Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT NHỮNG GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC HƢỚNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU SINH THÁI TẠI VQG LÒ GÒ - XA MÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT NHỮNG GIÁ TRỊ ĐA
DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC HƢỚNG GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU SINH THÁI TẠI
VQG LÒ GÒ - XA MÁT

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ TỐ TÂM
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 5/ 2010


NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT NHỮNG GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH
HỌC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC HƢỚNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG LÕ GÕ – XA MÁT

Tác giả
Phạm Thị Tố Tâm

Khoá luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sƣ chuyên
ngành Quản Lý Môi Trƣờng và Du Lịch Sinh Thái

Giáo viên hƣớng dẫn

TS. Hồ Văn Cử


Tháng 5 năm 2010
i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ts. Hồ Văn Cử ngƣời đã hƣớng dẫn tôi trong suốt
thời gian qua.
Tôi xin chân thành gởi lời cám ơn đến Ban quản lý và các anh, chị cán bộ công
nhân viên Vƣờn quốc gia Lò Gò – Xa Mát đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Môi trƣờng và Tài nguyên đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo và tận tình giúp đỡ tôi trong 4 năm học vừa
qua.
Xin cảm ơn tất cả những ngƣời thân, bạn bè đã giúp đỡ hoàn thành tốt nội dung
khóa luận của mình.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu điều tra khảo sát những giá trị đa dạng sinh học và đề xuất các
hƣớng giải pháp quản lý để phát triển bền vững DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát”
đƣợc thực hiện tại VQG Lò Gò – Xa Mát từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2010. Nội dung
đề tài gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1 - Mở đầu: Giới thiệu mục đích và phạm vi, địa điểm nghiên cứu,
nội dung và giới hạn của đề tài.
Chƣơng 2 - Phƣơng pháp nghiên cứu: tổng quan về các phƣơng pháp đƣợc
sử dụng trong đề tài.
Chƣơng 3 - Tổng quan: Giới thiệu sơ lƣợc những vấn đề lý luận về đa dạng
sinh học và các vấn đề về du lịch sinh thái.

Chƣơng 4 - Kết quả và thảo luận: giới thiệu những thông tin cơ bản về VQG
Lò Gò – Xa Mát: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; tiềm năng và những lợi thế cho
việc phát triển DLST; cũng nhƣ hiện trạng về hoạt động DLST.
Chƣơng 5 - Đề xuất giải pháp: sau khi đã nắm rõ đƣợc các vấn đề lý luận,
hiện trạng của Vƣờn tiến hành đề xuất các giải pháp: về cơ chế chính sách, giải pháp
tổ chức quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp thị trƣờng, giải pháp xã hội, bảo
vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên để đảm bảo cho hoạt động DLST đƣợc bền vững.
Chƣơng 6 - Kết luận và khuyến nghị: đƣa ra các kết luận và kiến nghị về việc
phát triển DLST bền vững.
Kết quả thu đƣợc:
 Tính đa dạng sinh học: VQG Lò Gò – Xa Mát có tính đa dạng sinh học cao với
các hệ sinh thái đặc trƣng, nhiều loài động thực vật quý hiếm đặc hữu, cảnh
quan đẹp, còn có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia.
 Hoạt động DLST tai VQG chỉ đang trong giai đoạn hình thành.
 Cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, nguồn vốn, cơ chế chính chƣa đáp ứng đủ nhu
cầu phát triển hoạt DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA .............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................................. viii
Chƣơng 1: ................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1

1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2
1.3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2
1.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 2
1.4.1.Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................. 2
1.4.2.Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 2
Chƣơng 2: ................................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ............................................................................................................................ 3
2.1.ĐA DẠNG SINH HỌC .................................................................................................... 3
2.1.1.Định nghĩa ................................................................................................................. 3
2.1.2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học ...................................................................... 3
2.2. HỆ THỐNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN .............................................................. 4
2.2.1.Định nghĩa ................................................................................................................. 4
2.2.2. Phân hạng khu bảo tồn thiên nhiên........................................................................... 5
2.2.3. Mục tiêu quản lý của các khu bảo tồn thiên nhiên ................................................... 5
2.3. DU LỊCH SINH THÁI .................................................................................................... 5
2.3.1. Định nghĩa ................................................................................................................ 5
2.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ........................................................ 6
2.3.3. Những yếu tố thiết yếu đối với việc tổ chức du lịch sinh thái thành công ............... 7
2.3.4. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam 7
Chƣơng 3: ................................................................................................................................... 9
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 9
3.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................ 9
3.2. THAM KHẢO HỆ THỐNG BẢN ĐỒ HIỆN CÓ .......................................................... 9
3.3. ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VÀ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA .............................................. 9
iv


3.4. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ................................................... 9
3.5. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ SWOT ......................................................................................... 10
3.6. PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ...................................................................................... 10

