Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCVIEW GIS 3.3 XÂY DỰNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN NHÀ ĐẤT PHƯỜNG 1,TP VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCVIEW GIS 3.3 XÂY
DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN NHÀ
ĐẤT PHƯỜNG 1, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH
BÀ RỊA-VŨNG TÀU

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

TỪ THIỆN BÁ
06151027
DH06DC
2006 – 2010
CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010-




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

TỪ THIỆN BÁ

ĐỀ TÀI :

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCVIEW GIS 3.3 XÂY
DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN NHÀ ĐẤT
PHƯỜNG 1, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU

Giáo viên hướng dẫn: Th.S TRẦN DUY HÙNG
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
Ký tên:


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin chân thành gởi lời biết ơn đến ba mẹ, người đã dày
công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người và có được kết quả như ngày
hôm nay.
Bên cạnh đó , em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quí Thầy , Cô trong
Bộ môn Công nghệ địa chính, thuộc Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động
Sản, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn thầy Trần
Duy Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình em trong suốt quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh Hồ Việt Phước Thịnh,
cán bộ địa chính Phường 1, TP.Vũng Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan và thực hiện đề tài
này.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp Công Nghệ Địa Chính khóa 32 đã
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
Chân thành cám ơn!
Tháng 7/2010
Sinh viên
Từ Thiện Bá


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sinh viên thực hiện: Từ Thiện Bá, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCVIEW GIS 3.3 XÂY DỰNG HỆ
THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN NHÀ ĐẤT PHƯỜNG 1, TP.VŨNG TÀU,
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Duy Hùng.
Ngày nay, công nghệ thông tin đã khẳng định tầm ảnh hưởng lớn lao của mình,
sự phát triển của nó hiện hữu ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong lĩnh vực
đất đai, thì khối lượng thông tin là vô cùng lớn, yêu cầu phải quản lý và cung cấp
thông tin chính xác cho nhà quản lý và người sử dụng.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công cụ mạnh, có khả năng tích hợp thông tin
mật độ cao, cập nhật thông tin dễ dàng, giúp các nhà quản lý lưu trữ và hệ thống hóa
mọi thông tin cần thiết về dữ liệu không gian bằng máy tính và thường xuyên bổ sung,
cập nhật, tra cứu, quản lý… dữ liệu thuộc tính một cách dễ dàng. Do vậy, ứng dụng

công nghệ GIS trong quản lý thông tin đất đai, nhà ở là một giải pháp hữu hiệu, đóng
vai trò quan trọng trong việc đáp ứng cập nhật thông tin khổng lồ trong lĩnh vực quản
lý đất đai.
Với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hàng loạt các đô thị ở
nước ta mọc lên, các cuộc di dân về các đô thị ngày càng lớn và nhu cầu về nhà ở ngày
càng tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở.
Chính vì vậy, việc ứng dụng và phát triển các phần mềm quản lý thông tin đất
đai, nhà ở là rất quan trọng, cần thiết và là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ tốt
công tác quản lí đất đai, nhà ở ở đô thị.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự cho phép của Khoa Quản
Lý Đất Đai & Bất Động Sản, em thực hiện đề tài:“Ứng dụng phần mềm ArcView
GIS 3.3 xây dựng hệ thống quản lý thông tin nhà đất Phường 1, Thành Phố Vũng
Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Đề tài gồm những nội dung sau:
 Phân tích, đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu hiện có trên địa bàn Phường 1 làm
cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn thiện theo mô hình GIS.
 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu không gian và phi không
gian (thuộc tính). Đây là nguồn dữ liệu quan trọng giúp địa phương bước đầu
tiến hành tin học hóa trong quản lý thông tin đất đai, nhà ở.
 Tìm hiểu phần mềm Arcview GIS 3.3 và ngôn ngữ lập trình Avenue.
 Xây dựng công cụ tiện ích quản lý thông tin đất đai, nhà ở với các chức năng:
tìm kiếm thông tin, cập nhật thông tin.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN..................................................................................................... 3
I.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học...................................................................................................... 3

I.1.1.1. Khái quát hệ thống thông tin địa lý (GIS) .................................................... 3
I.1.1.2. Khái quát hệ thống thông tin đất đai (LIS) .................................................. 7
I.1.1.3. Các phần mềm ứng dụng.............................................................................. 9
I.1.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 13
I.1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 14
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................................................. 14
I.2.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 14
I.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 16
I.2.3. Tình hình quản lý thông tin nhà đất trên địa bàn nghiên cứu ............................. 17
I.3. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - QUY TRÌNH THỰC HIỆN......
............................................................................................................................................ 18
I.3.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 18
I.3.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu ........................................................... 18
I.3.3. Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu ................................................................ 19
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 20
II.1. THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU................................................. 20
II.1.1. Đánh giá nguồn dữ liệu không gian .................................................................. 20
II.1.2. Đánh giá nguồn dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính) ............................ 20
II.1.3. Đánh giá chung .................................................................................................. 20
II.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU........................................................ 21
II.2.1. Dữ liệu không gian ............................................................................................ 21
II.2.2. Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính) ...................................................... 26
II.3. THIẾT KẾ - XÂY DỰNG GIAO DIỆN QUẢN LÝ, THỐNG KÊ, CẬP NHẬT
THÔNG TIN NHÀ ĐẤT ................................................................................................. 33
II.3.1. Quản lý thông tin ............................................................................................... 33
II.3.1.1. Xây dựng hệ thống .................................................................................... 33
II.3.1.2. Truy vấn thông tin..................................................................................... 37
II.3.2. Thống kê đất đai ................................................................................................ 48
II.3.3. Cập nhật thông tin.............................................................................................. 52
II.4. XÂY DỰNG MENU “HỆ THỐNG” .................................................................................60



