Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝTHÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC KHU CÔNGNGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 82 trang )

Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Tuyết Oanh
Mssv: 06151018
Lớp: DH06DC
Ngành: Công Nghệ Địa Chính

Tháng 9 năm 2010

- Trang 1 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐÁT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÙI THỊ TUYẾT OANH

“ ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN”

Giáo viên hướng dẫn: CN. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Ký tên:……..……………

- Tháng 9 năm 2010 - Trang 2 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

LỜI CẢM ƠN

---o0o--Trong những năm tháng học tập trên ghế giảng đường, em đã được các quý thầy
cô tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu tạo cho em nền tảng vững
chắc trên con đường sự nghiệp sau này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các quý thầy cô ở Bộ môn Công Nghệ Địa
Chính đã đào tạo, hướng dẫn cho em những kiến thức lý thuyết cũng như thực hành,

giúp em có thể ứng dụng và phát huy trong công tác, nghề nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Anh, Chị ở Trung Tâm Thông
Tin và Tài Nguyên Môi Trường, STNMT tỉnh Long An đã cung cấp tài liệu, dữ liệu
cũng như cố vấn cho em những vấn đề thực tế trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do kiến thức và năng lực của bản thân và thời gian
thực hiện đề tài có hạn nên luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều sai xót, rất mong được sự
góp ý của quý thầy cô và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Tuyết Oanh

- Trang 3 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Tuyết Oanh, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN
MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LONG AN.
Giáo viên hướng dẫn: CN. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Hiện nay, việc quản lý thông tin môi trường ở Việt Nam nói chung và tỉnh Long
An nói riêng đang đặt ra nhiều thách thức.
Hệ thống thông tin địa lý là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu quả

nhất làm cơ sở cho lãnh đạo địa phương hoạch định chính sách, ra quyết định một cách
chính xác, nhanh chóng trên cơ sở hệ thống dữ liệu tự nhiên và kinh tế - xã hội được
lưu trữ, cập nhật. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nó là công cụ đắc
lực cho phép phân tích, đánh giá đầy đủ hiện trạng và tiềm năng các nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, môi trường) để từ đó định
hướng khai thác, quản lý hiệu quả, tiết kiệm nhất các nguồn lực đó.
ArcGIS là một trong những phần mềm trong việc quản lý cơ sở dữ liệu không
gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính. Cho phép người nắm bắt thông tin chính xác về thửa
đất và truy xuất dữ liệu phục vụ cho các công tác liên quan.
Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường
ngày càng hiện đại trong thời gian tới và đảm bảo đúng định hướng phát triển khoa
học công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý
thông tin môi trường sẽ giúp Long An quản lý hiệu quả hơn trên địa bàn.
Từ những yêu cầu thực tế nêu trên, đề tài “ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG HỆ
THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LONG AN” sẽ giải quyết phần nào những bất cập trong công tác quản lý thông tin
môi trường hiện nay.
Nội dung nghiên cứu gồm:
- Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Long An.
- Thực trạng quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Long An.
- Đánh giá nguồn tài liệu, số liệu bản đồ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin môi trường.
- Xây dựng các công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý thông tin môi trường.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống phần mềm ArcGIS-Công cụ hỗ trợ
trong xây dựng và quản lý thông tin môi trường.
Kết quả nghiên cứu:
- Xây dựng mô hình dữ liệu không gian và thuộc tính cho các đối tượng: điểm ô
nhiễm, ranh giới hành chính tương đối đầy đủ và hợp lý.
- Tìm hiểu về phần mềm ArcGIS Destop và ngôn ngữ lập trình VBA.

- Xây dựng công cụ tiện ích quản lý thông tin môi trường.

- Trang 4 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Phần I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................................................................11
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:............................................................... 11
I.1.1 Cơ sở khoa học:.................................................................................................11
I.1.2 Cơ sở pháp lý: ...................................................................................................14
I.1.3 Cơ sở thực tiễn: .................................................................................................14
I.2 Khái quát địa bàn tỉnh Long An: ......................................................................14
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: ............................................................. 16
I.3.1 Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................ 16
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 17
I.3.3 Phương tiện nghiên cứu: .................................................................................... 17
I.3.4 Quy trình thực hiện đề tài: ................................................................................. 24
Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................25
II.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Long An.................................................................................................................... 25
II.2 Thực trạng quản lý tài nguyên và môi trường: .............................................. 26
II.3 Đánh giá nguồn tài liệu, số liệu bản đồ: ........................................................... 28
II.3.1 Khảo sát hiện trạng dữ liệu:.............................................................................. 28
II.3.2 Đánh giá nguồn dữ liệu: ................................................................................... 29
II.3.3 Đánh giá chất lượng dữ liệu dùng xây dựng cơ sở dữ liệu: ............................... 30

II.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin môi trường: ................................................ 30
II.4.1 Phân lớp dữ liệu: .............................................................................................. 30
II.4.2 Xây dựng dữ liệu không gian: ..........................................................................30
II.4.3 Xây dựng dữ liệu thuộc tính: ............................................................................ 37
II.5 Xây dựng các công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý thông tin môi trường: ....41
II.5.1 Tạo mới một thanh ToolBar và thêm các button vào ToolBar:.......................... 41
II.5.2 Chương trình quản lý thông tin môi trường theo lớp ô nhiễm: .......................... 42
II.5.3 Chương trình quản lý thông tin môi trường theo lớp ranh giới hành chính:.......48
II.5.4 Xây dựng công cụ thêm lớp dữ liệu:.................................................................53
II.5.5 Xây dựng công cụ xóa lớp dữ liệu: ...................................................................54
II.5.6 Xây dựng công cụ thêm mới điểm ô nhiễm: ..................................................... 55
II.5.7 Xây dựng công cụ kết nối cơ sở dữ liệu:........................................................... 56
II.6 Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống phần mềm ArcGIS - Công cụ hỗ
trợ trong xây dựng và quản lý thông tin môi trường:............................................ 56
II.6.1 Hiệu quả về mặt thời gian:................................................................................ 56
II.6.2 Hiệu quả về mặt kỹ thuật:................................................................................. 57
II.6.3 Một số hạn chế: ................................................................................................ 57
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 60
PHỤ LỤC................................................................................................................. 60

- Trang 5 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GIS: Hệ thống thông tin địa lý.

