Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG BÓN DOLOMITE LÊN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU PHỤNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TRÊN ĐẤT CÁT PHA THỊT LINH TRUNG –THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG BÓN DOLOMITE
LÊN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU
PHỤNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010 TRÊN ĐẤT
CÁT PHA THỊT LINH TRUNG –THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: LÊ KHẮC ĐỒNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 09/2010

i


SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG BÓN DOLOMITE LÊN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU PHỤNG TRỒNG VỤ
XUÂN HÈ NĂM 2010 TRÊN ĐẤT CÁT PHA THỊT LINH TRUNG
THỦ ĐỨC - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
`

LÊ KHẮC ĐỒNG
Luận văn tốt nghiệp được đệ trình để hoàn thành yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn
Ks. PHAN GIA TÂN

Tháng 9 năm 2010

i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ nhiệm, cùng tất cả quý Thầy Cô khoa Nông học đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường.
Thầy Phan Gia Tân, Bộ môn Cây công nghiệp, khoa Nông học Trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Ban quản lý Trại thực nghiệm khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn trong lớp cũng như ngoài lớp DH06NH, các em trong gia đình đã giúp
đỡ để tôi hoàn thành đề tài này.

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 09 năm 2010
Sinh viên thực hiện
LÊ KHẮC ĐỒNG

ii



TÓM TẮT
LÊ KHẮC ĐỒNG, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm
2010, “So sánh ảnh hưởng của các lượng bón Dolomite lên sinh trưởng, phát triển
và năng suất đậu phụng trồng vụ xuân hè năm 2010 trên đất cát pha thịt Linh
Trung - Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh”
Giáo viên hướng dẫn: Ks. Phan Gia Tân
Thí nghiệm được tiến hành trên đất cát pha thịt tại Trại thực nghiệm Khoa
Nông học Phường Linh Trung Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục
đích tìm lượng bón Dolomite thích hợp để thâm canh tăng năng suất đậu phụng trên
vùng đất cát pha thịt Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và vùng Đông Nam
Bộ nói chung. Bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố (RCBD),
gồm 6 nghiệm thức tương ứng với 5 lượng bón Dolomite thay đổi và một nghiệm thức
bón vôi phổ biến làm đối chứng để so sánh trên giống đậu phụng VD2 và 3 lần lập lại:
Nghiệm thức A: bón 1.000kg Dolomite/ha + Nền.
Nghiệm thức B: bón 1.500kg Dolomite/ha + Nền.
Nghiệm thức C: bón 2.000kg Dolomite/ha + Nền.
Nghiệm thức D: bón 2.500kg Dolomite/ha + Nền.
Nghiệm thức E: bón 3.000kg Dolomite/ha + Nền.
Nghiệm thức F: bón 500kg vôi/ha + Nền (Đối chứng).
Tất cả lượng bón Dolomite và vôi ở các nghiệm thức đều được bón lót toàn bộ
1 ngày trước ngày gieo.
Nền gồm có 5.000kg phân chuồng loại hoai + 1.500kg tro trấu + 30kg N + 90kg
P2O5 + 90kg K2O tính trên 1 ha.
Thời gian thí nghiệm 3 tháng từ 10/03 đến 10/06/2010 qua các kết quả thu được
bước đầu đã rút ra một số kết luận sau:

iii


- Bón Dolomite giúp đậu phụng sinh trưởng, phát triển tốt có chiều cao cây, số

lá xanh/cây, tổng số nốt sần và số nốt sần hữu hiệu đều cao hơn so với nghiệm thức
bón vôi (500kg vôi/ha).
- Các nghiệm thức bón Dolomite đều cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn
so với bón vôi. Đạt cao nhất ở nghiệm thức bón 1.500kg Dolomite/ha.
- Bón Dolomite đã làm cây đậu phụng tăng trưởng mạnh, bị đổ ngã nhiều. Cần
có biện pháp khắc phục.
Kết quả thí nghiệm cho thấy đối với các loại đất cát pha thịt ở Thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh vùng Nam Bộ có thể bón Dolomite với lượng 1.500kg
Dolomite/ha để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ..........................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài .................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
1.2.3 Giới hạn của đề tài .................................................................................................. 3

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4
2.1 Phân loại .................................................................................................................... 4
2.2 Nguồn gốc.................................................................................................................. 4
2.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ trên thế giới và trong nước ........................................... 5
2.3.1 Thế giới................................................................................................................... 5
2.3.2 Trong nước ............................................................................................................. 8
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................11
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ............................................................................11
3.1.1 Địa điểm: ..............................................................................................................11
3.1.2 Thời gian :.............................................................................................................11
3.2 Đặc điểm nơi thí nghiệm .........................................................................................11
3.2.1 Về đất đai ..............................................................................................................11
3.2.2 Về khí hậu thời tiết ...............................................................................................13
v


