Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BỘT MÌ TỊNH PHONG – QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


ĐẶNG ANH SĨ

NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BỘT MÌ TỊNH PHONG – QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


ĐẶNG ANH SĨ

NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BỘT MÌ TỊNH PHONG – QUẢNG NGÃI
Ngành: Kỹ thuật Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: KS. LÊ THỊ LAN THẢO

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 7/2010


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi
luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè, gia đình và
các tổ chức.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Lan Thảo. Cảm ơn cô đã
dành nhiều tâm huyết hướng dẫn tận tình, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu và
bổ ích cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên – Trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt bốn
năm học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Tình, cùng toàn thể các anh chị em công
nhân đang làm việc tại nhà máy chế biến tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi.
Thành thật cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của mọi người trong suốt thời gian
tôi thực tập tại xí nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn trìu mến nhất tới các bạn MT06. Cảm ơn các bạn đã luôn sát
cánh và chia sẻ cùng tôi những lúc vui buồn trong học tập và cuộc sống, cảm ơn vì đã
cho tôi những phút giây thật đẹp thời sinh viên. Thành thật cảm ơn mọi người.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng kính yêu vô hạn đến cha
mẹ và những người thân trong gia đình. Con luôn biết ơn công ơn sinh thành, dưỡng
dục của cha mẹ, cảm ơn mọi người đã luôn che chở, động viên, là chỗ dựa vững chắc
cho con, giúp con vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống để có được
thành công ngày hôm nay.
Dù đã rất cố gắng trong suốt quá trình thực hiện khóa luận nhưng không
thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô

và các bạn về khóa luận tốt nghiệp này.
TP. HCM, ngày 12 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
ĐẶNG ANH SĨ

i


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, môi trường
là vấn đề bất cập không chỉ riêng quốc gia nào mà là vấn đề của toàn cầu. Phát triển
kinh tế xã hội là nhu cầu của mỗi quốc gia nhưng cần phải có sự phát triển bề vững,
phát triển luôn cân bằng giữa ba yếu tố: Kinh tế - môi trường – xã hội.
Trong các ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước, tinh bột mì là một
ngành kinh tế đang được sự chú trọng và thu hút đầu tư của các nhà sản xuất và nền
công nghiệp này ngày càng phát triển. Đây cũng là ngành sản xuất sử dụng nước tương
đối lớn, nước thải từ quá trình chế biến tinh bột mì gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận chất
hữu cơ, dòng thải bị phân huỷ sinh ra mùi hôi thối và một số chất khí làm ảnh hưởng
đến môi trường không khí.
Nhà máy chế biến tinh bột mì Tịnh Phong - Quảng Ngãi đã tạo công ăn việc
làm cho người dân và đã góp phần vào việc đóng góp ngân sách nhà nước, nhà máy
ngày càng được mở rộng và công suất ngày càng tăng. Tuy nhiên cùng với sự phát
triển của nhà máy kèm theo nhiều vấn đề bức thiết cần giải quyết, vấn đề môi trường
của nhà máy cần được quan tâm, trong đó nước thải là được nhà máy đặt lên hàng đầu.
Việc cải tạo hệ thống XLNT hiện có ở công ty nhằm xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn TCVN 5945 – 2005, loại B trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Giải pháp này có ý nghĩa rất lớn đối với nhà máy, tính khả thi đáp ứng tiêu

chuẩn xả thải cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đáng kể, đồng thời mang lại lợi ích
to lớn từ việc tiết kiệm chi phí về năng lượng và bảo tồn tài nguyên.
Đề tài “Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong –
Quảng Ngãi” đã đạt được các mục tiêu đề ra, kết quả như sau:
 Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005, loại B.
 Giá thành 1m3 nước thải sau xử lý ở phương án lựa chọn là 3876,6 VNĐ.

ii


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................vi 
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ..................................................................................... vii 
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... viii 
DANH DÁCH BẢNG ....................................................................................................ix 
Chương 1 ......................................................................................................................... 1 
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 
1.1.  ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 
1.2.  MỤC TIÊU KHÓA LUẬN ................................................................................ 1 
1.3.  NỘI DUNG KHÓA LUẬN ............................................................................... 1 
1.4.  PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................... 2 
1.4.1.  Phương pháp lý thuyết ................................................................................ 2 
1.4.2. Phương pháp thực nghiệm .............................................................................. 2 
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA KHÓA LUẬN ............................................. 3 
1.5.1. Đối tượng của khóa luận................................................................................. 3 
1.5.2. Phạm vi của khóa luận. ................................................................................... 3 

