Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

THIẾT KẾ SẢN PHẨM KỆ TIVI LT 01 TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ SATIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.67 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ SẢN PHẨM KỆ TIVI LT 01 TẠI NHÀ MÁY
TINH CHẾ ĐỒ GỖ SATIMEX

Họ và tên sinh viên : LƯU THANH NHÀN
Ngành : CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khoá : 2006 – 2010

Tp Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2010


THIẾT KẾ SẢN PHẨM KỆ TIVI LT 01 TẠI NHÀ MÁY
TINH CHẾ ĐỒ GỖ SATIMEX

Tác giả

LƯU THANH NHÀN

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Tp Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2010




LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban giám hiệu cùng toàn thể quý Thầy, Cô trường Đạị học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt
là quý Thầy, Cô Bộ môn Chế biến Lâm Sản.

-

Cô Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – giáo viên hướng dẫn – người đã tận tình
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.

-

Ban lãnh đạo Công ty Savimex, phòng kỹ thuật, tổ hàng mẫu đã tạo
điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này.

-

Tập thể lớp Chế biến Lâm Sản 32 đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện học tập tại trường.

i



TÓM TẮT

Đề tài “ Thiết kế bàn để ti vi LT – 01” được tiến hành tại nhà máy tinh chế gỗ
Satimex Nguyễn Ảnh Thủ, P.Hiệp Thành, Q.12, Tp.HCM. Thời gian thực hiện đề tài
từ ngày 20/3 2010 đến 25 /6/ 2010.
Sản phẩm Kệ tivi LT 01 được lấy ý tưởng từ các sản phẩm mang phong cách
Nhật Bản, sản phẩm mang tính đa năng tiện dụng, tận dụng tối đa diện tích, màu sắc
trang nhã, các chi tiết sản phẩm có hình dạng đường cong hài hòa. Đề tài được thực
hiện dựa trên dây chuyền sản xuất hiện tại của nhà máy. Nguyên liệu chính để sản xuất
là gỗ cao su và ván nhân tạo như ván ép, ván ghép thanh và ván MDF, ván dăm. Kích
thước bao của sản phẩm là 919 x597 x1829 (mm). Sản phẩm dễ chế tạo, lắp ráp và
đóng gói rất phù hợp cho xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Sản phẩm sử dụng gần
như hoàn toàn là gỗ nhân tạo nên rất thuận lợi cho xuất khẩu vào các nước phát triển,
làm tăng tỉ lệ lợi dụng gỗ ở nhà máy. Đặc biệt với LT 01 ở những chi tiết mặt kệ và
cửa kệ của sản phẩm được sử dụng mối ghép bằng keo phenol giữa ván dăm ván MDF
với ván ghép thanh làm tăng tính thẫm mỹ cho sản phẩm, liên kết tốt và tiết kiệm
nguyên liệu. Các liên kết sử dụng chủ yếu là liên kết chốt, liên kết vis, liên kết ốc rút. .
Bên cạnh đó chúng tôi chọn trang sức với veneer gỗ thông kết hợp với sơn PU để tạo
vẻ đẹp riêng cho sản phẩm.
Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm là 0,19607183 m3, tỷ lệ lợi
dụng gỗ là P = 75 % và giá thành sản phẩm là 2.267.683 đồng, mức giá phù hợp với
giá trị mà sản phẩm mang lại.

ii


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn ......................................................................................................................i
Tóm tắt .......................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các hình và các bảng ................................................................................. viii
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
1.2. Mục đích - mục tiêu thiết kế của đề ........................................................................ 2
1.3. Nội dung thiết kế ..................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về công ty Satimex ................................................................................. 3
2.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................................ 3
2.1.2. Tình hình sản xuất hàng mộc................................................................................ 4
2.1.3.1 Nguyên liệu ....................................................................................................... 4
2.1.3.2. Một số sản phẩm công ty sản xuất .................................................................... 5
2.2 Yêu cầu về thiết kế sản phẩm mộc ........................................................................... 6
2.2.1 Yêu cầu thiết kế ..................................................................................................... 6
2.2.2 Yêu cầu sử dụng .................................................................................................... 7
2.2.3 Yêu cầu về kinh tế ................................................................................................. 7
Chương 3: THIẾT KẾ SẢN PHẨM
3.1. Nội dung thiết kế ..................................................................................................... 8
3.2. Phương pháp thiết kế ............................................................................................... 8
3.3. Thiết kế sản phẩm .................................................................................................... 8
3.3.1. Khảo sát một số sản phẩm cùng loại .................................................................... 8
3.3.2. Tạo dáng sản phẩm .............................................................................................11
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Lựa chọn nguyên liệu thiết kế ................................................................................15
4.2. Lựa chọn các giải pháp liên kết .............................................................................15
iii



