Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐẬU PHỤNG TRONG VỤ MÙA NĂM 2010 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ BAZAN HUYỆN TRÀ ĐA TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Nông Học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MẬT ĐỘ, KHOẢNG
CÁCH TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐẬU PHỤNG TRONG
VỤ MÙA NĂM 2010 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ
BAZAN HUYỆN TRÀ ĐA
TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện:CAO ĐỨC THUẬN
Ngành:NÔNG HỌC
Niên khóa:2006 - 2010

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 8/2010


SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MẬT ĐỘ, KHOẢNG
CÁCH TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐẬU PHỤNG TRONG
VỤ MÙA NĂM 2010 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ
BAZAN HUYỆN TRÀ ĐA
TỈNH GIA LAI

Tác giả
CAO ĐỨC THUẬN


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư
Ngành: Nông học

Giáo viên hướng dẫn:

KS. PHAN GIA TÂN

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 8/2010
i


LỜI CẢM ƠN

Thành kính cám ơn Cha, Mẹ và tất cả những người thân trong gia đình đã thương
yêu và giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi đạt được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo và Ban Chủ Nhiệm Khoa
Nông Học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Chân thành cám ơn Thầy Phan Gia Tân cùng các Thầy, Cô trong Khoa Nông học
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; đã tận tình hướng dẫn , giảng dạy tôi trong
suốt thời gian học tập ở Trường.
Cám ơn tập thể lớp DH06NHGL và các bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài này.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
Sinh viên
Cao Đức Thuận

ii



TÓM TẮT
CAO ĐỨC THUẬN, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010.
“SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH TRỒNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐẬU PHỤNG TRONG VỤ
MÙA NĂM 2010 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ BAZAN HUYỆN TRÀ ĐA TỈNH GIA LAI”.
Giáo viên hướng dẫn: KS. Pha Gia Tân
Thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách đến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng đậu phụng trồng vụ mùa 2010 trên vùng đất đỏ Bazan, ở huyện Tra Đa, tỉnh
Gia Lai; nhằm rút ra được mật độ, khoảng cánh trồng thích hợp nhất làm tăng năng suất
và chất lượng đậu phụng trên vùng đất đỏ Bazan.
Thí nghiệm được thực hiện trên giống đậu phụng VD2. Bố trí thí nghiệm theo kiểu
Khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) đơn yếu tố, gồm 5 nghiệm thức tương đương
với 5 mật độ, khoảng cách khác nhau với 3 lần lặp lại :
Nghiệm thức 1: Khoảng cách trồng 40cm x 20cm x 2 cây/lỗ (250.000 cây/ha)
Nghiệm thức 2: Khoảng cách trồng 35cm x 20cm x 2 cây/lỗ (300.000 cây/ha)
Nghiệm thức 3: Khoảng cách trồng 30cm x 20cm x 2 cây/lỗ (400.000 cây/ha)
Nghiệm thức 4: Khoảng cách trồng 25cm x 20cm x 2 cây/lỗ (450.000 cây/ha)
Nghiệm thức 5: Khoảng cách trồng 20cm x 20cm x 2 cây/lỗ (500.000 cây/ha)
Trên nền phân cố định:
- Vôi (CaO) 1000 kg/ha.
- Phân chuồng loại hoai 1000 kg/ha.
- Trấu khô xay 2000 kg/ha.
Phân hóa học theo công thức: 30kg N – 90kg P2O5 – 90 kg K2O /ha
Ứng với lượng phân:
- Urê (46% N): 65,2 kg/ha
- Super lân (16% P2O5): 562.5 kg/ha
iii


- Clorua Kali (60% K2O): 150 kg/ha

Qua thời gian thí nghiệm (từ 15/3 đến 15/6/2010) bước đầu đã rút ra một số kết
luận sau:
* Tăng mật độ, thu hẹp khoảng cách trồng làm tăng cao chiều cao và số lá
xanh/cây nghĩa là làm giảm trọng lượng trái/hạt, tăng tỷ lệ bệnh và làm giảm năng suất.
* Trồng theo nghiệm thức đối chứng với mật độ, khoảng cách trồng 30 cm x 20 cm
x 1 lỗ 2 cây (400.000 cây/ha) đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
* Trồng theo nghiệm thức 2 với mật độ, khoảng cách trồng 35 cm x 20 cm x 1 lỗ 2
cây (450.000 cây/ha) cho hàm lượng Lipid cao nhất (32,68 %). Trồng theo nghiệm thức 5
với mật độ, khoảng cách trồng 20 cm x 20 cm x 1 lỗ 2 cây ( 500.000 cây/ha) cho hàm
lượng Protein cao nhất (25,28%).
Trong khi chờ đợi các thí nghiệm kế tiếp, để rút ra được kết luận chính xác về mật
độ, khoảng cách trồng đậu phụng thích hợp; có thể sử dụng mật độ, khoảng cách trồng ở
nghiệm thức 3 (30 cm x 20 cm x 2 cây/lỗ - 400.000 cây/ha) để tăng năng suất và chất
lượng đậu phụng trên vùng đất đỏ Bazan ở huyện Tra Đa, tỉnh Gia Lai nói riêng và ở các
tỉnh Tây Nguyên nói chung.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề. ............................................................................................................................ 1

