Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

BƯỚC ĐẦU CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CUA ĐỒNG (Somanniathelphusa germaini Rathbun, 1902) VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, GIÁ THỂ ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA CUA CON GIAI ĐOẠN MỚI NỞ ĐẾN HAI THÁNG TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CUA ĐỒNG
(Somanniathelphusa germaini Rathbun, 1902) VÀ NGHIÊN CỨU
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, GIÁ THỂ ĐẾN SỰ TĂNG
TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA CUA CON GIAI ĐOẠN MỚI NỞ
ĐẾN HAI THÁNG TUỔI

Họ và tên sinh viên: LÊ HOÀNG LÝ
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 8/2010


BƯỚC ĐẦU CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CUA ĐỒNG (Somanniathelphusa
germaini Rathbun, 1902) VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN,
GIÁ THỂ ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA CUA CON GIAI
ĐOẠN MỚI NỞ ĐẾN HAI THÁNG TUỔI

Tác giả

LÊ HOÀNG LÝ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:


Ths. LÊ THỊ BÌNH

Tháng 8 Năm 2010
i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng tất cả Quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến
thức cho chúng tôi trong suốt quá trình học tại trường.
Chúng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Bình đã hết lòng hướng dẫn,
giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học và thực tập tốt nghiệp.
Đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Ngô Văn Ngọc đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho chúng tôi thực tập tốt
nghiệp tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh.
Các anh ở trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi thực hiện đề tài.
Các anh chị, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã giúp đỡ chúng tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi kính mong sự chỉ bảo
của quý thầy cô cũng như sự đóng góp ý kiến của các bạn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Bước đầu cho sinh sản nhân tạo cua đồng (Somanniathelphusa germaini

(Rathbun, 1902)) và nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, giá thể đến sự tăng trưởng, tỷ
lệ sống của cua con giai đoạn mới nở đến hai tháng tuổi” được tiến hành tại trại Thực
Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, từ tháng 04/2010 đến tháng 08/2010. Gồm các thí nghiệm:
Thí nghiệm I, II, III: thực hiện nhằm tìm ra hình thức bố trí thích hợp trong việc
sản xuất giống nhân tạo cua đồng.
Khả năng bắt cặp sinh sản ở thí nghiệm II (được bố trí trong bể xi măng ngăn ra
làm 6 ô, mỗi ô có kích thước (1x 0,7x 1,5 m)) là cao nhất với 19 con mang trứng, kế
tiếp là thí nghiệm I (được bố trí trong 6 bể kính, mỗi bể có kích thước là 60 x 40 x 40
cm ) với 10 cua ôm trứng và thấp nhất là thí nghiệm III (được bố trí trong bể xi măng
có kích thước 2 x 2 x 1,5 m) có 6 cua ôm trứng.
Thí nghiệm IV: thực hiện nhằm theo dõi ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển
và tỷ lệ sống của cua đồng. Thí nghiệm được trong bể xi măng (8 x 2 x 1,5 m), được
ngăn ra làm 9 ô bằng nylon với kích thước mỗi ô là: (1 x 0,7 x 1,5 m). Thí nghiệm
gồm có 3 nghiệm thức ứng với các cách cho ăn khác nhau được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên và được lặp lại 3 lần.
Theo kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác nhau về tỷ lệ sống và
sự phát triển của cua dưới ảnh hưởng của các phương thức ăn khác nhau.
Thí nghiệm V: được thực hiện nhằm theo dõi ảnh hưởng của giá thể trú ẩn lên sự
tăng trọng và tỷ lệ sống của cua đồng. Thí nghiệm gồm có 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức có 2 bể tương ứng với 2 lần lặp lại, mỗi bể có kích thước là 80 x 40 x 40 cm.
NT 1 (môi trường nuôi có giá thể và đất) cho kết quả tốt hơn về (tỷ lệ sống 49,5
%, trung bình mức tăng chiều rộng tuyệt đối (0,237 ± 0,032 mm/ngày), trung bình mức
tăng chiều dài tuyệt đối (0,205 ±0,031 mm/ngày) và trung bình mức tăng trọng tuyệt
đối (0,027 ± 0,008 g/ngày)) so với NT 2 (môi trường nuôi không có đất).

iii


MỤC LỤC

Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

vi

Danh sách các hình

viii

Danh sách các biểu đồ

x

Chương 1. MỞ ĐẦU


1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

1

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1 Đặc điểm sinh học cua đồng

