Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ NITƠ CỦA BỂ SBR TRONG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CAO SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.88 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ NITƠ
CỦA BỂ SBR TRONG NƯỚC THẢI
SẢN XUẤT CAO SU

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NGUYỄN ĐỨC SƠN

NGÀNH:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

KHÓA:

2006 -2010

TP HCM, tháng 07/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ NITƠ
CỦA BỂ SBR TRONG NƯỚC THẢI
SẢN XUẤT CAO SU

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN
MSSV: 06127100

Th.S PHẠM TRUNG KIÊN

NGUYỄN ĐỨC SƠN

TP HCM, tháng 07/2010


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN






PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Họ và tên:

NGUYỄN ĐỨC SƠN

Khóa học:

2006 - 2010

MSSV: 06127100

1) Tên đề tài: “Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất
cao su”
2) Nội dung khóa luận:

 Xác định các thông số thời gian: lắng, thiếu khí, sục khí thích hợp của bể
SBR trong nước thải chế biến cao su.

 Xác định nồng độ COD thích hợp để xử lý sinh học. (khả năng xử lý đạt
hiệu quả của bể SBR).


 Xác định nồng độ bùn xử lý đạt hiệu quả tốt nhất.
3) Thời gian thực hiện:

Bắt đầu: 03 – 2010

Kết thúc: 06 - 2010

4) Họ tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Trung Kiên.
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….tháng ….năm 2010

Ngày …. tháng …. năm 2010

Ban chủ nhiệm Khoa

Giáo Viên Hướng Dẫn

Th.S Phạm Trung Kiên.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến những người đã có rất nhiều giúp đỡ
cho tôi để có thể hoàn thành đề tài này:
Thầy Phạm Trung Kiên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo về kiến thức và kinh nghiệm
trong suốt thời gian tiến hành đề tài để có thể tiến hành hoàn thành đề tài.
Ban lãnh đạo Nhà máy chế biến mủ cao su Xà Bang và các nhân viên của nhà máy
đã tạo điều kiện thuân lợi để tôi có thể lấy mẫu theo đúng những yêu cầu cần thiết.
Phòng kiểm phẩm của Nhà máy chế biến mủ cao su Xà Bang đã tạo điều kiện để tôi
có thể tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ cần thiết.

Những thành viên trong lớp DH06MT đã đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm
cần thiết cho quá trình tiến hành đề tài.
Cuối cùng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận
lợi và chia sẽ khó khăn trong lúc thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên đề tài không thể
tránh nhiều sai sót không đáng có. Rất mong nhận được sự góp ý quý giá của quý thầy
cô và bạn bè để đề tài có thể hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Ngày …. tháng …. năm 2010

Nguyễn Đức Sơn

 
                                                                                                                                                        


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
5) Đề tài nghiên cứu “Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản
xuất cao su” đã được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 3-2010 đến 6-2010
ở Nhà máy chế biến mủ cao su Xà Bang, nước thải được lấy sau bể lắng I và trước
khi vào bể Aerotank của quy trình xử lý nước thải của nhà máy Xà Bang.
Thí nghiệm được tiến hành qua 3 thí nghiệm chính:
 Thí nghiệm A: Xác định các thông số động học các quá trình khử chất dinh dưỡng
trong vùng thiếu khí, hiếu khí và lắng ở nồng độ COD = 1500 mg/l. (Nồng độ bùn
3500 mg/l.)
 Thí nghiệm B: Xác định nồng độ COD thích hợp để xử lý sinh học. (khả năng xử
lý đạt hiệu quả của bể SBR)

 Thí nghiệm C Xác định nồng độ bùn xử lý đạt hiệu quả tốt nhất.
Qua quá trình tiến hành các thí nghiệm thu được một số kết quả:
 Thời gian lắng để tách phần nước trong sau xử lý là 0,5h.
 Thời gian thiếu khí là 4h sẽ đạt hiệu quả xử lý cao nhất.
 Nồng độ COD < 3000 mg/l thì bể SBR sau hơn 8h sục khí có khả năng xử lý đạt
loại B QCVN 01:2008/BTNMT
 Nồng độ bùn ở 3500 mg/l xử lý đạt năng suất hơn ở nồng độ bùn 5000 mg/l.

SVTH: Nguyễn Đức Sơn  
 




Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

MỤC LỤC
Mục lục

Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: ......................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN....................................................................................2
1.3 NỘI DUNG KHÓA LUẬN ...................................................................................2
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.............................................................................2