3.3 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................15
3.3.1 Giống ....................................................................................................................15
3.3.2 Các loại phân bón .................................................................................................15
3.3.3 Thuốc bảo vệ thực vật ..........................................................................................15
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................................15
3.4.1 Cách bố trí thí nghiệm ..........................................................................................15
3.4.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .........................................................................................17
3.5 Thực hiện thí nghiệm...............................................................................................17
3.5.1 Bón phân ...............................................................................................................17
3.5.2 Lịch canh tác áp dụng trong thí nghiệm ...............................................................18
3.6 Cách lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi .....................................................................19
3.6.1 Cách lấy mẫu ........................................................................................................19
3.6.2 Các chỉ tiêu theo dõi quan sát ...............................................................................19
3.6.2.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển ...................................................................19

3.6.2.2 Chỉ tiêu về thân, lá .............................................................................................20
3.6.2.3 Chỉ tiêu về trái, hạt ............................................................................................21
3.6.2.4 Mức độ đổ ngã ...................................................................................................21
3.6.2.5 Năng suất ...........................................................................................................21
3.6.2.6 Hiệu quả kinh tế.................................................................................................22
3.6.2.7 Xử lí số liệu và phần mềm thống kê ..................................................................22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................23
4.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển ......................................................................23
4.1.1 Ngày ra lá thật và phân cành ................................................................................23
4.1.2 Ngày ra hoa và ngày ra hoa rộ ..............................................................................23
4.1.3 Tổng thời gian sinh trưởng ...................................................................................24
4.2 Khả năng sinh trưởng và phát triển .........................................................................26
4.2.1 So sánh chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao .......................................26
4.2.2 So sánh về khả năng phân cành ............................................................................28
4.2.3 So sánh về tốc độ ra lá ..........................................................................................30
4.2.4 Tỷ lệ đổ ngã ..........................................................................................................32
4.2.5 Nhận xét chung .....................................................................................................33
vi


4.3 So sánh tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu ...........................................................33
4.4 So sánh khả năng cho trái và hạt .............................................................................37
4.5 Năng suất .................................................................................................................40
4.5.1 Năng suất thân lá ..................................................................................................40
4.5.1.1 Năng suất thân lá tươi ........................................................................................40
4.5.1.2 Năng suất thân lá khô ........................................................................................41
4.5.2 Năng suất trái ........................................................................................................41
4.5.2.1 Năng suất trái tươi .............................................................................................42
4.5.2.2 Năng suất trái khô ..............................................................................................42
4.6 Sơ bộ so sánh hiệu quả kinh tế của các lượng bón Dolomite ..................................45

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................48
5.1 Kết luận....................................................................................................................48
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49
PHỤ LỤC ......................................................................................................................50

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sản lượng đậu phụng của 10 quốc gia hàng đầu thế giới ............................... 7
Bảng 2.2 Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng đậu phụng ở Việt Nam từ 1990
đến 2008 .......................................................................................................................... 9
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng trồng đậu phụng trong cả
nước năm 2008 ..............................................................................................................10
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm. ...........................................................12
Bảng 3.2 Một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm (từ tháng 02 –
tháng 05/2010) ...............................................................................................................13
Bảng 3.3 Lịch canh tác áp dụng trong thí nghiệm ........................................................18
Bảng 4.1 So sánh thời gian sinh trưởng của 6 nghiệm thức thí nghiệm .......................24
Bảng 4.2 So sánh động thái tăng trưởng chiều cao cây của 6 nghiệm thức thí nghiệm
.......................................................................................................................................26
Bảng 4.3 So sánh tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 6 nghiệm thức thí nghiệm 15
ngày ...............................................................................................................................28
Bảng 4.4 So sánh khả năng phân cành của 6 nghiệm thức thí nghiệm ................................ 29
Bảng 4.5 So sánh động thái ra lá của 6 nghiệm thức thí nghiệm .................................30
Bảng 4.6 So sánh tốc độ ra lá/cây của 6 nghiệm thức thí nghiệm 15 ngày ..................31
Bảng 4.7 So sánh tỷ lệ đổ ngã ở 6 nghiệm thức thí nghiệm .........................................32
Bảng 4.8 So sánh tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu trên cây của 6 nghiệm thức thí