Chương 2 ......................................................................................................................... 4 
TỔNG QUAN.................................................................................................................. 4 
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ .................................... 4 
2.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................. 4 
2.1.2. Tình hình sản xuất tinh bột mì trên thế giới và Việt Nam .............................. 4 
2.1.2.1. Tình hình sản xuất tinh bột mì trên thế giới và khu vực châu Á .............. 4 
2.1.2.1. Tình hình sản xuất tinh bột mì ở Việt Nam.............................................. 5 
2.1.3. Quy trình sản xuất tinh bột mì hiện nay ......................................................... 6 
2.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT MÌ TỊNH PHONG – QUẢNG
NGÃI ............................................................................................................................ 8 
2.2.1. Giới thiệu về nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi....................... 8 
2.2.1.1. Địa điểm hoạt động của nhà máy ............................................................. 8 
2.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển............................................................ 8 
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 9 
2.2.1.4. Chế độ làm việc ......................................................................................10 
2.2.1.5. Các loại sản phẩm chính và thị trường ...................................................10 
2.2.2. Quy trình sản xuất tại nhà máy .....................................................................10 
2.2.2.1. Các công đoạn sản xuất tại nhà máy ......................................................10 
2.2.2.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất .......................................................................15 
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XLNT NGÀNH SX TINH BỘT KHOAI MÌ HIỆN
NAY ...........................................................................................................................16 
2.3.1. Các phương pháp XLNT ngành tinh bột mì .................................................16 
2.3.1.1. Phương pháp xử lý bậc 1 ........................................................................16 
2.3.1.2. Phương pháp xử lý bậc 2 ........................................................................17 
2.3.2. Các công nghệ XLNT ngành tinh bột khoai mì ...........................................18 
iii


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 


Chương 3 .......................................................................................................................20 
HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XLNT TẠI NHÀ MÁY MÌ .........................................20 
TỊNH PHONG – QUẢNG NGÃI .................................................................................20 
3.1. NGUỒN GỐC, LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI PHÁT SINH TẠI NHÀ MÁY ..20 
3.2. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY ........................20 
3.3. HỆ THỐNG XLNT TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT MÌ TỊNH PHONG – QUẢNG
NGÃI ..........................................................................................................................22 
3.3.1. Sơ đồ hệ thống XLNT tại nhà máy...............................................................22 
3.3.2. Thuyết minh sơ đồ hệ thống XLNT .............................................................23 
3.4. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ, HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG XLNT
HIỆN HỮU TẠI NHÀ MÁY .....................................................................................24 
3.4.1. Cụm 1 (Song chắn rác, bể điều hòa, bể UASB) ...........................................24 
  Song chắn rác ................................................................................................24 
  Bể điều hòa ...................................................................................................25 
  Bể UASB ......................................................................................................25 
3.4.2. Cụm 2 (Hệ thống hồ sinh học)......................................................................26 
  Hồ kị khí .......................................................................................................26 
  Hồ tùy nghi 1 ................................................................................................27 
  Hồ tùy nghi 2 ................................................................................................28 
  Hồ hiếu khí 1 ................................................................................................29 
  Hồ hiếu khí 2 ................................................................................................30 
3.5. CÁC VẤN ĐỀ, NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO
NƯỚC THẢI TINH BỘT MÌ TẠI NHÀ MÁY ........................................................31 
Chương 4 .......................................................................................................................32 
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG XLNT TẠI NHÀ MÁY TINH
BỘT MÌ TỊNH PHONG – QUẢNG NGÃI ..................................................................32 
4.1. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG XLNT ............................32 
4.1.1. Cơ sở lựa chọn phương án nâng cấp ............................................................32 
4.1.2. Đề xuất phương án........................................................................................32 

4.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XLNT ĐỀ XUẤT .................................39 
4.2.1. Phương án 1 (xem chi tiết phần B.1 phụ lục 2) ............................................39 
4.2.1.1. Song chắn rác (sử dụng lại) ....................................................................39 
4.2.1.2. Bể lắng cát (thiết kế mới) .......................................................................40 
4.2.1.3. Bể điều hòa (sử dụng lại) .......................................................................40 
4.2.1.4. Bể trộn (thiết kế mới) .............................................................................41 
4.2.1.5. Bể phản ứng (thiết kế mới).....................................................................41 
4.2.1.6. Bể lắng 1 (thiết kế mới)..........................................................................42 
4.2.1.7. Bể UASB (sử dụng lại) ..........................................................................42 
4.2.1.8. Bể lọc sinh học (thiết kế mới) ................................................................42 
4.2.1.9. Sân phơi bùn (thiết kế mới) ...................................................................43 
4.2.1.10. Cụm 5 hồ sinh học hiện hữu.................................................................43 
4.2.2. Phương án 2 (xem chi tiết phần B.2 phụ lục 2) ............................................44 
4.2.2.1. Song chắn rác .........................................................................................44 
4.2.2.2. Bể lắng cát ..............................................................................................44 
4.2.2.3. Bể điều hòa .............................................................................................44 
4.2.2.4. Bể trộn ....................................................................................................44 
iv


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

4.2.2.5. Bể phản ứng............................................................................................44 
4.2.2.6. Bể lắng 1.................................................................................................44 
4.2.2.7. Bể UASB ................................................................................................44 
4.2.2.8. Bể trung gian ..........................................................................................44 
4.2.2.9. Bể SBR ...................................................................................................44 
4.2.2.10. Sân phơi bùn .........................................................................................45 
4.2.2.11. Cụm 5 hồ sinh học hiện hữu.................................................................45 

