Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT QUI TRÌNH CHUẨN BỊ BỘT TRONG SẢN XUẤT GIẤY IN (GI 82.56) TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUI TRÌNH CHUẨN BỊ BỘT TRONG SẢN XUẤT
GIẤY IN (GI 82.56) TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Họ và tên sinh viên: LÊ BẢO HUYỀN
Ngành: CÔNG NGHỆ GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 07 năm 2010


KHẢO SÁT QUI TRÌNH CHUẨN BỊ BỘT TRONG SẢN XUẤT GIẤY IN
(GI 82.56) TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Tác giả

LÊ BẢO HUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Sản Xuất Giấy & Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy Hoàng Văn Hòa

Tháng 07 năm 2010


i


LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Cha mẹ, anh chị và những người thân đã ủng hộ, chăm lo, giúp đỡ tôi về

mặt vật chất lẫn tinh thần trong thời gian học tập.
-

Ban Giám hiệu cùng toàn thể thầy cô giáo trường ĐHNL TPHCM.

-

Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn CNSX

Giấy và Bột giấy.
-

Ban giám đốc nhà máy giấy Bình An cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị

trong nhà máy.
-

Anh Đinh Hiếu Nghĩa - Anh Nguyễn Xuân Chữ - Trưởng phòng kỹ

thuật đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.

-

Thầy Hoàng Văn Hòa, giáo viên hướng dẫn đề tài, người đã tận tâm

giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
-

Các bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như

trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin được chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

TPHCM, tháng 07/2010
Sinh viên thực hiện
Lê Bảo Huyền

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát qui trình chuẩn bị bột trong sản xuất giấy in (GI 82.56) tại
nhà máy giấy Bình An” được thực hiện tại phân xưởng 2 của nhà máy giấy Bình An,
từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2010.
Mục đích của đề tài là khảo sát quy trình chuẩn bị bột tại phân xưởng cũng như
các chỉ tiêu công nghệ ở từng công đoạn sản xuất, tìm hiểu các loại hóa chất sử dụng
để sản xuất giấy in (GI 82.56).
Tôi đã thực hiện những công việc sau:
Tìm hiểu các thiết bị của công đoạn điều chế bột để sản xuất giấy in có định

lượng 56g/m2 độ trắng 82.
Tìm hiểu các loại hóa chất tại công đoạn điều chế bột.
Tìm hiểu các loại nguyên liệu chính cho quy trình.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2 Mục đích đề tài ...................................................................................................2
1.3 Mục tiêu đề tài ....................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài.....................................................................................................2
Chương 2TỔNG QUAN.................................................................................................3
2.1 Tổng quan về ngành giấy....................................................................................3
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................3
2.1.2 Các sản phẩm giấy.......................................................................................4
2.2 Nguyên liệu giấy.................................................................................................4
2.2.1. Các loại nguyên liệu giấy ...........................................................................4
2.2.2. Biến động giá bột giấy................................................................................7
2.3 Các dự án mở rộng năng lực sản xuất bột giấy...................................................8
2.4 Sản xuất giấy trong nước ....................................................................................9
2.5 Tổng quan về nhà máy giấy Bình An ...............................................................11

2.5.1 Tổng quan..................................................................................................11
2.5.2 Qui mô mặt bằng của công ty....................................................................11
2.5.3 Phát triển nguồn nhân lực..........................................................................11
2.5.4 Mở rộng đầu tư và phát triển ....................................................................12
2.5.5 Lịch sử phát triển nhà máy ........................................................................13
2.5.6 Quản trị trong nhà máy..............................................................................14
2.5.7 Hoạt động sản xuất ....................................................................................15
2.5.8 Các loại sản phẩm chủ yếu .......................................................................15