Chƣơng 4: ................................................................................................................................. 11
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................................. 11
4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI VQG LÕ GÕ –
XA MÁT .............................................................................................................................. 11
4.1.1.Vị trí địa lý............................................................................................................... 11
4.1.2.Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 12
4.1.3. Kinh tế - xã hội ....................................................................................................... 12
4.2. TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG LÕ GÕ
– XA MÁT ........................................................................................................................... 13
4.2.1. Vị trí........................................................................................................................ 13
4.2.2. Tài nguyên động thực vật rừng ............................................................................... 14
4.2.3. Tài nguyên nhân văn............................................................................................... 18
4.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG LÒ GÒ
– XA MÁT ........................................................................................................................... 20
4.3.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của VQG Lò Gò – Xa Mát ..................... 20
4.3.2. Các phân khu chức năng ......................................................................................... 22
4.3.3. Thực trạng về du lịch sinh thái của VQG Lò Gò – Xa Mát ................................... 23
4.3.4. Khả năng tham gia các hoạt động du lịch của cộng đồng địa phƣơng ................... 25
4.3.5. Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trƣờng ............................. 29
4.3.6. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò
– Xa Mát .......................................................................................................................... 34
Chƣơng 5: ................................................................................................................................. 38
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ................................................................................................... 38
5.1. GIẢI PHÁP CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ........................................................................... 38
5.2. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ........ 39
5.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của VQG Lò Gò – Xa Mát.............................................. 39
5.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch sinh thái ........................................................ 40
5.2.3. Quản lý hoạt động du lịch ...................................................................................... 40
5.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG (TIẾP THỊ) .............................................. 41
5.3.2. Xác định thị trƣờng và khách hàng mục tiêu gắn với du lịch bền vững và du lịch

sinh thái ............................................................................................................................ 41
5.3.3. Tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái đến thị trƣờng mục tiêu đã xác
định ................................................................................................................................... 42
5.4. GIẢI PHÁP XÃ HỘI..................................................................................................... 42
v


5.4.1. Giáo dục cộng đồng ................................................................................................ 42
5.4.2. Sự tham gia của công đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch sinh thái ............... 43
5.5. GIẢI PHÁP CƠ SỞ HẠ TẦNG .................................................................................... 44
5.6. GIẢI PHÁP BẢO VỆ, TÔN TẠO CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH ............. 45
5.6.1. Phát triển du lịch bền vững về kinh tế .................................................................... 45
5.6.2.Phát triển du lịch bền vững về tài nguyên ............................................................... 46
5.7. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN .......................................................................................... 47
Chƣơng 6: ................................................................................................................................. 48
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................................... 48
6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 48
6.2. KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................... 48
6.2.1. Đối với UBND tỉnh Tây Ninh ................................................................................ 48
6.2.2.Đối với VQG Lò Gò – Xa Mát ................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 50

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CITES

Kế hoạch hành động đa dạng sinh học


ĐDSH

Đa dạng sinh học

DLST

Du lịch sinh thái

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vƣờn Quốc Gia

WTO

Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế

WWF

Quỹ quốc tế và bảo vệ thiên nhiên

vii



DANH SÁCH BẢNG
Hình 4.1: Vị trí VQG Lò Gò – Xa Mát
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu trình độ cán bộ VQG Lò Gò – Xa Mát
Biểu đồ 4.2: Các hình thức tác động vào rừng của ngƣời dân địa phƣơng
Biểu đồ 4.3: Nhận thức ngƣời dân về lợi ích của rừng Lò Gò – Xa Mát
Biểu đồ 4.4: Những vấn đề có ảnh hƣởng lớn tới bảo tồn của VQG hiện nay
Biểu đồ 4.4: Các hoạt động ngƣời dân mong muốn tham gia khi DLST phát triển
Biểu đồ 4.6: Lợi ích của DLST mang đến cho ngƣời dân
Bảng 4.1: Những giá trị tiềm năng của VQG Lò Gò – Xa Mát
Bảng 4.2: Sơ đồ SWOT về công tác tổ chức quản lý tại VQG Lò Gò – Xa Mát
Bảng 4.3: Sơ đồ SWOT về hoạt động DLST VQG Lò Gò – Xa Mát

viii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đƣợc quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng
sinh học cao và là đất nƣớc có tính đa dạng sinh học xếp thứ 16 trên thế giới, với
những kiểu rừng đầm lầy, sông suối, rạn san hô…tạo nên môi trƣờng sống cho khoảng
10% tổng số loài chim và thú trên thế giới.
Nhƣng do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu khoa học, khai thác
quá mức, khai thác có tính hủy diệt, sử dụng không bền vững tài nguyên đa dạng sinh
học, do sức ép sự gia tăng dân số, đói nghèo, phát triển kinh tế, sự du nhập của loài
mới, loài ngoại lai, ô nhiễm môi trƣờng và khí hậu…đã làm cho nhiều hệ sinh thái
trong đó rõ nhất là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái giàu tính đa dạng sinh học nhất bị
suy giảm, kéo theo sự suy giảm về thành phần và số lƣợng các loài động thực vật.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đa dạng sinh học, năm 1993 Việt Nam đã

kí công ƣớc quốc tế về đa dạng sinh học, 22/12/1995 chính phủ đã phê duyệt kế hoạch
hành động đa dạng sinh học (BAP), 20/01/1994 kí công ƣớc về buôn bán quốc tế các
loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)...cho đến nay Việt Nam đã lập một
danh sách các khu bảo tồn thiên nhiên gồm 60 khu bảo tồn đất ngập nƣớc, 15 khu bảo
tồn biển, 126 khu rừng đặc dụng trong đó có 27 vƣờn quốc gia, 49 khu dự trữ thiên
nhiên, 11 khu bảo vệ loài và sinh cảnh, 39 khu bảo vệ cảnh quan.
Các khu bảo tồn thiên nhiên đƣợc thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng
sinh học, nghiên cứu khoa học và phục vụ tham quan du lịch. Hiện nay các khu bảo
tồn và VQG đang xây dựng và phát triển nhiều loại hình DLST với mục đích bảo tồn
đa dạng sinh học, phát triển môi trƣờng sinh thái cũng đồng thời tạo sinh kế bền vững
cho ngƣời dân địa phƣơng. Song hoạt động phát triển DLST chƣa mang lại nhiều hiệu
quả cao, chỉ mang tính hình thức do chƣa đánh giá đúng thực trạng tiềm năng của khu
vực, nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ nhu cầu của khách tham quan.
VQG Lò Gò – Xa Mát thuộc tỉnh Tây Ninh với diện tích 18.803ha là nơi có tính
đa dạng sinh học cao với sự đa dạng về các sinh cảnh tự nhiên trong đó có nhiều sinh
1