4.3. DỰ TOÁN KINH TẾ (Xem chi tiết phụ lục 3) ..................................................45 
4.4. SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ......................................................46 
Chương 5 .......................................................................................................................47 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................47 
5.1. KẾT LUẬN .........................................................................................................47 
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49 

v


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học đo ở điều kiện
200C trong thời gian 5 ngày)

COD

Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu ôxy hóa hóa học)

SS

Suspended Solids (Chất rắn lơ lửng)

PAC


Poly Aluminium Chloride

UASB

Upflow Anaerobic Sludge Blanket reactor

SBR

Squencing Biological Reactor (Bể lọc sinh học từng mẻ)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VSV

Vi sinh vật

SCR

Song chắn rác

SX

Sản xuất

SVTH

Sinh viên thực hiện


HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

vi


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Hình ảnh và các phương pháp xử lý nước thải

Phụ lục 2

Tính toán chi tiết các công trình đơn vị

Phụ lục 3

Dự toán kinh tế

Phụ lục 4

Các chỉ tiêu phân tích của hệ thống XLNT tại nhà máy

 

 

 
 

vii


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Quy trình sản xuất tinh bột mì ở Thái Lan .... Error! Bookmark not defined. 
Hình 2.2: Quy trình sản xuất tinh bột mì ở Indonexia ... Error! Bookmark not defined. 
Hình 2.3: Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì ở Việt NamError! Bookmark not defined. 
Hình 2.4: Quy trình sản xuất tại nhà máy ...................................................................... 15 
Hình 2.5: Sơ đồ hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Ninh ThuậnError! Bookmark not defined.
Hình 2.6: Sơ đồ hệ thống XLNT nhà máy mì Thái Lan Error! Bookmark not defined. 
Hình 3.1: Hệ thống XLNT tại nhà máy ......................... Error! Bookmark not defined. 
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống XLNT tinh bột mì phương án 1 ............................................ 33 
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống XLNT tinh bột mì phương án 2 ............................................ 34 

 

viii


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

DANH DÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu vào tại nhà máy tinh bột mì ..............21 

Tịnh Phong – Quảng Ngãi .............................................................................................21 
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu lựa chọn để thiết kế hệ thống XLNT tại nhà máy tinh bột mì
Tịnh Phong – Quảng ngãi ..............................................................................................22 
Bảng 3.3: Thông số thiết kế của song chắn rác hiện hữu .............................................24 
Bảng 3.4: Hiệu quả xử lý của SCR hiện hữu ................................................................25 
Bảng 3.5: Các thông số trong bể điều hòa hiện hữu .....................................................25 
Bảng 3.6: Các thông số trong bể UASB hiện hữu ........................................................25 
Bảng 3.7: Hiệu quả xử lý của bể UASB hiện hữu ........................................................26 
Bảng 3.8: Các thông số trong hồ kị khí hiện hữu .........................................................26 
Bảng 3.9: Hiệu quả xử lý của hồ kị khí hiện hữu .........................................................27 
Bảng 3.10: Các thông số trong hồ tùy nghi 1 hiện hữu ................................................27 
Bảng 3.11: Hiệu quả xử lý của hồ tùy nghi 1 hiện hữu ................................................28 
Bảng 3.12: Các thông số trong hồ tùy nghi 2 hiện hữu ................................................28 
Bảng 3.13: Hiệu quả xử lý của hồ tùy nghi 2 hiện hữu ................................................28 
Bảng 3.14: Các thông số trong hồ hiếu khí 1 hiện hữu ................................................29 
Bảng 3.15: Hiệu quả xử lý của hồ hiếu khí 1 hiện hữu ................................................29 
Bảng 3.16: Các thông số trong hồ hiếu khí 1 hiện hữu ................................................30 
Bảng 3.17: Hiệu quả xử lý của hồ hiếu khí 1 hiện hữu ................................................30 
Bảng 3.18: Các vấn đề tồn đọng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục ......................32 
Bảng 4.1: Bảng dự tính hiệu quả xử lý qua các công trình phương án 1......................36 
Bảng 4.2: Bảng dự tính hiệu quả xử lý qua các công trình phương án 2 .....................38 
Bảng 4.3: Các thông số thiết kế bể lắng cát ..................................................................40 
Bảng 4.4: Các thông số thiết kế bể trộn ........................................................................41 
Bảng 4.5: Các thông số thiết kế bể phản ứng ...............................................................41 
Bảng 4.6: Các thông số thiết kế bể lắng 1 ....................................................................42 
Bảng 4.7: Các thông số thiết kế bể lọc sinh học ...........................................................42 
Bảng 4.8: Các thông số thiết kế sân phơi bùn ..............................................................43 
Bảng 4.9: Các thông số thiết kế và kích thước cụm 5 hồ sinh học hiện hữu ................43 
Bảng 4.10: Các thông số thiết kế bể trung gian ............................................................44 
Bảng 4.11: Các thông số thiết kế bể SBR .....................................................................44 