iv


2.6 Các công đoạn chính trên dây chuyền ...............................................................15
2.6.1 Phân tán bột ...............................................................................................15
2.6.2 Nghiền bột .................................................................................................17
2.7 Hệ thống vận chuyển bột đến máy xeo..............................................................17
2.7.1 Bể chứa......................................................................................................17
2.7.2 Hệ thống ống dẫn ......................................................................................18
2.7.3 Bơm ...........................................................................................................18
2.7.4 Bộ phận điều chỉnh....................................................................................18
2.7.5 Phối trộn phụ gia cho phần ướt .................................................................18
2.8 Tinh chế huyền phù bột trước khi xeo ...............................................................19
2.8.1 Quá trình tách loại tạp chất........................................................................19
2.8.2 Pha loãng ...................................................................................................19
2.8.3 Loại bọt khí ...............................................................................................20
2.9 Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm IB82.56......................................................20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................22
3.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................22
3.1.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................22
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................31
4.1 Qui trình công nghệ chuẩn bị bột......................................................................31
4.1.1 Sơ đồ khối dây quy trình chuẩn bị bột ......................................................31
4.1.2 Giải thích sơ đồ công nghệ........................................................................32
4.2 Các bộ phận chính.............................................................................................39
4.2.1 Bộ phận chuẩn bị bột.................................................................................40
4.2.2 Bộ phận tiếp cận ........................................................................................43
4.2.3 Bộ phận thùng đầu.....................................................................................44
4.3 Hóa chất sử dụng trong công đoạn chuẩn bị bột .............................................46
4.3.1 Chất độn ................................................................................................46
4.3.2 Keo AKD ..............................................................................................48
4.3.3 Chất bảo lưu ..........................................................................................48
4.3.4 Tinh bột cation ......................................................................................50

v


4.3.5 Tinh bột anion .......................................................................................52
4.3.6 Chất tăng trắng OBA (Sunpertin) .........................................................52
4.3.7 Chất tạo màu ........................................................................................52
4.3.8 PAC (Polyaluminumchloride) ..............................................................53
4.4 Lượng bột dùng để sản xuất 1 tấn giấy IB56....................................................54
4.5 Đánh giá quy trình điều chế bột........................................................................54
4.6 Kiểm tra tính chất giấy in (GI 82.56).................................................................54
4.6.1 Định lượng.................................................................................................54
4.6.2 Độ trắng .....................................................................................................55
4.6.3 độ nhám .....................................................................................................56
4.6.4 Độ Cobb.....................................................................................................57
4.6.5 Kết quả so sánh chất lượng sản phẩm vừa sản xuất với các chỉ tiêu của
nhà máy..........................................................................................................................58

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................59
5.1 Kết luận.............................................................................................................59
5.2 Kiến nghị...........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61
PHỤ LỤC .....................................................................................................................62

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTMP

Bột hóa nhiệt cơ

KTĐ

Khô tuyệt đối

LBKP

Bột từ gỗ lá rộng sản xuất bằng phương pháp kraft

NBKP

Bột từ gỗ lá kim sản xuất bằng phương pháp kraft

FPR

`


Độ bảo lưu đầu

DAF

Hệ thống tuyển nổi

MC

Bể đầu máy

Blendchest

Bể phối trộn

Level box

Hòm điều tiết

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Nhà máy giấy Bình An .................................................................... 10
Hình 2.2 Mô hình tổ chức của nhà máy.......................................................... 14
Hình 2.3 Cấu tạo hồ quậy thủy lực ................................................................. 16

Hình 2.4 Cấu tạo máy nghiền ......................................................................... 17
Hình 2.5 Cấu tạo cyclone................................................................................ 19
Hình 4.1: Sơ đồ khối dây chuyền chuẩn bị bột .............................................. 32
Hình 4.2 Sơ đồ khối dây chuyền thu hồi bột .................................................. 38
Hình 4.3 Hồ quậy thủy lực ZDS28 ................................................................. 41
Hình 4.4 Máy nghiền ...................................................................................... 42
Hình 4.5 Sơ đồ khối dây chuyền chuẩn bị CaCO3.......................................... 47
Hình 4.6 Phản ứng tổng hợp AKD (R = C14H29 → C20H39) ........................... 48
Hình 4.7 Sơ đồ khối dây chuyền chuẩn bị PL1510 ........................................ 49
Hình 4.8 Sơ đồ trình tự nấu tinh bột ............................................................... 51

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Đóng góp của giá trị sản xuất ngành giấy trong GDP..................... 4
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất và nhập khẩu bột giấy qua các năm (2000 – 2008)
......................................................................................................................... 5
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng giấy tái chế để sản xuất tại một số nước năm 2007
......................................................................................................................... 6
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999 – 2007)............. 6
Bảng 2.5 Biến động giá bột giấy giao ngay, CIF, Châu Á (2005 – 2009)...... 7
Bảng 2.6 Cơ cấu sản phẩm giấy theo sản lượng giấy sản xuất....................... 8
Bảng 2.7 Sản lượng sản xuất giấy theo từng sản phẩm (2000 – 2008) .......... 9
Bảng 2.8 Yêu cầu kĩ thuật đối với loại giấy IB82.56...................................... 20
Bảng 2.9 Tiêu chuẩn chất lượng bột CTMP cho sản xuất giấy in báo ........... 21