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ..................................................................2
1.6 Ý NGHĨA ...............................................................................................................2
Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU .......................................3
2.1.1 Sơ lược về ngành chế biến mủ cao su .............................................................3
2.1.2. Quy trình sản xuất chung ...............................................................................5
2.1.3. Nguồn gốc phát sinh, tính chất nước thải chung của nước thải cao su ..........6
2.1.3.2. Tính chất chung của nước thải cao su .....................................................7
2.1.4 Công nghệ XLNT tại một số công ty chế biến cao su trong nước ..................8
2.2. TỔNG QUAN VỀ NITƠ VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NITƠ: .............................9
2.2.1. Nitơ: ...............................................................................................................9
2.2.2.1. Một số biện pháp xử lý Nitơ....................................................................9
2.2.2.2. Khử Nitơ bằng biện pháp sinh học: .......................................................10
2.3. TỔNG QUAN HỆ THỐNG SBR .......................................................................17
2.3.1. Giới thiệu bể sinh học từng mẻ (SBR): ........................................................17
2.3.2. Nguyên tắc hoạt động của bể SBR: .............................................................19
3.1. MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM ..................................................................................21
3.1.1. Mục đích lập mô hình thí nghiệm ................................................................21
3.1.2. Giới thiệu khái quát mô hình ......................................................................21
3.1.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................22
3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .................................................22
3.2.1 . Xác định các chỉ số bùn hoạt tính ...............................................................22
3.2.2. Chạy mô hình theo từng mẻ khác nhau........................................................23
3.2.2.1. Thí nghiệm A: Tiến hành nhằm một số mục đích: ................................25
3.2.2.3. Thí nghiệm : Xác định nồng độ bùn tối ưu để xử lý đạt hiệu quả bằng
cách chạy thí nghiệm ở nồng độ bùn 5000 mg/l với nồng độ COD: 1800; 2600
mg/l. ....................................................................................................................26
4.1 KẾT QUẢ ............................................................................................................29
4.1.1. Kết quả thí nghiệm A ...................................................................................29

4.1.1.1.Thí nghiệm A1........................................................................................29
4.1.1.2. Thí nghiệm A2.......................................................................................32
SVTH: Nguyễn Đức Sơn  
 

ii 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

4.1.1.3. Thí nghiệm A3......................................................................................33
4.1.2. Kết quả thí nghiệm B ..................................................................................35
4.1.2.1. Thí nghiệm B1 .......................................................................................35
4.1.2.2. Thí nghiệm B2 .......................................................................................36
4.1.2.3. Thí nghiệm B3 .......................................................................................37
4.1.2.4. Thí nghiệm B4 .......................................................................................39
4.1.2.5. Thí nghiệm B5 .......................................................................................40
4.1.2.6. Thí nghiệm B6 .......................................................................................41
4.1.3. Kết quả thí nghiệm C ...................................................................................43
4.1.3.1. Thí nghiệm C1 ......................................................................................44
4.1.3.2. Thí nghiệm C2 .......................................................................................45
4.2. THẢO LUẬN .....................................................................................................47
4.2.1. Thảo luận kết quả .........................................................................................47
4.2.1.1.Theo kết quả thí nghiệm A .....................................................................47
4.2.1.2. Kết quả thí nghiệm B.............................................................................47
4.2.1.3. Kết quả thí nghiệm C.............................................................................47
4.2.2. Kết luận kết quả các thí nghiệm A+B+C ....................................................47
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................48
5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................48
 


SVTH: Nguyễn Đức Sơn  
 

iii 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Đặc tính ô nhiễm của nước thải ngành chế biến cao su ..................................7
Bảng 2.2. Công nghệ XLNT đang được áp dụng tại một số công ty ..............................8
Bảng 2.3: Giá trị giới hạn các thông số ô nhiễm theo QCVN 13:2008.........................20
Bảng 3.1: Mô tả các thí nghiệm.....................................................................................27
Bảng 3.2: Các phương pháp phân tích chỉ tiêu..............................................................28
Bảng 4.1: Thông số đầu vào thí nghiệm A1 ..................................................................29
Bảng 4.2: Kết quả thí nghiệm A1: .................................................................................30
Bảng 4.3: Thông số đầu vào thí nghiệm A2 ..................................................................32
Bảng 4.4: Kết quả thí nghiệm A2 ..................................................................................32
Bảng 4.5: Thông số đầu vào thí nghiệm A3 ..................................................................33
Bảng 4.6: Kết quả thí nghiệm A3 ..................................................................................34
Bảng 4.7: Thông số đầu vào thí nghiệm B1 ..................................................................35
Bảng 4.8: Kết quả thí nghiệm B1 ..................................................................................35
Bảng 4.9: Thông số đầu vào thí nghiệm B2 ..................................................................36
Bảng 4.10: Kết quả thí nghiệm B2 ................................................................................37
Bảng 4.11: Thông số đầu vào thí nghiệm B3 ................................................................38

Bảng 4.12: Kết quả thí nghiệm B3 ................................................................................38
Bảng 4.13: Thông số đầu vào thí nghiệm B4 ................................................................39
Bảng 4.14: Kết quả thí nghiệm B4 ................................................................................39
Bảng 4.15: Thông số đầu vào thí nghiệm B5 ................................................................40
Bảng 4.16: Kết quả thí nghiệm B5 ................................................................................40
Bảng 4.17: Thông số đầu vào thí nghiệm B6 ................................................................41
Bảng 4.18: Kết quả thí nghiệm B6 ................................................................................42
Bảng 4.19: Thông số đầu vào thí nghiệm C1 ................................................................44
Bảng 4.20: Kết quả thí nghiệm C1 ................................................................................44
Bảng 4.21: Thông số đầu vào thí nghiệm C2 ................................................................45
Bảng 4.22: Kết quả thí nghiệm C2 ................................................................................45 

SVTH: Nguyễn Đức Sơn  
 

iv 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Cơ cấu sản phẩm cao su ..................................................................................3
Hình 2.2: Sơ đồ mô tả quá trình sinh hóa khử Nitơ trong nước ....................................14
Hình 2.3: Sơ đồ hoạt động của hệ thống SBR ...............................................................17
Hình 2.4: Mô hình hoạt động của hệ thống SBR ..........................................................18
Hình 3.1: Mô hình thí nghiệm phản ứng sinh học từng mẻ SBR ..................................21

