Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy mô chính phủ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ THỦY

ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG ĐẾN QUY MÔ CHÍNH PHỦ TẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ THỦY

ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG ĐẾN QUY MÔ CHÍNH PHỦ TẠI
VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ QUANG CƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu
sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan. Tất cả những bài tham khảo đều được trích dẫn và tham
chiếu đầy đủ.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chương 1. Tổng quan ..................................................................................................1
1.1

Lý do chọn đề tài: ..........................................................................................1

1.2

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.....................................................................3

1.3

Đối tượng/phạm vi nghiên cứu. .....................................................................3


1.4

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................3

1.5

Bố cục của bài nghiên cứu .............................................................................4

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích ..........................................................6
2.1 Tổng quan về lý thuyết:.....................................................................................6
2.1.1 Lý thuyết định hướng về phía người dân: ..........................................................6
2.1.2 Lý thuyết dựa trên chính phủ: ............................................................................7
2.2 Các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài ...............................................10
Kết luận chương 2 .................................................................................................13
Chương 3: Thực trạng về thuế giá trị gia tăng và quy mô chính phủ tại Việt Nam..15
3.1 Thuế giá trị gia tăng ........................................................................................15
3.2 Quy mô chính phủ ...........................................................................................21
Kết luận chương 3: ................................................................................................25
Chương 4 Dữ liệu, Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu .......................27
4.1 Dữ liệu và các biến ..........................................................................................27
4.1.1 Giải thích các biến cho mô hình.......................................................................27
4.1.2 Dữ liệu. ...........................................................................................................27


4.2 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................28
4.3 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................29
4.4 Kết quả nghiên cứu..........................................................................................31
4.4.1 Kiểm định tính dừng ........................................................................................31
4.4.2 Kiểm định đường bao (Bound test) ..................................................................33

4.4.3 Ước lượng các hệ số dài hạn của mô hình .......................................................34
4.4.4 Ước lượng các hệ số ngắn hạn của mô hình ....................................................36
4.4.5 Kiểm định mô hình...........................................................................................39
4.4.5.1 Kiểm định tự tương quan bậc 1 ...................................................................39
4.4.5.2 Kiểm định tự tương quan bậc cao................................................................40
4.4.5.3 Kiểm định phương sai thay đổi ...................................................................41
4.4.5.4 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................42
4.4.5.5 Kiểm định tính ổn định phần dư .................................................................44
Kết luận chương 4 .................................................................................................46
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. ........................................................................47
5.1 Kết luận ...........................................................................................................47
5.2 Khuyến nghị ....................................................................................................48
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................50
Kết luận chương 5: ................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

Từ gốc tiếng Anh

ARDL

Mô hình tự hồi quy và phân AutoRegressive Distributed
phối trễ

Lag

ECM

Mô hình hiệu chỉnh sai số

Error Correction Model

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

Gross Domestic Product

GTGT

Giá trị gia tăng

Value added

NSNN

Ngân sách nhà nước

Goverment Budget


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1 Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình: ...........................................27
Bảng 4. 2 : Mô tả thống kê dữ liệu. ...........................................................................28

Bảng 4. 3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................32
Bảng 4. 4 Kết quả kiểm định đường bao...................................................................34
Bảng 4. 5 Kết quả tác động dài hạn ..........................................................................35
Bảng 4. 6 Kết quả tác động ngắn hạn mô hình 1 ......................................................36
Bảng 4. 7 Kết quả tác động ngắn hạn mô hình 2 ......................................................37
Bảng 4. 8 Kết quả tác động ngắn hạn mô hình 3 ......................................................38
Bảng 4. 9 Kiểm định tự tương quan bậc 1 ................................................................40
Bảng 4. 10 Kiểm định tự tương quan bậc cao ...........................................................41
Bảng 4. 11 Kiểm định phương sai thay đổi...............................................................42
Bảng 4. 12 Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................43
DANH MỤC HÌNH
Hình 3. 1 Tỷ trọng (%) tổng thu NSNN theo loại khoản thu, 2005-2016 ................16
Hình 3. 2 Thuế trực thu ở Việt Nam, 2005-2016 ......................................................17
Hình 3. 3 Thuế gián thu tại Việt Nam, 2005-2016 ...................................................18
Hình 3. 4 Tỷ trọng(%) các loại thuế tiêu biểu trong tổng thu thuế, 2005-2016 ........19
Hình 3. 5 Tỷ trọng (%) thuế VAT trong tổng thu ngân sách, 2005-2016 .................20
Hình 3. 6 Tỷ trọng tổng chi NSNN (%GDP), 2005-2016.........................................24
Hình 3. 7 Cơ cấu chi thường xuyên(%) của tổng chi NSNN, 2005 -2016 ...............25
Hình 4. 1 Tổng tích lũy phần dư và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư mô hình
1................................................................................................................................44
Hình 4. 2 Tổng tích lũy phần dư và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư mô hình 2
...................................................................................................................................45
Hình 4. 3 Tổng tích lũy phần dư và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư mô hình 3
...................................................................................................................................45


1

Chương 1. Tổng quan
Lý do chọn đề tài:

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội,
môi trường và an ninh quốc gia. Chính sách tài khóa là các biện pháp can thiệp của
chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu
của nền kinh tế. Đây là một công cụ kinh tế quan trọng mà chính phủ của bất kỳ
quốc gia nào cũng sử dụng để gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Để thực thi chính sách tài khóa thì chính phủ sẽ cần phải sử dụng các công cụ của
nó. Các công cụ của chính sách tài khóa bao gồm chính sách thuế, chi tiêu công và
công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách (nợ công). Chi tiêu công (chi tiêu mua sắm
hàng hóa, dịch vụ của chính phủ), bao gồm hai thành phần chính là chi tiêu thường
xuyên (chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp xã hội như chi
giáo dục đào tạo, chi y tế,…) và chi đầu tư phát triển (chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội). Thông qua chi tiêu công, chính phủ thực hiện vai trò điều tiết
nền kinh tế bằng cách cung cấp những hàng hóa, dịch vụ công mà khu vực tư không
cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả. Với cơ chế này, chính phủ thực hiện vai
trò tái phân phối thu nhập, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, đảm
bảo ổn định, tăng trưởng kinh tế và tạo sự công bằng xã hội. Bên cạnh đó, hai công
cụ còn lại được xem như là công cụ để tài trợ cho chi tiêu công. Trong đó, thuế là
nguồn tài trợ chính cho ngân sách nhà nước do đây là khoản thu có tính bắt buộc và
không phải hoàn trả trong tương lai như nợ công. Và trong cơ cấu thuế, thuế giá trị
gia tăng chiếm phần lớn trong tỷ trọng doanh thu từ thuế.
Có nguồn gốc từ thuế doanh thu và được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ ngày
01/01/1999, qua gần 20 năm, thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã phát huy được vai trò
là loại thuế có số thu đóng góp vào Ngân sách nhà nước nhiều nhất, đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay, thuế GTGT càng phát huy vai trò là loại thuế gián thu đóng vai
trò quan trọng do tỷ lệ đóng góp của thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà
nước có xu hướng giảm. Ngoài ra, thuế GTGT được nộp vào ngân sách kịp thời nên
tạo nguồn thu đều đặn cho nhà nước trong bối cảnh tình hình ngân sách của Việt


2


Nam mất cân đối thu chi kéo dài và khả năng cải thiện thấp. Theo số liệu thống kê,
tại Việt Nam thuế giá trị gia tăng chiếm khoảng 1/3 tổng số thu thuế và trên dưới
25% tổng số thu ngân sách nhà nước. Qua đó, có thể thấy được thuế giá trị gia tăng
có mức độ ảnh hưởng lớn đối với ngân sách nhà nước. Điều đó chứng tỏ thuế giá trị
gia tăng đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, dự thảo của Bộ Tài chính về sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng được
đưa ra thảo luận đang đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 11% từ ngày
01/01/2019, từ ngày 01/01/2020 tăng từ 11% lên mức 12% nhằm cơ cấu nguồn thu
ngân sách theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu để bù đắp nguồn thu
do giảm thuế thu nhập, chuyển sang tăng thuế tiêu dùng, đồng thời giảm thâm hụt
ngân sách, giúp tăng nguồn vốn phục vụ cho các mục tiêu an sinh xã hội và đầu tư
của chính phủ. Điều này dẫn đến tỷ trọng thuế giá trị gia tăng trong tổng thu ngân
sách sẽ tăng lên. Vậy vấn đề đặt ra là việc tăng thuế giá trị gia tăng có tác động như
thế nào đến cơ cấu chi ngân sách, việc tăng thuế ảnh hưởng như thế nào đến quy mô
chi thường xuyên và quy mô chí đầu tư phát triển của chính phủ. Do đó, việc nghiên
cứu mối quan hệ giữa thuế giá trị gia tăng đến quy mô của chính phủ là vô cùng cần
thiết.
Hiện nay, việc xác định ảnh hưởng của nguồn thu, cụ thể ở đây là thuế giá trị gia
tăng đến quy mô của chính phủ thông qua đo lường tỷ lệ chi thường xuyên và chi
đầu tư phát triển trên GDP đã được các nhà nghiên cứu quan tâm đến. Tuy nhiên,
hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ này. Dựa trên phương pháp
nghiên cứu của Mohammad Alizadeh & Masoume Motallabi (2016), chúng tôi
muốn tiến hành nghiên cứu kiểm nghiệm kết quả mô hình dựa trên số liệu thực
nghiệm của Việt Nam để bổ sung thêm khoảng trống nghiên cứu này.
Trên cơ sở nghiên cứu chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm cho các học giả về mối
tương quan giữa thuế giá trị gia tăng và quy mô chính phủ. Từ đó, có thể giúp các
nhà hoạch định chính sách phù hợp để phát triển kinh tế.



3

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của thuế giá trị gia tăng đến quy
mô chính phủ tại Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2016.
Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu hướng đến giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, có mối quan hệ dài hạn giữa thuế giá trị gia tăng và quy mô chính
phủ hay không?
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng ảnh hưởng như thế nào đến quy mô chi thường
xuyên của chính phủ?
Thứ ba, thuế giá trị gia tăng ảnh hưởng như thế nào đến quy mô chi đầu tư
phát triển của chính phủ?
Đối tượng/phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn thu thuế giá trị gia tăng và quy mô của
chính phủ. Cụ thể hơn là xem xét ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy mô
chính phủ qua chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là dữ liệu theo quý của Việt Nam từ năm 2005 đến
năm 2016, các dữ liệu lấy từ Bộ Tài chính Việt Nam.
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
1.1.1 Dữ liệu
Các dữ liệu được thu thập từ thực tế theo quý (từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm
2016) ở Việt Nam cho 4 biến: thuế giá trị gia tăng, quy mô chính phủ được tính
bằng tỷ số chi thường xuyên chi và chi đầu tư phát triển cho tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), quy mô chi thường xuyên được tính bằng tỷ số chi thường xuyên chi
cho GDP, quy mô chi đầu tư phát triển được tính bằng tỷ số chi và chi đầu tư phát
triển cho GDP. Tất cả các biến được sử dụng trong logarit.
1.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu tác động của thuế giá trị gia tăng đến quy mô chính phủ, tác giả sử
dụng phương pháp phân tích định lượng tiếp cận mô hình tự hồi quy phân phối trễ