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GIS
LIS
CSDL

: Hệ thống thông tin địa lý
: Hệ thống thông tin đất đai
: Cơ sở dữ liệu

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Cấu trúc dữ liệu lớp Thửa đất....................................................................... 26
Bảng 2.2 Cấu trúc dữ liệu lớp Nhà .............................................................................. 30
Bảng 2.3 Cấu trúc dữ liệu lớp Giao thông ................................................................... 32
Bảng 2.4 Danh sách các Menu Và Item (Menu con)................................................... 34
Bảng 2.5 Các công cụ điều khiển trong Dialog ........................................................... 36
Bảng 2.6 Các Item của Menu “Hệ thống” ................................................................... 59

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các hệ thống thông tin đất đai ....................................................................... 8
Sơ đồ 1.2 Thông tin đất đai(LIS) và thông tin liên quan đến đất đai(GIS) ................... 8
Sơ đồ 1.3 Quy trình thực hiện đề tài ............................................................................ 19
Sơ đồ 2.1 Quy trình xử lý dữ liệu không gian ............................................................. 22


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ 21, thời đại của công nghệ thông tin, sự phát triển của nó hiện hữu ở hầu
hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Ngày nay, đã có nhiều phần mềm ứng dụng ra đời
thay thế cho các thao tác thủ công đem lại nhiều hiệu quả cao. Trong lĩnh vực đất đai,

thì khối lượng thông tin là vô cùng lớn, yêu cầu phải quản lý và cung cấp thông tin
chính xác cho nhà quản lý và người sử dụng. Đất đai luôn biến động, khối lượng thông
tin cần phải lưu trữ, cập nhật là rất lớn bao gồm những thông tin đăng ký về quyền sử
dụng đất, vị trí, hình dạng, kích thước thửa đất,… Nên cần đảm bảo độ chính xác cao,
tìm kiếm dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công cụ mạnh, đáng tin cậy, nó đã chứng tỏ
khả năng ưu việt hơn hẳn các hệ thông tin bản đồ truyền thống nhờ vào khả năng tích
hợp thông tin mật độ cao, cập nhật thông tin dễ dàng cũng như khả năng phân tích,
tính toán của nó, không chỉ giúp các nhà quản lý lưu trữ và hệ thống hóa mọi thông tin
cần thiết về dữ liệu không gian bằng máy tính mà còn có thể thường xuyên bổ sung,
cập nhật, tra cứu, quản lý… dữ liệu thuộc tính một cách dễ dàng. Do vậy, ứng dụng
công nghệ GIS trong quản lý thông tin đất đai, nhà ở là một giải pháp hữu hiệu, đóng
vai trò quan trọng trong việc đáp ứng cập nhật thông tin khổng lồ trong lĩnh vực quản
lý đất đai.
Với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hàng loạt các đô thị ở
nước ta mọc lên, các cuộc di dân về các đô thị ngày càng lớn và nhu cầu về nhà ở ngày
càng tăng. Do đó, nhà ở mọc lên với số lượng lớn ở các đô thị, đường sá mở thêm
ngày vàng nhiều dẫn đến sự phức tạp trong vấn đề nhà ở của người dân TP.Vũng Tàu
nói riêng và của cả nước nói chung, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về
đất đai, nhà ở.
Phường 1 là phường trung tâm thành phố Vũng Tàu, tập trung nhiều cơ quan
hành chính quan trọng của thành phố, là nơi tập trung các khách sạn, chung cư, công
trình công cộng như: giáo dục, y tế,… Chính vì vậy, việc ứng dụng và phát triển các
phần mềm chuyên ngành lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói chung và quản lý
thông tin đất đai, nhà ở nói riêng là rất quan trọng, cần thiết và là một tất yếu khách
quan nhằm phục vụ tốt công tác quản lí đất đai, nhà ở ở đô thị, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế-xã hội của phường, của thành phố trong giai đoạn trước mắt và trong
tương lai.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự cho phép của Khoa Quản
Lý Đất Đai & Bất Động Sản, em thực hiện đề tài: Ứng dụng phần mềm ArcView

GIS 3.3 xây dựng hệ thống quản lý thông tin nhà đất phường 1, thành phố Vũng
Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Mục tiêu nghiên cứu
 Xây dựng hệ thống quản lý thông tin nhà đất trên địa bàn phường 1, thành
phố Vũng Tàu.
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin nhà đất.
 Phục vụ công tác quản lý đất đai và nhà ở trên địa bàn
Đối tượng nghiên cứu
 Thông tin trên từng thửa đất, căn nhà.


 Cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính).
Phạm vi nghiên cứu
 Địa bàn nghiên cứu: Phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
 Thời gian nghiên cứu: 03/2010 – 06/2010.


PHẦN 1. TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
Một số khái niệm
 Hệ thống là một thuật ngữ dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc tình
trạng, những phương thức.
 Thông tin là một tập hợp những phần tử thường được gọi là các tín hiệu phản
ánh ý nghĩa về một đối tượng, hiện tượng hay một quá trình nào đó của sự vật,
hiện tượng thông qua một quá trình nhận thức.
 Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân
cư xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
 Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực

địa hoặc được mô tả trên bản đồ địa chính.
 Bản đồ địa chính là thể loại bản đồ chuyên đề thuộc nhóm bản đồ kỹ thuật
chuyên ngành quản lý đất đai. Bản đồ địa chính thể hiện chính xác vị trí, ranh
giới, kích thước, diện tích, và một số thông tin địa chính cần thiết được thể hiện
trên bản đồ. Bản đồ địa chính được thành lập ở cấp xã, phường, thị trấn, xây
dựng trên cơ sở đo đạc bằng các thiết bị kỹ thuật hiện đại và công nghệ nhằm
nâng cao độ chính xác và hiệu quả sử dụng.
 Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh
hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
I.1.1.1. Khái quát hệ thống thông tin địa lý (GIS)
1. Định nghĩa GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức của phần cứng, phần
mềm, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử
dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý.
2. Lịch sử phát triển của GIS
Hệ thống thông tin địa lý ( Geographical Information System) gọi tắt là GIS, là
một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên Trái
Đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi
đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và
hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS
với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến
lược).
Hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên thế giới được xây dựng vào đầu những
năm 60 (1963-1964) của thế kỷ XX ở Canada với tên gọi là CGIS (Canadian
Geographic Infomational System). Sự ra đời và phát triển của hệ thống thông tin địa lý
đã được quốc tế chấp nhận và đánh giá cao. Vì vậy, năm 1968 hội Địa lý Quốc tế đã
quyết định thành lập uỷ ban thu nhận và xử lý dữ liệu địa lý nhằm mục đích phổ biến
kiến thức lĩnh vực này trong những năm tiếp theo.