VBA: Visual Basic for Application.
HTXL: Hệ thống xử lý.
KCN: Khu công nghiệp.
BVTV: Bảo vệ thực vật.
BVMT: Bảo vệ môi trường.
TN&MT: Tài nguyên và môi trường.
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường.
K/CCN: Khu/cụm công nghiệp.
CS/DN: Cơ sở/doanh nghiệp.
KCN/CCN: Khu công nghiệp/cụm công nghiệp.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
DBMS: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long.
GUI: Giao diện đồ họa người-máy.

- Trang 6 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các kiểu dữ liệu cơ bản...............................................................................14
Bảng 2.1 Mô hình dữ liệu không gian ........................................................................28
Bảng 2.2 Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp ô nhiễm ......................................................29
Bảng 2.3 Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp ranh giới hành chính...................................30
Bảng 3.1 Các control sử dụng trong giao diện thông tin môi trường ..........................51
Bảng 3.2 Các control sử dụng trong giao diện tìm kiếm thông tin môi trường............52
Bảng 3.3 Các control sử dụng trong giao diện cập nhật thông tin môi trường ............53

Bảng 3.4 Các control sử dụng trong giao diện thông tin ranh giới hành chính............54
Bảng 3.5 Các control sử dụng trong giao diện tìm kiếm thông tin ranh giới hành chính
..................................................................................................................................55
Bảng 3.6 Các control sử dụng trong giao diện cập nhật thông tin ranh giới hành chính
..................................................................................................................................56
Bảng 3.7 Các control sử dụng trong giao diện thêm mới điểm ô nhiễm......................57

- Trang 7 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1: Các thành phần của GIS ................................................................... 4
Hình 1.2: Sơ đồ vị trí tỉnh Long An……………….……. ................................ 6
Hình 1.3: Giao diện ArcMap ......................................................................... 10
Hình 1.4: Giao diện ArcToolbox ................................................................... 12
Hình 1.5: Trình soạn thảo VBA ................................................................... 13
Hình 1.6: Các thuộc tính đặc trưng VBA ....................................................... 14
Hình 1.7: Hộp thoại Customize ................................................................... 15
Hình 1.8: Quy trình thực hiện đề tài............................................................... 15
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường cho các cơ sở, doanh nghiệp
trong và ngoài các KCN tỉnh Long An……………………….... ................... 17
Hình 2.2: Minh họa bản đồ hiện trạng ô nhiễm môi trường một khu vực tỉnh
Long An…………………………….............................................................. 20
Hình 2.3: Quy trình xử lý dữ liệu tổng quát ................................................... 21
Hình 2.4: Giao diện thể hiện lớp ô nhiễm....................................................... 22

Hình 2.5: Giao diện thể hiện lớp giao thông................................................... 23
Hình 2.6: Personal Geodatabase trong Arccatalog tên o nhiem ...................... 24
Hình 2.7: Giao diện thể hiện lớp thủy lợi 1 ................................................... 25
Hình 2.8: Giao diện thể hiện lớp thủy lợi 2………….. ................................. 26
Hình 2.9: Giao diện thể hiện lớp thủy lợi ...................................................... 27
Hình 2.10: Giao diện thể hiện lớp ranh giới hành chính ................................ 28
Hình 2.11: Mô hình dữ liệu không gian ......................................................... 28
Hình 2.12: Bảng dữ liệu thuộc tính lớp ô nhiễm............................................. 29
Hình 2.13: Bảng dữ liệu thuộc tính lớp ranh giới hành chính ......................... 30
Hình 2.14: Xây dựng bảng thuộc tính trong Arccatalog ................................. 31
Hình 2.15: Xây dựng trường thuộc tính trong ArcCatalog.............................. 31
Hình 2.16: Thêm trường thuộc tính trong Arcmap ........................................ 32
Hình 2.17: Hộp thoại tạo mới thanh ToolBar ................................................. 32
Hình 2.18: Hộp thoại chọn sự kiện…............................................................ 33
Hình 2.19: Hộp thoại hiển thị thông tin môi trường theo lớp ô nhiễm ........... 34
Hình 2.20: Quy trình tìm kiếm thông tin môi trường..................................... 34
Hình 2.21: Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin môi trường theo
điểm ô nhiễm ................................................................................................ 35
Hình 2.22: Kết quả tìm kiếm điểm ô nhiễm thông qua mã công ty ................ 36
Hình 2.23: Kết quả tìm kiếm thông tin môi trườngthông qua tên công ty ....... 37
Hình 2.24: Kết quả tìm kiếm thông tin môi trường thông qua địa chỉ............. 37
Hình 2.25: Kết quả tìm kiếm thông tin môi trường thông qua ngành nghề ..... 38
Hình 2.26: Quy trình cập nhật thông tin môi trường....................................... 38
Hình 2.27: Giao diện điểm ô nhiễm được cập nhật thông tin.......................... 39
Hình 2.28: Hộp thoại thông báo cập nhật thành công ..................................... 39
Hình 2.29: Hộp thoại hiển thị thông tin môi trường theo lớp ranh giới hành
chính……………………………………….................................................... 40
Hình 2.30: Quy trình tìm kiếm thông tin môi trường theo lớp ranh giới hành
chính………………………………….. ......................................................... 40
Hình 2.31: Giao diện tìm kiếm thông tin môi trường theo lớp ranh giới hành

chính………………………………………………. ....................................... 41
- Trang 8 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

Hình 2.32: Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin theo ranh giới hành
chính……………………………………………. ........................................... 41
Hình 2.33: Giao diện tìm kiếm thông tin môi trường theo ranh giới hành
chính………………………………………………… ................................... 41
Hình 2.34: Tìm kiếm thông tin môi trường theo tên huyện qua lớp ranh giới
hành chính…………………………………………... .................................... 42
Hình 2.35: Kết quả tìm kiếm thông tin môi trường theo tên huyện qua lớp ranh
giới hành chính…………………………….................................................... 43
Hình 2.36: Kết quả tìm kiếm thông tin môi trường theo khóa huyện qua lớp
ranh giới hành chính…………………………................................................ 43
Hình 2.37: Quy trình cập nhật thông tin môi trường qua lớp ranh giới hành
chính…………………………. ...................................................................... 44
Hình 2.38: Giao diện ranh giới hành chính được cập nhật thông tin ............... 44
Hình 2.39: Hộp thoại thông báo cập nhật thông tin môi trường thành công.... 45
Hình 2.40: Cách truy cập vào giao diện thêm lớp ô nhiễm ............................. 45
Hình 2.41: Giao diện lớp ô nhiễm mới được thêm vào................................... 45
Hình 2.42: Giao diện lớp ô nhiễm mới đã bị xóa............................................ 46
Hình 2.43: Giao diện điểm ô nhiễm mới được thêm vào ................................ 46
Hình 2.44: Hộp thoại thông báo thêm mới thành công ................................... 47
Hình 2.45: Giao diện điểm ô nhiễm được kết nối cơ sở dữ liệu ...................... 47