4

(ARDL: Autoregressive Distributed Lag). Mô hình kỹ thuật được xác định là ảnh
hưởng của thuế giá trị gia tăng lên quy mô của chính phủ, gồm tỷ lệ chi tiêu thường
xuyên của chính phủ trên GDP và tỷ lệ chi tiêu đầu tư phát triển của chính phủ trên
GDP. Trình tự tiến hành phân tích ARDL như sau:
Thứ nhất, kiểm định nghiệm đơn vị ADF để kiểm tra xem các biến số kinh tế
có dừng hay không.
Thứ hai, chạy mô hình ARDL với các độ trễ đã được xác định bằng chỉ tiêu
AIC để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình thông qua thống
kê F bằng cách áp dụng kiểm định Bound.
Thứ ba, ước lượng tác động dài hạn giữa các biến của mô hình ARDL.
Thứ tư, ước lượng tác động ngắn hạn của các biến bởi mô hình hiệu chỉnh sai
số (ECM).
Cuối cùng, sử dụng các kiểm định để kiểm tra tính ổn định cũng như phù hợp
của mô hình.
Các kết quả thống kê và hồi quy được thực hiện với sự h trợ của phần mềm
Stata 12.0.
1.5 Bố cục của bài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài
Chương này trình bày tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu và các câu hỏi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và giới thiệu bố cục bài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Chương này trình bày các lý thuyết về quan điểm quy mô của chính phủ. Bên cạnh
đó, chương này cũng cung cấp những thông tin về những nghiên cứu với những
cách tiếp cận khác nhau của các tác giả đối với cùng một chủ đề. Đây là cơ sở lý
luận quan trọng trong việc tiến hành thực hiện đề tài này tại Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng về thuế giá trị gia tăng và quy mô chính phủ tại Việt Nam
Chương này trình bày tình hình thu và chi ngân sách của Việt Nam giai đoạn từ năm



5

2005 đến năm 2016. Trong đó tập trung phân tích vai trò của thuế giá trị gia tăng,
cơ cấu thu ngân sách nhà nước, cơ cấu chi ngân sách bao gồm thường xuyên và chi
đầu tư phát triển trong tỷ trọng với GDP.
Chương 4: Dữ liệu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày chi tiết nguồn gốc của dữ liệu và cơ sở để xây dựng mô hình
nghiên cứu, nêu rõ các biến số được sử dụng trong bài nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu để phân tích ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy mô chính phủ
qua chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở Việt Nam bằng cách áp dụng
phương pháp ARDL.
Phần cuối của chương, trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu cũng như một số thảo
luận từ các kết quả thu được.
Chương 5: Kết luận
Chương này tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu của đề tài, rút ra kết luận, các hạn
chế của bài nghiên cứu và mở rộng hướng nghiên cứu trong tương lai.


6

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
2.1 Tổng quan về lý thuyết:
2.1.1 Lý thuyết định hướng về phía người dân:
Lý thuyết này dựa trên quan điểm cho rằng quy mô của chính phủ dựa trên nhu cầu
của người dân.
Một trong những lý thuyết về sự phát triển của chính phủ lâu đời nhất là lý thuyết
Wagner. Dựa trên số liệu chi tiêu của một vài nước phát triển, ông đưa ra quan điểm
rằng khu vực công ngày càng có đóng góp to lớn vào GDP. Đầu tiên ông nhận thấy

kinh tế muốn phát triển đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải phát triển phù hợp theo, bao gồm
các mối quan hệ xã hội, thương mại, pháp lý trong nền kinh tế đó. Thứ hai, muốn xã
hội phát triển thì hỏi phải có sự gia tăng chi tiêu của chính phủ để thiết lập và tổ
chức giải quyết các mối quan hệ phức tạp nảy sinh khi kinh tế phát triển. Thứ ba,
hàng hóa công có sự hấp dẫn về doanh thu cao. Cuối cùng, ông đưa ra kết luận rằng
khu vực công sẽ trở nên lớn mạnh hơn một khi mức sống người dân được nâng lên,
khi mà kinh tế và xã hội đều phát triển. Theo đạo luật Wagner, khu vực nhà nước có
khuynh hướng mở rộng nhanh hơn sự phát triển của nền kinh tế, hay nói cách khác,
sự tăng trưởng của khu vực nhà nước có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ chi tiêu
công trên GDP. (Wagner, 1991). Mặc dù lý thuyết Wagner giải thích sự phát triển
của chính phủ một cách đúng đắn, nhưng nó vẫn còn mặt hạn chế là chỉ đơn thuần
dựa vào độ lớn của nhu cầu mà bỏ qua khía cạnh của nguồn cung.
Chính phủ với tư cách như một yếu tố phân phối công bằng: theo như vài lý thuyết,
chính phủ chỉ chủ yếu tập trung vào việc phân phối tài sản và thu nhập một cách
công bằng. Những lý thuyết này nói rằng số đông ưa thích đánh thuế cao cho những
cá nhân thu nhập cao và chuyển trả cho những cá nhân thu nhập thấp. Vì những
công dân có thu nhập trung bình và thu nhập thấp chiếm phần lớn trong xã hội nên
việc đáp ứng được nhu cầu của số đông đòi hỏi sự phát triển của chính phủ. Vì thế,
một mặt với mức thuế cao hơn, mặt khác sự gia tăng chi tiêu công gây ra sự giảm
sút của sản xuất trong nước và gia tăng tỉ lệ chi tiêu của chính phủ cho sản xuất mà