Bảng 4.12: Khái quát dự toán kinh tế phương án 1 ......................................................45 
Bảng 4.13: Khái quát dự toán kinh tế phương án 2 ......................................................45 
 

ix


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sản xuất tinh bột khoai mì là một ngành thực phẩm chính ở Đông Nam Á. Chế
biến công nghiệp khoai mì là một ngành làm theo thời vụ, sử dụng khoai mì làm
nguyên liệu chính. Tinh bột khoai mì là một trong các nguồn có hàm lượng tinh bột
cao, củ khoai mì chứa đến 30% hàm lượng tinh bột nhưng có protein, cacbonhydrat và
chất béo thâp. Đó là nguồn thức ăn cho cuộc sống con người và là nguyên liệu cho
ngành chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó, chế biến nông sản nói chung và ngành chế biến tinh bột mì nói riêng,
hàng năm đã thải vào môi trường một lượng lớn chất thải, gây ô nhiễm nguồn tiếp
nhận. Vì vậy, song song với việc phát triển sản xuất thì các nhà khoa học đã nghiên
cứu và tìm ra các biện pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế, khắc phục và xử lý tại các nhà
máy xí nghiệp.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi đã quyết định tìm hiểu quá trình xử lí nước
thải tại nhà máy tinh bột sắn Tịnh Phong – Quảng Ngãi với mục đích tìm hiểu về công
nghệ xử lí nước thải, đánh giá hiệu quả của công nghệ và từng giai đoạn của công

nghệ. Đồng thời đề xuất các phương án xử lý nhằm nâng cao chất lượng nước thải đầu
ra, phù hợp với Tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam.
1.2.

MỤC TIÊU KHÓA LUẬN

Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy tinh bột khoai mì Tịnh Phong –
Quảng Ngãi công suất 4000 m3/ngđ.
1.3.

NỘI DUNG KHÓA LUẬN

-

Tổng quan về nhà máy: Dây chuyền sản xuất, hệ thống xử lý nước thải.

-

Tổng quan về ngành chế biến tinh bột mì.
1


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

-

Xác định thành phần và tính chất nước thải tại nhà máy.

-


Tỏng quan về các phương pháp xử lý nước thải tinh bột mì hiện nay.

-

Khảo sát đo đạc các thông số hoạt động của hệ thống hiện hữu.

-

Phân tích nguyên nhân.

-

Đề xuất phương án xử lý.

-

Tính toán kinh tế và kĩ thuật cho các phương án đã đề xuất.

-

Thực hiện các bản vẽ.

1.4.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1.4.1. Phương pháp lý thuyết
-


Phương pháp sưu tầm, tham khảo, nghiên cứu tổng hợp tài liệu
+ Sưu tầm về ngành tinh bột mì, các dây chuyền sản xuất tinh bột mì qua
Internet, nguồn tài liệu tại công ty…
+ Tham khảo các hệ thống xử lý nước thải của ngành qua các sách chuyên
ngành, các khóa luận…
+ Thu thập các số liệu từ nguồn của công ty.
+ Tổng hợp các tài liệu có liên quan.

-

Thông kê và đánh giá các số liệu bằng bảng tính Excel.

1.4.2. Phương pháp thực nghiệm
-

Thăm quan, tìm hiểu về dây chuyền sản xuất cũng như hệ thống xử lý nước thải

tại nhà máy.
-

Tiến hành đo đạc khảo sát các công trình của hệ thống xử lý nước thải tại nhà

máy.
-

Lấy mẫu và phân tích các thông số đầu ra và đầu vào của từng công trình hiện

hữu.
- Thực hiện thí nghiệm Jatest và phân tích các chỉ tiêu thí nghiệm.
2



Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

- Thực hiện các bản vẽ bằng công cụ vẽ Autocad.
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA KHÓA LUẬN
1.5.1. Đối tượng của khóa luận.
Nước thải sản xuất tinh bột mì tại nhà máy mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi.
1.5.2. Phạm vi của khóa luận.
- Không gian: Nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi
- Thời gian: Từ tháng 1/2010 đến tháng 7/2010.
- Các chỉ tiêu phân tích: pH, COD, BOD, SS…

3


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ
2.1.1. Giới thiệu chung
Khoai mì được sử dụng khá phổ biến để sản xuất tinh bột, đây là nguồn nguyên
liệu cho nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp dệt, thực phẩm, may mặc, bánh
kẹo, sản xuất lên men cồn, sản xuất acid hữu cơ,...
Khoai mì là loại cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Sắn có
xuất xứ từ Trung – Nam Mỹ. Sau đó phát triển sang Châu Phi, Châu Á, Cùng với sự
phát triển của nhiều ngành công nghiệp cây khoai mì ngày càng trở nên có giá trị kinh

