Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGOẠI VI TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.8 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGOẠI VI TẠI
NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Họ và tên sinh viên: DƯƠNG NGỌC HẬU
Ngành: CÔNG NGHỆ BỘT GIẤY VÀ GIẤY
Niên khoá: 2006 – 2010

Tháng 07/2010


KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGOẠI VI
TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Tác giả

DƯƠNG NGỌC HẬU

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất giấy & bột giấy

Giáo viên hướng dẫn
TS. Phan Trung Diễn

Tháng 07 năm 2010


i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức,nhà máy giấy và thầy cô giáo,…
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
Khoa Lâm Nghiệp và các thầy cô trong Bộ môn Công Nghệ Giấy và Bột Giấy đã dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi trong những năm
học qua.
Ban Giám Đốc Nhà máy giấy Bình An cùng các cô chú, anh chị các phòng ban
đã tạo mọi điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và chỉ bảo trong suốt
thời gian thực tập tốt nghiệp tại Nhà máy.
TS. Phan Trung Diễn đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Các bạn lớp DH06GB đã luôn đồng hành, chia sẻ buồn vui, động viên giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài.
Và xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ và gia đình đã luôn động viên, quan
tâm chăm sóc, tạo điều kiện giúp đỡ con trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

TPHCM, tháng 07/2010
Sinh viên thực hiện
Dương Ngọc Hậu

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hệ thống xử lý nước thải ngoại vi tại nhà máy giấy Bình An”

được tiến hành tại phân xưởng 2 nhà máy giấy Bình An thuộc công ty cổ phần giấy
Tân Mai, thời gian từ 25/3/2010 đến 25/5/2010. Khảo sát quy trình xử lý nước thải,
tìm hiểu các loại hóa chất sử dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống, các sự cố
thường xảy ra từ đó tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sự cố đó. Kiểm tra
các chỉ tiêu đầu ra của nước thải để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống.
Kết quả thu được cho thấy đây là hệ thống xử lý hoàn chỉnh có hiệu quả cao,
nước thải sau xử lý đủ tiêu chuẩn thải ra môi trường. Tuy nhiên do mới đi vào hoạt
động nên vẫn xảy ra một số sự cố, nhà máy đã khắc phục và đang dần ổn định hơn.

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................1
1.2. Mục đích đề tài........................................................................................................2
1.3. Mục tiêu đề tài.........................................................................................................2
1.4. Giới hạn đề tài .........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3
2.1. Tổng quan về ngành giấy và các vấn đề về môi trường ...........................................3
2.1.1. Thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay.......................................3
2.1.2 . Tác động của ngành công nghiệp giấy đến môi trường ........................................5

2.1.3 . Phân loại các chất gây ô nhiễm trong nhà máy giấy.............................................6
2.1.4. Các chỉ số biểu thị mức độ ô nhiễm của nước thải................................................7
2.1.5 . Đặc điểm của nước thải nhà máy giấy .................................................................8
2.1.6. Các phương pháp xử lý nước thải ngành giấy.......................................................9
2.2.Tổng quan về nhà máy giấy Bình An......................................................................15
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy ...........................................................15
2.2.2. Hoạt động sản xuất .............................................................................................17
2.2.4 . Đặc trưng nguồn nước thải tại nhà máy giấy Bình An .......................................21
2.2.5 . Sơ lược hệ thống xử lý nước thải ngoại vi ..........................................................22
2.3. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................23
2.3.1. Bùn hoạt tính .......................................................................................................23
2.3.2. Tỉ lệ F/M..............................................................................................................23
iv


2.3.3. Chỉ số SVI ...........................................................................................................24
2.3.4. Sinh khối..............................................................................................................25
2.3.5. Tuổi bùn SRT ......................................................................................................25
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................26
3.1 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................26
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................26
3.3 Thí nghiệm đánh giá chất lượng nước thải trước và sau xử lý................................26
3.3.1 Xác định pH.........................................................................................................26
3.3.2 Xác định TSS ........................................................................................................27
3.3.3Xác định COD. ......................................................................................................28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................30
4.1. Nước thải và hệ thống thu gom nước thải tại nhà máy ..........................................30
4.2 Quy trình xử lý nước thải ........................................................................................32
4.2.1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải.............................................................................32
4.2.2 Các công trình đơn vị của hệ thống ngoại vi........................................................33

4.3 Hóa chất sử dụng .....................................................................................................41
4.3.1 H2SO4....................................................................................................................41
4.3.2 Ure.........................................................................................................................41
4.3.3 DAP .......................................................................................................................41
4.3.4 PAC ......................................................................................................................42
4.3.5 Polymer.................................................................................................................43
4.4. Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống ...................................................................44
4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý nước thải .........................46
4.5.1 Công suất cấp khí .................................................................................................46
4.5.2 Các chất dinh dưỡng.............................................................................................46
4.5.3 Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải ...................................................................47
4.5.4 Sự có mặt của vi khuẩn dạng sợi..........................................................................47
4.5.5 Môi trường............................................................................................................47
4.6 Các sự cố thường gặp ..............................................................................................48
4.6.1 Bể điều hòa quá tải ...............................................................................................48
4.6.2 Bể vi sinh có bọt nhiều và nổi váng .....................................................................48
v


4.6.3 Sự trương nở bùn..................................................................................................48
4.6.4 Bùn nổi ở bể lắng..................................................................................................49
4.6.5 Bùn tràn ra ngoài ..................................................................................................50
4.6.6 Tràn nước ở bể chứa sau lắng...............................................................................50
4.6.7 Bùn thối ................................................................................................................50
4.7 Các biện pháp khắc phục sự cố ...............................................................................50
4.7.1 Bể điều hòa quá tải ...............................................................................................50
4.7.2 Thiếu dưỡng chất N, P..........................................................................................50
4.7.3 Sục khí không đủ ..................................................................................................50
4.7.4 Quá trình khử nitơ ở bể lắng.................................................................................51
4.7.5 Sự xuất hiện vi khuẩn dạng sợi ............................................................................51

4.7.6 Mùi hôi bùn thải ...................................................................................................51
4.7.7 Cách ngưng hoạt động hệ thống xử lý..................................................................52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................54
5.1 Kết luận....................................................................................................................54
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................44
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................50
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................51
PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................................52
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................................53
PHỤ LỤC 6 ...................................................................................................................54

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Biochemical Oxigen Demand
Nhu cầu oxi sinh hóa.