Hình 4.1: TN A1.1: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian lắng,
(thời gian sục khí = 6h)..................................................................................................31
Hình 4.2: TN A1: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí,
(thời gian lắng = 0,5h) ...................................................................................................31
Hình 4.3: TN A2: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí ...33
Hình 4.4: TN A3: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí ...34
Hình 4.5: TN B1: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí ...36
Hình 4.6: TN B2: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí ...37
Hình 4.7: TN B3: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí ...38
Hình 4.8: TN B4: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí ...39
Hình 4.9: TN B5: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí ...41
Hình 4.10: TN B6: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí .42
Hình 4.11: TN C1: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí .44
Hình 4.12: TN C2: Sự biến thiên nồng độ COD và N tổng qua các thời gian sục khí .46 

SVTH: Nguyễn Đức Sơn  
 




Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SBR (Sequencing Batch Reactor)

: Hệ thống xử lý sinh học từng mẻ

COD (Chemical Oxygen Demand)


: Nhu cầu oxy hóa học

DO (Dissolved Oxygen)

: Oxy hòa tan

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

MLSS (Mixed Liquor Suspended Solids)

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch

SS (Suspended Solids)

: Cặn lơ lửng

SVI

: Chỉ số thể tích bùn

USBF (Upflow Sludge Blanket Filter)

: Công nghệ lọc ngược dòng bùn sinh

học
XLNT

SVTH: Nguyễn Đức Sơn  

 

: Xử lý nước thải

vi 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận một
cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kì quốc gia nào trên thế giới.
Trái đất- môi trường chung của chúng ta- đang bị đe dọa bởi sụ suy thoái và cạn kiệt
dần nguồn tài nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giớ ngày
nay là do các hoạt động kinh tế- xã hội. Các hoạt động này, một mặt đã cải thiện chất
lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề
như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi
trường khắp nơi trên thế giới.
Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành công nghiệp hàng
đầu của nước ta và tiềm năng phát triển của ngành này vô cùng to lớn. Theo xu hướng
phát triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Cao su được
sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đến nhu cầu nhiên
liệu công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài tiềm năng công nghiệp, cây cao su còn có tác
dụng phủ xanh đất trồng, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên đất tránh rửa trôi, xói mòn, tạo
môi trường không khí trong lành. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến cao su lại là
một trong các ngành gây ô nhiễm lớn nhất đến môi trường.
Hằng năm, 29 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 170.000 tấn/năm xả vào
môi trường khoảng 4,2-5,1 triệu m3 nước thải với nồng độ các chất ô nhiễm cao. Nước

thải của nhà máy sơ chế mủ cao su đã gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường nước mặt,
nước ngầm, và không khí. Sự ô nhiễm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của nhân dân khu vực xung quanh nhà máy. Việc xử lí nước thải cho các nhà máy chế
biến mủ cao su là thực sự cần thiết, trong đó vấn đề gây phú dưỡng hóa do N, P là rất
đáng quan tâm.

SVTH: Nguyễn Đức Sơn  
 




Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
Đánh giá hiệu quả xứ lý Nitơ trong nước thải cao su bằng phương pháp sinh học
từng mẻ _ SBR.
1.3 NỘI DUNG KHÓA LUẬN


Xác định các thông số thời gian: lắng, thiếu khí, sục khí thích hợp của bể SBR

trong nước thải chế biến cao su.


Xác định nồng độ COD thích hợp để xử lý sinh học (khả năng xử lý đạt hiệu

quả của bể SBR).



Thí nghiệm xác định nồng độ bùn xử lý đạt hiệu quả tốt nhất.

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


Thu thập tài liệu từ thầy cô, sách, báo, internet, ...



Vận hành mô hình pilot động với nguồn nước thải lấy sau bể lắng 1 tại hệ thống

xử lý nước thải nhà máy Cao su Xà Bang nhằm xác định các thông số nghiên cứu


Phân tích, thống kê, tổng hợp kết quả.

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Nước thải cao su được lấy từ Nhà máy chế biến mủ cao su Xà Bang- Châu ĐứcBRVT.
Mô hình bể SBR, thể tích 15 lít, được đặt tại Nhà máy chế biến mủ cao su Xà BangChâu Đức- BRVT.
Các thông số nghiên cứu: COD, N tổng.


Thời gian nghiên cứu khóa luận từ 05/04/2010– 05/07/2010.



Nồng độ COD được nghiên cứu trong khoảng từ 1500 – 3500mg/l.

1.6 Ý NGHĨA
Đánh giá khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải cao su.


SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 2 


Xỏc nh kh nng x lý Nit ca b SBR trong nc thi sn xut cao su.