1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài .................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................ 4
2.1 Nguồn gốc. ............................................................................................................................ 4
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu phụng trên thế giới và trong nước. ........................ 4
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu phụng trên thế giới. .............................................. 4
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu phụng ở Việt Nam. ................................................ 5
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................................... 7
3.1 Địa điểm và thời gian bố trí thí nghiệm. ............................................................................. 7
3.2 Đặc điểm nơi thí nghiệm. ..................................................................................................... 7
3.2.1 Đặc điểm về đất đai. .......................................................................................................... 7
3.2.2 Đặc điểm về khí hậu thời tiết…………………………………………………………….7
3.3 Vật liệu thí nghiệm. .............................................................................................................. 8
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm. .......................................................................................... 9
3.4.1 Kiểu bố trí thí nghiệm. ...................................................................................................... 9
3.4.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm. ................................................................................................... 10
3.5 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm. ................................................................ 11
3.6 Cách lầy mẫu đo đếm và các chỉ tiêu theo dõi quan sát. ................................................. 11
3.6.1 Cách lấy mẫu đo đếm. ..................................................................................................... 11
3.6.2 Các chỉ tiêu theo dõi. ....................................................................................................... 11
Chương 4 KẾT QUA VÀ THẢO LUẬN ................................................................................... 14
4.1 So sánh thời gian sinh trưởng và tỉ lệ nảy mầm. ............................................................ 14
4.2 So sánh về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây đậu phụng. ............................ 15
4.3 Tình hình các loại sâu bệnh hại chính. ............................................................................ 27
4.4 Tỷ lệ đỗ ngã ........................................................................................................................ 27
4.5. So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực tế. ......................................................... 29
4.6. So sánh đánh giá phẩm chất hạt...................................................................................... 31
4.7 So sánh đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các mật độ, khoảng cách trồng. ..................... 33
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 36
5.1 Kết luận. ............................................................................................................................. 36
5.2. Đề nghị. .............................................................................................................................. 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 37
PHẦN PHỤ LỤC………………………………………………………………………………..38

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT

: Nghiệm thức

NSG

: Ngày sau gieo

ĐC

: Đối chứng

TLB

: Tỷ lệ bệnh

LLL

: Lần lặp lại

NSTT

: Năng suất thực tế


NSLT

: Năng suất lý thuyết

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm……………………………………………...7
Bảng 3.2 Kết quả một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ........................ 8
Bảng 3.3 Lịch canh tác áp dụng trong thí nghiệm ............................................................... 11
Bảng 4.1 So sánh thời gian sinh trưởng và tỷ lệ nảy mầm của 5 nghiệm thức thí nghiệm
................................................................ ………..Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.2 So sánh động thái tăng trưởng chiều cao cây của 5 nghiệm thức thí nghiệm (cm)....... 16
Bảng 4.3 So sánh về tốc độ sinh trưởng chiều cao cây của 5 nghiệm thức thí nghiệm (cm/10
ngày) ..................................................................................................................... 16
Bảng 4.4 So sánh về tổng số cành, số cành hữu hiệu và số cành vô hiệu trên cây của 5 nghiệm
thức thí nghiệm ..................................................................................................... 25
Bảng 4.5 So sánh về biến thiên số lá xanh trên cây theo thời gian của 5 nghiệm thức thí
nghiệm .................................................................................................................. 22
Bảng 4.6 So sánh về biến thiên tốc độ ra lá 10 ngày trên cây của 5 nghiệm thức thí nghiệm
(lá/cây) .................................................................................................................. 23
Bảng 4.7 So sánh về khả năng cho trái của 5 nghiệm thức thí nghiệm ............................... 25
Bảng 4.8 So sánh bệnh đố lá muộn trong thời gian thí nghiệm ........................................... 28
Bảng 4.9 Kết quả so sánh về năng suất trái tươi, khô, lý thuyết và thực tế của 5 nghiệm thức
thí nghiệm………………………………………………………………………..28
Bảng 4.10 So sánh về ẩm độ hạt, lượng chất béo (Lipid) và Protein trong hạt của 5 nghiệm
thức thí nghiệm ..................................................................................................... 31
Bảng 4.11 Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư cho 1 ha đậu phụng thí nghiệm .......................... 34

Bảng 4.12 Sơ bộ tính toán so sánh hiệu quả kinh tế của 5 nghiệm thức thí nghiệm. .......... 35

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hinh 3.1 : Toàn cảnh khu thí nghiệm chụp 80 NSG. .............................................. 10
Hình 4.1 So sánh chiều cao cây của nghiệm thức 1 với nghiệm thức đối chứng 90 NSG.
................................................................................................................. 17
Hình 4.2 So sánh chiều cao của nghiệm thức 2 với nghiệm thức đối chứng 90 NSG
................................................................................................................. 18
Hình 4.3 So sánh chiều cao của nghiệm thức 4 với nghiệm thức đối chứng 90 NSG..
……………………………………………………………………………Error!
Bookmark not defined.
Hình 4.4 So sánh chiều cao của nghiệm thức 5 với nghiệm thức đối chứng 90 NSG
................................................................................................................. 19
Hình 4.5 Bệnh đốm lá đậu phụng (Cercosporodium personatum) ........................... 28
Hình 4.6 So sánh về số trái của 5 nghiệm thức thí nghiệm ...................................... 31
Hình 4.7 So sánh về hạt của 5 nghiệm thức thí nghiệm ........................................... 32