COD

Chemical Oxigen Demand
Nhu cầu oxi hóa học

DO

Dissolved Oxigen

Oxi hòa tan.

SVI

Sludge Volume Index
Chỉ số thể tích bùn

SDI

Sludge Volume Index
Chỉ số thể tích bùn.

MLVSS

Mixed-Liquor Volatile Suspended Solids
Chất rắn lơ lửng bay hơi hỗn dịch

MLSS

Mixed Liquor Suspended Solids
Chất rắn lơ lửng hỗn dịch

RAS

Return Activated Sludge
Bùn tuần hoàn.

F/M ratio

Food to Microorganism

Tỷ số thức ăn trên

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất tiêu thụ và xuất nhập khẩu các sản phẩm
giấy (2008)......................................................................................................................3
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn nước thải áp dụng chung cho sản xuât giấy từ các loại bột
khác nhau.......................................................................................................................8
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu nước thải sản xuất của nhà máy trước khi xử lý ..................21
Bảng 2.4 Sự phụ thuộc của tỉ lệ F/M và hiệu suất xử lý của hệ thống.........................24
Bảng 3.1 Tỉ lệ thể tích mẫu và hóa chất dùng trong phân tích COD ...........................28
Bảng 4.1 Lớp lọc bằng cát............................................................................................40
Bảng 4.2 Lớp lọc bằng than hoạt tính ..........................................................................40
Bảng 4.3 Hiệu quả xử lý của các công trình đơn vị .....................................................44
Bảng 4.4 Hiệu suất xử lý của hệ thống.........................................................................45
Bảng 4.5 Bảng kiểm soát chất lượng nước thải tại hệ thống xử lý nước thải
ngoại vi .........................................................................................................................46

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Các quá trình xử lý kị khí ..............................................................................12
Hình 2.2 Sơ đồ khối của quá trình sản xuất giấy.........................................................19
Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy giấy Bình An..........................31
Hình 4.2 Cấu tạo bể lắng ..............................................................................................32
Hình 4.3 Bể Aeroten.....................................................................................................34
Hình 4.4 Than hoạt tính................................................................................................37

Hình 4.5 Cách thức lọc của than hoạt tính ...................................................................39
Hình 4.6 Các vi sinh vật hình sợi tiêu biểu trong bể bùn hoạt tính ..............................48

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước
phát triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam càng trở nên nóng hơn khi mới đây
hàng loạt các vụ xả khí thải, nước thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên tại một số cơ sở
sản xuất công nghiệp gây chấn động dư luận. Những cảnh báo về môi trường Việt
Nam không còn là cảnh báo nữa khi hiện tượng nhiều dòng sông chết cục bộ, nồng độ
khí thải tăng cao và nhanh, việc xuất hiện các làng ung thư…đã cho ta thấy rõ môi
trường Việt Nam đã đến mức báo động, đạt “ngưỡng tới hạn”. Bước vào thời kỳ hội
nhập, những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi trường tồn tại
như một bài toán nan giải không chỉ của Việt Nam mà là của tất cả các nước.
Hiện nay, các ngành công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, công nghiệp
giấy cũng đang tăng trưởng nhanh chóng và đóng góp vào tiến trình phát triển chung
của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
thì ngành giấy lại là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Điều
đáng nói là hiện nay, hầu hết các nhà máy sản xuất giấy đều chưa xây dựng hệ thống
xử lý nước thải hoặc nếu có thì xử lý không đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến trực tiếp đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến
sức khoẻ của cộng đồng.
Do vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải và nghiên cứu các phương pháp
xử lý nước thải để cải thiện ô nhiễm môi trường là rất cần thiết và cấp bách để đáp ứng
mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ mới.

Được sự chấp thuận của lãnh đạo nhà máy giấy Bình An, được sự đồng ý của
BCN Khoa, Bộ Môn Công Nghệ Sản Xuất Bột Giấy - Giấy và giáo viên hướng dẫn,

1


tôi tiến hành đề tài “Khảo sát hệ thống xử lý nước thải ngoại vi tại nhà máy giấy Bình
An”.
1.1. Mục đích đề tài
Đề tài này nhằm mục đích khảo sát hệ thống xử lý nước thải ngoại vi của nhà
máy giấy Bình An. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của hệ thống từ đó đánh
giá hiệu quả xử lý nước thải.
1.2. Mục tiêu đề tài
Để đạt được mục đích đề ra trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi thực hiện các
mục tiêu sau:
- Khảo sát các chất thải trong quá trình sản xuất tại nhà máy.
‐ Quy trình xử lý nước thải trong ngành giấy trên thế giới cũng như tại nhà
máy.
‐ Tìm hiểu các loại hóa chất sử dụng.
‐ Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của hệ thống.
‐ Các sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục.
‐ Kiểm tra các thông số nước thải: pH, SS, COD.
1.3. Giới hạn đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi chỉ giới hạn khảo sát một số các chỉ tiêu của
nước thải như pH,SS, COD. Hy vọng thầy cô, anh chị, hay những bạn nghiên cứu về
vấn đề này, nếu có đủ điều kiện cần thiết sẽ khảo sát được đầy đủ những chỉ tiêu của
nước thải hơn.
Ở mỗi phần khảo sát, tôi có đưa ra một số nhận xét và giải thích trong phạm vi
kiến thức và hiểu biết của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khoá luận chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi hy vọng các thầy cô sẽ góp ý giúp tôi

