Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN CHO MÁY NIRS 5000 ĐỐI VỚI NĂM NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN CHO MÁY NIRS 5000
ĐỐI VỚI NĂM NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN
CHĂN NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: NGÔ THỊ MỸ TRANG
Lớp: DH05DY
Ngành: Bác sỹ Thú y chuyên ngành Dược
Niên khóa: 2005 - 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

NGÔ THỊ MỸ TRANG

XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN CHO MÁY NIRS 5000
ĐỐI VỚI NĂM NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN
CHĂN NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ Thú y
chuyên ngành Dược


Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
ThS. LÊ MINH HỒNG ANH

Tháng 08/2010

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
[

Họ tên sinh viên thực hiện: Ngô Thị Mỹ Trang
Tên luận văn: “Xây dựng đường chuẩn cho máy NIRS 5000 đối với năm
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam.”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường
đại học Nông Lâm Tp.HCM ngày

tháng

năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

ii


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi nấng
con nên người, cha mẹ là nguồn động lực mạnh mẽ giúp con tiếp bước vào tương

lai, luôn đồng hành và là điểm tựa để con vượt qua mọi khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm và cùng toàn
thể thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Dương Duy Đồng và ThS. Lê Minh
Hồng Anh đã hết lòng giúp đỡ, tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên tôi trong suốt
thời gian thực tập và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Xin cảm ơn tất cả thầy, cô bộ môn Dinh Dưỡng đặc biệt là thầy Nguyễn
Phúc Lộc, Trần Thị Phương Dung, cô Lộc đã dạy dỗ và hỗ trợ em trong suốt thời
gian làm đề tài.
Xin cảm ơn những người bạn thân thiết và toàn thể các bạn lớp dược thú y
31 đã gắn bó và chia sẽ những vui buồn trong quãng đời sinh viên của tôi, các bạn
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua, xin cảm ơn.

Ngô Thị Mỹ Trang

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “xây dựng đường chuẩn cho máy NIRS 5000 đối với năm
nguyên liệu thức ăn phổ biến ở Việt Nam”. Thí nghiệm được tiến hành từ 1/3/2010
đến 30/7/2010 tại Bộ môn Dinh dưỡng, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học
Nông Lâm TP. HCM.
Kết quả phương trình đường chuẩn dùng để phân tích nhanh 07 thành phần
hóa học cơ bản đều có SEC và SECV đủ nhỏ để không gây sai số quá lớn cho kết
quả phân tích. Bột cá thì có SEC và SECV của VCK, protein, KTS, Ca khá lớn.
Bắp được thiết lập trên 87 mẫu từ 104 mẫu ban đầu và số mẫu dùng kiểm tra
lại độ tin cậy của đường chuẩn là 20 mẫu, so với kết quả phân tích hóa học thì kết

quả phân tích nhanh cả 07 chỉ tiêu trên đều có độ chính xác thấp.
Khoai mì được thiết lập trên 89 mẫu từ 97 mẫu ban đầu và số mẫu dùng kiểm
tra lại độ tin cậy của đường chuẩn là 20 mẫu , so với kết quả phân tích hóa học thì
kết quả phân tích nhanh xơ thô, khoáng tổng số có độ chính xác cao nhất và béo thô
là thấp nhất.
Cám gạo được thiết lập trên 113 mẫu từ 164 mẫu ban đầu và số mẫu dùng
kiểm tra lại độ tin cậy của đường chuẩn là 30 mẫu so với kết quả phân tích hóa học
thì kết quả phân tích nhanh xơ thô, protein thô có độ chính xác cao nhất và thấp
nhất là vật chất khô và phospho.
Bột cá được thiết lập trên 100 mẫu từ 104 mẫu ban đầu và số mẫu dùng kiểm
tra lại độ tin cậy của đường chuẩn là 20 mẫu so với kết quả phân tích hóa học thì kết
quả phân tích nhanh xơ thô, protein thô, béo thô có độ chính xác cao nhất và thấp
nhất là canxi.
Khô dầu dậu nành được thiết lập trên 78 mẫu từ 124 mẫu ban đầu và số mẫu
dùng kiểm tra lại độ tin cậy của đường chuẩn là 20 mẫu, so với kết quả phân tích
hóa học thì kết quả phân tích nhanh cả 07 chỉ tiêu trên đều có độ chính xác thấp.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ........................................................................................................................ i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ...................................................................... ii
Lời cảm tạ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt ......................................................................................................................... iv
Mục lục.......................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... viii
Danh sách các bảng ...................................................................................................... ix
Danh sách các hình ....................................................................................................... x

Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu thí nghiệm ............................................................................ 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 Thức ăn cung năng lượng........................................................................................ 3
2.1.1 Bắp ....................................................................................................................... 3
2.1.2 Khoai mì ............................................................................................................... 5
2.1.3 Cám gạo ............................................................................................................... 7
2.2 Thức ăn cung đạm ................................................................................................... 9
2.2.1 Bột cá ................................................................................................................... 9
2.2.2 Khô dầu đậu nành.............................................................................................. 11
2.3 Tổng quan về phương pháp phân tích ................................................................... 13
2.3.1 Vật chất khô (VCK, DM – Dry Matter) ............................................................. 14
2.3.2 Protein thô (CP-Crude Protein) .......................................................................... 14
2.3.3 Lipid thô (EE-Ether Extract) .............................................................................. 15
2.3.4 Xơ thô (CF-Crude Fibre)................................................................................... 15

v


2.3.5 Khoáng tổng số (Ash-Total Ash) ....................................................................... 16
2.3.6 Canxi (Ca – Calcium)......................................................................................... 16
2.3.7 Phospho (P) ........................................................................................................ 16
2.4 Tổng quan về máy NIRS (Near Infrared Reflectance Spectrescopy) ................... 17
2.4.1 Quang phổ và vùng cận hồng ngoại ................................................................... 17
2.4.2 Giới thiệu máy NIRS 5000 ................................................................................ 17
2.4.3 Nguyên lý hoạt động của máy NIRS ................................................................. 18
2.4.4 Hoạt động của máy NIRS .................................................................................. 19

2.4.5 Ưu điểm và hạn chế của máy NIRS ................................................................... 20
2.4.6 Ứng dụng NIRS.................................................................................................. 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 21
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm ......................................................... 21
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................ 21
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................. 21
3.2 Vậtt liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 21
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 21
3.2.2 Phương pháp tiến hành ....................................................................................... 21
3.2.2.1 Chuẩn bị mẫu .................................................................................................. 21
3.2.2.2 Tiến hành lập đường chuẩn cho máy NIRS 5000 ........................................... 23
3.2.2.3 Phương pháp đánh giá ..................................................................................... 24
3.3 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 25
4.1 Phổ hấp phụ của các nguyên liêu thức ăn ............................................................. 25
4.1.1 Phổ hấp phụ của nhóm thức ăn cung năng lượng .............................................. 25
4.1.2 Phổ hấp phụ của thức ăn cung đạm.................................................................... 28
4.2 Kết quả xây dựng đường chuẩn của các nguyên liệu............................................ 29
4.2.1 Phương trình đường chuẩn của bắp ................................................................... 30
4.2.2 Phương trình đường chuẩn của khoai mì ........................................................... 33
4.2.3 Phương trình đường chuẩn của cám gạo ............................................................ 37

vi


4.2.4 Phương trình đường chuẩn của bột cá................................................................ 41
4.2.5 Phương trình đường chuẩn của khô dầu đậu nành ............................................. 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 49
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 49
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 50

PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. AOAC

: Hiệp hội phân tích hóa học sản phẩm nông nghiệp

2. Ash

: Khoáng tổng số

3. DM

: Vật chất khô

4. CF

: Xơ thô

5. CP

: Protein thô

6. EE


: Béo thô

7. NIRS

: Quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Kết quả phương trình dự đoán nhanh thành phần hóa học của bắp ............. 29
Bảng 4.2 So sánh kết quả NIRS và kết quả phân tích hóa học của bắp ...................... 29
Bảng 4.3 Kết quả phương trình dự đoán thành phần hóa học của khoai mì ............... 33
Bảng 4.4 So sánh kết quả NIRS và kết quả phân tích hóa học của khoai mì .............. 33
Bảng 4.5 Kết quả phương trình dự đoán nhanh thành phần hóa học của cám gạo ..... 37
Bảng 4.6 So sánh kết quả NIRS và kết quả phân tích hóa học của cám gạo............... 37
Bảng 4.7 Kết quả phương trình dự đoán nhanh thành phần hóa học của bột cá ......... 41
Bảng 4.8 So sánh kết quả NIRS và kết quả phân tích hóa học của bột cá .................. 41
Bảng 4.9 Kết quả phương trình dự đoán nhanh thành phần hóa học của khô dầu đậu nành. 45
Bảng 4.10 So sánh kết quả NIRS và kết quả phân tích hóa học của khô dầu đậu
nành .............................................................................................................................. 45

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bắp nguyên hạt ............................................................................................5
Hình 2.2 Khoai mì lát .................................................................................................6
Hình 2.3 Cám gạo .......................................................................................................8
Hình 2.4 Bột cá tra/basa ...........................................................................................11