Bảng 4.1 Thông số kĩ thuật thiết bị lọc nồng độ cao ...................................... 62
Bảng 4. 2 Thông số kỹ thuật của máy nghiền................................................. 62
Bảng 4.3 Thông số kỹ thuật thiết bị lọc cát .................................................... 62
Bảng 4.4 Thông số kỹ thuật sàng áp lực ......................................................... 63
Bảng 4.5 Thông số kỹ thuật sàng bằng ........................................................... 64
Bảng 4.6 Thông số kĩ thuật các bể chứa ......................................................... 44
Bảng 4.7 Tính chất CaCO3 .............................................................................. 47
Bảng 4.8 Phụ liệu sử dụng để sản xuất giấy IB, IBV, GI, GV ....................... 53
Bảng 4.9 Phụ liệu dùng trong khâu chuẩn bị bột............................................ 54
Bảng 4.10 Kết quả khảo sát định lượng của giấy in ....................................... 55
Bảng 4.11 Bảng kết quả khảo sát độ trắng của giấy in ................................... 55
Bảng 4.12: Bảng kết quả khảo sát độ nhám của giấy in ................................. 56
Bảng 4.13: Bảng kết quả khảo sát độ Cobb của giấy in ................................. 57
Bảng 4.14: So sánh chất lượng sản phẩm vừa sản xuất với các chỉ tiêu của nhà máy
......................................................................................................................... 58

ix


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành giấy có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó được sử dụng
rộng rãi trong mọi lĩnh vực: công nghiệp, giáo dục, thông tin…Giấy đóng vai trò rất
quan trọng và góp phần thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển. Nhân loại muốn phát
triển thì các thành tựu khoa học, các thông tin văn hóa phải được truyền đạt rộng rãi.
Do vậy mà nhu cầu sử dụng giấy ngày càng tăng. Và khi nền kinh tế quốc gia càng

phát triển, nhu cầu xã hội gia tăng thì nhu cầu bao bì từ giấy và nhu cầu về các loại
giấy gia dụng sẽ càng gia tăng.
Giấy là một trong những sản phẩm đa dạng nhất về chủng loại như giấy in, giấy
viết, giấy carton…và được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như các
nguồn nguyên liệu phi gỗ và các nguồn nguyên liệu tái chế. Các loại bột khác nhau bởi
nguyên liệu gỗ, chế độ nấu, chế độ tẩy…Từ các loại bột giấy người ta lựa chọn các
loại bột thích hợp và phối trộn chúng với tỷ lệ khác nhau sẽ cho ra các sản phẩm giấy
với những tính chất khác nhau.
Chuẩn bị bột là công đoạn hết sức quan trọng và không thể thiếu trong mọi quy
trình sản xuất giấy, nó quyết định rất nhiều đến tính chất giấy thành phẩm. Mục đích
của quá trình chuẩn bị bột là xử lý sơ sợi và phối trộn bột với những hóa chất nhằm đạt
được những tính năng kỹ thuật phù hợp với quá trình vận hành và yêu cầu sử dụng.
Vì vậy,được sự cho phép của nhà máy Giấy Bình An cùng với sự đồng ý của
khoa Lâm Nghiệp, bộ môn công nghệ giấy – bột giấy, giáo viên hướng dẫn thầy
Hoàng Văn Hòa, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Khảo sát quy trình chuẩn bị bột
trong sản xuất giấy in (GI 82.56) tại nhà máy giấy Bình An ”.

1


1.2 Mục đích đề tài
Mục đích của đề tài là khảo sát quy trình chuẩn bị bột trong sản xuất giấy in có
định lượng 56 g/m2, độ trắng 820ISO tại máy giấy 4 và tìm hiểu về hóa chất, nguyên
liệu chính trong công đoạn chuẩn bị bột, xác định các tính chất của giấy thành phẩm
tại công ty.
1.3 Mục tiêu của đề tài
 Khảo sát các thiết bị máy móc ở công đoạn chuẩn bị bột của nhà máy.
 Xác định các loại nguyên liệu chính tham gia sản xuất giấy in (GI 82.56).
 Xác định các loại hóa chất tham gia sản xuất giấy in (GI 82.56).
 Xác định các tính chất cơ bản của giấy thành phẩm.