2

2.1.1 Phân loại

2

2.1.2 Phân bố

5

2.1.3 Tập tính hoạt động

7


2.1.5 Vòng đời cua đồng

7

2.1.6 Lột xác và sinh trưởng

8

2.2 Đặc điểm sinh sản của cua đồng

11

2.2.1 Phân biệt đực cái

11

2.2.2 Sự phát dục của tuyến sinh dục cái

12

2.2.3 Mùa vụ sinh sản

13

2.2.4 Hoạt động bắt cặp sinh sản

14

2.3 Giá trị kinh tế của cua đồng


15

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

16

3.2 Vật liệu thí nghiệm

16

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

16

3.2.2 Vật liệu, trang thiết bị dùng trong thí nghiệm

16

3.3 Phương pháp thí nghiệm

17
iv


3.3.1 Phương pháp bố trí cho cua sinh sản


17

3.3.2 Phương pháp bố trí ương cua đồng

21

3.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi

24

3.4 Phương pháp xử lý số liệu

26

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

27

4.1 Các thông số môi trường nước

27

4.2 Kết quả cho cua đồng sinh sản

29

4.2.1 Sức sinh sản của cua đồng

29


4.2.2 Kết quả bước đầu cho cua đồng sinh sản nhân tạo

32

4.3 Kết quả ương cua đồng

33

4.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển và tỷ lệ sống của cua

33

4.3.2 Ảnh hưởng của loại giá thể trú ẩn tới sự tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cua đồng

42

Chương 5. KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ

48

5.1 Kết luận

48

5.2 Đề nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO


50

PHỤ LỤC

52

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của giá thể lên tỷ lệ sống và sự phát triển của cua đồng

6

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của môi trường nuôi lên tỷ lệ sống và sự tăng trọng của cua
đồng

7

Bảng 2.3: Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống và sự phát triển của cua
đồng

7

Bảng 2.4: Các giai đoạn lột xác của cua

10

Bảng 4.1: Kết quả của nhiệt độ (oC), độ kiềm (mg CaCO3/l) và pH trong quá

trình thí nghiệm

28

Bảng 4.2: Chiều dài, chiều rộng mai, trọng lượng cua mẹ và số lượng trứng
trong yếm của 5 con cua cái thí nghiệm

29

Bảng 4.3: Chiều dài, chiều rộng mai, trọng lượng cua mẹ và số lượng trứng
trong yếm của cua bắt ngoài tự nhiên.

30

Bảng 4.4: Chiều dài, chiều rộng mai, trọng lượng cua mẹ và số lượng con
trong yếm của 5 con cua cái thí nghiệm

30

Bảng 4.5: Chiều dài, chiều rộng mai, trọng lượng cua mẹ và số lượng con
trong yếm của cua bắt ở ngoài tự nhiên

31

Bảng 4.6: Số lượng cua mẹ ôm trứng và ôm con trong thí nghiệm cho
cua đồng sinh sản

32

Bảng 4.7: Chiều rộng (mm) trung bình của mai cua qua 4 lần kiểm tra


33

Bảng 4.8: Tỷ lệ tăng trưởng chiều rộng tương đối (%) của mai cua

34

Bảng 4.9: Mức tăng chiều rộng tuyệt đối (mm/ngày)

35

Bảng 4.10: Chiều dài (mm) trung bình của mai cua qua 4 lần kiểm tra

36

Bảng 4.11: Tỷ lệ tăng trưởng chiều dài tương đối của mai cua

36

Bảng 4.12: Mức tăng chiều dài tuyệt đối (mm/ngày)

37

Bảng 4.13: Trọng lượng trung bình của cua qua các lần kiểm tra

38

Bảng 4.14: Tỷ lệ tăng trọng tương đối (%) của cua

39


Bảng 4.15: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) của cua qua 64 ngày ương nuôi

40

Bảng 4.16: Tỷ lệ sống của cua đồng sau 2 tháng nuôi qua các phương thức
cho ăn khác nhau

41
vi


Bảng 4.17: Chiều rộng (mm) trung bình của mai cua qua các lần kiểm tra

42

Bảng 4.18: Mức tăng chiều rộng tuyệt đối (mm/ngày) dưới ảnh hưởng của giá thể 43
Bảng 4.19: Chiều dài trung bình của mai cua qua 4 lần kiểm tra dưới
ảnh hưởng giá thể trú ẩn

43

Bảng 4.20: Mức tăng chiều dài tuyệt đối (mm/ngày) dưới ảnh hưởng của giá thể

44

Bảng 4.21: Trọng lượng trung bình cua qua các lần kiểm tra

45


Bảng 4.22: Mức tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) của cua dưới sự ảnh hưởng
của giá thể trú ẩn

45

Bảng 4.23: Tỷ lệ sống của cua sau khi kết thúc thí nghiệm

46

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình thái ngoài cua đồng (Sommanniathelphusa germaini (Rathbun,
1902))

2

Hình 2.2: Cua đồng loài Somanniathelphusa pax (Peter K. L. Ng and Takeharu
Kosuge, 1995)

5

Hình 2.3: Sự phân bố của giống cua Somanniathelphusa từ Đài Loan, Hong Kong,
đảo Hải Nam và các tỉnh ven biển Trung Quốc (Hsi-Te Shih, Shao-Hua Fang and
Peter K. L. Ng, 2007)

5

Hình 2.4: Mặt bụng cua đực


11

Hình 2.5: Chân bụng G1, G2 trái của cua Somanniathelphusa pax
(Peter K. L. Ng and Takeharu Kosuge, 1995)