nghiệm ở 30 và 60 ngày sau gieo ..................................................................................34
Bảng 4.9 So sánh khả năng cho trái và hạt của 6 nghiệm thức thí nghiệm ..................37
Bảng 4.10 So sánh năng suất của 6 nghiệm thức thí nghiệm .......................................44
Bảng 4.11 Chi phí vật tư thí nghiệm .............................................................................45
Bảng 4.12 Sơ bộ so sánh hiệu quả kinh tế của 6 nghiệm thức thí nghiệm tính trên ha 47

viii


DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm chụp 6 ngày sau gieo.................................... 14
Hình 3.2 Khu thí nghiệm chụp 30 ngày sau gieo .................................................. 14
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................... 17
Hình 4.1 Cây đậu phụng 6 ngày sau gieo .............................................................. 25
Hình 4.2 Cây đậu phụng ra hoa 22 ngày sau gieo ................................................ 25
Hinh 4.3 Hình đậu phụng được chụp giai đoạn 60 ngày sau gieo ......................... 32
Hình 4.4 Các thư đài và nốt sần trên bộ rễ đậu phụng thí nghiệm 30 ngày sau gieo ....... 36
Hình 4.5 Trái và nốt sần trên bộ rễ đậu phụng thí nghiệm 60 ngày sau gieo ........ 36
Hình 4.6 Hình chụp lúc thu hoạch đậu phụng tại khu thí nghiệm ......................... 39
Biểu đồ 4.1 So sánh động thái tăng trưởng chiều cao cây của 6 nghiệm thức thí
nghiệm ................................................................................................................... 27

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Đậu phụng (Arachis hypogaea L.) là cây nhiệt đới ngắn ngày được trồng phát

triển rộng rãi trên thế giới từ thế kỷ XVI. Cho đến đầu thế kỷ XX đậu phụng là cây họ
đậu có diện tích trồng lớn nhất. Hiện nay, đậu phụng đứng thứ 2 về diện tích và sản
lượng trong số các cây lấy dầu thực vật chỉ sau đậu tương. Đạt diện tích gieo trồng 25
– 26 triệu ha/năm với sản lượng trên 35 triệu tấn đậu vỏ/năm.
Ở nước ta, đậu phụng được coi là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có giá trị
rất đa dạng. Sản phẩm đậu phụng không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước
mà còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng.
Với giá trị dinh dưỡng cao nên đậu phụng là cây thực phẩm quan trọng của
nhân dân ta. Đây là nguồn protein và lipit quan trọng đối với con người. Nhất là những
vùng kinh tế chưa cao. Nước ta vẫn nằm trong khu vực thiếu protein trên thế giới. Vì
vậy nguồn protein thực vật là nguồn đóng góp lớn trong cân bằng protein cho nhân
dân. Đậu phụng là cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện nhiệt đới, là nguồn thực phẩm
giàu protein chủ yếu của chúng ta.
Đất nông nghiệp bị rửa trôi và phong hóa nhanh, hàm lượng mùn và dinh
dưỡng thấp, nhất là đất bạc màu, đất phù sa cổ, đất dốc. Đậu phụng là cây trồng cải tạo
đất quan trọng trong hệ thống canh tác đa canh ở nước ta. Cũng như các cây họ đậu
khác, rễ đậu phụng có thể tạo các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình
thành. Đó là Rhizobium vigna. Chúng có thể tạo thành nốt sần ở rễ một số cây họ đậu,
nhưng với cây đậu phụng thì tạo được nốt sần lớn và có khả năng cố định đạm cao hơn
cả. Lượng N cố định của đậu phụng có thể đạt 70 – 110kg N/ha/vụ. Chính nhờ khả
năng cố định đạm này mà sau khi thu hoạch đậu phụng thành phần hóa tính của đất
được cải thiện rõ rệt. Lượng N trong đất tăng và khu hệ sinh vật háo khí trong đất được
1


tăng cường có lợi đối với các cây trồng. Nhất là đối với những cây trồng cần sử dụng
nhiều N.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của đậu phụng, vấn đề đặt ra là phải tạo vùng sản
xuất tập trung, sử dụng giống năng suất cao để nâng cao tỷ lệ đậu phụng thương phẩm
và phấn đấu nâng cao năng suất. Ngoài những yếu tố trên thì phân bón cũng không