4.3 Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền .....................................................................15
4.3.1 Lựa chọn kích thước ............................................................................................17
4.3.1 Kiểm tra bền ........................................................................................................17
4.4 Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật ...............................................................................20
4.4.1 Cấp độ chính xác gia công...................................................................................21
4.4.2. Sai số gia công ...................................................................................................21
4.4.3. Dung sai lắp ghép ...............................................................................................21
4.4.4 Lượng dư gia công...............................................................................................22
4.4.5 Yêu cầu lắp ráp và trang sức bề mặt....................................................................23
4.4.5.1 Yêu cầu độ nhẵn bề mặt ...................................................................................24
4.4.5.2 Yêu cầu lắp ráp .................................................................................................24
4.4.5.3. Yêu cầu trang sức bề mặt ................................................................................24
4.5 Tính toán công nghệ ...............................................................................................25
4.5.1 Tính toán nguyên liệu chính ................................................................................25
4.5.1.1 Thể tích gỗ tiêu hao để sản xuất một sản phẩm................................................25
4.5.1.2 Hiệu suất pha cắt ..............................................................................................27
4.5.1.3 Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm ................................27
4.5.1.4 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ..............................................................................................27
4.5.1.5 Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công ......................................28
4.5.2 Tính toán vật liệu phụ .........................................................................................30
4.5.2.1 Tính toán bề mặt cần trang sức.........................................................................30
4.5.2.2 Tính toán bề mặt cần dán verneer.....................................................................30
4.5.2.3 Tính toán vật liệu phụ cần dung .......................................................................31
4.6 Thiết kế lưu trình công nghệ ..................................................................................33
4.6.1 Lưu trình công nghệ ...........................................................................................33
4.6.2. Biểu đồ gia công sản phẩm .................................................................................33
4.6.3 Sơ đồ lắp ráp sản phẩm........................................................................................34
4.6.4. Lập bản vẽ thi công từng chi tiết ........................................................................36
4.7 Tính toán giá thành gia công sản phẩm ..................................................................36

4.7.1 Chi phí mua nguyên liệu chính............................................................................36
4.7.2 Chi phí vật liệu phụ .............................................................................................36
iv


4.7.2.1.Lượng Vecni .....................................................................................................36
4.7.2.2. Giấy nhám .......................................................................................................37
4.7.2.3. Băng nhám .......................................................................................................37
4.7.2.4. Bông vải ...........................................................................................................37
4.7.2.5 Lượng keo .........................................................................................................37
4.7.3 Phế liệu thu hồi ....................................................................................................38
4.7.4. Vật liệu liên kết ..................................................................................................38
4.7.5. Các chi phí liên quan khác..................................................................................39
4.7.5.1. Chi phí động lực sản xuất ................................................................................39
4.7.5.2. Chi phí tiền lương công nhân ..........................................................................39
4.7.5.3. Chi phí khấu hao máy móc ..............................................................................39
4.7.5.4 Chi phí quản lý nhà máy ...................................................................................39
4.7.5.5 Chi phí ngoài sản xuất và bảo hiểm..................................................................39
4.7.6 Giá sản xuất .........................................................................................................40
4.7.7 Lợi nhuận .............................................................................................................40
4.7.8 Chi phí thuế .........................................................................................................40
4.7.9. Giá thành xuất xưởng .........................................................................................40
4.7.10 Đề xuất một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm .............................................40
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................41
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................43
Phụ lục ..............................................................................................................................

v



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCCT: Tinh chế chi tiết
SCSP: Sơ chế sản phẩm
SCPP: Sơ chế phế phẩm
NL: Nguyên liệu
TCSP: Tinh chế sản phẩm
VN: Vecni
BN: Băng nhám
GN: Giấy nhám
BV: Bông vải
FSC: Chứng chỉ phát triển rừng bền vững
VNL: Thể tích nguyên liệu
SNL: Diện tích nguyên liệu
STT: Số thứ tự
SL: Số lượng

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG

Trang
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy tinh chế gỗ satimex ...................................... 4
Hình 2.2 : Kệ học sinh .................................................................................................... 5
Hình 2.3 : Bàn uống trà .................................................................................................. 5
Hình 2.4 : Bộ bàn ăn ........................................................................................................ 5
Hình 3.1 : Sản phẩm 1 ..................................................................................................... 9
Hình 3.2 : Sản phẩm 2 ..................................................................................................... 9
Hình 3.3 : Sản phẩm 3 .................................................................................................. 10
Hình 4.1 Liên kết ốc rút ............................................................................................... 16

Hình 4.1 : Liên kết vít................................................................................................... 16
Hình 4.3 : Liên kết chốt ............................................................................................... 16
Hình 4.4 : Biểu đồ ứng suất ......................................................................................... 18
Hình 4.5 : Biểu đồ ứng suất nén ................................................................................... 20
Hình 4.6 : Biểu đồ tỉ lệ lợi dung gỗ .............................................................................. 28
Hình 4.7 : Sơ đồ lắp ráp ................................................................................................. 33
Bảng 2.1 Bảng thống kê máy móc tại xưởng 2 và xưởng 3 ........................................... 5
Bảng 3.1 Bảng số lượng và kích thước các chi tiết sản phẩm ....................................... 14
Bảng 4.1 Diện tích phủ veneer ..................................................................................... 29
Bảng 4.2 Thể tích nguyên liệu càn dung để sản xuất sản phẩm .................................... 34
Bảng 4.3 Giá vật liệu liên kết ....................................................................................... 36

