Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ CHỐNG BỆNH GUMBORO VÀ NĂNG SUẤT TẠI TRẠI GÀ LƯƠNG PHƯỢNG VỪA XẢY RA DỊCH GUMBORO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.58 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ - Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ CHỐNG BỆNH GUMBORO
VÀ NĂNG SUẤT TẠI TRẠI GÀ LƯƠNG PHƯỢNG VỪA XẢY RA
DỊCH GUMBORO

Sinh viên thực hiện : HUỲNH THỊ THANH TUYỀN
Lớp

: DH05TY

Ngành

: Thú y

Niên khóa

: 2005 - 2010

Tháng 08/2010

 
 


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ - Y
****************

HUỲNH THỊ THANH TUYỀN

KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ CHỐNG BỆNH GUMBORO
VÀ NĂNG SUẤT TẠI TRẠI GÀ LƯƠNG PHƯỢNG VỪA XẢY RA
DỊCH GUMBORO
Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM

Tháng 08/2010


 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Thanh Tuyền.
Tên luận văn: “Khảo sát hiệu kháng thể chống bệnh Gumboro và năng suất tại trại gà
lương phượng vừa xảy ra dịch Gumboro”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y ngày 30 tháng 8 năm
2010.
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Thu Năm


ii 
 


LỜI CẢM ƠN
Luôn ghi nhớ công ơn Cha Mẹ!
Những người đã sinh thành, dưỡng dục và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành biết ơn!
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP. HCM. Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y
cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt chúng tôi trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Xin chân thành ghi ơn!
Cô Nguyễn Thị Thu Năm đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cho tôi thực hiện đề tài
trong quá trình thực tập.
Xin cảm ơn!
Các anh chị ở phòng xét nghiệm Vi sinh - Bệnh viện Thú y.
Chị Lê Thị Hồng Chích chủ trại gà đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập
đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến những người bạn lớp DH05TY và những người bạn cùng
khóa đã chia sẽ vui buồn, đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập ở trường.

Huỳnh Thị Thanh Tuyền

iii 
 


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ CHỐNG BỆNH GUMBORO VÀ

NĂNG SUẤT TẠI TRẠI GÀ LƯƠNG PHƯỢNG VỪA XẢY RA DỊCH GUMBORO”
được thực hiện từ tháng 03/2010 – 6/2010 tại một trại gà lương phượng thương phẩm ở ấp 4
– xã Mỹ Yên – huyện Bến Lức – tỉnh Long An. Thực hiện phản ứng ELISA tại phòng xét
nghiệm Vi sinh ở Bệnh Viện Thú y - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Kết quả khảo sát
cho thấy:
Hiệu giá kháng thể thu được của 2 đàn lần lượt ở 1 ngày tuổi là 1.1715,14 và 398,33; ở 13
ngày tuổi là 1.406,08 và 1.955,53; ở 28 ngày tuổi là 3.095,05 và 9.424,86.
Đàn I có tỷ lệ chết là 4,30 %, đàn II là 2,38 %.
Trọng lượng bình quân lúc 9 tuần tuổi của đàn I là 1612,10 g và của đàn II là 1452,90 g.
Tăng trọng tuyệt đối của đàn I là 26,88 g/con/ngày và của đàn II là 24,14 g/con/ngày. Hệ số
chuyển biến thức ăn của đàn I là 2,53 và của đàn II là 2,81.
Qui trình chủng ngừa thử nghiệm có thể bảo vệ đàn gà tại vùng không an toàn dịch.

iv 
 


MỤC LỤC
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................... ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Tóm tắt khóa luận ...................................................................................................... iv
Mục lục ....................................................................................................................... v
Danh sách các từ viết tắt ......................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ và hình ................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................ 2

1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1 Sơ lược về miễn dịch gia cầm .............................................................................. 3
2.1.1 Khái niệm về miễn dịch ..................................................................................... 3
2.1.2 Hệ thống miễn dịch ở gia cầm ..................................................................... 4
2.1.2.1 Các cơ quan dạng lympho ........................................................................ 4
2.1.2.2 Hệ thống các tế bào có chức năng miễn dịch ............................................ 6
2.1.2.3 Hệ thống Ig (Immunoglobulin) của gà ...................................................... 6
2.2 Sơ lược về bệnh Gumboro .................................................................................... 7
2.2.1 Lịch sử bệnh và phân bố địa lý .......................................................................... 7
2.2.2 Căn bệnh ............................................................................................................ 8
2.2.3 Sức đề kháng ..................................................................................................... 9
2.2.4 Cơ chế làm suy giảm miễn dịch trong bệnh Gumboro ...................................... 9


 


