Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỦ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU GT1 CÓ ĐỘ TUỔI KHAI THÁC KHÁC NHAU Ở NÔNG TRƯỜNG ĐOÀN KẾT VÀ K’DANG CÔNG TY CAO SU MANG YANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG MỦ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU GT1
CÓ ĐỘ TUỔI KHAI THÁC KHÁC NHAU Ở
NÔNG TRƯỜNG ĐOÀN KẾT VÀ K’DANG
CÔNG TY CAO SU MANG YANG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NHƯ KHOA
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 08/2010


ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỦ
DÒNG VÔ TÍNH CAO SU GT1 CÓ ĐỘ TUỔI KHAI THÁC
KHÁC NHAU Ở NÔNG TRƯỜNG ĐOÀN KẾT - K’DANG
CÔNG TY CAO SU MANG YANG

Tác giả
NGUYỄN NHƯ KHOA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nông nghiệp
ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn
TS. VÕ THÁI DÂN



Tháng 08/2010
i


LỜI CẢM TẠ
Hoàn thành luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm phân hiệu Gia Lai, Ban chủ nhiệm khoa Nông học và
quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức quý báu trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
TS. Võ Thái Dân, người thầy tâm huyết hướng dẫn tận tình, trong suốt quá trình
tôi thực hiện đề tài.
Ban lãnh đạo Công ty Cao su Mang Yang, các anh chị của Nông trường Đoàn
kết, K’dang, huyện Mang Yang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.
Gia đình, các anh chị và các bạn đã tận tình giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường
Xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Như Khoa

ii


TÓM TẮT
Nguyễn Như Khoa, 8/2010 “Ảnh hưởng khí hậu thời tiết đến năng suất và

chất lượng mủ dòng vô tính cao su GT1 có độ tuổi khai thác khác nhau nông
trường Đoàn Kết và K’dang Công Ty Cao su Mang Yang”
Mục tiêu để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu thời tiết đến sản lượng và
chất lượng mủ cao su của các”. Đề tài được tiến hành từ 4/4/2010 đến ngày 7/7/2010
tại 4 vườn cao su dòng vô tính giống GT1 năm trồng 1988, 1990, 1996 và 1998. Các
số liệu sản lượng và chất lượng giai đoạn 2007 - 2009 được thu thập tại phòng kĩ thuật
Công Ty Cao Su Mang Yang. vườn cao su.
Trên mỗi vườn chọn 30 cây có máng che mưa và 10 cây không có máng che
tổng 40 cây, lặp lại 3 lần tổng số cây trên 1 vườn là 3 * 4 = 120 cây, tổng số cây theo
dõi trên 4 vườn là 120 * 4 = 480 cây
Qua các số liệu thu thập, phân tích nhận thấy các yếu tố thời tiết có tác động đến
sản lượng mủ và chất lượng mủ cao su các vườn giai đoạn 2007 – 2009 cũng như thời
gian thực hiện đề tài từ tháng 4 đến tháng 7/2010
Trong khoảng thời gian từ năm 2007 - 2009 các yếu tố thời tiết về nhiệt độ, lượng
mưa, ẩm độ, tốc độ gió, có biến động nhiều nhưng cũng chưa vượt quá ngưỡng cho
phép của cây cao su. Nhiệt Độ không khí, ẩm độ không khí có xu hướng tỉ lệ nghịch
với năng suất mủ của các vườn cây cao su và tỉ lệ thuận với hàm lượng DRC mức
tương quan rất có ý nghĩa, các yếu tố về tốc độ gió, nhiệt độ tối thấp, số giờ nắng đều
có tương quan với năng suất mủ các vườn cây mức tương quan khá. Qua các bảng ở
trong bài thì nhìn chung sản lượng mủ của các vườn cây đều thấp nhất là ở tháng 4 và
tăng dần đạt cao nhất vào tháng 8, 9 do khi đó lượng mưa rất cao, ngược lại hàm lượng
DRC của các vườn đạt cao nhất vào tháng 4 và giảm dần vào các tháng cuối mùa cạo,
tháng mưa nhiều, biến động giữa các năm rất ít.
Trong giai đoạn thực hiện đề tài từ tháng 4 - 7/2010 thời tiết giai đoạn này rất ít
biến động do năm này mùa mưa đến muộn nên nhiệt độ không khí thời gian theo dõi
khá cao, lượng mưa rất ít nên cũng ảnh hưởng một phần nào đó đến năng suất các
vườn cây theo dõi, các yếu tố về nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao, ẩm độ trung
iii



bình đều có tương quan đến năng suất mủ các vườn cây theo dõi, các yếu tố về tốc độ
gió, lượng mưa, nhiệt độ tối thấp hầu như không có tương quan với năng suất mủ của
các vườn cây. Trong thời gian theo dõi thì năng suất mủ các vườn cây thấp nhất là ở
tháng 4 và tăng dần vào tháng 6, 7, hàm lượng DRC lại đạt cao nhất vào tháng 4 sau
đó ổn định vào tháng 6, 7.
Bệnh loét sọc miệng cạo trong thời gian theo dõi tỉ lệ là 0% do lượng mưa các
tháng theo dõi còn thấp, ẩm độ thấp không đủ điều kiện cho các loại nấm phát triển .
Yếu tố thời tiết có ảnh hưởng đến sự gãy đỗ đối với cây cao su tùy thuộc vào thời tiết
của từng năm.

iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................. xiii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu - Yêu cầu.................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu ..........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1 Đặc điểm chung về cây cao su ...............................................................................3
2.2 Yêu cầu về sinh thái cây cao su .............................................................................3
2.2.1 Yêu cầu về thời tiết .........................................................................................3
2.2.2 Điều kiện đất đai .............................................................................................4