kém phần quan trọng, “không lân không vôi thì thôi đậu phụng” một kinh nghiệm
được đúc kết trong quá trình canh tác đậu phụng của cha ông ta. Qua đó cho thấy tầm
quan trọng của vôi (Canxi). Dolomite là hỗn hợp gồm có CaO > 65%, MgO > 20%,
1% P2O5 và đây là loại phân bón có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng,
phát triển và năng suất cây đậu phụng. Vì vậy việc nghiên cứu tìm lượng bón
Dolomite thích hợp rất có ý nghĩa để thâm canh tăng năng suất đậu phụng trồng trên
các vùng đất cát pha rất nghèo lân và vôi. Xuất phát từ vấn đề trên được sự phân công
của khoa Nông học tôi đã thực hiện đề tài: “So sánh ảnh hưởng của các lượng bón
Dolomite lên sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu phụng trồng vụ Xuân Hè
năm 2010 trên đất cát pha thịt Linh Trung – Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí
Minh”.
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài
1.2.1 Mục đích
Qua so sánh ảnh hưởng của các lượng bón Dolomite đối với sinh trưởng, phát
triển và năng suất của đậu phụng trồng trên đất cát pha thịt Linh Trung – Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh sẽ rút ra kết luận về việc bón Dolomite cho đậu phụng có
hiệu quả ở lượng bón thích hợp nhất có thể khuyến cáo trong sản xuất.
1.2.2 Yêu cầu
Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài kéo dài 3 tháng (từ 10/03 đến
10/06/2010) cần đạt các yêu cầu sau:
-

Theo dõi ảnh hưởng các lượng bón Dolomite và vôi đến thời gian sinh
trưởng cũng như khả năng phát triển của đậu phụng từ khi gieo hạt đến khi
thu hoạch ở các nghiệm thức thí nghiệm.

2


-


So sánh ảnh hưởng các lượng bón Dolomite và vôi đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất đậu phụng thí nghiệm.

-

Theo dõi đánh giá tình hình bị nhiễm sâu bệnh của các nghiệm thức bón
Dolomite và vôi.

-

Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các lượng bón Dolomite với nghiệm
thức đối chứng bón vôi kết hợp với phân tích thống kê. So sánh các chỉ tiêu
theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm rút ra lượng bón Dolomite thích hợp
để thâm canh tăng năng suất, khuyến cáo trong sản xuất.

1.2.3 Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài quá ngắn (3 tháng) chỉ thực hiện được 1 vụ Xuân
Hè năm 2010 trên nền đất cát pha thịt Linh Trung – Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí
Minh nên kết luận rút ra chỉ có ý nghĩa bước đầu.
Đề tài cần thực hiện trên nhiều giống, bố trí trên nhiều thí nghiệm lặp lại cũng
như trên nhiều loại đất khác nhau để rút ra kết luận chính xác hơn.
Ngoài ra do điều kiện kinh phí hạn chế không phân tích được mẫu đất nơi
trồng đậu phụng sau khi thí nghiệm, cũng như một số chỉ tiêu khác như: chiều dài và
độ ăn sâu của hệ rễ, đường kính nốt sần, đường kính thân, chỉ số diện tích lá, tổng số
hoa và tổng số cành trên cây qua các giai đoạn sinh trưởng. Kể cả các chỉ tiêu về phẩm
chất hạt sau thu hoạch đã hạn chế kết quả thí nghiệm.

3



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Phân loại
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophytae
Lớp: Dycotyledonae
Bộ đậu: Fabales
Họ đậu: Fabaceae
Họ phụ cánh bướm: Papilionaceae
Giống: Arachis
Loài: Arachis hypogaea L.
2.2 Nguồn gốc
Cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc ở phía Nam Bolivia và Tây
Bắc Argentina vùng Nam Mỹ.
Theo các nhà lịch sử tự nhiên, người Inca đã trồng đậu phụng như một loại rau
có tên “Ynchis” dọc vùng duyên hải của Peru. Năm 1609 người Tây Ban Nha đặt tên
là “mani”. Nhà truyền giáo châu Âu Bartolome Lascasas, khi du lịch dọc Tây Ban Nha
từ 1510 – 1547 cũng gặp cây đậu phụng với tên “mani”. Tuy vậy, những ghi chép đầu
tiên về cây đậu phụng là của thuyền trưởng Gonzolo Fernandez (1513). Ông cũng là
người đầu tiên phổ biến tên “mani” của đậu phụng. Hiện tại tên này vẫn được dùng ở
Cuba và Nam Mỹ thuộc Tây Ban Nha trước đây.
Ulrich Schmidt khi đi thám hiểm Paragoay năm 1542 cho biết cây đậu phụng có
tên “manduiss, mandubi” là cây trồng quan trọng ở vùng đất ấm này.
4