7

m i tỉ lệ đó phản ánh sự phát triển của chính phủ. Hai nhà lý thuyết nổi tiếng trong
lý luận này là Meltzer và Richard (1983).
Theo Meltzer và Richard (1983), thước đo về quy mô của Chính phủ được đo lường
qua là tỷ lệ thu nhập được phân phối lại bởi chính phủ, bao gồm tiền mặt và dịch
vụ. Khác với các lý thuyết trước, Meltzer và Richard cho rằng người dân không bị
"ảo tưởng về ngân sách". Người dân biết Chính phủ phải sử dụng nguồn lực để chi

trả cho tái phân phối. Thêm nữa, tác giả tập trung vào nhu cầu phân phối lại và bỏ
qua các hàng hoá công cộng do Chính phủ cung cấp (Peltzman 1979). Cuối cùng,
cùng xu hướng với kết luận của Tocqueville (1835, 1965), tác giả đo lường quy mô
của chính phủ bằng thuế và chi tiêu, với hai yếu tố: sự mở rộng của nhượng quyền
thương mại và sự phân phối thu nhập. (Trương Hoàng Phúc (2017)).
Meltzer cho rằng quy mô của chính phủ chịu tác động của thu nhập của tầng lớp
trung bình với thu nhập của đại cử tri. Với quyền bầu cử phổ thông và đa số, đại cử
tri nắm yếu tố quyết định như Roberts (1977) đã đề cập trong tác phẩm nổi tiếng
của Hotelling (1929) và Downs (1957).
Các nghiên cứu về phân phối thu nhập cho thấy sự phân phối bị lệch. Những cử tri
có thu nhập thấp hơn thu nhập trung bình sẽ ủng hộ việc tái phân phối lại thu nhập
qua một thuế suất cao hơn, nhằm để đảm bảo cân bằng và làm tăng chi tiêu cho khu
vực công.
2.1.2 Lý thuyết dựa trên chính phủ:
Lý thuyết này tập trung vào sự ưa thích của chính phủ hơn là của người dân.”
Lý thuyết ảo tưởng tài chính (lý thuyết lựa chọn công): theo như lý thuyết ảo tưởng
tài chính thì tại những quốc gia không có hệ thống thuế chuẩn mực, trong sạch và
thiếu những chủ trương đúng đắn để tìm nguồn tài trợ cho những dịch vụ công thì
các nhà cầm quyền lừa bịp người dân về quy mô của chính phủ. Theo đó, chính phủ
thực ra có quy mô rất lớn nhưng những nhà cầm quyền lại làm như nó rất bé. Vì
vậy, theo lý thuyết này chi tiêu thực của chính phủ bị giấu diếm bởi các nhà cầm
quyền nhằm tạo thêm lý do và cơ hội cho sự phát triển của khu vực công. Một cách


8

để giả vờ nữa là thuế gián tiếp và những nguồn thu từ tài nguyên như dầu thô,
khoáng sản. Theo lý thuyết ảo tưởng tài chính, người dân đo lường quy mô của
chính phủ thông qua số thuế phải trả. Do đó, việc đóng thuế của người dân càng ít
rõ ràng thì càng có khả năng được áp dụng bởi chính phủ. Vì vậy, người ta cho rằng

chính phủ với sự gia tăng tối đa quy mô khu vực công sẽ là chính phủ ngày càng
dựa vào thuế gián thu và sự đóng góp của bảo hiểm xã hội.
Lý thuyết lựa chọn công cộng là một ngành kinh tế phát triển từ nghiên cứu về thuế
và chi tiêu công. James Buchaman (1967) được xem là người tiên phong trong lý
thuyết này là người đã xây dựng khái niệm ảo tưởng tài chính trong quy mô chính
phủ. Trong khi có nhiều nhà kinh tế đã đưa ra quan điểm ủng hộ “bàn tay hữu
hình”, cho rằng cách để kìm hãm “thất bại trên thị trường” như độc quyền là nâng
cao vai trò của chính phủ thì ở một quan điểm khác, các nhà kinh tế về lựa chọn
công chỉ ra rằng cũng có “thất bại của chính phủ”. Điều đó lý giải tại sao, nhiều khi
sự can thiệp của chính phủ không mang lại những hiệu quả như kỳ vọng. James
Buchanan đã tập trung vào cấu trúc chính phủ để phân tích sự thất bại trên góc độ
con người kinh tế. Theo đó, các chính trị gia thể hiện hành vi con người kinh tế khi
bảo vệ lợi ích kinh tế, lợi ích nhóm của họ hơn là lợi ích vì lý tưởng chính trị bằng
cách tác động vào các chính sách, ban hành các đạo luật.
Phân tích sự lựa chọn công, các nhà kinh tế sử dụng cùng nguyên tắc mà sử dụng để
phân tích hành động của con người trên thị trường và áp dụng chúng vào hành động
của con người trong việc ra quyết định tập thể. Các nhà kinh tế học nghiên cứu
hành vi trên thị trường tư nhân cho rằng con người, dù thuộc tầng lớp nào của xã
hội, thuộc thành phần kinh tế nào từ người giàu, người nghèo, người lao động hay
người sử dụng lao động, nhà sản xuất hay người tiêu dùng đều tập trung vào lợi của
bản thân họ trước. Các nhà kinh tế học về sự lựa chọn công cũng đưa ra giả thuyết
tương tự - mặc dù những người hoạt động chính trị có một số mối quan tâm và suy
nghĩ cho lợi ích chung của mọi người, tuy nhiên, động cơ chính của họ, dù là cử tri,
chính trị gia, vận động hành lang, hay quan chức, đều là lợi ích cá nhân. Mặc dù các
nhà lập pháp dự kiến sẽ theo đuổi “lợi ích công cộng”, tuy nhiên họ đưa ra các công