2.2.5 Truyền nhiễm học ............................................................................................ 10
2.2.6 Triệu chứng...................................................................................................... 11
2.2.7 Bệnh tích .......................................................................................................... 12
2.2.8 Chẩn đoán ........................................................................................................ 13
2.2.9 Phòng bệnh ...................................................................................................... 13
2.3 Vaccine ............................................................................................................... 14
2.3.1 Khái niệm vaccine ........................................................................................... 14
2.3.2 Một số điều lưu ý khi sử dụng vaccine ............................................................ 14
2.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá vaccine ........................................................................... 15
2.3.4 Một số vaccine sử dụng tại trại........................................................................ 16
2.4 Sơ lược về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tại trại .............................................. 17
2.4.1 Chọn gà con ..................................................................................................... 17

2.4.2 Chuồng trại và trang thiết bị ............................................................................ 17
2.4.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................................. 18
2.4.4 Vệ sinh ............................................................................................................. 20
2.4.5 Qui trình phòng bệnh tại trại .......................................................................... 21
2.5 Tình hình trại trước khi tiến hành khảo sát ....................................................... 21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 23
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 23
3.1.1 Thời gian .......................................................................................................... 23
3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................... 23
3.2 Đối tượng khảo sát.............................................................................................. 23
3.3 Nội dung khảo sát ............................................................................................... 23
3.4 Phương pháp tiến hành ....................................................................................... 23
3.4.1 Nội dung 1: Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh IBD ............................. 23
3.4.2 Nội dung 2: Tỷ lệ chết ..................................................................................... 28
3.4.3 Nội dung 3: Năng suất của đàn gà ................................................................... 28

vi 
 


3.5 Chỉ tiêu khảo sát ................................................................................................. 28
3.6 Công thức tính .................................................................................................... 28
3.7 Xử lý số liệu ....................................................................................................... 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 30
4.1 Hiệu giá kháng thể chống bệnh Gumboro t ........................................................ 30
4.2 Tỷ lệ chết ............................................................................................................ 32
4.3 Năng suất của đàn gà ......................................................................................... 36
4.3.1 Trọng lượng bình quân .................................................................................... 36
4.3.2 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) ................................................................... 38
4.3.3 Hệ số chuyển biến thức ăn ............................................................................... 39

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 40
5.1 Kết luận............................................................................................................... 40
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 41
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 44

vii 
 


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ELISA: Enzyme Link Immuno Sorbent Assay
CAM: Chicken Chorioallantoic Membrane
CEF: Chicken Embryo Fibroblast
HGKT: hiệu giá kháng thể
TĂ: thức ăn
TT: tăng trọng
HSCBTĂ: hệ số chuyển biến thức ăn
IBD: Infectious Bursal Disease
ND: Newcastle
IB: Infectious Bronchitis

viii
 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Qui trình chủng ngừa Gumboro và các bệnh khác tại trại ........................ 24
Bảng 3.2 Phân bố mẫu khảo sát................................................................................ 24

Bảng 3.2 Bảng ký hiệu mẫu ..................................................................................... 26
Bảng 4.1 Hiệu giá kháng thể ................................................................................... 29
Bảng 4.2 Tỷ lệ chết .................................................................................................. 32
Bảng 4.3 Trọng lượng bình quân .............................................................................. 37
Bảng 4.4 Tăng trọng tuyệt đối ................................................................................ 39
Bảng 4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn ........................................................................ 40

ix 
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 2.1 Triệu chứng của bệnh Gumboro ................................................................. 21
Hình 2.2 Bệnh tích của bệnh Gumboro .................................................................... 21
Hình 2.3 Vaccine IBD Blen ...................................................................................... 26
Hình 2.4 Chuồng úm gà ............................................................................................ 30
Hình 2.5 Đàn gà lúc 2 tuần tuổi ................................................................................ 30
Hình 4.1 Bệnh tích nghi tụ huyết trùng .................................................................... 33
Hình 4.2 Manh tràng chứa đầy máu và ruột non hoại tử điểm ................................. 34


 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Sau dịch cúm gia cầm H5N1 (2003), tình hình chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang
phục hồi cũng như phát triển. Cùng với việc gia tăng số lượng gia cầm thì vấn đề dịch bệnh
luôn là mối quan tâm của các nhà chăn nuôi. Một trong những bệnh xảy ra khá thường

xuyên trên gà đó là bệnh Gumboro.
Mặc dù bệnh Gumboro không gây ra tỷ lệ chết cao nhưng hậu quả của bệnh là gây
suy giảm miễn dịch, gà chậm lớn, còi cọc, làm giảm hiệu quả kháng bệnh từ đó tạo điều kiện
cho nhiều bệnh khác phát sinh.
Ở nước ta, bệnh Gumboro xảy ra khắp mọi nơi. Vì vậy, việc phòng bệnh này là rất
cần thiết đối với ngành chăn nuôi gia cầm. Thời gian gà con được bảo hộ thay đổi theo
lượng kháng thể của mẹ truyền. Thông thường nếu sức khỏe gà mẹ ổn định và được tiêm
phòng tốt, hàm lượng kháng thể thụ động sẽ cao, có thể bảo hộ gà con đến 4 tuần. Song các
nghiên cứu gần đây cho thấy kháng thể truyền từ gà mẹ sang gà con không ổn định, lúc cao,
lúc thấp, không đồng đều giữa các con trong đàn gà, đa số các trường hợp đều bảo hộ gà con
không quá 20 ngày (Trần Thanh Phong, 1996). Chính sự tạo miễn dịch không ổn định trên
gà mẹ đã gây nhiều khó khăn cho việc xác định lịch tiêm chủng. Đặc biệt ở những trại từng
có dịch Gumboro thì khả năng nổ dịch lại sẽ rất cao.
Chính vì những lý do trên, được sự phân công và đồng ý của Chủ Nhiệm Khoa Chăn
Nuôi Thú Y, Bộ Môn Vi Sinh Truyền Nhiễm, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị
Thu Năm, chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh Gumboro và năng suất tại trại gà
lương phượng vừa xảy ra dịch Gumboro”