11

Hình 2.6: Mặt bụng cua cái

12

Hình 2.7: Hoạt động giao vỹ của cua đồng

14

Hình 3.1: Cua đồng lúc bắt đầu thí nghiệm

16

Hình 3.2: NT 1 của thí nghiệm I

Hình 3.3: NT 2 của thí nghiệm I

17

Hình 3.4: NT 3 của thí nghiệm I Hình 3.5: NT 4 của thí nghiệm I

18


Hình 3.6: NT 5 của thí nghiệm I

18

Hình 3.7: NT 6 của thí nghiệm I

Hình 3.8: Thí nghiệm II

18

Hình 3.9: Nghiệm thức 3 của thí nghiệm II

19

Hình 3.10: Thí nghiệm III

19

Hình 3.11: Ốc đập vỡ tách bỏ vỏ

20

Hình 3.12: Thức ăn cá tạp cắt nhỏ và mầm lúa gạo

21

Hình 3.13: Cua mẹ ôm con

22


Hình 3.14: Cua con tách ra khỏi cua mẹ 1 ngày

22

Hình 3.15: Nghiệm thức 1 của thí nghiệm V

23

Hình 3.16: Nghiệm thức 2 của thí nghiệm V

23

Hình 4.1: Trứng cua

29

Hình 4.2: Cua đồng ôm trứng

33

Hình 4.3: Cua đồng ôm con

33

Hình 4.4: Cua đồng 2 tuần tuổi

41
viii



Hình 4.5: Cua đồng 4 tuần tuổi

41

Hình 4.6: Cua đồng 6 tuần tuổi

41

Hình 4.7: Cua đồng 8 tuần tuổi

41

ix


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Tỷ lệ chiều dài tương đối của mai cua

34

Đồ thị 4.2: Mức tăng chiều rộng tuyệt đối (mm/ngày)

35

Đồ thị 4.3: Tỷ lệ tăng trưởng chiều dài tương đối của mai cua

37

Đồ thị 4.4: Mức tăng chiều dài tuyệt đối (mm/ngày)


38

Đồ thị 4.5: Tỷ lệ tăng trọng tương đối (%) của cua

39

Đồ thị 4.6: Tốc độ tăng trọng tuyệt đối hằng ngày của cua

40

Đồ thị 4.7: Tỷ lệ sống của cua đồng sau 2 tháng nuôi qua các phương thức
cho ăn khác nhau

42

Đồ thị 4.8: Mức tăng chiều rộng tuyệt đối (mm/ngày) dưới ảnh hưởng của giá thể

43

Đồ thị 4.9: Mức tăng chiều dài tuyệt đối (mm/ngày) dưới ảnh hưởng của giá thể

44

Đồ thị 4.10: Tăng trọng trung bình của cua dưới ảnh hưởng của giá thể trú ẩn

46

Đồ thị 4.11: Tỷ lệ sống của cua

47


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cua đồng là thực phẩm dân dã trong bữa ăn ở nông thôn, với những món ăn như:
bún riêu, cháo cua đồng, cua đồng rang me, canh cua đồng, lẩu cua đồng, … Cua đồng
là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng, hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào
khoáng chất và vitamin.
Người dân vẫn chưa nhận thấy được những giá trị của cua đồng, mà họ còn làm
cho nguồn lợi cua đồng trong tự nhiên ngày càng suy giảm với việc sử dụng thuốc trừ
sâu và hóa chất trong nông nghiệp, ảnh hưởng của sự đô thị hóa… đã làm cho môi
trường sống của cua đồng ngày càng bị thu hẹp.
Nhằm tìm ra phương pháp sản xuất giống cua đồng thích hợp nhất để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng và nhằm làm giảm việc khai thác cua đồng ngoài tự
nhiên, để bảo tồn và phát triển được nguồn lợi cua đồng. Trước tình hình đó và được
sự đồng ý của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu cho sinh sản nhân tạo cua đồng
(Somanniathelphusa germaini (Rathbun, 1902)) và nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn,
giá thể đến sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của cua giai đoạn mới nở đến hai tháng tuổi”.
1.2 Mục tiêu đề tài
- Bước đầu nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cua đồng nhằm từng bước hoàn
thiện qui trình sản xuất giống.
- Nghiên cứu loại thức ăn và loại giá thể thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong
ương nuôi cua đồng.


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cua đồng
2.1.1 Phân loại
Theo Rathbun (1902; Trích bởi Đặng Ngọc Thanh, 2001), đối tượng cua đồng mà
chúng tôi thí nghiệm thuộc hệ thống phân loại như sau:
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Parathelphusidae
Giống: Somanniathelphusa
Loài: Somanniathelphusa germaini