9

cụ, chính sách đều dựa trên việc quyết định sử dụng các nguồn lực bên ngoài như

thế nào chứ không phải là của riêng họ. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là các chính trị gia có
rất ít các động cơ để quản lý tốt nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng, từ
đó dẫn đến đầu tư công không hiệu quả. Điều này có thể thấy rõ thông qua việc các
nhà lập pháp sử dụng nguồn vốn từ thuế để theo đuổi lợi ích công cộng. Trong
trường hợp này, các nhà lập pháp có quyền lựa chọn các quyết định không ngoan để
sử dụng tiền thuế hiệu quả. Tuy nhiên, các quyết định hiệu quả không mang lại
nhiều lợi ích cho chính họ mà người hưởng lợi ở đây là công dân.
Ngoài các chính trị gia, lý thuyết lựa chọn công còn phân tích vai trò của các quan
chức trong chính phủ. Những đặc quyền của họ giải thích tại sao nhiều cơ quan
quản lý dường như bị "bắt" bởi các quyền lợi đặc biệt. (Lý thuyết "bắt" được giới
thiệu bởi George Stigler, một người đoạt giải Nobel, người không làm việc chủ yếu
trong lĩnh vực lựa chọn công cộng). Việc bắt giữ xảy ra vì các quan chức không có
mục đích lợi nhuận để hướng dẫn hành vi của họ. Thay vào đó, họ ở trong chính
phủ vì họ có mục đích hoặc sứ mệnh. Những người sẽ được hưởng lợi từ sứ mệnh
của những quan chức có quyền lực tìm cách gây ảnh hưởng để đạt những mục đích
nhóm, đi ngược lại với lợi ích cộng đồng. Do đó các nhóm sở thích-những người có
thể đa dạng như các nhà vận động hành lang cho các ngành công nghiệp hoặc các
nhà lãnh đạo của các nhóm môi trường trở nên quan trọng đối với họ. Những tương
quan như vậy có thể dẫn đến các quan chức đưa ra những chính sách có lợi cho một
nhóm nhỏ lợi ích, dẫn đến lợi ích chung bị tổn hại.
Các nhà kinh tế học về sự lựa chọn công cộng đã tập trung chủ yếu vào việc phân
tích thất bại của chính phủ, nhưng họ cũng đã đề xuất cách sửa vấn đề. Khi mà
quyền lực của chính quyền trung ương càng cao thì hoạt động tìm kiếm lợi ích kinh
tế qua hoạt động kiếm đặc lợi cũng lớn. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn thu thuế sẽ bị
chi phối bởi các chính trị gia cầm quyền, theo nguyện vọng cá nhân của họ hay là
do sự mua bán lá phiếu giữa các chính trị gia sẽ tạo ra bât cân xứng. Như thế việc
tạo ta một mức thuế trung ương là ko cần thiết sẽ tạo ra một “Bi kịch công” khác.
Vì sự hoài nghi về bản chất tự nhiên của chính phủ, sự lựa chọn công cộng đôi khi