 


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh Gumboro và năng suất trên gà lương phượng
thương phẩm nhằm áp dụng qui trình vaccine cho trại vừa xảy ra dịch Gumboro.
1.2.2 Yêu cầu
Tiêm phòng đàn gà theo qui trình.
Lấy máu lúc 1 ngày tuổi (trước chủng lần 1), 13 ngày tuổi (trước chủng lần 2), 28 ngày

tuổi (sau chủng lần 2 2 tuần) để xét nghiệm tìm kháng thể chống bệnh Gumboro bằng phản ứng
ELISA.
Ghi nhận số lượng và mổ khám bệnh tích gà chết.
Ghi nhận năng suất của đàn gà trong quá trình nuôi.


 


Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về miễn dịch gia cầm
2.1.1. Khái niệm về miễn dịch
Miễn dịch là khả năng của cơ thể sinh vật có thể nhận biết, tiêu diệt và loại bỏ các
vật lạ khi bị xâm nhập. Tính chất miễn dịch được hình thành trong quá trình tiến hóa của
sinh vật.
Cơ thể động vật thường xuyên tiếp xúc với các vi sinh vật có khả năng gây bệnh
nhưng không phải tất cả đều mắc bệnh. Đó là do khả năng đề kháng của cơ thể đối với vi
sinh vật gây bệnh.
Sự đề kháng này phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật được chia
làm hai nhóm là miễn dịch tự nhiên (hay miễn dịch không đặc hiệu) và miễn dịch thu
được (hay miễn dịch đặc hiệu) (Lâm Thị Thu Hương, 2008).
Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu)
Là khả năng tự bảo vệ sẵn có ngay khi mới được sinh ra và mang tính di truyền
trong các cơ thể cùng 1 loài. Khả năng này luôn hiện diện trên những cá thể khỏe mạnh
và là hình thức bảo vệ đầu tiên chống sự xâm nhiễm của mầm bệnh. Thời gian đáp ứng
miễn dịch tự nhiên tính bằng phút, giờ và đáp ứng này không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc
với kháng nguyên trước đó.
Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu)
Là dạng miễn dịch xuất hiện khi cơ thể có tiếp xúc với kháng nguyên. Để khởi

động phải có thời gian (tính bằng ngày) để cơ thể thích ứng với tác nhân gây bệnh lần
đầu tiên xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch có thể xảy ra nhờ việc tiếp xúc kháng nguyên


 


chủ động (vaccine) hay ngẫu nhiên (mắc phải), hoặc truyền kháng thể (tiêm huyết thanh),
hoặc khi truyền tế bào có thẩm quyền miễn dịch (miễn dịch mượn). Miễn dịch thu được
chia làm hai loại: miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động.
Miễn dịch thụ động là loại miễn dịch mà cơ thể tiếp thu từ bên ngoài, có hai loại
miễn dịch thụ động là miễn dịch thụ động tự nhiên và miễn dịch thụ động nhân tạo. Miễn
dịch thụ động tự nhiên là quá trình tiếp thu miễn dịch xảy ra hoàn toàn tự nhiên. Ví dụ:
mẹ truyền kháng thể cho con qua sữa đầu, qua nhau, lòng đỏ trứng… Miễn dịch thụ động
nhân tạo là miễn dịch thụ động có được do con người tạo ra. Ví dụ: tiêm truyền kháng
huyết thanh, kháng độc tố…
Miễn dịch chủ động là loại miễn dịch mà tự bản thân con vật tạo ra được khi tiếp
xúc với kháng nguyên, có hai loại miễn dịch chủ động là miễn dịch chủ động tự nhiên và
miễn dịch chủ động nhân tạo. Miễn dịch chủ động tự nhiên là miễn dịch chủ động mà cơ
thể con vật tiếp xúc với kháng nguyên một cách tự nhiên trong môi trường sống. Miễn
dịch chủ động nhân tạo khi kháng nguyên được chủ động đưa vào cơ thể sinh vật, có sự
tham gia của con người như trường hợp chủng ngừa vaccine để phòng bệnh.
2.1.2 Hệ thống miễn dịch ở gia cầm
2.1.2.1 Các cơ quan dạng lympho
Cũng như trên thú, hệ thống cơ quan dạng lympho của gia cầm được chia làm hai
loại: cơ quan lympho trung ương và cơ quan lympho địa phương.
Cơ quan lympho trung ương: là những cơ quan kiểm soát sự sản xuất và biệt
hóa tế bào lympho B và T. Quá trình biệt hóa của lympho bào không cần sự kích thích
của kháng nguyên (tế bào nguồn, stem cell, biệt hóa thành lympho B và T). Cơ quan
lympho trung ương bao gồm: tủy xương, tuyến Thymus và túi Fabricius.