 Đánh giá qui trình sản xuất hiện tại của nhà máy và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện qui trình sản xuất.
1.4 Giới hạn đề tài
Vì thời gian thực tập có giới hạn, đề tài tôi chỉ tập trung khảo sát về công đoạn
chuẩn bị bột trong sản xuất giấy in và các thông số kỹ thuật thiết bị ở công đoạn sản
xuất này. Xác định các tính chất cơ bản của giấy thành phẩm mà không xác định tính
toán giá thành sản phẩm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về ngành giấy
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam,
khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương
pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã… Năm
1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt
động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà
máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới 20.000
tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy
Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v. Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành
giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối
giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào
sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm, dây
chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây
dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường
đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngành giấy có những bước phát triển

vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy
nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm
2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy
nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.

3


Bảng 2.1 Đóng góp của giá trị sản xuất ngành giấy trong GDP
2.1.2 Các sản phẩm giấy
Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau sản phẩm giấy được chia thành 4 nhóm:
 Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in và viết…
 Nhóm 2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất lỏng…)
 Nhóm 3: Giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệ sinh…)
 Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phòng (giấy fax, giấy in hóa đơn…)
Hiện nay ở Việt Nam chỉ sản xuất được các loại sản phẩm như giấy in, giấy in
báo, giấy bao bì công nghiệp thông thường, giấy vàng mã, giấy vệ sinh chất lượng
thấp, giấy tissue chất lượng trung bình… còn các loại giấy và các tông kỹ thuật như
giấy kỹ thuật điện-điện tử, giấy sản xuất thuốc lá, giấy in tiền, giấy in tài liệu bảo mật
vẫn chưa sản xuất được.
2.2 Nguyên liệu giấy
2.2.1. Các loại nguyên liệu giấy
Nguyên liệu chính để sản xuất bột giấy là sợi xenluylô có hai nguồn chính là từ
gỗ và phi gỗ. Bên cạnh đó giấy loại đang ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ
yếu trong sản xuất giấy:
 Bột giấy từ nguyên liệu nguyên thủy (gỗ hay phi gỗ)
 Nguyên liệu từ gỗ là các loại cây lá rộng hoặc lá kim.
 Nguyên liệu phi gỗ như các loại tre nứa, phế phẩm sản xuất công-nông nghiệp
như rơm rạ, bã mía và giấy loại. Nguyên liệu để sản xuất bột giấy từ các loại
phi gỗ có chi phí sản xuất thấp nhưng không phù hợp với nhà máy có công suất


4


lớn do nguyên liệu loại này được cung cấp theo mùa vụ và khó khăn trong việc
cất trữ.
Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu sản
xuất giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập
khẩu. Hiện nay chỉ có Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty cổ phần Giấy Tân Mai chủ
động đáp ứng được khoảng 80% tổng số bột cho sản xuất giấy của mình. Ngành giấy
Việt Nam cũng không có các doanh nghiệp sản xuất bột thương mại, chỉ có các doanh
nghiệp sản xuất bột phục vụ cho việc sản xuất giấy của chính doanh nghiệp đó.

Nguồn số liệu HBBS thu thập từ qui hoạch điều chỉnh phát triển ngành công
nghiệp giấy, Bộ Công Nghiệp, 2005, Tạp chí công Nghiệp Giấy tháng 1/2009 và Viện
Công Nghiệp Giấy và Xenlulo
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất và nhập khẩu bột giấy qua các năm (2000 – 2008)
 Bột giấy từ giấy loại
Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do ưu
điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn các
loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu mua và xử
lý thấp hơn. Tính trung bình sản xuất 1 tấn giấy từ giấy loại tiết kiệm được 17 cây gỗ
và 1.500 lít dầu so với sản xuất giấy từ nguyên liệu nguyên thủy. Hơn nữa, chi phí đầu
tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bột gỗ từ các nguyên liệu
nguyên thủy. Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại có tác động bảo vệ môi trường.
Tính trung bình sản xuất giấy từ bột tái sinh giảm được 74% khí thải và 35% nước thải
so với sản xuất giấy từ bột nguyên (Tạp chí công nghiệp tháng 12/2008). So với bột
giấy làm từ nguyên liệu nguyên thủy, bột giấy tái chế có chất lượng kém hơn do đó
không thể sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm chất lượng cao như các loại bao bì
yêu cầu độ bền và độ dai lớn.