hạn chế và sửa chữa những sai sót của mình.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ngành giấy và các vấn đề về môi trường
2.1.1. Thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay
Ngành giấy nước ta có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung
bình 11%/năm trong giai đoạn 2000-2006, tuy nhiên nguồn cung như vậy cũng chỉ đáp
ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên , tới nay đóng góp của ngành trong
tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.
Cuối năm 2007, toàn ngành có trên 239 nhà máy với tổng công suất đạt 1,38 triệu
tấn/năm; 66 nhà máy sản xuất bột giấy, tổng công suất 600.000 tấn/năm. Hiện nay Việt
Nam có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy tuy nhiên đa phần là các doanh nghiệp
nhỏ, hộ sản xuất cá thể. Toàn ngành chỉ có hơn 90 doanh nghiệp có công suất trên
1.000 tấn/năm.
Do máy móc cũ, công nghệ lạc hậu nên nhiều nhà máy giấy Việt Nam không sản
xuất được hết công suất, vì vậy khả năng đáp ứng nhu cầu nội địa càng thấp và tỷ
trọng nhập khẩu càng cao
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất tiêu thụ và xuất nhập khẩu các sản phẩm giấy (2008)
Sản phẩm
Giấy in báo
Giấy in viết
Giấy bao bì
Giấy Tissue
Giấy vàng mã
Khác


Năng lực
58.000
370.000
830.000
100.000
140.000

Tiêu dùng

Sản xuất

107.195
395.726
1.270.332
48.362
200
132.707

56.100
254.100
642.300
73.000
85.200

Nhập khẩu

Xuất khẩu

51.096


0

158.626

17.000

628.032
362

25.000
85.000

132.707

(Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy tháng 12/2008)
3


Năng lực sản xuất bột giấy ở nước ta chỉ mới đáp ứng được ½ nhu cầu sản xuất
giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập
khẩu. Hiện nay chỉ có công ty giấy Bãi Bằng và công ty cổ phần giấy Tân Mai chủ
động đáp ứng được khoảng 80% tổng số bột cho sản xuất giấy của mình.
Theo hiệp hội giấy Việt Nam (VPPA) năng lực sản xuất bột năm 2008 đã tăng
thêm 20.000 tấn. Từ năm 2009 đến cuối năm 2011 hàng loạt dự án lớn đi vào hoạt
động, năng lực sản xuất bột của ngành giấy Việt Nam sẽ tăng thêm 1,9 triệu tấn vào
năm 2011. Theo tính toán của VPPA, năm 2011 tổng năng lực sản xuất của ngành giấy
là 2,2 triệu tấn bột trong khi tiêu dùng dự kiến trong nước là 1,6 triệu tấn năm 2015.
Do dó Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu bột giấy vào tương lai không xa
Tiêu dùng giấy năm 2009 cao hơn năm 2008 chút ít (gần 2%). Sản lượng giấy

đạt được cao hơn vài nghìn tấn so với năm 2008 (tương ứng 1,4 – 2%). Nhập khẩu đạt
gần bằng năm 2008, nhưng xuất khẩu chỉ đạt trên 50% so với năm 2008.
Dự báo năm 2010, năng lực sản xuất của ngành giấy sẽ tăng đáng kể, do nhiều dự
án sẽ được huy động vào sản xuất. Điều đáng mừng là quy mô đầu tư của các doanh
nghiệp tư nhân đã lớn, phần nhiều từ mốc 30.000 tấn/năm và nhiều người đang ấp ủ
vươn tới quy mô 100.000 tấn/năm trong 1-2 năm tới. Hy vọng rằng sản xuất sẽ tăng
trưởng với hai con số, nhập khẩu giấy giảm mạnh, xuất khẩu tăng.
Bộ trưởng Công nghiệp vừa ký Quyết định số 07/2007/QĐ-BCN về việc phê
duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm
2010, tầm nhìn 2020. Theo đó, sẽ xây dựng ngành công nghiệp giấy Việt Nam với
công nghệ hiện đại, hình thành các khu vực sản xuất giấy, bột giấy tập trung với công
suất đủ lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Xây dựng vùng nguyên liệu
giấy tập trung nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất 600.000
tấn bột giấy vào năm 2010 và 1.800.000 tấn vào năm 2020, tạo điều kiện để xây dựng
các nhà máy chế biến bột giấy có quy mô lớn.
Với các nhà máy giấy hiện có, cần tập trung khai thác hết năng lực sản xuất, đáp
ứng đủ nhu cầu giấy in, giấy viết cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đầu tư xây dựng một số
nhà máy sản xuất giấy bao bì (giấy bao bì thông thường và bao bì cao cấp), giấy công
nghiệp để đáp ứng nhu cầu giấy bao bì và nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Tổng
vốn đầu tư cho giai đoạn 2006-2020 là 95.569 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nhà máy là
4


87.664 tỷ đồng, vốn đầu tư trồng rừng là 7.905 tỷ đồng. Đến năm 2020, ngành giấy sẽ
đáp ứng 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
2.1.2 . Tác động của ngành công nghiệp giấy đến môi trường
Hiện nay, ngành công nghiệp giấy đang tăng trưởng nhanh chóng và đóng góp
vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, theo đánh giá của
Ban chỉ đạo về nước sạch – Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành công nghiệp giấy lại
là một trong những ngành gây ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt đối với các nguồn nước.