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 So sánh động thái tăng trưởng chiều cao của 5 nghiệm thức thí nghiệm
............................................................................................................. 17
Biểu đồ 4.2 So sánh động thái ra lá 10 ngày trên cây của 5 nghiệm thức thí nghiệp ...
……………………………………………………………………….24
Biểu đồ 4.3 So sánh tỉ lệ hạt/trái của 5 nghiệm thức thí nghiệm…………………...27
Biểu đồ 4.4 Kết quả so sánh năng suất lý thuyết qua thực tế của 5 nghiệm thức thí

nghiệm ................................................................................................. 30

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề.
Đậu phụng (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày dùng để lấy
dầu béo, vừa là cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Do giá trị kinh tế và dinh dưỡng
cao nên cây đậu phụng được trồng và sử dụng rất đa dạng so với các cây trồng khác.
Ngoài ra canh tác đậu phụng còn làm tốt đất nhờ có sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần
ở bộ rễ. Trong số các cây lấy dầu béo trồng hằng năm trên thế giới, đậu phụng đứng
hàng thứ 2 sau đậu tương và xếp thứ 13 trong số các cây thực phẩm trên thế giới.
Hiện nay, trên thế giới có hơn 100 nước trồng đậu phụng với diện tích 22 triệu
ha và sản lượng đạt gần 30 triệu tấn đậu vỏ. Trong đó, sản lượng ở các nước đang phát
triển đạt gấp 10 lần so với các nước phát triển. Trong 25 nước trồng đậu phụng ở Châu
Á, Việt Nam đứng hàng thứ 6 về sản lượng nhưng năng suất còn thấp. Theo mục tiêu
đề ra đến năm 2010, diện tích trồng đậu phụng ở vùng Đông Nam Bộ phải đạt 70.000
ha với năng suất 3 tấn/ha, sản lượng 210.000 tấn đậu phụng vỏ nhằm góp phần đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp của vùng, tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao đời sống
cho nông dân.
Ở Việt Nam đậu phụng là một trong những mặt hàng xuất khẩu ổn định và
chiếm nhiều thị trường thế giới. Ngoài các vùng đất xám bạc màu và đất xám phù sa
cổ đậu phụng còn được trồng và phát triển diện tích theo trồng thuần hoặc trồng xen
canh trên các vùng đất đỏ Bazan. Riêng ở huyện Tra Đa – tỉnh Gia Lai thì việc sản
suất đậu phụng trên nền đất đỏ Bazan còn nhiều hạn chế; năng suất và chất lượng còn
kém, thu nhập thấp, chủ yếu chỉ luân canh trồng xen với những cây trồng khác. Cây
đậu phụng được bà con nông dân chấp nhận do cây dễ trồng, ít tốn công lao động và

chi phí đầu tư thấp, lại có thời gian sinh trưởng rất ngắn. Trung bình chỉ có 3 tháng.
Tuy nhiên việc nâng cao năng suất và chất lượng trồng đậu phụng để tăng thu nhập là
điều cần phải quan tâm thực hiện. Trong các biện pháp nâng cao năng suất và chất
1


lượng đậu phụng như chọn giống tốt, đầu tư phân bón, xử lý ví sinh, bảo vệ thực vật,
xử lý hạt giống thì việc nghiên cứu các mật độ, khoảng cách gieo trồng cho từng loại
đất khác nhau là 1 biện pháp thâm canh dễ thực hiện để tăng nhanh năng suất và chất
lượng hạt đậu xuất khẩu. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên, được sự phân công của
khoa nông học tôi đã thực hiện đề tài:“So sánh ảnh hưởng của các mật độ, khoảng
cách trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của đậu phụng trong vụ mùa năm
2010 trên vùng đất đỏ Bazan huyện Trà Đa tỉnh Gia Lai”.
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài.
1.2.1 Mục đích.
Qua so sánh ảnh hưởng của các mật độ, khoảng cách trồng đậu phụng trên nền
đất đỏ Bazan ở huyện Tra Đa – tỉnh Gia Lai, sẽ rút ra được kết luận về mật độ và
khoảng cách trồng thích hợp nhất, tăng năng suất và phẩm chất đậu phụng trồng trên
vùng đất đỏ ở tỉnh Gia Lai nói riêng và ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung.
1.2.2 Yêu cầu.
Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài 03 tháng (từ ngày 15/3 đến ngày
24/6/2010) cần đạt các yêu cầu sau:
- Theo dõi ảnh hưởng của các mật độ, khoảng cách trồng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của đậu phụng từ khi gieo hạt đến khi quả chín thu hoạch ở các
nghiệm thức thí nghiệm.
- So sánh ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến tình hình sâu bệnh, các
yếu tốt cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết và thực tế, kể cả phẩm chất hạt ở các
nghiệm thức thí nghiệm.
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các mật độ, khoảng cách trồng khác
nhau. Qua phân tích thống kê so sánh các chi tiêu về sinh trưởng, năng suất và chất

lượng kể cả hiệu quả kinh tế sẽ rút ra được mật độ, khoảng cách trồng thích hợp nhất
có thể khuyến cáo áp dụng để thâm canh tăng năng suất
- Đề tài này phần nào thay đổi được tập quán canh tác của địa phương, trong
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và phẩm chất
cây trồng, nhằm nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.
1.3. Giới hạn đề tài.