Jean de Lery (1578) cũng phát hiện thấy cây đậu phụng có tên “manobi” ở hòn
đảo trong vịnh Riode janeiro.
Những bằng chứng cổ nhất này đã khẳng định Nam Mỹ là cái “nôi” của cây đậu

phụng và được phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trước và cùng với thời
gian khám phá ra châu Mỹ.
Những nhà tự nhiên học châu Âu biết đến cây đậu phụng vào thế kỷ XVII.
Nhiều công trình của các nhà sinh lý học, thực vật học đã mô tả tỉ mỉ chính xác đặc
điểm hoa, quả, hạt và thân của cây đậu phụng. Năm 1742, Jean Batiste Labat đã đưa ra
một bảng mô tả cây đậu phụng đặc biệt và đã ghi một danh sách các thực phẩm dùng
đậu phụng làm nguyên liệu. Tất cả những nhà thực vật học, tự nhiên học châu Âu đều
thừa nhận nguồn gốc cây đậu phụng ở Nam Mỹ và từ đó đưa sang những vườn thực
vật ở châu Âu.
Những bằng chứng khảo cổ học dựa trên sự phân tích chỉ số cacbon ở thung
lũng Chicama (Peru) cho biết cây đậu phụng có từ khoảng 1500 – 1200 năm trước
Công nguyên. Tìm thấy ở vùng bờ biển Peru những quả đậu phụng (Arachis
hypogaea) có hình thái, số hạt gần giống những giống đậu phụng ngày nay.
Những bằng chứng dân tộc học cho thấy, trong 40 loài cây thực phẩm được
người Tây Ban Nha tìm thấy có cây đậu phụng ở vùng thung lũng Andean. Thế kỷ
XVI những thổ dân châu Mỹ vùng thượng Paragoay trồng đậu phụng như một loại rau
chính.
Những bằng chứng đều chứng minh cây đậu phụng có nguồn gốc từ Nam Mỹ,
sau đó phổ biến ở châu Âu, tới vùng bờ biển châu Phi, châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia), tới quần đảo Thái Bình Dương và cuối cùng tới Đông Nam Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, giới hạn sản xuất rộng rãi của cây đậu phụng ở khoảng 400 Bắc đến 400 Nam.
2.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ trên thế giới và trong nước
2.3.1 Thế giới
Cây đậu phụng tuy đã được trồng lâu đời ở nhiều nơi trên thế giới nhưng cho
tới giữa thế kỷ XVIII, sản xuất đậu phụng vẫn có tính chất tự cung tự cấp cho từng
5


vùng. Cho tới khi công nghệ ép dầu đậu phụng phát triển mạnh, việc buôn bán đậu
phụng trở nên tấp nập và thành động lực thúc đẩy mạnh sản xuất đậu phụng.

Khoảng 90% diện tích trồng đậu phụng tập trung ở lục địa Á Phi, ở châu Á
(60%) và châu Phi (30%). Châu Á bao giờ cũng đứng đầu thế giới về sản lượng đậu
phụng (chiếm trên 70% sản lượng đậu phụng của thế giới trong thời gian trước đại
chiến thứ hai) (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Trên 60% sản lượng đậu phụng thuộc về 5 nước sản xuất chính: Ấn Độ (chiếm
khoảng 31% sản lượng toàn thế giới), Trung Quốc (15%), Xênêgan, Nigiêria và Mỹ.
Xênêgan là nước có diện tích trồng đậu phụng lớn (trên dưới 1.000.000 ha), chiếm
50% diện tích canh tác (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Về năng suất, những nước có diện tích trồng đậu phụng lớn, lại có năng suất
thấp và mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Trong thời gian sau
chiến tranh thế giới thứ hai, năng suất đậu phụng của châu Mỹ La Tinh đã giảm 2%
trong khi Viễn Đông tăng 3%, Cân Đông 15%, châu Phi 19%, Bắc Mỹ 47%, châu Âu
60% và châu Đại Dương 67%. Một số nước sản xuất đậu phụng chính, mức tăng năng
suất không nhiều. Ấn Độ chỉ tăng 12%, Trung Quốc năng suất hầu như không tăng,
Xênêgan tăng khoảng 10%. Tình trạng chênh lệch năng suất giữa các nước rất đáng
kể. Trong khi năng suất đậu phụng của Ixraen trong 20 năm vẫn luôn luôn ổn định ở
mức trên dưới 35tạ/ha (trên diện tích nhỏ đạt tới 65tạ/ha) nhiều nước ở châu Phi và
châu Á chỉ đạt năng suất 5 – 6tạ/ha.
Tuy nhiên, số nước có năng suất đậu phụng bình quân cả nước trên 20tạ/ha
không phải ít: đảo Môrixơ trong vòng gần 30 năm đã tăng tới gần 2,7 lần. Có nhiều
vùng như Virginia, Carolina của Mỹ năng suất bình quân đã đạt tới 21tạ/ha trên 11 –
12 vạn ha (1965 – 1967), ở Oklahoma của Nhật đã có năng suất kỷ lục 5.630kg/ha trên
21,8ha trong vòng 3 năm liền.
Lưu lượng xuất khẩu hàng năm trên thế giới: 1,3 – 1,7 triệu tấn đậu phụng quả,
350.000 – 400.000 tấn dầu đậu phụng, các nước xuất khẩu nhiều là: Xênêgan, Nigeria.
Yêu cầu nhập khẩu về đậu phụng và các sản phẩm từ đậu phụng cũng tăng lên
nhiều ở châu Âu. Người ta thích dùng dầu đậu phụng và dầu thực vật nói chung để
6



