Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ TRỨNG THƯƠNG PHẨM CỦA HUYỆN XUÂN LỘC VÀ TRẢNG BOM THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.85 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐIỀU KIỆN VỆ SINH
THÚ Y TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ TRỨNG
THƯƠNG PHẨM CỦA HUYỆN XUÂN LỘC VÀ
TRẢNG BOM THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện : LÊ VĂN KỶ
Lớp

: DH05DY

Ngành

: DƯỢC – THÚ Y

Niên khóa

: 2005 – 2010
Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************



LÊ VĂN KỶ

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐIỀU KIỆN VỆ SINH
THÚ Y TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ TRỨNG
THƯƠNG PHẨM CỦA HUYỆN XUÂN LỘC VÀ
TRẢNG BOM THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG
BSTY. ĐỖ CẨM DUNG

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Lê Văn Kỷ
Tên luận văn: “Khảo sát một số chỉ tiêu điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở
chăn nuôi gà trứng thương phẩm của huyện Xuân Lộc và Trảng Bom thuộc tỉnh
Đồng Nai”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa ngày
………….

Giáo viên hướng dẫn


TS. Lê Anh Phụng

ii


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
- Quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Đã tạo điều kiện học tập và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn
Tiến sĩ Lê Anh Phụng
Đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài.
Bác sĩ thú y Đỗ Cẩm Dung
Đã tận tình chỉ dẫn chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt
nghiệp để hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn
-

Ban lãnh đạo Chi Cục Thú y tỉnh Đồng Nai.

-

Các Cô, Chú, Anh Chị công tác tại trạm Chẩn đoán Xét nghiệm Thú y _
Chi Cục Thú y tỉnh Đồng Nai

Đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại đây.

Thành kính ghi ơn
Ông bà, cha mẹ người đã sinh thành, dạy dỗ và là điểm tựa tinh thần cho con
lòng biết ơn sâu sắc.
Cảm ơn
Tất cả các bạn trong và ngoài lớp đã cùng tôi chia sẽ những vui buồn trong
học tập cũng như giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành
khóa luận tốt ngiệp này.
Lê Văn Kỷ

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát một số chỉ tiêu điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn
nuôi gà trứng thương phẩm của huyện Xuân Lộc và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng
Nai” được thực hiện từ ngày 22/02/2010 đến ngày 30/06/2010 tại 43 cơ sở chăn
nuôi gà trứng thương phẩm của huyện Xuân Lộc và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng
Nai, đối chiếu với yêu cầu của tiêu chuẩn Ngành Thú Y 10 TCN 679 – 2006 và tiêu
chuẩn Ngành Thú Y 10 TCN 680 – 2006, kết quả khảo sát các điều kiện về môi
trường không khí chuồng nuôi và nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi được xét
nghiệm tại Phòng xét nghiệm vi sinh, Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm, Chi Cục Thú y
tỉnh Đồng Nai được chúng tôi ghi nhận như sau:
-

Môi trường không khí chuồng nuôi theo tiêu chuẩn Ngành Thú Y 10 TCN
679 – 2006, có tỷ lệ các CSCN đạt yêu cầu về từng chỉ tiêu như sau:

-

o


Chỉ tiêu NH3 là 76,7 %.

o

Chỉ tiêu H2S là 83,7 %.

o

Chỉ tiêu vi khuẩn hiếu khí là 100 %.

o

Chỉ tiêu vi khuẩn gây dung huyết là 53,5 %.

Nguồn nước sử dụng theo tiêu chuẩn Ngành Thú Y 10 TCN 680 – 2006, có
tỷ lệ các CSCN đạt yêu cầu về từng chỉ tiêu như sau:

-

o

Nước sử dụng tại các CSCN đạt chỉ tiêu lý hóa là 100 %.

o

Chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí nước dùng là 81,4 %.

o


Chỉ tiêu coliforms nước dùng là 58,1 %.

o

Chỉ tiêu E. coli nước dùng là 55,8 %.

Tỷ lệ các CSCN đạt yêu cầu vệ sinh thú y về môi trường không khí chuồng
nuôi là 25,6 %.