2


Do đề tài thí nghiệm ngắn, chỉ có 3 tháng và chỉ thực hiện trên 1 vụ mùa năm
2010 trên 1 giống đậu VD2 nên kết quả rút ra chỉ có ý nghĩa bước đầu. Đề tài cần
được thực hiện trên nhiều giống cũng như trên nhiều loại đất qua các thời vụ khác
nhau để có thể rút ra kết luận chính xác hơn.
Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên không phân tích được mẫu đất sau khi
thí nghiệm, kể cả một số chỉ tiêu khác như: Chiều dài và độ ăn sâu của rễ, đường kính
nốt sần, đường kính thân, chỉ số diện tích lá, tổng số hoa và tổng số cành trên cây qua
các giai đoạn trong thí nghiệm cũng hạn chế kết quả đạt được của thí nghiệm.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc.
Cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc ở vùng phía Nam Bolivia
và Tây Bắc Argentina thuộc Nam Mỹ. Trái đậu phụng được phát hiện trong những
ngôi mộ cổ gần Lima thủ đô của Peru cách đây khoảng 3500 năm.
Đậu phụng được trồng sản xuất đầu tiên ở phía bắc Mexico, sau này mang về

trồng ở Tây Ban Nha, dần phát triển đến Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và vùng đảo
Thái Bình Dương. Đến năm 1800, người nô lệ châu Phi đã mang cây đậu phụng đến
Bắc Mỹ và được trồng khắp nước Mỹ trong suốt thế kỷ 19.
Cây đậu phụng ở Việt Nam nguồn gốc nhập vào chưa rõ, nhưng ở miền bắc
xuất phát từ tên chữ hán của cây đậu phụng là “Lạc Hoa Sinh” và có thể đậu phụng đã
được nhập từ Trung Quốc. Ở thế kỷ XVI, XVII, các thương gia Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha và Hà Lan đã đến nước ta buôn bán nhưng không cố tài liệu nào nói về du nhập
đậu phụng từ những thương gia này. Tuy nhiên, ở miền Nam do gần Trung tâm số 2
(Philippin, Indonesia, Malaysia) nên đậu phụng có thể du nhập vào Việt Nam từ Trung
tâm này.
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu phụng trên thế giới và trong nước.
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu phụng trên thế giới.
Đậu phụng được xem là loại cây có dầu béo và làm lương thực thực phẩm quan
trọng. Trên thế giới hiện nay, có hơn 100 nước trồng đậu phụng với diện tích hơn
22,23 triệu ha, năng suất bình quân 1,47 tấn đậu vỏ/ha (theo FAO năm 2002 – 2007).
Ngoài việc thực phẩm đậu phụng còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lấy dầu
béo. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ đậu phụng ngày càng tăng đã và đang khuyến khích
nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất đậu phụng với quy mô ngày càng mở rộng.
Thời gian gần đây việc sản xuất đậu phụng thế giới đạt những thành tựu to lớn.
Trung Quốc với diện tích trồng hàng triệu ha, với năng suất đạt 3,6 tấn đậu vỏ/ha. Trên
4


diện tích nhỏ có thể đạt 10 – 12 tấn đậu vỏ/ha trong khi năng suất bình quân thế giới
chỉ đạt 1,43 tấn đậu vỏ/ha. Việc tăng năng suất đậu phụng ở nhiều quốc gia nhờ vào
ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới trên đồng ruộng của người
nông dân. Kinh nghiệm của Ấn Độ chỉ sử dụng giống mới kết hợp với kỹ thuật canh
tác tiến độ đã tăng năng suất đậu phụng 50 – 63%. Tại Trung Quốc đã sử dụng 90 –
95% giống mới cùng nhiều biện pháp kỹ thuật như: Bón phân cân đối, mật độ gieo hợp
lí, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp … đã làm tăng năng suất 20 – 50% (Kỹ thuật trồng

một số giống lạc, TS. Nguyễn Văn Viết – TS. Tạ Kim Bích – ThS. Nguyễn Thị Yến,
năm 1994).
Theo kết quả nghiên cứu lạc ở tỉnh Sơn Đông – Trung Quốc cho biết: Để sản
xuất 100 kg lạc quả (đạt năng suất 5 – 7 tấn/ha) cần bón 5,18 kg N; 1,08 kg P2O5; 2,5
kg K2O; 1,95 kg CaO; 1,5 Mg và 1,28 kg S (Cây lạc ở Trung Quốc, Ngô Thế Dân.
1998).
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu phụng ở Việt Nam.
Từ những năm 1980 việc sản xuất cây đậu phụng có chiều hướng phát triển
ngày càng tăng, trên diện tích 270.000 ha đã đưa năng suất từ 1 tấn/ha ở năm 1990 lên
1,5 tấn/ha ở năm 2000. Sở dĩ năng suất đậu phụng tăng nhanh là do Việt Nam đã mở
rộng thị trường tiêu thụ và áp dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật về thâm canh tăng
năng suất. Với kỹ thuật bón phân cân đối NPK bố trí mật độ gieo trồng hợp lí và chủ
động phòng trừ một số đối tượng gây hại chủ yếu làm ảnh hưởng tới năng suất của cây
đậu phụng. Việc này làm tăng năng suất từ 30 – 40%. Tuy nhiên, biện pháp kỹ thuật
chỉ áp dụng trên quy mô hẹp, trên sản xuất đại trà, phần lớn chỉ là giống địa phương,
bón phân theo kinh nghiệm của nông dân, chỉ áp dụng những biện pháp đơn lẻ mà
chưa theo hệ thống đồng bộ nên năng suất đậu phụng vẫn còn thấp.
Diện tích trồng đậu phụng nhiều nhất ở Việt Nam là miền Đông Nam Bộ. Từ
năm 1997, diện tích là 65.600 ha, sản xuất chủ yếu ở vùng Tây Ninh luân canh với vụ
đông xuân. Dự kiến năm 2010, diện tích trồng đậu của cả vùng là 70.000 ha, năng suất
đạt 3 tấn/ha, sản lượng 210.000 tấn đậu vỏ.
Cây đậu phụng là một trong những mặt hàng xuất khẩu ở nước ta, hằng năm
xuất khẩu khoảng 100 triệu USD. Hạt đậu phụng chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao
(Lipid 50%, Protein 22 – 25 %, Glucid 9 – 25 %, khoáng chất và vitamin 1,9 – 4,5 %).
5


