Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

THỬ NGHIỆM SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ TÌM HIỂU VỀ BỆNH CỦA CÁ TRÊ PHÚ QUỐC (Clarias sp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ TÌM HIỂU VỀ
BỆNH CỦA CÁ TRÊ PHÚ QUỐC (Clarias sp.)

Họ và tên sinh viên: PHẠM GIA ĐIỆP
Ngành: THỦY SẢN
Niên khóa: 2008 – 2010

Tháng 7 / 2010


THỬ NGHIỆM SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ TÌM HIỂU VỀ BỆNH CỦA
CÁ TRÊ PHÚ QUỐC (Clarias sp.)

Tác giả

PHẠM GIA ĐIỆP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi trồng thủy sản

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ

Tháng 7 năm 2010
i



CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt kiến
thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tư
đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Thầy Nguyễn Hữu Thịnh, thầy Võ Văn Tuấn và thầy Trần Văn Minh đã giúp
đỡ, đóng góp ý kiến quý báu cho chúng tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Cô Đặng Thị Khánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến
ngư tỉnh Kiên Giang cùng các anh, chị cán bộ kỹ thuật của trung tâm đã giúp đỡ chúng
tôi thời gian qua.
Cán bộ địa phương, người dân huyện đảo Phú Quốc và bác Diệp Văn Út, huyện
Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Bạn Phan Văn Lượng, bạn Nguyễn Thị Thanh Tâm cùng các bạn trong, ngoài
lớp LT08NT đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong thời gian qua.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm sinh sản nhân tạo và tìm hiểu về bệnh của cá trê Phú
Quốc (Clarias sp.)” được thực hiện từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010 tại
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài được thực hiện với các nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá
trê Phú Quốc, thử nghiệm sinh sản nhân tạo và tìm hiểu về một số dấu hiệu bệnh lý ở
cá.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Về đặc điểm sinh sản chúng tôi nhận thấy cá có các dấu hiệu sinh dục phụ, dễ
phân biệt đực, cái nhờ vào gai sinh dục ở cá đực và lỗ sinh dục ở cá cái. Mùa vụ sinh

sản của cá trê Phú Quốc là vào mùa mưa, cá có hệ số thành thục và sức sinh sản thấp.
Trong sinh sản nhân tạo cá đáp ứng tốt với chất kích thích sinh sản là HCG ở
liều 3.000 – 4.000 UI/kg thể trọng cá cái. Thời gian hiệu ứng của HCG là 15 – 17 giờ,
thời gian nở của trứng là 27 – 38 giờ ở nhiệt độ 28 – 310C. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở
dao động từ 21,6 – 62% và 20 – 70%, tỷ lệ sống sau khi nở là 0 – 30%.
Phôi cá phát triển qua 6 giai đoạn, cá bột mới nở có noãn hoàng to, dinh dưỡng
bằng noãn hoàng trong 5 ngày sau đó có thể sử dụng Moina làm thức ăn.
Trong quá trình nuôi cá có thể bị bệnh trướng bụng với các dấu hiệu bệnh lý
tương tự cá trê bị bệnh nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, dịch xoang bụng của cá trê Phú
Quốc bị đông thành dạng thạch khi tiếp xúc với không khí. Vi khuẩn phân lập được từ
cá bệnh là Aeromonas sobria kết quả kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn nhạy cảm với
Norfoxacin, Neomycin, Rifampicin và Tetracyline. Khi tiến hành gây cảm nhiệm bệnh
tỷ lệ cá chết là 60%, tỷ lệ cá chết có vi khuẩn Aeromonas sobria là 67%.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa ........................................................................................................................... i
Cảm tạ .............................................................................................................................. ii
Tóm tắt ............................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các hình ........................................................................................................ vii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các biểu đồ ..................................................................................................... x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1

1.1. Đặt Vấn Đề ............................................................................................................... 1
1.2. Mục Tiêu Đề Tài ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. Sơ Lược về Đặc Điểm Sinh Học Cá Trê Phú Quốc ................................................. 3
2.1.1 Phân loại ................................................................................................................. 3
2.1.2 Môi trường sống ..................................................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm hình thái .................................................................................................. 4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................................. 4
2.2. Đặc Điểm Sinh Học Sinh Sản Một Số Loài Cá......................................................... 5
2.2.1 Tuổi và kích thước thành thục sinh dục ................................................................. 5
2.2.2 Mùa vụ sinh sản....................................................................................................... 5
2.3. Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Nhân Tạo Một Số Loài Cá ............................................. 6
2.3.1 Kỹ thuật sản xuất giống cá trê trắng (Clarias batrachus) ....................................... 6
2.3.2 Kỹ thuật sản xuất giống cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ............................... 7
2.3.3 Kỹ thuật sản xuất giống cá trê lai (C. gariepinus X C. macrocephalus) ................ 8
2.4. Tìm Hiểu Về Bệnh Do Vi Khuẩn Aeromonas Gây Ra Trên Cá ............................... 9
2.4.1 Một vài nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn Aeromonas gây ra trên cá trê ................. 9
2.4.2 Đặc điểm vi khuẩn Aeromonas gây bệnh trên cá .................................................. 10
2.4.3 Dấu hiệu bệnh lý của cá do vi khuẩn Aeromonas gây ra ..................................... 12
iv


CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................................... 14
3.1. Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện ........................................................................ 14
3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài...................................................................................... 14
3.1.2 Địa điểm thực hiện đề tài....................................................................................... 14
3.2. Vật Liệu Và Phương Pháp Nghiên Cứu .................................................................. 15
3.2.1 Khảo sát đặc điểm sinh học sinh sản ..................................................................... 15
3.2.1.1 Kích cỡ thành thục.............................................................................................. 15
3.2.1.2 Quan sát tiêu bản mô học ................................................................................... 15

3.2.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi, nghiên cứu ....................................................................... 15
3.2.1.4 Xác định mùa vụ sinh sản................................................................................... 16
3.2.2 Thử nghiệm sinh sản nhân tạo............................................................................... 17
3.2.2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ................................................................................................ 17
3.2.2.2 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo ................................................................................. 17
3.2.3 Nghiên cứu về bệnh của cá trê Phú Quốc.............................................................. 20
3.2.3.1 Ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý .......................................................................... 20
3.2.3.2 Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh ......................................................... 21
3.2.3.3 Gây bệnh thực nghiệm ....................................................................................... 25
3.2.3.4 Thực hiện kháng sinh đồ ................................................................................... 26
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 28
4.1. Đặc Điểm Sinh Sản Của Cá Trê Phú Quốc ............................................................. 28
4.1.1 Xác định giới tính .................................................................................................. 28
4.1.2 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ......................................................... 29
4.1.2.1 Tuyến sinh dục cá cái ......................................................................................... 30
4.1.2.2 Tuyến sinh dục cá đực ........................................................................................ 35
4.1.3 Hệ số thành thục và mùa vụ sinh sản ................................................................... 38
4.1.3.1 Kích cỡ thành thục.............................................................................................. 38
4.1.3.2 Hệ số thành thục ................................................................................................. 38
4.1.3.3 Mùa vụ sinh sản.................................................................................................. 45
4.1.4 Sức sinh sản của cá trê Phú Quốc.......................................................................... 49
4.1.4.1 Sức sinh sản tuyệt đối......................................................................................... 50
4.1.4.2 Sức sinh sản tương đối ....................................................................................... 50
v


4.1.4.3 Sức sinh sản thực tế tương đối và đường kính trứng.......................................... 51
4.2. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc ...................................................... 53
4.2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ................................................................................................... 53
4.2.2 Kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc........................................ 54

4.2.2.1 Thăm dò khả năng sinh sản nhân tạo ................................................................. 55
4.2.2.2 Lần thứ 1 ............................................................................................................ 57
4.2.2.3 Lần thứ 2 ............................................................................................................ 59
4.2.2.4 Lần thứ 3 ............................................................................................................ 63
4.2.2.5 Lần thứ 4 ............................................................................................................ 66
4.3. Sự Phát Triển Của Phôi Cá Trê Phú Quốc .............................................................. 76
4.4. Một Số Vấn Đề Về Bệnh Của Cá Trê Phú Quốc .................................................... 84
4.4.1 Dấu hiệu bệnh lý của cá trê Phú Quốc .................................................................. 84
4.4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn từ cá bệnh ................................................................... 89
4.4.3 Kết quả gây bệnh thực nghiệm.............................................................................. 92
4.4.4 Kết quả kháng sinh đồ ........................................................................................... 94
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 97
5.1. Kết Luận ................................................................................................................. 97
5.2. Đề Nghị ................................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 99

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình
Trang
Hình 2.1 Môi trường sống của cá trê Phú Quốc............................................................... 4
Hình 2.2 Hình dạng ngoài cá trê Phú Quốc ..................................................................... 4
Hình 2.3 Vi khuẩn Aeromonas hydrophyla có một tiên mao......................................... 11
Hình 2.4 Một số dấu hiệu bệnh ở cá do Aeromonas gây ra............................................ 13
Hình 4.1 Cá trê Phú Quốc đực và cái ............................................................................. 29
Hình 4.2 Buồng trứng cá trê Phú Quốc giai đoạn II....................................................... 30
Hình 4.3 Buồng trứng cá trê Phú Quốc đầu giai đoạn III............................................... 31
Hình 4.4 Buồng trứng cá trê Phú Quốc giai đoạn IV ..................................................... 31

Hình 4.5 Tổ chức học noãn sào cá trê Phú Quốc giai đoạn II....................................... 32
Hình 4.6 Tổ chức học noãn sào cá trê Phú Quốc giai đoạn III ...................................... 33
Hình 4.7 Tổ chức học noãn sào cá trê Phú Quốc giai đoạn IV ...................................... 34
Hình 4.8 Tổ chức học noãn sào cá trê Phú Quốc giai đoạn V........................................ 34
Hình 4.9 Tổ chức học noãn sào cá trê Phú Quốc giai đoạn VI ..................................... 35
Hình 4.10 Vị trí buồng tinh cá trê Phú Quốc.................................................................. 36
Hình 4.11 Buồng tinh cá trê Phú Quốc giai đoạn III...................................................... 36
Hình 4.12 Buồng tinh cá trê Phú Quốc giai đoạn IV ..................................................... 37
Hình 4.13 Buồng tinh cá trê Phú Quốc giai đoạn V....................................................... 37
Hình 4.14 Đường kính trứng cá trê Phú Quốc ............................................................... 52
Hình 4.15 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ...................................................................................... 53
Hình 4.16 Tiêm chất kích thích sinh sản cho cá............................................................. 57
Hình 4.17 Cá cái tham gia sinh sản ................................................................................ 60
Hình 4.18 Buồng tinh cá đực tham gia sinh sản ............................................................ 61
Hình 4.19 Vuốt trứng cá cái ........................................................................................... 61
Hình 4.20 Ấp trứng nước chảy có sục khí...................................................................... 62
Hình 4.21 Gieo tinh nhân tạo ......................................................................................... 64
Hình 4.22 Ấp trứng nước chảy không có sục khí........................................................... 65
Hình 4.23 Trứng dính trên giá thể ................................................................................ 67
Hình 4.24 Ấp trứng trong thùng xốp có sục khí và thay nước thường xuyên................ 68
Hình 4.25 Cá bột mới nở ................................................................................................ 69
vii