Hình 2.5 Bột cá .........................................................................................................11
Hình 2.6 Khô dầu đậu nành xay ...............................................................................13
Hình 2.7 Bước sóng vùng cận hồng ngoại ...............................................................17
Hình 2.8 Máy NIRS .................................................................................................18
Hình 2.9 Dao động của phân tử khi ánh sáng chiếu vào ..........................................19
Hình 4.1 Phổ hấp phụ cận hồng ngoại của bắp trên máy NIRS 5000 ......................25
Hình 4.2 Phổ hấp phụ cận hồng ngoại của khoai mì trên máy NIRS 5000..............26
Hình 4.3 Phổ hấp phụ cận hồng ngoại của cám gạo trên máy NIRS 5000 ..............26
Hình 4.4 Phổ hấp phụ cận hồng ngoại của bột cá trên máy NIRS 5000 ..................27
Hình 4.5 Phổ hấp phụ cận hồng ngoại của khô dầu đậu nành trên máy NIRS 5000
...................................................................................................................................27
Hình 4.6 Mối tương quan giữa kết quả phân tích hóa học và kết quả dự đoán
NIRS của bắp đối với các chỉ tiêu DM, protein, fat, CF, Ash, Ca, P........................ 31
Hình 4.7 Mối tương quan giữa kết quả phân tích hóa học và kết quả dự đoán
NIRS của khoai mì đối với các chỉ tiêu VCK, protein, béo, xơ, KTS, Ca, P ........... 35
hình 4.8 Mối tương quan giữa kết quả phân tích hóa học và kết quả dự đoán
NIRS của cám gạo đối với các chỉ tiêu VCK, protein, béo, xơ, KTS, Ca, P ........... 39
Hình 4.9 Mối tương quan giữa kết quả phân tích hóa học và kết quả dự đoán
NIRS của bột cá đối với các chỉ tiêu VCK, protein, béo, xơ, KTS, Ca, P .............. 43
Hình 4.10 Mối tương quan giữa kết quả phân tích hóa học và kết quả dự đoán
NIRS của khô dầu đậu nành đối với các chỉ tiêu DM, CP, EE, CF, Ash, Ca, P ....... 47

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi của nước ta trong những
năm gần đây và trong tương lai sẽ đồng thời với việc tăng nhu cầu sử dụng một

lượng lớn thức ăn, do đó chi phí thức ăn sẽ chiếm một tỷ lệ rất cao. Đồng thời, việc
kiểm tra chất lượng nguyên liệu thức ăn đầu vào đóng vai trò hết sức quan trọng đối
với quá trình chế biến và sản xuất thức ăn hỗn hợp. Việc kiểm tra càng quan trọng
hơn khi có nhiều nguyên nhân làm biến động thành phần hóa học của các nguyên
liệu như tiến bộ di truyền, pha trộn làm giả nguyên liệu hoặc pha trộn các chất độn
khác.... Thành phần hoá học của các nguyên liệu thức ăn cũng là cơ sở dữ liệu cơ
bản trong công tác nghiên cứu, tổng hợp khẩu phần thức ăn.
Hiện nay, phương pháp thường sử dụng phân tích thành phần hóa học của
các nguyên liệu thức ăn là phương pháp phân tích hóa học, đây là phương pháp khá
chính xác nhưng tốn nhiều thời gian và chi phí cao. Do đó, các nhà khoa học đã
nghiên cứu ra một phương pháp mới dần được áp dụng phổ biến là phương pháp
NIRS (Near Infrared Spectroscopy – Quang phổ cận hồng ngoại, hay còn gọi là
phương pháp phân tích nhanh) nhằm giải quyết nhu cầu phân tích nguyên liệu hay
thức ăn tổng hợp ngày càng nhiều, thời gian phân tích nhanh chóng, độ chính xác
khá cao, áp dụng cho mọi loại mẫu, không độc hại, giúp giảm một số lượng lớn chi
phí khi sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để áp dụng phương
pháp phân tích NIRS, cần thiết lập một đường chuẩn cho hệ thống này.
Các nguyên liệu thức ăn như bắp, khoai mì, cám gạo, bột cá và khô dầu đậu
nành là nguồn cung cấp năng lượng và protein quan trọng trong thức ăn gia súc ở
nhiều nước trên thế giới. Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu trên chịu ảnh
hưởng của giống, môi trường và kỹ thuật nuôi trồng, thời vụ và cách thu hoạch, ảnh

1


hưởng cách chế biến và bảo quản. Những nguyên liệu này có nguồn gốc đa dạng từ
trong nước và từ nước ngoài. Cho nên, việc xác định thành phần hóa học các nguyên
liệu này là rất cần thiết và phương pháp phân tích nhanh NIRS là rất phù hợp.
Nhằm có cái nhìn khái quát về thành phần hóa học của một số nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi và có cơ sở dữ liệu cho phương pháp mới (phương pháp NIRS),