cảnh đẹp với nhiều loài động thực vật quý hiếm, nơi đây còn có giá trị sinh thái nhân
văn cao. Kết hợp với thuận lợi về vị trí địa lý là những điều kiện phù hợp cho sự phát
triển hoạt động DLST tại VQG. Tuy nhiên, tiềm năng này chƣa đƣợc khai thác đúng
mức, việc tổ chức các hoạt động du lịch chƣa đƣợc đồng bộ, nguồn nhân lực và tài
chính còn hạn chế, cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách tham quan. Là
những nguyên nhân chính khiến VQG Lò Gò – Xa Mát chƣa phát huy đƣợc tiềm năng
vốn có.
Để góp phần phát triển DLST, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phƣơng
và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bảo tồn ĐDSH tại khu vực, tôi đã thực hiện đề
tài “Nghiên cứu điều tra khảo sát những gía trị đa dạng sinh học và đề xuất biện
pháp quản lý để phát triển bền vững DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát.”
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU



Đánh giá tổng quan về tính đa dạng sinh học tại VQG Lò Gò – Xa Mát.



Khảo sát tiềm năng phát triển DLST tại Vƣờn.



Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển DLST.



Đề xuất các biện pháp quản lý để phát triển bền vững DLST và sử dụng nó
nhƣ một công cụ để bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Lò Gò – Xa Mát.

1.3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Cấp độ nghiên cứu: Nghiêm cứu để đề xuất giải pháp trong quản lý để phát
triền bền vững DLST.
Giới hạn: Nghiên cứu khảo sát hiện trạng và tiềm năng phát triển DLST.
1.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1.Địa điểm nghiên cứu
VQG Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh.
1.4.2.Đối tƣợng nghiên cứu
Giá trị văn hóa – xã hội.
Giá trị tự nhiên: tài nguyên động vật, tài nguyên thực vật, sinh thái cảnh quan, sinh
thái nhân văn.
Hiện trạng hoạt động DLST ở VQG Lò Gò – Xa Mát.


2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1.ĐA DẠNG SINH HỌC
2.1.1.Định nghĩa
Thuật ngữ “đa dạng sinh học” (Biodiversity biological diversity) lần đầu tiên
đƣợc Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với
nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng
sinh thái (số lƣợng các loài trong một quần xã sinh vật). Hiện nay đã có ít nhất 25 định
nghĩa nữa cho thuật ngữ “đa dạng sinh học”.
Định nghĩa do quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF (1989) đề xuất: “Đa
dạng sinh học là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật,
động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái
vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trƣờng”.
ĐDSH còn đƣợc định nghĩa là sự đa dạng giữa các sinh vật từ tất cả các nguồn,
vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thủy vực nội địa và các phức hệ sinh
thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng trong mõi loài, giữa các loài và các
hệ sinh thái (IUCN, 1994). Đây là định nghĩa về ĐDSH đƣợc nhiều quốc gia chính
thức chấp nhận và đƣợc sử dụng trong công ƣớc ĐDSH. [11]
2.1.2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học
Tầm quan trọng của ĐDSH đƣợc thể hiện qua ba giá trị sau:
 Giá trị sinh thái môi trƣờng
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài ngƣời. Các
hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa. Duy trì sự ổn
định và màu mỡ của đất, nƣớc, điều hòa khí hậu, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm và giảm
thiên tai, đồng thời phân hủy chất thải.
 Giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế của ĐDSH có thể nêu khái quát ở các mặt sau:

3


 Giá trị đƣợc tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài
nguyên ĐDSH.
 ĐDSH đảm bảo cơ sở an ninh lƣơng thực và phát triển bền vững của đất
nƣớc, đảm bảo các nhu cầu về ăn mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm
nghèo.
 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.
 Góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất.
 Giá trị xã hội nhân văn
Sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa gắn liền với ĐDSH.
Tạo nhận thức đạo đức và văn hóa hƣởng thụ thẫm mĩ cho ngƣời dân. Qua đó
biểu hiện phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hình thù, nhiều màu sắc, nhiều kết cấu,
nhiều hƣơng vị của thế giới. Sinh vật con ngƣời trở nên hiền hòa và yêu cái đẹp.
ĐDSH góp phần đắc lực trong việc giáo dục con ngƣời, đặc biệt là đối với thế
hệ trẻ, lòng yêu thiên nhiên yêu quê hƣơng đất nƣớc.
ĐDSH là yếu tố chống căng thẳng, tạo sự thoải mái cho con ngƣời.
ĐDSH góp phần tạo ổn định xã hội thông qua việc đảm bảo an toàn lƣơng thực,
thực phẩm, thỏa mãn các nhu cầu của ngƣời dân về đầy đủ các chất dinh dƣỡng, về ăn
mặc, nhà ở, tham quan du lịch và thẩm mĩ. [9]
2.2. HỆ THỐNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
2.2.1.Định nghĩa
 Khu bảo tồn thiên nhiên
Định nghĩa của IUCN khẳng định bảo tồn ĐDSH là mục tiêu cơ bản của các khu bảo
tồn thiên nhiên:
“Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển, đƣợc khoanh
vùng để bảo vệ ĐDSH, các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đi kèm, đƣợc quản lý
bằng công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác” (IUCN 1994 )
 Vƣờn quốc gia