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết
Từ trước năm 2008 ngành gỗ Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh (tăng
trưởng trung bình trên 30%) và khối lượng xuất khẩu rất lớn (gần 3 tỉ USD một năm).
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào cuối năm 2008, ngành gỗ Việt Nam gặp
rất nhiều khó khăn: thị trường bị thu hẹp, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, những
đạo luật bảo hộ tinh vi của nhiều quốc gia được ban hành như LACEY có hiệu lực từ
ngày 15/12/2008 của Hoa Kỳ, hiệp định “Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản
trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) của EU…Bên cạnh đó, hầu hết doanh nghiệp Việt
Nam chỉ làm theo đơn đặt hàng và mẫu mã của nước ngoài, nguyên liệu phục vụ chế
biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ phải nhập và thiếu trầm trọng. Hàng năm, các doanh
nghiệp phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm.
Chính do sự phụ thuộc này, nên khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong

nước cũng được các chuyên gia cho là chưa có tiến bộ đáng kể, bởi công tác quy
hoạch còn bất cập, các dự án đầu tư phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm,
gỗ rừng trồng chưa có nhiều gỗ lớn, chủng loại chỉ tập trung vào một số cây ngắn
ngày, nên không đáp ứng được yêu cầu chất lượng với sản phẩm xuất khẩu... Bên
cạnh đó, trong nước cũng chưa xây dựng các khu rừng được cấp chứng chỉ (FSC),
trong khi nhiều thị trường nhập khẩu đã đặt ra yêu cầu gỗ có chứng chỉ (FSC), nên
tình trạng phải nhập khẩu gỗ để đáp ứng yêu cầu là không tránh khỏi.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng
theo. Trong những nhu cầu đó có nhu cầu làm đẹp ở những nơi như: khách sạn, cao
ốc, trung tâm thương mại, nhà hàng và căn hộ gia đình... theo phong cách hiện đại
sang trọng nhưng có nét cổ truyền dân tộc và phù hợp với nơi sử dụng. Do đó sản
phẩm mộc không chỉ đòi hỏi về số lượng mà chất lượng cũng phải đảm bảo, mẫu mã
thay đổi liên tục để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Người thiết kế phải luôn thay
đổi kết cấu, vật liệu và kiểu dáng,… của sản phẩm, nhằm đa dạng hóa sản phẩm đồng

1


thời tạo ra nét mới nét độc đáo cho những sản phẩm từ gỗ. Chính vì vậy, vấn đề thiết
kế sản phẩm mộc tạo ra nhiều mẫu mã mới đã và đang là vấn đề cấp thiết hiện nay,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và mang lại giá trị cho sản phẩm gỗ. Hiểu rõ
tầm quan trọng đó và được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp, chúng tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài “ Thiết kế sản phẩm Kệ Tivi LT 01 tại công ty satimex”.
1.2 Mục tiêu và mục đích thiết kế
1.2.1 Mục đích thiết kế
Kinh tế và xã hội phát triển không ngừng, mức sống của người dân ngày càng
được nâng cao, nhu cầu người tiêu dùng ngày một tăng. Do đó các sản phẩm hiện tại
không đáp ứng được, cần có những sản phẩm mộc thay đổi mẫu mã liên tục để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Vì vậy, thiết kế Kệ Tivi LT 01 nhằm đưa
ra mô hình sản phẩm mới, vừa có tính thẩm mỹ, đơn giản, dễ tháo lắp vận chuyển,

phù hợp với cuộc sống năng động và hiện đại.
1.2.2 Mục tiêu thiết kế
Mục tiêu của đề tài là đưa ra mô hình kệ tivi phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng trong và ngoài nước, kiểu dáng mới lạ, tiện nghi, đồng thời tính toán được các
chỉ tiêu kỹ thuật, công nghệ giá thành sản phẩm phù hợp. Sản phẩm vừa đảm bảo tính
công năng nhưng cũng phải đảm bảo tính thẫm mỹ. Sản phẩm được thiết kế dựa trên
điều kiện sản xuất trong nước, dễ gia công phù hợp với trình độ tay nghề công nhân
và cơ sở vật chất của nhà máy Satimex.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về công ty Savimex
Công ty Savimex hiện nay là một trong những công ty sản xuất đồ gỗ lớn nhất
nước ta gồm 4 công ty con là.
- Satimex
- Savihome
- Savidecor
- Saviwoodtech
2.1.1 Lịch sử hình thành nhà máy tinh chế đồ gỗ Satimex
Được thành lập năm 1985, tổng diện tích hơn 5 ha, diện tích nhà xưởng 3,5 ha
chia làm 7 xưởng nhỏ. Nhà máy nằm ở quận ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh,
thuân tiện về giao thông và nguồn nhân lực. Nhà máy nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía nam Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của cả nước,
ngoài ra thành phố Hồ Chí Minh còn là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của Việt
Nam. Máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại nhập từ Nhật, Châu Âu. Hệ thống Quản
Lý Chất Lượng được áp dụng xuyên suốt quá trình sản xuất để đảm bảo chất luợng tốt
nhất, ngay cả đối với những sản phẩm phức tạp với hệ thống quản lý môi trường được