Trong những năm 70, đứng trước sự gia tăng về nhu cầu quản lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chính phủ các nước, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, bên cạnh
thiết lập hàng loạt các cơ quan chuyên trách về môi trường đã bày tỏ sự quan tâm
nhiều hơn nữa về việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển hệ thống thông tin địa lý. Cũng
trong khung cảnh đó, hàng loạt yếu tố đã thay đổi một cách thuận lợi cho sự phát triển
của hệ thống thông tin địa lý, đặc biệt là sự giảm giá thành cùng với sự tăng kích thước
bộ nhớ, tăng tốc độ tính toán của máy tính. Chính những thuận lợi này mà hệ thống
thông tin địa lý dần dần được thương mại hóa. Đứng đầu trong lĩnh vực thương mại
phải kể đến các cơ quan, công ty: Esri, Gimns, Intergrap… chính ở thời kỳ này đã nảy
sinh “loạn khuôn dạng dữ liệu” và vấn đề phải nghiên cứu khả năng giao diện giữa các
khuôn dạng.
Thập kỉ 80 được đánh dấu bởi các nhu cầu sử dụng hệ thống thông tin địa lí
ngày càng tăng với các qui mô khác nhau. Người ta tiếp tục giải quyết những tồn tại
của những năm trước mà nổi lên là vấn đề số hóa dữ liệu: sai số, chuyển đổi khuôn
dạng… kỳ này có sự nhảy vọt về tốc độ tính toán sự mềm dẻo trong việc xử lý dữ liệu
không gian. Thập kỷ này được đánh dấu bởi sự nảy sinh các nhu cầu mới trong ứng
dụng hệ thống thông tin địa lý: khảo sát thị trường, đánh giá khả thi các phương án qui
hoạch sử dụng đất, các bài toán giao thông, cấp thoát nước… có thể nói đây là thời kỳ
bùng nổ hệ thống thông tin địa lý.
Những năm đầu thập kỉ 90 đã được đánh dấu bằng việc nghiên cứu hòa nhập
trong viễn thám và hệ thống thông tin địa lý. Các nước Bắc Mỹ và châu Âu gặt hái
được nhiều thành công trong lĩnh vực này. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng đã
thành lập được nhiều trung tâm nghiên cứu viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, rất
nhiều hội thảo khoa học về lĩnh vực này nhằm trao đổi kinh nghiệm và khả năng phát
triển hệ thống thông tin địa lý. Việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như
quản lý dữ liệu nói chung được chú trọng và phát triển trong hệ thống thông tin địa lý
và hệ xử lý ảnh.
Ngày nay, GIS không chỉ dừng lại ở mức công nghệ mà nó đã tiến lên nhiều
nấc đến khoa học (Geographic Information Science – GISci) và dịch vụ (Geographic

Information Services).
3. Các thành phần của GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) có 5 thành phần chính bao gồm: phần cứng,
phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và quy trình (trong đó: cơ sở dữ liệu, con người và
quy trình còn được gọi là thành phần về vấn đề tổ chức).


Hình 1.1 Các thành phần của GIS
Phần cứng:
 Bàn số hóa: là thiết bị dùng để nhập dữ liệu mà nguồn gốc dữ liệu từ bản đồ
giấy, chuyển đổi thông tin ở dạng giấy thành dạng số (dạng vector) và được đưa vào
máy tính.
 Máy vẽ (hiện nay là máy in) và các thiết bị hiển thị trên màn hình dùng để
biểu diễn những tính toán từ máy tính lên trên giấy hay màn hình.
 Máy quét ảnh: là thiết bị dùng để chuyển thông tin từ bản đồ giấy (bản đồ
được quét vào) hay các dạng công nghệ khác như ảnh hàng không, viễn thám…thành
dạng dữ liệu số (dạng raster) và được đưa vào máy tính.
 Máy tính: dùng để làm môi trường ứng dụng cho các phần mềm chuyên dụng
trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ GIS, là thiết bị dùng làm chức năng lưu trữ thông
tin.
 Ngoài ra, còn có các thành phần chuyên dụng khác như: máy đo trắc địa, thiết
bị định vị toàn cầu (GPS),…
Phần mềm: hiện nay có rất nhiều phần mềm phổ biến đã được thương mại hóa
như: ArcGis, Arc/Info, ArcView, Mapinfo, Idrisi, ENVI, Microstation … Các thành
phần chính trong phần mềm:
 Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý.
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS).
 Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý.
 Giao diện đồ họa Người – Máy để truy cập các công cụ dễ dàng.
Vấn đề tổ chức:

 Cơ sở dữ liệu: được coi là thành phần quan trọng của GIS. Các dữ liệu địa lý
và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua
từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Các nguồn dữ liệu phải cung cấp được các thông


tin mà hệ thống yêu cầu như: tọa độ địa lý, quy mô, đặc điểm thuộc tính, các mối quan
hệ.
 Con người và quy trình: là thành phần quan trọng của GIS. Những người làm
công tác quản lý hệ thống thông tin địa lý cần có khả năng nhận định về tính chính
xác, phạm vi suy diễn thông tin, kết nối các mảng thông tin trong hệ thống.
4. Các chức năng của GIS
 Nhập dữ liệu: dữ liệu nhập phải được chuyển đổi định dạng thành những dạng
thích hợp cho việc sử dụng trong một GIS.
 Quản lý dữ liệu: bao gồm những chức năng cần thiết cho việc lưu trữ và truy
cập lại dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
 Phân tích dữ liệu: những chức năng thao táo và phân tích dữ liệu là yếu tố
quyết định những thông tin mà GIS có thể đưa ra, nó có thể sẽ làm biến đổi cách thức
tổ chức công việc.
 Hiển thị dữ liệu: tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà dữ liệu xuất ra khác nhau
nhiều về chất lượng độ chính xác.
5. Ứng dụng GIS trên thế giới
Hiện nay GIS đã và đang được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng trong các
lĩnh vực kinh tế – kỹ thuật. Lực lượng chính thúc đẩy sự phát triển này là khoảng 30
công ty phần mềm GIS, đứng đầu là ESRI (Enviromental System Research Institute,
California, USA), với doanh số chiếm hơn 30% thị trường. Hai sản phẩm chính của
ESRI là Arc/View và Arc/Info.
GIS ra đời từ đầu thập niên 60 trong các cơ quan địa chính ở Canada, và suốt
thời gian hai thập niên 60 – 70 GIS cũng chỉ được một vài cơ quan chính quyền khu
vực Bắc Mỹ quan tâm nghiên cứu, cho mãi đầu thập niên 80 khi phần cứng máy tính
phát triển mạnh với những tính năng cao mà giá lại rẻ. Đồng thời, sự phát triển nhanh

về lý thuyết và ứng dụng cơ sở dữ liệu cùng với nhu cầu cần thiết về thông tin đã làm
cho công nghệ GIS ngày càng được quan tâm hơn.
Sự phát triển nhanh của công nghệ máy tính đồng thời với những kết quả của
các thuật toán nhận dạng xử lý ảnh và cơ sở dữ liệu đã tạo điều kiện thuận lợi cho công
nghệ thông tin địa lý ngày càng phát triển.
6. Ứng dụng GIS ở nước ta
GIS được du nhập vào Việt Nam trong những năm đầu của thập niên 80 thông
qua các dự án trong khuôn khổ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, giới khoa học cũng như
người áp dụng GIS tại Việt Nam chỉ đến các năm cuối của thập niên 90. GIS ngày
càng được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực: quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên đất,
tài nguyên nước, quản lý đô thị, quản lý và giám sát môi trường, quản lý bệnh dịch tể
trong ngành thú y, quy hoạch thiết kế cảnh quan đô thị, quản lý cây xanh đô thị.


Mạng lưới xử lý
chất thải

Quản lý tài nguyên
thiên nhiên
Quản lý chất thải

Lập bản đồ rừng

Môi trường nước
Mạng lưới tuân thủ
luật môi trường
Đánh giá chính sách

Đánh giá tác động môi
trường


Hình 1.2 Một số lĩnh vực ứng dụng của GIS
I.1.1.2. Khái quát hệ thống thông tin đất đai (LIS)
1. Định nghĩa LIS
Hệ thống thông tin đất đai (LIS) là một sự kết hợp về tiềm lực con người và kỹ
thuật cùng với một cơ cấu tổ chức nhằm tạo thông tin hỗ trợ nhu cầu trong công tác
quản lý đất đai. Dữ liệu liên quan đến đất đai có thể được tổ chức thành dạng số liệu,
hình ảnh, dạng số, nhật ký hiện trường hoặc ở dạng bản đồ và ảnh hàng không…
2. Cấu trúc hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống thông tin đất đai (LIS): là một thành phần cơ bản của Cơ sở dữ liệu
quốc gia về tài nguyên đất, bao gồm khối CSDL bản đồ địa chính và CSDL hồ sơ địa
chính. Hai khối thông tin này được duy trì trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành
một hệ thống thống nhất. Mối liên kết giữa bản đồ và hồ sơ địa chính được thể hiện
trong tất cả các hoạt động của hệ thống, từ thu thập dữ liệu đến cập nhật bảo trì và khai
thác phục vụ.
Hệ thống thông tin đất đai (LIS): là một tên gọi trong một số cặp phạm trù rộng
hẹp khác nhau thường được sử dụng khi nói đến lĩnh vực có liên quan như: hệ thống
đăng kí đất đai, hệ thống thông tin địa chính, hệ thống cơ sở dữ liệu không gian hay hệ
thống thông tin địa lí. Xuất phát từ một tên gọi khái quát như vậy có thể xác định rõ
phạm vi của LIS:
+ Phần dữ liệu: thông tin LIS bao gồm bản đồ địa chính và hệ thống đăng kí.
Đơn vị mang thông tin là từng thửa đất chi tiết.
+ Phần công cụ: các thủ tục và kĩ thuật cho phép thu thập, cập nhật, xử lý và
phân phát các thông tin nói trên.









Sơ đồ 1.1 Các hệ thống thông tin đất đai.
Các hệ thống trên được tạo ra nhằm cung cấp các thông tin cho:
Thông tin môi trường: những thông tin cơ sở tập trung cho những khu vực môi
trường chưa được kiểm soát liên quan đến các tính chất vật lý, hóa học, sinh
học,…(lũ lụt).
Thông tin về cơ sở hạ tầng: những thông tin tập trung cơ bản cho vấn đề cấu
trúc kỹ thuật và công trình tiện ích (các dịch vụ ngầm, đường ống,…).
Thông tin địa chính: những thông tin liên quan đến những nơi cụ thể hóa về
quyền sử dụng đất, trách nhiệm, nghĩa vụ.
Thông tin kinh tế, xã hội.
Thông địa lý hoặc thông tin liên quan đến đất đai
Thông tin đất đai

Thông tin môi
trường

Thông tin về cấu
trúc hạ tầng

Thông tin địa
chính

Thông tin kint tế
xã hội

– Đất.
 Sinh thái.
 Nguồn nước.