Hình 4.26 Cá bột 1 ngày tuổi.......................................................................................... 69
Hình 4.27 Cá bột 3 ngày tuổi.......................................................................................... 70
HÌnh 4.28 Cá bột 10 ngày tuổi ....................................................................................... 71
Hình 4.29 Cá bột 20 ngày tuổi ....................................................................................... 71
Hình 4.30 Sự phát triển bất thường của phôi cá ............................................................ 76
Hình 4.31 Trứng trương nước sau 10 – 20 phút............................................................. 77

Hình 4.32 Giai đoạn 2 tế bào sau 50 – 60 phút .............................................................. 77
Hình 4.33 Giai đoạn 4 tế bào sau 1 – 1 giờ 30 phút ....................................................... 78
Hình 4.34 Giai đoạn 8 tế bào sau 1 giờ 45 phút ............................................................. 78
Hình 4.35 Giai đoạn 16 tế bào sau 2 giờ ........................................................................ 79
Hình 4.36 Giai đoạn 32 tế bào sau 2 giờ 15 phút ........................................................... 79
Hình 4.37 Giai đoạn phôi dâu sớm sau 3 – 3 giờ 30 phút .............................................. 80
Hình 4.38 Giai đoạn phôi nang sau 9 – 10 giờ thụ tinh.................................................. 80
Hình 4.39 Giai đoạn phát triển phôi vị sau 11 – 13 giờ ................................................. 81
Hình 4.40 Giai đoạn phôi thần kinh sau 22 giờ.............................................................. 82
Hình 4.41 Giai đoạn phôi mầm mắt sau 23 giờ.............................................................. 82
Hình 4.42 Giai đoạn cá sắp nở sau 26 giờ...................................................................... 83
Hình 4.43 Giai đoạn cá nở xong..................................................................................... 83
Hình 4.44 Cá bệnh với các đốm xuất huyết trên da, vây và râu..................................... 85
Hình 4.45 Cá trê Phú Quốc bị trướng bụng và dịch xoang bụng ................................... 86
Hình 4.46 Cá trê Phú Quốc bị xuất huyêt nội tạng......................................................... 87
Hình 4.47 Dấu hiệu bệnh lý của cá trê Phú Quốc ......................................................... 87
Hình 4.48 Lách, mật cá trê Phú Quốc bị bệnh ............................................................... 88
Hình 4.49 Mang cá bình thường và mang cá bị hoại tử ................................................ 88
Hình 4.50 Hình dạng khuẩn lạc...................................................................................... 89
Hình 4.51 Hình dạng vi khuẩn ....................................................................................... 90
Hình 4.52 Kết quả định danh vi khuẩn .......................................................................... 91
Hình 4.53 Cá trê Phú Quốc tham gia thí nghiệm .......................................................... 92
Hình 4.54 Tiêm cá gây bệnh thực nghiệm .................................................................... 93
Hình 4.55 Cá trê Phú Quốc chết sau khi gây bệnh ........................................................ 94
Hình 4.56 Kết quả kháng sinh đồ ................................................................................... 95
viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng


Trang

Bảng 2.1 Liều lượng chất kích thích sinh sản và thời gian hiệu ứng trong sản xuất
giống cá trê vàng............................................................................................................... 7
Bảng 2.2 Đặc điểm khác nhau giữa các vi khuẩn Aeromonas di động .......................... 11
Bảng 3.1 Cách đọc kết quả thử nghiệm bằng test IDS 14 GNR .................................... 23
Bảng 4.1 Kích cỡ và trọng lượng cá có tuyến sinh dục giai đoạn IV............................. 38
Bảng 4.2 Hệ số thành thục của cá theo các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục............ 39
Bảng 4.3 Hệ số thành thục sinh dục của cá theo thời gian ............................................ 42
Bảng 4.4 Độ béo Fulton và Clark của cá trê Phú Quốc.................................................. 45
Bảng 4.5 Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá trê Phú Quốc............................... 49
Bảng 4.6 Sức sinh sản thực tế tương đối và đường kính trứng của cá trê Phú Quốc..... 51
Bảng 4.7 So sánh kết quả giữa các lần sinh sản nhân tạo ............................................. 72
Bảng 4.8 Kết quả định danh vi khuẩn (test IDS 14 GNR) ............................................. 91
Bảng 4.9 Kết quả kháng sinh đồ..................................................................................... 95

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 4.1 Hệ số thành thục của cá cái qua các giai đoạn phát triển của buồng trứng ... 40
Biểu đồ 4.2 Hệ số thành thục của cá đực qua các giai đoạn phát triển của buồng tinh .... 40
Biểu đồ 4.3 Hệ số thành thục sinh dục của cá cái theo thời gian...................................... 43
Biểu đồ 4.4 Hệ số thành thục sinh dục của cá đực theo thời gian..................................... 43
Biểu đồ 4.5 Mối tương quan giữa độ béo và giai đoạn thành thục của cá cái .................. 46