Theo hệ thống phân hạng BTTN thế giới (IUCN): VQG là những khu vực rộng lớn có
vẻ đẹp thiên nhiên (ở bờ biển hay ở đất liền) đƣợc giữ gìn để bảo vệ một hoặc một vài
hệ sinh thái đặc biệt, đồng thời dùng cho các mục đích giáo dục, nghiêm cứu khoa học,
4


nghĩ ngơi giải trí và tham quan du lịch (IUCN). Các VQG là một khu vực đƣợc bảo vệ
theo quy định của IUCN loại II. [9]
2.2.2. Phân hạng khu bảo tồn thiên nhiên
IUCN đã đƣa ra một hệ thống gồm 6 hạng
 Hạng I : Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt / Khu bảo vệ hoạng dã.
 Hạng II : Vƣờn quốc gia.
 Hạng III : Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên.
 Hạng IV : Khu bảo tồn loài / sinh cảnh.
 Hạng V : Khu bảo tồn cảnh quan đất liền / biển.
 Hạng VI : Khu bảo tồn kết hợp sự bền vững tài nguyên. [9]
2.2.3. Mục tiêu quản lý của các khu bảo tồn thiên nhiên
Mục tiêu quản lý của các khu bảo tồn thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. Sau đây là
một số mục tiêu chính:
 Nghiêm cứu khoa học.
 Bảo vệ đời sống hoang dã.
 Bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen.
 Duy trì các dịch vụ môi trƣờng.
 Bảo vệ các đặc điểm tự nhiên và văn hóa.
 Du lịch và nghĩ dƣỡng.
 Giáo dục.
 Sử dụng bền vững tài nguyên của hệ sinh thái tự nhiên.
 Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. [9]
2.3. DU LỊCH SINH THÁI
2.3.1. Định nghĩa

2.3.1.1. Du lịch sinh thái
DLST là một loại hình du lịch mới và đang có xu hƣớng phát triển nhanh chóng
ở nhiều quốc gia trên thế giới. DLST (Ecotourism) là một khái niệm rộng đƣợc hiểu
khác nhau từ những góc độ khác nhau.
DLST Hector Ceballos-lascurain đƣa ra năm 1987: “DLST là du lịch đến những
khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiêm cứu, tham
5


quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa đƣợc khám phá”.
[1]
Hiệp hội DLST quốc tế (WTO): “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu
vực thiên nhiên mà bảo tồn đƣợc môi trƣờng và cải thiện phúc lợi cho ngƣời dân địa
phƣơng”. [1]
Định nghĩa chính xác nhất và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999):
“DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thƣờng đƣợc bảo vệ với
mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo
quỹ để bảo vệ môi trƣờng, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho
ngƣời dân địa phƣơng và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con
ngƣời”. [1]
Tổng cục Du lịch Việt Nam, WWF, IUCN đã đƣa ra định nghĩa về DLST ở
Việt Nam: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với
giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”. [1]
2.3.2.2. Du lịch sinh thái bền vững
DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tƣơng lai.
“Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trƣờng trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức” (Allen K

1993). [1]
2.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trƣờng, qua
đó tạo ý thức tham gia vào nổ lực bảo tồn. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản,
tạo ra sự khác biệt giữa DLST và các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác.
Bảo vệ môi trừơng và duy trì các hệ sinh thái. Là vấn đề đƣợc ƣu tiên hàng đầu
để phát triển DLST bền vững.
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa bản địa. Có ý nghĩa quan trọng và là
nguyên tác hoạt động của DLST.
6


Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng. Đây vừa là
nguyên tắc vừa là mục tiêu hƣớng đến của DLST. [1]
2.3.3. Những yếu tố thiết yếu đối với việc tổ chức du lịch sinh thái thành công
 Ít gây ảnh hƣởng tới tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên.
 Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều
hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ.
 Tôn trọng văn hóa truyền thống địa phƣơng.
 Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phƣơng và cho các bên
tham gia khác, bao gồm cả nhà điều hành tour tƣ nhân.
 Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên.
 Giáo dục những ngƣời tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.
 Sẽ không thể có DLST nếu nhƣ không có thiên nhiên (đƣợc bảo vệ tốt) và sự
hấp dẫn của thiên nhiên để thƣởng thức. [1]
2.3.4. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên ở
Việt Nam
Mặc dù có tiềm năng lớn, nhƣng DLST ở các KBTTN Việt Nam đang ở giai
đoạn bắt đầu phát triển và chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của nó. Một trong
những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển DLST ở các khu BTTN Việt Nam

là thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng các
chính sách phát triển và quy hoạch DLST. Các hoạt động du lịch tại các khu BTTN ở
Việt Nam còn mang tính tự phát, chƣa có sản phẩm thị trƣờng và thị trƣờng mục tiêu,
chƣa có đầu tƣ cho công việc xúc tiến và phát triển cồng nghệ phục vụ cho DLST. [8]
Ở nƣớc ta hiện nay mới chỉ tổ chức đƣợc một số hoạt động du lịch dựa vào việc
khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:
 Du lịch tham quan, nghiêm cứu ở một số khu BTTN đặc biệt là các VQG.
 Du lịch thám hiểm, nghiêm cứu vùng núi cao nhƣ Phanxipang (Lào Cai)
 Du lịch tham quan miệt vƣờn, sông nƣớc đồng bằng sông Cửu Long.
 Tổ chức các cuộc hành trình bằng xe đạp, xe máy xuyên Việt để tham quan tìm
hiểu cảnh quan thiên nhiên, con ngƣời Việt Nam.
 Du lịch về thăm chiến trƣờng xƣa.
7


Xét về nội dung và cách thức tổ chức thì hoạt động du lịch ở các khu BTTN hiện
nay thuộc loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên có định hƣớng DLST.
DLST đang trở thành trào lƣu phát triển mạnh mẽ tại các khu bảo tồn, VQG ở Việt
Nam nhằm làm tăng những giá trị bền vững về mặt kinh tế, bảo tồn và nâng cao nhận
thức của ngƣời dân vùng đệm. VQG Lò Gò – Xa Mát có nhiều tiềm năng về ĐDSH và
những giá trị về văn hóa lịch sử, vì vậy cần xây dựng một chiến lƣợc đúng đắn để phát
triển du lịch một cách bền vững.

8


Chƣơng 3:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tài liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn: Thu thập các số liệu thống kê, các báo

cáo nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của các dự án bảo tồn, phát triển kinh tế xã hội,
du lịch... từ các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, các tài liệu, số liệu thống kê do VQG
cung cấp.
Quá trình nghiên cứu tài liệu giúp ta xác định đƣợc các cơ sở lý luận, quan điểm
về vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững DLST.
3.2. THAM KHẢO HỆ THỐNG BẢN ĐỒ HIỆN CÓ
Đây là phƣơng pháp không thể thiếu đối với các đề tài nghiên cứu khoa học có
liên quan tới lãnh thổ, đặc biệt là địa học, du lịch, môi trƣờng và công tác khảo sát
thực địa.
Bản đồ đƣợc sử dụng chủ yếu theo hƣớng chuyên ngành với việc thể hiện sự
phân bố lãnh thổ của VQG, sự phân bố của hệ động thực vật, các hệ sinh thái đặc thù,
thuận lợi của vị trí địa lý, đặc biệt là sơ đồ các tuyến du lịch.
3.3. ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VÀ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Khảo sát thực địa có mục đích kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung những tƣ liệu đã
thu thập đƣơc. Giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình thực tế ở VQG.
Điều tra xã hội học giúp thu thập những ý kiến đóng góp từ nhà quản lý, du
khách và ngƣời dân, đem lại các yếu tố khách quan để đánh giá hiện trạng hoạt động
DLST tại VQG.
3.4. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
Những số liệu, thông tin thu thập đƣợc phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu
những đặc trƣng cơ bản về giá trị ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá và hiện trạng
tổ chức, quản lý hoạt động du lịch của VQG Lò Gò – Xa Mát.
Dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu, các báo cáo tổng kết hàng năm của
VQG, những thông tin thu thập sẽ đƣợc phân tích để làm rõ tiềm năng, cơ hội – thách
thức trong hoạt động du lịch sinh thái của VQG, từ đó xây dựng các nhóm giải pháp
9


nhằm khắc phục các khó khăn, thách thức trong hoạt động DLST tại Vƣờn. Các nhóm
giải pháp tập trung chủ yếu vào nhóm giải pháp tổ chức, quản lý các hoạt động và phát

triển du lịch sinh thái của VQG Lò Gò – Xa Mat.
3.5. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ SWOT
Việc sử dụng sơ đồ SWOT sẽ làm rõ thực trạng về những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò – Xa
Mát. Thông qua việc phân tích sơ đồ SWOT, những nguyên nhân dân đến những điểm
yếu, thách thức đối với việc phát triển hoạt động du lịch tại VQG sẽ đƣợc nhân diện để
từ đó có định hƣớng khắc phục và phát huy những cơ hội, điểm mạnh của Vƣờn.
SƠ ĐỒ SWOT
Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

Thể hiện những thuận lợi, ƣu thế của Hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng,
VQG trong việc phục vụ hoạt động công tác tổ chức DLST của VQG Lò
Gò – Xa Mát

DLST
Cơ hội (O)

Thách thức (T)

Nêu lên đƣợc những điều kiện thuận lợi

Dự báo những tác động xấu đến du

để VQG Lò Gò – Xa Mát có thể phát lịch, cảnh quan, môi trƣờng, tài nguyên
huy đƣợc DLST

thiên nhiên


3.6. PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Sau quá trình phân tích tổng hợp phân tích hệ thống đã đề xuất đƣợc giải pháp
cho hoạt động DLST tại Vƣờn, ta cần tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Các chuyên gia sẽ giúp ta chỉnh lý quá trình diễn giải, đánh giá kết quả và đƣa ra đề
xuất trong đề tài.
Tham vấn những ngƣời có chuyên môn sâu và hiểu biết rộng đã và đang làm
trong lĩnh vực du lịch.