cùng với sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng và ThS. Lê
Minh Hồng Anh chúng tôi tiến hành đề tài: “XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN CHO
MÁY NIRS 5000 ĐỐI VỚI NĂM NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHỔ
BIẾN Ở VIỆT NAM”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THÍ NGHIỆM
1.2.1 Mục đích
Xây dựng đường chuẩn cho máy NIRS 5000 đối với năm nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam là bắp, khoai mì, cám gạo, bột cá và khô dầu đậu
nành.
1.2.2 Yêu cầu
Xác định các thành phần: vật chất khô, protein thô, lipid thô, xơ thô, khoáng
tổng số, canxi, phospho bằng phương pháp hóa học.
Quét mẫu nguyên liệu trên máy NIRS 5000.
Sử dụng kết quả phân tích hóa học với kết quả quang phổ của mẫu nguyên
liệu để xây dựng đường chuẩn cho máy NIRS 5000.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 THỨC ĂN CUNG NĂNG LƯỢNG
Thức ăn cung năng lượng là thức ăn có hàm lượng các chất bột đường và
chất béo tính trên chất khô chiếm ít nhất 50 % trong thành phần hóa học của thực
liệu đó (Dương Thanh Liêm và cs, 2002).
Thức ăn cung năng lượng có nguồn gốc thực vật: bắp, cám gạo, khoai mì,
cám mì, rỉ mật đường…
Thức ăn cung năng lượng có nguồn gốc động vật: dầu, mỡ, dầu cá và các phụ
phẩm của sữa…

Trong các loại thức ăn cung năng lượng có mặt trên thị trường hiện nay thì
bắp, cám gạo, khoai mì là những nguyên liệu cung năng lượng chính trong chăn
nuôi gia súc, gia cầm và cả chăn nuôi thủy sản. Chính vì vậy, việc phân tích các
thành phần hóa học của các chất cung năng lượng này rất quan trọng và có ý nghĩa
to lớn trong việc cân đối khẩu phần thức ăn của thú và giảm chi phí chăn nuôi.
2.1.1 Bắp
Bắp, còn gọi là ngô, là cây trồng phổ biến, thích hợp với khí hậu nhiều nơi
trên thế giới, bắp cho năng suất rất cao. Bắp còn được coi là thức ăn hạt chủ yếu
trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gà công nghiệp, do không phải chế biến phức
tạp khi sử dụng, chỉ cần sấy khô, nghiền thành bột là dùng được. Chất béo trong bắp
cũng khá cao khoảng 4 % trong khi hầu hết các loại hạt cốc khác có hàm lượng béo
thấp, chứa lượng đường dễ tiêu và trong dầu bắp có nhiều các acid béo chưa no thiết
yếu. Các acid này quan trọng trong trao đổi chất của động vật và được tiết ra trong
các nang lông nên giúp thú nhất là heo có lớp da bóng, lông mướt so với khi nuôi
bằng những khẩu phần hạt khác như lúa mì hoặc khoai mì. Nhưng nếu heo ăn nhiều
bắp thì mỡ trong thịt sẽ nhão.

3


Hạt bắp bao gồm phần vỏ ngoài mỏng, lớp cám, lớp phôi nhũ rồi đến phôi
nằm trong cùng nhưng gần đầu nhỏ của hạt. Bắp dùng trong chăn nuôi chủ yếu là
bắp vàng do về mặt vitamin thì bắp vàng là nguồn cung cấp đáng kể các sắc tố
thuộc nhóm carotenoid, trong đó có -caroten là tiền chất của vitamin A. Ngoài ra,
trong bắp vàng còn có một sắc tố quan trọng khác trong nhóm carotenoid là
xanthophyll nhưng không có giá trị vitamin A mà có tác dụng làm vàng lòng đỏ
trứng, da chân và mỏ gà làm tăng giá trị thương mại của quày thịt gà theo thị hiếu
của người tiêu dùng. Cho nên trong thức ăn của gà dùng bắp vàng là có lợi hơn so
với bắp trắng, mặc dù bắp trắng có thành phần dinh dưỡng giống bắp vàng (Dương
Duy Đồng, Dương Thanh Liêm và Bùi Huy Như Phúc, 2002).

Do bắp là thực liệu cung năng lượng nên hàm lượng protein của bắp thấp, chỉ
khoảng 8-9,5 %, hơn nữa chất lượng cũng kém và hàm lượng lysine, methionine,
tryptophan cũng bị giới hạn. Bắp chứa khoảng 720 – 800 g tinh bột/kg vật chất khô,
năng lượng trao đổi cao 3100 – 3200 kcal/kg và hàm lượng protein biến động từ 8 –
12 % phụ thuộc vào giống, nhưng protein của bắp thiếu tới 30 – 40 % lysine, 15 –
30 % tryptophan, 80 % leucine so với nhu cầu của heo. Tỷ lệ xơ rất thấp khoảng 1,5
- 3,5 %, tỷ lệ béo trong bắp tương đối cao (4 – 6 %) (Viện Chăn nuôi, 1995).
Trong chăn nuôi khi sử dụng hạt bắp cần lưu ý đến sự nhiễm mốc và độc tố
nấm mốc. Độc tố chính trong bắp là aflatoxin, được sản sinh trong điều kiện khí hậu
nóng ẩm. Vì vậy, dự trữ để sử dụng trong chăn nuôi, hạt bắp cần phải được phơi
hoặc sấy để làm hạ độ ẩm xuống dưới 13 %, có thể thêm chất chống mốc khi dự trữ.

