môi trường không khí
của môi trường
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước

dưới đất quanh khu vực dự án.
Môi trường nước
- Thời gian tác động: Diễn ra trong suốt quá
trình hoạt động của dự án.
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước
dưới đất, cảnh quan quanh khu vực dự án.
Chất thải rắn
- Thời gian tác động: Diễn ra trong suốt quá
trình hoạt động của dự án.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống
Người dân sống quanh quanh khu vực thực hiện dự án
khu vực dự án
- Thời gian tác động: Diễn ra trong suốt quá
trình hoạt động của dự án.

3.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của tác động đến môi trường không khí
Khi Khu nhà ở chung cư tại tại khu tập thể Vĩnh Hồ đi vào hoạt động, các
nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường bao gồm:
a. Đối với bụi và khí thải giao thông
Khi Dự án đi vào hoạt động, các phương tiện giao thông cũng sẽ là một nguồn
phát sinh ô nhiễm do khí thải. Các loại phương tiện ra vào khu này bao gồm: Xe ô
tô, xe mô tô và một lượng xe tải vận chuyển hàng hóa ra vào.
22


Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này với nhiên liệu chủ yếu
là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải tương
đối lớn chứa các chất ô nhiễm như NO 2, CO, CO2, VOC... Nồng độ các khí này phụ
thuộc vào mật độ xe và chủng loại xe chạy qua khu vực.
Tuy nhiên, do lưu lượng xe ra vào khu nhà không liên tục và khu vực dự án

rộng, thoáng đãng và quanh khu nhà có trồng nhiều loại cây bóng mát, nên ảnh
hưởng của loại ô nhiễm này là không đáng kể.
b. Đối với khí thải từ hoạt động nấu nướng
Việc sử dụng nhiên liệu vào việc nấu nướng hàng ngày sẽ phát sinh khí thải
gây ô nhiễm không khí. Đây là tác động dài hạn, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên,
người dân phần lớn sẽ sử dụng chủ yếu gas hay điện nên khí thải thải ra với nồng
độ khá thấp và hầu như ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường khu vực.
c. Đối với tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn, độ rung gây ra chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải của
chính người dân trong dự án, ngoài ra còn có một số loại phương tiện vận tải của
khách qua lại khác, các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ
xe du lịch nhỏ có mức ồn 77 dBA, xe tải- xe khách: 84- 95 dBA, xe mô tô: 94
dBA...Tiếng ồn cũng phát sinh từ máy phát điện dự phòng… Mức ồn của máy phát
điện dự phòng và các loại xe cơ giới được nêu trong bảng 3. 7dưới đây:
Bảng 3.7: Mức ồn của các loại xe cơ giới
Tiêu chuẩn độ ồn tại khu dân cư
Tiếng
ồn
Loại xe
QCVN 26: 2010/BTNMT
(dBA)
Ban ngày (dBA) Ban đêm (dBA)
Xe du lịch
77
Xe mini bus
84
Xe thể thao
91
Xe vận tải
93

70
55
Xe mô tô 4 thì
94
Xe mô tô 2 thì
80 - 100
Máy phát điện
> 90
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT Hà Nội 1997)
Nhìn vào Bảng 3.11 ta thấy máy phát điện dự phòng và hầu hết các hoạt động
giao thông đều phát sinh tiếng ồn vượt quy chuẩn tiếng ồn tại khu dân cư, chủ dự
23