 Thực vật.
 Đời sống hoang
dã.

 Công trình tiện
ích.
 Nhà cửa, chung
cư.
 Hệ thống giao
thông vận tải và
thông tin liên lạc.

 Quyền sử dụng
đất.
 Đánh giá đất.
 Điều khiển quá
trình sử dụng đất.

 Sức khỏe y tế
và dịch vụ công
cộng.
 Sự phân bố dân
số.

Sơ đồ 1.2 Thông tin đất đai (LIS) và thông tin liên quan đến đất đai (GIS)


I.1.1.3. Các phần mềm ứng dụng
1. Phần mềm Microstation
Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế (Cad) và là môi trường đồ họa rất

mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như IrasB, IrasC,
Geovec chạy trên đó. Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối
tượng trên nền ảnh (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
Microstation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa
từ các phần mềm khác qua các file có dạng (*.dxf) hoặc (*.dwg).
2. Phần mềm ArcGIS
ArcGIS 9.1 là một hệ thống phần mềm thuộc hãng Esri, tích hợp thống nhất để
thực hiện tác nghiệp GIS cho người dùng đơn hay nhiều người trên Desktop, Server,
qua internet.
Phần mềm ArcGIS là một bộ sưu tập hợp nhất những phần mềm GIS để xây
dựng GIS một cách hoàn chỉnh. Các thành phần của ArcGIS: ArcGIS Desktop,
ArcGIS Engine, Sever GIS, Mobile GIS.
Giới thiệu ArcGIS Desktop
ArcGIS Desktop là một bộ những trình ứng dụng thống nhất bao gồm:
ArcCatalog, ArcMap, ArcToolbox, ArcGloble và ModelBuilder. Sử dụng những ứng
dụng và thống nhất những điểm chung của nó ta có thể giải quyết bất cứ câu hỏi nào
mà GIS đặt ra. Gồm các chức năng như: lập bản đồ, phân tích địa lý, phân tích không
gian, biên tập và thành lập dữ liệu, quản lý dữ liệu…ArcGIS Desktop có nhiều cấp để
thích ứng yêu cầu của nhiều người sử dụng khác nhau.
Sản phẩm của ArcGIS Desktop là các ứng dụng dùng chung, bao gồm:
ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ArcEditor:
 ArcMap: hiển thị bản đồ, cập nhật dữ liệu, phân tích dữ liệu…
 ArcEditor: cung cấp thêm các công cụ vẽ, chỉnh sửa đối tượng…
 ArcToolbox: phân tích, xử lý số liệu.
 ArcCatalog: quản lý cơ sở dữ liệu.
 ArcMap
ArcMap được dùng để trình bày và truy vấn bản đồ, tạo ra những sản phẩm chất
lượng, xây dựng và phát triển ứng dụng theo yêu cầu của từng loại bản đồ chuyên đề.
ArcMap cũng bao gồm đầy đủ tích hợp giúp người biên tập có thể làm việc với

ngôn ngữ cơ sở dữ liệu không gian, tạo nên những trình bày tác động với nhau như
liên kết bảng đồ, bảng biểu,…


Hình 1.3 Giao diện ArcMap
 ArcCatalog
ArcCatalog có thể quản lý, tìm kiếm và sử dụng dữ liệu mà không làm mất
nhiều thời gian. ArcCatalog có thể quản lý Coverrages, Shapefile, Geodatabase và các
dữ liệu không gian khác cất giữ trong những thư mục trên máy tính.

Hình 1.4 Giao diện ArcCatalog
 ArcToolbox


sẵn.

ArcToolbox cung cấp cách để tạo thông tin mới nhờ các thao tác trên dữ liệu có

Hình 1.5 Giao diện ArcToolbox
3. Phần mềm ArcView
ArcView là phần mềm thương mại của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường
(ESRI) về hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Giao diện của ArcView bao gồm các cửa sổ, mỗi cửa sổ đều thể hiện dữ liệu
theo các cách khác nhau. Với hệ thống Menu, Buttons (nút lệnh), và Tools (nút công
cụ) của các cửa sổ cho phép bạn trình diễn và thực hiện các phép phân tích dữ liệu
trong cơ sở dữ liệu theo nhiều cách khác nhau.

Hình 1.6 Giao diện ArcView
a. Tổ chức dữ liệu trong ArcView
Cơ sở dữ liệu của GIS bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, chúng

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua mã liên kết định sẵn. Đối tượng không
gian trong bản đồ có thể được xác định dựa vào dữ liệu thuộc tính.
Dữ liệu không gian: các đối tượng có thể biểu diễn trên bản đồ như là điểm
(point), đường (line), hay đa giác (polygon):
 Các đối tượng ngoài thực tế có kích thước nhỏ hoặc là các điểm thì được
biểu diễn ở dạng điểm (point) như: cột điện, trạm xăng, điểm hành
chính…


 Các đối tượng ngoài thực tế có hình thể dạng dài, hẹp hay các đường thì
được biểu diễn ở dạng đường (line) như: đường giao thông, đường ống
nước, đường dây điện…
 Các đối tượng ngoài thực tế là các thực thể dạng vùng, có không gian
rộng, đồng nhất thì được biểu diễn dưới dạng các đa giác như: công viên,
ao, hồ, thửa đất…
Mô hình dữ liệu không gian được sử dụng là mô hình quan hệ Topology dạng
Shapefile, là định dạng dữ liệu của ArcView. Khi chúng ta tạo dữ liệu không gian
trong ArcView, dữ liệu sẽ được lưu dưới dạng Shapefile, có phần mở rộng là *.shp.
Ngoài ra, ArcView còn cho phép kết nối và sử dụng dữ liệu không gian của một
số phần mềm GIS và đồ họa sau:
 Dữ liệu tạo từ phần mềm ArcInfo.
 Dữ liệu tạo từ phần mềm MapInfo.
 Dữ liệu CAD: ArcView cho phép nhập vào các tập tin dữ liệu dạng *.dwg
và *.dxf của AutoCad hoặc *.dgn của MicroStation.
 Dữ liệu hình ảnh: ảnh vệ tinh, máy bay, ảnh bản đồ có cấu trúc Raster.
Ngoài ra, ArcView còn hỗ trợ môi trường lập trình khá tốt, cho phép lập trình
dạng Script thông qua ngôn ngữ chuyên dụng Avenue. Ngôn ngữ lập trình Avenue
được thực thi trong môi trường ArcView với giao diện lập trình nằm trong cửa sổ
Project. Chương trình quản lý dữ liệu thông qua các lớp đối tượng và mọi thứ diễn ra
đều qua các yêu cầu gửi tới lớp đối tượng. Ví dụ: khi ta thêm mới một theme vào