Các sản phẩm phụ từ thân lá còn là nguồn thức ăn gia súc, làm chất trộn phân chuồng,
làm phân xanh bón vào đất do có nhiều N, K, P. Vỏ trái đậu phụng trộn với phân
chuồng làm phân hưu cơ hay đốt lấy tro, làm than hoạt tính hoặc làm giá thể trong sản

xuất hoa lan.
Theo Wiodnof (1983). Hạt đậu phụng rất bổ dưỡng, 1 kg (454 hạt) hạt có giá trị
dinh dưỡng tương đương 2 kg thịt bò, 1/5 kg phomat, 5 lít sữa hoặc 36 quả trứng loại
vừa.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt năng suất cao trong việc thâm canh cây
đậu phụng cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật: Bón lượng vôi trung bình 1000 kg
CaO/ha, lượng P2O5 90 – 100 kg/ha, lượng K2O 100 – 200 kg/ha và lượng phân hữu
cơ 5 – 10 tấn/ha. Đối với giống chín sớm trồng ở mật độ 35 – 40 cây/m², giống chín
muộn thì sử dụng mật độ thưa hơn; trồng bằng gieo lỗ cần khoảng cách 30x20 cm, một
lỗ gieo 1 – 2 hạt, đạt mật độ cây 300.000 – 350.000 cây/ha. Gieo bằng máy có thể gieo
hàng đơn hoặc gieo hàng kép. Sử dụng một số giống tốt như VD1, VD2, VD3, có
chiều cao từ 26 – 40 cm hoặc giống TD275, TD285, TD98, có chiều cao 30 – 46 cm
(KS. Phan Gia Tân - 2003).
Ngoài tác động kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất đậu phụng còn sử dụng
thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng, ức chế sinh trưởng dinh dưỡng, làm tăng sinh
trưởng sinh thực dẫn đến tăng năng suất và chất lượng đậu phụng. Qua các thí nghiệm
ở các tỉnh như: Tây Ninh, Long An và Ninh Thuận đã dùng hóa chất Atomin 15WP là
thuốc kích thích ra hoa tập trung ở đậu phụng và ra hoa trái vụ của cây ăn trái.

6


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Địa điểm và thời gian bố trí thí nghiệm.
3.1.1 Địa điểm.
Thí nghiệm được bố trí tại khu đất của nông hộ Ông Cao Đắc Thế ở huyện Trà
Đa, tỉnh Gia Lai cách TP. Pleiku 15 km.
3.1.2 Thời gian.

Thí nghiệm được tiến hành trong tháng 03 tháng, từ 15 tháng 3 đến 15 tháng 6
năm 2010.
3.2 Đặc điểm nơi thí nghiệm.
3.2.1 Đặc điểm về đất đai.
Đất nơi thí nghiệm thuộc loại đất đỏ Bazan tương đối giàu chất hữu cơ, đất
chua (pH KCL = 4,24). Kết quả phân tích đất được tổng hợp trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm.
Chỉ tiêu
Độ sâu
pHH20

pHKCl

Hưu cơ

4,97

4,24

6,75

Trao đổi

(mg/100 grđất)
+

(ldl/100 gđất)

N


P2O5

K2O

P

K

Ca2+

Mg2+

0,23

0,45

0,03

5,41

4,71

1,43

0,52

0 – 30
cm

Dễ tiêu


Tổng số (%)

(Nguồn : Đại học Tây Nguyên tháng 7/2009)

Trên khu đất thí nghiệm, có sự hiện diện các loại cỏ sau: Cỏ gấu, cỏ hôi, cây
trinh nữ. Cỏ dại mọc nhiều ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của
cây đậu phụng đặc biệt là giai đoạn cây con, chúng cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh
sáng làm cho sinh trưởng ban đầu của cây đậu phụng bị hạn chế. Ở giai đoạn đầu sinh
trưởng sinh thực của cây, chúng làm cản trở khả năng đâm tỉa đậu và kết trái gây ảnh
hưởng đến năng suất đậu phụng nếu không được chăm sóc kịp thời.
3.2.2 Đặc điểm về khí hậu thời tiết.
7


Kết quả ghi nhận một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm
được tổng hợp trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 Kết quả một số yếu tố khí hậu thời tiết tại tỉnh Gia Lai trong thời gian thí
nghiệm
Chỉ tiêu

Nhiệt độ trung

Lượng mưa trung

Độ ẩm trung

Bốc hơi

bình


bình

bình

trung bình

Tháng

(0oC)