Biểu đồ 4.6 Sự biến thiên của độ béo theo thời gian ở cá cái ........................................... 47

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt Vấn Đề
Nguồn lợi thủy sản ngày càng được đánh giá là nguồn tài nguyên quan trọng

đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Trên thế giới hiện nay hầu hết các nước đều xem các
sản phẩm từ thủy sản là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây do sự biến đổi của môi trường và sự khai thác quá
mức của con người mà nguồn lợi thủy sản đã suy giảm đáng kể.
Theo đánh giá của FAO, hiện có tới 50% nguồn lợi các loài thủy sản đã bị khai
thác đến mức tới hạn (FAO, 2004). Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, ngành
nuôi trồng thủy sản đã phát triển rất mạnh. Giá trị xuất khẩu của thủy sản ngày càng
tăng. Năm 2009 xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 15,2 tỷ USD, trong đó thủy sản có
thể đạt đến 4,4 tỷ USD (Bộ Tài Chính, 2009). Để đảm bảo ngành thủy sản ngày càng
phát triển thì không thể chỉ dựa vào khai thác nguồn lợi mà cần có những biện pháp để
bảo vệ nguồn lợi, phát triển nuôi trồng như là một hướng đi chính trong tương lai.
Trong thời gian qua, ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang nhận thấy một số hộ dân
đang khai thác từ tự nhiên và nuôi thương phẩm một loài cá quý là cá trê Phú Quốc mà
người dân bản địa vẫn gọi là cá “chình Phú Quốc”. Đây là một loài cá mới mà hiện
nay có rất ít nghiên cứu được công bố. Chính vì vậy, được sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm khoa Thủy Sản – Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề
tài “Thử nghiệm sinh sản nhân tạo và tìm hiểu về bệnh của cá trê Phú Quốc
(Clarias sp.)” để nghiên cứu về đặc điểm sinh sản, thực nghiệm sản xuất giống và tìm

hiểu về một số dấu hiệu bệnh lý trên cá trê Phú Quốc. Đề tài được thực hiện và hoàn
thành từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010.
1


1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu về các đặc điểm sinh học sinh sản của cá trê Phú Quốc.
- Thực nghiệm sinh sản nhân tạo với chất kích thích sinh sản là HCG (Human

Chorionic Gonadotropin) và đánh giá khả năng sản xuất giống cá trê Phú Quốc.
- Tìm hiểu và ghi nhận một vài đặc điểm bệnh lý của cá trê Phú Quốc.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Sơ Lược Về Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Trê Phú Quốc
Cá trê Phú Quốc là loài cá mới được phát hiện, vì vậy hiện nay chưa có nhiều

công trình khoa học nghiên cứu về các đặc điểm sinh học cũng như phân loại. Tuy
nhiên, trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài chúng tôi đã tìm hiểu và kết hợp với
những nghiên cứu về đặc điểm sinh học cá trê Phú Quốc do Nguyễn Thị Thanh Tâm
(2010) thực hiện thì chúng tôi thấy cá trê Phú Quốc có một vài đặc điểm như sau.
2.1.1 Phân loại

Lớp cá Xương: Osteichthyes
Bộ cá Nheo, bộ cá Da trơn: Siluriformes
Họ cá trê: Clariidae
Giống: Clarias Scopdi
Loài: Clarias sp.
Tên Việt Nam: cá trê Phú Quốc
2.1.2 Môi trường sống
Môi trường sống của cá trê Phú Quốc là những con suối, vùng ngập nước không
quá sâu trong rừng quốc gia Phú Quốc. Môi trường sống của cá, nước có độ trong cao,
hàm lượng ôxy hòa tan từ 4 – 4,5 mg/l, pH từ 4,5 – 5. Cá có môi trường sống thay đổi
theo mùa. Mùa mưa vùng ngập nước của rừng quốc gia Phú Quốc lớn thì khu vực sinh
sống của cá rộng. Ngược lại, mùa khô khu vực ngập nước nhỏ thì môi trường sống của
cá bị thu hẹp và thậm chí chỉ là những hang, hốc nhỏ có nước.

3


Hình 2.1: Môi trường sống của cá trê Phú Quốc
2.1.3

Đặc điểm hình thái
Cá trê Phú Quốc là loài cá da trơn, có hình dạng tương tự như các loài cá trê

khác. Thân cá có màu nâu, đậm ở phần lưng và nhạt dần ở phần bụng. Cá có thân thon
dài, đầu cá nhỏ và dẹp, miệng có 4 đôi râu. Hai bên thân cá có các chấm màu trắng
chạy dọc theo thân. Cá có kích thước và trọng lượng tương đối lớn, kích thước và
trọng lượng cá bố mẹ lớn nhất chúng tôi thu được là dài trên 60 cm và nặng hơn 1 kg.