khung nhìn ta đã gửi một yêu cầu tạo mới theme, khi ta lấy thông tin từ một đối tượng
thì ta gửi yêu cầu tới đối tượng đó.
b. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Avenue trong ArcView 3.3
Cùng với sự ra đời của phần mềm ArcView, các nhà phát triển phần mềm
ArcView đã tích hợp nó trong ngôn ngữ lập trình Avenue đi kèm. Tuy nền tảng phát
triển đều dựa trên các thành phần xây dựng có sẵn bên trong ArcView, nhưng với sự
hỗ trợ của ngôn ngữ lập trình Avenue, những người khai thác phần mềm ArcView
không còn lệ thuộc hoàn toàn vào các công cụ có sẵn trong phần mềm ArcView nữa,
Avenue cho phép đem các thành phần có sẵn này xây dựng nên các công cụ hỗ trợ
khác nhau. Những người khai thác phần mềm ArcView có thể áp dụng nó trong các
lĩnh vực khác nhau, ở các quốc gia khác nhau. Với các thành phần có sẵn, khi ta làm
việc với ngôn ngữ lập trình Avenue trong ArcView ta không cần biết bằng cách nào
người ta đã xây dựng và hiện thực nên các thành phần có sẵn trong ArcView, mà chỉ
cần biết các thành phần này có những chức năng gì, hoạt động như thế nào là có thể
đem các thành phần này lắp ráp lại với nhau tạo nên một ứng dụng theo ý muốn.
Ngôn ngữ lập trình Avenue dễ học và dễ sử dụng, những người có kiến thức
căn bản về tin học và biết sử dụng ArcView đều có thể tiếp cận được ngôn ngữ lập
trình này.
 Giao diện lập trình Avenue
– Giao diện lập trình Avenue nằm trong Project của ArcView.
– Có thể tạo Script trong môi trường AcrView hoặc import từ một dạng *.txt
khác.


– Muốn đổi tên của Script ta vào menu Script, trong hộp thoại Script Name gõ
tên Script mới như hình dưới:

Đổi tên Script

Hình 1.7 Đặt tên cho Script

– Trong một Project ta có thể tạo ra nhiều script khác nhau, mỗi Script có thể
thực thi một hoặc nhiều câu lệnh hay chức năng khác nhau.

Nút
lưu
Project

Các
nút hỗ
trợ
soạn
thảo

Nút
dịch
script

Nút
chạy
script

Nút
chạy
từng
bước

Nút xem
script hệ
thống


Nút
đặt
điểm
ngắt

Nút mở
một script

Nút
xoá
điểm
ngắt

Hai
nút
trợ
giúp

Nút lưu
script
xuống file

Hình 1.8 Giao diện Script của Avenue
I.1.2. Cơ sở pháp lý
 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10.
 Luật đất đai năm 2003 ban hành ngày 26 tháng 03 năm 2003.
 Luật nhà ở số 56/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội (có hiệu lực từ
ngày 01/07/2006).

 Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 Nghị định chính phủ về thi
hành luật đất đai và Thông tư số 30/2004/ TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2005/QĐBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường).
 Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 về Hướng dẫn thực hiện thống
kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.


 Thông tư 09/2007/TT-BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa
chính ban hành ngày 02/08/2007 (có hiệu lực từ ngày 22/09/2007).
 Quyết định số 15 /2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt QH tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai
đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
 Việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thông tin nhà đất đang là
nhu cầu cấp thiết của các cấp. Từ thực tế đó, nó sẽ giúp cho nhà quản lý, người
dân tiếp cận, tra cứu và tìm kiếm thông tin nhà đất dễ dàng, nhanh chóng.
 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn, có thể truy xuất, cập nhật, khai thác…
nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý Nhà nước về nhà đất của các tổ
chức, cá nhân một cách nhanh chóng, thuận tiện.
 Chương trình quản lý thông tin nhà đất được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình
Avenue chạy trên nền Arcview GIS 3.3 với giao diện bằng Tiếng Việt giúp
quản lý và truy cập dễ dàng.
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Phường 1 nằm ở phía Tây Nam thành phố Vũng Tàu, tổng diện tích tự nhiên là
178,04 ha (điều chỉnh từ diện tích phường cũ – 302,52 ha) chiếm 1,20% tổng diện tích
toàn thành phố. Phường có vị trí thuận lợi, là phường trung tâm của thành phố, có điều
kiện cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương mại.

Ranh giới hành chính:
 Phía Bắc tiếp giáp các phường 5, 6.
 Phía Nam tiếp giáp các phường 2, 3.
 Phía Đông giáp với các phường 3, 4.
 Phía Tây và Tây Nam giáp Biển Đông.