quan tâm triệt để nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay
nghề cao, phần lớn được huấn luyện tại Nhật Bản. Satimex đang là đơn vị hàng đầu
tại Viêt Nam trong việc sản xuất hàng loạt và xuất khẩu các sản phẩm gỗ chất lượng
cao.
Thành tựu
- Satimex là đơn vị đầu tiên đưa công nghệ sản xuất đồ mộc hàng loạt vào
Việt Nam.
- Satimex đã ứng dụng thành công kỹ thuật hiện đại tại công đoạn trang trí bề
mặt sản phẩm: Veneer, in vân, tạo sớ gỗ, sấy bằng tia cực tím (UV)…

3


- Ngày 21/04/2000 Satimex vinh dự là Nhà máy chế biến gỗ đầu tiên của Việt
Nam đạt giấy chứng nhận ISO 9002 do BVQI cấp và đến 01/11/2002 chuyển
phiên bản ISO 9001:2000.
- Ngày 13/03/2002 Satimex là Nhà máy chế biến gỗ đầu tiên của Việt Nam đạt
giấy chứng nhận ISO 14001:1996.
- Sản phẩm của Satimex được sản xuất hoàn chỉnh theo kiểu lắp ráp cụm chi
tiết (knock-down) đóng gói giao thẳng đến tay người tiêu dùng
- Sản phẩm của Satimex đã và đang có mặt tại các thị trường của các nước
Nhật, Mỹ, Châu Âu.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà máy
GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC SẢN
XUẤT

PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH


KỸ SƯ TRƯỞNG NHÀ
MÁY

BAN NĂNG SUẤT
CHẤT LƯỢNG

PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÁNH

TRƯỞNG
PHÒNG KHKD
SXNH

TỔ TRƯỞNG
TỔ CƠ ĐIỆN

QUẢN ĐỐC
XƯỞNG 1

QUẢN ĐỐC
XƯỞNG 2

QUẢN ĐỐC
XƯỞNG 3

QUẢN ĐỐC
XƯỞNG 4

QUẢN ĐỐC

XƯỞNG 5

QUẢN ĐỐC
XƯỞNG 6

QUẢN ĐỐC
XƯỞNG 7

PHÓ QUẢN
ĐỐC

PHÓ QUẢN
ĐỐC

PHÓ QUẢN
ĐỐC

PHÓ QUẢN
ĐỐC

PHÓ QUẢN
ĐỐC

PHÓ QUẢN
ĐỐC

PHÓ QUẢN
ĐỐC

TỔ

TRƯỞNG

TỔ
TRƯỞNG

TỔ
TRƯỞNG

TỔ
TRƯỞNG

TỔ
TRƯỞNG

TỔ
TRƯỞNG

TỔ
TRƯỞNG

CÔNG
NHÂN

CÔNG
NHÂN

CÔNG
NHÂN

CÔNG

NHÂN

CÔNG
NHÂN

CÔNG
NHÂN

CÔNG
NHÂN

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy tinh chế đồ gỗ satimex
4


2.1.3 Tình hình sản xuất hàng mộc tại công ty
2.1.3.1 Nguyên liệu
 Gỗ tự nhiên ;
- Gỗ Nara (Sồi Nga) gỗ này thường khai thác vào mùa Đông với ưu điểm có
thể làm máng lao tuyết để vận xuất gỗ, bên cạnh đó khi khai thác vào mùa
Đông gỗ cho màu sắc, vân thớ rất đẹp và ít khuyết tật hơn khi khai thác
Nara vào mùa hè. Giá thành nhập về hiện nay của nhà máy đối với gỗ này là
8 triệu đồng /m3 gỗ đã sấy với độ ẩm <=12%.
- Gỗ Cao su, phần lớn nhà máy mua nguyên liệu gỗ trong nước, giá nguyên
liệu cao su khoảng 4-5 triệu đồng /m3 gỗ đã sấy với độ ẩm <=12%.
- Gỗ Thông New Zealand nhập từ New Zealand, gỗ màu sắc vân thớ rất đẹp,
vân thớ màu vàng, giá nguyên liệu khoảng 6-7 triệu /m3 gỗ đã sấy.
- Gỗ nhẹ Kiri nhập từ Trung Quốc, để màu sắc gỗ được sáng hơn nhà máy
dùng oxy già H2O2 để tẩy trắng gỗ .
 Ván nhân tạo:

- Ván nhân tạo chủ yếu ở nhà máy là MDF nhập từ Indonexia, Malayxia, Thái
Lan, Trung Quốc….
-

Ngoài ra, còn có ván dăm (PB) chủ yếu mua ở Tuy Hoà ( dăm bã mía giúp
hạ giá thành sản phẩm ).