- Trang 9 -



Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Long An là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long nằm ngay sát với
Tp. Hồ Chí Minh, được xem như chiếc cầu nối giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An có những
chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao đạt 9,7% giai đoạn năm
2001 – 2006.
Tuy nhiên, bên cạnh phát triển kinh tế, đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp,
thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tỉnh Long An đang phải
đối đầu với vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và gặp không ít khó khăn
trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường cho tỉnh nhà. Vì vậy việc quản lý thông
tin môi trường đang là vấn đề cấp bách.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay, đời sống vật chất tinh
thần của người dân ngày càng được nâng cao. Sự ra đời và phát triển công nghệ thông
tin đã đem lại nhiều tiến bộ, việc ứng dụng công nghệ thông tin mà đặc biệt là ứng
dụng công nghệ GIS để quản lý thông tin môi trường của các khu công nghiệp là hết
sức cần thiết. GIS là hệ thống thông tin địa lý không chỉ với khả năng thu thập đo đạc
địa lý, điều tra tài nguyên thiên nhiên, lưu trữ, phân tích không gian, mô hình hóa
nhiều loại dữ liệu, trong đó bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính mà còn
phục vụ trong công tác quản lý dữ liệu, thành lập bản đồ,…với sự hỗ trợ của các phần
mềm: mapinfo, arcview, arcgis…
Vì vậy việc quản lý thông tin môi trường là hết sức cần thiết, tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác quản lý môi trường.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, đồng thời được sự phân công của khoa
QLĐĐ&BĐS tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG HỆ

THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN”.
 Mục tiêu nghiên cứu:
Ứng dụng GIS xây dựng hệ thống thông tin môi trường nhằm phục vụ công tác quản
lý toàn diện, thống nhất, chặt chẽ, các lĩnh vực đất đai, đo đạc bản đồ, khoáng sản,
nước, khí tượng, thủy văn và quản lý môi trường trên cơ sở dùng chung cơ sở dữ liệu
không gian bản đồ số.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: các thông tin môi trường của các khu công nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn tỉnh Long An.
- Thời gian nghiên cứu: 1/3/2010-30/6/2010.

- Trang 10 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

Phần I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1 Cơ sở khoa học:
I.1.1.1 Các khái niệm:
Bản đồ là hình ảnh về mặt đất được thu gọn lên mặt phẳng tuân theo một quy
luật toán học xác định, chỉ rõ sự phân bố trạng thái mối liên hệ giữa các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội mà đã được chọn lọc, đặc trưng theo yêu cầu của mỗi bản đồ cụ
thể.
Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên những thiết bị có
khả năng đọc bằng máy tính và được hiển thị dưới dạng hình ảnh bản đồ.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là thể loại bản đồ chuyên đề được biên vẽ trên

nền bản đồ địa hình hay bản đồ địa chính, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí,
diện tích các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê, kiểm
kê đất đai theo định kỳ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần
thiết cho công tác quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các lĩnh vực có liên quan.
Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo (lý học, hóa học và sinh
học) cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người, các yếu tố đó quan hệ
mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng
tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này
quy định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và con người.
Bản đồ môi trường biểu hiện các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo,
các mối quan hệ của chúng trong môi trường, sự ô nhiễm làm thay đổi tính chất môi
trường, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên
nhiên.
Bản đồ ô nhiễm môi trường là loại bản đồ thuộc nhóm bản đồ môi trường tự
nhiên, nó thể hiện tình hình phân bố và tình hình phát thải của chất thải rắn, nguồn thải
công nghiệp và nước thải trên địa bàn nghiên cứu.
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kĩ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế xã hội quốc gia. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản
về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
I.1.1.2 Cơ sở toán học của Bản đồ:
Hệ quy chiếu toạ độ và độ cao quốc gia VN-2000:
Theo quyết định số 83/2000/QĐ – TTg ngày 12/7/2000 cả nước sử dụng hệ quy
chiếu và hệ toạ độ quốc gia mới hệ VN-2000 thay thế hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc
gia cũ HN-72. Cho nên, các loại bản đồ được thành lập sử dụng thống nhất theo hệ
thống này. Hệ VN-2000 được xác định bởi:
 Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được định nghĩa
là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng. Sau đó dùng phương pháp
thuỷ chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn.
 Hệ quy chiếu toạ độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thích do WGS-84 được

định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định:
 Bán trục lớn a = 6.378.137 m
- Trang 11 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

 Độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.00669437999013
(hay độ dẹt (f) = 1/298.257223563)
 Phép chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM gồm múi chiếu 30 hoặc 60
 Điểm gốc toạ độ Quốc gia: điểm Noo đặt tại Viện Nghiên cứu Địa Chính,
đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Tỷ lệ bản đồ:
Chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của công
tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế của thửa đất, mức độ khó khăn của từng khu vực,
mật độ thửa trung bình trên 1 hecta, phương tiện thiết bị và nguồn tài chính để lựa
chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ cho phù hợp. Đối với bản đồ môi trường cho phép chọn tỉ lệ lẻ.
I.1.1.3 Hệ thống thông tin địa lý (GIS):
Khái niệm của GIS: Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức
của phần cứng, phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt,
lưu trữ, cập nhật, sử dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. Mục
đích đầu tiên của GIS là xử lý không gian hay các thông tin liên quan đến địa lý.
Các thành phần cơ bản của GIS: Một hệ thống thông tin địa lý gồm 5 thành
phần cơ bản với những chức năng rõ ràng: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con
người và quy trình (trong đó: cơ sở dữ liệu, con người và quy trình còn được gọi là
thành phần về vấn đề tổ chức).
 Phần cứng: Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động.
Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ

máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
 Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để
lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần
mềm GIS là:
- Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý;
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS);
- Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý;
- Giao diện đồ họa người - máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.
 Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu.
Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự
tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp
dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS
để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.
 Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia
quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử
dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ
thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
 Phương pháp/cấu trúc: Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật
thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.