Hình 1.9 Sơ đồ vị trí địa lý Phường 1
2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Phường 1 khá đa dạng so với các phường khác của Tp.Vũng Tàu, gồm
2 dạng là núi và đồng bằng ven biển:
 Vùng núi: Địa bàn phường bao gồm một phần Núi Lớn có đỉnh cao nhất là
248,89 m với độ dốc trung bình (i) trên 25% và chiếm gần 1/3 diện tích tự
nhiên của phường.
 Vùng đồng bằng ven biển: là khu trung tâm tập trung mọi cơ sở hạ tầng của
phường và chiếm 2/3 diện tích còn lại.
3. Khí hậu
Phường 1 nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của
vùng Đông Nam Bộ. Hàng năm chia ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
4. Thủy văn
Trên địa bàn Phường 1 không có sông suối nào chảy qua.
5. Cảnh quan và môi trường
Phường 1 được tạo hoá ban cho một đường bờ biển dài tuyệt đẹp (Bãi Trước)
nên từ lâu ở đây đã hình thành một môi trường du lịch tốt. Đặc biệt, ngọn Núi Lớn với
khung cảnh thiên nhiên trong lành, đẹp mắt, là nơi ghé thăm và tổ chức các buổi dã
ngoại của cư dân địa phương và du khách mọi nơi. Đến nay, cảnh quan của phường đã
được tu bổ tương đối hoàn chỉnh, sạch đẹp, thích hợp cho du lịch - một loại hình dịch
vụ chủ yếu của TP.Vũng Tàu.



Chất lượng môi trường hiện nay của phường tốt. Tuy vậy, cần chú ý chất thải
một số khu vực như chợ Phường 1.
I.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1. Thực trạng phát triển kinh tế
Tuy mặt bằng Phường 1 có thu hẹp do chia tách địa bàn phường, các ngành
kinh tế vẫn tiếp tục phát huy được lợi thế, năng lực sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng
cao. Trong những năm qua kinh tế của phường chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ
thương mại, dịch vụ, du lịch. Trong những năm tới Phường 1 tiếp tục chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng:
“ Thương mại  dịch vụ, du lịch  thủy, hải sản ”.
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
 Giá trị nông nghiệp của phường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị kinh tế. Đất
nông nghiệp hiện nay 56,26 ha. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là vật nuôi và trái cây.
 Đàn gia súc - gia cầm giảm là do tình hình đô thị hoá, yêu cầu vệ sinh môi
trường không phù hợp với ngành chăn nuôi.
 Về hải sản: Số lượng phương tiện đánh bắt hiện có trên địa bàn phường có 21
chiếc ghe với tổng công suất là 5.076 CV. Sản lượng khai thác được trong năm ước đạt
2.100 tấn thuỷ hải sản các loại. Giá trị sản lượng là 42,5 đồng. Trên địa bàn phường có
6 hộ khai thác hải sản ngoài quốc doanh với số lao động là 155 người. Đã hoàn thành
xong các thủ tục đề nghị hổ trợ bảo hiểm thân tàu và thuyền viên năm 2009..
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong năm 2005 doanh thu đạt 35 tỉ đồng
với 94 cơ sở, đạt 105% kế hoạch năm, thu hút 487 lao động.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn phường hiện có khoảng 1.137 hộ, trong đó
kinh doanh tại chợ Phường 1 là 235 hộ, doanh thu thương mại – dịch vụ đạt 454,1 tỷ
đồng. Tổng số vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng. Các chỉ tiêu thương mại dịch vụ đạt thuận
lợi do được sự chú trọng đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại hóa.
Phường 1 là phường trung tâm có nhiều cảnh quan đẹp bao gồm cả núi và biển

tạo tiền đề và lực hút cũng như nguồn thu quan trọng cho thành phố nói chung và
phường nói riêng. Vì vậy,du lịch là ngành thế mạnh của phường.
Với khí hậu mát mẻ, bãi biển quanh năm có ánh mặt trời, nhiệt độ trung bình
khoảng 27,20C, Vũng Tàu nói chung và Phường 1 nói riêng là nơi nghỉ mát lý tưởng.
Những bãi cát dài, phẳng mịn, độ dốc thoai thoải, những con đường viền quanh chân
Núi Lớn và Núi Nhỏ, nối liền các di tích và danh thắng nổi tiếng như ngọn Hải Đăng,
tượng Chúa giang tay, Niết bàn Tịnh xá, Bạch Dinh, Thích ca Phật đài,... là những yếu
tố thuận lợi tạo ra lợi thế thu hút khách du lịch. Hiện nay, các dự án cáp treo Núi Lớn Núi Nhỏ, tháp truyền hình kết hợp với nhà hàng ngắm cảnh trên Núi Lớn,... đã được
hình thành và đầu tư.
2. Văn hóa-xã hội
a. Dân số
Toàn phường hiện có 10530 nhân khẩu, với 2131 hộ, chiếm khoảng 5% dân số
của TP. Vũng Tàu. Mật độ dân số khoảng 5753 người/ km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên


là 1,02%, tăng cơ học là 1%.
b. Dân tộc- tôn giáo
Do lịch sử phát triển của TP.Vũng Tàu theo thời gian mà có sự hoà trộn giữa
các dân tộc. Tại Phường 1, người Kinh chiếm đến 99%, còn lại là các dân tộc khác.
Tôn giáo ở Phường 1 được chia làm 2 nhóm chính:
 Đạo Phật: chiếm 85% dân số của phường. Trên địa bàn phường có rất nhiều
chùa chiền, đặc biệt tập trung ở vùng núi. Đây không những là nơi phục vụ nhu cầu
tôn giáo cho dân địa phương mà còn là nơi ngoạn cảnh, du lịch của khách thập
phương.
 Công giáo: chiếm 10% dân số của phường. Nhà thờ duy nhất nằm ngay tại
trung tâm phường và đây cũng là nhà thờ lớn nhất TP.Vũng Tàu. Còn lại là các tôn
giáo khác.
c. Giáo dục
Hệ thống giáo dục của phường có thể nói là tốt nhất so với các phường khác
của Tp.Vũng Tàu. Với một hệ thống các trường điểm, đạt chuẩn thành phố, chuẩn