2.1.3.2 Thiết bị máy móc nhà máy
Tình trạng máy móc thiết bị của nhà máy nói chung khá ổn định và đầy đủ cho
việc sản xuất, đa phần máy móc thiết bị được nhập từ Nhật Bản.
Bảng 2.1 : Bảng thống kê máy móc tại xưởng 2 và 3
STT

Tên loại máy

Số lượng

Xuất xứ

Tình trạng

1

Máy bào 2 mặt

2

Nhật

80%


2

Máy bào 4 mặt

1

Nhật

70%

4

Máy Ripsaw

3

Nhật

75%

5

Máy ghép tấm

1

Nhật

70%


7

Máy cắt 2 đầu

2

Nhật

80%

5


8

Máy cắt cạnh

3

Nhật

65%

9

Máy chà nhám thùng

3


Nhật

80%

10

Máy chà nhám cạnh

3

Nhật

70%

11

Máy chà nhám băng

3

Nhật

75%

13

Máy ép cạnh bàn

2


Nhật

80%

14

Máy toupi đôi (2 trục)

2

Nhật

75%

15

Máy toupi đơn (1 trục)

3

Nhật

70%

16

Máy khoan đơn đứng

4


Việt Nam

60%

17

Máy khoan đơn nằm

3

Việt Nam

80%

18

Máy khoan đa đầu

2

Việt Nam

75%

19

Máy router (mũi trên)

2


Nhật

75%

20

Máy router (mũi dưới)

2

Nhật

70%

22

Máy đục mộng dương

2

Việt Nam

80%

23

Máy đục mộng âm

2


Việt Nam

65%

24

Dây chuyền sơn tĩnh điện UV

4

Nhật

80%

25

Hệ thống in vân

4

Nhật

70%

26

Máy phay CNC

5


Nhật

75%

27

Máy phay mộng dương

2

Việt Nam

80%

2.1.2.3 Một số sản phẩm công ty sản xuất

Hình 2.2 :Kệ học sinh
6


Hình 2.3: Bàn uống trà

Hình 2.4: Bộ bàn ăn
2.2 Yêu cầu về thiết kế sản phẩm mộc
2.2.1 Yêu cầu thiết kế
Yêu cầu về thẩm mỹ:
-

Hình dáng: phải có hình dáng hài hoà, cân đối phù hợp với môi trường sử dụng


và đảm bảo sự trang hoàng của căn phòng có thẩm mỹ. Tất cả các kích thước của các
chi tiết, bộ phận và của toàn bộ sản phẩm phải đảm bảo đúng một tỷ lệ nhất định.

7


-

Đường nét: đường nét cũng là yếu tố góp phần làm nâng cao giá trị thẩm mỹ của

sản phẩm, các đường cong mềm mại, sắc sảo nó gây ra cảm xúc khác nhau và tạo ra
cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
-

Màu sắc: màu sắc của sản phẩm là yếu tố rất quan trọng, tôn vẻ đẹp, nâng cao

giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy màu sắc phải hài hoà, trang nhã, tạo cảm giác
thoải mái và thư giãn cho người sử dụng, phù hợp với môi trường sử dụng. Sản phẩm
đặt trong môi trường là nhà ở thì màu sắc có thể tương phản với màu sắc của tường,
trần, nền hoặc cùng gam màu.
-

Mẫu mã: sản phẩm phải đảm bảo tính thời đại, phù hợp với đối tượng sử dụng,

tính thẩm mỹ cao và hợp lý về kết cấu, công nghệ chế tạo đơn giản. Vì vậy khi thiết
kế thì người thiết kế phải luôn tạo ra mẫu mã sản phẩm mới lạ, phù hợp với chức
năng và môi trường sử dụng, phù hợp với kiến trúc xung quanh.
2.2.2 Yêu cầu sử dụng
-


Độ bền: đảm bảo tính ổn định, giữ nguyên hình dáng khi sử dụng lâu dài, liên

kết giữa các chi tiết, bộ phận phải đảm bảo bền khi sử dụng. Các phần chịu lực và
chịu tải trọng lớn phải chắc chắn và an toàn. Do đó, khi sản xuất cần chọn kỹ nguyên
liệu, cần tránh các hiện tượng nguyên liệu bị nấm mốc, mối mọt, nhiều mắt hoặc qua
tẩm sấy chưa đạt yêu cầu.
-

Tính tiện nghi: sản phẩm liên kết phải linh động, tháo lắp nhanh, di chuyển dễ

dàng và phải tiện lợi trong việc sử dụng. Do vậy sản phẩm phải phù hợp với tâm sinh
lý người sử dụng và kiến trúc nhà ở và tiện nghi phải đi kèm với tính đồng bộ. Theo
xu hướng sử dụng sản phẩm mộc trong các ngôi nhà cao tầng thì việc tháo lắp là vấn
đề cần quan tâm hàng đầu, sản phẩm thiết kế phải làm sao tiết kiệm được diện tích.
2.2.3 Yêu cầu về kinh tế
-

Một sản phẩm đạt chất lượng cao, thuận tiện và tiện nghi trong sử dụng, có tính

thẩm mỹ cao nhưng giá thành cao thì chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu
dùng. Do đó, để đáp ứng yêu cầu đó thì giá thành sản phẩm phải phù hợp, không quá
cao đối với người sử dụng. Để đạt được các yêu cầu đó thì người thiết kế phải tìm ra
các giải pháp sao cho: sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, công nghệ gia công dễ dàng,
phù hợp với tay nghề công nhân và trang thiết bị hiện có, tiết kiệm chi phí sản xuất…

8


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ

3.1 Nội dung thiết kế


Tìm hiểu nguồn nguyên liệu hiện có tại công ty.