10

được coi là một nhánh kinh tế bảo thủ hay tự do, trái ngược với tư tưởng ủng hộ sự
can thiệp của chính phủ như kinh tế học Keynes.
Sự xuất hiện của các nền kinh tế lựa chọn công phản ánh sự không hài lòng với giả
thuyết ngầm, do Keynesians, và nhiều người khác, rằng chính phủ có các tác động
mang tính hiệu quả để sửa chữa những thất bại của thị trường. Hơn nữa, theo quan
điểm của Buchanan “chi tiêu Chính phủ được thực hiện từ cấp địa phương thì sẽ
hiệu quả hơn”. Ông giải thích rằng chính quyền địa phương hiệu quả, chính xác hơn
do sự quan tâm giám sát của người dân đối với các khoản chi tiêu của chính quyền
nơi họ cư ngụ. Ngoài ra, họ cũng có thể sử dụng quyền “bỏ phiếu bằng chân” để
gây áp lực đến chính quyền địa phương, nhờ vậy việc chi tiêu công sẽ mang tính
hiệu quả hơn, cải thiện, nâng cao đời sống người dân.
Từ những lý thuyết được trình bày ở trên, tác giả đề xuất giả thuyết: Thuế giá trị gia
tăng có tác động cùng chiều đối với quy mô chính phủ.
2.2 Các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài
Mohammadiyan, F., Amade, H., và Shakeri, A. (2013) đã nghiên cứu dữ liệu của
103 quốc gia, sử dụng các biến cầu, cung và các biến khác để tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến quy mô chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: xét về khía cạnh cầu,
trong mối quan hệ với quy mô chính phủ thì thu nhập bình quân đầu người có ảnh
hưởng ngược chiều, bất bình đẳng và tỷ lệ đô thị hóa có ảnh cùng chiều và có ý
nghĩa quan trọng. Ở khía cạnh cung của nền kinh tế, các loại thuế gián thu có mối
quan hệ cùng chiều và ảnh hưởng đáng kể đến quy mô của chính phủ. Ngoài các
yếu tố khác ngoài cung và cầu, tỷ lệ độ tuổi của dân số, mức độ mở của nền kinh tế
và tỷ lệ về sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động, ba yếu tố này đều có
mối quan hệ cùng chiều đến quy mô chính phủ. (Trương Hoàng Phúc (2017)).
Nghiên cứu của J.A.Stockfisch (1985) về ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến
chi tiêu chính phủ tại 24 quốc gia OECD trong giai đoạn 1964-1981 đã cho thấy
những kết quả ủng hộ giả thuyết của tác giả đặt ra. Nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại
mối quan hệ tích cực giữa thuế giá trị gia tăng và chi tiêu chính phủ. Khi thuế giá trị



11

gia tăng tăng sẽ làm tăng chi tiêu chính phủ. Tác giả nhận thấy rằng kết quả bài
nghiên cứu này ủng hộ cho giả thuyết của tác giả. Nhưng hạn chế của bài nghiên
cứu này là gộp chung cả chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác vào
nhau khi xem xét tác động của thuế giá trị gia tăng đến chi tiêu chính phủ. Do đó
tác giả hi vọng việc tác riêng từng khoản chi sẽ cung cấp cái nhìn chính xác và cụ
thể, rõ ràng hơn.
Dongwon Lee, Dongil Kim và Thomas E. Borcherding (2013) nghiên cứu đề tài
“Cấu trúc thuế và quy mô chính phủ: có phải thuế giá trị gia tăng làm tăng quy mô
chính phủ?” sử dụng dữ liệu 29 quốc gia OECD trong 38 năm (1970-2007). Kết quả
bài nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu chi tiêu của chính phủ có ảnh hưởng lớn đến
cấu trúc thuế của quốc gia. Đồng thời kết quả cho thấy việc tăng thuế giá trị gia
tăng trong thế kỷ 20 nên là một sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
chi tiêu chính phủ. Nhưng ảnh hưởng giữa thuế giá trị gia tăng đến quy mô chính
phủ lại không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này đưa ra được một quan điểm vô
cùng phù hợp với thực tiễn hiện nay bởi theo xu hướng giống nhau, chính sách thuế
ở các nước hiện nay đang theo xu hướng giảm dần các khoản thuế trực thu và gia
tăng các khoản thuế gián thu, nhưng đồng thời do kết quả không có ý nghĩa thống
kê nên vẫn cần thực hiện kiểm chứng lại.
Salanié (2002) đã chỉ ra rằng, trong môi trường cân bằng một phần, sự phân chia
gánh nặng thuế sẽ phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu đối với mức giá. Nếu
lượng cầu có độ co giãn theo giá kém hơn lượng cung, gánh nặng thuế rơi chủ yếu
vào người tiêu dùng. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành các phân tích sâu hơn các tác
động của thuế, dựa trên mô hình cân bằng tổng thể đề xuất bởi Harberger (1962).
Theo đó, hai tác động của thuế được tính đến. Thứ nhất, doanh thu từ thuế phải
được Chính phủ sử dụng vào mục tiêu nào đó (ví dụ như chi tiêu công, đầu tư công
hoặc tài trợ quỹ phúc lợi) và các hoạt động này cũng ảnh hưởng ngược lại đến

người tiêu dùng và người sản xuất. Thứ hai, ngoài tác động trực tiếp lên giá cả, thuế
còn ảnh hưởng đến mức thu nhập thực và dẫn đến thay đổi hành vi tiêu dùng người
tiêu dùng và hành vi đầu tư của nhà sản xuất.