- Trang 12 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

Hình 1.1: Các thành phần của GIS.
Các chức năng cơ bản của GIS:
+ Nhập dữ liệu: dữ liệu nhập phải được chuyển đổi định dạng thành những dạng thích

hợp cho việc sử dụng trong một GIS.
+ Quản lý dữ liệu: bao gồm những chức năng cần thiết cho việc lưu trữ và truy cập lại
dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
+ Phân tích dữ liệu: những chức năng thao tác và phân tích dữ liệu là yếu tố quyết định
những thông tin mà GIS có thể đưa ra, nó có thể sẽ làm biến đổi cách thức tổ chức
công việc.
+ Hiển thị dữ liệu: GIS cho phép lưu trữ và hiển thị thông tin hoàn toàn tách biệt, có
thể hiển thị thông tin ở các tỉ lệ khác nhau, mức độ chi tiết của thông tin được lưu trữ
chỉ bị giới hạn bởi khả năng lưu trữ phần cứng và phương pháp mà phần mềm dùng để
hiển thị dữ liệu. Người ta chỉ có thể hiện thông tin ở mức chi tiết kém hơn nó được lưu
trữ, do đó thông tin cần được nhập vào ở mức độ chi tiết cao nhất. Dữ liệu GIS do
được cung cấp từ nhiều nguồn, nhiều loại nên có nhiều hình thức hiển thị như: hình
ảnh, bản đồ trên màn hình hoặc trên giấy, bản in các báo cáo từ máy in, máy vẽ.
Đặc điểm chung của GIS:
+ Cơ sở dữ liệu trong GIS gồm: dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và mối quan hệ
giữa hai loại dữ liệu này.
+ Hệ thống thông tin đầu vào và hệ thống thông tin hiển thị thông tin đòi hỏi những
đặc thù riêng và chính xác.
+ Hệ thống GIS có các khả năng: Chồng lớp bản đồ, phân loại các thuộc tính, phân
tích.
+ Trong mô hình GIS các đối tượng địa lý được phân loại thành điểm, đường, vùng. Ví
dụ: bưu điện, đài truyền hình, giao thông,…

- Trang 13 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh


+ Đặc điểm quan trọng của GIS là mỗi một đối tượng địa lý đều được liên kết với một
cơ sở dữ liệu. Sao cho mỗi vùng (hoặc điểm, hoặc đường) đều được mô tả bởi các
trường thuộc tính.
+ Hiển thị dữ liệu: tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể mà dữ liệu xuất ra khác nhau nhiều về
chất lượng độ chính xác.
I.1.2 Cơ sở pháp lý:
Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20-06-2001 của Tổng Cục Địa Chính về
việc hướng dẫn áp dụng hệ qui chiếu và hệ toạ độ Quốc gia VN2000.
Qyết định số 08/QĐ-TTg năm 2008 của Thủ Tướng Chính Phủ về sử dụng hệ qui
chiếu và hệ toạ độ Quốc gia VN2000.
Nghị định số 80/CP ngày 9/8/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường thông qua kì họp thứ 8 quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa XI ngày 29/11/2005.
I.1.3 Cơ sở thực tiễn:
Sở Ðo đạc Ðịa chất bang Georgia (GGS) đã dùng GIS để quản lý cơ sở dữ liệu về
118 bãi chôn lấp chất thải rắn cho phép. Các thông tin trong cơ sở dữ liệu bao gồm tên
bãi chôn lấp, vị trí, kinh độ, vĩ độ, đường vào bãi chôn lấp, dung tích bãi, vùng châu
thổ sông chính và mã đơn vị thuỷ văn của vùng châu thổ này.
Dự án Lưu vực sông Santa Ana ở California đã sử dụng GIS làm công cụ quản lý
và giám sát mực nước, chất lượng nước, và các nguồn lợi từ vùng lưu vực nhờ công cụ
quản lý cơ sở dữ liệu và tạo bản đồ của GIS.
Cục Quản lý Ðất đai Mỹ sử dụng GIS để quản lý các hệ sinh thái vùng châu thổ
sông Columbia: đánh giá tác động môi trường, phát triển quy hoạch chiến lược, xây
dựng bản đồ mô tả toàn bộ hệ thống.
Phòng Quản lý chất thải rắn (Sở TN-MT Tp.HCM) đang triển khai điều tra khảo
sát thu thập số liệu về chất thải rắn tại 24 quận, huyện. Các số liệu thu thập được sẽ là
cơ sở để xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt thải ra
hàng ngày, đồng thời ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc thành lập
bản đồ quản lý chất thải rắn trên toàn thành phố. Góp phần giải quyết các vấn đề tồn

đọng trong thu thập, lưu trữ và xử lý số liệu, thông tin phục vụ công tác quản lý chất
thải rắn giữa các cấp quản lý và địa phương.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin môi trường đã khó, việc cập nhật, chỉnh lý
làm cho cơ sở dữ liệu luôn “tươi” đáp ứng cho nhu cầu quản lý nhà nước về môi
trường còn khó hơn gấp nhiều lần. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin
nói chung và hệ thống phần mềm ArcGIS nói riêng vào công tác quản lý thông tin môi
trường đã giúp địa phương giải quyết một cách hiệu quả, khoa học, nhanh chóng,
chính xác, tiết kiệm thời gian, kinh phí so với phương pháp thủ công. Từ đó, những
thông tin thay đổi ngoài thực địa sẽ nhanh chóng được cập nhật, chỉnh lý làm cơ sở
cho việc quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, phục vụ cho việc
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
I.2 Khái quát địa bàn tỉnh Long An:
I.2.1 Điều kiện tự nhiên:
- Trang 14 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

I.2.1.1 Vị trí địa lý:
Long An thuộc đồng bằng sông Cửu Long và có tứ cận sau:
 Phía Bắc giáp: tỉnh Tây Ninh và nước Campuchia.
 Phía Đông giáp: Thành Phố Hồ Chí Minh.
 Phía Nam giáp: tỉnh Tiền Giang.
 Phía Tây giáp: tỉnh Đồng Tháp.
Cửa ngõ phía Tây của TP.HCM và là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, thông thương với ĐBSCL-đồng bằng lớn nhất Việt Nam nên Long An chịu
những tác động, ảnh hưởng sâu sắc của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở hai vùng
kinh tế lớn của đất nước.