Theo thống kê, cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó chỉ có
khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các nhà
máy đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu, vì thế
tình trạng gây ô nhiễm môi trường do sản xuất giấy cũng đang là vấn đề được nhiều
người quan tâm.
So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức ô nhiễm cao
và dễ tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước
thải xử lý không đạt yêu cầu.
Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra 1 tấn giấy
thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30-100m3 nước, trong khi các nhà máy giấy
hiện đại thế giới chỉ sử dụng 7-15m3/ tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí
nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông rạch nguồn nước
thải khổng lồ.
Trong các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy, nước thải thường có độ pH trung
bình 9 – 11, nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) cao, có thể lên
đến 700mg/l và 2.500mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho
phép. Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin (trong dịch đen), phẩm màu, xút
và các chất do vòng thơm Clo hoá là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có
nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong môi trường. Có những nhà máy giấy,
lượng nước thải lên tới 4.000 – 5.000m3/ngày, các chỉ tiêu BOD, COD gấp 10 -18 lần
chỉ tiêu cho phép, lượng nước thải này không được xử lý mà đổ trực tiếp vào sông.
Ngoài ra, trong công nghiệp xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc
những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hoá chất và chất
xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi
5


thì vấn đề ô nhiễm là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường
nước.
Có thể nói, hiện nay ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam là một trong những lĩnh

vực sử dụng nhiều nước nhất và gây ô nhiễm môi trường nhất trong quá trình phát
triển. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng được đặt lên hàng
đầu, tất các ngành công nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài phải có chiến lược
xây dựng và bảo vệ môi trường đi đôi với phát triến kinh tế. Và ngành giấy cũng
không ngoại lệ, để ngành giấy phát triển ổn định theo hướng bền vững, cùng với việc
mở rộng, nâng cao năng lực hiệu quả trong sản xuất, các nhà quản lý, các nhà khoa
học cũng cần chú trọng đầu tư, nghiên cứu áp dụng những công nghệ có khả năng
giảm thiểu tối đa và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường.
2.1.3 . Phân loại các chất gây ô nhiễm trong nhà máy giấy
Trong nước thải của nhà máy giấy bao giờ cũng có chứa các tạp chất. Các tạp
chất này có thể được phân loại như sau:
Tạp chất không tan, thô: như rác, mảnh gỗ, mảnh nhựa, mảnh sắt,… Loại tạp
chất này có thể dễ dàng được tách khỏi nước thải bởi song chắn rác hoặc lưới chắn rác
được đặt trong đường mương dẫn nước thải.
Tạp chất không tan, mịn: như sạn, cát, các chất rắn lơ lửng như xơ sợi bột giấy,
các hạt tinh bột, các hạt keo, các hạt chất độn,… Những tạp chất này thường được tách
khỏi nước thải bằng cách dùng bể lắng, màng lọc hoặc tuyển nổi. Để cho các tạp chất
này dễ lắng và lắng được triệt để hơn thì người ta sử dụng những chất keo tụ, hoà tan
rồi trộn vào với nước thải trước khi nước thải đi vào bể lắng.
Tạp chất mà mức độ lọc không cao:
- Các chất tan vô cơ như: các loại muối của Na, K, Ca, Mg, Al với các gốc
thông thường là Cl-, SO42-, NO3-, CO32-. Các tạp chất này thường xuất phát từ các tạp
chất có trong bột giấy, trong các hoá chất phụ gia của giấy như chất độn, thủy tinh
lỏng,… Đối với chúng thường không đặt ra vấn đề phải xử lý vì nồng độ của chúng
trong nước thải của nhà máy giấy thường thấp và nằm trong mức độ cho phép.
- Các hợp chất tan có nguồn gốc hữu cơ như: các loại rượu, axít hữu cơ tan, các
loại đường hectozan, pentozan – là sản phẩm thủy phân của xenluloz và giấy,… Các
tạp chất này cần phải được xử lý vì nếu không xử lý thì chúng tích tụ và tự phân hủy,
6



làm nước thải chuyển thành màu đen do sinh ra bùn, gây ra những mùi hôi thối của
nước thải, làm ô nhiễm môi trường.
2.1.4. Các chỉ số biểu thị mức độ ô nhiễm của nước thải
Có rất nhiều các chỉ số biểu thị mức độ ô nhiễm của nước thải với các thông số
và giá trị giới hạn khác nhau. Đối với ngành giấy, mức độ ô nhiễm của nước thải
thường được biểu thị bằng các chỉ số sau: pH, TSS, BOD, COD, độ đục, màu và AOX.
Riêng các chỉ tiêu về màu và AOX chỉ áp dụng cho các nhà máy sản xuất bột giấy.


pH: Được sử dụng rộng rãi để biễu diễn tính kiềm hay tính acid của dung

dịch. pH là chỉ số biễu diễn nồng độ hoạt tính của ion-hydro. pH có vai trò quan trọng
trong hầu hết các quá trình của lĩnh vực môi trường. Trong quá trình xử lý nước thải
bằng các quá trình sinh học, pH phải được duy trì trong giới hạn tối ưu cho sự phát
triển của vi sinh vật. Nếu pH nằm trong khoảng 6,0 – 8,0 thì nước thải có thể xử lý
bằng phương pháp sinh học, nếu pH nằm ngoài khoảng này thì phải trung hoà nước
thải về pH trung tính rồi mới xử lý bằng phương pháp sinh học.


TSS (Total Suspended Solid): Là hàm lượng chất rắn lơ lững trong nước

(mg/l). Chất rắn ảnh hưởng tới chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất,
cản trở hoặc tiêu tốn nhiều hoá chất trong quá trình xử lý. Ngoài ra, hàm lượng rắn lơ
lững còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý nước thải
bằng phương pháp sinh học.
‐ Chỉ số BOD (Chemical Oxigen Demand – nhu cầu oxy sinh hoá): Là lượng
oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học
trong điều kiện hiếu khí. BOD là chỉ tiêu xác định mức độ ô nhiễm của nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp thông qua chỉ số oxy dùng để khoáng hoá các hợp chất

hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Đơn vị đo BOD là mg/l.


Chỉ số COD (Chemical Oxigen Demand – nhu cầu oxy hoá học): Chỉ tiêu

COD được dùng để xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải. COD là lượng
oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoá học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và
H2O dưới tác dụng của chất oxy hoá mạnh. Lượng oxy này tương đương với hàm
lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hoá, được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hoá
hoá học mạnh trong môi trường axit. Chỉ số COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ

7


không thể bị oxy hoá bằng vi sinh vật, do đó nó có giá trị cao hơn BOD. Đơn vị đo
COD là mg/l.