Tủy xương: là một cơ quan đa chức năng ở thú trưởng thành, cung cấp các tế bào
máu và là nơi sản xuất các tế bào nguồn để biệt hóa thành các tế bào tham gia vào đáp
ứng miễn dịch.


 


Tuyến Thymus: nằm ở phía trước vách trung thất, kéo dài đến tận cổ và có khi kéo
đến tuyến giáp. Tiền tế bào T từ tủy xương di chuyển xuống tuyến ức và nhanh chóng
phân chia. Phần lớn các tế bào phân chia đều bị chết chỉ còn một số tế bào có khả năng
sống sót và tồn tại ở tuyến ức bốn đến năm ngày, sau đó rời khỏi tuyến ức và đi đến cơ
quan lympho thứ cấp. Tế bào T rời khỏi tuyến ức đi vào dòng tuần hoàn phải có khả
năng tham gia vào đáp ứng miễn dịch.
Túi Fabricius nằm ở phía trên lỗ huyệt. Đây là nơi trưởng thành, biệt hóa và chọn
lọc tế bào lympho B.
Cơ quan lympho địa phương bao gồm: hạch lympho dưới mắt (tuyến harder),
lách, hạch hạnh nhân, manh tràng.
Tuyến harder là hạch lympho dưới mắt, có hình tròn hoặc bầu dục, tập trung thành
từng đám. Trong hạch chứa đầy đủ các lympho B và T trưởng thành. Vùng vỏ cạn có các
nang lympho chủ yếu chứa các lympho B, vùng vỏ sâu chứa chủ yếu các lympho T.
Lách cũng là cơ quan lympho dạng địa phương. Lách được chia làm hai vùng tủy
đỏ và tủy trắng. Tủy đỏ gồm nhiều xoang chứa đầy hồng cầu. Tủy trắng là tổ chức dạng
lympho, trong đó được chia làm hai vùng: vùng chứa lympho B và vùng chứa lympho T.
Hạch hạnh nhân manh tràng là cơ quan lympho địa phương ở manh tràng. Các
hạch được tập trung thành đám và có cấu trúc giống như hạch lympho. Trong hạch có
các nang chứa lympho B và lympho T.
Mảng peyer đường ruột thấy rõ ở hồi tràng, đó là tập hợp những nang bạch huyết
nằm ở lớp đệm của niêm mạc. Những nang bạch huyết lớn được gọi là nang kín. Nang
kín chiếm cả bề cao của niêm mạc và lan sâu xuống tầng dưới niêm. Mảng peyer chủ yếu

chứa lympho bào B.
2.1.2.2 Hệ thống các tế bào có chức năng miễn dịch
Lympho B có vai trò quan trọng trong miễn dịch dịch thể. Khi có sự kích thích của
kháng nguyên, tế bào B sẽ biệt hóa thành chuỗi các tế bào plasma rồi tiết ra kháng thể.


 


Lympho T có vai trò quan trọng trong miễn dịch tế bào. Khi kháng nguyên xâm
nhập vào cơ thể sẽ được các đại thực bào bắt và xử lý rồi trình diện cho các tế bào
lympho T.
Bạch cầu đơn nhân lớn có vai trò thực bào những vật lạ trong cơ thể. Khi thực bào
những vật lạ là kháng nguyên thì đại thực bào sẽ trình diện cho các tế bào có thẩm quyền
miễn dịch. Những bạch cầu đơn nhân lớn chui ra khỏi mạch máu và hoạt động ở mô bào
gọi là đại thực bào.
Bạch cầu trung tính hay còn gọi là tiểu thực bào. Bạch cầu trung tính đóng vai trò
quan trọng trong miễn dịch không đặc hiệu và phản ứng viêm của cơ thể.
Bạch cầu ái toan thường có mặt ở nơi xảy ra phản ứng viêm do ký sinh trùng, nó
tăng lên trong máu khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng. Chức năng thực bào của bạch cầu ái
toan trong cơ thể gia cầm không rõ ràng như trên thú có vú.
Bạch cầu ái kiềm khi chui ra khỏi mạch đến mô gọi là tế bào Mast. Tế bào Mast
chứa nhiều histamin trong tế bào chất. Khi đáp ứng miễn dịch xảy ra trên bề mặt tế bào
Mast, sẽ làm tổn thương màng tế bào và phóng thích histamin gây phản ứng tức thời như
mắt sưng, chảy nước mũi…Những phản ứng này ở gia cầm không rõ như trên thú có vú.
2.1.2.3 Hệ thống Ig (Immunoglobulin) của gà
Hệ Ig của gà chủ yếu gồm các lớp: IgG, IgA, IgM và IgE.
IgG có thể truyền được từ gà mẹ sang gà con qua lòng đỏ trứng và kháng thể này
đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu của cuộc sống. Sau khi nở kháng thể mẹ
truyền giảm dần và hết hẳn vào ngày thứ 25. Sự sản xuất IgG bắt đầu vào ngày thứ ba