-

Tỷ lệ các CSCN đạt yêu cầu vệ sinh thú y về nguồn nước sử dụng là 51,2 %.

-

Tỷ lệ các CSCN đạt yêu cầu vệ sinh thú y về môi trường không khí chuồng
nuôi và nguồn nước sử dụng là 18,6 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................... v
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU ................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CHUỒNG NUÔI ..............................................3
2.1.1. Khí độc trong chuồng nuôi ...............................................................................4
2.1.2. Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi .........................................................7
2.2. NƯỚC SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI ........................................................8
2.2.1. Khái niệm .........................................................................................................8
2.2.2. Một số yếu tố liên quan tính chất của nước .....................................................9
2.2.2.1. pH ..................................................................................................................9
2.2.2.2. Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand) .........................9
2.2.2.3. Chloride (Cl-).................................................................................................9
2.2.2.4. Nitrite (NO2-) ...............................................................................................10
2.2.2.5. Nitrate (NO3-) ..............................................................................................10
2.2.2.6. Sắt (Fe) ........................................................................................................11
2.2.3. Vi sinh vật tồn tại trong nước .........................................................................11
2.3. BIỆN PHÁP TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG ..........................................................13

v


2.4. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ Ở
ĐỒNG NAI ..............................................................................................................15
2.4.1. Khái quát về tỉnh Đồng Nai ...........................................................................15
2.4.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm của tỉnh Đồng Nai ...........................................16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 18
3.1. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM ................................................................................18
3.1.1 Thời gian thực hiện .........................................................................................18

3.1.2 Địa điểm ..........................................................................................................18
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ...............................................................................18
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................18
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................19
3.4.1. Bố trí lấy mẫu khảo sát...................................................................................19
3.4.2. Phương pháp khảo sát tổng quát cơ sở chăn nuôi ..........................................19
3.4.3. Phương pháp khảo sát môi trường không khí ................................................20
3.4.3.1. Phương pháp khảo sát thực hiện tại hiện trường.........................................20
3.4.3.2. Phương pháp khảo sát thực hiện tại phòng thí nghiệm ...............................21
3.4.3.3. Các chỉ tiêu khảo sát....................................................................................21
3.4.4. Phương pháp khảo sát nguồn nước sử dụng ..................................................22
3.4.4.1. Phương pháp khảo sát thực hiện tại hiện trường.........................................22
3.4.4.2. Phương pháp khảo sát thực hiện tại phòng thí nghiệm ...............................22
3.4.4.3. Các chỉ tiêu khảo sát....................................................................................23
3.5. XỬ LÝ THỐNG KÊ .........................................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 25
4.1. Kết quả khảo sát môi trường không khí chuồng nuôi .......................................25
4.1.1. Khí độc trong không khí chuồng nuôi............................................................25
4.1.2. Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi .......................................................29
4.2. Kết quả khảo sát về nước sử dụng trong chăn nuôi ..........................................33
4.2.1. Kết quả khảo sát chỉ tiêu lý hóa nguồn nước sử dụng ...................................34
4.2.2. Kết quả khảo sát chỉ tiêu vi sinh nguồn nước sử dụng ..................................38

vi


4.3. Tỷ lệ các CSCN gà trứng thương phẩm đạt yêu cầu vệ sinh thú y về môi
trường không khí chuồng nuôi và nguồn nước sử dụng. .........................................43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 48
5.1. Kết luận .............................................................................................................48

5.2. Đề nghị ..............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 50
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ................................................................................... 52