án sẽ có phương án cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa các tác động của tiếng ồn lên
khu vực Dự án ở chương IV của báo cáo.
3.2.5. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
• Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản:
- Những sự cố cháy chập hệ thống điện tạm thời, nổ các kho chứa nhiên
liệu...
- Quá trình thi công tầng hầm có thể gây sạt lở hố đào, sụt lún công
trình lân cận đặc biệt là nhà ở của người dân, ảnh hưởng đến mực nước dưới
đất.
- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu có thể làm cho hệ thống đường
giao thông có sẵn bị xuống cấp ảnh hướng tới môi trường cảnh quan trong khu
vực.
- Trong quá trình xây dựng do sự bẩn cẩn, không chú ý của công nhân
cũng có thể xảy ra tai nạn lao động, tại nạn giao thông tại khu vực thực hiện
dự án….
- Trong quá trình xây dựng nhất là trong giai đoạn thi công móng công

trình có thể ảnh hưởng đến hạ tầng cơ sở của người dân xung quanh.
• Khi dự án đi vào hoạt động:
- Sự cố cháy nổ chập điện liên quan đến các vật dụng dùng điện, khí
gas, trạm biến áp, đường dây tải điện...
- Trong các công trình: Sự cố chảy nổ, chập điện liên quan đến việc sử
dụng lò đốt (khí gas), các vật dụng dùng điện đều có thể xảy ra. Đặc biệt đối
với các công trình nhà cao tầng (chung cư), khu vực tập trung đông người khi
các sự cố cháy nổ xảy ra là rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản con người.
- Hệ thống mương thoát nước của khu vực không bảo đảm được vấn đề
thoát nước chung của khu vực
- Ngoài công trình: Sự cố chập điện dẫn đến cháy nổ tại các trạm biến
áp, đường dây tải điện từ trạm biến áp đến các công trình.
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường không khí
a. Ô nhiễm do bụi

24


Tác nhân ô nhiễm chính trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công xây
dựng là bụi. Bụi phát sinh từ hoạt động bóc lớp bùn đất, thi công đào tầng hầm,
vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng dự án… sẽ gây ô nhiễm môi trường cục bộ
tại khu vực Dự án, các công trình, hộ dân xung quanh và dọc tuyến đường vận
chuyển.
Khi vận chuyển do rung động và gió, bụi từ đất cát ở trên xe và đất cát trên
đường sẽ cuốn theo gió làm phát sinh bụi. Tùy theo điều kiện chất lượng đường,
phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu mà bụi phát sinh nhiều hay ít. Nồng
độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày trời nắng, phạm vi phát tán có thể lên đến
200m nếu gặp những ngày có gió lớn.
Khối lượng bụi được tính toán cụ thể như sau:
Theo Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở chung cư tại khu tập thể cũ Vĩnh Hồ,

Diện tích của khu đất xây dựng là 222600 m2 thì khối lượng đất cần được vận
chuyển đi đổ thải là:
Q = 222600 m2 x 0,3m = 66780 m3
Tương đương với 66780 x 1,3 = 86814 (tấn) = M1 (khối lượng riêng của đất là
1,3 tấn/m3).
Khối lượng đất thải do đào tầng hầm (diện tích xây dựng tầng hầm 3500 m2,
chiều sâu tầng hầm 2,1m) là:
M2 = 3500m2 x 2,1m = 7350 m3 = 7350 x 1,3 = 9555 (tấn) (1,3 tấn/m3 tỷ
trọng của đất đào).
Tổng khối lượng đất cần vận chuyển đi do bóc lớp hữu cơ và đào tầng hầm là:
M= M1 + M2 = 86814 + 9555 = 96369 (tấn)
Lượng đất này là tương đối lớn, dự kiến này sẽ được vận chuyển đổ thải tại
bãi thải xây dựng của thành phố tại phường Thịnh Quang và Ngã Tư Sở, cự ly vận
chuyển đổ bùn đất ước tính là 5km.
Số lượt xe cần vận chuyển đất đi đổ thải (do Dự án nằm trong Thành phố nên
lựa chọn xe có trọng tải 10 tấn):
N1 = 96369 /10 = 9637 (lượt xe)
Quy ước, cứ 2 xe không tải bằng 1 xe có tải. Vậy tổng số lượt xe sử dụng để
vận chuyển đất đá đi đổ thải do bóc lớp hữu cơ và đào tầng hầm là:
25


×