sau khi nở. Chức năng của IgG là trung hòa độc tố, tham gia phản ứng ngưng kết, qua
lòng đỏ để bảo vệ gà con trong giai đoạn đầu của cuộc sống.
IgA được phân bố ở dịch tiết của các xoang tự nhiên, dịch mật, niêm mạc ruột và
trong huyết thanh. IgA cũng truyền từ gà mẹ sang gà con nhưng con đường truyền là qua
lòng trắng trứng. IgA không có trong máu gà mà vào dịch lỏng xoang niệu mô và sẽ phủ


 


lên bề mặt niêm mạc ruột tham gia miễn dịch tại chỗ ở đường tiêu hóa. Chức năng của
IgA là tham gia phản ứng ngưng kết, tham gia miễn dịch tại chỗ ở niêm mạc đường tiêu
hóa và hô hấp, qua lòng trắng trứng bảo vệ gà con trong giai đoạn đầu của cuộc sống.
IgM cũng truyền từ gà mẹ sang gà con qua lòng trắng trứng và tham gia miễn dịch
tại chỗ ở niêm mạc đường tiêu hóa, bảo vệ gà con trong giai đoạn đầu của cuộc sống.
Chức năng của IgM là tham gia phản ứng ngưng kết đặc biệt vi khuẩn gram âm. IgM
thường xuất hiện sớm nhất khi có kháng nguyên xâm nhập.
IgE có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. IgE nằm trên tế bào (tế bào Mast
và bạch cầu ưa kiềm) kết hợp với kháng nguyên, sẽ làm giải phóng các chất trung gian
làm tăng tính thấm thành mạch tạo điều kiện cho các bạch cầu thoát mạch và bắt giữ
kháng nguyên.
2.2 Sơ lược về bệnh Gumboro
Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra ở gia cầm, chủ yếu là ở
gà và gà tây. Bệnh có đặc điểm là gây viêm túi Fabricius, xuất huyết cơ ngực, cơ đùi làm hư
hại thận và đặc biệt làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Tế bào lympho B là tế bào đích của
virus và mô lympho của túi Fabricius bị ảnh hưởng nặng nề.
2.2.1 Lịch sử bệnh và phân bố địa lý
Bệnh Gumboro được Corgrove phát hiện đầu tiên năm 1962 tại vùng Gumboro thuộc
bang Delaware (Hoa Kỳ) lúc đầu người ta gọi là bệnh Avian Nephrosis do có bệnh tích
nghiêm trọng ở thận.

Những nghiên cứu về sau cho thấy một số bệnh khác cũng có bệnh tích trên thận,
giống bệnh tích trên thận của bệnh Gumboro nhưng lại do loại virus khác như viêm phế
quản truyền nhiễm.
Năm 1970, Hitchner chính thức đề nghị gọi bệnh do Corgnove phát hiện là bệnh
viêm túi Fabricius truyền nhiễm (Infectious Bursal Disease – IBD) hay còn gọi là bệnh
Gumboro để ghi nhớ địa danh nơi phát hiện ra bệnh đầu tiên.


 


Từ khi phát hiện đến nay Gumboro đã có mặt khắp nơi trên thế giới, phần lớn tập
trung tại trại gà công nghiệp tại Mỹ, Anh, Ý, Israel, Thái Lan, Trung Quốc,…
Tại Việt Nam, từ năm 1981, chuyên gia Hungary và Việt Nam đã phát hiện bệnh ở
một số trại gà miền Bắc, nhưng khi đó bệnh chưa được chú ý. Năm 1987, bệnh Gumboro
xảy ra ở trại gà Phúc Thịnh (Hà Nội) làm chết 55.476 con. Ở miền Nam, năm 1990 một số ổ
dịch nghi là Gumboro ghép Newcastle xảy ra tại xí nghiệp chăn nuôi gà Bình An làm chết
9500 con (Lê Văn Hùng, 1996). Những năm gần đây dịch bệnh Gumboro xảy ra ở khắp nơi
trên toàn quốc.
2.2.2 Căn bệnh
Bệnh Gumboro do virus thuộc họ Birnaviridae, giống Avibinavirus, loài Infectious
bursal disease virus.
Theo Hirai và Shimakura, 1974 virus gây bệnh Gumboro là một loại virus có kích
thước vào khoảng 50 – 60 nm (trích dẫn Nguyễn Phước Ninh, 2009).
Virus có dạng hình khối nhiều góc cạnh, không có vỏ bọc (envelope) mà chỉ là một
dạng virus dạng trần hay còn gọi là nucleocapsid, bao gồm nhân chứa acid ribonucleic
(RNA) bao quanh nó là lớp vỏ protein hay còn gọi là capsid. Do không có vỏ bọc nên virus
không mẫn cảm với ether và chloroform, nhưng rất nhạy cảm với formalin.
Virus gồm 32 đơn vị hình thái hay còn gọi là capsomer hợp thành lớp bọc capsid bao
lấy acid ribonucleic bên trong. Mỗi capsomer có tên gọi là VP1, VP2, VP3, VP4 (viral