5


Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy tháng 12/2008
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng giấy tái chế để sản xuất tại một số nước năm 2007
Nguồn giấy loại được cung cấp từ 2 nguồn là thu gom hay nhập khẩu. Giấy loại
nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được nhập từ Mỹ, Nhật, Nhật Bản và New Zealand.
Nguồn thu gom trong nước chủ yếu qua đồng nát là những người thu gom riêng lẻ
lùng sục từng ngõ ngách, các công ty vệ sinh, những người bới rác, các trạm thu mua
trung gian. Hiện nay chưa có công ty chuyên doanh giấy thu hồi do đó việc thu gom và
tái chế diễn ra khá tự phát. Hơn nữa nhà nước chưa có chính sách khuyến khích thu
gom cũng như chưa có hành lang pháp lý điều hành hoạt động này do đó tỉ lệ thu hồi
giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp chỉ khoảng 25% so với 38% ở Trung Quốc
hay 65% ở Thái Lan.

Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy tháng 1/2009
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999 – 2007)
2.2.2. Biến động giá bột giấy
Sản xuất giấy bằng nguyên liệu bột giấy từ gỗ, chi phí nguyên liệu chiếm từ
45%-65% giá thành sản phẩm. Cùng với việc hàng năm các doanh nghiệp giấy Việt
nam phải nhập khẩu một lượng bột giấy lớn thì việc biến động giá bột giấy có ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giấy trong
nước.

6


Nguồn: HBBS thu thập từ các số liệu của Viện Công nghiệp giấy và xenlulo và tạp chí
Công nghiệp giấy

Bảng 2.5 Biến động giá bột giấy giao ngay, CIF, Châu Á (2005 – 2009)
Dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với hàng loạt dây
chuyền sản xuất bột bị đóng cửa, tiêu dùng giấy giảm sút trầm trọng đã đẩy giá bột
giấy vào sự suy giảm chưa từng có, tốc độ ngày càng nhanh hơn, giá bột giấy chạm
đáy vào tháng 2/2009 thấp hơn cả giá bột giấy vào năm 2005.
Bắt đầu từ tháng 3/2009 giá bột giấy thế giới có xu hướng phục hồi do nhu cầu
của Trung Quốc tăng cao. 6 tháng đầu năm nhập khẩu bột của Trung Quốc đã đạt 7
triệu tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Đến tháng 7 năm 2009 giá bột giấy các
loại đã tăng tối thiểu 20% so với mức đáy trước đó, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so
với mức đỉnh vào hồi tháng 8/2008. Các chuyên gia dự báo rằng giá bột giấy trong
những tháng tới có khả năng tiếp tục tăng lên do nhu cầu tích trữ bột của Trung Quốc
tiếp tục tăng cao nhằm dự trữ bột cho các nhà máy xeo giấy mới sẽ hoạt động vào năm
2010 và việc ngưng sản xuất của nhiều nhà máy bột trước đây đã dẫn đến tính trạng
khan hiếm bột.
2.3 Các dự án mở rộng năng lực sản xuất bột giấy
Hàng loạt các dự án bột đang được triển khai đầu tư. Lượng bột nhập khẩu dự
kiến sẽ giảm do nhu cầu trong nước giảm và một số dự án lớn cũng đi vào hoạt động.
Theo kế hoạch đến năm 2012 hàng loạt dự án sản xuất bột lớn, cả bột hóa (bột nấu tẩy
cho sợi dài) và bột cơ (bột mài) đồng loạt đi vào hoạt động, khi đó năng lực sản xuất
bột giấy toàn ngành sẽ tăng rất cao. Năm 2008 Việt Nam nhập khẩu khoảng 155.000

7


tấn bột các loại và năm 2009 lượng bột nhập được dự đoán sẽ giảm do nhu cầu trong
nước giảm và một số dự án lớn đi vào hoạt động.
Theo hiệp hội giấy Việt Nam (VPPA) năng lực sản xuất bột của Việt Nam năm
2008 đã tăng thêm 20.000 tấn. Từ năm 2009 đến cuối năm 2011 hàng loạt dự án lớn sẽ
đi vào hoạt động, năng lực sản xuất bột của ngành giấy Việt Nam sẽ tăng thêm 1,9
triệu tấn vào năm 2011. Theo tính toán của VPPA, năm 2011 tổng năng lực sản xuất

của ngành giấy là 2,2 triệu tấn bột trong khi tiêu dùng trong nước dự kiến là 1,6 triệu
tấn năm 2015. Do đó Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu bột giấy vào tương lai
không xa. Nhìn chung từ 2009 đến 2011, công suất các nhà máy giấy của Việt Nam
hiện nay sẽ tăng thêm khoảng 100 – 330 nghìn tấn bột/năm.
2.4 Sản xuất giấy trong nước
Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành giấy của Việt Nam; thứ
hai là các nhóm giấy in và giấy viết, xếp sau đó lần lượt là giấy vàng mã, giấy tissue
và giấy báo.