2.2.3 Tình hình phát triển cao su trên thế giới và ở Việt Nam.................................6
2.2.3.1 Tình hình phát triển cao su thế giới .............................................................6
2.2.3.2 Tình hình phát triển cao su ở Việt Nam ...................................................9
2.3 Đặc điểm của dòng vô tính GT1 ..........................................................................10
2.4 Các nghiên cứu về sinh lý và sinh hóa mủ cao su ...............................................11
2.4.1 Vai trò của mủ trong cây ...............................................................................11
2.4.2 Thành phần mủ của cây cao su .....................................................................12
2.5 Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về việc sử dụng thuốc kích thích 12
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước về thuốc kích thích ..................................12
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước về thuốc kích thích..................................12
2.5.3 Sơ lược về các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng của chất kích thích mủ ...12
2.5.4 Các yếu tố sử dụng chất kích thích ...............................................................13
v


2.6 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của thời tiết đối với cây
cao su .........................................................................................................................13
2.6.1 Những nghiên cứu trong nước ......................................................................13
2.6.2 Sản lượng mủ của cây cao su vào mùa rụng lá qua đông đến hết mùa khô hạn ..13
2.6.3 Sản lượng mủ của cây cao su vào mùa mưa .................................................13
2.6.4 Sản lượng mủ cao su vào cuối mùa mưa đầu mùa khô.................................13
2.6.5 Những nghiên cứu ngoài nước ......................................................................14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................15
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................................15
3.1.1 Điều kiện đất đai ...........................................................................................16
3.1.2 Điều kiện thời tiết..........................................................................................17
3.2 Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................18
3.2.1 Chế độ canh tác vườn cây thí nghiệm ...........................................................18
3.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................................21
3.3.1 Các số liệu liên quan đến thời tiết .................................................................21

3.3.2 Các số liệu có liên quan đến sản lượng, chất lượng mủ cao su ....................21
3.3.2.1 Thu thập số liệu năng suất, chất lượng mủ cao su của các vườn cây giai
đoạn 2007 - 2009 tại các nông trường ..................................................................21
3.3.2.2 Chỉ tiêu theo dõi trong thời gian thực hiện đề tài ...................................21
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................23
4.1 Tác động của điều kiện thời tiết đến năng suất và chất lượng mủ cao su giai đoạn
2007 - 2009 ................................................................................................................23
4.1.1 Diễn biến điều kiện thời tiết tại Trạm Khí tượng Pleiku giai đoạn 2007 2009 ........................................................................................................................23
4.1.1.1 Yếu tố nhiệt độ .......................................................................................23
4.1.1.2 Yếu tố lượng mưa và bốc thoát hơi ........................................................26
4.1.1.3 Yếu tố ẩm độ ..........................................................................................27
4.1.1.4 Tổng số giờ nắng ....................................................................................27
4.1.1.5 Số ngày có dông .....................................................................................28

vi


4.1.2 Biến động sản lượng, chất lượng mủ của các vườn cây giai đoạn 2007 –
2009 ........................................................................................................................28
4.1.2.1 Sản lượng và chất lưọng mủ nước ..........................................................29
4.1.2.2 Sản lượng và hàm lượng DRC mủ tạp ...................................................31
4.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến sản lượng và chất lượng mủ giai đoạn
2007 - 2009 ............................................................................................................32
4.1.3.1 Nhiệt độ không khí .................................................................................35
4.2 Tác động của thời tiết tháng đến sản lượng, chất lượng mủ giai đoạn tháng 4 7/7/2010 .....................................................................................................................44
4.2.1 Biến động thời tiết tại nông trường Đoàn Kết, nông trường Kdang cao su
Mang Yang giai đoạn 4 - 7/7/2010 ........................................................................44
4.2.1.1 Yếu tố nhiệt độ .......................................................................................47
4.2.1.2 Yếu tố lượng mưa và bốt thoát hơi.........................................................48

4.2.1.3 Yếu tố ẩm độ ..........................................................................................48
4.2.3 Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến sản lượng và chất lượng mủ nước
trong thời gian tháng 4 đến tháng 7 năm 2010 ......................................................80
4.2.4 Tác động của yếu tố thời tiết đến mủ nước, mủ tạp và DRC trong ngày cạo
..............................................................................................................................124
4.2.4.1 Mức độ tương quan giữa mủ nước với yếu tố thời tiết trong ngày cạo 124
4.2.4.2 Mức độ tương quan giữa DRC, mủ tạp với yếu tố thời tiết trong ngày
cạo.....................................................................................................................125
4.3 Tình hình bệnh loét sọc miệng cạo trong thời gian thực hiện đề tài..................125
4.4 Tình hình cây gãy đổ trong thời gian thí nghiệm ..............................................125
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................127
5.1 Kết luận ..............................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC ....................................................................................................................130

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Ctv

: Cộng tác viên

FAO

: Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc

RRIV

: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam


g/c/c

: gam cao su/cây/lần cạo

Ttb

: Nhiệt độ không khí trung bình tháng

Tx

: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối

Tm

: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối

Utb

: Độ ẩm không khí trung bình trên tháng

Um

: Độ ẩm không khí tối thấp

RR

: Tổng lượng mưa tháng

Bh


: Bốc hơi

Ftb

: Tốc độ gió trung bình

S

: Số giờ nắng

Rx

: Lượng mưa ngày cao nhất trong tháng

Tmtb

: Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng

e

: Tổng lượng bốc thoát hơi

Txtb

: Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng

MNM98

: Sản lượng mủ nước có máng che của vườn cao su trồng năm 1998


MNM88

: Sản lượng mủ nước có máng che của vườn cao su trồng năm 1988

MNM90

: Sản lượng mủ nước có máng che của vườn cao su trồng năm 1990

MNM96

: Sản lượng mủ nước có máng che của vườn cao su trồng năm 1996

MNK98

: Sản lượng mủ nước không có máng che vườn cao su trồng năm 1998

MNM88

: Sản lượng mủ nước không có máng che vườn cao su trồng năm 1988

MNM90

: Sản lượng mủ nước không có máng che vườn cao su trồng năm 1990

MNM96

: Sản lượng mủ nước không có máng che vườn cao su trồng năm 1996

DRCMNM98: Hàm lượng DRC mủ nước có máng che vườn cao su trồng năm 1998

DRCMNM88 :Hàm lượng DRC mủ nước có máng che vườn cao su trồng năm 1988
DRCMNM90: Hàm lượng DRC mủ nước có máng che vườn cao su trồng năm 1990
DRCMNM96: Hàm lượng DRC mủ nước có máng che vườn cao su trồng năm 1996
viii