vii


CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
CSCN

: Cơ sở chăn nuôi

TCN

: Tiêu chuẩn ngành

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TSVKHK

: Tổng số vi khuẩn hiếu khí

VK

: Vi khuẩn

TIẾNG ANH

CFU

: Colony Forming Unit

COD

: Chemical Oxygen Demand

MPN

: Most Probable Number

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số khí có mùi hôi trong chuồng nuôi ....................................................... 5
Bảng 2.2: Mức độ gây hại của khí ammonia và hydrogen sulfide trong
chuồng nuôi gà ................................................................................................ 6
Bảng 2.3: Tác hại của khí ammonia trên gà ..................................................................... 6
Bảng 2.4: Số lượng vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi các loài khác
nhau ................................................................................................................. 7
Bảng 2.5: Khả năng tồn tại của một số vi sinh vật trong không khí chuồng
nuôi ................................................................................................................ 7
Bảng 2.6: Một số đặc tính sinh hóa của nhóm coliforms ............................................... 13
Bảng 2.7: Những chất sát trùng thích hợp trong vệ sinh chuồng trại ............................. 14
Bảng 2.8: Số liệu thống kê đàn gia cầm trên toàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2001
đến đầu năm 2008 ......................................................................................... 17
Bảng 3.1: Số lượng mẫu khảo sát ................................................................................... 19

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu đánh giá môi trường không khí chuồng nuôi đạt yêu
cầu ................................................................................................................. 21
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu khảo sát đánh giá nguồn nước sử dụng ...................................... 23
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát khí độc trong không khí chuồng nuôi của các
CSCN ............................................................................................................ 25
Bảng 4.2: Tỷ lệ mẫu không khí chuồng nuôi trong các CSCN đạt yêu cầu vệ
sinh thú y về chỉ tiêu NH3 và H2S. ................................................................ 28
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi của các
CSCN ............................................................................................................ 30

ix


Bảng 4.4: Tỷ lệ mẫu không khí chuồng nuôi trong các CSCN đạt yêu cầu vệ
sinh thú y về chỉ tiêu vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn gây dung
huyết. ............................................................................................................ 32
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu lý hóa của nguồn nước sử dụng. ..................... 34
Bảng 4.6: Tỷ lệ mẫu nước sử dụng trong các CSCN đạt yêu cầu vệ sinh thú y
về các chỉ tiêu lý hóa ..................................................................................... 37
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu vi sinh của nguồn nước sử dụng...................... 39
Bảng 4.8: Tỷ lệ mẫu nước sử dụng trong các CSCN đạt yêu cầu vệ sinh thú y
về các chỉ tiêu vi sinh. ................................................................................... 41
Bảng 4.9: Tỷ lệ các CSCN đạt yêu cầu vệ sinh thú y về môi trường không khí
chuồng nuôi và nguồn nước sử dụng. ........................................................... 44
Bảng 4.10: Đánh giá các CSCN của huyện Xuân Lộc đạt yêu cầu điều kiện
vệ sinh về môi trường không khí chuồng nuôi và nguồn nước sử
dụng............................................................................................................... 46
Bảng 4.11: Đánh giá các CSCN của huyện Trảng Bom đạt yêu cầu điều kiện
vệ sinh về môi trường không khí chuồng nuôi và nguồn nước sử
dụng............................................................................................................... 47


x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ các mẫu không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu vệ sinh thú
y về hàm lượng NH3 và H2S. ................................................................... 29
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ các mẫu không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu vệ sinh thú
y về chỉ tiêu vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn gây dung huyết. .................. 33
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ các chỉ tiêu lý hóa của nguồn nước sử dụng trong các
CSCN đạt yêu cầu vệ sinh thú y .............................................................. 38
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ các chỉ tiêu vi sinh của nguồn nước sử dụng trong các
CSCN đạt yêu cầu vệ sinh thú y. ............................................................. 43
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ các CSCN đạt điều kiện vệ sinh thú y môi trường không
khí chuồng nuôi và nguồn nước sử dụng. ................................................ 45

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Nai là một tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển với thế mạnh là chăn
nuôi heo và chăn nuôi gia cầm. Đặc biệt chăn nuôi gia cầm với tổng đàn dao động
từ 5,5 triệu con đến 6 triệu con/năm, cung cấp số lượng lớn thịt và trứng cho thị
trường.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm gặp nhiều
khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Để bảo vệ đàn gia cầm sinh trưởng, phát
triển tốt ngoài việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, tiêm vaccin để hạn chế