tế cao.
2.1.2. Tình hình sản xuất tinh bột mì trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình sản xuất tinh bột mì trên thế giới và khu vực châu Á
Hiện nay khoai mì được trồng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với diện tích
khoảng 18,96 triệu ha. Năm 2008 sản lượng sắn thế giới đạt 234,26 triệu tấn củ tươi,
nhưng đến năm 2009 sản lượng khoai mì trên thế giới đạt 256,34 triệu tấn. Như vậy,
sản lượng sắn thế giới tăng 22,08 triệu tấn.
Khi phân chia sản lượng khoai mì theo các lục địa, tổ chức lương thực thế giới
(FAO) ước tính sản lượng sắn ở Châu Phi năm 2000 là 92,7 triệu tấn tăng không đáng
kể so với năm 1999, mặc dù ở Châu lục này khoai mì được trồng ở 39 quốc gia song
có tới 70% sản lượng khoai mì được trồng ở Nigeria, Công Gô, Tanzania.
Khu vực Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê: Theo ước tính sản lượng khoai mì
của vùng chiếm 20% sản lượng khoai mì toàn cầu. Năm 2000 toàn khu vực có sản
lượng khoai mì 32,1 triệu tấn, tăng 10% so với năm 1999 có được chủ yếu do sự mở
rộng thêm diện tích trồng và áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quá trình tưới tiêu. Trong
4


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của Brazil nước chiếm 70% tổng sản lượng
khoai mì toàn khu vực đã tăng thêm 12% tổng diện tích trồng khoai mì trong năm
2000. Giá khoai mì tăng cao đã khuyến khích người dân sản xuất mở rộng qui mô và
diện tích trồng khoai mì.
Khoai mì được trồng nhiều nhất tại Châu Phi khoảng 11,82 triệu ha (chiếm 57%
diện tích khoai mì toàn cầu), tiếp theo là Châu Á 3,78 triệu ha (chiếm 25%), Châu Mỹ
La Tinh 2,7 triệu ha (chiếm 18%). Nước có sản lượng khoai mì lớn nhất thế giới là
Nigeria 45,72% triệu tấn, tiếp theo là Thái Lan: 22,58 triệu tấn, Inđonesia: 19,92 triệu
tấn. Nước có năng suất cao nhất thế giới là Ấn Độ: 31,43 tấn củ/ha, tiếp theo là Thái

Lan 21,09 tấn/ha, so với năng suất bình quân của thế giới là 12,15 tấn/ha.
Thái Lan là nước mà toàn bộ khoai mì thu hoạch đều được sử dụng trong công
nghiệp với các sản phẩm chính là mì lát, mì viên và tinh bột mì. Trên 55% sản lượng
khoai mì của Thái Lan được sử dụng dưới dạng khoai mì lát phơi khô làm thức ăn cho
gia súc. Trong đó 99% trực tiếp được xuất khẩu sang châu Á, chỉ có 10% tiêu thụ
trong nội địa, mặc dù sản lượng khoai mì tươi chỉ chiếm khoảng 18 triệu tấn trên sản
lượng toàn cầu là 175 triệu tấn.
Khả năng thu lợi cao từ việc xuất khẩu tinh bột mì khiến các nước xuất khẩu chủ
yếu, sẽ thay đổi các giống sắn truyền thống bằng các giống sắn mới cho năng suất cao,
hàm lượng tinh bột lớn thích hợp với chế biến công nghiệp. Có như vậy mới đáp ứng
được nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước đang gia tăng.
2.1.2.1. Tình hình sản xuất tinh bột mì ở Việt Nam
Việt Nam hiện đang sản xuất hằng năm hơn 2 triệu tấn khoai mì củ tươi, đứng
thứ 11 trên thế giới về sản lượng khoai mì, nhưng lại là nước xuất khẩu tinh bột mì
đứng thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Indonesia. Trong chiến lược toàn cầu cây
khoai mì đang được xem là một loại cây lương thực dễ trồng, thích hợp với những
vùng đất cằn cỗi, đây cũng là cây công nghiệp triển vọng có khả năng cạnh tranh với
nhiều loại cây trồng khác.
Ở nước ta, cây khoai mì đang chuyển đổi nhanh chóng đóng vai trò là cây công
nghiệp. Sự hội nhập đang mở rộng thị trường khoai mì, tạo nên những cơ hội chế biến
5


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

tinh bột, tinh bột biến tính bằng hoá chất và Enzim, sản xuất mì lát, mì viên để xuất
khẩu và sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, trong sản xuất thức ăn gia súc và làm
nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất
nước. 

2.1.3. Quy trình sản xuất tinh bột mì hiện nay
Nguồn nguyên liệu sản xuất tinh bột mì có từ 2 loại: từ mì tươi và mì lát khô. Các
quy trình sản xuất tinh bột khoai mì trong và ngoài nước sẽ được mô tả trong các sơ đồ
( Hình 2.1 và 2.2 ).
Hầu hết nước thải ngành tinh bột mì được thải ra từ 2 công đoạn: Rửa cũ và ly
tâm, trích ly. Trung bình lượng nước sử dụng khoảng 5 m3/1 tấn nguyên liệu và 4 tấn
nguyên liệu cho được 1 tấn sản phẩm. Đặc trưng của nước thải loại này là hàm lượng
chất hữu cơ cao và gây ô nhiễm trên diện rộng. Đây là nguồn ô nhiễm nước rất nghiêm
trọng.
Quy trình sản xuất khoai mì tại Thái Lan