Hình 1.2: Sơ đồ vị trí tỉnh Long An.
I.2.1.2 Địa hình:
Địa hình bị chia cắt bởi 2 sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.
Hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Các khu vực địa hình tương đối cao ở phía Bắc và Đông Bắc.
Vùng Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hưng, Bắc Mộc Hóa và Bắc Tân
Hưng có một số khu vực có nền đất tốt, sức chịu tải khá nên việc xử lý nền móng ít
phức tạp, còn lại hầu hết các vùng khác đều có nền đất yếu, khi xây dựng đòi hỏi phải
gia cố nền móng khá tốn kém và phức tạp.
Trong sáu nhóm đất gồm đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám, đất cát và đất
than bùn thì hai nhóm đất phèn và đất xám chiếm trên 56 % tổng diện tích tự nhiên
(245.350 ha).
I.2.1.3. Khí hậu:
Long An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo.
- Trang 15 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

Nhiệt độ bình quân năm là 27,5 0 C.
Lượng mưa bình quân biến động từ 1.450-1.550 mm/năm.
Độ ẩm trung bình hằng năm là 80 %.
Khí hậu theo hai mùa: mưa- khô.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
I.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội:
I.2.2.1 Dân số và lao động:

Cuối năm 2006, Long An có dân số 1.423.735 người.
Mật độ dân số là 317 người/km2.
Số người trong độ tuổi lao động : 882.715 người.
Số người có khả năng lao động : 869.694 người.
Số người ngoài độ tuổi lao động nhưng có tham gia lao động : 66.915 người.
Tỷ lệ sinh : 16,44%.
Tỷ lệ chết : 5,18%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên : 11,26%.
I.2.2.2 Giao thông – cơ sở hạ tầng:
Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài 137,7 km, với hai cửa
khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ).
Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường
ranh giới với TP.Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ.
Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây
dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Các tuyến đường thủy quan trọng
TP.HCM-Kiên Lương, TP.HCM-Cà Mau, TP.HCM-Tây Ninh đều qua Long An theo
kinh nước mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông.
I.2.2.3 Kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Long An, năm 2000 là 6,5% (trong đó, khu vực I
là 4%, khu vực II là 10,7% và khu vực III là 8%); năm 2008 là 14,1% (trong đó, khu
vực I là 5,7%, khu vực II là 25,1% và khu vực III là 11,2%).
Long An chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Khu vực II có tốc độ tăng trưởng cao, năm 2000 là 10,7% đến năm 2005 là 22,2% và
năm 2008 là 25,1% ngày càng phát huy vai trò động lực của nền kinh tế, có tác động
tích cực đến các ngành kinh tế khác.
I.2.2.4 Hành chính sự nghiệp:
Long An có 190 xã, phường, thị trấn.
Trung tâm hành chính: Thành Phố Tân An.
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
I.3.1 Nội dung nghiên cứu:

- Thực trạng ô nhiễm môi trường của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phân tích thực trạng quản lý tài nguyên và môi trường để từ đó làm cơ sở cho việc
nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý thông tin môi trường Long An.
- Trang 16 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

- Đánh giá nguồn tài liệu, số liệu bản đồ.
- Xây dựng cơ sở dữ liêụ thông tin môi trường.
- Xây dựng các công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý thông tin môi trường.
- Đánh giá việc ứng dụng các phần mềm chuyên ngành trong công tác quản lý thông
tin môi trường.
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu:
I.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Đây là phương pháp nghiên cứu sự kế thừa kết quả nghiên cứu của những người
nghiên cứu trước đó đã được công bố.
Nghiên cứu bất kì trong lĩnh vực nào cũng đòi hỏi tham khảo, nghiên cứu thông qua
tài liệu. Những tài liệu đòi hỏi phải phù hợp với quan đểm đường lối lãnh đạo của
Đảng và nhà nước như: báo, tạp chí liên ngành cần nghiên cứu, sách, ...
I.3.2.2 Phương pháp GIS:
Trên cơ sở vận dụng phần mềm ARCGIS xây dựng, thành lập bản đồ gồm cả dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Từ đó, tiến hành xử lý, tích hợp phân tích, mô
hình hoá, biên tập, xuất bản,… ra hệ thống dữ liệu theo mục đích đề ra. Phương pháp
này được sử dụng nhiều để xây dựng bản đồ môi trường, bản đồ chuyên đề về kinh tế xã hội, bản đồ về văn hoá, giao thông, …
I.3.2.3 Phương pháp bản đồ:
Là phương pháp chủ yếu và quan trọng, các thông tin về đối tượng không gian
được trình bày thông qua hình ảnh đồ họa, bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ số lưu

trữ trong hệ thống máy tính. Bản đồ là đối tượng dữ liệu đầu vào, đồng thời cũng là
sản phẩm đầu ra, nó quyết định đến tính chính xác và hiệu quả của thông tin môi
trường. Do đó, việc xử lý dữ liệu bản đồ đầu vào là rất quan trọng.
I.3.2.4 Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo ý kiến đóng góp của những người am hiểu trong lĩnh vực liên quan
đến môi trường và tin học.
I.3.2.5 Phương pháp thống kê:
Áp dụng trong việc phân tích, đánh giá chất lượng dữ liệu đầu vào, sử dụng kèm
với phần mềm Microsofl Excel.
I.3.2.6 Phương pháp kế thừa:
Kế thừa bản đồ hiện trạng ô nhiễm môi trường tỉnh Long An được xây dựng trên
phần mềm MicroStation do Trung Tâm Thông Tin và Tài Nguyên Môi Trường tỉnh
Long An quản lý.
I.3.3 Phương tiện nghiên cứu:
I.3.3.1 Phần cứng:
Máy vi tính.
I.3.3.2 Phần mềm:
I.3.3.2.1 Hệ điều hành Window XP.
I.3.3.2.2 Phần mềm Excel để thống kê, tổng hợp dữ liệu.
I.3.3.2.3 Phần mềm ARGIS-Ngôn ngữ lập trình ARCOBJECTS:
- Trang 17 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