Chng 2
TNG QUAN
2.1 TNG QUAN V NGNH CH BIN M CAO SU
2.1.1 S lc v ngnh ch bin m cao su
Nhng nm gn õy, nhu cucao su thiờn nhiờn trờn th gii ngy cng tng, ó
thỳc y giỏ m cao su lờn cao.
Sn lng cao su t nhiờn ca Vit Nam cng tng t 468.600 tn nm 2005 lờn
601.700 tn nm 2007, bỡnh quõn tng 13,3%/nm. Xut khu cao su Vit Nam hin
ang ng th t th gii, sau Thỏi Lan, Indonesia v Malaysia. Kim ngch xut khu
cao su ca Vit Nam trong giai on 2003- 2007 tng trng rt cao, bỡnh quõn gn
50%/nm vi cỏc sn phm ch yu l: SVR3L, SVR10, LATEX, CSR L, RSS 3,
SVRCV60, SVR20, SVR5, SVRCV50 (Theo Trung tõm Thụng tin thng mi, B
Thng mi, 2009)

Cễ CAU SAN PHAM CAO SU 2004
14,84%

2,49%

14,23%

11,55%


56,89%
SVR CV

SVR 3L, 5

SVR 10, 20

LY TAM

Hỡnh 2.1: C cu sn phm cao su

SVTH:Nguyn c Sn

3

Tễỉ


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

Nguyên nhân tăng trưởng mạnh chủ yếu do giá cao su tăng nhanh và giữ ở mức cao
trong mấy năm gần đây. Lượng xuất khẩu tăng không nhiều, bình quân khoảng
10%/năm. Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam đối với sản phẩm cao su.
Cao su xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu
(HưngNguyên, 2008).
Năm 2007 là năm thứ 2 liên tục ngành cao su đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ
đôla,
được xếp thứ chín trong mười mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và là
nông sản xuất khẩu lớn thứ ba sau cà phê và gạo, chiếm khoảng 3% trong tổng kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm
2007, Việt Nam đã xuất hơn 700 ngàn tấn cao su các loại, với giá trị kim nghạch xuất
khẩu khoảng 1,4 tỷ đôla, cao hơn so với năm 2006 là 1,6% về lượng và 8,8% về giá
trị. 1
Chủng loại cao su xuất khẩu nhiều nhất trong ba năm (2005- 2007) là cao su khối
SVR3L. Năm 2007, xuất khẩu cao su khối SVR3L chiếm 42,78% và đạt 308,6 ngàn
tấn, với giá trị trên 641 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.078 USD/tấn. Tiếp
theo là cao su SVR10, đạt 116,3 ngàn tấn. Loại cao su này được xuất chủ yếu sang
Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc… Ngoài ra, lượng xuất khẩu một số loại
cao su khác cũng tăng như CSR10, CSRL, SVR5. Trong khi đó, xuất khẩu mủ cao su
Latex lại giảm về lượng so với năm 2006. Loại mủ cao su này chủ yếu xuất sang các
thị trường Bỉ, Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc. So với năm 2006, xuất khẩu cao su khối
SVRCV60 cũng giảm về lượng. Chủng loại cao su này được xuất sang thị trường châu
Ấu như Đức, Pháp, Phần Lan là chính.

SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 4 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

2.1.2. Quy trình sản xuất chung

MỦ NƯỚC

Sản phẩm của công nghiệp chế
biến cao su thiên nhiên được chia làm
2 nhóm: cao su rắn và cao su lỏng.


TRỘN & PHA LOÃNG

Nước thải

Cao su rắn là các sản phẩm có
dạng rắn như cao su khối (cốm), cao
ĐÁNH ĐÔNG

su tờ, cao su crepe, v.v.

Nước thải

Cao su lỏng là các sản phẩm được
tiêu thụ dưới dạng mủ cao su cô đặc,
với hàm lượng cao su khoảng 60%,

GIA CÔNG CƠ HỌC

Nước thải

do phương pháp chế biến chủ yếu là
phương pháp ly tâm nên cao su lỏng

SẤY

thường được gọi là mủ ly tâm. Quá
trình chế biến mủ ly tâm cũng cho ra

ÉP BÀNH


một sản phẩm phụ là mủ skim, chứa
khoảng 5% cao su.
Trong quá trình chế biến cao

ĐÓNG GÓI

su khối, mủ cao su tiếp nhận tại nhà
máy được khuấy trộn đều trong một bể chứa, rồi được pha loãng và để lắng trong một
thời gian.
Mủ cao su đã pha loãng sau đó được chuyển sang các mương và được cho thêm axit
(axit formic hoặc axit axêtic). Dưới tác dụng của axit, mủ cao su đông lại thành khối,
tách khỏi phần dung dịch còn lại (phần dung dịch còn lại này gọi là serum). Các khối
cao su sau đó được gia công cơ học bằng một số máy gia công, gồm có máy cán kéo,
máy cán crepe, và máy cán băm hoặc máy cán cắt. Dưới tác dụng của các máy gia
công cơ học, khối cao su đông tụ giảm dần kích thước để cuối cùng thành các hạt cốm
có kích thước khoảng 3-5 mm. Các thiết bị sấy sau đó sẽ làm khô các hạt cốm. Cuối
cùng, máy nén sẽ nén các hạt cốm cao su đã khô lại thành khối.
Các sản phẩm cao su rắn khác như cao su tờ và cao su crepe cũng trải qua quá
trình chế biến tương tự như trên, ngoại trừ sự tạo hạt. Các thành phẩm cao su tờ và
crepe này có dạng tấm mỏng.
SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 5 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

Cũng có trường hợp cao su khối được sản xuất từ cao su đã đông tụ (mủ đông,
mủ tạp, v.v.), khi đó quá trình chế biến bắt đầu ngay từ công đoạn gia công cơ học.
2.1.3. Nguồn gốc phát sinh, tính chất nước thải chung của nước thải cao su