Độ đục: Là một trong những chỉ tiêu xác định chất lượng nước. Bất kì nước

dùng vào mục đích gì cũng cần phải loại bỏ triệt để mọi thành phần gây nên độ đục.
Độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện hữu của vô số vật thể li ti ở trạng thái huyền
phù như đất sét, hạt mịn, vật chất vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật. Độ đục thay đổi tuỳ thuộc
vào mức độ xáo trộn, kích cỡ, hình dáng và khối lượng riêng của các thành phần lơ
lững. Đơn vị đo độ đục thường là mg SiO2/l, NTU, FTU, trong đó NTU và FTU tương
đương nhau.


Độ màu: Bản chất của nước là không màu, nước có màu là do các chất bẩn


gây nên. Các hợp chất sắt, mangan không hoà tan làm nước có màu nâu đỏ, các chất
mùn humic gây ra màu vàng, còn các loạt thuỷ sinh tạo cho màu nước màu xanh lá
cây. Nước nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hay công nghiệp thường có màu xanh lá
cây. Đơn vị đo độ màu thường dùng là độ theo thang màu platin – coban.


AOX (Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ): Giá trị AOX phản ánh hàm lượng

những dẫn xuất clo hữu cơ có trong nước thải và có khả năng hấp thụ trên than hoạt
tính. Những dẫn xuất clo hữu cơ này có độc tính cao, là những hợp chất bền hoặc có
đặc tính tích tụ sinh học. Một cách tổng quát, độ độc và khả năng tích tụ sinh học của
những dẫn xuất thế clo vào mạch vòng sẽ tăng theo số nguyên tử clo thế.
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn nước thải áp dụng chung cho sản xuất giấy từ các loại bột khác
nhau
Thông số

BOD

COD

TSS

Giá trị tới hạn, mg/l

100

200

100


(Nguồn: Viet Nam Pulp & Paper Association/ Khoa Học Công Nghệ/ Góp Ý Về
Dự Thảo Tiêu Chuẩn Nước Thải)
2.1.5 . Đặc điểm của nước thải nhà máy giấy
Đặc tính của nước thải ở từng nhà máy rất khác nhau về thành phần và hàm
lượng. Nhưng đặc điểm chung là các chất gây ô nhiễm xuất phát từ gỗ và các tác chất
sử dụng trong quy trình chế biến gỗ và tuỳ theo từng công đoạn trong qui trình xử lý,
mà nước thải sẽ có những đặc điểm khác nhau.
8


Đối với nhà máy sản xuất giấy mà quy trình sản xuất chỉ đi từ bột giấy đến giấy
thành phẩm mà không có quy trình sản xuất bột giấy thì nước thải thường có chỉ số SS
rất cao vì trong đó có chứa rất nhiều sợi bột giấy, các hạt chất độn, các hạt keo chống
thấm, các hạt tinh bột, chất bảo lưu sử dụng trong quá trình xeo giấy bị trôi theo nước
thải và không thể tuần hoàn 100% được. Thành phần của nước từ hệ thống máy xeo
có thể thay đổi tuỳ theo máy xeo, loại giấy sản xuất, nguyên liệu sản xuất và điều kiện
vận hành. Các thành phần vật chất có trong hệ thống nước trắng có từ 4 nguồn gốc chủ
yếu:
‐ Bột giấy
‐ Nguyên liệu
‐ Chất độn
‐ Các hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất giấy.
Vì điều này nên trong quy trình xử lý nước thải nhà máy giấy thì công đoạn thu
hồi các chất lơ lửng (gọi chung là thu hồi bột) và công đoạn cô đặc dòng bột thu hồi là
những công đoạn quan trọng nhất, đó cũng là những công đoạn khác biệt với quy trình
xử lý các loại nước thải khác.
Nước thải nhà máy giấy thường không chứa chất có độc tố cao nên có thể xử lý
được bằng phương pháp sinh học.
Chỉ số BOD thường không quá cao, mà nằm trong phạm vi < 700 mg/lít nên
cho phép xử lý triệt để bằng phương pháp hiếu khí được.

2.1.6. Các phương pháp xử lý nước thải ngành giấy
Xử lý nước thải ngành giấy mối quan tâm chính vẫn là tách loại các chất rắn lơ
lửng (SS) và COD, BOD.
Công nghệ dùng để tách loại SS thường là sàng, lắng và tuyển nổi còn gọi là
xử lý sơ bộ hay xử lý bậc I. Còn việc loại trừ COD, BOD được thực hiện với hàng loạt
các quy trình xử lý sinh học (hiếu khí và kỵ khí) còn gọi là xử lý cơ bản hay xử lý bậc
II.
- Xử lý sơ bộ hay xử lý bậc I:
Nói chung xử lý bậc I là công đoạn loại bỏ phần lớn các tạp chất thô, cứng, vật
nổi, nặng (cát, đá, sỏi…), dầu mỡ, xơ sợi… để bảo vệ bơm, đường ống, thiết bị tiếp
theo và đưa nước thải vào xử lý cơ bản có hiệu quả hơn.
9