Hình 2.1: Quy trình sản xuất tinh bột mì ở Thái Lan
6


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

Quy trình sản xuất khoai mì tại Indonexia

Hình 2.2: Quy trình sản xuất tinh bột mì ở Indonexia
Quy trình sản xuất khoai mì tại Việt Nam

 
 
 
 
 
 
 

 

Hình 2.3: Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì ở Việt Nam

7


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

2.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT MÌ TỊNH PHONG – QUẢNG
NGÃI
2.2.1. Giới thiệu về nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi
2.2.1.1. Địa điểm hoạt động của nhà máy
- Trụ sở nhà máy: Thôn Thế Long, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng
Ngãi.
- Cổng Nhà máy cách đường quốc lộ 1A 100m về phía Tây, trên khoảng đất
trống giữa đồng ruộng và gần một con suối.
2.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động từ ngày 24 tháng 7 năm 1998 đến
nay.
Nhà máy có tên gọi là: “Nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong - Quảng Ngãi” thuộc
loại hình doanh nghiệp Nhà nước ( thuộc Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng
Ngãi)
Công suất lúc mới xây dựng là 50 tấn sản phẩm/ ngày, có dự kiến công suất 100
tấn sản phẩm/ ngày, năm 2005 mở rộng nâng công suất lên 150 tấn sản phẩm/ ngày và
hiện nay đạt công suất cao nhất là 200 tấn sản phẩm/ ngày.
Công tác xử lý môi trường bằng hồ sinh học: Diện tích hồ 6 ha.
Sản lượng sản xuất tinh bột.
Năm


Công suất (tấn)

2004

33.690

2005

32.590

2006

31.000

2007

43.000

2008

25.000

Hàng năm Nhà máy đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước một khoảng tương đối lớn,
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân huyện Sơn Tịnh nói riêng và tỉnh
Quảng Ngãi nói chung.
8


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 

 

2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Tổng số lao động có mặt đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 150 người, số lao
động nữ là 35 người.
Cơ cấu Nhà máy gồm: Năm phòng chức năng và một phòng tổ thuộc Ban giám
đốc.
 Ban Giám đốc:
- 01 Giám đốc: Điều hành chung, phụ trách kỹ thuật và kế toán tài chính, tổ KCS.
- 01 Phó Giám đốc phụ trách nguyên liệu, Tổ chức và kế hoạch nhiệm vụ khách
hàng.
- 05 Phòng chức năng.
 Phòng tổng hợp – hành chính.
Đảm nhận công tác lao động, tiền lương, chế độ đối với người lao động, giám sát
việc thực hiện nội quy lao động.
 Phòng kế toán tài chính.
Quản lý toàn bộ tài sản của Nhà máy, thanh toán, quyết toán chi phí sản xuất, đầu
tư xây dựng cơ bản.
 Phòng kỹ thuật.
- Quản lý điều hành công tác sản xuất.
- Thực hiện kế hoạch sản xuất, vệ sinh bão dưỡng định kỳ hàng tháng, trung đại
tu máy móc thiết bị hàng quý, hàng năm.
- Thiết kế và lập dự toán chi phí về sửa chữa, đại tu máy móc thiết bị và xây dựng
cơ bản.
- Xử lý môi trường.
 Phòng đầu tư nguyên liệu.
Cung ứng đủ nguyên liệu cho Nhà máy hoạt động liên tục theo kế hoạch.
 Phòng kế hoạch nghiệp vụ.
9



Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

Quản lý, nhập xuất các hàng hoá, vật tư, tiếp nhận nguyên liệu từ nhà cung ứng.
 Tổ KCS.
Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm của Nhà máy.
2.2.1.4. Chế độ làm việc
Nhà máy đã thực hiện chế độ làm việc với hình thức như sau:
- Chế độ làm việc đảm bảo hành chính ngày 8h/ 24h.
- Chế độ làm việc theo ca: Mỗi ngày chia làm 3 ca.
- Nhà máy hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Trong mùa không có nguyên liệu tiến hành bảo dưỡng sửa chữa thiết bị thời gian
khoảng 2 tháng.
2.2.1.5. Các loại sản phẩm chính và thị trường
Hiện nay Nhà máy chủ yếu sản xuất tinh bột sắn là chính và sản xuất bột biến
tính theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Các sản phẩm của Nhà máy hiện nay chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài: Trung
Quốc. Đài Loan, Nhật bản, … và một phần trong nước.
2.2.2. Quy trình sản xuất tại nhà máy
Hiện tại, Nhà máy chọn nhà thầu BANGNA STEEL là nhà thầu chính cung cấp
thiết bị và chuyển giao công nghệ chính, giá thành thấp hơn các nhà máy khác, có hiệu
quả cao, phù hợp với điều kiện nước ta.
Đặc điểm của dây chuyền này là tự động hoá cao, thiết bị thuộc thế hệ hiện đại
thao tác vận hành thiết bị đơn giản.
2.2.2.1. Các công đoạn sản xuất tại nhà máy
 Bóc vỏ
- Mục đích: Tách vỏ lụa của củ sắn.
- Nguyên liệu từ bãi chứa được xe xúc đưa vào phễu phân phối, từ đây sắn được
đưa lên thiết bị tách vỏ nhờ vào băng tải cao su.