Hình 2.1: Hình thái ngoài cua đồng (Sommanniathelphusa germaini (Rathbun, 1902))
2.1.1.1 Đặc điểm hình thái chung của cua nước ngọt
Cua tuy có liên hệ mật thiết với tôm nhưng theo tiến trình của tiến hóa, cua đã
2


thay đổi để có thể bò được, đào hang và bơi lặn. Thân thể của cua được bao bọc bởi
một lớp vỏ bằng chất chitin, có thêm một lớp sáp bên ngoài. Vỏ cua chứa một lượng
cao cuticule. Lớp cuticule có thể ngấm các muối calcium carbonate và phosphate ở
trạng thái vô định hình hay dạng tinh thể, giúp vỏ cua trở thành cứng rắn. Ở vùng giữa
vỏ có rãnh bán nguyệt, rãnh chữ H đặc trưng ở cua. Chất màu của vỏ cua tập trung
trong lớp cuticule bên ngoài hay trong các tế bào chứa sắc tố. Thành phần chính của
chất màu là một hỗn hợp carotene, gọi dưới tên zooerythrin; ngoài ra còn có chất màu
cyano crystalin tạo màu xanh nơi mai cua sống, nhưng khi đun nóng màu này sẽ đổi
thành zooerythrin, màu đỏ cam.
Cơ thể cua nước ngọt gồm phần đầu ngực và phần bụng.
Phần đầu ngực không phân đốt rõ. Mặt vỏ đầu ngực thường có các thùy, rãnh và
gờ. Vỏ đầu ngực có hình dạng ngoài khác nhau, màu sắc khác nhau tùy từng loài.
Phần bụng gồm 7 đốt gập vào mặt dưới phần đầu ngực, thường gọi là yếm cua.

Hình dạng, kích thước các đốt bụng đặc biệt là các đốt V – VII là đặc điểm phân loại
quan trọng.
Phía trước vỏ đầu ngực là trán, cạnh trước thẳng hoặc chia thùy. Hai bên trán là ổ
mắt, chứa cuống mắt. Cạnh ngoài ổ mắt là răng ổ mắt, đôi mắt kép này giúp cua nhìn
khá tốt, cùng với cơ quan khứu giác và vị giác khá phát triển, giúp cua tìm đúng nguồn
thực phẩm và tìm cua khác phái để phối ngẫu. Tiếp theo là răng bên có hình dạng và
số lượng khác nhau, răng bên sau cùng là răng trên mang. Ngay phía sau trán có hai
thùy sau trán hoặc thùy thượng vị, trên thùy có các gờ ngang – gờ thượng vị
(epigastric) hoặc gờ sau trán trước. Nối tiếp gờ thượng vị là gờ sau ổ mắt (postorbital)
hoặc gờ sau trán bên, có khi kéo dài tới gốc răng trên mang. Góc bên trước vỏ có rãnh
đầu (cervical).
Phần phụ đầu ở cua có râu I, râu II ẩn kín ở phía dưới trán dùng làm ăng-ten.
Phần phụ miệng có hàm trên, hàm dưới I, hàm dưới II và các chân hàm I – III. Ở chân
hàm III, đốt đùi và đốt chuyển hoặc tiếp gốc hình tấm rộng, các đốt tiếp sau hình đốt
nhỏ.
Cua cũng có một hệ thần kinh tương đối phát triển và có khả năng thay đổi kiểu
sống tùy theo môi trường. Khả năng này đã giúp cua có thể sinh tồn dù trong các điều
kiện thật khó khăn.
3


Gắn vào thân của cua là 5 đôi chân, dùng để di chuyển. Đặc điểm phân loại quan
trọng ở cua là chân giao cấu ở cua đực (Gonopod 1 – 2). Hình dạng đốt trước cuối, đốt
cuối chân này là đặc điểm phân loại các giống, loài cua. Đôi chân bò I ở cua có dạng
càng lớn giữ vai trò tự vệ và kiếm ăn, càng trái và càng phải thường không đều nhau.
2.1.1.2 Đặc điểm hình thái phân loại của cua nước ngọt
Thành phần loài cua nước ngọt ở Việt Nam chỉ thuộc 2 họ Potamidae và
Parathelphusidae, bao gồm 19 loài, thuộc 8 giống. Trong đó giống Somanniathelphusa
có 5 loài (Nguồn Đặng Ngọc Thanh, 2001).
Cua đồng có hệ thống phân loại như sau:

Ngành: Arthropoda (chân khớp)
Phân ngành: Branchiata (có mang)
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Reptantia
Nhóm: Brachyura
Họ: Parathelphusidae
Giống: Somanniathelphusa
Theo Peter K. L. Ng, Danièle Guinot and Peter J. F. Davie, (2008) trên thế giới
giống cua Somanniathelphusa gồm có các loài sau:
Somanniathelphusa amoyensis (Naiyanetr và Dai, 1997)
Somanniathelphusa brevipodum (Dai, Song, He, Xu và Zhong, 1975 ở China)
Somanniathelphusa chongi (Wu, 1935 ở China)
Somanniathelphusa dangi (Darren C. J. Yeo và Nguyễn Xuân Quỳnh, 1999)
Somanniathelphusa falx (Ng và Dudgeon, 1992 ở China)
Somanniathelphusa germaini (Rathbun, 1902)
Somanniathelphusa kyphuensis (Dang, 1975)
Somanniathelphusa taiwanensis (Bott, 1968 ở Taiwan)
Somanniathelphusa zanklon (Ng và Dudgeon, 1992 ở Hong Kong)
Somanniathelphusa zhangpuensis (Naiyanetr & Dai, 1997)
Somanniathelphusa zhapoensis (Naiyanetr & Dai, 1997)
4


Somanniathelphusa pax (Peter K. L. Ng và Kosuge, 1995) có kích thước chiều
dài mai cua là 41,9 mm và chiều rộng mai cua là 32,8 mm

Hình 2.2: Cua đồng loài Somanniathelphusa pax (Peter K. L. Ng and Takeharu
Kosuge, 1995)

Somanniathelphusa sinensis sinensis (H. Milne Edwards, 1983). Kích thước
tương đối lớn: 30 – 35mm, mai hình hộp có gờ cao. Cua cái có 4 đôi chân bụng, đẻ
mỗi lần từ 100 đến 350 con.
2.1.2 Phân bố
Trên thế giới cua đồng phân bố ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Trung
Quốc Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam.