4


Hình 2.1 Bắp nguyên hạt
2.1.2 Khoai mì
Khoai mì có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz, một số tên gọi khác ở
Anh (Cassava, Manioc), Mỹ La Tinh (Jucca Mandioca), Việt Nam (sắn). Là loại cây
dễ trồng trên đất xấu, bạc màu, thích hợp nhất trên đất pha cát. Năng suất biến động
khoảng 10 - 40 tấn/ha tùy thuộc khả năng đầu tư của người trồng. Hiện tại, khoai mì
được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và là nguồn thực phẩm
của hơn 500 triệu người. Việt Nam đứng thứ 10 về sản lượng khoai mì (7,71 triệu
tấn) trên thế giới ( />Khoai mì là cây lương thực phổ biến tại Việt Nam, được dùng chủ yếu làm
thức ăn chăn nuôi và chế biến công nghiệp. Trong khoai mì tươi có khoảng 65 % là
nước, 350 g chất khô/kg. Trung bình trong 1 kg chất khô có 22 – 28 g protein, 3 – 4
g chất béo và 650 g tinh bột trong khoai mì ngọt và 850 g trong khoai mì đắng.
Trong khoai mì tươi có chứa nhiều độc tố, nên khoai mì sử dụng trong chăn nuôi
dưới dạng khoai mì lát phơi khô, bã bột mì, bột lá khoai mì. Khoai mì khô chứa
khoảng 83 % chất bột đường, chủ yếu là tinh bột, khoảng 3 % protein thô và 3,7 %

xơ thô. Lá khoai mì ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi
tằm. Lá khoai mì đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá khoai mì dùng chăn nuôi
lợn, gà, trâu, bò, dê ( />
5


Bột khoai mì có hàm lượng đạm rất thấp (2,5 %) nên thường chỉ dùng được
trong thức ăn heo thịt. Hàm lượng tinh bột rất cao nên đôi khi bột khoai mì được
dùng trong thức ăn dập viên với vai trò là chất kết dính.
Trong củ khoai mì, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa
arginine nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh (methionine,...). Thành phần
dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng. Khi giá
cả thị trường không thuận lợi, người trồng khoai mì có thể kéo dài thời gian trồng
mà năng suất củ không bị giảm, nhưng thời gian trồng quá lâu thì củ sẽ hóa xơ và
không có giá trị dinh dưỡng (Dương Duy Đồng, Dương Thanh Liêm và Bùi Huy
Như Phúc, 2002).
Dựa vào nồng độ acid cyanhydric (HCN) trong khoai mì mà các nhà khoa
học đã chia khoai mì ra làm hai nhóm chính: nhóm khoai mì ngọt có hàm lượng
HCN ít (dưới 0,01 %), nhóm khoai mì đắng có hàm lượng HCN nhiều hơn (trên
0,02 %) ( HCN gây độc cho gia súc, nếu acid có
hàm lượng thấp sẽ làm cho gia súc chậm lớn, kém sinh sản. Nếu acid này có hàm
lượng cao sẽ làm cho gia súc chết đột ngột (Viện Chăn nuôi, 1995). Nếu sử dụng
khoai mì quá nhiều trong khẩu phần của heo thịt thời kỳ cuối dễ dẫn đến có
nhiều mỡ trong quày thịt và quày thịt có màu đỏ nhạt dẫn đến làm giảm giá trị
thương phẩm của heo (Dương Duy Đồng, Dương Thanh Liêm và Bùi Huy Như
Phúc, 2002).