Tương tự như các công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp khác, ngành chế
biến cao su cho ra nước thải chủ yếu là từ nước rửa nguyên liệu. Trong chế biến cao su
rắn, nước thải xuất hiện từ 3 công đoạn sau: khuấy trộn và pha loãng, đánh đông mủ,
và gia công cơ học.
Nước thải từ bể khuấy trộn là nước rửa bể và dụng cụ, trong nước rửa này có chứa
một ít mủ cao su còn sót lại.
Nước thải từ các mương đánh đông là quan trọng nhất, vì nó chứa phần lớn là
serum đã được tách ra khỏi mủ cao su trong quá trình đông tụ của mủ.
Nước thải từ công đoạn gia công cơ học cũng có bản chất tương tự như nước thải từ
mương đánh đông, như loãng hơn. Đây vốn là nước rửa được phun vào khối cao su
nhằm loại bỏ serum cũng như các chất bẩn trong quá trình gia công trên các máy.
Lưu lượng nước thải lớn nhất vào lúc xả nước các mương, bồn... khi làm vệ sinh
cuối ca làm việc. Ngoài ra còn có nước thải từ vệ sinh và xúc rửa xe bồn nhưng chỉ
được thải gián đoạn khi xúc rửa xe.
Tính trung bình, hàng năm ngành chế biến cao su phát sinh khoảng 10 triệu m3
nước thải. Trung bình lượng nước thải phát sinh khoảng 25m3/tấn sản phẩm (tính theo
khối lượng khô) sản xuất từ mủ tinh, 35 m3/tấn sản phẩm sản xuất từ mủ tạp và 18
m3/tấn sản phẩm sản xuất từ mủ li tâm (Theo Tổng công ty Cao su Việt Nam, 2004).

SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 6 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

2.1.3.2. Tính chất chung của nước thải cao su
Bảng 2.1: Đặc tính ô nhiễm của nước thải ngành chế biến cao su
Chủng loại sản phẩm
Chỉ tiêu


Cao su khối từ

Cao su khối từ

mủ nước

mủ đông

COD (mg/l)

3540

BOD (mg/l)

Cao su tờ

Mủ ly tâm

2720

4350

6212

2020

1594

2514


4010

Tổng Nitơ (mg/l)

95

48

150

565

NH4+ (mg/l)

75

40

110

426

TSS (mg/l)

114

67

80


122

pH

5,2

5,9

5,1

4,2

Nước thải cao su được xem là một trong những lọai nước thải có nồng độ ô nhiễm
rất cao bởi các thành phần COD, ammonium và photpho. Hàm lượng N-NH3 trong
nước thải cao chủ yếu là do việc sử dụng amoniac là chất chống đông tụ trong quá
trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ, đặc biệt là trong chế biến mủ li tâm. Bên
cạnh đó, hàm lượng photpho trong nước thải cũng rất cao (88,1-109,9mg/l).
Hàm lượng nitơ hữu cơ trong nước thải chế biến cao su thường không cao lắm và có
nguồn gốc từ các protein trong mủ cao su. Trong khi đó, hàm lượng nitơ ở dạng
ammonia là rất cao, do việc sử dụng ammonia để chống đông tụ mủ cao su trong quá
trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ.
Sự có mặt của ammonia, sunphua hyđrô và 3 axit béo bay hơi gồm: axit butyric,
axit valeric và axit isovaleric đã làm nên mùi hôi thối đặc trưng của nước thải chế biến
cao su khi nó bị phân hủy trong môi trường kỵ khí.
Tóm lại, nước thải chế biến cao su thuộc loại nước thải có tính chất gây ô nhiễm
nặng cho nguồn nước. Những chất gây ô nhiễm mà nó chứa thuộc 2 loại: chất ô nhiễm
hữu cơ (thể hiện ở các chỉ tiêu COD và BOD) và chất dinh dưỡng (thể hiện ở các chỉ
tiêu Tổng N và NH3-N).


SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 7 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

2.1.4 Công nghệ XLNT tại một số công ty chế biến cao su trong nước
Bảng 2.2. Công nghệ XLNT đang được áp dụng tại một số công ty
STT

TÊN CÔNG

HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ

TY

1

Lộc Ninh Bể Gạn mủ  Bể Tuyển nổi Bể UASB  Bể Luân phiên

2

Suối Rạt

Bể Gạn mủ  Hồ Kỵ khí Hồ Sục khí  Hồ Tùy chọn  Hồ Lắng

3

Phước Bình Bể Gạn mủ  Hồ Kỵ khí  Hồ Sục khí  Hồ Lắng


4

Thuận Phú Bể Gạn mủ  Hồ Kỵ khí Hồ Tuỳ chọn  Hồ Lắng
Bể Tuyển nổi  Bể Gạn mủ  Hồ Kỵ khí Hồ Tùy chọn  Hồ lắng

5

Bố Lá

6

Cua Pari

7

Long Hòa Bể Gạn mủ  Hồ Sục khí Hồ Lắng

8

Dầu Tiếng Bể Gạn mủ  Hồ Sục khí  Hồ Lắng

Bể Gạn mủ Bể Điều hoà Hồ Kỵ khí Hồ Tuỳ chọn  Hồ Lắng

Bể Gạn mủBể Tuyển nổi  Hồ Sục khí  Hồ tùy nghi  Hồ Lắng

9

Bến Súc


10

Phú Bình Hồ Lắng cát  Hồ Kỵ khí Hồ Tuỳ chọn  Hồ Lắng

11

Tân Biên

12

Vên Vên

Bể Gạn mủ  Bể Kỵ khí Tiếp xúc Bể Sục khí  Bể Lắng

13

Bến Củi

Bể Gạn mủ  Hồ Kỵ khí Hồ Tùy chọn  Hồ Lắng

14
15

Bể Gạn mủBể Tuyển nổiUASBBể Sục khíBể lắngHồ ổn
định

Long Thành Bể Gạn mủ  Bể UASB  Hồ Sục khí  Hồ Lắng
Hàng Gòn Bể Gạn mủ Hồ Kỵ khí  Hồ Tuỳ chọn  Hồ Lắng