(mm/tháng)

(%)

(mm/ngày)

3

23,5

10,6

71,0

4,2

4

25,2


9,2

73,0

3,9

5

25,3

7,7

80,0

3,2

6

24,5

5,7

85,0

2,4

(Nguồn : Đài khí tượng thủy văn – tỉnh Gia Lai tháng 6/2010 )
Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng
và phát triển của cây đậu phụng. Nhiệt độ và ẩm độ không khí trung bình của 3 tháng

lần lượt là 24,63°C và 77,25% rất thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây đậu phụng.
Lượng mưa trong 3 tháng thấp ảnh hưởng tới sự phát triển của cây con, do đó
trong khoảng thời gian này cần phải bổ sung nguồn nước tưới thường xuyên cho cây.
3.3 Vật liệu thí nghiệm.
3.3.1 Giống.
Giống đậu phụng sử dụng trong thí nghiệm là giống VD2. Có thời gian sinh
trưởng ngắn (85 – 90 ngày). Tỉ lệ nhân/quả cao. Năng suất 2,5 – 3 tấn/ha. Giống thích
nghi rộng và phát triển tốt, đang trồng phổ biến trên các vùng đất đỏ Bazan, Tây
Nguyên.
3.3.2 Phân bón.
Vôi (CaO) 1000 kg/ha.
Phân chuồng loại hoai 1000 kg/ha.
Trấu khô 2000 kg/ha.
Phân hóa học bón theo công thức : 30 kg N – 90 kg P2O5 – 90 kg K2O/ha
Ứng với lượng phân:
8


- Urê (46% N): 65,2 kg/ha.
- Surper phosphat (16% P2O5): 562,5 kg/ha
- Clorua Kali (60% K): 150 kg/ha
3.3.2 Thuốc dùng trong thí nghiệm.
* Thuốc diệt cỏ:
- Dual 720EC (1,5 lít thuốc/ha + 400 – 600 lít nước/ha).
* Thuốc trừ bệnh:
- Anvil 5SC (1lít thuốc/ha + 400 – 600 lít nước/ha).
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm thí nghiệm.
3.4.1 Kiểu bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí theo Kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên

(Randomized Completed Blosk Design) một yếu tố, với ba lần lập lại gồm 5 nghiệm
thức tương ứng với 5 mật độ, khoảng cách trồng khác nhau.
Nghiệm thức 1: Khoảng cách trồng 40cm x 20cm x 2 cây/lỗ (250.000 cây/ha)
Nghiệm thức 2: Khoảng cách trồng 35cm x 20cm x 2 cây/lỗ (300.0000 cây/ha)
Nghiệm thức 3: Khoảng cách trồng 30cm x 20cm x 2 cây/lỗ (350.000 cây/ha)
Nghiệm thức 4: Khoảng cách trồng 25cm x 20cm x 2 cây/lỗ (400.000 cây/ha)
Nghiệm thức 5: Khoảng cách trồng 20cm x 20cm x 2 cây/lỗ (500.000 cây/ha)
Trong đó nghiệm thức 3 đang được áp dụng phổ biến trồng trên các vùng đất đỏ
Tây Nguyên được chọn làm nghiệm thức đối chứng để so sánh.
Thí nghiệm gồm có tất: 5 x 3 = 15 ô cơ sở.
Kích thước một ô: 5 x 4 = 20 m²
Khoảng cách giữa các ô là 1 m.
Khoảng cách giữa các khối là 2 m.
Tổng số diện tích thí nghiệm 600m² kể cả 4 dãy bảo vệ.(Xem sơ đồ bố trí thí
nghiệm).

9


3.4.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Chiều biến thiên
B o v  
LLL1

LLL2

LLL3

NT4


NT2

NT5

NT1

NT3 (ĐC)

NT2

NT5

NT4

NT3 (ĐC)

NT2

NT1

NT4

NT3 (ĐC)

NT5

NT1

NT4


NT2

Bảo vệ
Ghi chú : ĐC đối chứng
LLL1, LLL2, LLL3 lần lặp lại
NT1, NT2, NT3, NT4, NT5 nghiệm thức

Hình 3.1 : Toàn cảnh khu thí nghiệm chụp 80 NSG.
10

B o v  

B o v  

NT1


3.5 Các quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm.
Bảng 3.3 Lịch canh tác áp dụng trong thí nghiệm
STT
1
2

Loại công việc

Ngày thực
hiện

Làm cỏ, xới đất
San bằng mặt đất, phân

ô thí nghiệm

-7
-2

Nội dung công việc
Xới đất sâu 25 -30 cm, dọn sạch cỏ
San đất thật bằng phẳng và tiến
hành phân ô thí nghiệm
Rãi đều trên mặt ô thí nghiệm toàn

3

Xới đất lần 2, bón lót

-1

bộ vôi, lượng phân hữu cơ, 1/2 N ,
1/3 P2O5, 1/3 K2O

4

5

Gieo hạt
Làm cỏ xới xáo, bón
thúc lần 1

Ngày gieo
(15/3/2010)

+ 15

Xử lý đất bằng Basudin 10H với
liều lượng 20 kg/ha. Dùng cuốc
phúp lổ gieo hạt sâu 5 cm
Làm cỏ vun gốc .Bón phân thúc
lần 1: 1/2 N + 1/3 P2O5 + 1/3 K2O
Làm cỏ và bón phân thúc lần 2 :

6

Bón thúc lần 2

+ 31

1/3 P2O5 , 1/3 K2O
bệnh héo xanh với thuốc Anvil

7

Phun thuốc

+ 35 và + 60

5SC (1lít thuốc/ha + 400 – 600 lít
nước/ha).