Nguồn: HBBS thu thập từ Viện Công nghệ giấy, Hiệp hội giấy
Bảng 2.6 Cơ cấu sản phẩm giấy theo sản lượng giấy sản xuất
Với nhóm giấy làm bao bì và nhóm giấy in và giấy viết, giấy in báo các doanh
nghiệp trong nước mới chỉ cung cấp được các sản phẩm chất lượng thấp, các sản phẩm
chất lượng cao đều phải nhập khẩu, khối lượng nhập khẩu lớn. Mảng giấy tissue, các
doanh nghiệp cơ bản chiếm lĩnh được thị trường nội địa và xuất khẩu một phần. Giấy
vàng mã chủ yếu là xuất khẩu. Như vậy trong những năm tới, triển vọng phát triển
tiềm năng sẽ nằm ở mảng phân khúc giấy in báo, giấy in viết và giấy làm bao bì. Tại

8


mảng sản phẩm giấy Tissue cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn do trong thời gian
qua nhiều cơ sở sản xuất giấy đã tập trung phát triển sản phẩm này. Tổng công suất
năm 2008 của cả nước đạt 1.371 ngàn tấn cao gấp 2 lần tổng công suất năm 2000.
Năm 2008 sản lượng sản xuất giấy đạt 1.110,7 ngàn tấn, giảm nhẹ 1,4% so với năm
2007 do nhu cầu tiêu thụ giấy bị hưởng bởi khủng hoảng kinh tế và hoạt động nhập
khẩu tăng mạnh do thuế nhập khẩu giấy giảm từ 5% xuống 3%. Mặc dù vậy, tổng sản
lượng sản xuất giấy năm 2008 vẫn cao gấp 2 lần so với năm 2000. Tính trung bình
trong giai đoan 2000-2008, sản lượng sản xuất giấy tăng khoảng 16%/năm, trong đó
mảng giấy bao bì – nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng

ngành giấy - có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc độ tăng trung bình 27%, giấy
Tissue tăng 22%, giấy in viết tăng 11,6%, giấy in báo tăng 8,95% và giấy vàng mã
tăng 1,4%.

Nguồn: Hiệp hội giấy Việt Nam
Bảng 2.7 Sản lượng sản xuất giấy theo từng sản phẩm (2000 – 2008)
Hiện nay một số công ty sản xuất giấy lớn như Tổng Công Ty Giấy Việt Nam,
CTCP Giấy Sài Gòn, CTCP Giấy Tân Mai… có hệ thống phân phối riêng. Thông
thường sản phẩm của các công ty này được phân phối qua nhà phân phối, các đại lý,
cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hệ thống siêu thị.
Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp sản xuất giấy, đặc biệt là các doanh nghiệp
tư nhân có qui mô nhỏ chưa có kênh phân phối riêng của mình. Theo Hiệp Hội Giấy

9


Việt Nam, hệ thống phân phối giấy trong nước manh mún, chủ yếu do những đại lý, cơ
sở sản xuất nhỏ làm gia công từ giấy cuộn lớn ra giấy gram, vở tập, giấy văn phòng là
những sản phẩm cuối cùng. Các tổ chức, cá nhân mua giấy cuộn về tự xén và tự tìm
hiều thị trường. Các văn phòng lớn thường dùng giấy nhập ngoại.
2.5 Tổng quan về nhà máy giấy Bình An
2.5.1 Tổng quan
Nhà máy giấy Bình An với tên gọi giao dịch là Cogimeko, là doanh nhiệp nhà
nuớc trực thuộc Tổng công ty giấy Tân Mai, địa chỉ: nhà máy giấy Bình An thuộc xã
Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Hình 2.1 Nhà máy giấy Bình An
 Vị trí địa lí
Nhà máy nằm ở vị trí:
Cách thành phố Hồ Chí Minh 25 km.

Cách xa lộ Hà Nội 1 km
Cách ga đường sắt sóng thần 10 km
Cách cảng Sài Gòn 25 km.
Điều này rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thụ sản
phẩm.