Hình 2.2: Hình dạng ngoài cá trê Phú Quốc
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá trê Phú Quốc là loài cá dữ, thức ăn chủ yếu là các loài cá, côn trùng, giun,
mối,…. Trong điều kiện nuôi vỗ cá chấp nhận và phát triển tốt với thức ăn viên công
nghiệp. Cá có tập tính ăn vào buổi tối và thường kiếm ăn ở đáy, tuy nhiên khi cho thức
ăn nổi thì cá vẫn ăn mồi và phát triển.
4


2.2

Đặc Điểm Sinh Học Sinh Sản Một Số Loài Cá

2.2.1 Tuổi và kích thước thành thục sinh dục
Mỗi loài cá có độ tuổi thành thục sinh dục riêng tùy theo điều kiện môi trường,
chế độ dinh dưỡng và tập tính của loài. Theo quy luật chung, cá sống ở vùng có nhiệt
độ thấp thì có tuổi thành thục sinh dục lần đầu dài hơn cá sống ở nơi có nhiệt độ cao.
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục sinh dục. Những nơi cá
có điều kiện dinh dưỡng tốt thì có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn và hệ số thành
thục cao hơn cá có chế độ dinh dưỡng kém.
Đối với cá trê vàng, theo Dương Tấn Lộc (2005) thì kích cỡ thành thục sinh dục
của cá cái là lớn hơn 250 g và có tuổi hơn 1 năm tuổi. Trong khi đó, theo Ngô Văn
Ngọc (2005) cá lăng vàng (Mystus nemurus) có thể thành thục sinh dục vào cuối năm
thứ nhất (1 tuổi) và đạt trọng lượng từ 120 – 180 g/con, chiều dài tổng là 32 – 36 cm.
2.2.2 Mùa vụ sinh sản
Đa số các loài cá da trơn đều sinh sản vào mùa ngập lũ, bãi đẻ của chúng có thể
là các vùng ngập nước ven sông vào mùa mưa và ven các sông hồ lớn. Cũng có thể
chúng làm tổ trong các hang hốc, dọc các bờ mương nơi có mực nước nông từ 1 – 1,3
m (Nguyễn Tường Anh, 1999). Theo Dương Tấn Lộc (2005), mùa vụ sinh sản của các
loài cá trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 5 – 9, tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Bãi
đẻ của cá là những nơi có nước cạn, ven bờ có cây cỏ thủy sinh phát triển. Trong điều
kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần).

Đối với cá lăng vàng, theo Ngô Văn Ngọc (2005), thì mùa sinh sản chủ yếu là
từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm và tập trung từ tháng 6 đến tháng 8. Bãi đẻ của cá
lăng vàng là vùng ngập nước yên tĩnh, nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh và có độ sâu mực
nước từ 0,5 đến 1 m. Trong điều kiện nuôi nhân tạo bằng thức ăn công nghiệp, kích
thích sinh sản bằng các chất kích thích sinh sản thì cá có thể sinh sản quanh năm (Ngô
Văn Ngọc, 2005).

5


2.3

Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Nhân Tạo Một Số Loài Cá

2.3.1 Kỹ thuật sản xuất giống cá trê trắng (Clarias batrachus)
Trong sản xuất giống cá trê trắng có thể sử dụng nhiều loại chất kích thích sinh
sản khác nhau. Theo Nguyễn Văn Kiểm và Huỳnh Kim Hường (2006) cá trê trắng có
thể đáp ứng tốt với cả 3 loại chất kích thích sinh sản thông dụng là HCG, LH – RHa
(Luteinizing hormone – Releasing hormone analog) và não thùy cá chép.
Đối với chất kích thích sinh sản là HCG khi tiêm ở liều 1.500 UI/kg thể trọng
cá cái thì không có tác dụng gây rụng trứng. Tuy nhiên, ở liều 2.000 – 2.500 UI/kg thể
trọng thì tỷ lệ rụng trứng là 86%, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở dao động khoảng 72 – 75%
và 33 – 37%.
Trong khi đó khi tiêm LH – RHa với liều lượng 40, 50, 60 µg/kg thể trọng cá
cái thì đều có tác dụng gây rụng trứng với tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở dao động trong
khoảng 65 – 76% và 30 – 42%. Tuy nhiên, ở liều 40 µg/kg cho tác dụng gây rụng
trứng thấp nhất (63%). Ở liều 50 µg/kg cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất (76% và
42%) (Nguyễn Văn Kiểm và Huỳnh Kim Hường, 2006).
Theo Sahoo và ctv (2005) nghiên cứu về khả năng sinh sản nhân tạo cá trê trắng
khi sử dụng SGnRHa (Salmon Gonadotropin Releasing hormone analog) với liều

lượng là 10 µg SGnRHa + 5 mg DOM, 20 µg SGnRHa + 10 mg DOM, 30 µg + 15
mg DOM và 40 µg SGnRHa + 20 mg DOM/kg thể trọng cá cái, thời gian hiệu ứng
11, 14, 17, 20 và 23 giờ cho thấy cá có tỷ lệ rụng trứng cao nhất ở liều 20 µg SGnRHa
+ 10 mg DOM/kg thể trọng với thời gian hiệu ứng là 23 giờ.
Đối với cá được vuốt trứng ở thời gian hiệu ứng là 11 giờ thì trứng không thụ
tinh. Trong khi đó cũng với liều lượng 20 µg SGnRHa + 10 mg DOM/kg thể trọng thì
tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở tăng dần theo thời gian hiệu ứng từ 14 – 23 giờ. Tuy nhiên, thời
gian hiệu ứng tối ưu, cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất là 14 – 17 giờ, ở nhiệt độ
27 – 28,50C.