sự tấn công của mầm bệnh, các cơ sở chăn nuôi cũng đã được khuyến cáo thực
hiện đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh về chuồng trại, môi trường, thức ăn, nước
uống....vì nếu môi trường chăn nuôi không tốt, sức đề kháng gia cầm giảm sút sẽ
tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất không cao, hiệu quả chăn nuôi thấp, là nguy cơ gây
nên bùng phát dịch bệnh.
Nhằm đánh giá tình hình vệ sinh không khí chuồng nuôi và nguồn nước sử
dụng của các cơ sở chăn nuôi gà trứng thương phẩm, được sự phân công của Khoa
Chăn Nuôi Thú Y _ Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, sự đồng ý của Trạm
Chẩn đoán Xét nghiệm Thú y _ Chi Cục Thú y tỉnh Đồng Nai và sự hướng dẫn trực
tiếp của TS Lê Anh Phụng và BSTY Đỗ Cẩm Dung, chúng tôi thực hiện đề tài:

“Khảo sát một số chỉ tiêu điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi gà trứng
thương phẩm của huyện Xuân Lộc và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai”

1


1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục tiêu
Khảo sát tình hình vệ sinh không khí chuồng nuôi và nguồn nước sử dụng
tại các cơ sở chăn nuôi gà trứng thương phẩm.
Góp phần tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
không khí và nguồn nước sử dụng, từ đó đề ra những biện pháp để cải thiện, đảm
bảo môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cho đàn gà.
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát khí độc trong không khí chuồng nuôi.
Khảo sát vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi.
Khảo sát các chỉ tiêu lý hóa và vi sinh nguồn nước sử dụng.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
Điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi là tổng hợp các yếu tố về vệ sinh
chuồng trại, môi trường không khí, thức ăn chăn nuôi, nước sử dụng và xử lý chất
thải. Điều kiện vệ sinh thú y có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe vật
nuôi. Các yếu tố của điều kiện vệ sinh thú y có quan hệ mật thiết với nhau, sự thay
đổi của yếu tố này sẽ làm thay đổi các yếu tố khác.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (2007), điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi
được đánh giá theo các nội dung sau:
 Thiết kế chuồng trại và các điều kiện: kho chứa thức ăn, kiểm soát dịch
bệnh, khử trùng tiêu độc, vệ sinh công nhân và bảo hộ lao động
 Vệ sinh môi trường không khí chuồng nuôi
 Vệ sinh nguồn nước dùng trong chăn nuôi
 Xử lý chất thải chăn nuôi
 Vệ sinh thú y thức ăn chăn nuôi
2.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CHUỒNG NUÔI
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), bầu tiểu khí hậu
chuồng nuôi là khoảng không khí bên trong chuồng nuôi, cấu thành bởi các yếu tố
vật lý, các yếu tố hóa học và các yếu tố sinh học. Các yếu tố này có quan hệ và ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau, sự thay đổi của một yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi những
yếu tố khác.

3


2.1.1. Khí độc trong chuồng nuôi
Theo Phillips và Bickert (2000), các khí độc chủ yếu được sinh ra từ sự
phân hủy các chất thải, chúng bốc lên và di chuyển nhờ gió. Tuy nhiên, ẩm độ

tương đối, nhiệt độ, tốc độ gió và sự xáo trộn không khí đóng vai trò quan trọng
trong việc khuếch tán, tác động đến ảnh hưởng của khí độc.
Ammonia trong chuồng nuôi được sinh ra từ sự oxid hóa khử amin của
protein trong chất thải. Tác hại của ammonia thường kết hợp với bụi và vi sinh vật
trong không khí. Ammonia được bụi hấp thu, cùng với bụi được hít vào đường hô
hấp gây kích ứng, mở đường cho các bệnh đường hô hấp và sự tấn công của vi sinh
vật (Taiganides, 1992).
Theo Noren (1987), hydrogen sulfide là khí rất độc, sinh ra từ sự phân hủy
yếm khí phân. Khí có mùi trứng thối, được phát hiện ở nồng độ 1 ppm trở lên.
Triệu chứng trúng độc là lừ đừ, thở khó, tím da và co giật. Ẩm độ không khí cao sẽ
phát huy tác hại của khí H2S.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), cơ chế gây độc của
khí H2S:
- Kích ứng màng nhầy (ngứa mắt, mũi); phù phổi.
- Kết hợp Fe của cytochrome oxidase của mitochondria làm không vận
chuyển O2 trong hô hấp mô bào.
- Tác động mạnh nhất đến thần kinh trung ương.