16


Cẩm Mỹ

17

Xà Bang

18

30/4

Bể Gạn mủ  Bể Điều hoà  Bể Thổi khí  Bể Lắng
Bể Gạn mủ  Bể tuyển nổi  Hồ Sục khí Hồ lắng Bể lọc sinh
học  Hồ chứa
Bể Gạn mủ  Hồ Kỵ khí  Hồ Sục khí  Hồ Lắng

19

Xuân Lập Bể gạn mủBể tuyển nổiMương oxy hóaBể lắng

20

Lộc Hiệp Bể gạn mủ Bể điều hoà UASB  Bể xục khí Bế lắng

21

Quảng Trị Bể gạn mủ Bể tuyển nổi  Bể xục khí Bể tùy chọn Hồ lắng

SVTH: Nguyễn Đức Sơn


 8 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

2.2. TỔNG QUAN VỀ NITƠ VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NITƠ:
2.2.1. Nitơ:
 Nitơ có trong nước thải dưới 4 hình thức khác nhau:
 Nitơ hữu cơ (amino acids, proteins, purines, pyrimidines, and nucleic acids)
 Nitơ amôniắc (NH3-N)
 Nitrít (NO2-N)
 Nitrát (NO3-N)
 Amoni (NH4+): trong nước bề mặt tự nhiên vùng không ô nhiễm, amoni được
phát hiện dưới dạng vết (dưới 0.05 ppm). Trong nước thải sinh hoạt và nước
thải các nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, hàm lượng NH4+ đạt 10–
100mg/l.
Ammoni trong nước được xác định bằng thuốc thử Nestler trong môi trường
kiềm mạnh. Dựa vào màu của sản phẩm phản ứng, ta có thể định lượng NH4+
bằng phương pháp trắc quang.
 Nitrat (NO3-): là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các hợp chất chứa nito có
trong chất thải. Ở vùng ô nhiễm do chất thải, phân bón, nồng độ nitrat cao trên
10 mg/l là môi trường dinh dưỡng tốt cho sự phát triển rong tảo, gây ảnh hưởng
xấu đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp thủy sản
Nitrat trong nước có thể xác định bằng phổ tử ngoại 275 nm trong môi trường acid
(HCl) hoặc bằng điện cực chọn lọc nhạy cảm với nitrat. Ngoài ra còn có thể khử nitrat
thành nitrit rồi tạo màu với sunfanilamid N ( 1-naphtyl)—etylendiamin và xác định
bằng phương pháp trắc quang ở 540 nm.
2.2.2. Công nghệ xử lý Nitơ trong nước thải
2.2.2.1. Một số biện pháp xử lý Nitơ
Nitơ có thể tồn tại ở nhiều dạng trong nước thải và qua nhiều kiểu chuyển hoá khi

xử lý nước thải. Hai cơ chế chủ yếu để loại nito là: đồng hoá, nitrat hoá - khử nitrat. Vì
nito là chất dinh dưỡng, những vi khuẩn có mặt trong quá trình xử lý sẽ đồng hoá nito
ở dạng amon và hấp thụ vào trong tế bào. Một phần nito ở dạng amon sẽ quay trở lại
nước thải ở dạng tế bào chết hoặc chất nhầy.
Có rất nhiều phương pháp xử lí Nito đã được các nước trên thế giới thử nghiệm và
đưa vào áp dụng:
SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 9 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

 Làm thoáng để khử NH3 ở môi trường pH cao (pH = 10 - 11);
 Clo hóa với nồng độ cao hơn điểm đột biến (break-point) trên đường cong hấp thụ
clo trong nước, tạo cloramin; phương pháp này ít được áp dụng trong xử lý nitơ bởi
vì nó có thể dẫn đến tạo thành chloramines là chất gây ung thư
 Trao đổi ion NH4+ và NO3- bằng các vật liệu trao đổi Cation/Anion, như
Klynoptilolyle hay Sepiolite;
 Nitrat hóa bằng phương pháp sinh học;
 Nitrat hóa kết hợp với Khử nitrat;
 Công nghệ Annamox, Sharon/Annamox (nitrit hóa một phần amôni, sau đó amôni
còn lại là chất trao điện tử, nitrit tạo thành là chất nhận điện tử, được chuyển hóa
thành khí nitơ nhờ các vi khuẩn kỵ khí;
 Phương pháp điện hóa, điện thẩm tách, điện thẩm tách đảo chiều; vv...
2.2.2.2. Khử Nitơ bằng biện pháp sinh học:
Hệ thống xử lý nitơ truyền thống là sự kết hợp chặt chẽ của hai quá trình nitrat hóa
và khử nitrat hóa. Trong giai đoạn nitrate hóa ammonium bị oxy hóa thành nitrit nhờ
vi khuẩn nitrosomonas. Sau đó nitrite được oxy hóa thành nitrat bởi vi sinh vật
nitrobacter. Các phản ứng sau thể hiện quá trình nitrate hóa