10


2.5.2 Qui mô mặt bằng của công ty
Tổng mặt bằng quy hoạch công ty giấy Bình An gồm các hạng mục sau:
 Nhà văn phòng 102 m2
 Nhà xe 2 bánh 252 m2
 Khu chuẩn bị bột 4.345 m2
 Nhà sản xuất chính 6.456 m2
 Khu kho thành phẩm S1
 Xưởng cơ điện 1.008 m2
 Khu xử lý nước cấp 1.200 m2
 Nhà nồi hơi 288 m2
 Khu xử lý nước thải 950 m2
 Kho thành phẩm S3 1.920 m2
 Kho phụ tùng và hóa chất S4 1.248 m2
 Nhà ăn tập thể 142 m2
 Nhà vệ sinh công nhân 96 m2
 Bồn dầu 254 m2
 Bồn gas 20T 136 m2
 Nhà bảo vệ mới 10,5 m2
 Trạm cân xe tương lai
2.5.3 Phát triển nguồn nhân lực
Khi thành lập công ty giấy Bình An, lúc đó có 1 chi bộ với 11 đảng viên, cùng

bộ máy tổ chức với 5 phòng ban nghiệp vụ và 2 phân xưởng. Nhưng đến nay chi bộ đã
chuyển thành Đảng bộ, gồm 3 chi bộ trực thuộc với tổng số 40 Đảng viên.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ
khoa học kỹ thuật cũng đã phát triển không ngừng và từng bước trưởng thành để đáp
ứng được nhiệm vụ chính trị cũng như sản xuất của công ty. Từ con số chỉ có 10 người
có trình độ đại học trong đó có 4 kỹ sư công nghệ giấy, nhưng đến nay đã có 32 người
có trình độ đại học: trong đó có 26 kỹ sư công nghệ giấy, đội ngũ công nhân trực tiếp
sản xuất có tay nghề vững vàng, bậc thợ cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc
vận hành thiết bị sản xuất giấy. Đặc biệt ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ

11


thuật đều có kinh nghiệm trong quản lý điều hành sản xuất giấy, trong số đó có 1 số
đồng chí đã từng được đào tạo ở Liên Xô cũ.
Điều rất phấn khởi là toàn thể cán bộ - công nhân viên đều có ý chí quyết tâm
xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Với tinh thần đoàn kết, biết dựa vào kinh
nghiệm của những người đi trước, phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm của lớp
trẻ. Toàn thể cán bộ - công nhân viên trong công ty đã không ngừng cải tiến quy trình
sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm thực hiện lời Bác
dạy “nhanh, nhiều, tốt, rẻ” tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh
lành mạnh với thị trường tiêu dùng. Sau 26 năm xây dựng và phát triển, công ty đã có
1 đội ngũ cán bộ - công nhân viên trưởng thành cả về nhận thức lẫn hành động.
Cùng với sự lớn mạnh về số lượng của cán bộ - công nhân viên trong công ty,
thì các tổ chức chính trị - xã hội cũng đã được hình thành, đó là: Công đoàn, đoàn
thanh niên, hội chiến binh, hội phụ nữ,…cán bộ - công nhân viên trong công ty đều gia
nhập công đoàn. Tổ chức công đoàn của công ty thực sự là mái nhà chung của toàn thể
cán bộ - công nhân viên là khối đoàn kết thống nhất để thực hiện nhiệm vụ Chính Trị
của đơn vị.
2.5.4 Mở rộng đầu tư và phát triển

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sản xuất, tiêu dung của xã hội
ngày một cao, đòi hỏi sản phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Một
trong những mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được đó là nghành giấy, nhu cầu sử
dụng giấy ở Việt Nam ngày càng tăng bởi những lý do sau:
Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. GDP hằng năm tăng từ 7 8%. Các ngành công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng.
Các công ty giấy có tầm cỡ lớn cũng như vừa và nhỏ của Việt Nam chỉ mới sản
xuất được các loại giấy có tráng nhẹ, hiện tại trong cả nước chưa có nhà máy nào sản
xuất được các loại giấy có tráng phủ bề mặt, nên hằng năm phải nhập khẩu hàng chục
ngàn tấn giấy tráng phấn để phục vụ tiêu dùng trong cả nước. Hơn thế nữa, dự án xây
dựng nhà máy bột giấy Kontum năng suất 130.000 tấn/năm đã được chính phủ phê
duyệt là nguồn cung cấp lượng bột giấy lớn cho các nhà máy. Chính vì thế việc đầu tư
dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tráng phấn là cần thiết và cấp bách.