DRCMNk98 : Hàm lượng DRC mủ nước không máng che vườn cao su trồng 1998
DRCMNk88 : Hàm lượng DRC mủ nước không máng che vườn cao su trồng 1988
DRCMNk90 : Hàm lượng DRC mủ nước không máng che vườn cao su trồng 1990
DRCMNk96 : Hàm lượng DRC mủ nước không máng che vườn cao su trồng 1996
NQKM98

: Quy khô mủ nước vườn cao su có máng che trồng năm 1998

NQKM88

: Quy khô mủ nước vườn cao su có máng che trồng năm 1988

NQKM90

: Quy khô mủ nước vườn cao su có máng che trồng năm 1990

NQKM96

: Quy khô mủ nước vườn cao su có máng che trồng năm 1996

NQKK98

: Quy khô mủ nước vườn cao su không máng che trồng năm 1998


NQKK88

: Quy khô mủ nước vườn cao su không máng che trồng năm 1988

NQKK90

: Quy khô mủ nước vườn cao su không máng che trồng năm 1990

NQKK96

: Quy khô mủ nước vườn cao su không máng che trồng năm 1996

MTM98

: Sản lượng mủ tạp vườn cao su có máng che trồng năm 1998

MTM88

: Sản lượng mủ tạp vườn cao su có máng che trồng năm 1988

MTM90

: Sản lượng mủ tạp vườn cao su có máng che trồng năm 1990

MTM96

: Sản lượng mủ tạp vườn cao su có máng che trồng năm 1996

MTK98


: Sản lượng mủ tạp vườn cao su không có máng che trồng năm 1998

MTK88

: Sản lượng mủ tạp vườn cao su không có máng che trồng năm 1988

MTK90

: Sản lượng mủ tạp vườn cao su không có máng che trồng năm 1990

MTK96

: Sản lượng mủ tạp vườn cao su không có máng che trồng năm 1996

DRCMTM98: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su có máng che trồng năm 1998
DRCMTM88: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su có máng che trồng năm 1988
DRCMTM90: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su có máng che trồng năm 1990
DRCMTM96: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su có máng che trồng năm 1996
DRCMTK98: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su không máng che trồng 1998
DRCMTK98: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su không máng che trồng 1988
DRCMTK98: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su không máng che trồng 1990
DRCMTK98: Hàm lượng DRC mủ tạp vườn cao su không máng che trồng 1996
TQKM98

: Sản lượng mủ tạp quy khô có máng che vườn cây trồng 1998

TQKM88

: Sản lượng mủ tạp quy khô có máng che vườn cây trồng 1988


TQKM90

: Sản lượng mủ tạp quy khô có máng che vườn cây trồng 1990
ix


TQKM96

: Sản lượng mủ tạp quy khô có máng che vườn cây trồng 1996

TQKM98

: Sản lượng mủ tạp quy khô không máng che vườn cây trồng 1998

TQKM88

: Sản lượng mủ tạp quy khô không máng che vườn cây trồng 1988

TQKM90

: Sản lượng mủ tạp quy khô không máng che vườn cây trồng 1990

TQKM96

: Sản lượng mủ tạp quy khô không máng che vườn cây trồng 1996

TK98

: Tổng sản lượng mủ quy khô vườn cây trồng năm 1998


TK88

: Tổng sản lượng mủ quy khô vườn cây trồng năm 1988

TK90

: Tổng sản lượng mủ quy khô vườn cây trồng năm 1990

TK96

: Tổng sản lượng mủ quy khô vườn cây trồng năm 1996

PA

: Bôi thuốc trên mặt cạo, ngay trên miệng cạo

BA

: Bôi thuốc trên lớp vỏ nạo ngay bên dưới miệng cạo

GA

: bôi thuốc trên miệng cạo, có gở mủ miệng

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thang chuẩn đánh giá đất trồng cao su tại Việt Nam (tầng đất 0 - 30 cm) .....5
Bảng 2.2 Diện tích cao su kinh doanh (ha) của thế giới và một số nước trên thế giới

giai đoạn 1980 - 2007 ......................................................................................................6
Bảng 2.3 Diển biến năng suất cao su khô (kg/ha/năm) trên thế giới của một số nước
trồng cao su chính trên thế giới .......................................................................................8
Bảng 2.4 Diễn biến sản lượng mủ cao su khô (ngàn tấn) của thế giới và một số nước
trồng cao su chính trên thế giới giai đoạn 1980 - 2007 ...................................................9
Bảng 2.5 Diễn biến diện tích cao su kinh doanh (ha), năm suất, mủ khô (kg/ha/năm) và
sản lượng mủ cao su của Việt Nam giai đoạn 1980 - 2007 ...........................................10
Bảng 3.1 Mẫu đất được phân tích bởi phòng kĩ thuật công ty cao su Mang Yang .......17
Bảng 3.2 Lượng phân bón trung bình sử dụng cho mỗi hecta vườn cao su kinh doanh
một đợt 1 ........................................................................................................................18
Bảng 4.1 Trung bình các thông số mô tả thời tiết giai đoạn 2007-2009 (số trong ngoặc
đơn là độ lệch chuẩn).....................................................................................................24
Bảng 4.2 Sản lượng và chất lượng mủ nước các vườn cây trồng 1988, 1990, 1996,
1998 giai đoạn 2007-2009 .............................................................................................30
(số trong ngoặc là độ lệch chuẩn) ..................................................................................30
Bảng 4.3 Số liệu về sản lượng và chất lượng mủ tạp giai đoạn 2007-2009 của các vườn
thí nghiệm ......................................................................................................................31
Bảng 4.4 Tương quan giữa sản lượng, chất lượng mủ và các yếu tố thời tiết giai đoạn
2007 – 2009 ...................................................................................................................33
Bảng 4.5 Thông số mô tả thời tiết từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2010 ...........................44
Bảng 4.7 Hàm lượng DRC (%) của 4 vườn cây 1988, 1990, 1996, 1998 giai đoạn
tháng 4 - 7 năm 2010 .....................................................................................................57
Ở các cây có cùng độ tuổi nhưng một cây có sử dụng máng và một cây không sử dụng
máng thì hàm lượng DRC cũng hầu nhưa là không chênh lệch lắm chỉ trừ những ngày
có mưa. ..........................................................................................................................63
Bảng 4.8 Mủ nước quy khô của 4 vườn cây 1988, 1990, 1996, 1998 giai đoạn
tháng 4 - 7 năm 2010 ....................................................................................................63
xi