Tìm hiểu các sản phẩm tại công ty.



Khảo sát dây chuyền máy móc hiện có và chức năng của mỗi loại máy.



Thực hiện quy trình thiết kế sản phẩm kệ tivi LT 01.

 Đề xuất các biện pháp gia công sản phẩm.
3.2 Phương pháp thiết kế
 Khảo sát tình hình sản xuất tại công ty.
 Ứng dụng một số phần mềm như Autocad, Excell thể hiện nội dung thiết kế và
tính toán giá thành sản phẩm.
 Ứng dụng một số công thức tính toán nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm và
khả năng chịu bền của sản phẩm.

3.3 Thiết kế sản phẩm
3.3.1 Khảo sát một số sản phẩm cùng loại
Qua khảo sát những sản phẩm cùng loại chúng tôi thu được một số sản phẩm sau đây:

Hình 3.1 Sản phẩm 1

9


Hình 3.2 Sản phẩm 2

Hình 3.3 Sản phẩm 3
Qua khảo sát các mẫu kệ tivi cho thấy các sản phẩm có đặc điểm sau:
Sản phẩm 1:
-

Ưu điểm: Mang phong cách châu âu cổ điển,trang sức đẹp.

-

Nhược điểm: Hình dáng không đẹp, không có nét mới trong thiết kế,những

không gian tận dụng chưa phù hợp khi sử dụng trong khách sạn.
Sản phẩm 2:
-

Ưu điểm : Mẫu mã đơn giản dễ gia công, trang sức đẹp, kích thước nhỏ gọn.

-

Nhược điểm: Không gian tận dụng rất ít

Sản phẩm 3:
-

Ưu điểm: Mang nét cổ điển phương Đông

10


-

Nhược điểm: Màu sắc sản phẩm tối

3.3.2 Tạo dáng sản phẩm
Mỗi một sản phẩm mộc đều được cấu tạo theo một hình dáng kết cấu và kích
thước xác định. Với hình dạng đó, cùng với các tập hợp đường nét cấu tạo được tổ
hợp trên nó, sản phẩm mộc được thể hiện theo một hình dáng riêng của nó, và được
con người cảm nhận trong một không gian xác định.
Một sản phẩm mộc có chất lượng tốt nghĩa là sản phẩm đó không có khiếm
khuyết gì về mặt kỹ thuật, bên cạnh đó nó được tạo dáng một cách hài hoà. Chất
lượng của một sản phẩm mộc là tổng hợp của mọi tính chất khách quan xác định khả
năng sử dụng và giá trị thẩm mỹ của nó. Vì vậy để đánh giá chất lượng một sản phẩm
mộc, trước hết phải xem xét các chỉ tiêu kỹ thuật của nó và ước lượng đánh giá về mặt
tạo dáng có đẹp hay không. Từ đó cho thấy rằng một trong những nội dung cơ bản
của công việc thiết kế một sản phẩm mộc là tạo dáng sản phẩm. Như vậy, nhiệm vụ
tạo dáng trong công tác thiết kế một sản phẩm mộc là rất quan trọng, bởi vì chỉ một sơ
suất nhỏ trong tính toán thiết kế có thể dẫn đến một hậu quả lớn về chất lượng sản
phẩm.


Những căn cứ tạo dáng sản phẩm:
Tạo dáng sản phẩm phải đảm bảo sự phù hợp với việc sử dụng, đẹp và hợp lý

về mặt công nghệ chế tạo. Để đạt được yêu cầu đó, khi thiết kế tạo dáng cần phải chú
ý đến việc vận dụng những nguyên lý cơ bản sau đây:
- Các kích thước cần thiết cho nhu cầu sử dụng, các số liệu kích thước của người

là cơ sở để xác định các kích thước cơ bản của sản phẩm. Ngoài ra còn xét đến trọng
lượng của các vật dụng, tải trọng bản thân.
-

Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý sẽ làm tăng giá trị sử dụng của sản phẩm.

- Sự phân chia các phần trên bề mặt phải gây cảm giác cân bằng hay không cân
bằng.
- Sự hoà hợp màu sắc hay tương phản hợp lý sẽ làm tăng vẻ đẹp của sản phẩm.
- Tỷ lệ là một đặc điểm của sự hài hoà.
- Các yếu tố xung quanh môi trường sử dụng ảnh hưởng đến cảm giác của con
người.