protein), trong đó VP2, VP3 là protein chính của virus. Ngoài ra, VP1 là RNA – polymerase
của virus; VP4 là protease cua virus. Có 2 serotype là 1 và 2, serptype 1 gây bệnh cho gà có
6 chủng. Serptype 2 gây bệnh ẩn tính trên gà và gà tây. Trong acid nhân các nucleotide được
sắp xếp cuộn trở lại trở nên sợi đôi, phân đoạn, đây là đặc tính cấu trúc của loài virus này.
2.2.3 Sức đề kháng
Sức đề kháng của virus tương đối mạnh, nó không bị vô hoạt bởi ether và
chloroform. Ở 60oC virus vẫn duy trì sức gây bệnh trong 90 phút. Ở 56oC nó tồn tại trong 5
giờ. Theo Benton et al, 1976, virus có sức chịu đựng rất cao với pH, chỉ bị vô hoạt khi


 


pH=12 nhưng lại chịu được pH=2 (trích dẫn Abdul Ahad, 2002). Virus không bị ảnh hưởng
trong dung dịch phenol 0,5 %/ 1 giờ/ 30 oC. Virus bị tiêu diệt bởi các phức hợp iodine.
Trong dung dịch formol 0,5 % nó tồn tại trong 6 giờ. Nó bị diệt sau 10 phút trong
chloramin 0,5% (Nguyễn Phước Ninh, 2009). Trong phân, nước thải, chất độn chuồng, dụng
cụ chăn nuôi…virus vẫn giữ nguyên đặc tính gây nhiễm và gây bệnh trong vòng 52 ngày.
Theo Baxendale, 2002, ở điều kiện bình thường virus có thể tồn tại 120 ngày trong chuồng
nuôi (trích dẫn Abdul Ahad, 2002; Muhammad Azhar Khan, 2005).
Trong điều kiện ở Việt Nam dùng formalin có nồng độ 1 – 2 % phun lên nền chuồng,
vách chuồng và các dụng cụ chăn nuôi có thể diệt được virus. Nếu kết hợp với chloramin 0,5
- 1% thì kết quả sẽ tốt hơn (Lê Văn Hùng, 1996)
2.2.4 Cơ chế làm suy giảm miễn dịch trong bệnh Gumboro
Khác với các bệnh do virus khác trên gia cầm, Gumboro chọn túi Fabricius làm cơ
quan đích. Túi Fabricius là cơ quan miễn dịch cao nhất ở gia cầm, biệt hóa tế bào B. Tế bào
B trưởng thành có khả năng tiết kháng thể khi gặp tín hiệu từ kháng nguyên. Túi Fabricius
chỉ thực hiện được nhiệm vụ ấy khi các nang lympho còn nguyên vẹn. Khi túi Fabricius bị
tấn công thì chức năng miễn dịch bị suy giảm.
Nếu gà bị nhiễm virus Gumboro lúc một ngày tuổi thì lượng IgG huyết thanh giảm,

số tế bào B trong máu ngoại vi cũng giảm nhưng số tế bào T không bị ảnh hưởng rõ rệt. Gà
con từ 1 – 5 ngày tuổi nhiễm virus Gumboro thì số lượng tế bào plasma trong tuyến harder
giảm mạnh ở 7 ngày tuổi.
2.2.5 Truyền nhiễm học (Nguyễn Phước Ninh, 2009)
Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên chỉ có gà bị bệnh, tất cả các giống gà đều mẫn cảm với bệnh. Qua
điều tra người ta thấy rằng giống gà Leghorn có tỷ lệ chết cao nhất.
Tuổi gà nhạy cảm từ 2 – 15 tuần nhưng gà 3 – 6 tuần thường bị bệnh nặng nhất vì
miễn dịch thụ động từ gà mẹ đã hết. Gà nhỏ hơn 3 tuần tuổi bị nhiễm thể ẩn đưa đến suy