4


Bảng 2.1: Một số khí có mùi hôi trong chuồng nuôi
STT

Mùi

Giới hạn (mg/l)

Mùi tỏi, rất khó chịu
Mùi khai


0,00005
0,037

Khí

1
2

Allyl mercaptan
Ammonia

3

Benzyl mercaptan

Mùi khó chịu

0,00019

4

Crotyl mercaptan

Mùi chồn hôi

0,000029

5


Ethyl mercaptan

Mùi bắp cải thối

0,00019

6

Ethyl sulfide

Mùi gây ói

0,00025

7

Hydrogen sulfide

Mùi trứng thối

0,0011

8

Methyl mercaptan

Mùi bắp cải thối

0,0011


9

Methyl sulfide

Mùi rau cải thối

0,0011

10

Skatol

Mùi phân

0,0012

11

Sulfur dioxide

Mùi cay hăng

0,009

12

Thiocresol

Mùi khét, mùi chồn


0,0001

13

Thiophenol

Mùi thối rữa

0,000062

(Nguồn: Sullivan, 1969; trích dẫn bởi Noren, 1987)

5


Bảng 2.2: Mức độ gây hại của khí ammonia và hydrogen sulfide trong
chuồng nuôi gà
Khí độc

NH3

H2S

Nồng độ trong

Thời gian tiếp xúc

Tác hại – Triệu chứng

400


-

Kích ứng cổ họng

700

-

Kích ứng mắt

1700

-

Ho, sùi bọt

3000

30 phút

Ngạt thở

5000

40 phút

Chết đột ngột

10


Liên tục

100

vài giờ

200

60 phút

500

30 phút

1400

vài giây

không khí (ppm)

Tăng nhịp tim,
Nhịp thở
Kích ứng mắt, mũi
Choáng váng,
Nhức đầu
Buồn nôn, bồn chồn, mất
ngủ, bất tỉnh
Phù phổi đột ngột, chết
(Nguồn: Muller, 1987)


Bảng 2.3: Tác hại của khí ammonia trên gà
Khí độc

Nồng độ tiếp xúc trong

Tác hại – Triệu chứng

không khí

Giảm sản lượng trứng và thịt, tăng các hội
>30 ppm

chứng bệnh phổi, tăng khả năng nhiễm
virus Marek và Mycoplasma

Ammonia

20ppm
Không có NH3

100% bị nhiễm bệnh khi cho tiếp xúc với
virus gây bệnh Newcastle
40% bị nhiễm bệnh khi cho tiếp xúc với
virus gây bệnh Newcastle

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004)

6



2.1.2. Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi
Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi có nguồn gốc chủ yếu từ cơ thể vật
nuôi, chất thải, thức ăn và chất lót chuồng. Số lượng vi sinh vật trong không khí
chuồng nuôi có thể từ một trăm đến vài ngàn trong một lít không khí. Trên 80% vi
sinh vật trong không khí chuồng nuôi là các cầu khuẩn Staphylococcus và
Streptococcus. Chúng có nguồn gốc từ đường hô hấp trên và da. Ngoài ra, có
khoảng 1% là nấm mốc và nấm men, 0,5% là coliforms có nguồn gốc từ phân
(Hartung, 1994). Trên thực tế, để đánh giá về mặt vi sinh vật học không khí chuồng
nuôi, ta thường khảo sát số lượng khuẩn lạc (CFU – Colony Forming Unit) có
trong một m3 không khí. Số lượng này thay đổi theo loại vật nuôi và thiết kế của hệ
thống chuồng trại.
Bảng 2.4: Số lượng vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi các loài khác nhau
Loài vật nuôi

Số lượng vi sinh

Trâu bò

58-212

Heo

354-2000

Gà thịt

850-2983

Gà đẻ (chuồng lồng)