10


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

- Cấu tạo của thiết bị tách vỏ gồm những thanh sắt song song với nhau thành trụ
tròn rỗng có chứa các khe hở để bụi đất, tạp chất và vỏ gỗ rơi ra ngoài. Bên trong thiết
bị có lắp các gờ theo hình xoắn tròn với một động cơ dưới sự điều khiển của công
nhân để điều lực ma sát giữa sắn và thành thiết bị và giữa các củ với nhau mà vỏ gỗ,
đất đá rơi ra ngoài, còn sắn tiếp tục đi qua thiết bị rửa.
 Rửa
- Mục đích: Rửa sạch củ sắn, loại bỏ đất, đá, vỏ bám trên củ sắn.
- Cấu tạo của thiết bị gồm hai thùng chứa hình máng, bên trong có các cánh
khuấy có tác dụng đánh khuấy và vận chuyển sắn đến băng tải. Phía trên thiết bị có lắp
đặt hệ thống vòi phun nước để rửa nguyên liệu, phía dưới có các lỗ để đất đá, vỏ và
nước thoát ra ngoài.
- Nguyên liệu sau khi xả xuống thùng, tại đây củ sắn được đảo trộn nhờ các cánh
khuấy gắn trên hai trục quay nối với động cơ. Nhờ lực va đập của cánh khuấy và
nguyên liệu với nhau, phía trên có các vòi phun nước rửa xuống, nhờ đó củ sắn được
rửa sạch. Rửa xong củ sắn được cánh khuấy đẩy đánh băng tải cao su để vận chuyển
đến thiết bị băm, mài.
 Băm và mài
Trước khi nguyên liệu đến băm và mài, nguyên liệu được kiểm soát đá, các vật
kim loại và chặt cùi.
+ Băm
- Mục đích: Băm nhỏ củ để cho quá trình mài đạt hiệu quả cao.
- Sau khi sắn được rửa xong sẽ được băng tải chuyển đến máy băm. Quá trình
chặt khúc nguyên liệu được tiến hành trong máy băm. Bộ phận chính của máy là các
dao gắn chặt vào trục quay nhờ động cơ, đáy thiết bị được gắn các tấm thép đặt song

soang với nhau tạo nên những khe hở có kích thước đúng bằng bề dày của lát cắt và
đảm bảo không cho nguyên liệu rơi xuống dưới trước khi được chặt thành các khúc
nhỏ.

11


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

- Nguyên liệu sau khi được chặt thành nhiều khúc nhỏ sẽ lọt qua các khe hở ở
đáy thiết bị và rơi vào máy mài.
+ Mài
- Mục đích: Tách hạt tinh bột từ trong tế bào củ.
- Quá trình mài sát được thực hiện trong máy mài. Cấu tạo của máy mài gồm
một khối kim loại hình trụ tròn, mặt ngoài của hình trụ lắp các răng cưa nhỏ, lớp ngoài
trục có bao lớp vở thép cứng chịu lực khi máy hoạt động. Do bề mặt tay quay của máy
mài có dạng răng cưa và bản thân máy mài cũng có dạng răng cưa, do vậy tạo ra các
lực nghiền mài sát làm nhỏ nguyên liệu.
- Nguyên liệu sau khi qua máy mài rồi rơi vào hầm chứa chờ bơm qua bộ phận
tách xác.
 Tách xác thô
- Mục đích: Loại bỏ xác bã từ nguyên liệu cũ.
- Dịch sữa tinh bột thu được từ máy mài sẽ được bơm qua thiết bị tách xác thô.
Tại đây xơ bã và các phân tử lớn sẽ bị giữ lại trên lưới lọc để đưa sang máng rồi hoà
với nước sạch đem đi lọc rồi chiết lần cuối nhằm thu hồi triệt để lượng tinh bột còn lại
trong bã. Còn dịch sữa tinh bột lọt qua lưới lọc chảy vào thùng chứa chờ bơm đi tách
dịch bào lần 1. Dịch sữa bột trong giai đoạn này người ta hiệu chỉnh nồng độ chất khô
trong khoảng Be.
 Tách xác lần 2

Dịch sữa bột sau khi tách xá thô được bơm qua thiết bị tách xác tinh. Phần xác
không lọt qua lưới ở đây cũng được đi chiết và lọc lần cuối cùng với bã thô nhằm thu
hồi triệt để lượng tinh bột trong bã. Còn dịch sữa tinh bột lọt qua vải lọc để đưa đi tách
dịch bào lần 2.
- Trong quá trình này người ta vẫn cho nước vào liên tục để hiệu chỉnh nồng độ.
 Tách dịch bào lần 1
- Mục đích: Tách mũ sắn ra khỏi hỗn hợp sữa tinh bột.
12