Hình 2.3: Sự phân bố của giống cua Somanniathelphusa từ Đài Loan, Hong Kong,
đảo Hải Nam và các tỉnh ven biển Trung Quốc (Hsi-Te Shih, Shao-Hua Fang and Peter
K. L. Ng, 2007)
5


Ở nước ta cua đồng thường gặp ở vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối, nước
lợ nhạt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.
Ở miền Bắc nước ta cua đồng có bốn loài thuộc giống Somanniathelphusa là:
Somanniathelphusa kyphuensis, Somanniathelphusa pax, Somanniathelphusa
dangi, Somanniathelphusa sinensis sinensis
Cua đồng ở miền Nam Việt Nam có các loài:
Somanniathelphusa germaini hay Sayamia germaini, Somanniathelphusa pax,
Somanniathelphusa dangi
2.1.3 Tập tính hoạt động
Cua đồng có tập tính sinh sống bò dưới đáy ao và đào hang chui rúc, vì hang là
nơi trú ẩn để tránh kẻ thù đồng thời cũng là nơi bắt cặp sinh sản. Cua còn có khả năng
bò lên cạn và di chuyển rất xa. Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và tìm mồi vào ban
đêm.
Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn
phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác cũng rất phát triển giúp chúng
phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua lẩn
trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe, trong lúc giao tranh cua có thể tự

đoạn càng hoặc chân để thoát thân.
Theo Trương Thanh Phong (2008) ảnh hưởng của các giá thể lên tỷ lệ sống và sự
phát triển của cua đồng trong thời gian ương 30 ngày, với cùng loại thức ăn là trùn chỉ
được trình bày như sau:
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của giá thể lên tỷ lệ sống và sự phát triển của cua đồng
Giá thể
Lục bình
Rong đuôi chồn
Rau dừa
Vỏ ốc

Trọng lượng trung bình (gam)
0,596
0,536
0,476
0,386

Tỉ lệ sống (%)
53,33
49,89
43,66
36,44

Sau khoảng thời gian ương cua đồng được 60 ngày, đã khảo sát được khả năng
ảnh hưởng của loại giá thể trú ẩn tới sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua đồng giữa
môi trường nuôi I (có đất, bèo tai chuột (bèo Cái: Pistia stratiotes)) với môi trường
nuôi II (chỉ có bèo tai chuột), với cùng loại thức ăn là cá tạp cắt nhuyễn, kết quả thu
được như sau:
6



Bảng 2.2: Ảnh hưởng của môi trường nuôi lên tỷ lệ sống và sự tăng trọng của cua
đồng
Môi trường nuôi

Tăng trọng trung bình (gam)

Tỷ lệ sống (%)

I

0,435

49,50

II

0,379

28,00

2.1.4 Tính ăn
Cua đồng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn tấm, cám, lúa, khoai, củ, cua, cá và cả
thức ăn công nghiệp của cá. Cua rất thích ăn động vật nhưng do khả năng bắt mồi kém
nên cua thường ăn xác chết động vật và thực vật. Khi thiếu thức ăn cua đồng có thể ăn
lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có
khả năng nhịn đói 10 – 15 ngày.
Theo Nguyễn Hữu Ninh (2008), thành phần thức ăn của cua đồng
(Somannithelphusa sinensis sinensis) trong nuôi từ cua hương lên giống là 60% đạm
đà từ cua giống lên cua thương phẩm là 40% đạm. Thức ăn sử dụng là cám công

nghiệp xay mịn hoặc 60% bột cá + 40% bột đậu tương.
Theo Huỳnh Thanh Điền (2007), ảnh hưởng của một số loại thức ăn khác nhau
lên tỷ lệ sống và sự phát triển của cua đồng trong thời gian ương nuôi 28 ngày được
trình bày như sau:
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống và sự phát triển của cua
đồng
Thức ăn
Trùn chỉ
Cá tạp
Thủy sinh thực vật