thay thế cho mỡ động vật. Dầu đậu phụng cũng là sản phẩm chính trong hơn 600 sản
phẩm được chế biến từ hạt đậu phụng.
Trong nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển đậu phụng giữ vai trò khá
quan trọng. Ở Xênêgan, đậu phụng cung cấp ¾ thu nhập của nông dân và chiếm 80%
giá trị xuất khẩu. Ở Nigiêria đậu phụng và các sản phẩm chế biến từ đậu phụng thường
chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu, tuy nước này chỉ mới đem bán 15% sản lượng hàng
năm.
Giá cả của đậu phụng hàng năm không ổn định, tùy thuộc vào khả năng xuất
khẩu của các nước chính như Xênêgan, Nigiêria và phụ thuộc vào khả năng được mùa
của các nước này mà sản lượng của các nước này lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết,
chủ yếu là lượng mưa hàng năm.
Trên thế giới, cây đậu phụng được phân bố rộng rãi từ vĩ độ 560 Bắc, từ vùng
nhiệt đới nóng ẩm và nóng khô, tới vùng nhiệt đới tương đối ẩm và có nhiều mưa. Cây
đậu phụng không đòi hỏi nghiêm ngặt về đất, thậm chí cả loại đất bị rửa trôi thoái hóa
vẫn trồng được đậu phụng, chỉ cần thành phần cơ giới của đất tương đối nhẹ, có đủ độ
ẩm, đủ nhiệt độ và lượng mưa cần thiết trong thời gian sinh trưởng của cây đậu phụng.
Cho nên nhiều nước đang phát triển mạnh cây đậu phụng như Braxin, Thái Lan,
Nam Phi, Xuđăng chủ yếu để làm nguồn nông sản xuất khẩu.
Bảng 2.1 Sản lượng đậu phụng của 10 quốc gia hàng đầu thế giới (đơn vị: nghìn tấn)
Quốc gia

2000

2003

Trung Quốc
Ấn Độ
Nigeria
Hoa Kỳ
Indonesia

Myanmar
Argentina
Việt Nam
Sudan
Chad
Thế giới

14.515
6.480
2.901
1.481
1.292
633
419
355
947
358
34.692

13.493
8.126
3.037
1.879
1.378
878
220
406
790
450
36.205


2005

2006

2007 2008/2009

14.395
14.737
13.067
14.300
7.993
4.864
9.183
6.250
3.478
3.825
3.835
1.550
2.208
1.575
1.696
2.340
1.467
1.470
789
1.250
910
910
1.000

1.000
444
347
600
580
489
462
505
500
520
555
564
850
450
450
222
710
34.799
34.799
37.144
34.430
(Nguồn: Faostat Database, tháng 05/2010)
7


2.3.2 Trong nước
Diện tích đậu phụng tập trung nhiều nhất ở vùng khu IV cũ (Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh) rồi tới đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình). Từ năm 1970 Nghệ Tĩnh đã dựng dần vùng đậu phụng được
tập trung, chủ yếu ở vùng đất cát ven biển từ Quỳnh Lưu tới Nghi Lộc, điển hình là