Lắng cát: dựa vào nguyên lý trọng lực, dòng nước thải được cho chảy qua “bẫy
cát”. Bẫy cát là các loại bể, hố, giếng… cho nước thải chảy vào theo nhiều cách khác
nhau. Nước qua bể lắng dưới tác dụng của trọng lực cát nặng sẽ lắng xuống đáy và kéo
theo một phần chất đông tụ.
Các loại bể lắng: ngoài lắng cát, sỏi trong quá trình xử lý cần phải lắng các loại
hạt lơ lững, các loại bùn (kể cả bùn hoạt tính)… nhằm làm cho nước trong. Nguyên lý
làm việc của các loại bể này đều dựa trên cơ sở trọng lực. Bể lắng thường được bố trí
theo dòng chảy có hình nằm ngang hoặc thẳng đứng. Bể lắng ngang trong xử lý nước
thải công nghiệp có thể là một bậc hoặc nhiều bậc.
Tuyển nổi: Quá trình tuyển nổi là quá trình tách các hạt rắn (cặn lơ lửng) hoặc
hạt chất lỏng (dầu, mỡ) ra khỏi pha lỏng (nước thải). Quá trình này được thực hiện
bằng cách đưa các bọt khí mịn vào pha lỏng. Bọt khí mịn dính bám vào các hạt, tạo lực
đẩy nổi đủ lớn đẩy các hạt bám dính bọt khí lên bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá
trình tuyển nổi có thể sử dụng để loại bỏ dầu mỡ, cặn lơ lửng và nén bùn sinh học (bùn
hoạt tính, màng VSV). Trong tuyển nổi khí hòa tan, không khí hòa tan trong nước thải
ở áp suất vài atmosphere (275 - 350 kPa), sau đó giảm xuống áp suất khí quyển, khí

hòa tan tách ra khỏi nước thành những bọt khí mịn. Hiệu quả quá trình tuyển nổi này
phụ thuộc vào tỉ số thể tích khí trên khối lượng chất rắn.
- Xử lý cơ bản hay xử lý bậc II:
Xử lý bậc II hay xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động
sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh, có trong nước thải. Quá
trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng
hóa và trở thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước.
Cho đến nay người ta đã xác định được rằng, các vi sinh vật có thể phân hủy
được tất cả các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và nhiều hợp chất hữu cơ tổng hợp
nhân tạo. Mức độ phân hủy và thời gian phân hủy phụ thuộc trước hết vào cấu tạo chất
hữu cơ, độ hòa tan trong nước và hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng khác.
Vi sinh vật có trong nước thải sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng
làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Quá trình dinh dưỡng làm cho chúng sinh
sản, phát triển tăng số lượng tế bào (tăng sinh khối), đồng thời làm sạch (có thể là gần
hoàn toàn) các chất hữu cơ hòa tan hoặc các hạt keo phân tán nhỏ. Do vậy trong xử lý
10


sinh học, người ta phải loại bỏ các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải trong giai
đoạn xử lý sơ bộ. Đối với các tạp chất vô cơ có trong nước thải thì phương pháp xử lý
sinh học có thể khử các chất sulfit, muối amoni, nitrat…- các chất chưa bị oxy hóa
hoàn toàn. Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2, nước, khí N2, ion
sulfat…
Các quá trình xử lý sinh học hiếu khí:
 Quá trình sinh trưởng lơ lửng:
Vi sinh vật chịu trách nhiệm chuyển hóa hợp chất hữu cơ, hoặc những thành phần
khác trong nước thải và vi sinh vật được duy trì lơ lửng trong chất lỏng. Tiêu biểu nhất
cho dạng xử lý này là bể sinh học hiếu khí bùn hoạt tính (Aeroten).
Quá trình bùn hoạt tính là sự hình thành bông có kích thước khoảng từ 50 - 200
µm mà có thể được loại bỏ bằng lắng trọng lực.

Trong bể hiếu khí, nước thải tiếp xúc với bông bùn vi sinh lơ lửng bằng cách
khuấy trộn và cung cấp khí. Thiết bị cơ khí được sử dụng để cung cấp cho việc khuấy
trộn và cung cấp oxy. Hỗn hợp bùn hoạt tính chảy sang bể lắng, lắng xuống và được
nén. Sinh khối lắng được tuần hoàn lại bể aeroten để tiếp tục phân hủy sinh học với
những hợp chất hữu cơ đầu vào. Một phần cặn lắng được loại bỏ hàng ngày hoặc theo
định kì.
 Quá trình sinh trưởng bám dính:
Vi sinh vật chịu trách nhiệm chuyển hóa hợp chất hữu cơ, hoặc những thành phần
khác trong nước thải và vi sinh vật bám dính vào bề mặt vật liệu trơ như: đá, xỉ hoặc
nhựa tổng hợp. Quá trình sinh trưởng bám dính cũng có thể hoạt động như quá trình
hiếu khí hay kỵ khí. Giá thể cố định có thể đặt ngập hoặc không đặt ngập trong chất
lỏng. Quá trình sinh trưởng bám dính hiếu khí được sử dụng là lọc sinh học nhỏ giọt
(Trickling Filter), nước thải được phân bố đều khắp diện tích bể mặt của bể chứa
những giá thể cố định không đặt ngập. Hoặc một dạng khác là lọc sinh học tiếp xúc
quay (RBC), tập hợp các đĩa nhựa có đường kính 3 - 3,5m gắn có khoảng cách trên
trục nằm ngang và quay, một phần đĩa nhúng chìm trong nước thải, màng vi sinh bám
dính trên bề mặt vật liệu, hấp phụ và phân hủy chất hữu cơ khi đĩa nhúng trong nước
thải, và lấy oxy khi đĩa trên mặt nước. Ở cả hai dạng lọc bám dính trên, khi màng vi
sinh phát triển dày lên, lớp màng vi sinh bên trong thiếu oxy và chất dinh dưỡng, giảm
11


tốc độ oxy hóa và lớp vi sinh này bị chết đi, mất khả năng bám dính, màng vi sinh tróc
ra khỏi vật liệu, lắng lại ở bể lắng II.
Các quá trình xử lý sinh học kỵ khí: một số quá trình xử lý kỵ khí được ứng
dụng rộng rãi trong thực tế được giới thiệu ở hình sau:
Công nghệ xử lý kỵ khí