11


Đối với sản phẩm mộc thì ngoài chức năng sử dụng còn để trưng bày nên khi
tạo dáng sản phẩm ta cần phải dựa vào các căn cứ sau để thiết kế tạo hình sản phẩm:
- Chức năng sử dụng của sản phẩm.
- Phạm vi sử dụng và vị trí đặt nó.
- Đối tượng sử dụng.
- Môi trường mà nó tồn tại.
- Yêu cầu về thẩm mỹ.
- Nguyên liệu, thiết bị gia công sản phẩm.
Một căn cứ khác cũng không kém phần quan trọng khi tạo hình sản phẩm đó là
việc sử dụng nguyên vật liệu hợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm. Vì vậy khi thiết
kế tạo dáng sản phẩm cần chú ý việc tạo kích thước chi tiết, không nên tạo kích thước
chi tiết quá lớn khi không cần thiết để tránh tình trạng lãng phí nguyên liệu.
Với các kích thước trên, đưa ra hình dáng cụ thể của sản phẩm thông qua hình
vẽ phối cảnh và các hình chiếu của nó bằng các phần mềm ứng dụng trong thiết kế.

Hình phối cảnh của sản phẩm được thực hiện bằng phần mền 3Dmax phối hợp với xử
lý bằng photoshop và các hình chiếu của sản phẩm được thực hiện bằng phần mềm
Autocad.

Hình 3.4 Sản phẩm thiết kế

12


Bảng 3.1 :Bảng số lượng và kích thước các chi tiết sản phẩm LT01
KỆ TIVI LT 01
Kích thước tinh chế
STT
1
2