6


2.3.2 Kỹ thuật sản xuất giống cá trê vàng (Clarias macrocephalus)
Cá trê vàng sau khi được khai thác từ tự nhiên sẽ được nuôi vỗ trong ao đất với
thức ăn viên công nghiệp có 43% protein. Tiến hành nuôi riêng cá đực và cá cái, thời
gian nuôi vỗ cá bố mẹ là 6 – 8 tháng. Trong quá trình nuôi vỗ, cá bố mẹ thường xuyên
được kiểm tra mức độ thành thục sinh dục và đánh giá khả năng tham gia sinh sản.
Sau khi phát hiện thấy cá thành thục sinh dục và có khả năng tham gia sinh sản
thì tiến hành tiêm chất kích thích sinh sản. Theo SEAFDEC (1999), cá trê vàng có sức
sinh sản khoảng 20 – 90 trứng/g thể trọng cá cái và có khả năng đáp ứng tốt với nhiều
loại chất kích thích sinh sản khác nhau (Bảng 2.1).
Trong sinh sản nhân tạo cá trê vàng, thực hiện tiêm chất kích thích làm 2 lần
đối với cá cái. Liều sơ bộ tiêm lượng chất kích thích sinh sản bằng 1/3 tổng liều và
cách liều quyết định 5 – 6 giờ. Đối với cá đực thì tiêm một lần với liều lượng bằng 1/3
liều của cá cái, tiêm cùng lúc khi tiêm liều quyết định cho cá cái. Cá cái được thực
hiện vuốt trứng và cá đực được mổ để lấy buồng tinh, thực hiện gieo tinh nhân tạo với
hình thức bán khô. Trứng sau khi thụ tinh được ấp trong bể có sục khí và thay nước
thường xuyên, ở nhiệt độ 28 – 300C trứng nở sau 22 – 26 giờ ấp (Bạch Thị Quỳnh
Mai, 1994).

Bảng 2.1: Liều lượng chất kích thích sinh sản và thời gian hiệu ứng trong sản xuất
giống cá trê vàng (nguồn SEAFDEC, 1999)
STT

Chất kích thích sinh sản

Thời gian hiệu ứng

1

1 viên não thùy cá chép / 100 g thể trọng

13 – 14 giờ

2

2 UI HCG / g thể trọng

13 – 18 giờ

3

0,05 µg LH – RHa + 1 µg PIM / g thể trọng

16 – 20 giờ

4

0,5 µgl Ovaprim / g thể trọng


16 – 20 giờ

5

0,2 – 0,5 µgl Ovatide / g thể trọng

16 – 20 giờ

7


2.3.3 Kỹ thuật sản xuất giống cá trê lai (C. gariepinus X C. macrocephalus)
Theo Nguyễn Tường Anh (2004), cá trê vàng chọn làm cá mẹ phải đủ 8 – 12
tháng tuổi, có trọng lượng trung bình từ 150 – 200 g. Chọn cá khoẻ mạnh, không bị dị
tật, da trơn nhẵn, đem về thả nuôi trong các ao có diện tích nhỏ, từ 100 – 200 m2, mật
độ thả nuôi 1 – 1,5 kg/m2. Cho cá ăn cám hỗn hợp (cám heo) nấu chín có bổ sung
premix vitamin 1 – 2% và cho ăn thêm các phụ phế phẩm: đầu tôm; ruột sò, điệp; ruột
gà, vịt theo tỷ lệ 1/1. Sau thời gian nuôi vỗ khoảng 3 – 4 tháng cá sẽ thành thục và sẵn
sàng được dùng để cho đẻ, lúc này bụng cá cái hơi lớn, lỗ sinh dục có màu phớt hồng.
Cá trê phi đực được chọn từ cá thương phẩm nuôi tại Việt Nam,
chọn cá đã được 7 tháng tuổi, trọng lượng trung bình từ 0,5 – 0,7 kg/con nuôi vỗ trong
ao riêng, mật độ 1,5 – 2 kg/m2, cho ăn thức ăn tươi như đầu tôm; da và ruột mực; ruột
gà, vịt, hoặc cho ăn cám nấu trộn với cá tạp xay nhỏ.
Trong sản xuất giống nhân tạo cá trê lai có thể sử dụng các loại chất kích thích
sinh sản như LH - RHa kết hợp với DOM hoặc sử dụng HCG. HCG được sử dụng với
liều lượng 5.000 – 8.000 UI/kg cá cái, liều dùng cho cá đực từ 2.000 – 3.000 UI/kg cá
đực. Tiến hành tiêm cá tham gia sinh sản 2 lần với liều sơ bộ tiêm 1/3 tổng liều chất
kích thích sinh sản. Liều quyết định tiêm với lượng bằng 2/3 tổng liều, thời gian tiêm
liều quyết định từ 5 – 6 giờ sau khi tiêm liều sơ bộ. Cá cái sẽ rụng trứng khoảng 8 – 9
giờ sau khi tiêm liều quyết định. Tỷ lệ cá trê phi đực và cá trê vàng cái dùng trong sinh

sản nhân tạo là 1,5 – 2 cá đực / 4 – 5 kg cá cái.
Khi phát hiện cá cái bắt đầu rụng trứng hàng loạt thì bắt lên, quấn trong khăn
bằng vải bông, lau khô mình cá, đặc biệt là lỗ sinh dục. Giữ cá chúc đuôi xuống thấp,
vuốt nhẹ bụng cá từ phía đầu. Trứng chảy ra được hứng trong một cái chén hoặc tô,
chậu. Khi thấy trứng rụng khó ra hoặc trứng lẫn máu thì ngưng vuốt. Đối với các loại
cá trê, không thể thu nhận tinh dịch bằng cách vuốt bụng, người ta phải mổ cá đực lấy
tinh sào. Mỗi nhánh tinh sào của cá đực trê phi cỡ 0,5 kg đủ để gieo tinh cho 1 lít
trứng.