 


giảm miễn dịch. Gà lớn hơn 9 tuần tuổi vẫn có khả năng nhiễm bệnh nhưng thường không
thể hiện triệu chứng.
Đường xâm nhập và sự lây lan
Trong tự nhiên đường tiêu hóa là thích hợp hơn cả. Trong điều kiện thí nghiệm virus
có thể vào cơ thể qua đường mũi, đường mắt. Trực tiếp: do nuôi nhốt chung gà bệnh với gà
khoẻ. Gián tiếp: qua thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, vật môi giới trung gian như côn
trùng, mạt gà,… qua con người như giày, quần áo.
Cơ chế sinh bệnh
Virus gây bệnh trên mô lympho, phá hủy tế bào lympho bên trong túi Fabricius, lách
và hạch amidal, tế bào lympho T không bị ảnh hưởng.
Sau nhiễm trùng 9 ngày vẫn có thể tìm thấy virus trong túi Fabricius. Ở một số gà
bệnh, thận sưng, chứa cặn urate và những mảnh vụn tế bào là nguyên nhân gây tắc nghẽn
niệu quản.
Suy giảm miễn dịch dẫn đến giảm sức chống bệnh và đáp ứng với vaccine không đạt
được tối ưu trong thời gian này (Nguyễn Phước Ninh, 2009).
Nếu gà nhiễm bệnh từ 1 ngày đến 2 tuần tuổi, do trong máu của gà chưa có các bổ thể

virus không tấn công được hệ thống mạch máu và thận, chỉ phá hại túi Fabricius, làm túi này
hư hại rồi teo nhỏ, quá trình nuôi dưỡng và thành thục của tế bào Lympho B bị đình trệ, dẫn
đến hậu quả làm suy giảm việc tạo kháng thể của cơ thể gà, đây là nguyên nhân chính của
việc gà không tạo được miễn dịch mặc dù đã tiêm phòng đầy đủ các bệnh.
Trường hợp nhiễm bệnh sau 2 tuần tuổi, lúc đó trong máu đã có đầy đủ lượng bổ thể
virus sẽ phát huy tác dụng gây nên triệu chứng vỡ mạch máu gây xuất huyết nhiều nơi, virus
đến thận phá hoại ống thận làm gà không thể tái hấp thu được nước, hậu quả nước từ thận
tràn vào trực tràng, gà tiêu chảy rất nặng, gà chết chủ yếu là do mất nước.

10 
 


2.2.6 Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày, tỷ lệ mắc bệnh cao từ 20 – 100% , tỷ lệ chết 4 – 8 %
có thể lên tới 37,6% (Nguyễn Phước Ninh, 2009).
Gà có biểu hiện ủ rủ, bỏ ăn, run rẩy, đi đứng loạng choạng.

(a) Gà mệt mỏi, ủ rủ, lờ đờ

(b) Gà tiêu chảy phân trắng

Hình 2.1 Triệu chứng của bệnh Gumboro
(Nguyễn Phước Ninh, 2009)
Gà thường tự mổ vào lỗ huyệt và mổ lẫn nhau. Gà uống nhiều nước. Tiến trình của
bệnh từ 7 – 8 ngày.
Gà chết cao vào ngày thứ 3 – 4 của bệnh.
2.2.7 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Mất nước do tiêu chảy. Xác chết khô mất nước. Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, cơ cánh;

xuất huyết ranh giới dạ dày cơ và dạ dày tuyến; thận viêm sưng lớn, nhạt màu, có urat lắng
đọng trong ống dẫn tiểu; lách sưng có thể hoại tử; gan sưng có ổ hoại tử; tuyến Thymus bất
dưỡng có thể hoại tử; viêm ruột cata tiết nhiều dịch nhầy.

11 
 


Bệnh tích điển hình là viêm túi Fabricius trong 2 – 3 ngày đầu của bệnh, túi Fabricius
tăng thể tích gấp 2 – 3 lần so với ban đầu kèm thủy thủng trong và ngoài túi, xuất huyết hoại
tử sau đó túi trở lại kích thước ban đầu vào ngày thứ 5 và bất dưỡng nhanh đến ngày thứ 8
chỉ còn 1/3 thể tích ban đầu, trong túi có fibrin sau đó hoá casein (khối bả đậu).

(b) Túi Fabricius sưng to, niêm mạc
sung huyết, xuất huyết 

(a) Xuất huyết cơ đùi 

Hình 2.2 Bệnh tích của bệnh Gumboro
(Nguyễn Phước Ninh, 2009)
Bệnh tích vi thể
Hoại tử ở phần sinh lympho của tuyến Fabricius, lách, hạch amidal, thymus.
Bất dưỡng, nhưng lách, hạch amidal, thymus phục hồi nhanh hơn, hoặc hoàn thiện
hơn túi Fabricius. Có sự hình thành cấu trúc dạng hạt thay thế cấu trúc bình thường của nang
ở túi Fabricius (Nguyễn Phước Ninh, 2009).
2.2.8 Chẩn đoán (Nguyễn Phước Ninh, 2009)
Phân biệt với bệnh viêm phế quản truyển nhiễm, hội chứng xuất huyết.
Phòng thí nghiệm phân lập bệnh phẩm từ túi Fabricius, tiêm phôi gà từ 9 – 11 ngày
tuổi, đường tiêm màng CAM hay phôi 6 – 8 ngày tuổi, tiêm đường túi lòng đỏ hoặc nuôi cấy
trên môi trường sợi phôi gà CEF.