Tăng trọng trung bình (gam)
1,036
0,436
0,179

Tỷ lệ sống (%)
37,55
29,00
19,33

2.1.5 Vòng đời cua đồng
Cua đồng trưởng thành từ sông rạch theo con nước lớn bò lên đồng ruộng kiếm
ăn. Cua thường bò cặp theo mé bờ, thỉnh thoảng lại ngoi đầu lên mặt nước khoảng 10
giây đến 1 phút để lấy thêm không khí vào phòng mang và lại lặn xuống, bò đi tiếp
thường tạo trên mặt nước một vệt bóng khí do cua thả ra. Cứ thế, cua theo con nước
lớn mà đi vào các ao và đồng ruộng. Ngoài ra, cua có thể bò trên cạn, vượt qua các bờ
đập chắn nước hoặc đào xuyên qua bờ ao một cách dễ dàng. Khi tìm được vị trí thích
7



hợp thì cua tiến hành đào hang để trú ẩn. Cua sống và tìm thức ăn ở vùng quanh hang.
Cua thường lôi thức ăn về cửa hang để ăn.
Đến mùa sinh sản cua đực và cua cái lựa chọn một cái hang thích hợp để ở, cua
đực thường lấp ló ở trước cửa hang để bảo vệ cua cái khỏi những con cua đực khác.
Cua cái ở trong hang thỉnh thoảng bò ra cửa hang ngoi đầu lên mặt nước vài giây rồi
lại chui vào hang, trong giai đoạn này cua cái lột xác trước khi giao vỹ. Cua đực
thường giao phối với cua cái lúc cua cái vừa lột xác xong vỏ cua còn mềm. Trong thời
gian canh giữ và bắt cặp sinh sản cua đực không có hiện tượng lột xác, đây là đặc tính
thích nghi vì trong khoảng thời gian này cua đực lột xác dễ bị cua cái hay cua đực
khác ăn thịt. Trứng cua được đẻ trong yếm cua và được ấp ở đó đến lúc cua con nở ra
và có khả năng bò đi kiếm ăn được. Cua con được phóng thích vào môi trường có
nguồn thức ăn tự nhiên thích hợp như đồng ruộng hay bờ ao.
Cua con phải trải qua nhiều lần lột xác để lớn lên. Khi đồng ruộng bị khô cạn
thường từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau thì cua đồng có xu hướng rút xuống sông
rạch. Khi nước vào ngập đồng ruộng từ tháng 5 đến tháng 10 thì cua lại bò lên đồng
ruộng để sinh trưởng và sinh sản.
2.1.6 Lột xác và sinh trưởng
Quá trình phát triển của cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Khi
cua đã tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng cần một sự tăng trưởng về kích thước,
chúng phải lột bỏ lớp vỏ cũ và thay bằng lớp vỏ mới có kích thước lớn hơn. Trước khi
cua lột xác, cua đã hình thành lớp vỏ mới bên dưới lớp vỏ cũ, một phần vật liệu lớp vỏ
cũ được tách ra để xây dựng lớp vỏ mới. Trong thời gian lột xác, cua thường gặp nguy
hiểm, vì lúc này cơ thể cua còn yếu, cua gần như bất động, không còn khả năng tự vệ
đối với sự tấn công từ bên ngoài.
Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn, ấu trùng có thể lột xác
trong vòng 2 – 3 hoặc 3 – 5 ngày/lần. Cua lớn lột xác chậm hơn, nửa tháng hay một
tháng một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi ba loại kích thích tố: kích
thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều khiển hút
nước lột xác. Đặc biệt trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh những phần đã mất

như chân hoặc càng. Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương có khuynh hướng lột
xác sớm hơn.
8


Cơ chế của sự lột xác có thể giải thích như sau: trong cơ thể của cua có một loại
tuyến nội tiết gọi là cơ quan Y nằm ở gốc hàm lớn. Cơ quan này tiết ra một loại
hormone gọi là hormone lột xác để kích thích cua lột xác Hormone này có thể là
ecdysone (C27H44O6 – có bản chất là Steroid). Tuy nhiên hormone này được điều chỉnh
bởi một loại hormone khác. Đó là hormone ức chế sự lột xác (Molt Inhibiting
Hormone – MIH). MIH được chế tiết ra từ phức hệ cơ quan X và minus gland – (tuyến
xoang, tuyến hốc). Như vậy, nói chung sự lột xác của cua do sự điều khiển của cơ
quan Y, và phức hệ cơ quan X – (tuyến xoang, tuyến hốc). Nếu hủy bỏ phức hệ cơ
quan X thì không còn yếu tố ức chế sự lột xác, cua sẽ thường lột xác. Ngoài ra trong
phức hệ cơ quan X và (tuyến xoang, tuyến hốc) còn có nhiều tuyến nội tiết khác
(tương tự não thùy – Hypothalamus ở cá) như hormone ức chế sự phát triển tuyến sinh
dục (Gonad Inhibiting Hormone – GIH), điều chỉnh áp suất thẩm thấu, thay đổi màu
sắc, … Tuy nhiên, những loại hormone này chưa được nghiên cứu kỹ.
Theo Drach (1993; trích bởi Nguyễn Văn Tư, 2005), các giai đoạn lột xác khác
nhau của chu kỳ lột xác ở cua (Cancer pagurus) có thể chấp nhận cho tất cả phân bộ
Brachyura được chia ra làm các giai đoạn sau:
 Giai đoạn A: Ngay sau khi lột xác cua không ăn, hấp thu nước tối đa.
 Giai đoạn B: Thời kỳ chính của sự khoáng hóa vỏ mới, cua không ăn.
 Giai đoạn C: Mặc dù vỏ cứng nhưng sự calci hóa vẫn tiếp tục trong những
giai đoạn phụ sớm, cua bắt đầu ăn lại.
 Giai đoạn D: Giai đoạn chuẩn bị cho lần lột xác tiếp theo. Sự tái hấp thu
calci xảy ra và các lớp ngoài của một vỏ mới được tiết. Việc ăn ngừng lại và các dự trữ
trao đổi chất được huy động, hoạt động giảm.
 Giai đoạn E: Cua thoát khỏi vỏ cũ và hấp thu nước nhanh chóng.