vùng Diễn Châu (diện tích vùng đất cát ven biển Nghệ An lên tới trên 300 ha).
Năng suất nói chung còn thấp dao động ở mức trên dưới 10tạ/ha. Vùng Nghệ
An, năng suất khá hơn, có năm đạt tới 12 - 13tạ/ha.
Miền Nam trước ngày giải phóng, diện tích trồng chỉ dao động trong phạm vi
30.000 - 32.000 ha, phần lớn ở Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh) và các
tỉnh ven biển Trung Bộ.
Trên thực tế, diện tích đậu phụng nước ta còn phân tán quá nhỏ. Chỉ trừ một vài
vùng đã hình thành vùng đậu phụng tập trung như Diễn Châu (Nghệ An), Hậu Lộc
(Thanh Hóa), còn nói chung các huyện có diện tích đậu phụng trên 1.000 ha rất ít,
khoảng 10 - 12 huyện. Huyện Tân Yên là huyện tổ chức trồng đậu phụng khá nhất ở
Bắc Giang, hàng năm có gần 1.000 ha trồng đậu phụng.
Gần đây, cây đậu phụng là một cây có dầu và có đạm ngắn ngày được khuyến
khích phát triển mạnh.
Do những thành tựu lớn trong công tác lai tạo giống (có giống đậu phụng năng
suất đã đạt tới 60 - 70tạ/ha), những tiến bộ trong việc phòng diệt cỏ dại và sâu bệnh đã
cho phép ngành trồng đậu phụng trên thế giới đạt những thành tích vững chắc và đạt
được năng suất cao. Đồng thời những thành tựu về cơ giới hóa nhất là trong thu hoạch
và xử lý sau thu hoạch khiến cho ngành trồng đậu phụng không phải tốn nhiều công
lao động. Ở nhiều nơi, trồng 1 ha chỉ tốn 40 - 50 giờ lao động.
Ở nước ta, cây đậu phụng được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao về nhiều mặt:
thực phẩm cho người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản
xuất khẩu, cây luân canh cải tạo đất.
Nước ta có nhiều loại đất trồng được đậu phụng. Những diện tích lớn đất bạc
màu, thoái hóa ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, những dãi đất cát ven biển từ Thanh
Hóa chạy dài tới Đông Nam Bộ, những vùng đất xám, đất vàng nâu, đất đỏ bazan ở

8


Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đều có thể trồng được đậu phụng. Nhiều vùng (nhất là

miền Nam) có thể trồng được hai vụ đậu phụng trong một năm.
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong mấy năm nay đã đóng góp đáng kể vào
ngành sản xuất đậu phụng – như xác định thời vụ, mật độ, khoảng cách, trừ sâu bệnh, bón
phân. Các giống đậu phụng tốt đã được trồng phổ biến ở một số tỉnh như Thanh Hóa, Hà
Nam, Nam Định, Ninh Bình thay cho các giống đậu phụng địa phương năng suất thấp.
Gần đây người ta đã tận dụng mọi điều kiện đất đai để trồng đậu phụng. Những đất
trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cây lâm nghiệp khi còn nhỏ, có thể trồng xen đậu
phụng giữa hàng, để tăng thu nhập vừa làm cây phủ đất và cây phân xanh vùi tại chỗ. Đất
đồi trồng các cây dễ bị xói mòn như khoai mì cũng được trồng xen đậu phụng.
Hiện nay cây đậu phụng đã được trồng trên hàng vạn ha ở các vùng sản xuất tập
trung khắp cả nước.
Bảng 2.2 Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng đậu phụng ở Việt Nam từ 1990
đến 2008
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

1990
1995
1996
1997
1998

1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005

201,40
259,90
262,80
253,50
269,40
247,60
244,90
244,60
246,70
243,80
263,70
269,60

10,60
12,90
13,60
13,90
14,30
12,80
14,50
14,80
16,20

16,70
17,80
18,10

213,10
334,50
357,70
351,30
386,00
318,10
355,30
363,10
400,40
406,20
469,00
489,30

2006

246,70

18,70

462,50

2007

254,60

19,80


505,00

2008

256,00

20,90

533,80

Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê, tháng 07/2010)

9


Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng trồng đậu phụng trong cả
nước năm 2008
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)


(nghìn tấn)

Đồng bằng Sông Hồng

34,50

30,34

Trung du miền núi phía Bắc

50,80

19,34

Bắc Trung Bộ và Duyên Hải

107,20

Vùng

15,06

82,50
86,70
204,20

Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long


19,90
29,70
13,90

22,79
17,91
20,62

32,20
84,90
43,30

(Nguồn: Tổng cục thống kê, tháng 07/2010)