A. Giới thiệu phần mềm ArcGIS:
A.1 Các thành phần của phần mềm ArcGIS:
ArcGIS 9.1 là một hệ thống phần mềm thuộc hãng Esri, tích hợp thống nhất để

thực hiện tác nghiệp GIS cho người dùng đơn hay nhiều người trên Desktop, Server,
qua internet.
ArcGIS dựa trên cơ sở khả năng module thành phần – thư viện dùng chung của
những thành phần GIS hợp thành, gọi là ArcObject.
Phần mềm ArcGIS là một bộ sưu tập hợp nhất những phần mềm GIS để xây
dựng GIS một cách hoàn chỉnh. Các thành phần của ArcGIS: ArcGIS Desktop,
ArcGIS Engine, Sever GIS, Mobile GIS.
1. ArcGIS Desktop:
ArcGIS Desktop là một bộ những trình ứng dụng thống nhất bao gồm:
ArcCatalog, ArcMap, ArcToolbox, ArcGloble và ModelBuilder. Sử dụng những ứng
dụng và thống nhất những điểm chung của nó ta có thể giải quyết bất cứ câu hỏi nào
mà GIS đặt ra. Gồm các chức năng như: lập bản đồ, phân tích địa lý, phân tích không
gian, biên tập và thành lập dữ liệu, quản lý dữ liệu…ArcGIS Desktop có nhiều cấp để
thích ứng yêu cầu của nhiều người sử dụng khác nhau.
ArcGIS Desktop bao gồm ba mức chức năng như sau:
 ArcView: Hoàn toàn chú trọng về sử dụng dữ liệu, bản đồ và phân tích.
 ArcEditor: Thêm vào chức năng biên tập và tạo dữ liệu địa lý.
 ArcInfor: Là một sự hoàn chỉnh, nó chứa đựng hoàn toàn những chức năng
của GIS, gồm những công cụ phân tích không gian rất phong phú.
2. ArcGIS Engine:
ArcGIS Engine là một thư viện chứa đựng toàn bộ những thành phần nối kết GIS
để cho chuyên gia xây dựng những ứng dụng tùy biến. Sử dụng ArcGIS Engine
chuyên gia có thể kết hợp những chức năng ArcGIS vào trong những ứng dụng như
Microsoft Word và Excel cũng như những ứng dụng tùy biến để phân phối những giải
pháp GIS đến nhiều người sử dụng. ArcGIS Engine chạy trên nền của Windows,
Linux, UIX. Nó còn hỗ trợ những ứng dụng phát triển như Visual Basic, Microsoft
Visual Studio.NET,…
3. Sever GIS:
Server GIS được dùng ở nhiều trung tâm chủ tin học GIS. Những xu hướng phục
vụ trên nền tảng kĩ thuật GIS đang phát triển. Server GIS đưa ra ba sản phẩm phục vụ

là ArcSDE, ArcIMS và ArcGIS Server.
 ArcSDE: là một bước phát triển phục vụ cho những dữ liệu không gian.
Nó cung cấp một phương pháp để lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu
không gian trong nhiều ứng dụng khách hàng như ArcIMS và ArcGIS
Desktop.
 ArcIMS: là một bản đồ phục vụ Internet có tính phân cấp. Nó được sử
dụng rộng rãi cho GIS Web để phân phối bản đồ, dữ liệu và Metadata đến
nhiều người sử dụng trên Web.

- Trang 18 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

 ArcGIS Server: Bao gồm một bộ dụng cụ GIS để phát triển Web ứng
dụng. Nó được sử dụng để xây dựng thuộc tính và vô số cấu trúc hệ thống
thông tin.
4. Mobile GIS:
Mobile GIS bao gồm một số kĩ thuật hợp thành như GIS, GPS,…Phần cứng di
động trong các thiết bị nhẹ và các loại máy tính cá nhân lớn. Thiết bị liên lạc không
dây cho truy cập Internet GIS.
A.2 Giới thiệu ArcGIS Desktop:
Sản phẩm của ArcGIS Desktop là các ứng dụng dùng chung, bao gồm: ArcMap,
ArcCatalog, ArcToolbox, ArcEditor.
 ArcMap: hiển thị bản đồ, cập nhật dữ liệu, phân tích dữ liệu…
 ArcEditor: cung cấp thêm các công cụ vẽ, chỉnh sữa đối tượng…
 ArcToolbox: Phân tích, xử lý số liệu.
 ArcCatalog: quản lý cơ sở dữ liệu.

1. Module ArcMap:

Hình 1.3: Giao diện ArcMap.
a. Chức năng:
ArcMap được dùng để trình bày và truy vấn bản đồ, tạo ra sản phẩm chất lượng
khi in; phát triển ứng dụng theo yêu cầu của từng loại bản đồ chuyên đề; và xây dựng
các bản đồ khác.
- Trang 19 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

ArcMap cũng bao gồm đầy đủ tích hợp giúp người biên tập có thể làm việc với
ngôn ngữ cơ sở dữ liệu không gian, tạo nên những trình bày tác động với nhau như
liên kết bản đồ, bảng biểu, báo cáo, ảnh chụp.
b. Các ứng dụng chính:
 Hiển thị trực quan:
Thể hiện dữ liệu theo sự phân bố không gian giúp người sử dụng nhận biết được các
quy luật phân bố của dữ liệu, các mối quan hệ không gian mà nếu sử dụng các phương
pháp truyền thống thì rất khó nhận biết.
 Tạo lập bản đồ:
Nhằm giúp cho người sử dụng dễ dàng xây dựng các bản đồ chuyên đề truyền tải các
thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chuẩn xác, ArcMap cung cấp hàng lọat
các công cụ để người sử dụng đưa dữ liệu của họ lên bản đồ, thể hiện, trình bày chúng
sao cho hiệu quả, ấn tượng nhất.
 Trợ giúp quyết định:
ArcMap cung cấp cho người dùng các công cụ để phân tích, xử lý dữ liệu không gian
giúp cho người sử dụng dễ dàng tìm được lời giải đáp cho các câu hỏi như là “Ở