360-3781

Gà đẻ (nền)

1907-22044 (đến 1 triệu)

CFU/L không khí

(Nguồn: Hartung, 1994)
Bảng 2.5: Khả năng tồn tại của một số vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi
Ẩm độ tương đối

Nhiệt

Thời gian tồn tại

(%RH)

độ

(phút)

Salmonella newbrunswick
Pseudomonas tularensis

70
85

0

(21
C)
24

35
35

Brucella suis

55

19

3

Escherichia coli (O:78)

55

22

71

Pasteurella multocida

70

21 – 34

31


Staphylococcus albus

50

22

772

Staphylococcus aureus

50

22

604

50 – 55

22

1292

Vi sinh vật

Micrococcus luteus

(Nguồn: Hartung, 1994)

7



Số lượng vi sinh vật không khí chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mật
độ nuôi nhốt, sự thông thoáng, nhiệt độ, ẩm độ và hàm lượng bụi. Ngoài ra, số
lượng này còn thay đổi tùy theo phương pháp lấy mẫu. Các vi sinh vật trong không
khí có khả năng chịu được các điều kiện môi trường khác nhau. Trong không khí,
vi sinh vật có thể tồn tại riêng lẻ hay kết hợp với nhau. Bụi có thể chứa rất nhiều vi
sinh vật. Các vi khuẩn kết hợp với bụi sẽ bám trên các bề mặt nền vách chuồng,
trên da lông, hay trên niêm mạc của gà. Thời gian tồn tại của chúng thay đổi, tùy
thuộc rất lớn vào tính chất của cơ chất mà chúng bám lên (Muller và Wieser,
1987).
Tác hại của vi sinh vật trong không khí thường kết hợp với bụi và các khí
độc. Phần lớn, chúng là các vi sinh vật gây bệnh cơ hội, có thể có một số vi sinh vật
gây bệnh truyền nhiễm.
Nhìn chung, hầu hết các bệnh do bụi và vi sinh vật trong không khí gây ra là
các bệnh hô hấp mãn tính, do vật nuôi tiếp xúc trong một thời gian dài. Các bệnh
truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, Mycoplasma sẽ trở nên trầm trọng hơn do nồng
độ cao của bụi (Muller và Wieser, 1987).
2.2. NƯỚC SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI
2.2.1. Khái niệm
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), nước là thành phần
quan trọng tham gia cấu tạo cơ thể sinh vật. Trong cơ thể gia cầm, nước chiếm
khoảng 55 – 75% trọng lượng, tham gia vào cấu tạo tế bào và là dung môi cho các
phản ứng trong tế bào, tham gia quá trình biến dưỡng và tạo sức căng cho tế bào.
Nước là thành phần chính của các dịch thể, tham gia hấp thu và bài tiết các chất,
giữ vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt, tham gia vào quá trình
thải nhiệt khi nhiệt độ môi trường cao.
Nước cũng là môi trường dễ dàng bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chất
thải công nghiệp và chất thải chăn nuôi, nhất là sự ô nhiễm nước ngầm. Đặc biệt,
nước đóng vai trò quan trọng trong sự truyền lây các bệnh giữa người và động vật,


8


tạo điều kiện cho sự vấy nhiễm vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm. Vì nước chiếm
khoảng 55 – 75% trọng lượng cơ thể gia cầm, do đó uống nước quan trọng hơn ăn,
stress có thể xảy ra khi gà không được cung cấp đủ nước. Thiếu nước uống có thể
dẫn đến giảm ăn, giảm tăng trọng, giảm năng suất.
2.2.2. Một số yếu tố liên quan tính chất của nước
2.2.2.1. pH
Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi 10 TCN 680 – 2006, pH
của nước được phép sử dụng ở khoảng 5,0 – 8,5. pH của nước thiên nhiên bị ảnh
hưởng lớn bởi nồng độ CO2 được tạo ra từ sự phân giải các chất hữu cơ, chất mùn,
quá trình quang hợp. pH của nước thay đổi do nhiều nguyên nhân:


Do nhiễm bẩn các acid, các chất kiềm, các muối vô cơ hoặc các muối sulfur

kim loại
FeS

+

2O2

12FeSO4

+

3O2


Fe2(SO4)3

+

3H2O




+

FeSO4

6H2O 


4Fe2(SO4)3

Fe2O3

+

+

3H2SO4
2H2O

Do nước chứa nhiều H2S thì pH giảm


2H2S

+

O2



2S

+

2S

+

3O2

+

2H2O 

2H2SO4



4Fe(OH)3

Đất chứa nhiều muối nhôm cũng làm giảm pH của nước


Al2(SO4)3

+

6H2O



2Al(OH)3

+

3H2SO4

2.2.2.2. Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng ôxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn
các hợp chất hữu cơ trong 1 lít nước, được tính bằng mgO2/l.
2.2.2.3. Chloride (Cl-)
Chloride là một trong những anions chủ yếu trong nước và nước thải, là chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá ô nhiễm nước. Có nguồn gốc từ:

9


Thức ăn qua đường tiêu hóa, thải ra
Nhiễm nước nhiễm mặn
Nhiễm nước thải công nghiệp
Nước có hàm lượng chloride (Cl-) cao sẽ gây khát nước, tăng tiết dịch tiêu
hóa, viêm dạ dày ruột trên gia cầm.
2.2.2.4. Nitrite (NO2-)

Nitrite là dạng trung gian của quá trình chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ
như: sản phẩm của quá trình oxy hóa ammonia, sản phẩm của quá trình khử nitrate.
Các quá trình này xảy ra trong tự nhiên, trong hệ thống cung cấp nước và nước thải
(Lê Văn Khoa, 1995).
2.2.2.5. Nitrate (NO3-)
Có hàm lượng khá cao ở nguồn nước ngầm. Nước bị nhiễm nitrate từ phân
bón, phân động vật và người, chất thải công nghiệp. Nitrate hòa tan nhanh và di
chuyển theo nước ngầm lọc qua đất.
Nước giếng có thể chứa hàm lượng nitrate cao, giếng cạn có hàm lượng cao
hơn giếng sâu, giếng sâu không được xây dựng và bảo vệ tốt có thể bị ô nhiễm do
mạch ngang hay nước bề mặt.
Trong nước thải lâu ngày hay đã qua xử lý, hàm lượng nitrate khá cao do
quá trình phân hủy sinh học các hợp chất chứa nitơ.
Bản thân nitrate không phải là chất độc. Trong dạ cỏ thú nhai lại thì vi sinh
vật dạ cỏ chuyển nitrate thành nitrite, nitrite có thể tích lũy và được hấp thu vào
máu gây ngộ độc. Vật nuôi dạ dày đơn, quá trình lên men chất xơ không mạnh nên
nitrate đi qua đường tiêu hóa hầu như không thay đổi, được hấp thu và thải qua
thận.

10


2.2.2.6. Sắt (Fe)
Sắt có mặt hầu hết trong các loại đất, tồn tại chủ yếu ở dạng không hòa tan,
oxide sắt hay carbonate sắt. Tuy nhiên, trong điều kiện có nhiều khí CO2 trong
nước, sắt sẽ được hòa tan. Trong tự nhiên, sắt có nhiều trong nước ngầm, nhưng
khi tiếp xúc với không khí, sắt bị oxy hóa thành Fe2O3, do đó, ta dựa vào đặc điểm
này để khử sắt trong nước (Lê Văn Khoa, 1995).
4Fe(HCO3)2


+

O2

2Fe(OH)3



Fe2O3

+

2H2O 
+

4Fe(OH)3

+

8CO2

3H2O

Người và gà không bị nguy hiểm khi uống nước có sắt, nhưng sắt có thể làm
cho nước uống có vị tanh làm mất cảm giác ngon miệng và thay đổi màu sắc. Cho
tới nay vẫn chưa có một thông báo chính thức nào về liều gây ngộ độc do sắt trong
nước.
2.2.3. Vi sinh vật tồn tại trong nước
Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hệ vi sinh vật nước: hàm lượng muối,
pH, độ đục, nhiệt độ hàm lượng chất hữu cơ và các nguồn nhiễm khuẩn.