10


Chƣơng 4:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI VQG LÕ
GÒ – XA MÁT
4.1.1.Vị trí địa lý
VQG Lò Gò - Xa Mát là khu rừng tự nhiên có diện tích lớn và đa dạng sinh học
nhất của tỉnh Tây Ninh, nằm trong tọa độ địa lý từ 11002’ đến 11047’ vĩ độ Bắc và từ
105057’ đến 106004’ kinh độ Đông.

Hình 4.1 Sơ đồ vị trí VQG Lò Gò – Xa Mát
VQG Lò Gò - Xa Mát đƣợc thành lập theo Quyết định số 91/2002/QĐ-TTg
ngày 12/7/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ. Với tổng diện tích của Vƣờn là 18.806 ha
nằm trên địa phận 3 xã: Tân Lập, Tân Bình, Hoà Hiệp, thuộc huyện Tân Biên, tỉnh
Tây Ninh (cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc), bao bọc xung quanh các xã
trên và VQG Lò Gò – Xa Mát là:
11


 phía bắc và tây giáp Campuchia, phía tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ Đông.

 phía Đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập – Tân Bình.
 phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp. [4]
4.1.2.Điều kiện tự nhiên
Khu vực Lò Gò – Xa Mát có nguồn gốc địa chất đơn giản. Nền địa chất tại khu
vực VQG thuộc trầm tích đệ tứ có tuổi Pleistocene thuộc hệ tầng Mộc Hóa và
Holocene thuộc Holocene thƣợng và hạ, trầm tích sông và đầm lầy, không có trầm tích
trung thuộc trầm tích biển tại khu vực này.
VQG Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần nhƣ bằng phẳng, thay đổi trong khoảng 5
– 20m rải rác có những gò cao với độ cao không vƣợt quá 25m so với mực nƣớc biển.
Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5 o do vậy VQG có địa hình gần nhƣ bằng phẳng nhƣ
là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông.
Thành phần thổ nhƣỡng của VQG Lò Gò –Xa Mát bao gồm: đất phù sa cổ (đất xám
điển hình), đất phù sa sông suối (đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng), đất phù sa có tầng
laterit và đất xám đọng mùn tầng mặt.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Với các đặc trƣng khí hậu:
 Lƣợng mƣa trung bình/ năm: 1800mm. Phân bố không điều giữa các tháng,
thƣờng tập trung từ tháng 6 đến tháng 10.
 Nhiệt độ trung bình/ năm: 26,90 C. Biên độ nhiệt giữa các tháng không cao.
 Bốc hơi nƣớc trung bình/ năm: 1.100-1.200mm.
Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác chỉ có
nƣớc vào mùa mƣa. [4]
4.1.3. Kinh tế - xã hội
VQG Lò Gò – Xa Mát có tổng diện tích vùng đệm là 18.600 ha, nằm trên địa bàn
hành chính của 4 xã Tân Bình, Tân Lập, Hoà Hiệp và Thạnh Tây huyện Tân Biên tỉnh Tây
Ninh. Theo kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn cƣ dân đều sinh sống trong và quanh vùng
đệm, hoặc có một số ít sống trong vùng lõi của VQG. Tổng dân số các xã vùng đệm là
31.331 ngƣời với 8.131 hộ trong đó: 22,32% là hộ nghèo; 26,09% hộ trung bình và
51,59% là hộ giàu. (thông tin chi tiết tại: Bảng 1 - Phụ lục 3)
Dân tộc chủ yếu ở khu vực là ngƣời Kinh với 7.806 hộ chiếm 97,0%; Khơmer
202 hộ chiếm 2,6%; các dân tộc khác (Tày, Mƣờng, Hoa) là 25 hộ chiếm 0,4%.

12


Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của nhân dân các xã, có khoảng từ 8095% ngƣời dân sống bằng nghề nông, chăn nuôi quy mô nhỏ và làm thuê theo mùa vụ.
Một bộ phận dân cƣ vẫn còn sống lệ thuộc vào đất rừng và các lâm sản ngoài gỗ, tạo
áp lực lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG. Nhìn chung đời sống đại đa số
ngƣời dân xung quanh VQG còn gặp nhiều khó khăn. (chi tiết: Bảng 2 - Phụ lục 3). [4]
4.2. TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG
LÒ GÒ – XA MÁT
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, VQG Lò Gò – Xa Mát đƣợc ban tặng nguồn
tài nguyên động thực vật phong phú, những vẻ đẹp tự nhiên đến bất ngờ, những mảng
màu sắc rực rỡ hệ sinh thái rừng, hệ thống sông, suối và bầu trời…Không chỉ có vậy
VQG Lò Gò – Xa Mát còn đƣợc chú ý đến nhƣ một di tích lịch sử và văn hóa.
4.2.1. Vị trí
Tây Ninh là tỉnh có vị trí thuận lợi, cách thành phố Hồ Chí Minh 99 km, cách
thành phố du lịch Vũng Tàu khoảng 200 km. Khi đƣờng Hồ Chí Minh hoàn thành, Tây
Ninh sẽ nối với Buôn Ma Thuột và các tỉnh Tây Nguyên. Tây Ninh còn nối với các
tỉnh miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh bằng đƣờng thủy, trên sông Sài
Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Mặt khác, Tây Ninh cách Thủ đô Phnom Pênh, nơi có
nhiều cảnh quan du lịch nổi tiếng của Campuchia không xa khoảng 170km. Con
đƣờng xuyên Á hoàn thành, việc thông thƣơng theo tuyến này có nhiều thuận lợi hơn
và là cơ hội để phát triển du lịch.
VQG Lò Gò – Xa Mát có vị trí sát với biên giới Việt Nam – Campuchia, có
hàng chục km đƣờng biên giới với Campuchia và có thể thông thƣơng với các nƣớc
khác trong khu vực Đông Nam Á bằng cửa khẩu chính là Xa Mát và các cửa khẩu phụ
Chàng Riệc, Tân Phú và Cây Gõ. VQG Lò Gò – Xa Mát còn nằm trong khu quy hoạch
kinh tế cửa khẩu Xa Mát của tỉnh Tây Ninh việc quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Xa
Mát theo hƣớng hiện đại sẽ đem lại thị trƣờng du khách cho dịch vụ DLST của Vƣờn
quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
Ngoài ra VQG còn nằm trong chuổi các khu du lịch văn hóa, lịch sử nhƣ Trung