10


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm:
Thí nghiệm được bố trí trên khu đất thuộc vườn tiêu bản của Trại thực nghiệm
khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.1.2 Thời gian :
Thí nghiệm được tiến hành trong 3 tháng từ ngày 10/03/2010 đến ngày
10/06/2010.
3.2 Đặc điểm nơi thí nghiệm
3.2.1 Về đất đai
Đất tại nơi thí nghiệm thuộc loại đất cát pha thịt trên nền phù sa cổ, có thành

phần cơ giới nhẹ, hơi chua (pHKCL = 5,90), rất nghèo chất hữu cơ. Hàm lượng các chất
dinh dưỡng trung bình.
Đất khu thí nghiệm có địa hình bằng phẳng, trước đây đã được thí nghiệm trồng
cây húng quế. Khu thí nghiệm gần hồ chứa nước, nguồn điện nên rất thuận tiện cho
việc tưới khi tiến hành thí nghiệm vào mùa khô.
Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.

11


Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm.

Hữu
Thành phần cơ giới

pH

(%)


(%)

Sét

Thịt

Cát

H2O


KCl

6

8

86

6,2

5,9

0,8

Mùn

Tổng số (%)

(%)

1,37

Chất dễ tiêu (%)

Cation trao đổi
(1dl/100g)

N

P2O5


K2O

NH+

H3PO4-

K+

Ca2+

Mg2+

0,09

0,05

0,09

6,46

5,1

0,38

0,13

0,07

(Nguồn: Bộ môn Nông Hóa – Thổ Nhưỡng, Trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM,2009)


12


3.2.2 Về khí hậu thời tiết
Tháng 3 dương lịch có lượng mưa thấp nhất và có số giờ nắng cao nhất trong 3
tháng thí nghiệm, do đó phải chủ động nguồn nước tưới để đảm bảo đủ độ ẩm cho đậu
phụng nảy mầm và sinh trưởng bình thường trong giai đoạn cây con.
Tháng 4 và tháng 5 dương lịch có lượng mưa tương đối cao và số giờ nắng thấp
đã tạo ẩm độ đất cao làm cho cây có thời gian sinh trưởng dinh dưỡng kéo dài, ra hoa
không tập trung.
Những yếu tố về khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở
bảng 3.2.
Bảng 3.2 Một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm (từ tháng 02 –
tháng 05/2010)

2

Nhiệt độ
TB
(0C)
28,4

3

29,4

68

3,9


5,6

7,7

2

4

30,4

70

9,9

5,5

8,0

2

5

31,3

70

8,8

5,1


6,8

10

Tháng

Ẩm độ
(%)
70

Tổng lượng Lượng bốc
hơi TB
mưa
(mm/tháng) (mm/ngày)
5,3

Số giờ
nắng TB
(giờ/ngày)
8,8

Số ngày
mưa
(ngày/tháng)
-

(Nguồn: Viện Khí Tượng Thủy Văn – 2010)
Ghi chú: TB: trung bình


13


Hình 3.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm chụp 6 ngày sau gieo

Hình 3.2 Khu thí nghiệm chụp 30 ngày sau gieo

14


3.3 Vật liệu thí nghiệm
3.3.1 Giống
Giống đậu phụng được sử dụng trong thí nghiệm là giống VD2 (Viện Nghiên
Cứu Cây Có Dầu).
Theo Phan Gia Tân (2005), VD2 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn
(khoảng 90 ngày). Năng suất 2,5 – 3tấn/ha, có nơi đạt 5tấn/ha. Trọng lượng 100 hạt
khoảng 50g, tỷ lệ hạt chắc 84%.
3.3.2 Các loại phân bón
Phân chuồng: 5.000kg/ha + tro, trấu: 1.500kg/ha.
Vôi (CaO): 500kg/ha cho nghiệm thức đối chứng F(ĐC).
Ure (46 %N): 65kg/ha.
Lân (16 %P2O5): 565kg/ha Super lân Lâm Thao .
KCL (60 %K2O): 150kg/ha.
Lượng bón Dolomite thay đổi theo các nghiệm thức thí nghiệm.
3.3.3 Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc trừ cỏ Dual 720EC: 1lít/ha + 400 - 600lít nước/ha.
Thuốc trừ sâu Bassa 50EC: 1lít/ha + 400 - 600lít nước/ha.
Thuốc trừ bệnh Anvil 5SC: 1lít/ha + 400 - 600lít nước/ha.
Thuốc trừ kiến Vibasu 10H, rãi 20kg/ha.
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.4.1 Cách bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên
đơn yếu tố (Randomized Complete Block Design) gồm 6 nghiệm thức tương ứng với 5
lượng bón Dolomite và lượng bón vôi đối chứng với 3 lần lập lại. Các nghiệm thức
được ký hiệu từ A đến F gồm:
15


×