8


Trứng đã thụ tinh được dùng lông gà rải thật đều và nhanh tay lên các vỉ lưới
(đóng bằng khung gỗ, có căng lưới vèo cho thật phẳng) đã được nhấn chìm trong các
bể ấp diện tích từ 1 – 2 m2, mực nước trong bể sâu khoảng 20 – 30 cm.
Trứng nở sau 22 – 26 giờ ấp ở nhiệt độ bình thường (28 – 300C). Cá bột mới nở sẽ
chui qua lỗ lưới rớt xuống đáy bể. Bể ấp phải được sục khí và cho nước chảy vào, ra
liên tục. Sau 3 – 4 giờ kể từ khi cá bắt đầu nở phải lấy vỉ lưới ra khỏi bể để tránh
trường hợp trứng ung trên vỉ bị phân huỷ làm thối nước sẽ dẫn đến cá bị ngộp và chết.
2.4

Tìm Hiểu Về Bệnh Do Vi Khuẩn Aeromonas Gây Ra Trên Cá

2.4.1 Một vài nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn Aeromonas gây ra trên cá trê
Theo Thune (1992; trích dẫn bởi Cao Thị Mỹ Hương, 1997) cho biết bệnh trên
cá trê thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, vi khuẩn Aeromonas
thường gây ra bệnh nhiễm trùng máu hay lở loét trên cá trê. Nguyên nhân cá bị bệnh là
do kết quả của sự mất cân bằng giữa vật chủ, mầm bệnh và môi trường.
Theo Snieszko (1957; trích dẫn bởi Cao Thị Mỹ Hương, 1997) đã phân lập
được giống vi khuẩn Aeromonas gây bệnh trên cá trê làm 3 loài khác nhau đó là A.

hydrophyla, A. punctata và A. liquefactiens. Đến năm 1974, Schuber đã phân lập được
loài A. hydrophyla thành 2 dòng A. hydrophyla hydrophyla và A. hydrophyla
anaerogens, phân lập A. punctata thành 2 dòng là A. punctata punctata và A. punctata
caviae. Cũng tác giả Schuber đã xác định được rằng trên cá trê thường có hai loài A.
sobria và A. hydrophyla gây bệnh.
Tonguthai và ctv (1993; trích dẫn bởi Cao Thị Mỹ Hương, 1997) đã xác định
tác nhân gây bệnh trên cá trê là do chất lượng cá bột kém, kỹ thuật ương không đúng
và sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Aeromonas,
Pseudomonas và Vibrio thường làm cá bị phù, bụng trướng, màu nhạt và xuất huyết
nhiều tổ chức.

9


2.4.2 Đặc điểm vi khuẩn Aeromonas gây bệnh trên cá
Vi khuẩn Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae, bộ Aeromonadales, lớp
Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Trong giống Aeromonas lại được chia
thành 2 nhóm.
Nhóm 1: vi khuẩn Aeromonas không di động (A. salmonicida) thường gây bệnh
ở cá nước lạnh. Nhóm A. salmonicida khá phức tạp trong việc định danh. Các kết quả
phân lập đã đặt tên cho nhóm này là Bacillus, Bacterium, Aerobacter.
Nhóm 2: gồm những vi khuẩn Aeromonas di động rất phổ biến trong hệ sinh
thái thủy sinh vật và là mầm bệnh không chỉ xảy ra ở động vật máu lạnh mà còn xảy ra
ở cả động vật máu nóng và con người (Fraire, 1978; Salton, 1973; trích bởi Valarie
Inglis và ctv, 1993).
Cho đến nay việc mô tả và định danh nhóm này được dựa trên các phản ứng
sinh hóa và điều kiện phát sinh bệnh. Việc định danh đến giống vi khuẩn tương đối
đơn giản. Tuy nhiên, ở mức độ loài thì còn một số vấn đề chưa rõ ràng. Theo Schubert
(1974; trích bởi Valarie Inglis và ctv, 1993) mô tả được năm loài phụ của nhóm
Aeromonas di động. Trong đó có 3 loài phụ thuộc loài A. hydrophyla và hai loài phụ

thuộc nhóm A. punctata.
Đến năm 1976, Dopoff và Veron đã công bố rằng vi khuẩn Aeromonas di động
được chia thành 3 nhóm A. hydrophyla, A. caviae, A. sobria. Đặc tính chung của cả 3
loài vi khuẩn này là di động nhờ vào một tiên mao. Vi khuẩn gram âm, dạng hình que
ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,5 x 1,0 – 1,5 µm. Vi khuẩn yếm khí tùy nghi,
Cytochrom oxidase dương tính, khử nitrate, không mẫn cảm với thuốc thử Vibriostat
0/129,… Tỷ lệ Guanin + Cytozin trong AND là 57 – 63 mol%.