ƣơng cục Miền Nam, Núi Bà Đen, hồ nƣớc Dầu Tiếng và Tòa Thánh Tây Ninh …nên
sẽ dễ dàng phối hợp với các công ty du lịch trong tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh
trong việc liên doanh, liên kết tổ chức các tour du lịch sinh thái.
13


Với vị trí thuận lợi nhƣ vậy sẽ tạo nhiều cơ hội để phát triển du lịch không chỉ ở
mức độ trong nƣớc mà còn cả trong khu vực.
4.2.2. Tài nguyên động thực vật rừng
VQG Lò Gò – Xa Mát nằm ở vị trí chuyển tiếp từ vùng Đông Nam Bộ xuống
vùng đồng bằng sông Cửu Long, có các dạng địa hình đồi thấp, bàu, trảng đất ngập
nƣớc theo mùa, các sông, rạch tự nhiên...những đặc trƣng đó chỉ có ở VQG Lò Gò Xa Mát mà các VQG khác không có, nó chi phối và liên quan đến sự phân bố của
thảm thực vật rừng, đa dạng sinh học của VQG Lò Gò - Xa Mát. Các kiểu rừng tồn tại
trong VQG Lò Gò – Xa Mát bao gồm:
 Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thƣờng xanh cây lá rộng theo mùa.
 Kiểu rừng sao dầu thứ sinh trên đất ngập nƣớc theo mùa.
 Kiểu rừng khô thƣa thứ sinh ngập nƣớc theo mùa trên đất ngập nƣớc ƣu thế họ
Sao dầu (Dipterocarpaceae) và tràm (Melaleuca)
 Kiểu rừng khô ngập nƣớc theo mùa ƣu thế tràm và cây bụi gai.
 Trảng cỏ ngập nƣớc theo mùa.
 Rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nƣớc ven sông, lòng suối.
Chính sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên đã tạo nên sự đa dạng về thành
phần thực vật, động vật cho VQG Lò Gò – Xa Mát.
Đa dạng về thành phần thực vật rừng
Diện tích rừng tự nhiên là 13.636 ha chiếm hơn 73 % diện tích của VQG, là khu
vực có t lệ diện tích rừng tập trung lớn nhất của tỉnh Tây Ninh. Hệ thực vật rừng của
VQG Lò Gò- Xa Mát mang tính đặc trƣng của các sinh cảnh chuyển tiếp giữa Tây
Nguyên, miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Nơi đây có các quần thể
cây họ Dầu đặc trƣng của miền Đông Nam Bộ, rừng Khộp của Tây Nguyên, quần thể
tràm và sinh cảnh đất ngập nƣớc của Đồng bằng Sông Cửu Long. Dƣới đây là đặc

điểm các kiểu thảm thực vật VQG Lò Gò – Xa Mát. (Bảng 1 - Phụ lục 2)
Các kết quả nghiên cứu về thực vật rừng ở VQG Lò Gò - Xa Mát đã xác định
đƣợc 694 loài thuộc 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi. Ngành Ngọc Lan
(Magnoliophyta) là ngành có nhiều loài thực vật nhất (chiếm 97,1% trong tổng số loài
thực vật).(chi tiết: Bảng 3 - Phụ lục 2)
14