12

Có một số nghiên cứu đánh giá về tác động của cải cách thuế ở các nước trên thế
giới. Auerbach và Kotlikoff (1987) phân tích chương trình cải cách thuế dựa trên
mô phỏng tác động của sự gia tăng thuế đến mức phúc lợi người tiêu dùng trong mô
hình cân bằng tổng quát với người tiêu dùng đa dạng về độ tuổi. Tiếp đó, chủ đề về
cải cách thuế tại các nước đang phát triển được Emran và Stiglitz (2002) phân tích
dựa trên một mô hình cân bằng tổng thể có tính đến sự tồn tại của khu vực kinh tế
phi chính thức. Nhóm tác giả tập trung đánh giá cải cách thuế gián thu tại các nước
đang phát triển, dựa trên việc giảm thuế thương mại kết hợp với việc tăng thuế giá
trị gia tăng, nhằm tăng doanh thu thuế cho Chính phủ. Kết quả của mô hình cho
thấy rằng, khi khu vực kinh tế phi chính thức nằm ngoài vùng phủ của thuế, đề xuất
cải cách thuế như trên sẽ suy giảm mức phúc lợi toàn xã hội, nếu vài điều kiện về
mô hình được thoả mãn. Tuy vậy, số nghiên cứu về tác động của thuế GTGT trên
thế giới còn khiêm tốn.
Bye, Strom và Avitsland (2003) phân tích tác động của chương trình cải cách thuế
đến mức phúc lợi toàn xã hội cho nền kinh tế Na Uy. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu
số liệu có được từ sự kiện cải cách thuế năm 2001, khi việc áp dụng cùng một mức
thuế suất GTGT cho tất cả hàng hoá và dịch vụ tại Na Uy. Kết quả phân tích cho
thấy cải cách thuế dựa trên việc áp dụng thuế không đồng đều sẽ làm suy giảm mức
phúc lợi so với việc cải cách thuế dựa trên việc áp dụng thuế đồng đều cho tất cả
hàng hoá và dịch vụ.
Dadgar, Y., Nazari, R., và Seyami Araghi, I. (2013) nghiên cứu sử dụng phương
trình thuế và phương trình về cấu trúc của chính phủ ở Iran để tìm kiếm mức thuế
tối ưu và chính phủ tối ưu trong nền kinh tế khu vực công. Các tác giả xem xét hai

nhân tố tỷ lệ tiêu dùng/GDP và tỷ lệ thuế/GDP, cũng trong nghiên cứu này tác giả
xem xét thêm cấu trúc của thuế và cấu trúc của chính phủ. Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng quy mô của chính phủ tối ưu khi cả hai nhân tố là chi tiêu của chính phủ trên
GDP vượt quá mức tối ưu và nguồn thu từ thuế thì lại dưới mức tối ưu. Bên cạnh
đó, tác giả cũng tìm thấy việc quản lý yếu kém là vấn đề cốt lõi trong cấu trúc chính


13

phủ. Do đó, tác giả cho rằng việc thiết lập quy mô chính phủ tối ưu luôn phải đi
cùng với hệ thống thuế tối ưu.
Trương Hoàng Phúc (2017), nghiên cứu ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy
mô chi thường xuyên và quy mô chi đầu tư phát triển ở 3 quốc gia Áo, Chi Lê và
Dominica trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 2015. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng thuế GTGT có tác động cùng chiều đến tỷ lệ chi thường xuyên trên
GDP tại Chile và Áo, và có tác động ngược chiều đến tỷ lệ chi đầu tư phát triển tại
Chi Lê và Dominica.
Trong nghiên cứu của Mohammad Alizadeh (2016), tác giả xem xét quy mô chi
thường xuyên và chi đầu tư phát triển bị tác động như thế nào khi thuế giá trị gia
tăng thay đổi. Bài nghiên cứu thực hiện tại Iran, với dữ liệu thời gian từ năm 2008
đến năm 2014. Tác giả tìm thấy rằng, thuế giá trị gia tăng có mối quan hệ đồng biến
đến chi thường xuyên và cho kết quả nghịch biến đối với chi đầu tư phát triển cả
trong ngắn hạn và dài hạn. Phân tích sâu hơn, tác giả nhận thấy hệ số tác động của
thuế giá trị gia tăng đối với tỷ lệ chi thường xuyên ít hơn so với hệ số này ở tỷ lệ chi
đầu tư phát triển. Điều đó nói lên rằng thuế giá trị gia tăng ít chi cho giáo dục và y
tế cũng như tăng phúc lợi xã hội, giảm nghèo đói. Dựa trên kết quả của nghiên cứu,
tác giả đề xuất cần phải giảm bớt gánh nặng của thuế giá trị gia tăng bằng cách xây
dựng hệ thống thuế đa dạng, minh bạch cao hơn. Bên cạnh đó, chính phủ cần
nghiêm túc thực hiện tiến trình tư nhân hóa và đầu tư khu vực tư nhân thay vì đầu
tư khu vực công để thuế giá trị gia tăng được sử dụng tối ưu hơn cho các mục tiêu

phúc lợi như giáo dục và y tế công cộng.
Kết luận chương 2
Như vậy, chương 2 đã đề cập đến hai quan điểm về quy mô chính phủ dựa trên nhu
cầu của người dân và dựa trên nhu cầu của chính phủ. Bài nghiên cứu cũng thảo
luận các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa thuế giá trị gia tăng đối với chi
thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Trong bài nghiên cứu cũng chỉ ra sự cần thiết


14

để kiểm định các mối quan hệ này tại Việt Nam và đưa ra giả thuyết để thực hiện
kiểm định ở chương 4.