Tên chi tiết
Mặt kệ 1
Mặt kệ 2

Ngun liệu
Ván ghép thanh+
veneer
Ván ghép thanh+
veneer

Dày

Rộng


Dài

SL

18

30

1829

2

18

30

537

2

3 Mặt kệ 3

ván dăm +veneer

18

537

1769


1

4 Vách hong

MDF + Veneer

18

532

896

2

5 Thanh cửa

Ván ghép thanh

20

38

896

2

6 Vách ngăn 1,2

MDF + Veneer


18

552

896

2

7 Trang trí a1

Ván ghép thanh

38

45

1815

1

8 Trang trí a2

Ván ghép thanh

38

45

590


2

9 Trang trí b1

Ván ghép thanh

6

25

1751

1

10 Trang trí b2

Ván ghép thanh

6

25

558

2

11 Trang trí c1

Ván ghép thanh


7

17

1765

1

12 Trang trí c2

Ván ghép thanh

7

17

565

2

13 Thanh giữa

Ván ghép thanh

20

45

515


3

14 Thanh trên

Ván ghép thanh

20

70

1663

1

15 Đà dọc 1

Ván ghép thanh

20

45

1703

2

16 Đà dọc 2

Ván ghép thanh


20

45

515

3

17 Đà dọc 3

Ván ghép thanh

20

45

576

2

18 Đà dọc 4

Ván ghép thanh

20

60

576


1

19 Vách sau 1

Ván ép

6

590

615

1

20 Vách sau 2

Ván ép

6

529

842

1

21 Miếng lót 1

MDF + Veneer


18

501

576

1

22 Miếng lót 2

MDF + Veneer

18

446

515

2

23 Miếng lót 3

MDF + Veneer

18

526

576


1

24 Miếng lót 4

MDF + Veneer

18

552

576

1

13


25 Vách đáy 1

Cao su

20

103

1663

1

26 Vách đáy 2


MDF

18

103

576

2

27 Vách đáy 3

MDF

18

103

515

1

28 Vách đáy 4

Ván ghép thanh

20

115


1779

1

29 Vách đáy 5

Ván ghép thanh

20

115

552

2

Ván ghép thanh

20

20

180

8

Ván ghép thanh

20


20

300

10

Ván ghép thanh

20

20

400

2

Ván ghép thanh

20

20

500

4

Ván ghép thanh

40


40

100

4

18

30

699

4

18

30

490

4

Thanh liên kết
30 1
Thanh liên kết
31 2
Thanh liên kết
32 3
Thanh liên kết

33 4
34 Chân kệ
35
36

Cửa kệ 1
Cửa kệ 2

Ván ghép thanh+
veneer
Ván ghép thanh+
veneer

37 Cửa kệ 3

MDF + Veneer

18

490

639

2

38 Hộc kệ 1

Ván ghép thanh

18


161

509

3

39 Hộc kệ 2

Ván ghép thanh

15

110

340

6

40 Hộc kệ 3

Ván ghép thanh

15

110

490

6


41 Hộc kệ 4

Ván ép

6

330

470

3

42 Hộc kệ 5

Ván ép

9

50

320

3

43 Hộc kệ 6

Ván ép

9


50

50

12

14


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Lựa chọn nguyên liệu thiết kế
Nguyên liệu là khâu quan trọng trong sản xuất hàng mộc, nó quyết định đến chất
lượng màu sắc, giá thành, kết cấu của sản phẩm. Nguyên liệu sản xuất sản phẩm được
lựa chọn dựa vào nguồn nguyên liệu của công ty hiện có, khả năng đáp ứng của thị
trường, yêu cầu chất lượng của sản phẩm và yêu cầu của khách hàng. Sử dụng
nguyên liệu hợp lý sẻ đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành,
bảo vệ môi trường.
Nguyên liệu tại công ty chủ yếu là ván nhân tạo như: ván sợi, ván ghép thanh,
ván dăm, gỗ tự nhiên như: cao su, thông, beech, kiwi và veneer, laminat, các loại giấy
trang sức bề mặt gỗ. Nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu, còn lại một số ít
sử dụng nguyên liệu trong nước. Nguyên liệu được chọn để sản xuất sản phẩm: Ván
sợi, ván ghép thanh từ gỗ cao su, ván ép, veneer.
Ván sợi được sản xuất từ các nguyên liệu gỗ hoặc tre nứa…Qua quá trình
nghiền, chà, phân ly thành sợi hoặc bó sợi với tác dụng liên kết của chất kết dính
(keo) ở điều kiện và áp suất nhất định tạo nên sản phẩm ván sợi. Ván sợi có nhiều loại
như: ván sợi xốp, ván sợi nữa cứng, ván sợi cứng, ván sợi rất cứng. Chúng tôi sử dụng
ván nữa sợi cứng có khối lượng thể tích 500 kg/m3, ứng suất uốn tĩnh 100 kG/cm3.
Ván ghép thanh từ gỗ cao su là sản phẩm thu được bằng cách ghép các thanh lõi

lại với nhau trong điều kiện nhất định. Thanh lõi có thể là gỗ nguyên hoặc nhiều mẫu
gỗ ghép lại với nhau bởi keo hay mộng răng lượt với keo. Ván ghép thanh từ gỗ cao
su kế thừa những tính chất của gỗ cao su nhưng có tính chất cơ lí cao hơn gỗ cao su.
Ván dăm được sản xuất bằng cách ép dăm gỗ với keo Phenol hoặc Ure
formaldehyd trong một điều kiện nhất định về nhiệt độ và áp suất. Nguyên liệu dùng
để sản xuất ván dăm rất đa dạng có thể là gỗ, cành ngọn của cây thu được từ khai thác
hoặc phế liệu gỗ trong chế biến (bìa bắp, mùn cưa, phoi bào …), gỗ nhỏ từ tỉa thưa..,
15


gỗ đươc băm ra thành dăm nhỏ hoặc bào thành phoi mỏng.Ván dăm được dùng phổ
biến trong nghành mộc vì tính tiện lợi và giá thành thấp. Ván dăm sử dụng cho sản
phẩm là ván dăm 3 lớp có ứng suất uốn tĩnh là 240 kG/cm2 theo chiều dọc và chiều
ngang.
Ván ép hay còn gọi là ván dán được hình thành từ các lớp ván mỏng và được
dán bằng keo. Ván dán có nhiều lớp và thường từ 3 lớp trở lên, sắp xếp sao cho thớ gỗ
lớp này vuông góc với lớp kia. Ván dán có khối lượng thể tích 700 kg /m3. Ván dán là
loại ván dùng trong nhiều lĩnh vực như đồ mộc, nội thất, tàu thuyền, hàng không và
vũ trụ.
Verneer được sản xuất theo phương pháp lạng hay bóc gỗ, tạo bề mặt trang sức
đẹp, dễ trang sức.
4.2 Lựa chọn các giải pháp liên kết
Khi thiết kế một sản phẩm mộc thì người thiết kế cần chú ý quan điểm chế tạo.
Với phương pháp sản xuất thủ công, hình dáng và kết cấu thường mang tính chất lãng
mạn nhiều hơn tính chất công nghiệp. Khi công nghệ sản xuất được đáp ứng các
phương pháp cơ giới, kết cấu và hình dáng sản phẩm đã bắt đầu có những thay đổi.
Trình độ sản xuất cơ giới ngày càng phát triển, phương pháp sản xuất công nghiệp
cũng phát triển theo, với sự phát triển mới trong mỹ thuật kiến trúc, mỹ thuật đồ mộc
cũng phát triển theo chiều hướng lắp ghép tấm, thích hợp với công nghiệp hiện đại.
Với công nghiệp hiện đại, năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên. Vì vậy để phù

hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thế giới, phù hợp với hướng sử dụng gỗ,
phù hợp với phương pháp tổ chức sản xuất lớn và quan trọng hơn nữa là phù hợp với
khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội thì người thiết kế
phải lựa chọn các giải pháp liên kết sao cho mối liên kết giữa các chi tiết, các bộ phận
đảm bảo độ bền vững cao, tuổi thọ bền lâu, kết cấu đơn giản dễ gia công, dễ dàng
tháo lắp. Vì vậy trong sản phẩm tôi chọn các giải pháp liên kết như sau:
o Liên kết vis:

Hình 4.2 Liên kết vis
16


×