VQG Lò Gò – Xa Mát có 28 loài lan thuộc 19 chi. Nhóm địa lan có củ sống
trong đất theo mùa, đƣợc xem là đặc trƣng cho thảm cỏ rừng ƣu thế sao dầu thƣa hỗn
giao với các loài cỏ. Một số loài địa lan thƣờng gặp nhƣ hà biện mũi (Habenaria
rostrata), Habenaria sp. và bạch phƣợng tua (Pecteilis susannae) cho thấy tính riêng
biệt khu hệ thực vật và thảm của VQG Lò Gò – Xa Mát. Loài Pecteilis susannae là
một trong những loài địa lan đẹp nhất của vùng Đông Nam Á, loài địa lan này rất hiếm
mà vẫn đuợc tìm thấy tại Vƣờn là một điều lý thú và xứng đáng có sự quan tâm bảo vệ
cần thiết tránh nguy cơ khai thác. Còn các loài phong lan nhƣ Còn các loài phong lan
nhƣ thanh đạm mụt (Coelogyne lentiginosa), sư trăm (Dendrobium leonis) và vi túi tái
(Micropera pallid) là loài hiếm và không đƣợc tìm thấy nơi nào khác tuy nhiên chúng
lại khá phổ biến tại đây.
Khu hệ thực vật của VQG còn bao gồm một số lƣợng đáng kinh ngạc các loài
cây bắt côn trùng. Có thể kể đến nhƣ bắt ruồi (Drosera burmannii), trư lung thảo
(Nepenthes mirabilis), N. thorelii và Utricularia spp.
Một loài dây leo bì sinh khá đặc trƣng là loài dây tổ kiến (Dischidia rafflesiana)
đƣợc quan sát khá dễ dàng tại VQG cho thấy sự biến đổi lý thú của hình thái lá, chúng
đƣợc biến đổi thích nghi có dạng bình chứa nƣớc, dự trữ nƣớc cho mùa khô. Trong rễ
của chúng lại có cấu trúc dạng bình để hấp thu nƣớc duy trì sự tồn tại của chúng trong
điều kiện khô hạn. Đây cũng là một đối tƣợng rất hay về ĐDSH để giới thiệu cho du
khách.
Khu hệ thực vật của VQG Lò Gò – Xa Mát còn bao gồm một số lƣợng lớn các
loài thủy sinh, bán thủy sinh và mọc gần bờ nƣớc. Một số loài đã quan sát đƣợc trong

mùa mƣa trên các trảng ngập nƣớc nhƣ thủy trang (Hydrocera triflora), Ottelia sp.,
Utricularia sp., Rotala sp., Villarsia rhomboidalis, Nymphaea sp. Và Monochoria sp.
Các loài thực vật quý hiếm nhƣ: Cẩm lai (Dalbergia bariensis), Gõ đỏ
(Pahudia cochichinensis), Giáng hƣơng (Pterocarpus pedantus), Mun (Diospyros
mun), Huỳnh đƣờng (Dysoxylum loureiri), Trai (Fagraea fragrans), Căm xe (Xylia
dolabriformis), Gõ mật Sindora cochichinensis), …
Các loài thực vật đặc hữu và cận đặc hữu tại Vƣờn gồm 3 nhóm:

15


 Nhóm1: có Habenaria rostrata, Pectelis susannae, Dendrobium leonis,
Micropera pallida (Orchidaceae) phân bố hẹp giới hạn trong các kiểu rừng ƣu
thế họ sao dầu thuộc Nam Đông Dƣơng từ vùng đồng bằng Thái Lan đến
Campuchia và một phần nhỏ của Việt Nam.
 Nhóm 2: Colona auriculata (Tiliaceae), Dalechampia falcate (Euphorbiaceae),
Decaschistia parviflora (Malvaceae) là các loài đặc hữu của Việt Nam và vùng
lân cận bên Campuchia.
 Nhóm 3: Malleola seidenfadenii (Orchidaceae), Phoenx loureiroi (Arecaceae),
Villarsia rhomboidalis (Menyanthaceae) là các loài đặc hữu của phía Đông
Đông dƣơng kể cả Việt Nam và một phần của Lào và Campuchia.
Đa dạng về thành phần động vật rừng
Khu hệ động vật rừng của VQG Lò Gò - Xa Mát vừa mang những đặc điểm của
khu hệ động vật vùng Đông Nam Bộ nhƣ sự phân bố của các loài thú móng guốc, vừa
mang những đặc điểm của khu hệ động vật vùng đồng bằng sông Cửu Long nhƣ phân
bố của các loài chim nƣớc, các loài bò sát ở các khu vực đất ƣớt, trảng cỏ, đất ngập
nƣớc theo mùa.
Khu hệ động vật ở VQG Lò Gò – Xa Mát đã thống kê đƣợc 29 loài thú của 7
bộ, 149 loài chim thuộc 15 bộ và 40 họ, có 56 loài bò sát thuộc về 2 bộ và 15 họ, 23
loài ếch nhái thuộc 2 bộ, 6 họ, hệ côn trùng ở VQG Lò Gò - Xa Mát gồm 128 taxa côn

trùng thuộc về 9 bộ, có 88 loài cá thuộc 26 họ và 10 bộ với những đặc điểm cụ thể sau:
VQG Lò Gò-Xa Mát là một trong những vùng chim quan trọng của Việt Nam,
là nơi phân bố của những loài chim quí hiếm, phân bố hẹp, đặc hữu vùng, những loài
đang bị nguy cấp hay bị đe dọa ở cấp quốc gia và qui mô toàn cầu nhƣ: Gà lôi hông tía
(Lophura diardi), Già đẫy Ja va (Leptoptilos javanicus), Chích chạch má xám
(Macronous kelleyi), Sếu cổ trụi (Sếu đầu đỏ) (Grus antigone sharpii), Cò nhạn
(Anastomus oscitans), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Đuôi cụt bụng vằn (Pitta
elliotii) và Sả mỏ rộng (Halcyon capensis). Nơi đây còn là nơi dừng chân của một số
loài chim di cƣ đặc biệt là sếu đầu đỏ. Dƣới đây là những vùng phân bố và các loài
thƣờng gặp trong từng sinh cảnh (Bảng 6 - Phụ lục 2).
Nếu nhƣ ở phía Bắc ếch nhái thƣờng trú đông thì ở VQG Lò Gò – Xa Mát, ếch
nhái lại trú khô. Trong mùa khô, phần lớn các loài ếch nhái ở đây do môi trƣờng sống
16


×