15

Chương 3: Thực trạng về thuế giá trị gia tăng và quy mô chính phủ tại Việt
Nam
3.1 Thuế giá trị gia tăng
Xét theo loại nguồn thu trong quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) của Bộ Tài
chính, nguồn thu NSNN bao gồm: thuế; thu phí, lệ phí và thu ngoài thuế; thu về vốn
(thu bán nhà ở, thu tiền sử dụng đất) và viện trợ không hoàn lại.
Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và ngân sách nhà nước, thuế giữ
một vai trò hết sức quan trọng bởi vì đây là nguồn thu chủ yếu cho NSNN. M i một
loại thuế mà nhà nước ban hành đều nhằm mục đích là tạo nguồn thu cho ngân
sách. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Nhà nước có thể ban hành các loại thuế
tùy ý. Khi định ra các loại thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế, chính phủ không
đơn giản chỉ nhằm đạt được mục đích tăng số thu ngân sách nhà nước, mà cần phải
tính toán, cân nhắc các tác động của loại thuế đó đến các yếu tố vĩ mô về tăng
trưởng kinh tế cũng như điều chỉnh thu nhập trong xã hội. Việc phải đáp ứng cả ba

yếu tố đòi hỏi trước khi ban hành một loại thuế hay điều chỉnh thuế suất, chính phủ
phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng khi ban hành bởi vì nguồn thu của thuế bắt nguồn
từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào tình hình
sản xuất kinh doanh, hành vi tiêu dùng, đầu tư của người dân. Nếu tính toán không
hợp lý, sự điều chỉnh về thuế của chính phủ sẽ gây thiệt hại cho các thành phần kinh
tế.


16

Hình 3. 1 Tỷ trọng (%) tổng thu NSNN theo loại khoản thu, 2005-2016

(Nguồn: Quyết toán NSNN các năm 2005-2015 và ước thực hiện năm 2016, lần 2,
Bộ Tài chính).
Hình 3.1 cho thấy thuế luôn là nguồn thu NSNN lớn nhất trong tổng thu ngân sách.
Mức đóng góp của các loại thuế trong khoảng thời gian 2005-2016 luôn nằm ở mức
75-80%. Đặc biệt trong năm 2011, nguồn thu từ thuế đóng góp tới 85,74% tổng thu
NSNN, sau đó thì giảm dần qua các năm một phần do thu từ thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế xuất nhập khẩu giảm. Thu từ phí, lệ phí và thu ngoài thuế sau khi
giảm tỷ trọng đóng góp từ mức 11,61% (2005) xuống còn 5,07% (2011), đã tăng tỷ
trọng đóng góp vào tổng thu ngân sách trở lại lên 16,69% (2016), lớn nhất trong các
khoản thu không phải thuế. Trong khi đó, nguồn viện trợ không hoàn lại có xu
hướng liên tục giảm, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung
bình thấp năm 2010, giảm tỷ trọng một nửa sau hơn 10 năm từ 1,59% (2005) xuống
còn 0,77% (2016).
Căn cứ vào mục đích điều tiết của nhà nước thì phân ra làm hai loại: thuế trực thu
và thuế gián thu. Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản
của người nộp thuế. Thuế trực thu ít ảnh hưởng đến giá cả thị trường nhưng có tác



17

động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế thu nhập cá nhân
hay thu nhập doanh nghiệp là các loại thuế trực thu. Trong khi đó, thuế gián thu là
thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, đánh trong tất cả các
khâu từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế gián thu không ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh mà tác động đến giá cả thị trường, sức mua của thị trường.
Các loại thuế gián thu hiện nay là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
bảo vệ môi trường… Dù là hình thức nào thì thuế trực thu và thuế gián thu đều
điều tiết vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ đóng góp của 2 loại thuế này dần có sự dịch chuyển.
Hình 3.2 cho thấy sự dịch chuyển trong tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước
và GDP của thuế trực thu. Xét tại thời điểm năm 2006, thuế trực thu chiếm tới 47%
tổng số thu thuế thì con số này đã giảm xuống còn 34,9% vào năm 2016.
Thu ngân sách từ thuế trực thu chỉ còn chiếm gần 6,3% GDP vào năm 2016, so với
mức đỉnh gần 10,5% GDP của năm 2006, dù con số tuyệt đối đã tăng lên hơn gấp
đôi. Trong khi đó, thuế gián thu lại có xu hướng ngày càng tăng.
Hình 3. 2 Thuế trực thu ở Việt Nam, 2005-2016

(Nguồn: Quyết toán NSNN các năm 2005-2015 và ước thực hiện năm 2016, lần 2,
Bộ Tài chính).


18

Tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của thuế gián thu có xu hướng tăng dần lên trong
giai đoạn 2005-2016, trong khi đó thuế trực thu có xu hướng giảm qua các năm.
Mức đóng góp vào tổng thu thuế của thuế gián thu đã tăng mạnh từ 44,5% năm
2005 lên trên 61% vào năm 2016. Tỷ lệ thuế gián thu tính trên GDP cũng tăng từ
9,3% năm 2005 lên 11,0% năm 2016. Đóng góp quan trọng cho sự gia tăng này là

sự đóng góp ngày càng quan trọng của thuế GTGT, loại thuế mang lại nguồn thu
ngân sách lớn nhất hiện nay.
Hình 3. 3 Thuế gián thu tại Việt Nam, 2005-2016

(Nguồn: Quyết toán NSNN các năm 2005-2015 và ước thực hiện năm 2016, lần 2,
Bộ Tài chính).
Thuế GTGT là loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo đó thuế GTGT
không tính thuế trên doanh thu từ việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ mà là phần
giá trị tăng thêm của hàng hoá hay dịch vụ. Giá trị tăng thêm được xác định theo
nguyên lý chung là bằng giá trị sản phẩm đầu ra (giá bán/doanh thu) trừ giá trị sản
phẩm đầu vào (giá mua/chi phí). Các quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng là
những mắt xích gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Đây là loại thuế thu theo phân đoạn
chia nhỏ, bắt đầu từ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá hoặc dịch vụ đến khâu


×