Bảng 4.9 Mủ tạp quy khô của 4 vườn cây 1988, 1990, 1996, 1998 giai đoạn tháng
4 - 7 năm 2010 ..............................................................................................................69
Bảng 4.10 Tổng quy khô của 4 vườn cây 1988, 1990, 1996, 1998 giai đoạn tháng 4 7 năm 2010 ....................................................................................................................74
Bảng 4.11 Bảng tương quan giữa các yếu tố thời tiết trước 2 ngày cạo với các chỉ tiêu
mủ của các vườn cao su .................................................................................................78
Bảng 4.12 Bảng tương quan giữa các yếu tố thời tiết trước 1 ngày cạo với các chỉ tiêu
mủ của các vườn cao su .................................................................................................93
giai đoạn tháng 4 đến tháng 7 năm 2010 .......................................................................93
Bảng 4.13 Bảng tương quan giữa các yếu tố thời tiết trong ngày cạo với các chỉ tiêu
mủ của các vườn cao su giai đoạn tháng 4 đến tháng 7 năm 2010 .............................110
Bảng 4.14 Cây cao su gãy đỗ giai đoạn tháng 4 đến tháng 7 năm 2010 .....................126

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Biến thiên nhiệt độ tối thấp, trung bình, tối cao giai đoạn 2007 - 2009 và
nhiệt độ thích hợp của cây cao su ..................................................................................25
Biểu đồ 4.2 Lượng mưa trung bình, lượng bốc thoát hơitrung bình và lượng nước thích
hợp cho cây cao su.........................................................................................................26
Biểu đồ 4.3 Tổng số giờ nắng trung bình của các tháng và số giờ nắng thích hợp cho
cây cao su.......................................................................................................................27
Biểu đồ 4.4 Biến thiên nhiệt độ tối thấp, trung bình, tối cao giai đoạn tháng 4 đến .....48
tháng 7 năm 2010và yêu cầu nhiệt độ của cây cao su ...................................................48
Biểu đồ 4.5 Lượng mưa trung bình, lượng bốc thoát hơi trung bình giai đoạn tháng 4 –
7 năm 2010 và lượng nước thích hợp cho cây cao su ...................................................49
Biểu đồ 4.6 Tốc độ gió trung bình trong giai đoạn tháng 4 - 7 năm 2010 và tốc độ gió
thích hợp cho cây cao su................................................................................................50
Biểu đồ 4.7 Tổng số giờ nắng trung bình của các giai đoạn tháng 4 đến tháng 7 năm
2010 và số giờ nắng thích hợp cho cây cao su ..............................................................51


xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis), thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae, có nguồn
gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), hiện nay được trồng phổ biến trên quy mô
lớn tại Đông Nam Á, các nước miền nhiệt đới Châu Phi, trong đó có nước sản xuất lớn
nhất là Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia. Diện tích cao su Việt Nam năm
2007 có 550.000ha.Theo dự kiến, đến năm 2010 sản lượng xuất khẩu cao su của Việt
Nam sẽ đạt 750.000 tấn trị giá xuất khẩu dự kiến 1,5 tỷ USD, . Theo tính toán của Bộ
Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, nếu kinh tế thế giới sớm phục hồi, giá cao su ở
mức 1.500 USD/tấn trở lên thì diện tích cao su vào năm 2010 sẽ đạt 700.000 ha và từ
850.000 ha trở lên vào năm 2015. Trường hợp giá cao su giảm dưới 1.500 USD/tấn thì
sẽ giảm tiến độ mở rộng diện tích.
Cao su là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao được. Ở nước ta, ngành
cao su là một trong những ngành chủ lực của nền kinh tế quốc dân, mủ cao su là nguồn
nguyên liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm chính
phục vụ trong đời sống hằng ngày của con người. Ngoài ra cây cao su còn cho gỗ và
hạt, là sản phẩm phụ cũng rất có ý nghĩa về giá trị kinh tế, mặt khác cây cao su đã góp
phần quan trọng trong việc cải tạo môi sinh, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường
Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
Chức Thương Mại thế giới (WTO), mủ cao su thiên nhiên càng khẳng định là một mặt
hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thu ngoại tệ quốc gia. Cây cao su thích nghi với
điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nghiên cứu đều cho thấy bên cạnh yếu tố về
giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật khai thác mủ thích hợp, sản lượng và chất lượng mủ
phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ. Khí hậu ở
vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt, lượng mưa bình quân 1.500 – 2.000 mm/năm. Mùa
1


mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa khá lớn mưa, nhiều ngày và lượng
mưa phân bố không đều ảnh hưởng rất lớn đến công tác khai thác mủ, thu gom mủ
cũng như công tác khai thác vườn cây. Thường những ngày có mưa công nhân Nông
trường phải khai thác mủ muộn hơn mọi ngày, đây là nguyên nhân giảm năng suất mủ
trong mùa mưa, ngoài ra mùa mưa cũng tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh phát triển
đặc biệt là bệnh loét sọc miệng cạo đã làm giảm sản lượng mủ rỏ rệt.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay việc đánh giá các tác động của điều kiện thời tiết
đến sản lượng và chất lượng mủ chưa được các đơn vị quan tâm nghiên cứu một cách
đầy đủ. Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự phân công của khoa Nông học, trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn của TS. Võ Thái Dân
và KS. Nguyễn Đặng Toàn Chương đề tài “Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất
và chất lượng mủ dòng vô tính cao su GT1 có độ tuổi khac thác khác nhau ở
nông trường Nông trường Đoàn kết và K’dang, Công Ty Cao Su Mang Yang” đã
được thực hiện trong khoảng thời gian 4/2010 - 7/2010.
1.2 Mục tiêu - Yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Xác định mức độ ảnh hưởng của thời tiết mùa mưa năm 2010 đến năng suất và
chất lượng mủ cao su dòng vô tính GT1 trên đất đỏ tỉnh Gia Lai.
1.2.2 Yêu cầu
Thu thập số liệu về điều kiện thời tiết, năng suất và chất lượng mủ DRC từ 2007
- 2010 của nông trường K’Dang và Đoàn kết, Công Ty Cao Su Mang Yang, đồng thời
cũng phân tích, mức độ ảnh hưởng của thời tiết đến chất lượng mủ và năng suất mủ
cao su trên dòng vô tính GT1 ở các vườn khai thác năm thứ 3, 5, 10, 12 trên đất đỏ. Ở
hai nông trường trên.
1.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn từ 4/2010 – 7/2010 lại trùng với thời

gian hạn hán kéo dài, số liệu ghi nhận trong thời gian ngắn nên chỉ đánh giá bước đầu,
cần tiếp tuc theo dõi để rút ra kết luận tốt hơn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm chung về cây cao su
Cây cao su, Hevea brasilisens, là một loài thuộc chi Hevea, họ thầu dầu
Euphorbiacace, có nguồn gốc từ vùng Amazon (Nam Mỹ). Được phân bố tự nhiên trên
một vùng rộng lớn nằm giữa vĩ độ 60 Bắc và 150 Nam, giữa kinh độ 460 Tây đến 770
Đông, bao trùm các nước Bolivia, Colombia, Brazil, Peru, Veneuala.
Về phương diện thực vật học cây cao su có đặc điểm:
Thân: là loại thân gỗ, sinh trưởng nhanh, tuổi thọ cao, có thể cao tới 40 m và
vòng thân có thể đạt tới 5 m trong điều kiện tự nhiên. Trong các đồn điền cao su thì
chiều cao cây chỉ khoảng 25 m, do việc khai thác mủ đã làm giảm bớt khả năng sinh
trưởng của cây.
Hoa: hoa đơn tính đồng chu, hoa cái tâm bì có một bầu noãn gồm 3 ngăn, mỗi
ngăn chứa một quả, khi chín quả khô tự nứt vỏ để tung hạt ra ngoài.
Lá: lá kép gồm 3 chép, lá gắn với cuống một góc 1800, phiến lá nguyên mọc
cách, màu xanh đậm ở mặt dưới lá, cây có kỳ qua đông, lá rụng toàn bộ, sau đó nảy lộc
phát triển bộ lá mới. Ở Đông Nam Bộ, cây cao su rụng lá sinh lý vào cuối tháng 12
đến tháng 2, ở các tỉnh Tây Nguyên và miền trung thì cây cao su rụng lá sớm hơn.
2.2 Yêu cầu về sinh thái cây cao su
2.2.1 Yêu cầu về thời tiết
+ Nhiệt Độ
Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều. Nhiệt độ thích hợp nhất của cây là từ 25 300C. Trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây có thể chịu đựng trong một thời gian
ngắn nếu kéo dài cây sẽ nguy hại như lá bị héo, rụng lá, chồi ngọn ngừng tăng trưởng,
thân cây cao su kiến thiết cơ bản bị nứt nẻ, xì mủ. Ở nhiệt độ 250C năng suất cây đạt

mức tối hảo, nhiệt độ mát vào buổi sáng (1- 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất.
Các vùng trồng cây cao su trên thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có
nhiệt độ bình quân trên năm là 28 ± 20C và biên độ nhiệt trong ngày là 7 - 80C.
3


+ Lượng mưa
Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa 1.500 – 2.000 mm/năm.
Đối với các vùng trồng mà có lượng mưa thấp hơn 1.500 mm/năm thì lượng mưa cần
phải được phân bố đều trên năm, đất phải có khả năng giữ ẩm tốt (có thành phần sét
khoảng 25%).
Các trận mưa tốt nhất cho cây cao su là 20 - 30 mm và mỗi tháng có khoảng
150 mm, lượng mưa dưới 100 mm/tháng không tốt cho cây cao su. Số ngày mưa tốt
nhất cho cây cao su là 100 - 150 ngày/năm. Các trận mưa lớn kéo dài, nhất là các trận
mưa vào buổi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ, đồng thời làm tăng khả năng lây lan
và phát triển các loại nấm bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su.
+ Gió
Gió nhẹ 1 - 2 m/s có lợi cho cây cao su vì giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn
chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa.
+ Giờ chiếu sáng
Giờ chiếu sáng được cho là tốt nhất cho cây cao su bình quân khoảng 1600 1700 giờ/năm.
2.2.2 Điều kiện đất đai
Cây cao su có thể trồng được hầu hết trên các loại đất ở vùng khí hậu nhiệt đới
ẩm ướt và có thể phát triển trên các loại đất mà các cây khác không thể sống được.
Nhưng khi trồng cây cao su trên quy mô lớn, muốn đạt hiệu quả kinh tế như mong
muốn, việc chọn lựa đất trồng thích hợp là vấn đề cơ bản hàng đầu.
+ Cao trình
Cây cao su thích hợp với vùng đất có cao trình tương đối thấp (dưới 200 m),
càng lên cao càng bất lợi, vì nhiệt độ càng thấp và gió mạnh.
Kết quả nghiên cứu tại malaysia cho thấy cứ lên cao thêm 200 m thì thời gian kiến