Sinh trưởng lơ lửng


Xáo trộn
hoàn toàn

Tiếp xúc
kỵ khí

Sinh trưởng bám dính

Lọc kỵ
khí

UASB

Tầng lơ
lửng

Vách
ngăn

Hình 2.1: Các quá trình xử lý kỵ khí
 Quá trình sinh trưởng lơ lửng:
Quá trình phân hủy kỵ khí xáo trộn hoàn toàn: Bể phân hủy kỵ khí xáo trộn
hoàn toàn là bể xáo trộn liên tục, không có tuần hoàn bùn. Bể này thích hợp để xử lý
nước thải có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan dễ phân hủy nồng độ cao hoặc xử lý bùn
hữu cơ. Thiết bị xáo trộn có thể dùng hệ thống cánh khuấy cơ khí hoặc tuần hoàn khí
biogas (đòi hỏi có máy nén khí biogas và dàn phân phối khí nén). Trong quá trình phân
hủy lượng sinh khối mới sinh ra và phân bố đều trong toàn bộ thể tích bể. Hàm lượng
chất lơ lửng ở đầu ra phụ thuộc vào thành phần nước thải vào và yêu cầu xử lý. Do bể
phân hủy kỵ khí xáo trộn hoàn toàn không có biện pháp nào để lưu giữ sinh khối bùn,
nên thời gian lưu sinh khối chính là thời gian lưu nước. Thời gian lưu bùn trong phân

hủy kỵ khí thông thường từ 12 - 30 ngày. Như vậy thể tích bể xáo trộn hoàn toàn đòi
hỏi lớn hơn nhiều so với các công nghệ xử lý kỵ khí khác. Do hàm lượng sinh khối
trong bể thấp và thời gian lưu nước lớn, bể kỵ khí xáo trộn hoàn toàn có thể chịu đựng
tốt trong trường hợp có độc tố hoặc khi tải trọng tăng đột ngột. Tải trọng đặc trưng cho
bể này là 0,5 - 0,6 kgVS/m3.ngày.
Quá trình tiếp xúc kỵ khí: Quá trình tiếp xúc kỵ khí tương tự hệ thống bùn hoạt
tính hiếu khí gồm hai giai đoạn: một là phân hủy kỵ khí xáo trộn hoàn toàn; hai là lắng
hoặc tuyển nổi tách riêng phần cặn sinh học và nước thải sau xử lý. Bùn sinh học sau
12


khi tách được tuần hoàn trở lại bể phân hủy kỵ khí. Do lượng sinh khối của quá trình
có thể kiểm soát được, không phụ thuộc vào lưu lượng nước thải, vì vậy thời gian lưu
bùn cũng có thể khống chế được và không liên quan đến thời gian lưu nước. Người
thiết kế có thể chọn thời gian lưu bùn thích họp cho phát triển sinh khối, khi đó có thể
tăng tải trọng, giảm thời gian lưu nước, khối tích công trình giảm dẫn đến chi phí đầu
tư kinh tế thấp hơn. Hàm lượng vi sinh vật trong bể tiếp xúc kỵ khí dao động trong
khoảng 4000 - 6000 mg/l. Hệ thống tiếp xúc kỵ khí sử dụng lắng trọng lực phụ thuộc
nhiều vào tính chất bông bùn kỵ khí. Các bọt khí biogas sinh ra trong quá trình phân
hủy kỵ khí thường bám vào các hạt bùn làm giảm tính lắng của bùn. Vì vậy, để tăng
cường khả năng lắng của bông bùn, trước khi lắng, hỗn hợp nước và bùn đi qua bộ
phận tách khí như thùng quạt gió, khuấy cơ khí hoặc tách khí chân không và có thể
thêm chất keo tụ đẩy nhanh quá trình tọa bông. Các hệ thống tiếp xúc kỵ khí có thể
hoạt động tốt ở tải trọng hữu cơ từ 0,5 - 10 kg COD/m3.ngày với thời gian lưu nước từ
12 giờ cho đến 5 ngày.
Bể bùn kỵ khí dòng chảy ngược (UASB): Bể UASB được chia làm hai ngăn:
ngăn lắng và ngăn lên men. Trong bể diễn ra hai quá trình: lọc trong nước thải qua
tầng cặn lơ lửng và lên men lượng cặn giữ lại. Hỗn hợp khí - lỏng và bùn làm cho bùn
tạo thành dạng hạt lơ lửng. Với qui trình này, bùn tiếp xúc tốt với chất hữu cơ có trong
nước thải và quá trình phân hủy xảy ra tích cực. Nhờ các vi sinh vật có trong bùn hoạt

tính mà các chất bẩn trong nước thải, đi từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn bị phân hủy.
Trong bể, các vi sinh vật liên kết với nhau và hình thành các hạt bùn lớn đủ nặng để
không bị cuốn trôi ra khỏi bể. Các loại khí tạo ra trong điều kiện kỵ khí (chủ yếu là
CH4 và CO2) sẽ tạo ra dòng tuần hoàn cục bộ, giúp cho việc hình thành các hạt bùn
hoạt tính và giữ cho chúng ổn định. Các bọt khí và hạt bùn có khí bám vào sẽ nổi lên
trên mặt tạo thành hỗn hợp phía trên bể. Khi va phải lớp lưới chắn phía trên, các bọt
khí vỡ ra và các hạt bùn được tách ra khỏi hỗn hợp lại lắng xuống dưới. Bùn được xả
ra khỏi bể UASB từ 3 - 5 năm/lần nếu nước thải đưa vào đã qua bể lắng 1, hoặc 3 - 6
tháng/lần nếu nước thải đưa vào xử lý trực tiếp. Bể đươc sử dụng để xử lý nước thải có
hàm lượng chất hữu cơ cao. Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như
nhiệt độ, độ pH... Các yếu tố sinh vật như: số lượng và khả năng hoạt động phân hủy
của quần thể vi sinh vật có trong bể. Hiệu quả xử lý theo COD từ 60 - 80 %.
13