Hình 2.2 Khoai mì lát

6



2.1.3 Cám gạo
Lúa gạo (Oryza sativa), còn gọi là thóc, là lương thực chính của hàng trăm
triệu người ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là châu Á. Ở Việt Nam lúa là loại cây lương
thực có diện tích trồng lớn nhất. Có nhiều giống lúa khác nhau, khả năng thích ứng
của loại cây trồng này cũng rất lớn, được sử dụng một phần làm thức ăn gia súc.
Hàm lượng protein, chất béo, giá trị năng lượng trao đổi của lúa gạo thấp hơn bắp,
còn xơ lại cao hơn bắp. Tỷ lệ protein trung bình của lúa gạo là 7,8 - 8,7 g/kg và xơ
từ 9,0 - 12,0 g/kg.
Thóc sau khi xay, tách trấu thu được gạo xay và cám gạo. Hàm lượng lysine,
arginine, tryptophan trong protein của gạo cao hơn bắp. Nhưng hàm lượng các
nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng ở gạo lại rất thấp so với nhu cầu của gia súc,
gia cầm (Viện Chăn nuôi, 1995). Trong chăn nuôi thường dùng cám gạo làm nguồn
thức ăn cho gia súc và gia cầm.
Cám gạo chứa lớp cám và mầm phôi của hạt thóc. Dựa vào hàm lượng chất
béo, cám gạo được phân làm cám gạo trích béo và cám gạo chưa trích béo. Cám
trích béo có thể bảo quản lâu hơn, hàm lượng các chất dinh dưỡng tăng khoảng 20
% và làm giảm hàm lượng chất béo trong cám còn 1 – 2 %. Ngoài ra, còn có cám
lau là phụ phẩm của việc lau bóng gạo cho xuất khẩu. Cám lau khó sử dụng trong
thức ăn công nghiệp do độ ẩm cao, rất mau đóng vón, ôi và làm hư hỏng các dưỡng
chất khác trong thức ăn.
Cám gạo là sản phẩm phụ của công nghiệp xay xát. Lượng cám thu được
bình quân là 10 % khối lượng lúa. Trong cám gạo có 12 – 14 % protein thô, 14 – 18
% dầu, và có nhiều vitamin nhóm B nhất là B1, trong 1 kg cám gạo có khoảng 22,2
mg vitamin B1 , 13,1 mg B6, 0,43 mg biotin. Cám gạo là nguồn cung cấp vitamin
nhóm B cho gia cầm. Cám gạo có chứa nhiều chất béo rất dễ bị oxy hóa bởi oxy
không khí làm cho nó biến chất, ôi. Mặt khác, do hàm lượng xơ thô cũng cao nên
cám có hàm lượng năng lượng trao đổi thấp hơn so với bắp mặc dù đạm thô và hàm
lượng chất béo khá cao (Dương Duy Đồng, Dương Thanh Liêm và Bùi Huy Như

Phúc, 2002).

7


Trong cám gạo các amino acid thiết yếu không cân đối, thiếu nhiều nhất là
lysine, methionine, threonine và là yếu tố giới hạn của việc sử dụng cám trong thức
ăn. Do đó, khi sử dụng tỉ lệ cao cám gạo trong thức ăn, phải lưu ý bổ sung những
thiếu hụt amino acid này bằng các amino acid tổng hợp. Ngoài ra, cám gạo không
có chứa sắc tố vàng nên khi cho gia cầm ăn với số lượng lớn mà không bổ sung
thêm sắc tố hoặc rau xanh thì làm cho lòng đỏ trứng và da gà trở nên trắng bạc,
không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Cám gạo thường được dùng trong
thức ăn cho heo, bò. Nhưng không nên sử dụng quá 30 % trong khẩu phần vì lượng
phospho dưới dạng phytin cao sẽ ức chế tiêu hóa các dưỡng chất như protein, acid
amin và một số loại khoáng như kẽm (Zn)… (Dương Duy Đồng, Dương Thanh
Liêm và Bùi Huy Như Phúc, 2006).
Ngoài ra, cám gạo thường được sử dụng trong các khẩu phần của cá ăn tạp
và cá ăn thực vật hơn là cá ăn động vật.

Hình 2.3 Cám gạo

8


2.2 THỨC ĂN CUNG ĐẠM
Thức ăn cung đạm là loại thức ăn có hàm lượng đạm thô cao hơn nhu cầu
đạm trong thức ăn của loài thú mà nó cung cấp. Thức ăn cung đạm có nguồn gốc
thực vật hay động vật (Dương Thanh Liêm và cs, 2002).
Thức ăn cung đạm có nguồn gốc thực vật: hạt đậu nành, khô dầu đậu nành,
khô dầu đậu phộng, khô dầu mè, khô dầu dừa…

Thức ăn cung đạm có nguồn gốc động vật: bột cá, bột huyết, bột đầu tôm,
bột lông vũ…
Xét về mức độ tiêu thụ của các loại thức ăn cung đạm trên thị trường hiện
nay thì khô dầu đậu nành và bột cá là nguồn cung đạm chính trong chăn nuôi gia
súc gia cầm và cả trên chăn nuôi thủy sản ở nước ta. Do đó, việc phân tích thành
phần hóa học của các nguyên liệu trên cũng rất quan trọng và có ý nghĩa tương tự
như phân tích bắp, khoai mì và cám gạo.
2.2.1 Bột cá
Nước ta bờ biển rất dài, nghề đánh bắt hải sản phát triển nên nguyên liệu cá
vụn để làm bột cá rất phong phú. Vì vậy bột cá được sử dụng phổ biến làm thức ăn
cho gia súc và gia cầm. Bột cá là loại thức ăn cung đạm động vật quan trọng sau hạt
đậu nành. Tùy theo các loại cá nguyên liệu, tùy theo cách chế biến mà người ta có 2
cách phân loại sau: phân loại bột cá theo mức đạm thô ta có bột cá 40 % đạm, bột cá
45 % đạm, bột cá 60 % đạm… Hay dựa vào lượng muối mà ta phân chia thành bột
cá lạt hay bột cá mặn (ví dụ, bột cá lạt thường có lượng muối dưới 5 % và đạm thô
trên 50 %, quan trọng đối với thức ăn gia cầm) nhưng tỷ lệ muối không được quá 7
%. Và bột cá phải có tỷ lệ nước thấp hơn hoặc bằng 10 %.
Bột cá rất giàu protein, thành phần acid amin rất cân đối, hàm lượng
methionin, lysin cao, và bột cá có tỉ lệ tiêu hóa cao hơn các loại khô dầu và đậu đỗ,
vì nó không có chất xơ. Thường tỉ lệ tiêu hóa của bột cá từ 90 % trở lên. Trong khi
đó, các loại đậu đỗ chỉ có tỷ lệ tiêu hóa từ 80 % - dưới 90 %. Ngoài ra, bột cá rất
giàu vitamin B12 và các nguyên tố vi lượng đặc biệt là iod và selenium. Bột cá có độ
mịn và mùi thơm nên tạo được độ ngon miệng cho gia súc cũng như gia cầm.