đâu…”, “Có bao nhiêu…”,…Các thông tin này sẽ giúp cho người sử dụng có những
quyết định nhanh chóng, chính xác hơn về một vấn đề cụ thể xuất phát từ thực tế mà
cần phải được giải quyết.
 Trình bày:
ArcMap cho phép người sử dụng trình bày, hiển thị kết quả công việc của họ một cách
dễ dàng. Người dùng có thể xây dựng những bản đồ chất lượng và tạo các tương tác để
kết nối giữa những nội dung được hiển thị trên bản đồ với các báo cáo, đồ thị, biểu đồ,
bảng, bản vẽ, tranh ảnh và những đối tượng khác trong dữ liệu của người sử dụng.
Người sử dụng có thể tìm kiếm, truy vấn thông tin địa lý thông qua các công cụ xử lý
dữ liệu rất mạnh và chuyên nghiệp của ArcMap.
 Khả năng tùy biến của chương trình:
Một trường tùy biến của ArcMap cho phép người dùng tự tạo những giao diện phù hợp
với mục đích đối tượng sử dụng, xây dựng các công cụ mới để thực hiện công việc của
người sử dụng một cách tự động, hoặc tạo những chương trình ứng dụng độc lập họat
động trên nền tảng của ArcMap.
2. Module ArcCatalog
a. Chức năng:
ArcCatalog có thể quản lý, tìm kiếm và sử dụng dữ liệu mà không làm mất nhiều
thời gian. ArcCatalog có thể quản lý Coverrages, Shapefile, geodatabase và các dữ liệu
không gian khác cất giữ trong những thư mục trên máy tính.
b. Các ứng dụng chính:
 Duyệt bản đồ và dữ liệu.
 Khám phá dữ liệu.
 Xem và tạo siêu dữ liệu (Metadata).
 Tìm kiếm dữ liệu.
 Quản lý dữ liệu.
- Trang 20 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính


SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

3. Module ArcToolbox:
a. Chức năng:
Nó cung cấp một cách để tạo thông tin mới bởi áp dụng những thao tác trên dữ
liệu có sẵn.

Hình 1.4: Giao diện ArcToolbox.
b. Các ứng dụng chính:
Công cụ phân tích dữ liệu ( Analyis Tools).
Chiếc xuất dữ liệu (Extract).
Chồng lớp dữ liệu (Overlay).
Trạng thái không gian (Proximity).
Thống kê (Statistics).
Công cụ chuyển đổi dữ liệu (Conversion Tools).
 Chuyển dữ liệu từ Raster (From Raster, To Raster).
 Chuyển dữ liệu từ Cad (To Cad).
 Chuyển dữ liệu từ Coverage (To Coverage).
 Chuyển dữ liệu từ Geodatabase (To Geodatabase).
 Chuyển dữ lịêu từ Shapfile (To Shapfile).
B. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình ARCOBJECTS:
Hệ thống ArcGIS cho phép mở rộng qua ngôn ngữ lập trình Arcobjects:
ArcGIS Desktop bao gồm các phiên bản: ArcView, ArcEditor, ArcInfo và được
hỗ trợ cho môi trường COM và .NET. Người sử dụng có thể ứng dụng ArcGIS
Desktop Developer Kit để xây dựng các hàm, công cụ một cách chuyên nghiệp cho
ArcGIS DeskTop.
ArcGIS Engine là một môi trường ứng dụng độc lập của ArcObjects. ArcGIS
Engine Developer Kit cung cấp các thành phần ứng dụng bên ngoài ArcGIS Desktop.
Nó hỗ trợ bởi các môi trường như COM, .NET, Java và C++.

ArcGIS Server Developer Kit được xem như là một công cụ chuẩn của GIS Web.
ArcGIS Sever Developer Kit cho phép phát triển xây dựng trung tâm mạng lưới GIS
để phục vụ cho nhiều người sử dụng và với một khối lượng dữ liệu lớn, xây dựng và
phát triển ứng dụng Web GIS.
1. Môi trường VBA (Visual Basic for Application):
ArcMap và ArcCatalog đều được hỗ trợ môi trường lập trình VBA (Visual Basic
Application). VBA không phải là một môi trường chuẩn, nó được hỗ trợ trong môi
- Trang 21 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

trường ứng dụng. Nó cung cấp một môi trường chương trình kết hợp, Visual Basic
Editor (VBE), nơi mà chúng ta có thể viết đoạn chương trình để chạy thử, kiểm tra
cùng một cách trong ArcMap hoặc ArcCatalog. Thư viện đối tượng ESRI luôn sẵn
sàng trong môi trường VBA.
Chúng ta có thể tạo một nút, một công cụ, một hợp danh sách hoặc hợp text và
viết code cho các sự kiện. Sau đó chúng ta có thể di chuyển chúng lên toolbar.
VBA là một chương trình ngôn ngữ đơn với nhiều tiện ích như Object Browser sẽ giúp
chúng ta tập hợp code một cách nhanh chóng. Đây là một trong những lí do chọn môi
trường VBA:
 Tạo nó nhanh chóng, kiểm tra, gỡ rối code trong ArcMap và ArcCatalog.
 Thư viện chuẩn ESRI được tham khảo đến.
 Những biến toàn cục như Application, Document thì được sẵn sàng.
 Nó là sự tập hợp UI từ việc sử dụng VBA và thành phần ActiveX.
 Nó dễ dàng kết hợp với ArcObjects UIControls.
 Nó dễ dàng chuyển từ VBA sang thư viện VB ActiveX (DLL).
 Có nhiều ví dụ để tham khảo.

Để mở không gian làm việc với VBA trong một project của ArcMap: mở
ArcMap, chọn Tools, chọn Macros, chọn Visual Basic Editor.