12 
 


Tìm kháng nguyên bằng phản ứng huyết thanh học: miễn dịch huỳnh quang, trung
hoà, ELISA, kết tủa khếch tán trên thạch. Hiện nay để tìm kháng thể, người ta thường dùng
phản ứng ELISA và kết tủa khếch tán trên thạch.
2.2.9 Phòng bệnh (Nguyễn Phước Ninh, 2009)
Áp dụng nguyên lý phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa trên tác động 3 khâu của
vòng truyền lây (nguồn bệnh – yếu tố trung gian truyền lây – động vật cảm thụ).
Đồng thời công tác quản lý rất có ý nghĩa trong công tác phòng bệnh.
Phòng bệnh bằng vaccine (do kháng thể mẹ truyền cho gà con bảo vệ gà con từ 1 – 3
tuần tuổi). Hiện nay trên thị trường phổ biến hai loại vaccin:
Vaccine sống nhược độc
Thường dùng chủng cho gà con bằng cách nhỏ mắt, mũi, uống và phun sương.
Có 4 loại vaccine sống nhược độc thường được sử dụng:
Vaccin nhẹ (avirulent strain _Mild)
Virus được làm nhược độc nhiều lần, dùng cho gà con 1 ngày tuổi rất an toàn nhưng
dễ bị trung hòa bởi kháng thể mẹ truyền.
Vaccin trung bình (intermediate strain)
Virus được làm nhược độc trung bình, rất an toàn, vượt qua kháng thể mẹ truyền
thấp.
Vaccine trung bình cộng (intermediate plus)
Virus được làm nhược độc ít hơn nhưng vẫn an toàn, vượt qua kháng thể mẹ truyền
trung bình.
Vaccine mạnh (hot vaccine)
Virus được làm nhược độc ít, không an toàn lắm, thường dùng ở những vùng có dịch
nghiêm trọng. Vaccine này nếu chủng ngừa sớm cho gà con nhất là nhóm không có kháng
thể mẹ truyền sẽ làm teo túi Fabricius.

Vaccine chết

13 
 


Có chất bổ trợ là chất nhũ tương dầu, thường chủng cho gà mẹ để có miễn dịch thụ
động cho gà con mới nở bằng cách tiêm bắp (IM) hay chích dưới da (SC).
2.3 Vaccine
2.3.1 Khái niệm vaccine
Các chế phẩm sinh học được điều chế từ chính tác nhân gây bệnh hay sản phẩm
của chúng, được làm giảm hay mất độc lực, khi được đưa vào cơ thể đối tượng được
hưởng vaccine thì không có khả năng gây bệnh cho đối tượng đó nhưng đều có khả năng
kích thích sinh miễn dịch (Lâm Thị Thu Hương, 2008).
Một chủng vaccine tốt phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau (Lê Văn Hùng, 1998):
Có tính kháng nguyên (Antigenicity) tương đối cao đủ kích thích đáp ứng miễn dịch
cho cơ thể. Vaccine không còn hoặc còn rất ít tính gây bệnh (Pathogenicity) mà cơ thể chịu
đựng được. Phải vô trùng và nếu có sự kết hợp kháng nguyên thì phải đảm bảo sự kết hợp
đó an toàn khi đưa vào cơ thể. Khi vào cơ thể vaccine không hoặc gây phản ứng nhẹ mà cơ
thể chịu đựng được còn gọi là phản ứng vacine. Giá thành rẻ, không độc cho người, và dễ sử
dụng. Dễ dàng vận chuyển, bảo quản cũng như pha chế.
2.3.2 Một số điều lưu ý khi sử dụng vaccine
Vaccine dùng để phòng bệnh vì thế chỉ nên dùng cho thú chưa mắc bệnh. Nếu tiêm
vào thú mắc bệnh rồi, bệnh có thể xảy ra sớm hơn, nặng hơn.
Xác định thời điểm đưa vaccine vào cơ thể có tầm quan trọng đặc biệt. Phải đảm bảo
kháng nguyên không bị kháng thể thụ động trung hòa hết. Muốn vậy phải kiểm tra hàm
lượng kháng thể trước khi đưa vaccine vào.
Xác định được mức độ miễn dịch của cơ thể. Sau khi đưa vaccine vào cơ thể thì
vaccine sẽ kích thích cơ thể có một đáp ứng miễn dịch. Mức độ của đáp ứng miễn dịch phải
được kiểm tra thường xuyên. Nếu hiệu giá kháng thể giảm đến mức không thể bảo hộ thì

phải chủ động tái chủng.
Vaccine phòng bệnh nào chỉ phòng được bệnh đó, không phòng được bệnh khác.

14 
 


×