9


Bột cá chế biến kém dễ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (Escherichia coli,
Salmonella), đặc biệt vi khuẩn và một số vi nấm.
Do công nghệ sấy cá chưa phổ biến, hoặc do mùa mưa hay do đánh cá xa bờ

cần phải sử dụng muối để ướp cá, nên khi làm khô bột cá có vị mặn, một khi bột cá
mặn cho gia súc hoặc gia cầm ăn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
chúng, đặc biệt là đối với thú non hay gia cầm. Gia cầm tiêu chảy khi hàm lượng
muối vượt quá 0,7 %, trên 1 % gây ngộ độc muối. Tình trạng ngộ độc muối ở gà rất
nghiêm trọng vì lượng nước tiểu ít nên khó bài thải muối ra ngoài (Lâm Minh
Thuận, 2004).
Hàm lượng protein thô và acid amin hữu dụng thực không đúng với thực tế
công bố của sản phẩm thương mại là do giá cao của bột cá nên dẫn đến sự pha trộn
các chất độn khác để tăng lợi nhuận, đồng thời cũng do sự biến chất trong quá trình
bảo quản và vận chuyển, và kỹ thuật chế biến như sấy ở nhiệt độ cao làm mất đi giá
trị sử dụng của các acid amin.
Bột cá được xay nghiền từ cá con có chất lượng không ổn định, khó bảo
quản, dễ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản. Bột cá được sản xuất theo phương
pháp thủ công thường chứa nhiều tạp chất, độ ẩm cao, hàm lượng protein thấp và
muối khoáng cao.
Bột cá nhiễm melamine đang là vấn đề quan tâm với người chăn nuôi “Sở Y
tế Tp. HCM cho biết khoảng 15 % số bột cá nhiễm melamine xuất xứ Trung Quốc
được phát hiện đã sử dụng làm thức ăn cho thủy sản” ().
Tỷ lệ bột cá trong thức ăn hỗn hợp của gia cầm ở Việt Nam thường từ 4 - 8
%. Trên thế giới thường từ 3 - 5 % với bột cá chất lượng cao. Vì bột cá rất biến
động về chất lượng nên trước khi sử dụng cần phân tích để xác định hàm lượng
protein và muối, khoáng (Dương Thanh Liêm, 2008).

10


Hình 2.4 Bột cá tra/basa

Hình 2.5 Bột cá
2.2.2 Khô dầu đậu nành

Đậu nành, hay còn gọi là đỗ tương, có tên khoa học là Glycine max. Cây đậu
nành là loại cây trồng thích ứng rộng và cho sản lượng cao. Đậu nành hay khô dầu

11


đậu nành là loại thức ăn cung đạm được xếp vào loại hạng nhất trong các loại thức
ăn cung đạm thực vật cho gia cầm trên thế giới cũng như trong nước (Dương Thanh
Liêm và cs, 2002).
Hạt đậu nành có hàm lượng đạm khá cao 38 %, béo 18 %. Hơn nữa, đậu
nành còn chứa nhiều axit amin cơ bản cần thiết như isoleucine, leucine, methionine,
lysine, phenylalamine, tryptophan, valine, nhiều loại vitamin A, B1, B2, C,… nhưng
có tỉ lệ muối khoáng đa lượng và vi lượng thấp so với bột cá. Hạt đậu nành ít được
sử dụng trong chăn nuôi hiện nay vì hàm lượng béo quá cao dễ bị ẩm mốc, khó bảo
quản lâu, nên dạng đậu nành thường được sử dụng là khô dầu đậu nành, tức là đậu
nành đã được trích béo. Hạt đậu nành chưa trích béo chỉ được sử dụng cho thú nhỏ,
thú tập ăn vì nó chứa nhiều năng lượng và có đạm giá trị cao.
Khô dầu đậu nành thường chứa khoảng 43 - 49 % đạm thô, 3,2 - 7,4 % chất
béo, giàu acid amin thiết yếu, nhất là lysine nhưng acid amin chứa lưu huỳnh thì hơi
thấp so với nhu cầu của gia cầm và trong khô dầu đậu nành cũng thiếu các muối
khoáng cần thiết. Đậu nành khi rang, xử lý nhiệt có mùi thơm, kích thích tính thèm
ăn của gia cầm.
Trong công nghiệp, hạt đậu nành được sử dụng để ép dầu, những sản phẩm
phụ là khô dầu đậu nành được coi là nguồn thức ăn giàu protein có giá trị cao. Khi
ép dầu hạt đậu nành đã được xử lý nhiệt, nên hầu hết các độc tố như chất kháng
men tiêu hóa anti-trypsine, hemoglutinin, ereaza, goitrogen… đã bị phân hủy hoặc
làm mất hiệu lực do đó làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ protein của gia súc.
Khô dầu đậu nành sản xuất theo phương pháp chiết ly thường có hàm lượng
protein cao hơn và có hàm lượng chất béo thấp hơn so với khô dầu đậu nành sản
xuất theo phương pháp ép cơ học.