thiết cơ bản của cây kéo dài thêm 3 - 6 tháng (Webster, 1989), trong khi đó cao trình
ít ảnh hưởng đến sản lượng.
Cao trình lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là:
- Ở vùng xích đạo có thể trồng đến cao trình 500 - 600 m.
- Ở vị trí 5 - 60 mỗi bên vĩ tuyến, có thể trồng đến cao trình 400 m.
+ Lý hóa tính của đất
4


pH: pH đất thích hợp cho cây cao su là 4,5 - 5,5. Theo Edgar (1960), giới hạn
pH đất có thể trồng cao su là 3,5 - 7,5.
Chiều sâu của đất: chiều sâu của tầng đất canh tác là một yếu tố quan trọng, đất
trồng cao su lý tưởng phải có tầng canh tác sâu 2 m, trong đó không có tầng trở ngại
cho sự tăng trưởng của rễ cây cao su như lớp thủy cấp treo, lớp laterit hóa dày đặc, lớp
đá tảng. Nhưng trên thực tế, các loại đất có chiều sâu canh tác từ 1 m trở lên là có thể
đạt yêu cầu trồng cây cao su.
Thành phần hạt đất (sa cấu): đất có thể trồng cây cao su phải có thành phần sét ở
lớp đất mặt (0 - 30 cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (>30%) tối thiểu 25%. Ở nơi
có mùa khô kéo dài đất phải có thành phần sét 30 - 40% mới thích hợp cho cây cao su.
Ở các vùng khí hậu khô hạn, đất có tỉ lệ sét từ 20 - 25% (cát pha sét) được xem là giới
hạn cho cây cao su. Các loại đất có thành phần hạt thô (1 - 2 cm) chiếm trên 30% ở
chiều sâu từ 30 cm ít thích hợp cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên
50% trong 80 cm lớp đất mặt xem như không thích hợp cho cây cao su. Các thành
phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cây cao su và ảnh hưởng đến khả
năng dự trữ nước trong đất.
Chất dinh dưỡng của đất: cũng như các loại cây trồng khác, cây cao su cần được
cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Yêu cầu mức dinh dưỡng
của đất trồng cao su Việt Nam đã được nghiên cứu kết quả ở bảng 2.
Bảng 2.1 Thang chuẩn đánh giá đất trồng cao su tại Việt Nam (tầng đất 0 - 30 cm)
Chỉ tiêu


Rất thấp

Thấp

Trung bình Cao

Rất cao

Mùn (%)

< 0,5

0,5 – 1,0

1,0 – 2,5

> 6,0

Nts (%)

< 0,05

0,05 – 0,01 0,1 – 0,15

0,15 – 0,25 > 0,25

P2O5ts (%)

< 50


50 – 250

250 – 500

500 – 800

P2O5dt (lđl/100g)

<5

5 – 10

10 – 30

> 30

K2Ots(%)

< 0,1

0,1 – 0.5

0,5 – 2

2,0 – 4,0

K2Odt(lđl/100g)

< 0,01


0,01 – 0,05 0,05 – 0,10 0,1 – 0,2

> 40

0,1 – 0,5

> 0,2

MgPOdt(lđl/100g) < 0,1

0,5 – 2,0

2,5 – 6

2,0 – 6,0

> 800
> 400

(RRIV, 1990)

5


+ Phân hạng đất trồng cao su
Phân loại đất trồng cao su được phân làm 5 hạng:
- Các loại đất thích đất thích hợp (S) gồm có: S1: đất rất thích hợp, S2: đất thích
hợp vừa và S3: đất thích hợp kém.
- Các loại đất không thích hợp (N) gồm có: N1: đất không thích hợp tạm thời, nếu

có các đầu tư kỹ thuật thích hợp có thể nâng lên cấp S3 nhưng đầu tư rất tốn kém và
N2: đất không thích hợp vĩnh viễn, đất không thích hợp trồng cao su nếu trồng sẽ
không mang lại hiệu quả.
Trồng cao su trên các loại đất S1, S2 cần chi phí đầu tư thấp nhưng vẫn mang lại
hiệu quả kinh tế cao, trái lại trồng trên các loại đất ít thích hợp S3, N1 đòi hỏi chi phí
đầu tư cao mà hiệu quả kinh tế lại thấp đôi khi không hiệu quả
2.2.3 Tình hình phát triển cao su trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.3.1 Tình hình phát triển cao su thế giới
Bảng 2.2 Diện tích cao su kinh doanh (ha) của thế giới và một số nước trên thế giới
giai đoạn 1980 - 2007
Nước

1980

1985

1990

1995

2000

2005

2006

2007

Indonesia


1612

1692

1866

2261

2400

3279

2726

2776

Thailand

1240

1411

1400

1496

1524

1692


1743

1768

Malaysia

1615

1535

1614

1475

1300

1237

1400

1300

Viet Nam

88

1802

222


278

412

483

522

550

Trung Quốc

0

300

390

395

421

465

470

475

Ấn Độ


193

211

289

356

400

447

450

450

Nigeria

73

73

225

297

330

340


340

340

Liberia

107

100

40

14

105

123

123

126

Sri Lanka

222

206

199


162

158

116

116

116

Brazil

0

50

50

50

94

112

107

115

Philippines


54

67

86

87

81

82

94

111

Côted’ivoire

15

31

44

46

66

100


105

110

Thế Giới

5412

6049

6656

7212

7563

8808

8522

8568

(Nguồn FAOSTATS, 2009)