9


Bảng 2.4: Các giai đoạn lột xác của cua
Giai
đoạn
A
A1
A2
B
B1

Tình
trạng
Mới lột
xác
Mềm

C4

D0
D1
D2

Ngừng
lột xác
t.xuyên
Tiền lột
xác


E

Không

-

0,5

Một ít

Không

86

1-5

Sự tiết lớp vỏ calci

Nhiều

Không

85

3

Vừa

Bắt đầu


83

5

Vừa



80

8

Vừa



76

13

Vừa



68

15

Vừa




61

30+

Vừa



60

Vĩnh
viễn

Vừa



60

10+

Vừa



-

5


Vừa

Giảm

-

5

Giảm

Không

-

3

Nhẹ

Không

-

2

Không

Không

-


0,5

Sự tăng trưởng các mô
chính
Sự tăng trưởng các mô tiếp
tục
Sự hoàn thiện bộ xương
ngoài, lớp màng được
thành lập
"Giữa lột xác", sự tích lũy
chủ yếu của các chất dự
trữ hữu cơ
Giai đoạn kết thúc trong
loài nào đó, không tăng
trưởng nữa

Hoạt hóa biểu bì và gan
tụy
Lớp mô sừng ngoài được
thành lập và sự thành lập
gai bắt đầu
Tách vỏ Sự tiết lớp sắc tố bắt đầu

D3
D4

Nhẹ

Cứng


C3

D

Thời
gian
(%)

Sự hấp thu nước liên tục
và sự khoáng hóa bắt đầu
Sự khoáng hóa lớp sắc tố

Sự thành lập lớp vỏ calci
tích cực, các chân cứng,
sự tăng trưởng mô bắt đầu

C2

Hay
C4 T

Ăn

Nước
(%)

Vỏ giấy

B2


C
C1

Các đặc trưng

Mức độ
hoạt
động

Sắp sửa
lột xác
Lột xác

Giai đoạn chính của sự tái
hấp thu bộ xương ngoài
Những đường nét liên hệ
đến lột xác mở ra
Hấp thu nước nhanh
chóng và lột xác
10


2.2 Đặc điểm sinh sản của cua đồng
2.2.1 Phân biệt đực cái
Cua đồng là loài đơn tính, dị hình phái tính, con đực và con cái phân biệt rõ ràng.
2.2.1.1 Cấu tạo ngoài
Con đực: yếm có hình chữ T suốt giai đoạn ấu niên cho đến khi trưởng thành,
gồm có 7 đốt. Đốt I, II, III rộng ngang. Đốt V, VI, VII hẹp lại.


Hình 2.4: Mặt bụng cua đực
Mặt bụng của yếm cua có 2 đôi chân bụng là G1 và G2 chỉ có một nhánh, được
gắn vào đốt bụng I, II. Đây là những chân bụng được biệt hóa trở thành cơ quan giao
phối. Ngoài ra, ở gốc đôi chân ngực thứ 5 còn có lỗ sinh dục đực có hai dương vật
ngắn, mềm trắng đục.

Hình 2.5: Chân bụng G1, G2 trái của cua Somanniathelphusa pax (Peter K. L. Ng and
Takeharu Kosuge, 1995)
11


A: Chân bụng G1 trái nhìn từ mặt bụng
B: Chân bụng G1 trái nhìn từ mặt lưng
C: Chân bụng G2 trái
Con cái: ở giai đoạn ấu niên yếm cua có hình tam giác cân. Khi sắp trưởng thành
và trưởng thành yếm cua có hình bán nguyệt. Mặt bụng yếm cua cái có 4 đôi chân
bụng I – IV gắn vào đốt bụng II, III, IV, V. Mỗi chân bụng có hai nhánh có nhiều lông
tơ để trứng bám vào khi đẻ. Đôi chân ngực thứ III có 2 lỗ sinh dục.