Khô dầu đậu nành tương đối nghèo methionin, không có chứa B12, khá nghèo
canxi và phospho nên lưu ý bổ sung thêm trong khẩu phần thức ăn cho cân bằng với
nhu cầu của thú. Hiện nay, giá khô dầu tương đối cao nên cần chú ý khô dầu dễ bị
độn thêm để tăng trọng lượng như thêm vào bột sò, khô dầu cao su, khô dầu mè,
khô dầu đậu phộng (Lã Văn Kính, 2004).

12


Để tăng độ đạm cho khô dầu, người ta thường trộn thêm ure, “cứ một tấn khô
dầu trộn thêm 3,6 kg ure thì độ đạm tăng thêm 1 %” . Điều cần lưu ý là khô dầu ở
nước ta hầu như nhập khẩu hoàn toàn của nước ngoài nên giá cả thường hay biến
động theo chiều hướng gia tăng mạnh.
Khô dầu đậu nành dễ bị ẩm mốc do có nhiều chất béo và chất béo cũng làm
cho khô dầu mau biến chất do có mùi ôi khét của dầu.

Hình 2.6 Khô dầu đậu nành xay
2.3 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Để biết được một cách chắc chắn thành phần các chất dinh dưỡng trong thức
ăn, người ta tiến hành một số phương pháp phân tích hóa học thức ăn. Những
phương pháp này sẽ có ưu và nhược điểm như sau:


Ưu điểm
Độ chính xác cao.
Dụng cụ đơn giản, dễ mua.



Nhược điểm

Tốn nhiều thời gian.
Tốn nhiều chi phí cho hóa chất.

13


Tương đối độc hại và gây ô nhiễm môi trường do dùng nhiều hóa chất độc
hại.
2.3.1 Vật chất khô (VCK, DM – Dry Matter)
Phương pháp xác định vật chất khô được tiến hành theo AOAC 934.01


Định nghĩa
Vật chất khô tuyệt đối là mẫu được xác định sau khi đã loại bỏ hoàn toàn

nước ở cả hai dạng tự do và liên kết trong mẫu thức ăn.


Nguyên tắc
Các mẫu thức ăn có hàm lượng chất khô lớn hơn 88 % ta có thể xác định ngay

vật chất khô tuyệt đối và ngược lại ta cần xác định vật chất khô không khí trước rồi
xác định vật chất khô tuyệt đối. Mẫu được sấy khô ở 100 – 105 oC, lượng nước sẽ
mất hết, phần còn lại là chất khô hoàn toàn của mẫu.
2.3.2 Protein thô (CP-Crude Protein)
Phương pháp xác định hàm lượng protein thô theo AOAC 984.13


Định nghĩa
Protein thô là tất cả các chất chứa nitrogen (N) trong nguyên liệu, trong đó N


được xác định chung rồi qui đổi ra protein bằng cách nhân với hệ số 6,25.
Protein thô = N tổng số x 6,25
Đây chỉ là công thức tương đối vì thực ra mỗi loại protein khác nhau có hàm
lượng N khác nhau, tuy vậy, nó không cách biệt xa với tỷ lệ 16/100.


Nguyên tắc
Khi cho mẫu thức ăn tác dụng với acid sulfuric (H2SO4) đậm đặc và đun

nóng, nitơ trong protein sẽ bị phân giải thành NH3, nhờ có H2SO4 còn dư nên NH3
biến thành sulfat amon (NH4)2SO4. Sau khi để nguội và hòa loãng với nước, mẫu
được kiềm hóa với base mạnh sodium hydroxyde (NaOH). NH3 lại thoát ra khỏi
dung dịch và được giữ lại bằng acid boric (H3BO3).
Đem định phân bằng acid HCl 0,1 N, căn cứ lượng acid đã tiêu hao để trung
hòa NH3 ta sẽ tính được lượng NH3, từ đó tính Nitơ tổng số và suy ra lượng protein
tổng số.
Nitơ tổng số x 6,25 = protein thô

14


×