12


Với dự án “sản xuất giấy tráng phủ” công ty giấy Bình An có thể sản xuất giấy
tráng phấn có chất lượng cao, định lượng 40 - 200 g/m2 chúng tôi tin tưởng rằng sản
phẩm mới này không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất
khẩu ra nước ngoài. Chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp tích cực vào việc đưa kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam ngày một tăng nhanh và đáp ứng được nhu cầu sử dụng ở
trong nước. Cũng như hạn chế phần nào việc nhập khẩu giấy tráng phấn, tiết kiệm
ngoại tệ, góp phần đưa đất nước tiến lên.
2.5.5 Lịch sử phát triển nhà máy
1965: thành lập công ty giấy Mê – Kông (tên viết tắt Cogimeko) do một đoàn
người Hoa thiết kế, đại diện là ông Lý Hiền.
1968: Bắt đầu sản xuất giấy với :
-

Máy xeo 1: Xeo tròn hai lô lưới sản xuất giấy perlure, giấy in, giấy vệ


sinh, giấy carton…. Sản lượng 4 – 8 tấn /ngày.
-

Máy xeo 2: Xeolưới dài – sản xuất giấy in, viết bao gói định lượng 60 –

120 g/m2 năng suất 8 – 12 tấn/ngày.
-

Máy xeo 3: Xeo lưới tròn một lô lưới – sản xuất giấy vệ sinh.

-

Nồi hơi Cleaver – Brooks (USA), công suất 1 tấn/ giờ.

1973 – 1974: Lắp ráp máy xeo 4.
1975: Thuộc công ty Giấy gỗ diêm 2 .
Lắp đặt máy xeo 5 – một lô lưới lớn .
1978: Chạy thử máy xeo 5 – sản xuất giấy mỏng định lượng 20 - 80 g/m2
1984: Đầu tư xeo 4 với tổng giá trị 1 triệu USD – sản xuất giấy mỏng (chú
trọng giấy thuốc lá) do LHQ tài trợ.
1986: Cải tạo xeo 4 – sản xuất giấy thuốc lá, gói kẹo – định lượng 20- 28 g / m2
1993: Thành lập doanh nhiệp nhà nước – Nhà máy giấy Bình An, thuộc tổng
công ty giấy Việt Nam.
1994: Cải tạo xeo 2 thành xeo lưới tròn 3 lô lưới – sản xuất giấy hộp, duplex,
bao gói.
1997: Thay đổi lô lưới kín đến hở, xeo 5 sản lượng 4 – 8 tấn / ngày .
Chuyển thành Công ty giấy Bình An thuộc tổng công ty giấy Việt Nam.
1999 – 2002: Đại tu xeo 2 tăng sản lượng 8 – 14 tấn / ngày.


13


Đại tu xeo 4 – sản xuất giấy in, viết chất lượng cao với vốn đầu tư 15 tỉ đồng (bước 1:
6 tỉ ) năng suất 10 - 12 tấn / ngày.
2000: Dự án đầu tư xeo 6, sản xuất giấy tráng phấn 45.000 tấn/ngày.
2001: Lắp đặt nồi hơi VEA- 100 SG – 13 Thuỵ Điển, công suất 10 tấn/ngày.
2.5.6 Quản trị trong nhà máy
Cơ cấu tổ chức nhà máy giấy Bình An
GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

P.GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

P.KỸ
THUẬT

P.KĨ
THUẬT
SẢN
XUẤT

P.KĨ
THUẬT
VẬT


P.NHÂN
SỰ & TÀI
CHÍNH


PHÂN
XƯỞNG
1

PHÂN
XƯỞNG
2

Hình 2.2 Mô hình tổ chức của nhà máy
Cơ cấu tổ chức trong phân xưởng giấy 1 gồm:
 Quản đốc
 Phó quản đốc
 Trưởng ca
 Tổ trưởng
 Công nhân
Tổng số cán bộ công nhân viên trong nhà máy hiện nay là: 317 người.
Bố trí lao động tại nhà máy
Nhà máy 1 ngày làm việc chia làm 3 ca.
- Ca 1 từ 7 giờ sáng đến 15 giờ.
- Ca 2 từ 15 giờ đến 24 giờ.
- Ca 3 từ 24 giờ đến 7 giờ

14

PX.

KHÍ

PX.
ĐIỆN

ĐKTĐ


×