8

Tưới nước


+ 1 đến + 70

9

Thu hoạch

+ 90

Tưới định kỳ 3 ngày 1 lần, tưới đến
ngày thứ 70 sau gieo
Nhổ tách trái, phơi khô

3.6 Cách lấy mẫu đo đếm và các chỉ tiêu theo dõi quan sát.
3.6.1 Cách lấy mẫu đo đếm.
Trên mỗi ô thí nghiệm quan sát cố định 5 điểm theo hai đường chéo góc, mỗi
nghiệm thức theo dõi 15 cây trên 3 ô ở 3 lần lặp. Tổng cộng có 75 cây trên 15 ô thí
nghiệm. Thời gian theo dõi định kì 10 ngày/lần.
3.6.2 Các chỉ tiêu và thời gian sinh trưởng phát triển của cây đậu phụng.
11


3.6.2.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển.
Ngày nảy mầm: Có 50% số hạt nảy mầm chui ra khỏi mặt đất.
Ngày phân cành: Có hơn 50% cây xuất hiện cành cấp 1.
Ngày ra hoa: Có hơn 50% số cây ra hoa đầu tiên.
Ngày trái chín thu hoạch: Có hơn 85% số trái trên một cây chín thu hoạch.
3.6.2.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển.
Số lá và tốc độ ra lá trên cây theo dõi định kỳ 10 ngày/lần.
Tốc độ ra lá = Tổng số lá cây đếm lần sau – Tổng số lá cây đếm lần trước

Chiều cao cây và tốc độ vươn cao: Đo từ ngày phân cành đến chuẩn bị thu
hoạch, 10 ngày đo 1 lần. Đo từ vị trí hai lá mầm đến đỉnh sinh trưởng.
Tốc độ vươn cao = Chiều cao đo lần sau – Chiều cao đo lần trước.
Đếm số cành/cây và số cành hữu hiệu.
Tỉ lệ cành hữu hiệu = (Số cành hữu hiệu trên cây/Tổng số cành trên cây) x100.
Tổng số lá trên cây: Đếm số lá xanh trên toàn cây cùng lúc với đo chiều cao.
Tốc độ phân cành và chiều dài cành.
Tổng số nốt sần và một số nốt sần hữu hiệu trên cây: Đếm vào thời điểm 30 và
60 ngày sau gieo. Mỗi điểm chọn một cây và mỗi ô chọn ba điểm đếm tổng số nốt sần
hữu hiệu sau đó tính bình quân số nốt sần có trên 1 cây.
3.6.2.3 Quan sát tình hình sâu bệnh.
Sâu hại: Quan sát ghi nhận các đối tượng sâu hại chính ở các ô thí nghiệm. Tính
mất độ sâu (con/m²).
Bệnh: Quan sát và nghi nhận những bệnh hại chính xuất hiện trong khu vực thí
nghiệm tính tỉ lệ (TLB%)
- TLB% = (Tổng số lá bị bệnh/Tổng số lá điền tra ) x 100
3.6.2.4 Mức độ đổ ngã.
Quan sát mức độ đổ ngã của cây trước khi thu hoạch. Mỗi ô chọn 1 m² chính
giữa ô, đếm số cây bị đổ ngã và tổng số cây trong 1 m². Sau đó tính tỉ lệ đổ ngã.
Tỉ lệ đổ ngã (%) = (Tổng số cây đỗ ngã/Tổng số cây điều tra) x 100
3.6.2.5 Các yếu tố cấu thành năng suất.
Tỷ lệ nhân/trái (theo trọng lượng): Mỗi nghiệm thức lấy 3 mẫu trái khô trộn đều
rồi cân lấy 1 kg để xác định tỷ lệ nhân trên trái.
12


Trọng lượng 100 trái: Mỗi ô chọn 3 mẫu ngẫu nhiên, mỗi mẫu gồm 100 trái,
cân trọng lượng từng mẫu rồi tính trung bình.
Trọng lượng 100 hạt: Mỗi nghiệm thức chọn 100 hạt ngẫu nhiên và cân trọng
lượng.

Tổng số trái trên cây, số trái chắc, số trái lép, số trái non, số trái 1, 2, 3 hạt.
Trọng lượng trái trên cây, trọng lượng thân lá
Năng suất lý thuyết trái tươi: Trên mỗi ô, thu hoạch 1 m² ở giữa ô thí nghiệm
(mỗi nghiệm thức 3 m² ), cân trọng lượng trái/1 m² rồi sau đó tính trung bình và quy ra
năng suất (tấn/ha).
Năng suất thực tế trái tươi: Thu hoạch toàn bộ trái tươi từng ô (mỗi nghiệm
thức 3 ô), sau đó quy ra năng suất (tấn/ha).
Năng suất thực tế trái khô: Lấy số trái tươi từng ô đem phơi khô (mỗi nghiệm
thức 3 ô), cân trọng lượng trái khô 3 ô rồi quy ra năng suất (tấn/ha).
Tỷ lệ hạt/trái = (Trọng lượng hạt/Trọng lượng trái khô) x 100
Năng suất lý thuyết hạt = (Trọng lượng trái khô lý thuyết x Tỷ lệ hạt/trái)/100
Năng suất thực tế hạt = (Trọng lượng trái khô thực tế x Tỷ lệ hạt/trái)/100
3.6.2.6 Các chỉ tiêu phẩm chất hạt.
Lấy mỗi ô 1 kg hạt (một nghiệm thức 3 ô) sau đó trộn đều, rồi lấy 500 gr cho
một mẫu và gửi mẫu phân tích ở phòng thí nghiệm với 2 chỉ tiêu sau:
- Hàm lượng lipid trong hạt (%).
- Hàm lượng protein trong hạt.
3.6.2.2 Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế.
Tổng chi phí /ha
Tổng thu/ha = Năng xuất thực thu x Giá bán 1 kg hạt.
Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi phí
3.6.2.8 Các xử lý số liệu và phân tích thống kê.
Các số liệu được xử lý thông kê bằng phần mềm MSTASTC và Microsoft
EXCEL.