Hình 2.6: Mặt bụng cua cái
2.2.1.2 Cấu tạo trong
Con đực: có tuyến tinh hình ống dài, cuộn xoắn màu trắng nhạt, nằm trên khối
gan tụy và đổ ra lỗ sinh dục đực ở gốc chân ngực thứ V mặt bụng.
Con cái: có tuyến trứng dạng ống hình chữ H, màu sắc thay đổi tùy theo sự phát
triển của buồng trứng. Ống dẫn trứng sau khi qua túi chứa tinh, đổ ra lỗ sinh dục cái.
Khi cua đẻ trứng từ noãn sào theo ống dẫn trứng đi qua túi chứa tinh với tinh trùng đã
chứa sẵn, rồi đi qua lỗ sinh dục cái rơi vào yếm và được ấp ở đây cho tới khi nở thành
con.
2.2.2 Sự phát dục của tuyến sinh dục cái
Khi cua cái chưa thành thục thì tuyến sinh dục hoàn toàn chưa phát triển. Khi đó

trọng lượng và kích thước tuyến sinh dục cua cái rất nhỏ, màu trắng dạng sợi mảnh.
Sau khi trưởng thành, lột xác và giao phối xong thì buồng trứng bắt đầu phát triển từ
trắng sang vàng lợt và vàng đậm.
12


Theo Lê Phước Lập (1993), quá trình phát triển noãn sào của cua đồng được chia
làm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Tình trạng chưa thành thục
Buồng trứng mỏng, trong suốt, rất khó thấy được hình dạng chữ H, chỉ thấy được
dạng vệt nhỏ. Cuối giai đoạn này đã thấy những hạt trứng có màu trắng dạng chấm.
- Giai đoạn II: Tình trạng buồng trứng bắt đầu phát triển
Tuyến sinh dục có dạng ống tròn nhỏ, hình chữ H rõ ràng, màu trắng đục. Cuối
giai đoạn đã có một số vùng trên buồng trứng có màu vàng rất nhạt. Hạt trắng đã rõ
hơn nhưng vẫn còn nhỏ.
- Giai đoạn III: Tình trạng chín sinh dục ban đầu
Buồng trứng đã chuyển sang màu vàng rất rõ, các hạt trứng đã tròn và nhỏ có
màu vàng. Trên buồng trứng có xen lẫn trứng của giai đoạn II. Cuối giai đoạn thì
buồng trứng đã lớn chứa đầy các hạt trứng tròn màu vàng tươi.
- Giai đoạn IV: Tình trạng chín sinh dục rõ ràng
Buồng trứng lớn căng, chứa đầy các trứng to tròn lớn có màu vàng sậm. Cuối giai
đoạn này trứng rụng và cua sẽ đẻ trứng.
- Giai đoạn V: Tình trạng buồng trứng sau khi đẻ
Cua đồng là loài đẻ nhiều đợt trong mùa sinh sản mà không có sự lột xác sau khi
sinh sản.
Sau khi cua đẻ thì buồng trứng sẽ trở về giai đoạn III, có nhiều trứng tròn màu
vàng tươi rõ ràng và xen lẫn những hạt trứng ở giai đoạn II.
Khi cua ôm con thì buồng trứng sẽ chuyển sang thời kỳ cuối của giai đoạn III,
các hạt trứng tròn đều màu vàng tươi.
2.2.3 Mùa vụ sinh sản

Cua cái có chiều rộng lớn hơn 25 mm đã thành thục. Cua ôm trứng, ôm con có
chiều rộng từ 26 – 60mm. Cua thường bắt cặp sinh sản vào mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11. Thường thì cua cái ôm con, ôm trứng từ tháng 6 đến tháng 10. Vào mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau cua di chuyển xuống các mương, kênh rạch, ao hồ
nên ít bắt gặp cua cái ôm trứng.

13


2.2.4 Hoạt động bắt cặp sinh sản
Khi tuyến sinh dục của cua đực và cua cái đã phát triển sẽ kích thích chúng đi tìm
cho mình người bạn đời, khi tìm được đối tượng thích hợp thì chúng sẽ đi tìm một cái
hang thích hợp để sinh sống và sinh sản. Sau thời gian sinh sống, cua cái chuẩn bị lột
xác để bắt đầu cho hoạt động giao vỹ, khi đó cua cái có màu vàng sậm rõ rệt. Sự lột
xác sẽ giúp cho hoạt động giao vỹ diễn ra dễ dàng hơn, vì khi cua cái chưa lột xác thì
phần yếm cua cái chỉ có thể mở ra rất ít và cua đực không thể giao phối lúc này. Nếu ta
mở yếm cua cái ra để nhìn thấy lỗ sinh dục bên trong thì yếm cua sẽ bị thương và cua
cái có thể chết ngay sau đó.
Khi cua cái gần lột xác, cua đực sẽ bò xung quanh cua cái và có hành động ve
vãn. Sau khi cua cái nằm im, cua đực bò áp sát cua cái và cua đực tự lật ngửa mình
lên, đồng thời cua đực dùng chân từ từ mở yếm cua cái ra và đưa cơ quan giao phối
của mình vào cơ quan giao phối của cua cái ở dưới đôi chân thứ III. Lúc này hoạt động
giao phối diễn ra rất nhẹ nhàng và dịch hoàn trắng chảy qua 2 ống dẫn tinh nằm giữa
hai cơ đùi đổ vào lỗ sinh dục ở gốc chân ngực thứ V chảy vào túi chứa tinh của con cái
và có thể thụ tinh cho nhiều lần đẻ trứng của cua cái.

Hình 2.7: Hoạt động giao vỹ của cua đồng
14



×