6


Số liệu thống kê bảng 2.2 cho thấy, mặc dù cây cao su có nguồn gốc từ Nam
Mỹ, nhưng các nước nhiệt đới châu Á mới là quốc gia sản xuất cao su tự nhiên chủ
yếu của thế giới. Năm 2007, ba quốc gia có diện tích cao su kinh doanh lớn nhất thế

giới là các nước thuộc khu vực Đông Á: Indonesia (2.775.546 ha), Thái Lan
(1.768.298 ha) và Malaysia (1.300.000 ha), các nước Trung Quốc và Ấn Độ có diện
tích cao su kinh doanh lần lượt là 475.000 ha và 450.000 ha, trong khi đó diện tích cao
su kinh doanh của Brazil, nơi được xem là nguồn gốc của cây cao su, lại chỉ đạt
114.842 ha.
Độ biến động diện tích cao su kinh doanh giai đoạn 1980 - 2007 của thế giới và
một số nước. Khá lớn: so với năm 1980 diện tích cao su kinh doanh thế giới năm 2007
đã tăng 58,31% (8.567.576 so với 5.411.787 ha), trong nhóm ba nước có diện tích cao
su kinh doanh lớn nhất, diện tích cao su của Indonesia và Thái Lan năm 2007 tăng đến
72,16 và 42,55% so với năm 1980 trong khi đó diện tích của Malaysia lại giảm
19,51%.
Xét về năng suất, số liệu thống kê trong bảng 2.3 cho thấy năm 2007, năng suất
cao su khô của thế giới đạt 1.200 kg/ha/năm, tăng 73,39% so với năm 1980. Philipines
là nước có năng suất cao su khô cao nhất đạt 3.621 kg/ha/năm. Một số nước có năng
suất cao su khô cao hơn 1000 kg/năm là Ấn Độ (1.820 kg/ha/năm), Coote d’Ivoire
(1.721 kg/ha/năm), Thái Lan (1.700 kg/ha/năm), Trung Quốc (1.147 kg/ha/năm) và Sri
Lanka (1.009 kg/ha/năm). Như vậy trong 3 quốc gia có diện tích cao su lớn nhất thế
giới chỉ có mỗi Thái Lan là có năng suất cao su khô lớn hơn năng suất thế giới (1200
kg/ha/năm), trong khi đó Indonesia và Malaysia năng suất chỉ đạt được 992,6 và 922,7
kg/ha/năm, thấp hơn năng suất bình quân của thế giới.
Tính toán từ các số liệu trong bảng 2.3 cho kết quả: so với năm 1980, năng suất
cao su khô năm 2007 của các nước Philippines, Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc tăng
lần lượt là 779,94%, 356,06%, 136,09% và 83,19%.

7


Bảng 2.3 Diển biến năng suất cao su khô (kg/ha/năm) trên thế giới của một số nước
trồng cao su chính trên thế giới
Nước


1980

1985

1990

1995

2000

2005

2006

2007

Philippines

414

653

709

691

881

3853


3726

3641

Ấn Độ

771

886

1028

1326

1575

1796

1895

1820

Côted’ivoire 1471

1244

1689

1400


1873

1699

1704

1721

Thailand

375

548

1013

1378

1560

1760

1762

1710

Trung Quốc

0


626

678

1072

1143

1105

1145

1147

Viet Nam

468

267

261

448

706

998

1064


1095

Sri Lanka

599

669

568

660

555

896

937

1009

Indonesia

633

624

684

678


626

629

967

993

Brazil

0

807

486

887

934

923

986

987

Malaysia

947


957

800

738

714

910

917

923

Liberia

761

971

1000

929

1000

902

817


837

Nigeria

616

822

653

421

324

418

420

421

World

693

702

785

877


931

1065

1195

1201

(Nguồn FAOSTATS, 2009)

Xét về sản lượng cao su khô, số liệu thống kê được trình bày trong bảng 2.4 cho
thấy: sản lượng cao su khô của thế giới năm 2007 đạt 10.287.941 tấn, tăng 174,48% so
với năm 1980. Các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia có sản lượng đạt cao nhất số
liệu 2007 đạt lần lược là 3.024.207 tấn, 2.755.172 tấn và 1.199.600 tấn. Mặc dù có
diện tích cao su kinh doanh cao hơn Thái Lan khoảng 1 triệu ha, nhưng sản lượng cao
su khô của Indonesia thấp hơn do năng suất cao su khô của Thái Lan cao hơn gần gấp
đôi so với Indonesia.
Dù diện tích cao su kinh doanh thấp nhưng do có năng suất cao su khô cao
(3.641 kg/ha/năm) nên sản lượng cao su khô của Philippines đạt tương đối cao,
404.072 tấn. Sản lượng cao su khô của Ấn Độ và Trung Quốc đạt lần lượt là 819.000
và 545.000 tấn.

8


Bảng 2.4 Diễn biến sản lượng mủ cao su khô (ngàn tấn) của thế giới và một số nước
trồng cao su chính trên thế giới giai đoạn 1980 - 2007
Nước


1980

1985

1990

1995

2000

2005

2006

2007

Thailand

465

773

1418

2061

2378

2977


3071

3024

Indonesia

1020

1055

1275

1532

1501

2271

2637

2755

Malaysia

1530

1469

1292


1089

928

1126

1284

1200

Ấn Độ

148

187

297

472

630

803

853

819

Viet Nam


41

48

58

125

291

482

555

602

Trung Quốc

0

188

264

424

482

514


538

545

Philippines

22

44

61

60

71

316

352

404

Côted’ivoire

22

39

74


64

123

170

178

189

Nigeria

45

60

147

125

107

142

143

143

Sri Lanka


133

137

113

107

88

104

109

118

Brazil

0

40

24

44

88

104


105

113

Liberia

81

97

40

13

105

1111

101

106

Thế Giới

3748

4247

5225


6327

7040

9381

10186

10288

(Nguồn FAOSTATS, 2009)

2.2.3.2 Tình hình phát triển cao su ở Việt Nam
Cây cao su được gia nhập chính thức vào Việt Nam từ 1897 và phát triển mạnh
sau những năm 1975 đến nay.
Theo Lê Quang Thung (2008), diện tích trồng cao su của Việt Nam năm 1977 là
78.100 ha, sản lượng 43.300 tấn, năm 1997 diện tích 347.500 ha, sản lượng 186.500
tấn và đến 2007 diện tích 549.600 ha, sản lượng đạt 601.700 tấn. Năng suất bình quân
(kg/ha/năm) của năm 1980 là 703 kg, năm 1990 là 714 kg, năm 2000 là 1222 kg và
năm 2007 là 1612 kg (WRA, 2008). Diện tích trồng cao su năm 2007 tăng gần 2 lần so
với năm 1997 và tăng hơn 12 lần so với năm 1977, năng suất bình quân từ năm 1980 1990 tăng không đáng kể, nhưng từ 1990 đến 2007 năng suất đã tăng rất mạnh đó cũng
chính là kết quả của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất
nông nghiệp nói chung và cụ thể là trong ngành cao su nói riêng.
Theo FAO (2009), diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Việt Nam giai
đoạn 1980 – 2007 được trình bày ở bảng 2.5
9