Nguồn gốc của các vi sinh vật trong nước:


Các vi sinh vật trong nước thật sự



Các vi sinh vật nhiễm vào nước từ các chất thải, từ đất, từ không khí
Vi sinh vật trong nước có khả năng sử dụng những chất dinh dưỡng có nồng

độ rất thấp, phát triển được môi trường có nhiệt độ thấp, chịu được hay sử dụng
năng lượng ánh mặt trời. Chúng sống tự do hay bám vào các chất rắn. Thành phần
vi sinh vật trong nước cũng rất đa dạng, trong nước còn có các loại nấm (chủ yếu là
nấm men) sống hoại sinh, ký sinh trên các động thực vật nước.
Vi sinh vật chỉ danh ô nhiễm nước
Vi sinh vật chỉ danh ô nhiễm nước là những vi sinh vật cư trú trong đường
tiêu hóa động vật máu nóng và người. Trong những điều kiện bình thường, chúng
không gây bệnh.

11


Các vi sinh vật chỉ danh ô nhiễm nước thường dùng:


Nhóm coliforms



Fecal streptococci và enterococci




Clostridium perfringens



Aeromonas

Nhóm coliforms
Coliforms bao gồm các giống: Citrobacter, Escherichia, Klebsiella,
Enterobacter, Yersinia, Hafnia, Serratia,Levines. Coliforms là những trực khuẩn
gram âm, không bào tử, hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, lên men sinh hơi đường
lactose trong 48 giờ ở 350C, được chia thành 2 nhóm theo nguồn gốc:


Coliforms có nguồn gốc từ phân: các vi khuẩn này phát triển nhanh (16 giờ)

trong môi trường dinh dưỡng ở 440C. Đây là vi khuẩn ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp
nhất là 410C. Trong đó, quan trọng nhất là E. coli có một số đặc điểm sau: kích
thước 0,3 – 2,3 µm, có khả năng di động, không bào tử, có capsul, hiếu khí hay
yếm khí tùy nghi, nhiệt độ thích hợp 370C, pH thích hợp 7,4.

12


Bảng 2.6: Một số đặc tính sinh hóa của nhóm coliforms
Đặc tính

Escherichia


Klebsiella

Enterobacter

Citrobacter

Levines

Sử dụng glucose

+

+

+

+

+

Sử dụng lactose

+

+

+

+


+

Sinh H2S

-

-

-

Sinh indol

+

MR (Methyl Red)

+

Simmon Citrate

-

-

-

+

-


-

+

+

-

+

+

+

+

VP (Voges Proskauer)

-

+

+

-

-

Di động


+

-

+

+

+

Phân giải ure

-

+

-

V

+

Phân giải gelatin

-

+

+ (chậm)


-

-

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004)


Coliforms không có nguồn gốc từ phân: sống hoại sinh trong đất, nước,

chúng là vi khuẩn ưa lạnh, mọc ở 40C trong 3 – 4 ngày và 100C trong 1 ngày.
Chúng không mọc ở 410C, nhiệt độ 440C ngăn cản sự phát triển của tất cả
coliforms không có nguồn gốc từ phân.
2.3. BIỆN PHÁP TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG
Sát trùng và phòng bệnh trong thú y
Gà mang trùng có thể bài thải và lan truyền một số lượng lớn mầm bệnh ra
môi trường. Các đối tượng mang mầm bệnh gồm: các chất tiết, phân, các phương
tiện vận chuyển, chuồng trại sẽ có các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong một thời
gian và đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền bệnh trong quần thể. Do đó,
sát trùng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt mầm bệnh, không cho
chúng tồn tại và phát tán trong môi trường (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim
Hoa, 2004).
Vệ sinh sát trùng được tiến hành ở nhiều giai đoạn và trên nhiều đối tượng
trong suốt quá trình chăn nuôi. Trước hết cần chú ý các loại mầm bệnh có thể tồn
tại lâu và các mầm bệnh có thể gây thành dịch. Các bề mặt như nền chuồng, tường

13



×