13


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1 So sánh thời gian sinh trưởng và tỉ lệ nảy mầm.
4.1.1 Kết quả.
Thời gian sinh trưởng, tỷ lệ nảy mầm và đặt tính nông sinh học của cây đậu
phụng thụ thuộc vào đặc tính giống, phẩm chất hạt và kỹ thuật chăm sóc đặc thù ở địa
phương. Xác định đúng thời gian sinh trưởng cây đậu phụng giúp nhà kỹ thuật bố trí
cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với đất đai, khí hậu thời tiết nhằm giúp cây sinh
trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao với giá cả đầu ra hợp lý.
Bảng 4.1 So sánh thời gian sinh trưởng và tỷ lệ nảy mầm của 5 nghiệm thức thí
nghiệm
Chỉ tiêu

Mọc

Ra lá

Phân

mầm

thật

cành

(NSG) (NSG) (NSG)
Nghiệm thức

Ngày

Ngày


Thời

Tổng

Tỷ lệ

ra

dứt

gian

thời

nảy

hoa

hoa

ra hoa

gian

mầm

(NSG)

(NSG)


(Ngày) (Ngày)

(%)

NT1

5

7

13

30

63

33

93

98,67

NT2

5

7

13


30

61

31

91

98,83

NT3(ĐC)

5

7

13

29

60

31

92

97,33

NT4


5

7

13

31

64

33

91

98,50

NT5

5

7

13

30

61

31


92

97,50

4.1.2 Nhận xét.
* Ngày mọc mầm:
Ngày mọc mầm và tỷ lệ nảy mầm phụ thuộc vào hạt giống và chất lượng hạt
giống, thời vụ và điều kiện ngoại cảnh. Hạt giống chuẩn bị tốt, gieo cùng một giống,
đất được làm kỹ, tơi xốp, đủ ẩm, gieo cùng một ngày và trên cùng một nền phân bón
14


nên thời gian mọc mầm giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt (5 ngày). Tỷ lệ
nảy mầm biến động từ 97,50 – 98,83 %.
* Ngày ra lá thật và phân cành:
Cây đậu phụng sau khi gieo 7 ngày cho ra lá thật, ở giai đoạn này do sử dụng
cùng một giống, cùng công thức phân bón và trên cùng một nền đất như nhau nên
ngày ra lá thật ở các nghiệm thức không có sự khác biệt.
Thời kỳ này cây phát triển rất mạnh, sau khi cây được 3 lá thật (13 ngày sau khi
gieo), cặp cành thứ nhất xuất hiện ở hai lá tử diệp, cặp cành này rất quan trọng nếu
thân lá sinh trưởng mạnh, cành nhiều đốt nhặt, đồng thời quyết định năng suất cây đậu
phụng. Trong cùng một điều kiện như nhau nên khả năng phân cành giữa các nghiệm
thức không có sự khác biệt.
* Ngày bắt đầu ra hoa và thời gian ra hoa:
Số hoa ở hai cặp 1, 2 mọc ở nách lá tử diệp 75 – 88 % tổng số hoa và kết quả
trên cây, những hoa hình thành trong 2, 3 tuần đầu của thời gian ra hoa là những hoa
có hệ số hiệu dụng cao nhất.
* Thời gian sinh trưởng:
Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào đặc tính giống, thời vụ và tác động ngoại

cảnh.
4.2. So sánh về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây đậu phụng.
4.2.1. So sánh chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao.
Cây đậu phụng là loại cây thân mọc thẳng, hình tròn, có 15 – 25 đốt màu xanh
hoặc tím đỏ, có lông tơ trắng tuỳ giống và điều kiện ngoại cảnh mà chiều cao thân đạt
tốc độ nhanh nhất tối đa trên 1 cm/ngày ở giai đoạn ra hoa rộ 25 – 30 ngày sau gieo.
Mặt khác, thân lá phát triển quá mạnh, diện tích bị che ngày càng tăng, quang hợp
giảm, thân vươn lóng, dễ lốp đổ, số hoa và quả cũng giảm. Sau thời kỳ ra hoa, đâm tỉa,
thân lá sinh trưởng chậm dần và ngừng phát triển. Sự phát triển về chiều cao đều khác
nhau ở mỗi giai đoạn.
Kết quả so sánh khả năng tăng trưởng chiều cao và tốc độ vươn cao của 5
nghiệm thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2, bảng 4.3 và biểu đồ 4.1.

15


×