 Quá trình sinh trưởng bám dính:
Lọc kỵ khí (Giá thể cố định dòng chảy ngược): Bể lọc kỵ khí là cột chứa đầy vật
liệu rắn trơ, là giá thể cố định cho vi sinh vật kỵ khí sống bám trên bề mặt. Giá thể đó
có thể là đá, sỏi, than, vòng nhựa tổng hợp, tấm nhựa, vòng sứ, … Dòng nước thải
phân bố đều, đi từ dưới lên, tiếp xúc với màng vi sinh bám dính trên bề mặt giá thể. Do
khả năng bám dính tốt của màng vi sinh dẫn đến lượng sinh khối trong bể tăng lên và
thời gian lưu bùn kéo dài. Vì vậy thời gian lưu nước nhỏ, có thể vận hành ở tải trọng
rất cao. Lọc kỵ khí sử dụng giá thể là đá hoặc sỏi thường bị bít tắc do các chất lơ lửng
hoặc màng vi sinh không bám dính giữ lại ở khe rỗng giữa các viên đá sỏi. Giá thể là
vật liệu nhựa tổng hợp có cấu trúc thoáng, độ rỗng cao (95 %) nên vi sinh dễ dính bám
và chúng thường được thay thế dần cho đá, sỏi. Tỉ lệ riêng diện tích bề mặt trên thể
tích của vật liệu thông thường dao động trong khoảng 100 - 220 m2/m3. Trong bể lọc
kỵ khí do dòng chảy quanh co đồng thời do tích lũy sinh khối, vì vậy rất dễ gây ra các
vùng chết và dòng chảy ngắn. Để khắc phục nhược điểm này, có thể bố trí thêm hệ
thống xáo trộn bằng khí biogas sinh ra thông qua hệ thống phân phối khí đặt dưới lớp

vật liệu và máy nén khí biogas. Sau thời gian dài vận hành, các chất rắn không bám
dính gia tăng trong bể. Điều này có thể nhận thấy được khi hàm lượng SS đầu ra tăng,
hiệu quả xử lý giảm do thời gian lưu nước thực tế trong bể bị rút ngắn. Chất rắn không
bám dính có thể lấy ra khỏi bể bằng cách xả đáy và rửa ngược.
Quá trình kỵ khí tầng giá thể lơ lửng: Trong quá trình này, nước thải được bơm từ
dưới lên qua lớp vật liệu hạt là giá thể cho vi sinh sống bám. Vật liệu hạt này có đường
kính nhỏ, vì vậy tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích rất lớn (cát, than hoạt tính hạt, …)
tạo sinh khối bám dính lớn. Dòng ra được tuần hoàn trở lại để tạo vận tốc nước đi lên
đủ lớn cho lớp vật liệu hạt ở dạng lơ lửng, giãn nở khoảng 15 - 30 % hoặc lớn hơn.
Hàm lượng sinh khối trong bể có thể lên đến 10000 - 40000 mg/l. Do lượng sinh khối
lớn và thời gian lưu nước nhỏ, quá trình này có thể ứng dụng xử lý nước thải có nồng
độ chất hữu cơ thấp như nước thải sinh hoạt.
Quá trình kỵ khí bám dinh xuôi dòng: Trong quá trình này, nước thải vào chảy từ
trên xuống qua lớp giá thể module. Giá thể này tạo nên các dòng chảy nhỏ tương đối
thắng theo hướng từ trên xuống. Dòng chảy nhỏ có đường kính xấp xỉ 4 cm. Với cấu

14


trúc này tránh được hiện tượng bít tắc và tích lũy chất rắn không bám dính và thích
hợp cho xử lý nước thải có hàm lượng SS cao.
Khử trùng nước thải:
Nước là môi trường sống và có thể lan truyền nhiều loại vi sinh vật, trong đó có
những loại gây bệnh cho người và động vật. Trong nước thải có rất nhiều loại vi sinh
vật, sau khi đã xử lý cơ bản bằng phương pháp sinh học nước thải vẫn còn khoảng 105
- 106 vi sinh vật trong 1 ml (Lương Đức Phẩm, 2007). Đa số những vi sinh vật này là
không gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng trong đó vẫn còn một số loài gây
bệnh. Nếu cứ đổ thẳng nước này vào ao hồ, đầm vực nuôi thủy sản, hồ bơi… là điều
nguy hiểm vì không kiểm soát được mầm bệnh truyền nhiễm từ các nguồn nước.
Để làm sạch nguồn nước thải đã qua xử lý người ta thường khử khuẩn nước thải

trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Có 2 phương pháp dùng để khử khuẩn. Thứ nhất là
dùng các tác nhân hóa học, chủ yếu là các chất ion hóa như clo, hợp chất clo, ozon,
hipoclorit, permanganat, H2O2 (hidroperoxit)…, thứ hai là phương pháp vật lý. Cả 2
phương pháp này nhằm biến tính protein của tế bào vi sinh hoặc protein enzim của
chúng. Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại có trong nước thải được chuyển hóa
thành ít độc hơn và tách ra khỏi nước.
2.2. Tổng quan về nhà máy giấy Bình An
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy
Nhà máy giấy Bình An đóng tại xã Bình Thắng, huyện Dĩ An ,tỉnh Bình Dương,
là doanh nghiệp cổ phần trực thuộc công ty giấy Tân Mai.
Với lực lượng máy móc thiết bị ngày càng đổi mới và đa dạng, với đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, kỹ sư giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề từng
nhiều năm gắn bó với nghành giấy, nhà máy đã tạo ra những sản phẩm không những
đẹp về mẫu mã mà còn đạt chất lượng cao được các doanh nghiệp Hòa Bình, Vĩnh
Tiến, Thịnh Phát… và người tiêu dùng tín nhiệm.
Những sự kiện:
Năm 1953 thành lập Công Ty Giấy Mê - Kông (tên viết tắt COGIMEKO) do một
tập đoàn người Hoa thiết kế, đại diện là ông Lý Hiền. Công ty sản xuất giấy vệ sinh
theo tiêu chuẩn quốc tế và các loại giấy mỏng, diện tích công ty là 5,7 ha.. Công ty bắt
đầu sản xuất với 3 máy xeo vào năm 1968
15


×