quốc gia ( như trường chuyên Lê Quý Đôn, Ánh Dương …), hàng năm, các trường này
đáp ứng đến 98% nhu cầu nhập học của con em trong địa bàn phường. Phường 1 hiện
có:
 01 trường mầm non (Ánh Dương).
 02 trường tiểu học (Hạ Long và Đoàn Kết).
 02 trường THCS (Vũng Tàu và Châu Thành).
 01 trường THPT (Lê Quý Đôn).
d. Y tế
Hệ thống y tế của phường tương đối hoàn chỉnh với một bệnh viện cấp thành
phố. Bệnh viện Lê Lợi với 250 giường bệnh đã được nâng cấp và đạt tiêu chuẩn, một
trạm y tế phường và một phòng chuẩn trị Đông y.
Trạm y tế phường với chức năng khám và chữa bệnh thông thường, thực hiện
công tác kế hoạch hóa gia đình.
Tổ chức đầy đủ các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về cách
phòng bệnh sốt xuất huyết, cúm A (H1N1), phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Phối hợp với các ban ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm ở các cơ sở kinh doanh ngành hàng ăn uống trên địa bàn.
I.2.3. Tình hình quản lý thông tin nhà đất trên địa bàn nghiên cứu
Đất đai của Phường được sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp là 47,03 ha
(chiếm 73,58% diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp là 131,01 (chiếm 26,42% diện
tích tự nhiên), đất chưa sử dụng trên địa bàn hiện không còn.
Hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thửa đất thuộc
quyền sử dụng của cá nhân là 2169/2443 (đạt 89%). Số thửa còn lại chưa cấp: 274
(trong đó đã chứng chuyển về thành phố là 113, 24 trường hợp đang tiến hành xác
minh, 137 trường hợp không đủ điều kiện để được xem xét cấp giấy CNQSDĐ). Điều


này đã phản ánh được tình hình giao đất, quản lý, sử dụng đất ở phường khá hoàn
chỉnh và hợp lý.

Nhà ở và công trình kiến trúc: 100% nhà ở, cơ quan, công sở được kiên cố hoá
bằng bê tông, trung bình tầng cao nhà ở của phường là 3 tầng. 80% công trình kiến
trúc cao tầng của Tp.Vũng Tàu nằm trên địa bàn phường. Có thể nói phường 1 là bộ
mặt, là trung tâm của Tp.Vũng Tàu.
Từ ngày 01/01/1991 – 30/06/2009 phường có:
 18 trường hợp xây dựng trái phép không phép có cấp giấy CNQSDĐ.
 22 trường hợp xây dựng trái phép không phép không có giấy CNQSDĐ.
 04 trường hợp xây dựng trái phép, không phép trên đất lấn chiếm của
Nhà nước.
 03 trường hợp xây dựng trên đất lâm nghiệp.
I.3. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - QUY TRÌNH THỰC HIỆN
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
1. Thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn cho
hệ thống GIS.
2. Chuẩn hóa dữ liệu và xây dựng dữ liệu không gian, dữ liệu phi không gian ( dữ
liệu thuộc tính), nhập dữ liệu thuộc tính.
3. Thiết kế - xây dựng công cụ quản lí hệ thống thông tin nhà đất trên địa bàn
Phường.
4. Một số đề xuất trong xây dựng hệ thống thông tin nhà đất trên địa bàn Phường.
I.3.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các văn bản
Luật, dưới Luật và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu của
đề tài.
 Phương pháp điều tra thực địa: nhằm điều tra thực địa thu thập thông tin,
số liệu làm cơ sở cho công việc xử lý nội nghiệp cho công tác quản lí thông
tin nhà đất.
 Phương pháp bản đồ: phương pháp này được ứng dụng để thu thập bản đồ
quy hoạch, bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở đối chiếu giữa các bản đồ
và sử dụng các phần mềm chuyên ngành để xây dựng dữ liệu không gian và

dữ liệu thuộc tính cho bản đồ phục vụ yêu cầu của đề tài.
 Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành
tổng hợp, lựa chọn ra số liệu phù hợp.
 Phương pháp phân tích: trên cơ sở số liệu đã tổng hợp lựa chọn, tiến hành
phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng của hệ thống quản lý thông tin
nhà đất, nêu lên những vấn đề và hướng giải quyết.
 Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS: sử dụng các công cụ trong các
phần mềm GIS như Microstation, ArcGIS, ArcView để chuẩn hóa nguồn dữ
liệu đầu vào, xây dựng các lớp thông tin chuyên đề trong bản đồ quy hoạch;
tổ chức dữ liệu.


Phương tiện nghiên cứu
Việc nghiên cứu ứng dụng phần mềm chuyên ngành phục vụ quản lí hệ thống
thông tin nhà đất đã sử dụng các phần cứng và phầm mềm sau:
 Phần cứng:
 Máy vi tính cấu hình Pentium (R), tốc độ xử lý 3.60GHz, Bộ nhớ RAM
1GHz.
 Thiết bị ngoại vi: Màn hình 17 inch, bàn phím, chuột.
 Phần mềm:
 Đề tài sử dụng các phần mềm Microstation, ArcGIS để chuẩn hóa và xây
dựng mô hình quản lý dữ liệu.
 Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, tổng hợp dữ liệu.
 Sử dụng phần mềm ArcView để xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất
đai.
 Sử dụng Microsoft Word để viết báo cáo thuyết minh.
I.3.3. Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Chuẩn bị phương tiện nghiên cứu


Phần cứng, phần mềm,…

Thu thập, phân tích, thống kê tài
liệu, số liệu

Bản đồ, bảng biểu thông tin thuộc
tính,…

Xây dựng CSDL trên ArcGIS

Sửa lỗi, tạo vùng, tách lớp, nhập
thông tin thuộc tính

Ứng dụng ArcView và công cụ
tiện ích quản lý thông tin đất đai,
nhà ở

Sử dụng công cụ tiện ích thao tác
ứng dụng trên ArcView

Đánh giá hiệu quả

Hiệu quả về mặt thời gian và kỹ
thuật

Sơ đồ 1.3 Quy trình thực hiện đề tài


×