2 NH4+ + 3 O2 = > NO2- + 4 H+ + 2 H2O
2 NO2- + O2 = > 3 NO3NH4+ + 2 O2 = > NO3- + 2 H+ + H2O
Trong điều kiện bán kị khí ở giai đoạn khử nitrate vi sinh vật sử dụng các chất hữu
cơ có trong nước thải hoặc nguồn carbon (CH3OH) được bổ sung để khử nitrate thành
nitơ (N2)
6 NO3- + 5 CH3OH = > 3 N2 + 5CO2 + 7 H2O + 6 OH Nitrat hóa sinh học
Nitrat hoá là giai đoạn một của quá trình loại bỏ nito nhờ quá trình nitrat hoá - khử
nitrat.
Nitroso-bacteria (Nitrosomonas, Nitrosococcus, Nitrosospira, Nitrosolobus và
Nitrosorobrio):
SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 10 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

Chuyển hoá ammonia thành nitrite. Vi khuẩn này có khả năng thu nhận năng lượng
từ việc oxi hoá ammonia thành nitrit
Nitro-bacteria (Nitrobacter, Nitrococcus, Nitrospira, và Nitroeystis): Chuyển hoá
nitrit thành nitrat.
Đối với nitrosomonas, phương trình sẽ là:
55NH4+ + 76O2 + 109HCO3-

C5H7O2N + 54 NO2- + 57 H2O + 104H2CO3

Đối với Nitrobacter, phương trình sẽ là:
400NO2- + NH4+ + 4H2CO3 + HCO3- + 195O2

C5H7O2N +3H2O + 400NO3-


Những phương trình này cho phép tính toán lượng hoá chất yêu cầu cho quá trình
thực hiện. Cần khoảng 4.3 mg O2 trên 1 mg nito ở dạng amon bị oxi hoá thành nito ở
dạng nitrat. Trong quá trình chuyển hoá này, cần thiết tiêu thụ một lượng kiềm đáng
kể: 8.64 mgHCO3- trên 1mg nito dạng amon bị oxi hoá. Cần lưu ý rằng việc biến đổi
nito ở dạng amon thành nito ở dạng nitrat không khử được nito nhưng giảm được nhu
cầu oxi.
Quá trình oxi hoá amon thành nitrat cũng có thể thực hiện với không khí hoặc oxy
nguyên chất.
Giống như bể thực hiện sinh trưởng lơ lửng, bể sinh trưởng gắn kết cũng dùng để
thực hiện nitrat hoá. Tất cả đều giống như khử các chất hữu cơ chứa cacbon. Đó là bể
lọc sinh học, đĩa sinh học, tháp lọc. Những hệ này cũng chịu được khi tải trọng cao tức
thời, nhưng cũng còn nhiều amon khi lưu lượng cao tức thời. Ở hệ thực hiện oxi hoá
chất hữu cơ chứa cacbon và nitrat hoá thì màng sinh học dày hơn khi chỉ thực hiện
nitrat hoá.
 Các yếu tố ảnh hưởng quá trình nitrate hóa
 Oxy
Trong quá trình này oxy hòa tan nên lớn hơn hay bằng 2 mg/l. Cần 4,6 mg Oxy để
oxy hóa 1mg nitơ ammonium.
 Nhiệt độ
Tốc độ tăng trưởng của vi khuẩn nitrate hóa phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ tối ưu
khoảng 300C, tuy nhiên từ 150C đến 35 0C vi khuẩn nitrate hóa vẫn thích nghi được.

SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 11 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.


 pH
Trong khoảng 7,5 – 8,5 là pH tối ưu cho sự hoạt động của vi khuẩn nitrate hóa nếu
pH thấp hơn 6 quá trình nitrate hóa sẽ không xảy ra. Vì quá trình oxy hóa ammonium
thành nitrite mang tính axít
NH4 + + 1,5 O2 → NO2- + 2H+ + H2O
Nên trong nước thải luôn phải có độ kiềm vừa đủ để cân bằng với hàm lượng axít
sinh ra trong quá trình nitrate hóa. Theo lý thuyết cứ 1 mg N-NH4 bị oxy hóa thì tiêu
thụ độ kiềm là 7,14 mgCaCO3.
 Kim loại nặng
Các kim loại như Cu, Zn, Cd, Ni, Pb, và Cr nhỏ hơn 5 mg/l gây ức chế quá trình
nitrate hóa.
 Khử nitrat sinh học.
Quá trình khử nitrat là giai đoạn hai của việc loại bỏ nito theo chuỗi quá trình nitrat
hoá - khử nitrat.
Mô tả quá trình: Việc khử nito từ dạng nitrat thành khí nito có thể thực hiện bằng
con đường sinh học ở điều kiện “anoxic” ( không có oxi). Quá trình này được gọi là
quá trình khử nitrat. Trước đây, quá trình chuyển hoá này được gọi là khử nitrat kỵ
khí. Tuy nhiên các con đường sinh hoá chủ yếu lại không phải kỵ khí, mà còn có dạng
của các con đường híêu khí. Do vậy dùng thuật ngữ anoxic thay thế kỵ khí xem ra phù
hợp hơn. Sự chuyển hoá nito ở dạng nitrat thành dạng dễ khử có thể qua nhiều con
đường với nhiều loài vi khuẩn. Trong số này có: Achromobacter, Aerobacter,
Alcaligences, Baciilus, Brevibacterium, Flavbacterium, Lactobacillus, Micrococcus,
Proteus, Pseudomonas, Spirillum. Những vi khuẩn này là loại dị dưỡng có khả năng
khác nhau trong việc khử nitrat theo quá trình hai bước: 1) chuyển hoá nitrat thành
nitrit; 2) tạo ra nito oxit, dinito oxit và khí nito. Các phản ứng khử nitrat diễn ra như
sau:
NO3-

NO2-


NO

N2O

N2

Ba hợp chất sau là các sản phẩm dạng khí và có thể được giải phóng bay vào khí
quyển.

SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 12 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

Quá trình Nitrate hoá sinh học là một quá trình hai bước :
Bước 1 : NH4+ bị oxy hoá thành NO2- do tác động của vi khuẩn Nitrosomonas theo
phản ứng
NH4+ + 1.5O2  NO2- + 2H+ + H2O
Bước 2 : oxy hoá NO2- thành NO3- do tác động của vi khuẩn Nitrobacter
NO2-

+ 0.5O2  NO3-

Những dòng vi khuẩn này là ví dụ điển hình trong quá trình nitơ hoá. Chúng có khả
năng tự dưỡng trong tự nhiên và sử dụng nguồn cacbon dioxít làm nguồn cacbon trong
tế bào của chúng. Bởi vì sự nhạy cảm của quá trình này, do đó dựa vào bước nitơ hoá
amôniắc để chuyển amôniắc thành nitrít bằng cách sử dụng vi khuẩn tự dưỡng thường
có nhiều vấn đề. Quá trình này đòi hỏi thời gian trung bình duy trì tế bào lâu, keó dài

đến vài ngày và do đó đòi hỏi phương tiện lưu giữ lớn. Vi khuẩn rất nhạy với nhiệt độ
lạnh cũng như sự có mặt của các hoá chất độc trong hệ thống.
Tốc độ nitơ hoá chậm lại đáng kể khi thời tiết lạnh. Nhiệt độ dưới 80C có thể làm
cho vi khuẩn ngừng tăng trưởng, nhiệt độ tối ưu là 300C.

SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 13 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

hợp chất hữu cơ
chứa nitơ, Protein,
Thuỷ phân và
bị phân huỷ
do vi khuẩn
thành NH4+

Amonia
NH4+

Đồng hoá

Quá trình đồng hoá

Nitơ hữu cơ
trong tế bào vi
khuẩn


Tế bào chết
chứa nitơ hữu cơ
xả theo bùn ra
ngoài

Tự oxy hoá và tự tan

Quá trình nitrat hoá và khử

Cấp O2

NO2Cấp O2

Khí N2 thoát ra

NO3-

Hợp chất hữu cơ chứa cacbon

Hình 2.2: Sơ đồ mô tả quá trình sinh hóa khử Nitơ trong nước

SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 14 


Xác định khả năng xử lý Nitơ của bể SBR trong nước thải sản xuất cao su.

Các yếu tố ảnh hưởng quá trình khử nitrate:
 Điều kiện thiếu oxy

Oxy cạnh tranh với nitrate trong việc nhận điện tử trong quá trình hô hấp, sự oxy
hóa các chất carbon hoặc glucose giải phóng nhiều năng lượng khi có mặt oxy, do đó
quá trình nitrate hóa phải tiến hành trong điều kiện thiếu oxy. Quá trình khử nitrate
hóa xảy ra bên trong bông bùn hoạt tính hay màng vi sinh vì thế sự hiện diện của oxy
với nồng độ thấp không ảnh hưởng đến qúa trình khử nitrate hóa.
 Nguồn chất hữu cơ
Vi khuẩn khử nitrate phải có chất nhận điện tử để thực hiện quá trình khử nitrate.
Các nguồn carbon có thể sử dụng trong quá trình này như: axít acetic, axít citric,
metanol, nước thải thực phẩm có chứa protein, đường, mật ...
6 NO3 + + 5 CH3OH → 3 N2 + 5 CO2 + 7 H2O + 6 OHCứ 1 mol NO3 cần 5/6 mol methanol để khử. Tuy nhiên trong thực tế thì một phần
methanol được sử dụng cho quá trình hô hấp và tổng hợp tế bào. Nồng độ nitrat được
tiêu thụ tối đa với tỷ số CH3OH/NO3 khoảng 2,5. Để đảm bảo cho quá trình khử nitrat
hoàn toàn tỷ số này nên ở mức 3.
 pH
Giá trị pH tối ưu đối với qúa trình khử nitrate được thực hiện ở trong khoảng từ 7
đến 8,5.
 Nhiệt Độ
Quá trình khử nitrat có thể xảy ra trong khoảng nhiệt độ 35 - 500C. Trong khoảng
nhiệt độ thấp hơn 5 - 100C thì tốc độ phản ứng xảy ra chậm hơn.
 Quy trình xử lý nitơ trong nước thải
Dựa vào giai đoạn chuyển hoá nitơ người ta có thể thực hiện khử N trong nước thải
bằng 3 cách sau
 Cách 1 : tách riêng công đoạn khử BOD, nitrate hoá và khử nitrate
 Cách 2 : Kết hợp 2 công đoạn khử BOD và nitrate hoá, đồng thời tách riêng khử
nitrate thành nitơ
 Cách 3 : tổng hợp 3 công đoạn trong một công trình.
Trong thực tế cách thứ 3 được dùng nhiều nhất
SVTH: Nguyễn Đức Sơn

 15 



×