Hình 1.5: Trình soạn thảo VBA.
Cửa sổ danh mục Project chứa tất cả những module của tờ bản đồ hiện hành,
được định nghĩa trong thư mục Normal. Mỗi module có thể chứa nhiều thủ tục hay
hàm (gồm nhiều dòng lệnh). Có 3 lọai module:
- Trang 22 -


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

 Module standard (module chung).
 From: Là một hộp thoại được tạo ra bởi người sử dụng, nó chứa nhiều đối
tượng giao tiếp, như: Button (nút lệnh), ListBox (danh sách chọn),…
 Module Classe (các lớp thư viện dùng chung).
2. Các khái niệm cơ bản:
Kiểu dữ liệu:
Bảng 1.1: Các kiểu dữ liệu cơ bản:
Kiểu

Giải thích

Khoảng giá trị

String

Là kiểu dữ liệu chuỗi


Có thể tới 2 tỷ kí tự

Byte

Là các số nguyên dương

0 → 255

Interger

Là các số nguyên

-32.768 → 32.767

Long

Là các số nguyên

-2.147.483.648 → 2.147.483.647

Single

Là các số thập phân

1,401298E-45 → 3,402823E38

Double

Là các số thập phân


1,79769313486232E308 đến vô cùng

Boolean

Dạng đúng hay sai

True hoặc False

Mô hình dữ liệu và các đối tượng cơ bản của ArcOjects:
+ Các biến cơ bản:
 Application là một biến toàn cục được định nghĩa sẵn trong VBA, cùng tính
năng như IApplication.
 ThisDocument là một kiểu biến toàn cục được định nghĩa sẵn trong VBA, cùng
tính năng như IDocument thuộc đối tượng MXDocument.
+ Cấu trúc và thuộc tính Layer:
Application

MxDocument

IApplication

Application

MxDocument
t

Map

Map


IMxApplication
IDocument
IMxDocument
IMap
IActive View

Layer

ILayer

Hình 1.6: Các thuộc tính đặc trưng VBA.
- Trang 23 -

Layer


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

Tùy biến ArcInfo:
ArcMap và ArcCatalog có toolbars chứa các lệnh. Chúng ta có thể tổ chức lại các lệnh
này khi hộp thọai Customize được mở ra. Chúng ta có thể kéo và thả chúng vào vị trí
toolbar hoặc đến toolbar mới.

Hình 1.7: Hộp thoại Customize.
Người sử dụng tác động các lệnh này bằng cách: click, gõ, chọn,… Một sự tương tác
là sự thực thi kết hợp của vài đoạn code. Và người sử dụng phải viết code cho các sự
kiện này.

I.3.4 Quy trình thực hiện đề tài:
Chuẩn bị phương tiện nghiên cứu

Phần cứng, phần mềm…

Thu thập, phân tích, thống kê tài
liệu, số liệu

Bản đồ, bảng biểu thông tin thuộc
tính…

Xây dựng CSDL, công cụ hỗ trợ
tiện ích trên ArcGIS

Chuyển đổi, lập hệ quy chiếu, ứng
dụng VBA xây dựng công cụ

Ứng dụng ArcGIS và công cụ tiện
ích quản lý thông tin môi trường

Sử dụng công cụ tiện ích thao tác
ứng dụng trên ArcGIS

Đánh giá hiệu quả

Hiệu quả về mặt thời gian và kỹ
thuật

Hình 1.8: Quy trình thực hiện đề tài.
- Trang 24 -



Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Bùi Thị Tuyết Oanh

Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Long An.
II.1.1 Hiện trạng các nguồn thải công nghiệp:
Hiện trạng các nguồn thải khí thải công nghiệp đã khảo sát được tóm tắt như sau:
Trong các cơ sở được khảo sát chỉ có 74 cơ sở (chiếm 44,85%) có trang bị hệ
thống xử lý khí thải và 92 cơ sở (chiếm 55,76%) có trang bị hệ thống xử lý nước thải
Đối với khí thải lò hơi, lò nhiệt, lò nung, lò sấy các thông số vượt tiêu chuẩn quy định
chủ yếu là SO2 và CO.
Khí thải của các nhà máy sản xuất thuốc BVTV có nồng độ thuốc BVTV và hơi
dung môi trong khí thải sau hệ thống xử lý đều thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định.
Khí thải lò đốt rác thải y tế và chất thải rắn nguy hại: kết quả đo đạc, phân tích
cho thấy nồng độ các thông số ô nhiễm thông thường (bụi, SO2, NOx, CO) và thông
số nguy hại (HF, HCl) đều thấp hơn tiêu chuẩn quy định cho phép.
Khí thải của các cơ sở đốt hạt điều: Kết quả đo đạc, phân tích cho thấy các cơ sở
có nông độ khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép.
Khí thải của các nhà máy sản xuất thép, gạch, gia công giày và một số loại hình
sản xuất khác cũng có HTXL, tuy nhiên hiệu quả không cao. Còn các sơ sở không lắp
đặt HTXL kết quả luôn vượt tiêu chuẩn cho phép.
II.1.2 Hiện trạng phát thải nước thải:
Hiện trạng các nguồn nước thải công nghiệp trong quá trình khảo sát được tóm tắt:
Số cơ sở có HTXL nước thải chiếm 55,76% trên tổng số cơ sở được khảo sát.
Tuy nhiên, các cơ sở có HTXL nước thải vẫn hầu hết vượt quy định của tiêu chuẩn
hiện hành.

Nước thải bệnh viện: các bệnh viện đều có đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Tuy
nhiên, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các bệnh viện cao hơn tiêu chuẩn
cho phép.
Nước thải của các KCN: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra hệ
thống xử lý của các KCN cao hơn tiêu chuẩn cho phép .
Nước thải của các nhà máy sản xuất hạt điều: nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước thải của các KCN đều khá cao.
Nước thải của các lò, các cơ sở giết mổ có nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
thải khá cao và vượt tiêu chuẩn cho phép.
II.1.3 Hiện trạng chất thải rắn:
Công tác quản lý chất thải rắn tại các cơ sở, các doanh nghiệp hiện chưa được
quan tâm đúng mức. Hầu hết các cơ sở chưa có nơi lưu trữ chất thải rắn theo đúng quy
định. Tương tự, các loại chất thải rắn nguy hại cũng chưa được các cơ sở, các doanh
nghiệp lưu trữ và xử lý theo đúng quy định.
Ngoài ra, vào thời điểm thu thập các phiếu điều tra, hầu như tất cả các cơ sở,
doanh
nghiệp có đến trên 90% không tiến hành thủ tục đăng ký quản lý chủ nguồn chất thải
- Trang 25 -


×