Bảng 2.5 Diễn biến diện tích cao su kinh doanh (ha), năm suất, mủ khô (kg/ha/năm)
và sản lượng mủ cao su của Việt Nam giai đoạn 1980 - 2007

Diện tích kinh doanh (ha)

Năng suất khô(kg/ha/năm)

Sản lượng (tấn)

1980

87,700

476,5

41,000

1985

180,236

265,5

47,867

1990

221,718

261,3

57,939


1995

278,400

447,9

124,700

2000

412,000

705,8

290,800

2005

482,700

997,7

481,600

2006

522,200

1.063,5


555,400

2007

549,600

1.094,7

601,700
(Nguồn FAOSTATS, 2009)

Theo Lê Quang Thung (2008), năm 2007 Việt Nam đã xuất khẩu 714.877 tấn cao
su với tổng giá trị đạt 1,39 tỉ USD, bình quân 1.948 USD/tấn (WRA, 2008) cao hơn
giá xuất khẩu bình quân của thế giới.
Theo định hướng phát triển của ngành cao su Việt Nam đến 2020, diện tích đạt
1.000.000 ha, sản lượng đạt 1.200.00 tấn và năng suất trung bình sẽ là 1.940
kg/ha/năm (WRA, 2008). Để đạt được mục tiêu trên, toàn ngành cao su phải nổ lực
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế cây cao su để tăng tính cạnh tranh với các
loại cây trồng khác.
2.3 Đặc điểm của dòng vô tính GT1
Theo Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam: lý lịch dòng vô tính cao su (tháng 1
năm 1997): Phổ hệ: nguyên sơ.
Xuất xứ: tuyển chọn 1921 từ cây thực sinh đầu dòng tại đồn điền Godang
Tapen - Java - Inđonesia.
Sinh trưởng: trung bình, ổn định ở vùng thuận lợi Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên có độ cao 600 m cũng như ở miền trung, DVT GT1 sinh trưởng kém hơn
nhiều giống khác. Nhưng trong điều kiện thuận lợi ở vùng Tây Nguyên có độ cao 600
- 700 m thì GT1 sinh trưởng tương đương với các giống phổ biến. Trong thời gian khai
thác cây tăng trưởng trung bình.
10



Đặc điểm thực vật học: thân hơi thẳng, chân voi rõ. Vỏ nguyên sinh trơn láng,
hơi mỏng và cứng, Vỏ tái sinh trung bình, phản ứng vết thương nhẹ. Tán hẹp, góc
phân cành hẹp, cây cao su trung bình, cành thứ cấp rụng về sau. Thay lá muộn, hoa
nhiều, hạt nhỏ, rụng trễ. Sử dụng cây làm gốc ghép tốt.
Trong điều kiện bình thường năng suất đạt 1.0 - 1,2 tấn/ha từ năm cạo thứ ba trở đi.
Chế độ cạo: Chịu được chế độ cạo cao hơn các giống khác, có thể cạo 1/2Sd/2 đáp ứng
khá tốt với chất kích thích mủ
Bệnh hại: hơi nhiễm bệnh phấn trắng ở giai đoạn khai thác, nhiễm nhẹ đến
trung bình các bệnh loét sọc miệng cạo, nấm hồng, rụng lá mùa mưa, ít bị bệnh khô
miệng cạo, kháng gió tốt.
2.4 Các nghiên cứu về sinh lý và sinh hóa mủ cao su
2.4.1 Vai trò của mủ trong cây
Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ vai trò của mủ trong cây cao su. Có giả
thiết cho rằng nó như là chất để phục vụ cho việc vận chuyển và dự trữ dưỡng chất cho
cây. Tuy nhiên giả thiết này không đứng vững được vì thứ nhất trong giai đoạn đầu
của quá trình phát triển, các tế bào ống mủ ở cuống lá không thể vận chuyển sản phẩm
quang hợp được do chúng bị ngăn chặn bởi các thể bướu (allose). Thứ hai mủ không
thể coi là sản phẩm dự trữ trong trường hợp bị stress do đa phần mủ cao su là chất
không thể đồng hóa hơn được nữa. De Haan và Van Aggelen-Bot (1984) (trích dẫn bởi
Webster and Baulk Will, 1989) đã chứng minh rằng cây thực sinh đã héo vàng, hàm
lượng cao su hầu như vẫn không giảm sau khi gần 60% hydratcarbon của cây bị mất
đi, Fernando và Tambiah (1970) giả thiết cho rằng mủ cây cao su đóng vai trò là chất
bảo vệ chống lại các tổn thương của cây, Có thể là cây tiến hoá trong môi trường mà
côn trùng gây hại tràn ngập nên đã phát triển hệ thống gây đông mủ như là một kiểu
bảo vệ nhưng không có bằng chứng cụ thể cho giả thiết này, latex cũng có chức năng
trong việc xúc tiến đồng hoá vì ống mủ là một phần của libe theo chiều dọc và chứa số
lượng lớn những dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ.
Fernando và Tambiah (1970) dựa trên sự tương quan giữa lượng mưa và nhiệt

độ với năng suất cho rằng mủ đóng vai trò là hệ thống điều tiết nước của cây cao su,
một nghiên cứu của Martin (1991) cũng cho rằng mủ có chức năng phòng vệ chống lại
sự xâm nhập của nấm bệnh do hàm lượng của Chitinnase và Lysozyms cao. Các chất
11


×