10


Hình 2.3: Vi khuẩn Aeromonas hydrophyla có một tiên mao (ảnh dưới kính hiển vi
điện tử; Bùi Quang Tề, 1998)
Tuy nhiên, 3 loài vi khuẩn di động trên cũng có những đặc điểm khác nhau.
(Bảng 2.2). Các vi khuẩn Aeromonas di động đều được phân lập từ cá nước ngọt
nhiễm bệnh, thường gặp nhất là A. hydrophyla (Dopoff và Veron, 1976; trích bởi Bùi
Quang Tề, 2006).
Bảng 2.2: Đặc điểm khác nhau giữa các vi khuẩn Aeromonas di động (Bùi Quang Tề,
2006)
Đặc điểm

A. hydrophyla

A. caviae

A. sobria

Di động

+


+

+

Thủy phân ascculin

+

+

-

Phát triển trong nước KCN

+

+

-

Sử dụng: L. histidine

+

+

-

L. arginine


+

+

-

L. arabinose

+

+

-

Lên men Salixin

+

+

-

Voges proskauer

+

-

+


Sinh H2S từ glucose

+

-

+

Sinh H2S từ cysteine

+

-

+

11


2.4.3 Dấu hiệu bệnh lý của cá do vi khuẩn Aeromonas gây ra
Vi khuẩn Aeromonas chủ yếu gây ra bệnh nhiễm trùng máu trên cá, loài gây
bệnh thường gặp là A. hydrophyla và A. sobria. Có nhiều dạng bệnh với các triệu
chứng khác nhau được gây ra bởi Aeromonas nhưng nhìn chung chúng có các triệu
chứng như: có sự xuất hiện các đốm màu đỏ trên thân cá, các gốc vây, quanh miệng,
có hiện tượng xuất huyết. Râu có thể xuất huyết hoặc bạc trắng. Các đốm đỏ trở thành
các vết loét và ăn sâu vào trong cơ. Các vây bị rách nát và dần dần bị cụt đi. Xoang
bụng và các cơ quan nội tạng cũng bị xuất huyết như mô mỡ ở cá basa, hoặc dạ dày,
bóng hơi hay tuyến sinh dục. Thủy tinh thể của mắt cá bị đục và lồi ra ngoài. Xoang
bụng tiết nhiều dịch nhầy và có mùi hôi. Túi mật sưng to, gan đổi thành màu xanh tái

(Trần Trọng Chơn, 2007).
Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá
thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. Cá bệnh thường có mắt
lồi, đục, hậu môn viêm và xuất huyết. Khi giải phẫu nội tạng thấy chứa nhiều dịch
nhầy có mùi hôi. Đối với cá trê khi bị bệnh thường có hiện tượng tách đàn, treo râu,
đầu hướng lên trên vuông góc với mặt nước sau đó chìm dần và chết.
Ở Việt Nam, các loài cá nuôi lồng, bè và ao nuôi nước ngọt thường gặp bệnh do
vi khuẩn Aeromonas gây ra như cá trắm cỏ, cá chép, cá trê, cá basa, cá bống tượng ….
Bệnh xuất hiện gần như quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu
ở miền Bắc, đối với miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa. Tỷ lệ tử vong do vi
khuẩn Aeromonas gây ra trên cá thường từ 30 – 70%, riêng ở cá giống bệnh có thể gây
chết 100% (Bùi Quang Tề, 2006).

12


Hình 2.4: Một số dấu hiệu bệnh ở cá do Aeromonas gây ra. A – Cá trắm cỏ bị bệnh
đốm đỏ do Aeromonas hydrophyla, có các đốm đỏ, vẩy rụng, gốc vây xuất huyết. B –
Cá tra bị bện xuất huyết trên vây. C – cá he bị bệnh xuất huyết trên các vây. D – Cá rô
phi bị bệnh viêm ruột. E – Cá trắm cỏ giải phẫu thấy mang xuất huyết dính bùn, cơ
quan nội tạng xuất huyết. F – Cá basa bị xuất huyết do vi khuẩn các cơ quan nội tạng
bị xuất huyết. G – Cá rô phi bị bệnh viêm ruột do vi khuẩn, bụng trướng to, hậu môn
sưng loét đỏ, ruột xuất huyết chứa đầy hơi. H – Cá nheo bị viêm ruột do vi khuẩn (ảnh
Bùi Quang Tề, 2006).
13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1


Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện

3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện và hoàn thành từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 7 năm
2010.
3.1.2 Địa điểm thực hiện đề tài
Cá bố mẹ sau khi được thu từ tự nhiên và tuyển chọn từ các hộ nuôi tại Phú
Quốc sẽ được chuyển về nuôi vỗ tại các trại sản xuất giống tại tỉnh Kiên Giang và tại
Trại thực nghiệm thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Các thí
nghiệm tìm hiểu khả năng sinh sản nhân tạo của cá được thực hiện tại Trại thực
nghiệm thủy sản – Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và tại các trại sản xuất giống
ở tỉnh Kiên Giang.
Quá trình ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý, phân lập vi khuẩn gây bệnh và thực
nghiệm gây cảm nhiễm ngược trên cá được thực hiện tại phòng thí nghiệm bệnh học
thủy sản của Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đối với các mẫu mô tuyến sinh dục chúng tôi thực hiện cắt lát và cố định lên
lame, làm tiêu bản tế bào học tại phòng tế bào thuộc bệnh viện Từ Dũ – Thành phố Hồ
Chí Minh.

14


×