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

- Quá trình phân ly tách dịch bào được thực hiện trong máy ly tâm. Nguyên tắc
làm việc của máy là nhờ vào sự chênh lệch về tỷ trọng giữa dịch bào và tinh bột mà
người ta dùng lực ly tâm để tách dịch bào ra khỏi dịch sửa tinh bột. Dịch sửa tinh bột
từ thùng chứa được bơm qua máy phân ly, lưu lượng điều tiết cho vào hai thiết bị này
khoảng 20 – 25 m3/ h. Khi dịch sửa tinh bột vào bên trong thiết bị với tốc độ ly tâm
lớn, tinh bột bị văng ra xung quanh thành bên trong của thiết bị và được vít tải chạy
ngược với thiết bị cào tinh bột ra ngoài. Trong quá trình này người ta vẫn cho nước
vào để khống chế 5 – 15 Be.
 Tách xác lần cuối
- Sau khi tách bào dịch lần 1 xong, dịch sữa bột chảy xuống thùng chứa và được
bơm đến thiết bị tách bã mịn để tách phần bã còn lại. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
của thiết bị phân ly giống ở phần tách xác thô và xác tinh nhưng chỉ khác là lớp vải
lọc bên trong có kích thướt lỗ vải nhỏ hơn, chỉ cho tinh bột đi qua còn phần bã mịn
được giữ lại thoát ra ngoài cùng với bã thô qua khu chiết ép kiệt.
- Lượng bã thô, tinh và mịn được đưa đến thiết bị tách xác tận dụng dịch sửa thu
được ở đây có nồng độ tinh bột thấp được bơm về phục vụ cho máy mài.
- Còn phần bã đi ra phía ngoài ta thu được bã ước nếu ở thiết bị ống kép hoặc

đến thiết bị ép băng thu được bã thô.
 Tách dịch bào lần cuối
- Từ thùng chứa sau khi tách bã tinh, dịch sữa bột được bơm qua hai máy phân ly
1 và 2 để tách dịch bào lần 2. Trước khi vào máy, dịch sửa bột đi qua hai cyclone để
tách cặn bã và bụi đát với tốc độ quay của máy là 4500 vòng/ phút, tinh bột sẽ đi
xuống phía dưới và nước thải đi phía trên ra ngoài.
- Trong công đoạn này ta tiếp tục cho nước vào để điều chỉnh nồng độ 8 – 14 Be,
pH= 6,0 – 6,5, lưu lượng nước vào 5m3/h.
 Ly tâm tách nước
- Mục đích: Tách nước ra khỏi hỗn hợp nước tinh bột.

13


Nâng cấp hệ thống XLNT nhà máy tinh bột mì Tịnh Phong – Quảng Ngãi 
 

- Sữa tinh bột thuần khiết sau khi chiết đạt nồng độ khoảng 18 – 22 Be sẽ được
bơm qua máy ly tâm vắt tách bớt nước để thu tinh bột. Phần nước dịch lọt qua vải và
lưới lọc của máy ly tâm có hàm lượng tinh bột thấp, nhưng chứa một hàm lượng tinh
bột nên được đưa vào máy mài để thu hồi lượng tinh bột và tiết kiệm được nguồn
nươc. Tinh bột thu được sau ly tâm có độ ẩm 31 – 34%.
 Sấy và làm nguội
+ Quá trình sấy
- Tinh bột ướt thu được từ máy ly tâm được băng tải đưa sang vít tải. Vít tải vừa
có tác dụng chuyển tinh bột vừa có tác dụng làm tơi tinh bột ướt, nhằm tạo điều kiện
cho quá trình làm khô dễ dàng. Khi vào ống làm khô nhanh, tinh bột ướt sẽ được cuốn
theo luồng khí nóng và chuyển động dọc theo chiều dài của ống làm khô nhanh để đến
cyclone tách tinh bột. Trong quá trình chuyển động đó, một lượng ẩm của tinh bột sẽ
được tách ra làm giảm độ ẩm tinh bột xuống.

- Để đạt được điều này thì cần phải kéo dài đường chuyển động của hỗn hợp bột
và khí.
- Sau khi qua các cycolone để tách tinh bột, tinh bột sẽ rơi vào máng góp bên
dưới các cyclone được vít tải và định hướng đưa sang làm nguội.
+ Quá trình làm nguội
Sau khi làm khô nhanh, tinh bột sẽ được quạt hút của hệ thống làm nguội sang
các cyclone làm nguội để tiếp tục tách một phần ẩm còn lại, đồng thời hạ nhiệt độ của
tinh bột thành phẩm xuống 33 – 350, với độ ẩm 10 – 12%.
 Rây và đóng bao
Đảm bảo kích thước và đồng nhất của tinh bột nhằm làm tăng chất lượng và giá
trị cảm quan của thành phẩm. Bột thành phẩm sau khi làm khô và làm nguội xong cần
phải cho vào bao kín bảo quản ngay vì bột dễ hút ẩm và nhiễm mùi.

14


×